Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống táo ta (ziziphus mauritiana lam ) và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đối với giống táo 05 trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.56 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

ĐỖ THỊ THU HẰNG

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG TÁO TA (ZIZIPHUS MAURITIANA LAM.)
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI
VỚI GIỐNG TÁO 05 TRỒNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:
Tuấn

TS. Trần Anh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS.Trần Anh Tuấn – Bộ môn Sinh lý thực vật và ThS. Nguyễn Thị Thu
Hương – Viện Nghiên cứu Rau quả đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề.......................................................................................................1

1.2.

Mục đích, yêu cầu ...........................................................................................2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học................................................................................................ 2

1.3.2.
2

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Nguồn gốc xuất xứ..........................................................................................3

2.2.

Phân loại thực vật ...........................................................................................4

2.3.

Đặc điểm thực vật học.....................................................................................5

2.4.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh..........................................................................5

2.4.1.

5

Nhiệt độ ..............................................................................................................

2.4.2

Ánh sáng ............................................................................................................ 6

2.4.3

Nước................................................................................................................... 6

2.4.4
6

Đất đai và chất dinh dưỡng .................................................................................

2.5.

Tình hình sản xuất táo trong và ngoài nước .....................................................7

2.5.1.
7

Tình hình sản xuất táo trên thế giới ....................................................................

2.5.2.
7

Tình hình sản xuất táo trong nước ......................................................................


2.6.

Các nghiên cứu về táo trong và ngoài nước .....................................................8

2.6.1.
8

Nghiên cứu trên thế giới .....................................................................................

2.6.2.
13

Nghiên cứu trong nước .....................................................................................
3


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 26
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................. 26

4


3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 26

3.3.


Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 26

3.3.1.

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống táo trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội ............................................................................................. 26

3.3.2.

Xác định một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng năng suất và chất lượng
của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm - Hà Nội. ................................................... 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 26

3.4.1.

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống táo trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội ............................................................................................. 26

3.4.2.

Xác định một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng năng suất và chất lượng
của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm - Hà Nội. ................................................... 28

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 33
4.1.

Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống
táo trồng tại Gia Lâm - Hà Nội ...................................................................... 33

4.1.1.

Khả năng bật mầm sau khi đốn của các giống táo thí nghiệm .......................... 33

4.1.2.

Đặc điểm sinh trưởng của các giống táo thí nghiệm ......................................... 34

4.1.3.

Đặc điểm lá, cành của một số giống táo thí nghiệm.......................................... 34

4.1.4.

Khả năng ra hoa của một số giống táo thí nghiệm ............................................ 36

4.1.5.

Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các giống táo thí nghiệm ................................. 37

4.1.6.

Kích thước và đặc điểm quả của một số giống táo thí nghiệm.......................... 38


4.1.7.

Thành phần sinh hóa của một số giống táo thí nghiệm ..................................... 39

4.1.8.

Mức độ sâu bệnh hại của một số giống táo ....................................................... 41

4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến sinh
trưởng phát triển và năng suất chất lượng của giống táo 05 ........................... 42

4.2.1.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khả năng sinh trưởng của
giống táo 05 ...................................................................................................... 42

4.2.2.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khả năng ra hoa đậu quả của
giống táo 05 ...................................................................................................... 43

4.2.3.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu về đặc điểm
quả của giống táo 05......................................................................................... 44

4.2.4.


Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ cấp quả và năng suất của
giống táo 05. ..................................................................................................... 46

4.2.5.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thành phần sinh hóa của giống
táo 05................................................................................................................ 48

4


4.2.6.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ gây hại của sâu bệnh
của giống táo 05 ............................................................................................... 49

4.3.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng
suất của giống táo 05 làm giàn trồng tại Gia Lâm .......................................... 50

4.3.1.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng ra lộc của giống táo 05 ................ 50

4.3.2.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến kích thước lá, cành của giống táo 05
làm giàn ............................................................................................................ 51


4.3.3.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng ra hoa của giống táo 05
làm giàn ........................................................................................................ 52

4.3.4.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng ra quả và năng suất của giống
táo 05 làm giàn ................................................................................................. 53

4.3.5.

Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến đặc điểm quả của giống táo 05 làm giàn..... 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 56
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 56

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 57
Phụ lục ..................................................................................................................... 59

5



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Khả năng bật mầm sau khi đốn của các giống táo thí nghiệm .................... 33
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống táo thí nghiệm ................................... 34
Bảng 4.3. Đặc điểm lá, cành của các giống táo thí nghiệm......................................... 35
Bảng 4.4. Đặc điểm ra hoa của các giống táo thí nghiệm ........................................... 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ đậu quả, năng suất của các giống táo thí nghiệm............................... 37
Bảng 4.6. Kích thước quả và đặc điểm quả của các giống táo thí nghiệm .................. 38
Bảng 4.7. Thành phần sinh hóa của một số giống táo thí nghiệm ............................... 40
Bảng 4.8. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên các giống táo thí nghiệm ............. 41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khả năng sinh trưởng của
giống táo 05 .............................................................................................. 42
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khả năng ra hoa đậu quả
của giống táo 05 ........................................................................................ 44
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu về đặc
điểm quả của giống táo 05. ........................................................................ 45
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ cấp quả và năng suất
của giống táo 05 ....................................................................................... 46
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thành phần sinh hóa của
giống táo 05 .............................................................................................. 48
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ gây hại của sâu
bệnh của giống táo 05................................................................................ 49
Bảng 4.15. Khả năng ra lộc của giống táo 05 ở các thời vụ cắt tỉa ............................... 50
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến kích thước lá, cành của giống táo
05 làm giàn ............................................................................................... 51
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng ra hoa của giống táo 05
làm giàn .................................................................................................... 52
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng ra quả và năng suất của
giống táo 05 làm giàn ................................................................................ 53
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến đặc điểm quả của giống táo 05

làm giàn .................................................................................................... 54

6


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1.

Kích thước lá của các giống táo thí nghiệm ............................................ 35

Hình 4.2.

Năng suất của các giống táo thí nghiệm.................................................. 37

Hình 4.3.

Khối lượng quả các giống táo thí nghiệm ............................................... 38

Hình 4.4.

Kích thước quả các giống táo thí nghiệm................................................ 39

Hình 4.5.

Độ Brix quả của các giống táo thí nghiệm .............................................. 40

Hình 4.6.

Kích thước lá của giống táo 05 ở các công thức bón phân....................... 43


Hình 4.7.

Kích thước quả của giống táo 05 ở các công thức bón phân .................... 46

Hình 4.8.

Tỷ lệ cấp quả của giống táo 05 ở các công thức bón phân ....................... 47

Hình 4.9.

Độ Brix của giống táo 05 ở các công thức bón phân ............................... 48

Hình 4.10.

Số cành và số cành ra hoa của giống táo 05 ở các thời vụ cắt tỉa ............. 52

Hình 4.11.

Năng suất giống táo 05 ở các thời vụ cắt tỉa............................................ 54

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Thu Hằng
Tên Luận án: “Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống táo ta (Ziziphus
mauritiana Lam.) và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đối với giống táo 05 trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội”
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn
+ Xác định được giống táo cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều
kiện trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
+ Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng năng suất chất lượng quả
của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống táo trồng
tại Gia Lâm –Hà Nội, được bố trí tuần tự không nhắc lại với 5 công thức tương ứng với
5 giống là: táo 05, mẫu giống 11tao07, mẫu giống 11tao08, Đại táo 15, táo Đài Loan.
+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến khả năng
sinh trưởng phát triển của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội được bố trí kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) với 9 công thức CT1:500g Ure + 400g Kali Clorua, CT2:
500g Ure + 500g Kali Clorua, CT3: 500g Ure + 600g Kali Clorua; CT4: 600g Ure +
400g Kali Clorua, CT5: 600g Ure + 500g Kali Clorua, CT6: 600g Ure + 600g Kali
Clorua, CT7: 700g Ure + 400g Kali Clorua, CT8: 700g Ure + 500g Kali Clorua, CT9:
700g Ure + 600g Kali Clorua.
+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên (CRD) với 4 công thức: CT1: cắt tỉa ngày 15/6, CT2: cắt tỉa ngày 15/7, CT3: cắt
tỉa ngày 15/8, CT4: cắt tỉa ngày 15/9.
Các kết quả, phát hiện chính và kết luận
+ Các giống táo thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng từ trung bình đến tốt.
Trong các giống táo thí nghiệm thì giống táo 05 có khả năng sinh trưởng tốt hơn các
giống táo 11Tao07, 11Tao08, Đại táo 15 và Đài loan như: có kích thước lá lớn nhất
(chiều dài lá đạt 10,79cm và chiều rộng lá đạt 7,53cm); Khối lượng quả cao nhất đạt
97,54g; Năng suất (cây 4 năm tuổi) cao nhất đạt 68,5kg/cây. Đặc biệt, giống táo 05 có

thời gian thu hoạch muộn và khối lượng quả cao hơn các các giống táo khác.

8


+ Với các mức phân bón khác nhau, khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất
của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội là khác nhau, trong đó: Bón phân ở mức
CT9: 322gN + 360g K2O (700g ure + 600g kaliclorua) cho mỗi gốc, cây táo sinh
trưởng phát triển mạnh nhất: chiều cao cây đạt 2,34m, đường kính tán 2,45m, đường
kính gốc 5,7cm, chiều dài lá 10,53cm, chiều rộng lá 8,54cm. Bón phân ở mức CT6:
276gN + 360gK2O (600g ure + 600g kaliclorua) cho mỗi cây/1 năm cho hiệu quả cao
nhất, cây táo cho năng suất cá thể đạt cao nhất 19,2kg/cây, khối lượng quả đạt
90,0gam, độ Brix đạt 14,2%.
+ Thời vụ cắt tỉa cho giống táo 05 làm giàn vào tháng 7 cho cây có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt nhất và năng suất đạt cao nhất. Cụ thể: Số lộc xuất hiện sau cắt tỉa
đạt 11,1 lộc/cây, chiều dài cành đạt 107,4cm, đường kính cành đạt 1,11cm, năng suất
đạt 20kg/cây, khối lượng quả là 90,7g.

9


THESIS ABSTRACT
Student: Do Thi Thu Hang
Title of the thesis: “Growth and development characteristics of some jujube
cultivars (Ziziphus mauritiana Lam.) and effects of some techniques on yield of cv.
Tao05 cultivated at Gia Lam, Hanoi”.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10


Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objective
Selection of jujube cultivars with high yield and quality that are suitable for
cultivation at Gia Lam, Ha Noi.
Identification of suitable techniques for cultivation of cv. Tao 05 cultivating at
Gia Lam – Hanoi.
Methods
+ The experiment to evaluate growth and development of jujube cultivars growth
at Gia Lam, Hanoi (exp 1) was laid out in completely randomized design with 5
different jujube cultivars including Tao 05, 11tao07, 11tao08, Dai Tao 15, and Tao Dai
Loan (Taiwan jujube).
+ The experiment to verify effects of different amount of nitrate and potassium on
growth and development of the jujube cultivar Tao 05 at Gia Lam, Hanoi (exp 2) was
laid out in completely randomized design with 9 treatments (CT1: 500g Urea + 400g
Potassium chloride), CT2: 500g Urea + 500g Potassium chloride, CT3: 500g Urea +
600g Potassium chloride, CT4: 600g Urea + 400g Potassium chloride, CT5: 600g Urea
+ 500g Potassium chloride, CT6: 600g Urea + 600g Potassium chloride, CT7: 700g
Urea + 400g Potassium chloride, CT8: 700g Urea + 500g Potassium chloride, CT9:
700g Urea + 600g Potassium chloride).
+ The experiment to verify the most suitable time in year for pruning in jujube
cultivar Tao 05 at Gia Lam, Hanoi was arranged in completely randomized design with
4 treatments of CT1, CT2, CT3, CT4 (pruning at June 15th, July 15th, August 15th,
September 15th, respectively).
Main results and conclusions
+ In the present research, jujube cultivars showed a good ability of growth and
development. Among them, cultivar Tao 05 showed highest values of growth and
development parameters, which were indicated in leaf length of 10.79 cm; leaf width
7.53 cm; fruit weight 97.54g, yield (of a 4-year-old-plant) of 68.5 kg/plant. Specially,

10



the cultivar Tao 05 allowed later harvest with higher fruit weight than that of the other
cultivars.
+ Application of different fertilizers had different influence on the growth and
yield of the cultivar Tao 05 grown in Gia Lam, Hanoi. Particularly, treatment of CT9
with 322g N + 360g K2O (equivalent to 700g urea

+ 600g potassium chloride)

promoted the highest plant growth parameters (plant height was 2.34 m; canopy
diameter was 2.45 m; stem base diameter was 5.7 cm; leaf length was 10.53 cm; leaf
width was 8.54 cm). Application of CT6: with 276gN + 360gK2O (equivalent to 600g
urea+ 600g potassium chloride) gave a highest efficiency with individual yield was
19.2kg/plant, fruit weight was 90.0g, and Brix index was 14.2%.
+ To cultivar Tao 05, pruning applied in July gave the best growth and
development. Specifically, number of the new shoots formed after July pruning reached
11.1 shoots/plant, shoot length reached 107.4 cm, shoot diameter reached 11.1 cm,
individual yield was 20 kg/plant with fruit weight was 90.7g.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Táo (Ziziphus mauritiana Lam.) là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc ở
châu Phi. Tuy không được trao đổi nhiều trên thị trường thế giới nhưng trong
đời sống táo là một loại quả tốt. Cây táo thích nghi rộng rãi với các vùng khí
hậu khác nhau, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh khá, tuổi thọ
kéo dài, có sản lượng ổn định, ra hoa nhiều lứa và hàng năm. Về giá trị dinh

dưỡng, táo là một loại quả có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Quả táo có chứa những thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là các loại
chất khoáng, vitamin, axít hoa quả. Ngoài ra, táo còn chứa kali và các chất
chống xy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và lão hóa ở con người. Quả táo có
thể dùng ăn tươi rất giòn ngọt và thơm ngon hoặc có thể chế biến thành mức
kẹo, nước uống... Các bộ phận của cây táo là nguồn thuốc quý được sử dụng
rộng rãi trong y học cổ truyền.
Ở nước ta táo được trồng ở cả miền Bắc và miền Nam với nhiều giống táo
như táo chua, táo Gia Lộc, táo Thiện Phiến ngọt, ... và một số giống táo mới nhập
như táo Đài Loan, táo Thái Lan. Hiện nay nhiều giống táo nhập nội hay lai tạo
mới đã được trồng ở nhiều vùng trong cả nước và có xu hướng phát triển ngày
càng rõ rệt. Tuy nhiên, sản xuất táo ở miền Bắc nói chung còn nhỏ lẻ mang tính
tự phát và sản phẩm tiêu thụ ngay trong vùng, các giống táo năng suất chưa cao,
chất lượng chưa tốt. Mặt khác chưa có nhiều công trình nghiên cứu khảo nghiệm
đánh giá tính thích ứng của một giống táo nào đó với các vùng sinh thái và chưa
có nhiều kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao năng
suất chất lượng cho từng giống táo tại một vùng sinh thái.
Vì vậy, để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng thì vấn đề đặt ra là
phải chú trọng đến việc tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật trên các giống
táo tuyển chọn ở một số vùng sinh thái các tỉnh phía Bắc. Trên cơ sở đó, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số
giống táo ta (Ziziphus mauritiana Lam.) và ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật
đối với giống táo 05 trồng tại Gia Lâm - Hà Nội”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
a. Mục đích
- Xác định được giống táo cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với

điều kiện trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng năng suất chất
lượng quả của giống táo 05 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
b. Yêu cầu
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống
táo trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Đánh giá, xác định được liều lượng đạm và kali bón thích hợp cho giống
táo 05.
- Đánh giá, xác định được thời vụ cắt tỉa phù hợp cho giống táo 05 làm
giàn trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài:
- Là cơ sở cho việc lựa chọn giống táo có khả năng sinh trưởng phát triển,
năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Góp phần bổ sung vào việc xây dựng hoàn thiện quy trình thâm canh
giống táo 05.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất và chất
lượng của giống táo để cung cấp cho sản xuất thêm giống táo mới có năng suất
cao, chất lượng tốt.
- Việc tìm ra các biện pháp kỹ thuật về bón phân, cắt tỉa cho giống táo
05 góp phần tăng năng suất, chất lượng quả từ đó tăng hiệu quả kinh tế trong sản
xuất.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Theo De Candolle (1886) thì nguồn gốc táo là từ vùng Trung Á, bao gồm
các vùng Tây Bắc Ấn Độ, Apganistan, Tatjikistan, Uzbekistan và Trung Quốc. Ở
Ấn Độ hầu như có đủ các dạng cây dại, bán hoang dại và cây trồng. Ở Trung
Quốc táo được trồng rất sớm, cách đây 3000 năm người ta đã mô tả 11 giống táo
ở Trung Quốc (Vũ Công Hậu, 1999), Trần Thế Tục và Phạm Văn Côn (2002).
Liu and Cheng (1995), theo như điều tra của mình, nghĩ rằng vùng IndoMalaysia, Nam và Đông Nam Á là trung tâm về cả sự phát triển và phân bố của
loài Ziziphus. Theo De Candolle (1886) có thể ở Myanmar (Burma) và Ấn Độ.
Giả thuyết này dựa trên tập hợp tiêu bản của Wallich từ Burma, ghi chép bởi
Kurz về thực vật ở Burma tại rừng khô gần Avar và Prome, Beddone, vườn thực
vật tại Ấn Độ, nói rõ nó có mặt ở đó trong một trạng thái hoang dã, mô tả nó bởi
Rheede trên bờ biển Malabar và sự tồn tại của ba tên tiếng Phạn và những tên
khác bằng tiếng Ấn Độ. Forskal và Delile, đầu thế kỷ 18 đã không thấy loài này ở
Arabia, Ai Cập và một số khu vực ở châu Phi và Robert Brown và Thonning đã
không thấy nó ở Guinea. Nó xuất hiện để được giới thiệu tại Arabia và Ai Cập, và
phải được lan sang Zanzibar từ châu Á, và với nhiệt độ giống châu Phi. Dựa trên
sự miêu tả của Rumphius nó như một loài thuộc Ấn Độ (O.P. Pareek, 2001).
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2006) thì táo là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn
gốc ở châu Phi. Táo được trồng chủ yếu ở nhiều nước xứ nóng Đông Nam Á. Ở
o

Trung Quốc, cây táo trồng tới vĩ độ 44 Bắc (Thẩm Dương), cách đây tới 3000
năm, người ta đã mô tả 11 giống táo.
Theo Agroforestry Database 4.0 (Orwa et al.2009), táo là cây bản địa của
những vùng sau: Afghanistan, Algeria, Australia, Bangladesh, China, Egypt,
India, Indonesia, Iran, Kenya, Libyan Arab Jamahiriya, Malaysia, Nepal,
Pakistan, Thailand, Tunisia, Uganda, Vietnam. Và là cây ngoại lai của những
vùng: Angola, Barbados, Botswana, Burkina Faso, Cambodia, Cameroon, Chad,
Congo, Cote d'Ivoire, Ethiopia, Gambia, Ghana, Grenada, Guinea, Lesotho,
Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Namibia, Niger, Nigeria,
Philippines, Senegal, Sierra Leone, Somalia, South Africa, Sudan, Swaziland,

Tanzania, Zambia, Zimbabwe.


Táo là cây bản địa thuộc vùng Đông Nam Á hoặc Đông Phi. Táo được ghi
nhận xuất hiện lần đầu tiên tại eo biển Torres vào năm 1863, và tại Townsville,
Queensland vào nawm1916. (Weed Management Plan for Chinee Apple
(Ziziphus mauritiana), 3/2012). Đây là loài cây phổ biến ở phía Bắc Queensland.
(Fact sheet, Declared class 2 pest plant, 6/2013).
Một số tài liệu khác cho biết, táo ta hay táo chua (Ziziphus mauritiana) là
loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung
Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai
Vân Nam. Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12
mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc
dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. (www.vi.wikipedia.org). Cũng như vậy,
trang www.fruits.soton.ac.uk cho rằng táo (Ziziphus mauritiana) là một cây ăn
quả thương mại quan trọng của vùng nhiệt đới, cây được trồng ở hầu hết các
vùng đất thuộc tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi và phía Bắc Australia để dùng làm
quả ăn tươi. Đây là một loại cây rất tốt để trồng ở những vùng khô vì nó có thể
chịu hạn trong giai đoạn dài. Nó có một rễ cọc rất dài đâm sâu và có thể chịu
được nhiệt độ cao trong suốt mùa hè.
2.2. PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Táo ta hay táo chua (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng
nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae).
Họ Táo (danh pháp khoa học: Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật
có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60
chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài). Họ
Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực
cận nhiệt đới và nhiệt đới. Chứng cứ hóa thạch của họ Rhamnaceae có từ tầng
Cenomanum (Hậu Phấn trắng).
Trong chi Ziziphus thuộc họ Rhamnaceae có tới 40 loài trồng ở vùng

Nhiệt đới và Á nhiệt đới vủa Bắc bán cầu. Ziziphus/Jujube (táo Trung Quốc) và
Ziziphus mauritiana (táo Ấn Độ) là 2 loài quan trong nhất. Các giống táo ta của
Việt Nam thuộc nhóm giống táo Ấn Độ. Ở Trung Quốc người ta đánh giá rất
cao cây táo vì có giá trị dinh dưỡng cao dùng làm thuốc và là cây xóa đói giảm
nghèo cho nông dân miền núi. Có hơn 125 giống táo được trồng ở các vùng của
Ấn Độ từ Nam lên Bắc. Tùy theo điều kiện khí hậu đất đai tập quán của mỗi
vùng mà người ta chọn những giống trồng thích hợp (Trần Thế Tục và Phạm
Văn Côn, 2002).


2.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
Cây táo ta thuộc họ Rhamnaccae, tên khoa học Ziziphus mauritiana Lamk,
là cây thuộc dạng thân gỗ, nửa bụi, sinh trưởng và phát triển nhanh. Trên thân và
cành có nhiều gai. Gai táo thực chất là những lá kèm biến thái, mọc thành từng
đôi một ở hai cuống lá. Ở các cấp cành dưới, gai tương đối cứng, sau đó có thể
gẫy và rụng dần. Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8m hoặc cây
thân gỗ cao từ 3-9m hay thậm chí tới 12m, mọc thẳng xuống hoặc tỏa tán rộng,
với các cành rủ xuống có hoặc không có lông bao phủ, các cành nhánh ngoằn
ngoèo, không gai hoặc có các gai nhỏ thẳng và sắc (The Plant List, 2010).
Lá đơn nguyên mọc cách, hình trứng hoặc elip thuôn dài, dễ phân biệt với
táo Tàu (Ziziphus jujuba) bởi sự có mặt của các sợi lông tơ dày đặc, mềm như
lụa, có màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non thì ngắn và có lông.
Ở mặt trên, chúng có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với ba gân lá theo chiều
dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ ở mép lá, ba gân gốc
nỗi rõ ở mặt dưới (The Plant List, 2010).
Hoa tương đối nhỏ tập trung thành xim (chùm) ở nách lá, năm đài hình
tam giác, nhọn, nhẵn ở mặt trong, có lông ở mặt lưng, ống đài dài bằng thùy dài.
Tràng hoa có năm cánh hình bầu dục rộng, mép cong và trong, rất lõm, màu
trắng nhạt, có móng hẹp, đĩa mật có năm thùy. Bầu 2 ô ẩn sâu trong đĩa mật, chỉ
lộ 1 ít ở đỉnh, vòi chia đôi, 2 ô mỗi ô có một noãn. Hoa nở từ tháng 6-10. Vì hoa

ra liên tục trong thời gian dài nên số lượng hoa ra rất nhiều. Trong từng chùm, có
các hoa nở liên tiếp cho đến khi hoa có quả đậu (vi.wikipedia.org).
Quả hạch hình cầu, vỏ nhẵn. Khi chưa chín lớp cùi thịt có màu trắng,
giòn, nhiểu nước, vị từ chua tới ngọt, quả đã chín ít giòn hơn và chuyển dần
sang dạng bột; quả quá chín nhăn nhúm, lớp cùi thịt có màu vàng sẫm, mềm,
xốp và có mùi thơm.
Bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây
chắn gió.
2.4. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
2.4.1. Nhiệt độ
Do nguồn gốc cây táo từ vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới nên có yêu cầu
o

nhiệt độ tương đối cao. Hạt muốn nảy mầm cần nhiệt độ trung bình trên 15 C,
o

nảy mầm tốt nhất ở 20-25 C. Vì vậy, gieo hạt táo vào tháng 2 trở ra mới có khả


năng nảy mầm nhanh và đều khi hạt đã nảy mầm thành cây con nếu gặp nhiệt độ
thấp thì dễ bị bệnh lở cổ rễ nhất là trong điều kiện ẩm độ không khí và ẩm độ đất
o

đều cao (trên 85%). Đối với cây lớn, ở nhiệt độ dưới 15 C hầu như ngừng sinh
trưởng, không ra cành mới hoặc lá non không lớn lên được, dễ bị bệnh phấn
trắng. khi nhiệt độ càng tăng táo sinh trưởng càng mạnh. Thậm chí nhiệt độ ngoài
o

trời tăng trên 40 C người ta cũng không thấy hiện tượng táo bị hại. táo phân hóa
o


mầm hoa tốt nhất trong điều kiện 25-30 C. Thời kỳ táo kết quả đòi hỏi nhiệt độ
không khắt khe lắm.
2.4.2. Ánh sáng
Táo thuộc loại cây ưa sáng nên suốt cả quá trình nảy mầm đến quả chín
đều đòi hỏi ánh sáng mạnh. Nếu thiếu ánh sáng, cành mảnh, lướt, mật độ cành
thấp, lá vàng hoặc xanh tối, đặc biệt là hoa dễ bị rụng hoặc khó thụ phấn thụ tinh,
làm cho quả ít, năng suất và phẩm chất đều kém.
2.4.3. Nước
Táo rất cần nước vì khối lượng lá, hoa quả nhiều, tổng diện tích thoát hơi
nước rất lớn. Do đó táo luôn luôn yêu cầu ẩm đất 70-75%, nếu thấp dưới 70% thì
sinh trưởng chậm quả bé. Vì thế, trong thời kỳ gặp hạn phải chú ý tưới nước đầy
đủ. Tuy táo có khả năng chịu ẩm và chịu úng nhung bị úng kéo dài cũng không
lợi, cây con dễ bị chết, cây lớn dễ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả non và thối quả
nặng, đặc biệt khi ẩm độ không khí cao trên 85%.
2.4.4. Đất đai và chất dinh dưỡng
Bộ rễ táo phân bố khá rộng và sâu, có khi đâm sâu trên 1m và lam rộng tới
10m, trong đó rễ tơ (mang nhiều rễ hấp thu dinh dưỡng) tập trung chủ yếu ở lớp
đất mặt 20-40cm và ở phạm vi trong và ngoài tán cây. Mặt khác, hàng năm, mỗi
cây táo 5 tuổi có thể sản sinh khoảng 100kg quả, 100kg lá, 50kg cành tươi đòi
hỏi một khối lượng chất dinh dưỡng khá lớn. Vì vậy, sự sinh trưởng phát triển
của cây táo chịu ảnh hưởng nhiều ở tính chất và độ phì của đất. Nếu táo được
trồng ở đất sét nặng, đất cát thiếu dinh dưỡng sẽ sinh trưởng rất chậm, trong hoàn
cảnh này phải bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ cho đất kết hợp với một tỷ lệ
đạm, lân, kali, canxi thích đáng. Táo còn ưa đất trung tính hay hơi kiềm, nên khi
trồng táo trên đất chua cần phải bón vôi cải tạo đất. Phẩm chất quả bị giảm khi
bón nhiều phân đạm hóa học là vì ngoài ảnh hưởng của lượng đạm không cân
đối
-


còn chịu ảnh hưởng xấu bởi các gốc muối Cl hoặc
SO4

2-

có tính axit.


2.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÁO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.5.1. Tình hình sản xuất táo trên thế giới
Trên thế giới, cây táo phân bố chủ yếu ở châu Á và khu vực Đông Phi. Cây
táo được trồng khắp nơi trên khu vực khô của tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi và
miền bắc Australia để lấy quả tươi. Nhờ vào lợi ích của cây táo trong việc cung
cấp thực phẩm tốt cho con người, hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu
nhằm hoàn thiện kỹ thuật trồng cũng như chọn giống táo.
Theo số liệu thống kê thì đến năm 1988 Trung Quốc có 33,3 vạn ha với sản
lượng 57,2 vạn tấn đứng vị trí thứ 7 sau táo tây, lê, cam, quýt, chuối, nho, hồng
và chiếm 2,48% tổng sản lượng toàn quốc (Giải Tiến Bảo và cs., 1998).
Ở Ấn Độ theo V.P Fharma and V.N Kore (1990) có khoảng 12.000ha trồng
nhiều ở vùng Đồng bằng các ban Punjab, Haryana, Rajasthan và Uttar Pradesh.
Ngoài ra còn trồng ở các vùng khô hạn ở Madhya Pradesh, Bihar, …
Ở Thái Lan theo Anek Bangka and Sompol Nillavesana (1992) có 2.223ha
táo, là một trong 27 loài quả có tính thương mại ở Thái Lan và có diện tích thấp
nhất trong số đó. Năng suất bình quân đạt 15,3 tấn/ha và sản lượng đạt 31.573
tấn. Giá bán tại vườn 8,4 bạt/kg.
2.5.2. Tình hình sản xuất táo trong nước
Cây táo có tính thích ứng rộng rãi, trồng ở nhiều vùng khí hậu và nhiều loại
đất, kể cả đất xấu. Cây táo lại dễ tạo giống, mãi cho quả, tuổi thọ tương đối dài,
kỹ thuật canh tác dễ dàng. Cây táo được trồng rất phổ biến, ở nông thôn miền
Bắc nước ta phần lớn các gia đình đều có cây táo. Táo đã trở thành một loại quả

dân gian. Một số vùng trồng táo tập trung lầu đời như Thiện Phiến (Hưng Yên),
Gia Lộc (Hải Dương). Miền Nam trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,
Bạc Liêu, Ninh Thuận.
Theo nhận xét của Vũ Công Hậu (1996) thì các giống táo khác nhau rõ rệt về
kích thước, hình dạng, màu sắc, thời vụ chín của quả. Ở miền Bắc, táo bắt đầu
mùa sinh trưởng khác muộn (vào tháng 3). Những giống chín sớm nhất ra hoa
vào tháng 6, giống muộn nhất vào tháng 8,9. Mùa hoa kéo dài 4-5 tháng. Quả
chín sớm vào tháng 11,12, muộn vào tháng 2. Ở miền Nam có thể đốn một năm 2
lần để thu 2 lứa quả, lần đốn thứ nhất vào tháng 2, 3 cho thu quả tháng 6,7, 8.
Đợt quả này chất lượng cao nhưng chất lượng trung bình vì là mùa mưa. Lần đốn


thú 2 vào tháng 9, 10 cho thu hoạch vào tháng 12, 1,2,quả thu vào mùa nắng nên
sản lượng thấp nhưng chất lượng tốt.
Theo số liệu của Viện cây lương thực và cây thực phẩm tính đến năm 1991
diện tích trồng táo trên cả nước là 6.854 ha.
Hiện nay, Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc
trồng cây táo nên cây táo đang được đưa vào sản xuất và nghiên cứu. Với diện
tích trồng tính đến năm 2011 là 988 ha, rải đều sáu trong bảy huyện thị của tỉnh.
Mức sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước hàng năm lên đến khoảng 19
ngàn tấn. Sản phẩm táo của Ninh Thuận đã hiện diện cả hai thị trường Miền Bắc
và Miền Nam của Việt Nam. Hiện nay sản lượng táo tại Ninh Thuận đứng
hàng đầu và sản xuất táo với diện tích có xu hướng ngày càng tăng, trung bình
mỗi năm cung ứng khoảng 37.782 tấn táo xanh cho thị trường cả nước (Dự án
hỗ trợ Tam nông tỉnh Ninh Thuận, 1/2015). Diện tích trồng táo tăng đột biến vào
hai năm 2009 và 2010 từ diện tích trồng nho và các cây trồng khác. Cụ thể, năm
2010 so 2009 diện tích táo tăng 54%, trung bình 6 năm diện tích cây trồng này
tăng 70,3%. Về sản lượng qua hai năm 2010 và 2009 tăng kỷ lục 356,6%, trung
bình qua 6 năm tăng 115,2%. Cuối năm 2013, nhãn hiệu hàng hóa Táo Ninh
Thuận và Tỏi Phan Rang đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công

nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Cây táo đã và đang đem lại nguồn thu lớn cho
việc sản xuất cây ăn quả tại Ninh Thuận (Nguyễn Phú Son, 2012).
2.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1. Nghiên cứu trên thế giới
Táo ta Ziziphus mauritiana Lamk là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới
thuộc họ táo ( Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ
hay táo Điền ( Táo Vân Nam). Cây có thể lớn rất nhanh, thậm chí trong các khu
vực khô và cao tới 12m và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở Châu Á mặc
dù nó cũng có thể thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín nó mềm, chứa
nhiều nước, có vị ngọt. Các quả chín vào khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi
chỉ trên một cây và có màu xanh lục nhạt khi còn xanh, vàng nhạt khi chín. Kích
thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng
như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử
dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều
Vitamin C.


Cây táo ta (Ziziphus Mauritiana Lamk) thuộc chi Ziziphus, họ thực vật
Rhamnaceae, có khoảng 85 loài tiểu mộc hay mọc thành bụi. Cây cao trung bình,
cành mọc rủ xuống, thân non có lông sau đó nhẵn, màu xám, có gai. Lá hình trái
xoan hay bầu dục; mặt trên xanh lục đậm, nhẵn, mặt dưới có lông dày, mềm.
Mép phiến lá có răng, có 3 gân về phía góc. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, màu
trắng nhạt. Quả hình cầu, có vỏ nhẵn, màu xanh khi còn non, chuyển sang vàng
nhạt khi chín. Quả có hạch cứng xù xì trong có chứa một hoặc hai hạt dẹt (táo
nhân). Cây ra hoa và đậu quả hầu như quanh năm. Thành phần dinh dưỡng có
trong 100g thịt quả tươi của táo Ziziphus Mauritiana gồm: 0,8g protein; 0,07g
chất béo và 0,6g chất sơ; ngoài ra còn có 26,5mg Calcium; 0,76-1,8mg sắt;
28,6mg phosphorus; 0,021mg Vitamin A; 0,024mg thiamine; 0,038mg
Riboflavin; 76mg vitamin C.
Ziziphus mauritiana Lamk là một loại cây bụi thường có màu xanh hoặc

cây nhỏ cao 15m, với thân cây có đường kính từ 40cm trở lên. Trái cây có hình
dạng và kích thước biến đổi. Nó có thể là hình bầu dục, ô van, thuôn dài hoặc
tròng và có thể dài 1-2,5 inch (2,5-6,25cm) tùy thuộc vào giống. Thịt quả có màu
trắng và sắc nét, khi chín loại quả này có một chút ngon ngọt và có mùi thơm dễ
chịu. Vỏ của trái cây mịn, bóng nhưng chặt chẽ.
Trong chi Ziziphus thuộc họ Rhamnaceae có tới 40 loài trồng ở vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới của Bắc bán cầu. Lá của chúng mọc so le, với ba gân lá cơ bản
dễ thấy và dài 2-7cm; một số loài lá cây sớm rụng, các loài khác là cây thường
xanh. Hoa nhỏ, có màu vàng lục không dễ thấy. Quả thuộc loại quả hạch, ăn
được, có màu nâu vàng, đỏ, đen, hình cầu hay thuôn dài, dài từ 1-5cm, thông
thường có vị đường và ngọt, tương tự như quả chà là về cấu trúc và hương vị.
Ziziphus hay Jujube ( táo Trung Quốc hay còn gọi là táo tàu) và Ziziphus
mauritiana Lamk ( táo Ấn Độ) là hai loại quan trọng nhất. Táo Trung Quốc
trồng ở khí hậu ôn đới, cây nhỏ, mọc đứng cao 6-8m. Lá có màu xanh bóng và
mặt lưng nhẵn. Cây rụng lá hàng năm, quả dài hay ô van, khi chín có màu đỏ.
Táo Ấn Độ, cây sinh trưởng khỏe, nhỏ, tán xòe với nhiều cành rũ xuống. Lá có
đặc điểm khác với táo Trung Quốc là ở mặt lưng lá có lớp lông nâu dày, cây xanh
quanh năm, quả tròn hay ô van, khi chín thường màu vàng.
Táo tàu Z. ziziphus có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất. Các loài khác
như Z.spinachristi ở tây nam châu Á, Z. lotus ở khu vực Địa Trung Hải và táo ta
Z. mauritiana ở miền tây châu Phi kéo dài về phía đông tới Ấn Độ, Vân Nam,
miền bắc Việt Nam. Ziziphus joazeiro ( Mart.) phát triển ở khu vực Caatinga của
Brasil.


Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hột quả táo chua (Ziziphus jujuba
spinosa) được coi là có vị chua (toan) và ngọt (cam) cũng như trung hòa trong
phản ứng (tính bình, không độc). Nó có tác dụng đối với tim, gan, mật, lá lách.
Sử dụng trong điều trị các chứng cáu kỉnh, mất ngủ và hạ huyết áp.
Z. mauritiana Lamk có cả hoa đực và hoa cái và chủ yếu thụ phấn chéo.

Một số cây tung phấn vào buổi sáng trong khi một số khác tung phấn vào buổi
chiều, do đó ưa tiên thụ phấn chéo. Dưới sự thụ phấn có kiểm soát, đậu quả là lớn
hơn so với sự thụ phấn chéo so với tự thụ phấn. Quan sát họ Samanko, Mali cho
thấy Z. mauritiana Lamk chủ yếu là thụ phấn nhờ côn trùng như ong, bướm và
bọ cánh cứng.
Ở châu Phi, Z. mauritiana Lamk rụng lá và sinh trưởng chậm trong thời
kỳ khô nóng. Trong Sahel nó rụng lá vào tháng ba tháng tư. Các cây sản xuất
ra lá mới vào tháng sáu và tháng bảy và trái cây trưởng thành trong những
tháng tiếp.
Z. mauritiana Lamk thường được nhân giống từ hạt. Giống Z. mauritiana
Lamk có khả năng tái sinh tự nhiên rất dồi dào, nhưng cây con cũng có thể được
nhân giống trong vườn ươm. Vỏ hạt cứng nên được làm nứt hoặc một phần loại
bỏ trước khi gieo. Các hạt giống được gieo sau đó mà không cần bất kỳ biện
pháp xử lý gì thêm. Giá thể gieo ươm nên sử dụng nhiều thành phần khác nhau
như cát, bùn hoặc đất sét và phân hữu cơ với tỷ lệ ngang nhau. Có thể được trồng
trong luống với khoảng cách 30 x 30cm hoặc trong chậu hoặc túi nilon. Trên đất
chuẩn bị tốt, hạt gióng cũng có thể được gieo trực tiếp xuống đất, tốt nhất là vào
mùa mưa. Sau khi cây đã phát triển mọt rễ cái mạnh, tức là 7-12 tháng sau khi
gieo, họ có thể được tỉa thưa cây, ở một mật độ chính xác.
Z. mauritiana Lamk có thể được nhân giống sinh dưỡng bằng một số
phương pháp khác như chiết cành, ghép cành. Trong đó, kỹ thuật ghép chẻ đỉnh
là kỹ thuật nhân giống phổ biến vì nó nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả ( Tỷ lệ
thành công lên đến 95%).
Cây trồng chăm sóc cẩn thận cho năng suất cao nhất. Cây được trồng
trong các hố kích thước 40x40x40cm và bón lót khoảng 1,5kg phân hữu cơ, Đào
hố và bón lót một tháng trước khi trồng. Khoảng cách giữa các cây thay đổi từ
5x5m ( tức là 400 cây trên một hecta) lên đến hơn 10x10m (tức là khoảng 100
cây trên một hecta) tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và đặc điểm cây.

10



Nếu cần thiết có thể sử dụng hóa chất hay phóng xạ để có thể tạo giống
mới. Theo trích dẫn từ trang web www.hort.purdue.edu, ở Ấn Độ, có 90 hoặc
nhiều hơn các giống khác nhau về hình dạng lá, dạng trái cây, kích thước,
màu sắc, hương vị, chất lượng quả, và thời vụ đậu quả. Trong số các giống
quan trọng, mười một giống được nhắc đến trong bách khoa Wealth của Ấn
Độ: Banarasi (hoặc Banarsi) Pewandi, Dandan, Kaithli (Patham), Muria Mahrara,
Narikelee, Nazuk, Sanauri 1, Sanauri 5, Thornless và Umran (Umri). Vỏ quả
của hầu hết các giống đều mịn và màu vàng xanh hoặc vàng.
Tại đại học Nông nghiệp Haryana, một nghiên cứu đã được thực hiện trên
70 giống được thu thập từ tất cả các khu vực có táo phát triển ở miền bắc Ấn Độ
và đặt trong một vườn thực nghiệm năm 1967-68. Năm 1980, 16 giống được
chọn với những đặc điểm được đánh giá tốt. Banarasi Karaka (hương vị kém)
cho năng suất cao nhất 130 kg mỗi cây, tiếp theo là Mudia Murhara và Kaithli
(cả hai có hương vị tốt), và Sanauri 5 và Desi Alwar (cả hai có hương vị trung
bình). Qua kết quả trên cho thấy rằng Mudia Murhara, Kaithli và Sanauri 5 là
giống táo tốt cho sản xuất thương mại.
Năm 1982, 4 giống có triển vọng nhất:
Umran lớn, quả màu vàng chuyển sang nâu khi chín, vị ngọt: 19% TSS;
0.12% axit; trọng lượng quả trung bình, 30-89 g; năng suất 150-200 kg mỗi cây.
Chín muộn.
Gola-trung bình đến lớn (trung bình, 14-17 g); 17-19% TSS; 0,46-0,51%
axit; màu vàng, ngọt, hương vị tốt; năng suất 80-100 kg mỗi cây. Chín sớm;
được bán với giá cao.
Kaithli-kích thước trung bình (trung bình 180,0 g); 18% TSS; 0,5% axit;
vị ngọt. Năng suất trung bình 100-150 kg.Katha phal nhỏ đến trung bình (trung
bình 10,0 g); xanh đỏ ở một bên quả và bên còn lại màu vàng cam; 23% TSS;
0,77% axit; năng suất trung bình 80- 100 kg mỗi cây. Vụ muộn.
Ngoài các giống này, 5 giống khác đã được nhắc đến tại Viện Nghiên cứu

Nông nghiệp Ấn Độ, New Delhi. Tất cả đều được trồng ở Delhi, đông nam
Punjab và lân cận Uttar Pradesh. Tính đặc biệt của các giống này là sinh trưởng
phát triển trong thời gian ngắn, như sau:
Dandan-phi-gai: quả to vừa đến lớn; chất lượng khá tốt. Vụ muộn.

11


Gular Bashi: quả có kích thước trung bình, ngọt; chất lượng tuyệt vời khi
tươi, mùi xạ hương sau khi bảo quản. TSS 18,8% khi vàng, 22,4% sau khi
chuyển màu nâu. Vỏ quả mỏng, dễ dàng tách ra khỏi thịt quả. Vụ muộn.
Kheera-trung bình đến lớn, hình bầu dục, ngọt, hương vị tốt. TSS 19,8%.
Vụ muộn, chất lượng rất khá tốt khi lưu giữ.
Nazuk-trung bình đến nhỏ, hình elip-thuôn dài, khá ngọt, hương vị tốt,
gần như không có vị chát. TSS 17,4%. Vụ chính.
Seo ber (Seb) - trung bình đến lớn, ngọt, khi quả chuyển màu nâu là rất
ngọt và hương vị tuyệt vời. TSS 19%. Vụ muộn.
Trong Assam 5 hoặc các giống đã canh tác, thu thập từ các phần khác
nhau trong bộ giống, đã được mô tả bởi S. Dutta:
Var. 1-một loại cây bụi hoang dã rất gai góc, quả nhỏ, tròn, hoa quả kém;
trồng làm hàng rào.
Var. 2-một cây hoang dã, cây nhiều gai cao đến 9m, quả màu đỏ nâu, quả
cứng có nhớt. Phần lớn trẻ em và người dân nông thôn ăn. Thường được sử dụng
trong nấu ăn và bảo quản.
Var. 3- một loài rất nhiều gai, cây mọc lan ra. Quả màu đỏ sậm hoặc màu
nâu, với vị chua. Trồng lấy bóng mát.
Var. 4 (Bali bogri) - một hoang dã, với quả xanh, chín màu đỏ, hơi nhớt,
ngọt hơi chua, hương vị tốt.
Var. 5 (Tenga-mitha-bogri) - Một loài hoang dã, cây nhiều gai, quả có
màu hơi nâu; hơi nhớt, ngọt hơi chua, với hương vị rất dễ chịu. Một giống táo

được đề nghị làm giống sinh dưỡng và canh tác thương mại.
Các nước trong khu vực Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan rất quan tâm
đến việc chọn tạo giống cũng như kỹ thuật bón phân, đốn cây, cắt tỉa, phòng trừ
sâu bệnh,… Đã có nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được tạo ra;
các quy trình kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng nhằm nâng cao năng suất chất
lượng và hiệu quả việc trồng táo. Giá bán trong siêu thị loại táo này thường đạt
1,5-3 USD/Kg (tại Bangkok, Đài Loan, Trung Quốc) rất hấp dẫn người trồng táo.
Tại một số nước trồng sản xuất táo theo hướng làm giàn: giàn đứng, giàn ngang
hoặc trồng trong nhà lưới để hạn chế ruồi đục quả.

12


×