Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của đại học quốc gia hà nội cho các tổ chức và doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.54 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KÉT
KÉT QUẢ THỰC HIỆN ĐẺ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUÓC GIA

Tên đề tài:
HIỆU QUÀ HOẠT ĐỘNG CHUYẺN GIAO CÔNG NGHÊ
CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHO CÁC TỔ CHỨC
VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Mã số đề tài: QGĐA.12.11
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hồng Đình Phỉ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỎNG KÉT
KẾT QUẢ THựC HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUÓC GIA
Tên đề tài:
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYẺN GIAO CÔNG NGHỆ
CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHO CÁC TỔ CHỨC
VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Mã số đề tài: QGĐA.12.11
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hồng Đình Phi

Chủ nhiệm đề tài



vị chủ trì đề tài

NHIỆM KHOA

guyễnN gọc Thắng

PGS.TS Hồng Đình Phi

Xác nhận của Ban KHCN

I
ĐAI HỌC Q U Ố C G IA HÀ NỘI
1 TPUNG IẦV1 Th ơ n g Ĩ1N THƯ VIỆN

ỉ__ Í L L ếr C C C J ĨV _ _ .I
Hà Nội,2016


PHẦN I. THÔNG TIN CHƯNG

1.1. Tên đề tài:
H iệu quả h oạt đ ộn g chuyển g iao cồng n gh ệ của Đ H Q G H N cho các tổ chức và
doanh ngh iệp Việt N am
The effìciency o f VN U technology transfer to
enterprises

Vietnam ese organizations an d

1.2. Mã số: QGĐA.12.11

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, hoc vi, ho và tên

Đơn vị cơng tác

Vai trị thực hiện đề tài

1

PGS.TS. Hồng Đình Phi

Khoa QTKD (HSB)

Chủ nhiệm

2

ThS. Phạm Thị Bích Ngọc

Khoa QTKD (HSB)

Thư ký

3

TS. Ngô Vi Dũng

Khoa QTKD (HSB)


Thành viên

4

TS. Bùi Quang Hưng

Trường ĐHCN

Thành viên

5

ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Khoa QTKD (HSB)

Thành viên

1.4. Đon vị chủ trì:

Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB)

1.5. Thịi gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014

1.5.2. Gia hạn (nếu có):


gia hạn lần 1 đến tháng 11/2015, gia hạn lần 2 đến tháng 5/2016

1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2016

1.6. Những thay đổi so vói thuyết minh ban đầu (nếu có):
(về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ỷ
kiến của Cơ quan quản lý)

1.7. Tống kinh phí được phê duyệt của đề tài: 450 triệu đồng.

1


PHẦN II. TỒNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u

1. Đặt vấn đề

Trong chiến lược phát triển đến 2020 tầm nhìn 2030, ĐHQGHN phải thực hiện rất nhiều mục
tiéu đã đề ra, bao gồm: nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn khu vực và tiếp cận chuẩn quốc tế;
phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế; hồn
thiện mơ hình đại học nghiên cứu tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực, tự chịu trách nhiệm cao, có cơ cấu
hợp lý về khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, công nghệ, kinh tế, quản lý xã hội... tạo ra các sản
phẩm công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn; tăng số lượng các cơng trình, sản phẩm nghiên cứu
khoa học và phát triển cơng nghệ đạt trình độ quốc tế (bao gồm cả phát minh, sáng chế, sáng tạo ...)
và các sàn phẩm công nghệ ứng dụng ở dạng thương phẩm, có khả năng thương mại hóa cao, tạo
thêm các nguồn lực bền vững hỗ trợ cho phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học...
Trong 10 năm qua vừa qua, các nhà khoa học và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đã thực hiện
một số hoạt động nghiên cứu KH-CN và chuyển giao công nghệ cho nhiều số tổ chức và DNVN,

nhưng theo báo cáo chung thì hiệu quả, tác động và nguồn thu từ các hoạt động này còn rất thấp so
với năng lực, tiềm năng và yêu cầu phát triển.
ĐHQGHN có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng về R&D liên ngành từ công nghệ nano tới công
nghệ sinh học, công nghệ IT, công nghệ quản trị, công nghệ dịch vụ đào tạo, tư vấn, nghiên cứu thị
tr ư ờ n g .n h ư n g chưa có cơ chế họp lý để thúc đẩy họp tác và khai thác hiệu quả theo các mơ hình
liên kết đa dạng. Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 36/2011 chỉ nêu ra các quy
định khung về cơ chế mà không thể chỉ ra được các mơ hình, tiêu chí, giải pháp và cơng cụ mà
ĐHQGHN có thể sử dụng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, ĐHQGHN cũng đang chuẩn bị triển khai các đề tài nghiên cứu KH và chuyển giao
công nghệ cho các tổ chức và DNVN và các DNVN tại Hà Giang và Vùng Tây Bắc. Nhiều câu hỏi
và yêu cầu của các đơn vị và DN đang chờ ĐHQGHN đưa ra các câu trả lời và giải pháp. Nguồn
lực của ĐHQGHN cịn có hạn chế trong khi cơ hội và u cầu nhiệm vụ thì liên tục gia tăng. Câu
hỏi đặt ra là cần phải quản trị như thế nào và làm như thế nào để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt
động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho các tổ chức và DNVN?
Như vậy, ĐHQGHN đang đứng trước các cơ hội cũng như thách thức trong việc thực hiện các
mục tiêu đã đề ra trong đó có hoạt động nghiên cứu, phát triển, tư vấn, tích hợp và chuyển giao
công nghệ cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Đe làm được việc này một cách hiệu quả,
cần thiết phải có một cơng trình nghiên cứu hệ thống hóa và phát triển lý luận cơ bản về hoạt động
chuyển giao công nghệ từ các trường đại học cho các tổ chức và doanh nghiệp, xây dựng bộ tiêu chí
2


đế theo dõi và đánh giá hiệu quả, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho các tổ chức và doanh nghiệp
Việt Nam, góp phần phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ, đồng thời thúc đẩy quá trình thực
hiện các mục tiêu chiến lược KH-CN cũng như chiến lược phát triển của ĐHQGH. Chính vì vậy mà
đề tài để nghiên cứu này có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực có giới hạn, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức,
nhưng nhỏm nghiên cứu đã cố gắng thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu và hoàn thành cơ bản các
mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau đây là báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu.

2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ, khảo sát thực trạng
và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của
ĐHQGHN cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ các trường
đại học cho các tổ chức và doanh nghiệp.
(2) Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chung về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của
ĐHQGHN cho các tổ chức và DNVN.
(3) Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho các
tổ chức và DNVN.
(4) Đe xuất một số nhóm giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công
nghệ của ĐHQGHN cho các tổ chức và DNVN.
(5) Thiết kế bản dự thảo quy định chung về quản trị hoạt động chuyển giao công nghệ của
ĐHQGHN cho các tổ chức và DNVN.
3. Phưong pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
Đe tài sử dụng các tiếp cận hệ thống và liên ngành, sử dụng cơ sở lý luận của các bộ môn khoa
học: quản trị công nghệ, quản trị chiến lược, quản trị nghiên cứu khoa học và công nghệ, quản lý
kinh tế, luật, quản trị tài sản trí tuệ, quản trị đại học...
Phương pltáp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Đe tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: tổng họp và phân tích thơng tin; mơ hình
hóa và phân tích các quy trình; điều tra theo phiếu đối với nhóm nhà quản trị/nhà khoa học tại các
3


đơn vị trực thuộc ĐHQGHN; phỏng vấn chuyên sâu một số lãnh đạo nhà trường và phòng ban quản
lý KH-CN, các nhóm đã chuyến giao cơng nghệ, trung tâm chuyển giao tri thức...; dùng cơng cụ
SWOT để phân tích; sừ dụng khung lý thuyết để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.

Đề tài cũng sử dụng một số kỹ thuật mô phỏng để thiết kế và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho các tổ chức và DNVN theo 3 nhóm
cơng nghệ,
Phiếu khảo sát được chia làm 2 mẫu. Mầu MI được thiết kế để lấy ý kiến đánh giá thực trạng
hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà KH-CN. Mầu M2 được thiết kế để lấy ý kiến đánh
giá của các nhà quản trị KH-CN tại các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN.
Các dữ liệu cứng và dữ liệu mềm được mã hóa và xử lý trên phần mềm SPSS để tổng họp
thành các bảng dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao
công nghệ từ ĐHQGHN cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các
nhóm giải pháp phù hợp và khả thi để góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển
giao công nghệ của ĐHQGHN cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và các phát hiện được giới thiệu tóm tắt trong các phần sau:

Phần 1: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị khoa học - công nghệ và hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ từ các trường đại học cho các tổ chức và doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về quản trị khoa học và công nghệ
1.1.1. Công nghệ và chuyển giao công nghệ
Trong Luật Chuyển giao Công nghệ năm 2006 của Việt Nam: “Công nghệ là các giải pháp,
quy trình, bí quyết có gắn hoặc khơng gắn với công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực
thành sản phẩm”.
Khái niệm này có nội hàm khá rộng và khá trìu tượng và khơng cụ thể. Hiện nay đa sổ giảng
viên, học viên, nhà doanh nghiệp có cơ hội học tập hay tham khảo “Giáo trình Quản trị Công nghệ”
(11) thường sử dụng định nghĩa gắn với phương trình cơng nghệ với 3 yếu tố cấu thành chính là:
Máy móc/thiết bị + Tri thức khoa học + Kỹ năng
Công nghệ là việc sử dụng sáng tạo các loại cơng cụ, máy móc, tri thức và kỹ năng để biến
đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hay dịch vụ1.

1 G iá o trìn h Q u à n trị C ô n g n g h ệ - P G S .T S . H o àn g Đ ình Phi, N X B Đ H Q G H N , 2 0 1 2


4


Công nghệ

=

Máy, công cụ

+

Tri thức

+

Kỹ năng

Việc phân chia mỗi công nghệ theo 3 yếu tố cấu thành có ý nghĩa và tác dụng làm cơ sở đê
phân loại các đề tài nghiên cứu KH có định hướng ứng dụng hay đề tài nghiên cứu ứng dụng và đề
tài phát triển cơng nghệ có các bước triển khai thực nghiệm và thừ nghiệm nhằm hồn thiện cơng
nghệ. Chỉ có các tri thức KH được phát triển và sáng tạo theo định hướng thúc đẩy hình thành các
cơng nghệ thì mới có thể nhanh chóng trở thành yếu tố “tri thức khoa học” trong mỗi công nghệ
v ề cơ bản, xét theo chức năng chính thì tất cả các cơng nghệ hay hệ thống cơng nghệ có thể
được phân chia thành 3 nhóm:
Các cơng nghệ quản trị (management technologies): quy trình quản trị, mơ hình kinh
doanh, phần mềm quản trị, giải pháp quản trị, cơ sở ban hành chính sách, cơng nghệ
hành chính, cơng nghệ làm luật...
Các cơng nghệ sản xuất (manufacturing technologies): máy móc, thiết bị, thiết kế, quy
trình sản xuất, bí quyết (know-how), cơng thức, giải pháp hữu ích ...
Các công nghệ dịch vụ (Service technologies): lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, tư vấn, hậu

cần, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo, du lịch, vận chuyển...
Việc phân loại các cơng nghệ theo 3 nhóm chính như trên giúp cho việc đánh giá hiệu quả
hoạt động chuyển giao công nghệ trở nên cụ thể hơn, phù hợp với đặc thù và chức năng của từng cơ
sở đào tạo đại học theo các nhóm ngành. Điều này làm thay đổi tư duy của nhiều nhà quản lý các
cấp và nhà quản trị đại học cho rằng chỉ có các trường thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật hay
công nghệ mới có thể sáng tạo cơng nghệ và chuyển giao công nghệ. Các trường thuộc khối nhân
văn, khoa học xã hội và hành vi, kinh doanh và quản lý ... đều có thể thúc đẩy các giảng viên và nhà
khoa học tham gia nghiên cứu phát triển các bí quyết, giải pháp quản trị, cơ sở ban hành chính sách
và luật lệ, phần mềm quản trị, mơ hình quản trị mới, mơ hình dịch vụ m ới... góp phần phát triến các
thành phần công nghệ hay các công nghệ trong nhóm cơng nghệ quản trị và cơng nghệ dịch vụ. Đây
là 2 nhóm vơ cùng quan trọng đối với việc đảm bảo ổn định và phát triển bền vững quốc gia, hay
nói cách khác đó là 2 nhóm cơng nghệ quan trọng góp phần đảm bảo an tồn và an ninh phi truyền
thống của nhà nước, cộng đồng, cá nhân và doanh nghiệp.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc
toàn bộ các thành phần cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ họp pháp sang bên nhận
công nghệ, bao gồm: bí quyết, giải pháp kỹ thuật; kỹ năng; kiến thức kỹ thuật thể hiện dưới dạng

5


thịng số kỳ thuật; thơng qua tin dữ liệu về cơng nghệ; phần mềm máy tính gắn với quy trình điều
hành sản xuất, dịch vụ; công nghệ trong nhượng quyền thương mại.

về cơ bản, chuyển giao công nghệ là một quy trình mà ở đó một phần hay tất cả ba yếu tô
cấu thành công nghệ (thiết bị, tri thức, kỹ năng) được chuyển từ bên chuyên giao sang bên nhận
chuyển giao để tiếp tục mua bán hay sừ dụng vào mục đích sản xuất ra một sản phẩm hay cung ứng
một dịch vụ trên thị trường.
1.1.2. Quản trị công nghệ
Trong khoa học quản trị thì quản trị cơng nghệ là một bộ môn khoa học liên ngành và một
lĩnh vực có liên quan tới nhiều ngành học (Branches O f Leaming) có một mục tiêu cơ bản là nghiên

cứu và phát triển một hệ tri thức khoa học để làm nền tảng vững chắc giúp cho các tổ chức và nhà
quản trị thực hiện tốt công tác quản trị các hoạt động khoa học, sáng tạo công nghệ và ứng dụng
công nghệ nhằm tạo ra tài sản và sự thịnh vượng chung cho xã hội.
Thuật ngữ “công tác quản trị công nghệ” được sử dụng để miêu tả các nhiệm vụ, công việc
hay các hoạt động (duty, job, activities) được các tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện trong q
trình quản trị để phát triển các cơng nghệ và các năng lực công nghệ, về cơ bản, các hoạt động này
được thiết kế và thực hiện dựa trên các cơ sở lý luận mà khoa học về quản trị công nghệ đã cung
cấp. Như vậy, nếu coi quản trị cơng nghệ là một khoa học hay mơn học thì công tác quản trị công
nghệ là các tác nghiệp trên thực tế. Đây là điểm khác biệt cơ bản khi sử dụng hai khái niệm cùng
liên quan tới một mục tiêu là phát triển công nghệ và năng lực công nghệ để tạo ra của cải và sự
thịnh vượng cho con người.
ở cấp độ quốc gia thì cơng tác quản trị công nghệ hay quản trị khoa học và công nghệ là
một chức năng quản trị cấp nhà nước do các cơ quan và bộ ngành liên quan thực hiện với các nhiệm
vụ chính là nghiên cứu, ban hành và đảm bảo rằng các chiến lược và chính sách phát triển KH-CN
quốc gia được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả, góp phần quan trọng vào q trình phát triển bền
vừng của quốc gia. Ở cấp độ doanh nghiệp thì cơng tác quản trị cơng nghệ là một cơng tác quản trị
chức năng nằm trong khuôn khổ các công tác quản trị kinh doanh hay quản trị doanh nghiệp, từ
công tác quản trị công ty, quản trị chiến lược, quản trị công nghệ... tới quản trị nguồn nhân lực,
quản trị sản xuất, quản trị m arketing... Công tác quản trị cơng nghệ tại DN là một quy trình liên tục
trong đó chủ DN hay cấp có thẩm quyền (cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc) thực hiện tất cả
các công việc kể cả việc hoạch định và thực thi các chiến lược và các kế hoạch liên quan nhằm phát
triển công nghệ và các năng lực công nghệ cần thiết phục vụ cho mục tiêu xây dựng và duy trì khả
năng cạnh tranh bền vững của DN.

6


Cơng tác quản trị cơng nghệ nói chung có một mục tiêu cơ bản và xuyên suôt là quản đè
phat triến các công nghệ và năng lực công nghệ phục vụ cho nhu cầu cạnh tranh và phát triển bền
vững của một quốc gia, một tổ chức, hay một doanh nghiệp.

1.1.3. Quản trị khoa học và công nghệ
Theo cách tiếp cận hệ thống và căn cứ theo mối quan hệ biện chứng giữa khoa học và cơng
nghệ thì cơng tác quản trị công nghệ bao gồm cả công tác quản trị khoa học và công nghệ. Tuy
nhiên, trong một số trường họp, theo cách tiếp cận lấy tri thức khoa học và cơng nghệ làm đối tượng
quản trị, thì thuật ngữ “quản trị khoa học và công nghệ” được sử dụng chung với ý nghĩa nhấn
mạnh mục tiêu của nghiên cứu khoa học là để phát triển công nghệ.
Một số đon vị đào tạo có giảng dạy mơn “quản lý khoa học và công nghệ”, v ề khái niệm,
trước hết phải thống nhất rằng thuật ngữ “quản lý khoa học và cơng nghệ” hồn tồn có nội hàm và
ý nghĩa như thuật ngữ “quản trị khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên do cách tiếp cận còn hạn chế,
một số đơn vị đào tạo đã thiết kế nội dung giảng dạy và đề cương môn học này theo hướng đơn giản
và thường tập trung chung vào việc cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về hệ thống quản
lý KH-CN của Việt Nam và đi sâu vào lĩnh vực “quản lý nghiên cứu khoa học” ở các cấp độ khác
nhau, đặc biệt là ở các cơ sở nghiên cứu khoa học và các trường đại học.
Công tác quản trị nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp bộ thường được giao cho Bộ
KH-CN thực hiện hoặc theo dõi việc thực hiện theo phân cấp từ trung ương đến địa phương, từ các
bộ tới các ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức khác. Sinh viên, cao học
viên, nghiên cứu sinh hay các nhà khoa học thường quen với các cụm từ như “đề tài nghiên cứu KH
cấp trường”, “đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ”, “đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước”, “đề
tài KC trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ”, “đề tài KX trong lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn” ... Phần lớn số tiền ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm cho KH-CN được chi cho
các nhóm đề tài nghiên cứu này. Cho đến nay, kết quả và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa
học và cơng nghệ nói chung còn rất nhiều hạn chế và Nhà nước vẫn đang tìm mọi cách để quản trị
tốt hơn ngân sách chi tiêu cho KH-CN.
1.2. Quản trị hoạt động chuyển giao công nghệ của các trường đại học

về bản chất, quản trị khoa học - công nghệ ở cấp trường là việc những người có trách
nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của nhà trường về đào tạo, nghiên
cứu và phát triển công nghệ theo khả năng để chuyển giao cho các tổ chức và doanh nghiệp. Quản
trị khoa học - công nghệ ở cấp trường đại học bao gồm 2 nhóm cơng việc quản trị chính:

Quản trị hoạt động nghiên cứu KH-CN phục vụ đào tạo;
7


Quản trị hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển KH-XH.
Như vậy quản trị hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà trường là 1 trong 2 nhóm
cơng tác hay nhiệm vụ quản trị. Xét theo khái niệm, nội hàm và các chức năng của quản trị thì quản
trị hoạt động chuyển giao cơng nghệ ở cấp trường đại học ỉù việc những người cỏ trách nhiệm ban
hành và tổ chức thực thi các chiến lược và kế hoạch chuyến giao công nghệ cho các tô chức và
doanh nghiệp nhằm thu được các lợi ích phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững nhà trường.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo đại học ngày càng gia
tăng, các nhà trường bắt buộc phải thay đổi cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào đào tạo và
nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo bằng cách tiếp cận mới là kết họp hài hòa giữa nghiên cứu
phục vụ đào tạo gắn với chuyển giao công nghệ nhằm gắn kết tốt hơn giữa lý luận với thực tiễn và
kết nối tốt hơn giữa nhà trường và các tổ chức, doanh nghiệp, nơi sẽ tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp
theo các định hướng chuẩn đầu ra. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy quản trị tốt các hoạt động
chuyển giao công nghệ thường mang lại nhiều lợi ích kép và cả lợi nhuận lớn để góp phần đảm bảo
các nguồn thu giúp các đại học tự chủ phát triển bền vững. Ví dụ như Đại học Queensland (úc)
thường được đứng trong Top 20 của thế giói, hàng năm có doanh thu khoảng 200 triệu USD từ các
hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức và doanh
nghiệp.
1.3. Hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của các trường đại học
Trong khi các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo là công việc thường xuyên
của các giảng viên kiêm nhà khoa học, thì các hoạt động kết nối giữa đào tạo với nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức và doanh nghiệp lại là một lĩnh
vực khá mới mẻ và phức tạp tại Việt Nam vì chúng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố và được điều
chỉnh bằng rất nhiều quy định hành chính của nhà trường và các bộ luật của Nhà nước như: Luật
Khoa học và Công nghệ (2013); Luật Chuyển giao Công nghệ (2006); Luật Sở hữu Trí tuệ (2005)...
Đánh giá hiệu quả của một cơng nghệ sản xuất cụ thể đã khó, nhưng đánh giá hiệu quả của hoạt
động chuyển giao công nghệ của một trường đại học hay một đơn vị lớn như ĐHQGHN với nhiều

đơn vị thành viên lại càng khó khăn hơn.
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ hiệu quả được định nghĩa như sau: “Hiệu quả
là kết quả đích thực” của một hoạt động, cơng việc nào đó. Hiệu quả là so sánh đầu vào với đầu ra
của một quyết định nào đó.
Hiệu quả nghiên cứu khoa được thể hiện qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư (nhân
lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện v.v...) cho cơng trình với các kết quả, sản phẩm khoa học
công nghệ thu được sau khi kết thúc nghiên cứu và các lợi ích, giá trị vật chất, tinh thần tạo ra cho


khoa học công nghệ và kinh tế xã hội lâu dài khi ứng dụng các kết quả nghiên cứu sau này (giá trị
ngìài). Tương tự như vậy, hiệu quả một để tài nghiên círu khoa học ứng dụng hay một dự án phát
trièn công nghệ thường được đánh giá thông qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư (các yếu tố
đầi vàơ - input) với các kết quả mà cụ thể là các công nghệ hay các thành phần công nghệ thu được
(yéu tố đầu ra - output).
Hiệu quả của một đề tài nghiên cứu KH hay một dự án nghiên cứu phát triển công nghệ
đang được đánh giá theo nhiều nhóm tiêu chí theo các quy định và thông lệ khác nhau. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng đánh giá hiệu quả các đề tài nghiên cứu KH-CN phải có định tính và định
lượng theo nhiều nhóm tiêu chí như: hiệu quả khoa học và cơng nghệ; hiệu quả kinh tế, hiệu quả
môi trường, hiệu quả xã hội, hiệu quả thông tin... Tuy nhiên để đánh giá được tất cả các tác động
tích cực trực tiếp và gián tiếp của một đề tài nghiên cứu KH-CN tới các lĩnh vực khác nhau từ KHCN tới

kinh tế, xã hội, mơi trường địi hỏi các tiêu chí và quy trình rất phức tạp và đi kèm theo đólà

thơigian dài và chi phí lớn. Cơng việc khảo sát đánh giá tốn kém này chỉ nên tiến hành vớicác đề
tài lớn, quan trọng hay các dự án phát triển công nghệ lớn, đầu tư lớn và có tác động lan tỏa cao.
Theo một số quy định của các trường thì các nhóm tiêu chí đánh giá từng đề tài nghiên cứu
KH được trên kết quả hay sản phẩm đầu ra của đề tài và các tác động của sản phẩm đầu ra đối với
chính tác già, đơn vị chủ quản, đối tượng hưởng lợi và xã hội. Các nhóm tiêu chí cơ bản:
(1) Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và cơng nghệ
(2) Ket quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tế

(3) Đe tài nghiên cứu có hỗ trợ sau đại học
(4) Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả khác
Khác với việc đánh giá hiệu quả từng hoạt động nghiên cứu KH-CN hay từng đề tài nghiên
cứu KH-CN thường dừng ở mức “khả năng ứng dụng hay “tiềm năng ứng dụng”, đánh giá hiệu quả
các hoạt động chuyển giao công nghệ của một trường đại học cần một cách tiếp cận mới, vừa bao
quát và vừa tập trung vào mục tiêu ứng dụng thực tế của kết quả nghiên cứu và lợi ích mang lại cho
các bên liên quan, phải trả lời các câu hỏi cụ thể như: Mục tiêu đánh giá? Nguyên tắc đánh giá? Các
tiêu chí đánh giá? Phương pháp tiến hành?...
Chuyển giao công nghệ là các hoạt động được tiến hành giữa hai chủ thể chính là bên
chuyển giao và bên nhận chuyển giao trong khuôn khổ các cơ chế chuyển giao do pháp luật quy
định hay pháp luật không cấm. Động lực chính thúc đẩy hai bên là lợi nhuận và các lợi ích mà q
trình chuyển giao cơng nghệ hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ mang lại. Cho nên, đánh giá
hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ là đánh giá các kết quả cuối cùng có tác động trực tiếp
9


tới lợi ích cùa từng chủ thế. Chính vì vậy, khơng nên đưa vào bảng đánh giá các tiêu chí định tính
để đánh giá các tác động gián tiếp tới các bên thứ ba như là nhà nước, cộng đồng, khách hàng cuối
cùng, giảng viên và công tác giảng dạy, sinh viên được hưởng lợi gì...
Căn cứ theo các nội dung nghiên cứu và chuyên đề trước, trên cơ sở trao đổi với các chuyên
gia, thử nghiệm bộ tiêu chí chung tại một số đơn vị thì việc đánh giá chung hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ là tổng họp đánh giá của các đơn vị thành viên. Các đơn vị tự đánh giá đê
làm căn cứ thi đua và điều chỉnh chiến lược KH-CN của mình và Ban KH-CN của ĐHQGHN cũng
có thể đánh giá chung từng đơn vị từ góc nhìn của nhà quản trị KH-CN ở cấp ĐHQGHN. Theo
chức năng và nhiệm vụ, có trường như ĐHKHXH và NV thì thường đánh giá hiệu quả theo 2 nhóm
cơng nghệ là: Cơng nghệ quản trị và cơng nghệ dịch vụ. Cịn các trường như Trường ĐH Cơng
nghệ hay ĐHKH Tự nhiên thì có thể đánh giá theo 3 nhóm cơng nghệ: Cơng nghệ quản trị, cơng
nghệ sản xuất, cơng nghệ dịch vụ. Ở cấp ĐHQGHN thì nhất thiết phải đánh giá và tổng hợp các
đánh giá theo 3 nhóm cơng nghệ để thể hiện bức tranh tổng thể và đa sắc màu của các hoạt động
chuyển giao công nghệ.


Phần 2: Hoạt động chuyển giao công nghệ trong một số trưòug đại học và bài học kinh
nghiệm
2.1. Đánh giá chung về hoạt động chuyển giao công nghệ của một số trường đại học trên thế
giới và Việt Nam
2.1.1. Trên thế giói
Các trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, và mới đây là Trung
Q uốc... luôn gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp là
nhiệm vụ cần thiết và là yếu tố cạnh tranh với các trường đại học khác. Các công nghệ được nghiên
cứu ở trường đại học cũng đã được xác định là một hình thức thương mại hóa hiệu quả để chuyển
giao cơng nghệ vào cuộc sống và là công cụ quan trọng đối với thương mại hóa cho các trường đại
học nghiên cứu.
Xu hướng thiết lập các hình thức liên kết họp tác quốc tế về KH&CN đang trở nên phổ biến
với sự tham gia của nhiều công ty, nhiều nước trong các lĩnh vực như thiết bị điện, tin học và viễn
thơng, hố chất, thiết bị giao thơng vận tải, nghiên cứu vũ trụ, hải dương, môi trường và các lĩnh
vực cơng nghệ cao khác. Sự hợp tác nói trên thường được đánh giá qua các chỉ số chủ yếu như:
mức tăng trưởng của các luồng vào và ra của đầu tư trực tiếp nước ngồi; số lượng phịng thí
nghiệm, trung tâm nghiên cứu và phát triển do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh ngày càng tăng;
V iệc hình thành trên quy mô quốc tế các liên minh chiến lược về công nghệ bao gồm các công ty
10


lớr của Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu; Việc trao đổi hoặc lưu chuyển nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư, kỹ
th iỊt viên cũng như việc tiến hành ngày càng nhiều các cơng trình nghiên cứu chung có sự đơng tác
giả quốc tế về KH&CN, v.v. Việc sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa một số cơng ty lớn có quy mô
hoạt động quốc tế trong thời gian qua khẳng định xu thế tăng cường hợp tác và quốc tế hoá trong
lĩnh vực sản xuất; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực và hiệu
qua cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đối với các nước đang phát triển, hội nhập quốc tế về KH&CN là một động lực thúc đẩy các
hoạt động KH&CN trong nước nhằm khai thác có hiệu quả thành tựu KH&CN của thế giới, thu hút

nguồn lực và công nghệ nước ngồi để nâng cao và phát triển trình độ KH&CN trong nước, góp
phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và từng bước hội nhập vào nền
kinh tế tri thức của thế giới.
Các trường đại học ở Mỹ và Canada là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, đi
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Theo số liệu
của Hiệp hội các nhà quản lý công nghệ của các trường đại học Mỹ và Canada (AUTM) thống kê
hàng năm thì hoạt động chuyển giao công nghệ của các trường đại học ở hai quốc gia này luôn phát
triển sôi động.
Theo số liệu của AUTM, hoạt động chuyển giao công nghệ từ trường đại học ở Mỹ và
Canada cho doanh nghiệp khá ổn định qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008 nhưng các phát minh sáng chế công nghệ của các trường đại học vẫn được các
doanh nghiệp đón nhận cũng như hoạt động R&D ở các trường đại học cũng rất mạnh.
Trong số các công nghệ được các trường chuyển giao cho doanh nghiệp thì các cơng nghệ
về dịch vụ và cơng nghệ sản xuất chiếm tỷ lệ cao, hầu hết các sản phẩm công nghệ dạng này đều
được các doanh nghiệp tiếp nhận rất nhanh để phù hợp với tốc độ phát triển của cơng nghệ ngày
nay. Ví dụ, các cơng nghệ về điện tốn đám mây, cơng nghệ khắc phục sự cố mạng, đến cơng nghệ
quy trình sản xuất sinh học đặc biệt... đều được các công ty hàng đầu thế giới đặt hàng nghiên cứu
với các trường đại học.
Tại Trung Quốc, các trường đại học được Chính phủ tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò là
cơ quan nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Các
trường đại học được khuyến khích huy động vốn thông qua thương mại và công nghiệp từ các kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước công
nghệ cao. Theo sự chỉ đạo của nhà nước Trung Quốc, các trường đại học là một trong những lực
lượng chính được sử dụng để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học trên tồn quốc, đồng thời
cịn tham gia vào thương mại hóa, phổ biến cơng nghệ và cơng nghiệp hóa các kết quả nghiên cứu.


Đa số các kết quả nghiên cứu của các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc sau khi được
nghiệm thu đều được các doanh nghiệp nước này đón nhận và triển khai sản xuất trên diện rộng.
Đặc biệt là các công nghệ sản xuất và dịch vụ được các doanh nghiệp đặt hàng với các trường đại

học nghiên cứu như các công nghệ phần mềm, công nghệ dược phẩm, công nghệ thông tin... đã tạo
cho hoạt động chuyển giao cơng nghệ từ trường đại học ngày càng có xu hướng tăng lên.
2.1.2. Tại Việt Nam
Trong những năm qua, các trường đại học lớn ở Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Đại học H uế... ngoài nhiệm vụ chính là đào
tạo, các trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ. Vì vậy, chỉ
trong giai đoạn 2002-2012, các trường đã thực hiện hàng nghìn đề tài, dự án các cấp với nhiều cơng
trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, gắn chặt hoạt động nghiên cứu khoa học với việc
chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp phát triển của các doanh nghiệp và của đất nước.
Nhiều trường đại học đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ cao như các
sản phẩm về cơ khí chế tạo trong sản xuất, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, chế phẩm sinh học,
quy trình kỹ thuật và sản phẩm cơng nghệ đã được phát triển và đưa vào thực tế sản xuất, được Bộ
Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp & PTNT và các bộ ngành có liên quan cơng nhận và doanh
nghiệp, người sản xuất đánh giá cao. Kết quả đạt được này đã phản ánh phần nào khả năng và vai
trò của các trường đại học là cơ quan nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề bức xúc mới nảy
sinh, những hướng nghiên cứu mới có tính cách tân đổi mới trong khoa học cơng nghệ theo các
nhóm: cơng nghệ quản trị; công nghệ sản xuất và công nghệ dịch vụ.
Tuy nhiên theo các số liệu được công bố và theo nhiều nghiên cứu thì đa số các trường đại học
của Việt Nam cịn có nhiều hạn chế trong việc gán kết các hoạt động nghiên cứu, đào tạo với
chuyển giao công nghệ. Kết quả và hiệu quả hoạt động chuyển giao cơng nghệ đạt được cịn rất
khiêm tốn và chưa thực sự tương xứng với thế mạnh, năng lực và tiềm năng của đội ngũ đông đảo
các nhà giáo kiêm nhà khoa học và công nghệ tại đang công tác tại các trường đại học trên cả nước.
2.2. Một số bài học kinh nghiệm
Những dữ liệu cơ bản về hoạt động chuyển giao công nghệ từ một số trường đại học ở Mỹ,
Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ
từ các trường đại học cho các doanh nghiệp. Rất nhiều bài học có thể được rút ra cho các trường đại
học của Việt Nam nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ gắn
với trách nhiệm xã hội.



Một số bài học cơ bản mà mỗi trường có thể tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo theo điều
kiện cụ thể là:
(1) Phải có chiến lược nghiên cứu KH-CN phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ để gắn
kết chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội và nhà trường với doanh nghiệp.
(2) Phải có đội ngũ nhân lực với số lượng tối thiểu chuyên trách quản trị các hoạt động KHCN và chuyển giao công nghệ từ trường đại học cho các tổ chức và DN.
(3) Cần đa dạng hóa các hoạt động chuyển giao cơng nghệ
- Hoạt động triển khai công nghệ dưới dạng thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
thông qua việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu sau khi đánh giá, nghiệm thu cần được kiểm
chứng qua sản xuất đon chiếc, sản xuất nhỏ. Các trường đại học nước ngoài đã thực hiện rất tốt điều

- Hoạt động triển khai công nghệ dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm: Loại hình này có thể
thực hiện ở tất cả các lĩnh vực khoa học.
- Hoạt động tư vấn khoa học công nghệ: Hình thức này thích hợp với nhiều trường đại học
và cần khuyến khích nhân rộng hon.
(4) Cần phát huy cơ chế tự chủ, cơ chế bảo vệ bản quyền và các cơ chế tài chính khác để tạo
động lực mạnh mẽ cho các nhà khoa học.

Phần 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho
các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam
3.1. Bộ tiêu chí đánh giá chung về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN
cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam
Trong khi các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo là công việc thường xuyên
của các giảng viên kiêm nhà khoa học, thì các hoạt động kết nối giữa đào tạo với nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức và doanh nghiệp lại là một lĩnh
vực khá mới mẻ và phức tạp tại Việt Nam vì chúng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố và được điều
chỉnh bằng rất nhiều quy định hành chính của nhà trường và các bộ luật của Nhà nước như: Luật
Khoa học và Công nghệ (2013); Luật Chuyển giao Cơng nghệ (2006); Luật Sở hữu Trí tuệ (2005)...
Đánh giá hiệu quả của một công nghệ sản xuất cụ thể đã khó, nhưng đánh giá hiệu quả của hoạt

động chuyển giao công nghệ của một trường đại học hay một đon vị lớn như ĐHQGHN với nhiều
đơn vị thành viên lại càng khó khăn hcm.
13


Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ hiệu quả được định nghĩa như sau: “Hiệu quả
là kết quà đích thực” của một hoạt động, cơng việc nào đó. Hiệu quả là so sánh đầu vào với đầu ra
của một quyết định nào đó.
Hiệu quả nghiên cứu khoa được thể hiện qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư (nhân
lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện v.v...) cho cơng trình với các kết quả, sản phẩm khoa học
công nghệ thu được sau khi kết thúc nghiên cứu và các lợi ích, giá trị vật chất, tinh thần tạo ra cho
khoa học công nghệ và kinh tế xã hội lâu dài khi ứng dụng các kết quả nghiên cứu sau này (giá trị
ngoài). Tương tự như vậy, hiệu quả một để tài nghiên cứu khoa học ứng dụng hay một dự án phát
triển công nghệ thường được đánh giá thông qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư (các yếu tố
đầu vào - input) với các kết quả mà cụ thể là các công nghệ hay các thành phần công nghệ thu được
(yếu tố đầu ra - output).
Hiệu quả của một đề tài nghiên cứu KH hay một dự án nghiên cứu phát triển cơng nghệ
đang được đánh giá theo nhiều nhóm tiêu chí theo các quy định và thông lệ khác nhau. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng đánh giá hiệu quả các đề tài nghiên cứu KH-CN phải có định tính và định
lượng theo nhiều nhóm tiêu chí như: hiệu quả khoa học và công nghệ; hiệu quả kinh tế, hiệu quả
môi trường, hiệu quả xã hội, hiệu quả thông tin... Tuy nhiên để đánh giá được tất cả các tác động
tích cực trực tiếp và gián tiếp của một đề tài nghiên cứu KH-CN tới các lĩnh vực khác nhau từ KHCN tới kinh tế, xã hội, mơi trường địi hỏi các tiêu chí và quy trình rất phức tạp và đi kèm theo đỏ là
thời gian dài và chi phí lớn. Công việc khảo sát đánh giá tốn kém này chỉ nên tiến hành với các đề
tài lớn, quan trọng hay các dự án phát triển công nghệ lớn, đầu tư lớn và có tác động lan tỏa cao.
Theo một số quy định của ĐHQGHN thì các nhóm tiêu chí đánh giá từng đề tài nghiên cứu
KH được trên kết quả hay sản phẩm đầu ra của đề tài và các tác động của sản phẩm đầu ra đối với
chính tác giả, đơn vị chủ quản, đối tượng hưởng lợi và xã hội. Các nhóm tiêu chí cơ bản:
(5) Ket quả nghiên cứu có giá trị khoa học và cơng nghệ
(6) Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tế
(7) Đề tài nghiên cứu có hỗ trợ sau đại học

(8) Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả khác
Khác với việc đánh giá hiệu quả từng hoạt động nghiên cứu KH-CN hay từng đề tài nghiên
cứu KH-CN thường dừng ở mức “khả năng ứng dụng hay “tiềm năng ứng dụng”, đánh giá hiệu quả
các hoạt động chuyển giao công nghệ của một trường đại học cần một cách tiếp cận mới, vừa bao
quát và vừa tập trung vào mục tiêu ứng dụng thực tế của kết quả nghiên cứu và lợi ích mang lại cho

14


các bên liên quan, phải trả lời các câu hỏi cụ thể như: Mục tiêu đánh giá? Nguyên tắc đánh giá? Các
tiêu chí đánh giá? Phương pháp tiến hành?...
Chuyển giao công nghệ là các hoạt động được tiến hành giữa hai chủ thể chính là bên
chuyển giao và bên nhận chuyển giao trong khuôn khổ các cơ chế chuyển giao do pháp luật quy
định hay pháp luật không cấm. Động lực chính thúc đẩy hai bên là lợi nhuận và các lợi ích mà q
trình chuyển giao cơng nghệ hay các họp đồng chuyển giao công nghệ mang lại. Cho nên, đánh giá
hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ là đánh giá các kết quả cuối cùng có tác động trực tiếp
tới lợi ích của từng chủ thế. Chính vì vậy, khơng nên đưa vào bảng đánh giá các tiêu chí định tính
để đánh giá các tác động gián tiếp tới các bên thứ ba như là nhà nước, cộng đồng, khách hàng cuối
cùng, giảng viên và công tác giảng dạy, sinh viên được hưởng lợi g ì...
Căn cứ theo các nội dung nghiên cứu và chuyên đề trước, trên cơ sở trao đổi với các chuyên
gia, thử nghiệm bộ tiêu chí chung tại một số đơn vị thì việc đánh giá chung hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ là tổng hợp đánh giá của các đơn vị thành viên. Các đơn vị tự đánh giá để
làm căn cứ thi đua và điều chỉnh chiến lược KH-CN của mình và Ban KH-CN của ĐHQGHN cũng
có thể đánh giá chung từng đơn vị từ góc nhìn của nhà quản trị KH-CN ở cấp ĐHQGHN. Theo
chức năng và nhiệm vụ, có trường như ĐHKHXH và NV thì thường đánh giá hiệu quả theo 2 nhóm
cơng nghệ là: Cơng nghệ quản trị và cơng nghệ dịch vụ. Cịn các trường như Trường ĐH Cơng
nghệ hay ĐHKH Tự nhiên thì có thể đánh giá theo 3 nhóm cơng nghệ: Cơng nghệ quản trị, công
nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ. Ở cấp ĐHQGHN thì nhất thiết phải đánh giá và tổng hợp các
đánh giá theo 3 nhóm cơng nghệ để thể hiện bức tranh tổng thể và đa sắc màu của các hoạt động
chuyển giao cơng nghệ.


Sau đây là 11 tiêu chí được nhóm nghiên cứu thiết kế và sử dụng thừ

nghiệm để đánh giá chung hiệu quả công tác chuyển giao công nghệ của một trường thành viên và
của ĐHQGHN:
L Các tiêu chí liên quan tới lợi ích của bên chuyển giao:
1 - Số lượng các công nghệ/thành phần công nghệ được chào bán theo 3 nhóm cơng nghệ
2- Số lượng các cơng nghệ/thành phần cơng nghệ có đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước khi
chào bán/chuyển giao
3- Số lượng các cơng nghệ/thành phần cơng nghệ được chuyển giao có hợp đồng và thu phí
4- Số lượng các cơng nghệ/thành phần cơng nghệ được chuyển giao có thỏa thuận khơng thu
phí mà nhận lại bằng các hỗ trợ phi tài chính
5- Tổng doanh thu từ các họp đồng chuyển giao công nghệ
6- Số thu của các tác giả sáng tạo ra công nghệ/thành phần công nghệ


7- Số thu (hay lợi nhuận) cho đơn vị chủ trì
8- Số thu (hay lợi nhuận) cho ĐHQGHN
//. Các tiêu chí liên quan tới lợi ích của bên nhận chuyển giao:
9- Chất lượng công nghệ/thành phần công nghệ được chuyển giao
Công nghệ mới
Công nghệ cao
Công nghệ tiên tiến
Công nghệ tiêu chuẩn công nghiệp
10- Tác động trực tiếp của công nghệ/thành phần cơng nghệ được chuyển giao tói khả năng
cạnh tranh của SP/DV:
nâng cao năng suất,
nâng cao chất lượng,
-


giảm giá thành sx ,
tạo ra SP/DV mới,

-

tạo ra hệ thống kinh doanh mới.

11 - Mức độ hài lòng của tổ chức và DN nhận chuyển giao
Nếu chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ xoay quanh mục tiêu và lợi ích
của bên chuyển giao là các trường ĐH thì thiếu đi một vế của cuộc chơi hai bên đều chiến thắng
“win-win” và làm cho các nhà quản trị KH-CN tại các trường ĐH ít chú ý tới việc kết nối chặt chẽ
với thị trường, lắng nghe hơi thở của thị trường để tiếp tục đổi mới và sáng tạo cơng nghệ. Chính vì
vậy, phần I bao gồm các tiêu chí từ 1-7 là phần đánh giá định lượng để các đơn vị dễ dàng so sánh
với mục tiêu kế hoạch trong năm và so với các năm, còn phần II từ mục 8-10 là phần đánh giá định
tính để kiểm tra xem mức độ hài lòng của khách hàng là bên nhận chuyển giao công nghệ theo các
mức độ cảm nhận và đánh giá chung theo 3 mức tác động (thấp, trung bình, cao). Cịn nếu muốn
đánh giá định lượng các tiêu chí phần II thì phải làm riêng chi tiết bộ tiêu chí chính và phụ cho phần
này và đánh giá theo từng công nghệ hay từng dự án chuyển giao cơng nghệ.
3.1.1. Thiết kế bộ tiêu chí
Sau nhiều lần lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm, bản thiết kế sau đây về cơ bản đáp ứng
các yêu cầu đánh giá chung về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ ĐHQGHN cho các tố
chức và doanh nghiệp tính theo các năm hay các quãng thời gian khác nhau (period of time). Khi áp


dụng, các đơn vị có thể tự điều chỉnh bổ sung hoặc bỏ qua các tiêu chí chưa phù hợp hay không phù
hợp với nhiệm vụ hiện tại của đơn vị.

Cơng
nghệ
quản trị


Các tiêu chí

I
1
2
3
4
5
6
7
8
II
9
10

Cơng nghệ
sản xuất

Lọi ích bên chuyển giao
Số lượng các công nghệ/ thành phần công nghệ
được chào bán hay chào chuyển giao
Số lượng các công nghệ/ thành phần cơng nghệ
có đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước khi chào
bán/ chuyển giao
Sô lượng các công nghệ/thành phân công nghệ
được chuyển giao có hợp đồng và thu phí
Số lượng các cơng nghệ/thành phần cơng nghệ
được chuyển giao có thỏa thuận khơng thu phí
mà nhận lại bằng các hỗ trợ phi tài chính

Tơng doanh thu từ các họp đơng chun giao
công nghệ
Sô thu của các tác giả sáng tạo ra công
nghệ/thành phần công nghệ (VD: 50% đổi với
các đề tài do VNU tài trợ 100% kinh phí)
Sơ thu (hay lợi nhuận) của đơn vị chủ trì (VD:
25%)
Sơ thu (hay lợi nhuận) của ĐHQGHN (VD:
25%)
Lọi ích bên nhận chuyển giao
Chât lượng công nghệ/thành phân công nghệ
được chuyển giao
Tác động trực tiêp của công nghệ/thành phân
công nghệ được chuyển giao tới khả năng cạnh
tranh của SP/DV/DN...:
- nâng cao năng suất
- nâng cao chất lượng
- giảm giá thành s x
- tạo ra SP/DV mới
- tạo ra hệ thống kinh doanh mới
- tạo ra mơ hình quản trị mới
- làm cơ sở ban hành chính sách mới

11

Mức độ hài lịng của tơ chức và DN nhận
chuyển giao
1

HOC Qi JÕ


? IA

HÀ NƠI

ị TRUNG TẨM THỊNG T!N THƯ V Ẹ N

;

O C C É C C C O .Ỉ w

Công nghệ
dịch vụ


* Từ mục 1-8 đánh giá theo các con sổ định lượng và thống kẽ.
Các mục từ 9-11 đánh giá định tính theo 3 mức là: Thấp (1 điểm) - Trung bình (2) - Cao (ĩ)
Tiíu chí 1: Số lượng các công nghệ/ thành phân công nghệ được chào bán hay chào chuyên giao:
Đây chính là tiêu chí đầu vào cơ bản của hoạt động chuyển giao công nghệ từ trường ĐH
cho các tổ chức và DN. về cơ bản đầu ra hay kết quả cuối cùng của một đề tài nghiên cứu KH-CN
theo định hướng ứng dụng vào thực tiễn quản trị, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
đều có thể được đưa vào danh sách các công nghệ hay thành phần công nghệ mà nhà trường có thê
chuyển giao, v ấ n đề ở đây là đơn vị có chiến lược bán cơng nghệ hay khơng và có nguồn nhân lực
và giải pháp PR hay marketing tốt cho các công nghệ này hay không. Một cơng nghệ có thể nhanh
chóng bị lạc hậu hay bị thay thế bởi các công nghệ mới hay sáng tạo cơng nghệ trong một thế giới
phăng. Chính vì vậy, cần xem xét tiêu chí số lượng cơng nghệ được chào bán hàng năm với các tiêu
chí khác như số lượng công nghệ đã bán được hay đã được chuyển giao.
Trong Phụ lục các chỉ tiêu cơ bản của “Chiến lược phát triển KH&CN của ĐHQGHN 20152020” thì tiêu chí 3 và thứ 5 thể hiện mục tiêu khá khiêm tốn của ĐHQGHN. Tiêu chí 3 đặt ra mục
tiêu mỗi năm có khoảng 5-6 giải pháp hữu ích hay sáng chế và 5 giải pháp KH-CN tư vấn chính
sách. Tiêu chí 5 đặt ra mục tiêu mỗi năm có khoảng 4 sản phẩm KH-CN được chuyển giao và

thương mại hóa. Các mục tiêu được đặt ở mức khiêm tốn có thể do quan niệm của những người làm
chiến lược là chỉ tập trung tới nhóm cơng nghệ sản xuất và chủ yếu tập trung tới các sáng chế, giải
pháp hữu ích, giải pháp chính sách thu được từ các đề tài cấp ĐHQGHN hay do ĐHQGHN đầu tư
100% kinh phí, mà chưa tính đến các giải pháp sáng tạo thuộc nhóm công nghệ khác như công nghệ
quản trị, công nghệ dịch vụ được các cá nhân và các đơn vị chủ động đầu tư cho nghiên cứu và sáng
tạo theo chuyên môn và theo đam mê. Đây là điểm cần xem xét, bổ sung và điều chỉnh cách đánh
giá về hiệu quả hoạt động chuyển giao cơng nghệ từ cách tính số lượng tới việc tạo nguồn cung bền
vững theo 3 nhóm cơng nghệ quản trị, cơng nghệ sản xuất và cơng nghệ dịch vụ.
Tiêu chí 2: Sơ lượng các cơng nghệ/ thành phần cơng nghệ có đăng ký quyển sở hữu trí tuệ trước
khi chào bán/ chuyển giao
Cơng nghệ hay các thành phần công nghệ khi được chào bán hay chuyển giao có thể bị sao
chép hoặc đánh cắp thiết kể hay bí quyết. Chính vì vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là
một cơng cụ quan trọng để bảo vệ tài sản và bảo vệ động lực sáng tạo lâu dài cho các tác giả và đơn
vị chủ quản có tài trợ tiền cho các đề tài hay dự án KH-CN. Đây cũng là tiêu chí quan trọng đánh
giá định hướng chiến lược phát triển KH-CN gắn với nhu cầu thị trường, kết nối chặt chẽ giữa đào
tạo với nghiên cứu KH-CN và chuyển giao công nghệ nhằm thu lợi nhuận, tái đầu tư và qua đó là
góp phần phát triển thị trường KH-CN, phục vụ phát triển KT-XH.
18


Tiéu chỉ 3: s ổ lượng các công nghệ/thành phần cơng nghệ được chuyển giao có hợp đồng và thu

Có thể nói đây là tiêu chí quan trọng nhất và phức tạp nhất nếu có đánh giá thêm các tiêu chí
phụ là các điều khoản liên quan có trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Các công nghệ hay thành phần cơng nghệ được chuyển giao nếu có chất lượng tốt hay tác
động tốt tới một trong các yểu tố cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ hay quyết định chính sách
như đă nêu ở tiêu chí số 9 thì đương nhiên phải có giá trị thương mại và phải được thu phí nhàm trả
cơng xứng đáng hay ít nhất là cũng đủ bù đắp các chi phí nghiên cứu, phát triển công nghệ cho nhà
khoa học và đơn vị đầu tư cho KH-CN.
Nếu là các giải pháp công nghệ độc đáo hay cơng nghệ mới thì lợi nhuận cao thu được là

một thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả của cả hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ lẫn
hoạt động chuyển giao công nghệ của một trường đại học cho các tổ chức và doanh nghiệp. Hơn
nữa đây là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy các nhà khoa học và công nghệ tiếp
tục hành trình sáng tạo.
Tiêu chỉ 4: s ố lượng các cơng nghệ/thành phần cơng nghệ được chuyển giao có thỏa thuận khơng
thu p h í mà nhận lại bằng các hỗ trợ phi tài chỉnh
Không phải hợp đồng chuyển giao cơng nghệ nào cũng có thể định giá được và có thể thu
phí được. Trong trường họp các đề tài được nhận tài trợ từ ngân sách Nhà nước theo các chương
trình trọng điểm như “Chương trình KH-CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” thì việc
chuyển giao các giải pháp, mơ hình... cho UBND các tỉnh hay các tổ chức tiếp nhận có thể được
thực hiện thơng qua các hình thức thỏa thuận khơng thu phí. Đổi lại các đơn vị này có hợp tác và hỗ
trợ các nhà KH hay nhóm nghiên cứu trong q trình điều tra, thử nghiệm và hồn thiện các cơng
trình nghiên cứu KH-CN. Các hỗ trợ phi tài chính thu được từ các hoạt động chuyển giao công nghệ
hay các thỏa thuận chuyển giao cũng rất quan trọng trong việc tạo cơ hội cho các nhà KH-CN từ đại
học được kết nối tốt hơn với các cộng đồng doanh nghiệp hay các hiệp hội doanh nghiệp. Các DN
nhận được công nghệ chuyển giao khơng thu phí có thể tạo điều kiện cho giảng viên, nhà KH-CN
được sử dụng cơ sở sản xuất của họ để tiếp tục các nghiên cứu và thử nghiệm khác...
Tiêu chỉ 5: Tống doanh thu từ các hợp đồng chuyến giao cơng nghệ
Tính theo mỗi năm hay mỗi giai đoạn thời gian thì tổng doanh thu từ các hợp đồng chuyển
giao cơng nghệ là một tiêu chí quan trọng đánh giá chung hiệu quả của tất cả các hoạt động nghiên
cứu khoa học hướng tới phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
và xã hội của một trường đại học. Ví dụ, Đại học Queensland mỗi năm có tổng doanh tu khoảng
200 triệu USD từ các họp đồng chuyển giao công nghệ từ tất cả các trường thành viên.
19


Đối với các trường ĐH quốc tế có quy định quản trị hoạt động chuyển giao công nghệ phải
đăng ký thơng qua một văn phịng hay trung tâm chuyển giao cơng nghệ thì việc tơng họp tơng
doanh thu khơng khó. Nhưng đối với các đơn vị chưa có quy định cụ thể như ĐHQGHN thì khó có
con số chính xác bởi vì khơng thể kiểm sốt được số lượng các hợp đồng mà các tác giả hay nhóm

tác giả tự ký hay tự thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau...
Tiêu chí 6: So thu cùa tác giả sáng tạo ra công nghệ/thành phần công nghệ
Trong quy chế quản lý nhiệm vụ KH-CN theo QĐ3839 (2014) thì khoản 3 điều 20 có nêu
các tác giả đứng tên đề tài được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ (50%) khi các quyền sở hữu trí tuệ
được chuyển giao hoặc thương mại hóa. Rất khó xác định rõ thế nào là lợi nhuận trong trường hợp
này vì cịn phải tính tốn kỹ các chi phí chuyển giao và thuế căn cứ theo các hợp đồng chuyển giao
nếu một cơng nghệ có thể được chuyển giao nhiều lần cho nhiều doanh nghiệp vào các thời điểm
khác nhau... Vì vậy cần nghiên cứu để vận dụng cách phân chia theo tỷ lệ dựa trên giá trị hợp đồng
chuyển giao. Ví dụ như phần thu từ các hợp đồng sau khi trừ đi chi phí chuyển giao thì được chia
theo tỷ lệ: 50%, 25%, 25%; hay đơn vị chủ quản chỉ thu 10% trên mỗi giá trị hợp đồng chuyển giao,
còn lại tác giả và đơn vị làm dịch vụ chuyển giao công nghệ tự thỏa thuận phân chia. Nếu các tác
giả tự chuyển giao cơng nghệ và tự ký hợp đồng thì sau khi trừ đi 10% doanh thu cho đơn vị chủ
quản sẽ được hưởng 90% giá trị hợp đồng. 90% này cũng chưa thể được coi là lợi nhuận vì tác giả
cịn phải tính đen nhiều loại chi phí khác trong đó có các chi phi PR, marketing, chăm sóc khách
hàng cho mỗi dự án chuyển giao cơng nghệ. Chính vì vậy, trong trường họp này, tên gọi của tiêu
chí được gọi chung là số thu của tác giả.
x ế p hàng thứ 6 nhưng có thể nói tiêu chí này khá quan trọng. Công nghệ đã chuyển giao
cho tổ chức và doanh nghiệp theo các hơp đồng có thu phí thơng thường bao giờ cũng tính đến số
thu, yếu tố thu nhập hay lợi nhuận gộp cho người trực tiếp sáng tạo ra công nghệ và trong đa số các
trường hợp thì người chủ trì đề tài sáng tạo ra cơng nghệ sẽ chủ động đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ
hoặc tìm cơ hội chuyển giao cơng nghệ cho DN để đưa kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong đời
sống hay SX-KD, mang lại lợi nhuận và lợi ích cho tất cả các bên. Neu khơng có thu nhập hay lợi
nhuận gộp cho tác giả thì sẽ thiếu đi động lực cho quá trình sáng tạo liên tục và lâu dài.
Tiêu chí 1: So thu (hay lợi nhuận) của đơn vị chủ trì
Số thu hay lợi nhuận của các tác giả rất khó tính tốn và nếu trừ đi giá trị của tri thức cá
nhân, sáng tạo cá nhân và tâm huyết của tác giả, thì có thể số tiền mà các tác giả thu được từ các
hợp đồng chuyển giao cơng nghệ khơng cịn có phần lợi nhuận theo cách hạch tốn kinh doanh
thịng thường. Khác với các tác giả, đơn vị chủ quản là các trường ĐH cơng lập thì nhiệm vụ chính
là nghiên cứu và đào tạo. Phần kinh phí hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo
hay nghiên cứu KH-CN hướng tới phát triển công nghệ thường được lấy từ nguồn ngân sách nhà

20


nước cho KH-CN... Chính vì vậy số tiền thu được hay số thu dù có là 5% hay 10% tính trên giá trị
họp đồng thì cũng có thể được coi là khoản lợi nhuận. Các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan
tới các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường do các tác giả và đơn vị trung gian là các công ty
môi giới hav dịch vụ chuyển giao cơng nghệ chịu trách nhiệm.
Nếu đơn vị chủ trì khơng phải tài trợ hay chi phí gì cho các tác giả thì khơng nên thu bất kỳ
một khoản phí nào đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ nhằm khuyến khích sáng tạo và
nâng cao năng lực cá nhân cho các nhà giáo kiêm nhà KH-CN.
Tiêu chí 8: s ố thu (hay lợi nhuận) của ĐHQGHN (VD: 25%)
Thông thường thì kinh phí ĐHQGHN cấp cho các đề tài nghiên cứu KH-CN chỉ đáp ứng về
cơ bản các khoản chi cứng cho đề tài và dự án. Đa số các nhóm tác giả đánh giá là khơng đủ kinh
phí cho thử nghiệm. Việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ theo các tỷ lệ % chỉ là con số tương đối và
thiếu thực tế khi xét tới các yếu tố động lực quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động chuyển giao
cơng nghệ. Đó là niềm tự hào về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và thu nhập của các tác giả.
Như vậy, cũng như các đon vị chủ trì các đề tài KH-CN theo phân cấp, nếu ĐHQGHN tài
trợ cơ bản 100% kinh phí cho các đề tài KH-CN có các kết quả có thể được chuyển giao thì cũng
nên tính tốn thu một tỷ lệ nhỏ nhất định tính trên giá trị hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, ví dụ là
5% hay 10%. Phần thu này có thể được coi là lợi nhuận hay giá trị gia tăng mà ĐHQGHN thu được
vì số tiền đầu tư cho các đề tài KH-CN cũng xuất phát từ ngân sách nhà nước cho KH-CN và phục
vụ cho mục tiêu chính là đào tạo.
Tiêu chí 9: Chất lượng công nghệ/thành phần công nghệ được chuyển giao
Sau khi chuyển giao một thành phần, một công nghệ hay một hệ thống cơng nghệ thì bao
giờ bên chuyển giao cũng tự đánh giá xem kết quả chuyển giao về số lượng, chất lượng và giá cả
theo họp đồng hay thỏa thuận. Bên chuyển giao phải tự đánh giá xem chất lượng cơng nghệ được
chuyển giao ở nhóm nào trong các nhóm công nghệ từ thấp tới cao như: công nghệ tiêu chuẩn công
nghiệp, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới.
Tiêu chí này cũng được bên nhận chuyển giao là tổ chức hay doanh nghiệp rất coi trọng vì
nó quyết định tói giá trị hợp đồng chuyển giao cơng nghệ và đáp ứng mục tiêu đổi mới công nghệ

nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh .
Tiêu chí 10: Tác động trực tiếp của công nghệ/thành phần công nghệ được chuyển giao tới khả
năng cạnh tranh của SP/DV/DN...
Công nghệ nào được chuyển giao và ứng dụng thực tế cũng phải có tác động trực tiếp tới
một sản phẩm hay một dịch vụ hay một doanh nghiệp, dù là ở mức độ thấp nhất. Vì vậy cần đánh


gia cụ thể các tác động cụ thể tùy theo từng dự án hay họp đồng chuyển giao công nghệ: - nâng cao
năng suất; - nâng cao chất lượng; - giảm giá thành SX; - tạo ra SP/DV mới; - tạo ra hệ thống kinh
doanh mới; - tạo ra mô hình quản trị mới; - làm cơ sở ban hành chính sách mới.
Tiêu chí 11: Mức độ hài lịng của tố chức và DN nhận chuyển giao
Đánh giá định lượng cần nhiều số liệu và thời gian tính tốn, nhưng đánh giá định tính trong
nhiều trường họp lại quyết định việc ký kết và họp tác lâu dài giữa các bên trong q trình chuyển
giao cơng nghệ. Suy cho cùng sự hài lòng hay mức độ hài lòng của bên nhận chuyển giao là thước
đo quan trọng nhất cho bất kỳ một hoạt động chuyển giao cơng nghệ nào. Chính vì vậy cả bên
chuyển giao và bên nhận chuyển giao cần đánh giá nghiêm túc tiêu chí này.
3.1.2. Thử nghiệm bộ tiêu chí
Căn cứ theo bộ tiêu chí nêu trên, nhóm thực hiện đề tài đã lồng ghép các tiêu chí vào thiết kế
2 mẫu câu hỏi và 1 phiếu phỏng vấn:
-

M 1: Khảo sát các nhà KH-CN thuộc ĐHQGHN
M2: Khảo sát các nhà quản trị KH-CN, đơn vị chủ quản
PV: Phiếu phỏng vấn

Các tiêu chí từ 1-8 được lồng ghép vào phần phỏng vấn chuyên gia và phiếu khảo sát MI và
M2 được đánh giá là khá phù hợp để khảo sát nhanh và đánh giá chung về hiệu quả hoạt động
chuyến giao công nghệ của một đơn vị thuộc ĐHQGHN cho các tổ chức và doanh nghiệp trong
khoảng thời gian 1 năm. Các con số khảo sát và thống kê trong khoảng thời gian 2010-2014 theo 3
nhóm cơng nghệ cho thấy bức tranh chung về các hướng nghiên cứu KH-CN có gắn với định hướng

chuyển giao cơng nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ từ ĐHQGHN cho các tổ chức và
doanh nghiệp Việt Nam.
Các tiêu chí chính và phụ từ mục 9-11 được lồng ghép vào phần phỏng vấn (mẫu PV)
chuyên gia và doanh nhân được đánh giá là khá phù hợp để nhà quản trị doanh nghiệp và tổ chức
có thể đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ của một đơn vị thuộc
ĐHQGHN cho doanh nghiệp và tổ chức dưới góc nhìn xét về lợi ích của bên nhận chuyển giao
công nghệ.
3.2. Khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐHQGHN cho các tổ
chức và doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Thu thập, tổng họp và phân tích các dữ liệu điều tra
3.2.1.1. Các dữ liệu cứng (thứ cấp)


Các dữ liệu cứng được nhóm nghiên cứu quan tâm và tập trung tìm kiếm. Phải mất khá
nhiều thời gian để xin được bản copy các “Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ'’
hàng năm từ Ban KH-CN của ĐHQGHN.
Các dữ liệu cơ bản trong các báo cáo này từ năm 2013-2015 đã được nhóm nghiên cứu sử
dụng trong suốt quá trình làm đề tài.
Các dữ liệu cứng quan trọng khác có liên quan tới hoạt động chuyển giao tri thức và công
nghệ của ĐHQGHN cũng đã được nhóm nghiên cứu, tham khảo và trích dẫn như:
-

QĐ số 155/QĐ-ĐHQGHN ngay 9/1/2015 v/v Ban hành Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ của ĐHQGHN đến năm 2020;
c v số 362/TB-ĐHQGHN ngày 26/1/2015 v/v Thông báo kết luận của Giám đốc
ĐHQGHN tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014 và triển
khai kế hoạch năm 2015;
QĐ số 3839/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/10/2014 v/v Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cấp ĐHQGHN;
c v số 124/ĐHQGHN-KHCN ngày 12/1/2011 v/v Hướng dẫn tạm thời về việc phát triển

hoạt động sở hữu trí tuệ ở ĐHQGHN;
Các báo cáo tóm tắt về hoạt động KH-CN của một số đơn vị thành viên và trực thuộc
ĐHQGHN.

3.2.I.2. Các dữ liệu mềm (sơ cấp)
Căn cứ theo bộ tiêu chí đánh giá chung đã được thử nghiệm, nhóm tác giả đã tiến hành điều
chỉnh các mẫu phiếu và tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp để có được các dữ liệu mềm tin
cậy thơng qua 3 hình thức:
M I: Khảo sát các nhà KH-CN thuộc ĐHQGHN
M2: Khảo sát các nhà quản trị KH-CN, đơn vị chủ quản
PV : Phiếu phỏng vấn chuyên sâu
Các dữ liệu khảo sát được mã hóa, tổng họp và xử lý trên phần mềm SPSS theo các bảng thể
hiện bức tranh chung về hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ từ ĐHQGHN cho các tổ chức
và doanh nghiệp Việt Nam.
Sau đây là phần đánh giá chung thông qua việc sử dụng kết họp các dữ liệu cứng và dữ liệu
mềm.
23


×