Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả vận hành phát điện các hồ chứa bậc thang trong thị trường điện cạnh tranh, áp dụng cho lưu vực sông chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ QUỐC HƢNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VẬN HÀNH PHÁT ĐIỆN CÁC HỒ CHỨA BẬC THANG
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH,
ÁP DỤNG CHO LƢU VỰC SÔNG CHU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ QUỐC HƢNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VẬN HÀNH PHÁT ĐIỆN CÁC HỒ CHỨA BẬC THANG
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH,
ÁP DỤNG CHO LƢU VỰC SÔNG CHU


Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 9580202

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS. TS. Phan Kỳ Nam
2. PGS. TS. Lê Văn Nghị

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Lê Quốc Hƣng

năm 2019


LỜI CÁM ƠN
Luận án Tiến sĩ này, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan
Kỳ Nam và PGS.TS. Lê Văn Nghị. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các

thầy giáo đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tác giả xin cảm ơn các cấp lãnh đạo của Trƣờng Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo
Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình, Khoa Năng lƣợng, lãnh đạo và các thầy cô
giáo của Bộ môn Thủy điện và Năng lƣợng tái tạo đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp
ý kiến và chia sẻ kiến thức, tƣ vấn cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Phan Trần Hồng
Long thuộc Bộ môn Thủy điện và Năng lƣợng tái tạo đã dành thời gian, công sức hỗ
trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân và các đồng nghiệp
tại Ban Đầu tƣ Xây dựng thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã cung cấp
dữ liệu đầu vào, tạo điều kiện về thời gian công tác và sinh hoạt, là chỗ dựa vững chắc
về tinh thần cho tác giả trong các năm học tập và hoàn thiện luận án này.
Tác giả luận án

Lê Quốc Hƣng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................... x
1. Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... x
2. Giải thích các thuật ngữ ....................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................. 5
6.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VẬN HÀNH BẬC THANG HỒ

CHỨA VÀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH .......................................................8
1.1 Các nghiên cứu về vận hành hồ chứa trên thế giới ...............................................8
1.1.1 Các bƣớc xây dựng mô hình toán học ............................................................ 8
1.1.2 Các nghiên cứu tối ƣu và mô hình hóa hệ thống hồ chứa .............................. 9

i


1.2 Các nghiên cứu về vận hành hồ chứa tại Việt Nam ............................................13
1.2.1 Một số nghiên cứu vận hành hồ chứa ở Việt Nam .......................................13
1.2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến lƣu vực sông Mã và sông Chu ................17
1.2.3 Các quy trình vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông Mã ....................... 19
1.3 Giới thiệu chung về thị trƣờng phát điện cạnh tranh ...........................................21
1.3.1 Tổng quan về thị trƣờng điện cạnh tranh trên thế giới .................................21
1.3.2 Tổng quan về thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam..................................22
1.3.3 Tổng quan về giá bán điện trên thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam ......25
1.3.4 Quá trình tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh của NMTĐ Hủa Na và Cửa
Đạt ......................................................................................................................... 28

1.3.5 Một số tồn tại và khó khăn của các NMĐ khi tham gia thị trƣờng điện cạnh
tranh ....................................................................................................................... 30
1.4 Định hƣớng nghiên cứu của luận án ....................................................................31
1.5 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 32
CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO

HIỆU QUẢ VẬN HÀNH PHÁT ĐIỆN CÁC HỒ CHỨA BẬC THANG TRONG THỊ
TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH.................................................................................34
2.1 Phƣơng pháp giải bài toán tối ƣu trong vận hành liên hồ chứa ........................... 34
2.1.1 Phƣơng pháp giải bài toán tối ƣu..................................................................34
2.1.2 Các dạng bài toán vận hành liên hồ chứa .....................................................36
2.2 Phƣơng pháp giải bài toán QHĐ .........................................................................37
2.2.1 Lựa chọn cách tiếp cận .................................................................................37
2.2.2 Các đặc trƣng của QHĐ ...............................................................................38
2.3 Tính toán điều tiết tối ƣu hồ chứa nƣớc của trạm thủy điện bằng QHĐ .............40
2.3.1 Mô hình tính toán đơn hồ .............................................................................40
2.3.2 Mô hình toán hai hồ bậc thang .....................................................................44
ii


2.4 Mô hình tối ƣu cho các hồ chứa bậc thang .......................................................... 45
2.4.1 Các vấn đề cần giải quyết .............................................................................45
2.4.2 Hàm mục tiêu ............................................................................................... 47
2.4.3 Điều kiện biên và điều kiện ban đầu ............................................................ 50
2.4.4 Các ràng buộc ............................................................................................... 51
2.5 Phƣơng pháp xây dựng và giải bài toán vận hành liên hồ chứa lƣu vực sông Chu
...................................................................................................................................53
2.5.1 Xây dựng bài toán tối ƣu vận hành bậc thang hồ chứa phát điện trong điều

kiện tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh ............................................................... 53
2.5.2 Lựa chọn thời đoạn tính toán, năm tính toán và giá bán điện ......................54
2.6 Sơ đồ khối và các hệ phƣơng trình tính toán thủy điện bậc thang ......................55
2.6.1 Các bƣớc tính toán khi biết mực nƣớc đầu và cuối thời đoạn:.....................55
2.6.2 Thời đoạn tính toán....................................................................................... 60
2.6.3 Giá bán điện ..................................................................................................60
2.6.4 Cách chuyển giai đoạn tính cho các thời đoạn kế tiếp .................................61
2.7 Xây dựng chƣơng trình tính toán.........................................................................62
2.7.1 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình ........................................................................62
2.7.2 Mô tả các khối tính toán ...............................................................................63
2.7.3 Mô tả khối tính toán chính............................................................................64
2.7.4 Mô tả khối tính toán tạo biên mực nƣớc ......................................................65
2.8 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 68
CHƢƠNG 3

ÁP DỤNG TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH

XU HƢỚNG VẬN HÀNH CHO BẬC THANG HỒ CHỨA TRÊN SÔNG CHU .....69
3.1 Đặc điểm vận hành và các tồn tại trên lƣu vực sông Chu ...................................69
3.1.1 Đặc điểm dòng chảy .....................................................................................69
3.1.2 Hệ thống các hồ chứa trên lƣu vực ............................................................... 70
iii


3.1.3 Nhu cầu dùng nƣớc trên lƣu vƣc sông Chu ..................................................72
3.1.4 Các yếu tố tác động đến vận hành hồ chứa trên lƣu vƣc sông Chu .............72
3.2 Xây dựng BĐĐP kết hợp đảm bảo phát sản lƣợng hợp đồng hai hồ chứa Hủa Na
và Cửa Đạt trong thị trƣờng điện cạnh tranh tại Việt Nam .......................................74
3.2.1 Hồ sơ thiết kế và quy trình hiện hành........................................................... 74
3.2.2 Đề xuất và áp dụng mô hình tính toán liên hồ chứa trong thị trƣờng điện

cạnh tranh ..............................................................................................................78
3.2.3 Xây dựng và sử dụng đƣờng đảm bảo phát Qc để tạo biên mực nƣớc thƣợng
lƣu cho tính toán liên hồ chứa ...............................................................................79
3.3 Các kịch bản giá ..................................................................................................84
3.3.1 Giá biến đổi theo sản lƣợng (Kịch Bản 1) ....................................................84
3.3.2 Giá biến đổi theo lũy tích số giờ bán điện (Kịch Bản 2) .............................. 88
3.4 Kết quả tính toán Kịch bản 1 (giá biến đổi theo sản lƣợng điện tháng) ..............93
3.4.1 Đƣờng diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu ....................................................... 94
3.4.2 Các tổ hợp mực nƣớc đầu tháng ...................................................................99
3.4.3 Sử dụng kết quả để vận hành đơn hồ (trong mùa cạn) ...............................102
3.4.4 Sử dụng kết quả để vận hành đơn hồ (trong mùa lũ) .................................104
3.4.5 Sử dụng kết quả để vận hành liên hồ (trong mùa cạn) ...............................105
3.4.6 Sử dụng kết quả để vận hành liên hồ (trong mùa lũ) .................................106
3.4.7 Tổng doanh thu và sản lƣợng điện khi áp giá biến đổi theo Kịch bản 1 ....108
3.4.8 So sánh kết quả của hai hàm mục tiêu tổng doanh thu liên hồ và đơn hồ lớn
nhất ......................................................................................................................109
3.5 Kết quả tính toán Kịch bản 2 (giá biến đổi theo lũy tích số giờ bán điện) ........110
3.5.1 Diễn biến mực nƣớc một số năm gần đây ..................................................110
3.5.2 So sánh kết quả vận hành tối ƣu liên hồ chứa với thực tế ..........................112

iv


3.6 Chọn kịch bản giá điện áp dụng cho bậc thang và chỉ dẫn vận hành khi vận hành
trong thị trƣờng điện cạnh tranh ..............................................................................114
3.6.1 Chọn kịch bản giá điện ...............................................................................114
3.6.2 Chỉ dẫn vận hành ........................................................................................114
3.7 Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................117
1. Những kết quả đạt đƣợc của luận án ...................................................................117

2. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................117
3. Những hạn chế của luận án và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................118
4. Kiến nghị .............................................................................................................118
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................121
PHỤ LỤC ....................................................................................................................126

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Công suất lắp máy thủy điện qua các năm [1] .................................................1
Hình 1.2 Kế hoạch phát triển các cấp độ thị trƣờng điện [41] ......................................22
Hình 1.3 Các mốc phát triển thị trƣờng điện cạnh tranh tại Việt Nam ......................... 23
Hình 1.4 Công suất đặt và số lƣợng NMĐ tham gia VCGM ........................................23
Hình 1.5 Thị phần công suất đặt của các NMĐ trên hệ thống ......................................24
Hình 1.6 Thị phần của các tập đoàn, tổng công ty trực tiếp tham gia VCGM ..............25
Hình 1.7 Giá trần thị trƣờng điện qua các năm từ 2013 đến 2018 ................................ 26
Hình 1.8 Giá CAN trung bình tháng từ 1/2017 đến 6/2018 ..........................................27
Hình 1.9 Giá FMP từ 1/2017 đến 6/2018 ......................................................................28
Hình 1.10 Sơ đồ thể hiện các bƣớc nghiên cứu ............................................................. 32
Hình 2.1 Mô hình bài toán QHĐ tổng quát ...................................................................39
Hình 2.2 Mô tả các hƣớng đi tìm đƣờng tối ƣu trong điều tiết hồ chứa........................ 41
Hình 2.3 Mô hình bậc thang tập hợp hƣớng đi ví dụ hai hồ .........................................44
Hình 2.4 Mô tả hệ thống cân bằng lƣu lƣợng trên hệ thống Hủa Na – Cửa Đạt ...........57
Hình 2.5 Các khối tính toán chính để xây dựng mô hình ..............................................63
Hình 2.6 Sơ đồ khối tính toán doanh thu max 2 hồ ....................................................... 66
Hình 2.7 Sơ đồ khối tạo biên ràng buộc về mực nƣớc cho đơn hồ ............................... 67
Hình 3.1 Sơ đồ khai thác lƣu vực sông Chu ..................................................................71
Hình 3.2 Nhu cầu dung nƣớc hạ lƣu của hai hồ ............................................................ 72

Hình 3.3 Hiện trạng vận hành hồ chứa Hủa Na 6 tháng đầu năm 2014 ........................ 73
Hình 3.4 Sản lƣợng hợp đồng hai năm gần đây của NMTĐ Hủa Na [50] ....................79
Hình 3.5 BĐĐP kết hợp đảm bảo phát Qc Hủa Na năm 2016-2017 ............................ 80
Hình 3.6 BĐĐP kết hợp đảm bảo phát Qc Hủa Na năm 2017-2018 ............................ 80
Hình 3.7 Sản lƣợng hợp đồng NMTĐ Cửa Đạt [50].....................................................81
Hình 3.8 Tập hợp đƣờng diễn biến để phát Qc Hủa Na yêu cầu theo năm thủy văn ....82
Hình 3.9 Tập hợp đƣờng diễn biến một số năm thủy văn điển hình để phát Qc Hủa Na
yêu cầu theo năm thủy văn ............................................................................................ 83
Hình 3.10 Tập hợp 46 đƣờng mực nƣớc để đảm bảo phát Qc Cửa Đạt năm 2014-2015
.......................................................................................................................................83
Hình 3.11 Giá bán điện tháng NMTĐ Hủa Na [51] ......................................................85
vi


Hình 3.12 Giá bán điện tháng của NMTĐ Cửa Đạt [52] ..............................................85
Hình 3.13 Quan hệ giá bán và sản lƣợng điện các tháng mùa lũ NMTĐ Hủa Na ........86
Hình 3.14 Quan hệ giá và sản lƣợng các tháng trong mùa cạn NMTĐ Hủa Na ...........86
Hình 3.15 Quan hệ giá bán và sản lƣợng điện các tháng mùa lũ NMTĐ Cửa Đạt .......87
Hình 3.16 Quan hệ giá bán và sản lƣợng điện các tháng mùa cạn NMTĐ Cửa Đạt.....87
Hình 3.17 Lũy tích giá khớp lệnh theo giờ tháng 11/2013 của thị trƣờng điện ............89
Hình 3.18 Lũy tích giá bán điện theo giờ, tháng 11/2013 của NMTĐ Hủa Na ............89
Hình 3.19 Phân bố giờ bán điện NMTĐ Hủa Na trong tháng 11/2013 ........................ 90
Hình 3.20 Xác định phạm vi ảnh hƣởng của diện tích đƣờng lũy tích đến giá tháng ...90
Hình 3.21 Hệ số tƣơng quan R của hàm tuyến tính giá giờ NMTĐ Hủa Na ................91
Hình 3.22 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Hủa Na 46 năm ........................... 94
Hình 3.23 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Hủa Na nhóm năm ít nƣớc ..........94
Hình 3.24 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Hủa Na nhóm năm trung bình nƣớc
.......................................................................................................................................95
Hình 3.25 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Hủa Na nhóm năm nhiều nƣớc ...95
Hình 3.26 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Cửa Đạt 46 năm .......................... 95

Hình 3.27 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Cửa Đạt nhóm năm ít nƣớc .........96
Hình 3.28 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Cửa Đạt nhóm năm trung bình
nƣớc ............................................................................................................................... 96
Hình 3.29 Diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu NMTĐ Cửa Đạt nhóm năm nhiều nƣớc ..96
Hình 3.30 Phạm vi vận hành 46 năm NMTĐ Hủa Na KB1 ..........................................97
Hình 3.31 Phạm vi vận hành 46 năm NMTĐ Cửa Đạt KB1.........................................97
Hình 3.32 Phạm vi vận hành tối ƣu Hủa Na có xét đến lƣu lƣợng tối thiểu .................98
Hình 3.33 Phạm vi vận hành tối ƣu Cửa Đạt sau khi Hủa Na tối ƣu doanh thu ...........98
Hình 3.34 Xu hƣớng vận hành trong mùa cạn khi mực nƣớc nằm dƣới phạm vi tối ƣu
phát điện của BĐĐP hồ Cửa Đạt .................................................................................102
Hình 3.35 Hƣớng phối hợp vận hành liên hồ trong mùa cạn ......................................105
Hình 3.36 Hƣớng phối hợp vận hành liên hồ trong mùa lũ.........................................107
Hình 3.37 Diễn biến mực nƣớc hồ Hủa Na năm thủy văn 2015-2016 sử dụng ƣớc
lƣợng giá năm thủy văn 2014-2015 .............................................................................110

vii


Hình 3.38 Diễn biến mực nƣớc hồ Hủa Na năm thủy văn 2016-2017 sử dụng ƣớc
lƣợng giá năm thủy văn 2015-2016 .............................................................................110
Hình 3.39 Diễn biến mực nƣớc hồ Hủa Na năm thủy văn 2017-2018 sử dụng ƣớc
lƣợng giá năm thủy văn 2016-2017 .............................................................................111
Hình 3.40 Diễn biến vận hành NMTĐ Cửa Đạt 2016-2017 .......................................111
Hình 3.41 Tổng hợp so sánh doanh thu (tỷ đồng) và điện lƣợng năm 2014-2015 theo
KB2 ..............................................................................................................................113
Hình 3.42 Tổng hợp so sánh doanh thu và điện lƣợng năm 2015-2016 theo KB2 .....113
Hình 3.43 Tổng hợp so sánh doanh thu và điện lƣợng năm 2016-2017 theo KB2 .....114

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mực nƣớc thực đo (m) ngày 01/7 các năm vận hành 2012-2018 ..................51
Bảng 2.2 Giá bán điện tháng NMTĐ Hủa Na (đ/kWh).................................................54
Bảng 2.3 Giá bán điện tháng NMTĐ Cửa Đạt (đ/kWh) ...............................................55
Bảng 3.1 Đặc điểm lƣu vực ........................................................................................... 69
Bảng 3.2 Đặc điểm dòng chảy....................................................................................... 70
Bảng 3.3 Các thông số chính hai hồ Hủa Na và Cửa Đạt .............................................71
Bảng 3.4 Mực nƣớc thấp nhất nên có trong mùa lũ của NMTĐ Cửa Đạt ....................75
Bảng 3.5 Lƣu lƣợng tối thiểu khi vận hành bình thƣờng với các mực nƣớc cho phép .78
Bảng 3.6 Giá trị hệ số tƣơng quan R của NMTĐ Hủa Na KB2 ....................................91
Bảng 3.7 Tổng hợp dạng đƣờng lũy tích giá FULL khớp lệnh thị trƣờng điện ............92
Bảng 3.8 Tổ hợp 12 mực nƣớc thƣợng lƣu Hủa Na và Cửa Đạt (46 năm) ...................99
Bảng 3.9 Mực nƣớc thƣợng lƣu thực tế hồ Cửa Đạt ngày 01/1 các năm gần đây ......103
Bảng 3.10 Tổng hợp doanh thu và sản lƣợng bình quân hàng năm hai hồ (KB1) ......108
Bảng 3.11 So sánh lợi ích khi phối hợp hai hồ............................................................109
Bảng 3.12 Điện lƣợng thực bán các năm gần đây (triệu kWh) ...................................112

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1. Danh mục các từ viết tắt
BĐĐP

Biểu đồ điều phối

BNE

Nhà máy điện mới tốt nhất


CAN

Giá công suất thị trƣờng

CfD

Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác

CGM

Thị trƣờng phát điện cạnh tranh (Competitive Generation Market)

CLN

Cửa lấy nƣớc

CSCB

Công suất công bố

CĐTĐL

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thƣơng)

DATĐ

Dự án thủy điện

DDP


QHĐ vi phân (Differential Dynamic Programming)

DDDP

QHĐ sai phân (Discrete Differential Dynamic Programming)

DPSA

QHĐ xấp xỉ liên tục (Dynamic Programming Successive
Approximation)

EPTC

Công ty mua bán điện (Electricity Power Trading Company)

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity)

FDP

QHĐ gấp khúc (Folded Dynamic Programming)

FMP

Giá thị trƣờng toàn phần (Full Market Price)

HBMO


Tối ƣu hóa phối hợp (Honey-Bees Mating Optimization)

HHC

Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na (Hua Na Hydropower Company)

HTHC

Hệ thống hồ chứa
x


IPP

Nhà máy điện độc lập (Independent Power Plant)

KCN

Khu công nghiệp

MNC

Mực nƣớc chết

MNDBT

Mực nƣớc dâng bình thƣờng

MNTL


Mực nƣớc thƣợng lƣu

MNLKT

Mực nƣớc lũ kiểm tra

MNTLũ

Mực nƣớc trƣớc lũ

NLDC / A0

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (National Load Dispatch
Centre)

Nlm

Công suất lắp máy

NMĐ

Nhà máy điện

NMTĐ

Nhà máy thủy điện

Pc

Giá hợp đồng (Contract Price)


Pmin

Công suất phát ổn định thấp nhất

PPA

Hợp đồng mua bán điện (Power Purchase Agreement)

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam)

PVPower

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

Qc giờ

Sản lƣợng hợp đồng giờ

Qc năm

Sản lƣợng hợp đồng năm

Qc tháng

Sản lƣợng hợp đồng tháng

QHĐ


Quy hoạch động (Dynamic Programming)

xi


QHPT

Quy hoạch phi tuyến (NonLinear Programming)

QHTT

Quy hoạch tuyến tính (Linear Programming)

QHTL

Quy hoạch thủy lợi

Qmq

Sản lƣợng điện giao nhận

Qsmp

Tổng sản lƣợng điện giao ngay trên thị trƣờng

QT214

Quy trình liên hồ số 214/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 02 năm 2018


SCE

Tiến hóa tối ƣu (Shuffled Complex Evolution)

SDP

QHĐ ngẫu nhiên (Stochastic Dynamic Programming)

SMP

Giá điện năng thị trƣờng (Spot Market Price)

SMPcap

Giá trần thị trƣờng

TTĐ

Thị trƣờng điện

TTDT

Thuật toán di truyền (Genetic Algorithms)

VCGM

Thị trƣờng phát điện cạnh tranh ở Việt Nam (Vietnam Competitive
Generation Market)

VCRM


Thị trƣờng bán lẻ cạnh tranh (Vietnam Competitive Retail Market)

VWEM

Thị trƣờng bán buôn cạnh tranh (Vietnam Wholesale Electricity
Market)

VHHTHC

Vận hành hệ thống hồ chứa

VPLũ

Dung tích phòng lũ

xii


2. Giải thích các thuật ngữ
Công suất công Mức công suất sẵn sàng lớn nhất của tổ máy phát điện đƣợc các đơn
bố

vị chào giá hoặc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện
và Đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ công bố
theo lịch vận hành thị trƣờng điện

Công suất phát

Công suất phát ổn định thấp nhất của NMĐ đƣợc xác định bằng


ổn định thấp

công suất phát ổn định thấp nhất (Pmin) của một tổ máy của NMĐ

nhất

đƣợc lập lịch huy động trong mô hình mô phỏng thị trƣờng điện của
chu kỳ đó

Dung tích

Phần dung tích nằm giữa cao trình mực nƣớc trƣớc lũ đến cao trình

phòng lũ

mực nƣớc lũ thiết kế.

Giá công suất

Phần bù đắp cho các chi phí cố định của NMĐ mới tốt nhất trong

thị trƣờng

năm, đảm bảo nhà máy này thu hồi đủ chi phí sản xuất.

Giá điện năng

Giá bán điện giao ngay - Mức giá chung áp dụng cho tất cả các


thị trƣờng

NMĐ tham gia CGM.

Giá hợp đồng

Mức giá bù đắp cho các chi phí cố định và chi phí biến đổ i của
doanh nghiệp

Giá trần thị

Mức trần cho giá điện năng thị trƣờng

trƣờng
Hợp đồng mua

Văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa Đơn vị mua buôn duy nhất và

bán điện

các đơn vị phát điện hoặc mua bán điện với nƣớc ngoài

Hợp đồng mua

Hợp đồng mua bán điện ký kết giữa Đơn vị mua buôn duy nhất với

bán điện dạng

các đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch theo mẫu do Bộ Công


sai khác

Thƣơng ban hành

Mực nƣớc lũ

Cao trình mực nƣớc hồ cao nhất khi cắt lũ kiểm tra

kiểm tra

xiii


Mực nƣớc

Cao trình mực nƣớc hồ chứa trƣớc khi cắt lũ hạ du

trƣớc lũ
Nhà máy điện

Nhà máy nhiệt điện mới đƣa vào vận hành có giá phát điện bình

mới tốt nhất

quân tính toán cho năm tới thấp nhất và giá hợp đồng mua bán điện
đƣợc thỏa thuận căn cứ theo khung giá phát điện cho NMĐ chuẩn do
Bộ Công Thƣơng ban hành. NMĐ mới tốt nhất đƣợc lựa chọn hàng
năm để sử dụng trong tính toán giá công suất thị trƣờng

Sản lƣợng hợp


Sản lƣợng điện năng tại điểm giao nhận điện năng và đƣợc phân bổ

đồng giờ

cho từng chu kỳ giao dịch và đƣợc thanh toán theo hợp đồng mua
bán điện dạng sai khác

Sản lƣợng hợp

Sản lƣợng điện năng năm cam kết hàng năm trong hợp đồng mua

đồng năm

bán điện dạng sai khác

Sản lƣợng hợp

Sản lƣợng điện năng đƣợc phân bố từ sản lƣợng hợp đồng năm cho

đồng tháng

từng tháng

Tổng sản lƣợng Phần sản lƣợng điện năng sản xuất của doanh nghiệp đƣợc bán với
điện giao ngay

giá SMP

trên thị trƣờng


xiv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thủy điện đã đƣợc phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta và không
ngừng đƣợc tăng lên trong các năm tiếp theo. Theo quy hoạch, tổng công suất các
nguồn thủy điện bao gồm cả thủy điện vừa và nhỏ, đạt 17.000 MW vào năm 2015; vào
năm 2020 tăng lên đến 21.600 MW; vào năm 2025 là 24.600 MW, trong đó thủy điện
tích năng 1.200 MW và đến năm 2030 là khoảng 27.800 MW với thủy điện tích năng
2.400 MW. Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng khoảng 29,5% vào
năm 2020, khoảng 20,5% vào năm 2025 và khoảng 15,5% vào năm 2030 [1]. Theo
thực tế, tính đến năm 2018, cả nƣớc có 818 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công
suất lắp đặt 23.182 MW. Trong đó, đã đƣa vào khai thác sử dụng 385 DATĐ với tổng
công suất lắp đặt 18.564 MW, đang xây dựng 143 DATĐ với tổng công suất lắp đặt
1.848 MW và đang nghiên cứu đầu tƣ 290 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 2.770
MW. Xét chung trong hệ thống điện quốc gia năm 2017, các DATĐ đang vận hành
chiếm tỷ trọng khoảng 40% về công suất lắp đặt và khoảng 42,87% về điện năng, góp
phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lƣợng.
27800 MW

Nlm (MW)

24600 MW
21600 MW

17000 MW

năm

năm 2015

năm 2020

năm 2025

năm 2030

Hình 1.1 Công suất lắp máy thủy điện qua các năm [1]

Ngoài vấn đề phát triển các nguồn điện từ gió, than, năng lƣợng mặt trời, khí..., cần
nghiên cứu khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện (NMTĐ) đã xây dựng để giảm
1


bớt khó khăn cung cấp điện cho sản xuất là một vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra. Đi kèm
đó là việc xây dựng quy trình vận hành tích nƣớc, xả lũ các hồ chứa nhằm vận hành tối
ƣu các NMTĐ, đảm bảo hài hòa các lợi ích sử dụng nƣớc, vừa tận dụng tối đa nguồn
thủy năng, giảm nhẹ lũ và hạn hán ở hạ lƣu là bài toán đang đƣợc xã hội quan tâm và
luôn mang tính thời sự.
Trƣớc tình trạng thiếu điện kéo dài trong những năm gần đây, chủ yếu xuất phát từ
những tồn tại của ngành điện hiện nay, cụ thể là: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
không có khả năng huy động đủ vốn đầu tƣ tất cả các công trình điện theo quy hoạch;
Giá điện thấp nên không khuyến khích tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả, khó
khăn trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện làm cho việc đầu tƣ vào
ngành điện kém hấp dẫn; Mô hình tích hợp dọc, giá điện đƣợc thiết lập không thông
qua cơ chế cạnh tranh: Chƣa tách bạch đƣợc chi phí các khâu, khó thuyết phục xã hội
về tính minh bạch và tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, thị trƣờng điện cạnh tranh với những bƣớc đi thích hợp: Thu hút đầu tƣ
vào ngành điện, đặc biệt khâu phát điện nhằm đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tếxã hội; Giá điện đƣợc thiết lập thông qua cạnh tranh: Minh bạch và hợp lý, đảm bảo

lợi ích của khách hàng và nhà đầu tƣ; Tăng quyền lựa chọn đối tác giao dịch của các
đơn vị hoạt động điện lực và khách hàng; Khuyến khích các đơn vị nâng cao hiệu quả
hoạt động.
Để phù hợp với tình hình thực tế, thị trƣờng phát điện cạnh tranh ở Việt Nam (VCGM)
đã chính thức vận hành từ ngày 01/7/2012, và đang trong giai đoạn đầu áp dụng một
phần cơ chế giá trị trƣờng và từng bƣớc phát triển lên thị trƣờng cạnh tranh hoàn toàn.
Nhìn chung, các NMĐ tham gia VCGM đã tuân thủ theo đúng quy định của thị trƣờng
điện, tìm kiếm các cơ hội trên thị trƣờng điện để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phải
đảm bảo tuân thủ các ràng buộc pháp lý khác nhƣ đảm bảo nƣớc tƣới cho hạ du, phòng
lũ. Thị trƣờng điện cạnh tranh, đã tạo cơ hội cho các NMTĐ có tính tự chủ trong vận
hành điều tiết để nhắm tới hiệu quả cao nhất về doanh thu bán điện, nhƣng vẫn phải
đảm bảo các mục tiêu thiết kế của hồ chứa nhƣ phòng lũ, cấp nƣớc... Bên cạnh đó thị
trƣờng điện của Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt, của nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mà không có trên thế giới.
2


Mặc dù đƣợc tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh và chủ động điều tiết, các hồ chứa
khi đƣa vào vận hành lại bị ràng buộc bởi các quy trình vận hành hoặc với hệ thống
liên hồ chứa thì có quy trình vận hành liên hồ chứa. Nhƣng đây, là khung quy định
tổng quát cho việc vận hành hệ thống hồ đảm bảo đa mục tiêu, nên với các chủ hồ phát
điện cần bổ sung thêm một vài quy trình hay phƣơng thức vận hành mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn, để phù hợp các quy định về mục tiêu của hồ chứa. Đặc biệt trong điều
kiện thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam thì chƣa có quy trình vận hành nào đề cập
tới.
Đối với các hồ chứa trên lƣu vực sông Mã nói chung và sông Chu nói riêng, hiện đã có
quy trình vận hành liên hồ chứa đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 214 QĐ/TTg
ngày 13-02-2018 của Thủ tƣớng Chính phủ “Về việc ban hành Quy trình vận hành liên
hồ chứa trên lƣu vực sông Mã”. Tuy quy trình này đã quy định chi tiết về mực nƣớc
tối thiểu trong mùa kiệt của hai hồ Cửa Đạt, Hủa Na; và yêu cầu đảm bảo lƣợng nƣớc

cấp cho hạ lƣu sông Chu của từng hồ với từng thời đoạn khác nhau nhƣng chƣa đƣa ra
các nguyên tắc vận hành phối hợp trong phát điện [2].
Mặc dù các kết quả nghiên cứu về vận hành hồ chứa đã có lý thuyết chung, nhƣng
những kết quả đạt đƣợc lại không cho phép áp dụng cho nhau, vì những đặc điểm
riêng của từng hồ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vận hành nâng cao hiệu quả phát
điện thƣờng hƣớng tới sản lƣợng, mà không hƣớng tới doanh thu lớn nhất trong khi
giá bán điện biến đổi theo thị trƣờng. Đặc biệt, khi thị trƣờng điện cạnh tranh tại Việt
Nam đang tiếp tục hoàn thiện và ngày càng có thêm nhiều sự tham gia của các NMĐ
khác thì việc tính toán, vận hành điều tiết cần có cơ sở dựa trên giá bán biến động theo
thị trƣờng.
Do vậy, đề tài luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả vận hành phát
điện các hồ chứa bậc thang trong thị trường điện cạnh tranh, áp dụng cho lưu vực
sông Chu” có tính cấp thiết và mang tính thời sự.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, để xây dựng mô hình tính toán tối ƣu doanh thu bán điện
cho hệ thống hồ chứa bậc thang trong điều kiện phát điện cạnh tranh, nhằm đƣa ra các
3


chỉ dẫn vận hành kết hợp với BĐĐP đảm bảo phát đủ sản lƣợng hợp đồng hàng năm
và hƣớng đến doanh thu lớn nhất.
Phân tích xây dựng mối quan hệ giữa độ giảm và mức độ phân phối của giá bán điện
giờ, theo lũy tích thời gian trong từng tháng với sản lƣợng điện tháng và số giờ giao
dịch tháng, để làm cơ sở tính toán điều tiết năm nhằm nâng cao hiệu quả phát điện,
đem lại doanh thu lớn nhất cho các chủ đầu tƣ.
Áp dụng phƣơng pháp QHĐ, để giải bài toán tối ƣu xác định chế độ vận hành tối ƣu hệ
thống liên hồ chứa nói chung và hệ thống hồ chứa điều tiết năm nói riêng, trên lƣu vực
sông Chu trong điều kiện phát điện cạnh tranh ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hệ thống hồ chứa bậc thang điều tiết năm kết hợp
phát điện trên lƣu vực sông Chu, trong điều kiện phát điện cạnh tranh ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống hồ chứa điều
tiết năm Hủa Na và Cửa Đạt, kết hợp phát điện trong điều kiện phát điện cạnh tranh ở
Việt Nam. Thời đoạn tính toán của luận án là tháng.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về nghiên cứu vận hành hồ chứa và hệ thống hồ chứa trên thế giới, ở Việt
Nam và tại lƣu vực sông Chu. Từ đó đánh giá những thành tựu, tồn tại và chỉ ra vấn đề
mà luận án cần tập trung giải quyết.
- Nghiên cứu đặc điểm vận hành của hệ thống hồ chứa kết hợp phát điện trên lƣu vực
sông Chu, quá trình tham gia CGM và các yếu tố ảnh hƣởng đến vận hành của hai hồ
điều tiết năm Hủa Na – Cửa Đạt.
- Xác định và xây dựng cơ sở khoa học, để vận hành hệ thống hồ chứa bậc thang kết
hợp phát điện nhằm nâng cao hiệu quả bán điện tạo doanh thu tốt nhất, khi tham gia thị
trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam và đảm bảo các mục tiêu đã có của hồ chứa.
4


- Xây dựng các kịch bản giá bán điện theo giá lịch sử và độ giảm lịch sử để phục vụ
tính doanh thu phát điện lớn nhất.
- Xây dựng và áp dụng mô hình phối hợp phát điện, vào hệ thống bậc thang hồ chứa
trên lƣu vực sông Chu, nhằm mục đích tăng hiệu quả phát điện, tăng doanh thu cho
Chủ đầu tƣ và đảm bảo các yêu cầu phòng lũ và cấp nƣớc cho hạ du theo quy trình vận
hành 214 QĐ/TTg ngày 13 tháng 2 năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận án, các phƣơng pháp sau đây đƣợc sử dụng:
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tổng quan, các công trình đã có để đánh giá các
ƣu điểm, hạn chế, nhằm kế thừa các thành tựu và đề xuất hƣớng nghiên cứu của luận
án, giúp luận án rút ngắn thời gian nghiên cứu và thu đƣợc kết quả tốt hơn. Luận án kế

thừa phƣơng pháp QHĐ, trong giải quyết bài toán điều tiết hồ chứa/ hệ thống hồ chứa,
từ đó phát triển để giải bài toán mà luận án đặt ra là doanh thu bán điện lớn nhất trong
thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam, cũng nhƣ kế thừa các số liệu đầu vào và quy
trình vận hành liên hồ chứa trên lƣu vực sông Chu.
- Phương pháp mô phỏng toán học: Mô hình hệ thống hồ chứa, đƣợc mô hình hóa và
giải bằng phƣơng pháp QHĐ; đƣợc biểu diễn bởi phƣơng trình hàm mục tiêu doanh
thu bán điện với các ràng buộc là yêu cầu cắt giảm lũ, cấp nƣớc cho hạ du. Mô hình
xác định các đặc trƣng của hệ thống hồ chứa, doanh thu bán điện theo các thời đoạn.
Kết quả tính toán là các biểu đồ vận hành kết hợp hàng năm, đƣờng dẫn tối ƣu cho
diễn biến mực nƣớc thƣợng lƣu, chiến lƣợc vận hành và chào giá tốt nhất cho từng
tháng phát điện trong thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xử lý, phân
tích tổng hợp các số liệu đầu vào, đầu ra để đi đến các kết luận và kết quả chính của
luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Hiện nay, hầu hết các trạm thủy điện lớn đều đƣợc xây dựng và đƣa vào khai thác vận
hành, các hệ thống bậc thang hiện nay đều đã có quy trình vận hành liên hồ chứa, tuy
5


nhiên các quy trình này mới đề cập đến điều kiện ràng buộc về lƣu lƣợng, mực nƣớc ở
hạ du, vận hành an toàn công trình. Do vậy, việc vận hành các hồ chứa để nâng cao
hiệu quả đầu tƣ là có ý nghĩa học thuật, kinh tế và thực tế, mang tính thời sự.
6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả thu đƣợc của luận án, đã góp phần hoàn thiện các luận cứ khoa học vận hành
liên hồ chứa đa mục tiêu với doanh thu phát điện lớn nhất. Lập đƣợc chƣơng trình tính
toán và BĐĐP vận hành hồ chứa nâng cao hiệu quả phát điện trong thị trƣờng điện
cạnh tranh ở Việt Nam.
Luận án đã cải tiến đƣợc một số mô hình vận hành tối ƣu theo những mục tiêu vận
hành phối hợp hoặc riêng rẽ từng hồ, với hàm mục tiêu là doanh thu lớn nhất cho hồ

chứa kết hợp phát điện, trong điều kiện thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam.
Phƣơng pháp tính toán tối ƣu, đƣợc xây dựng dựa trên thuật toán QHĐ với sự trợ giúp
của máy tính điện tử, đã xác định đƣợc phƣơng án vận hành hồ chứa nhằm nâng cao
hiệu quả phát điện (doanh thu lớn nhất) trong thị trƣờng điện cạnh tranh, cho hồ chứa/
hệ thống hồ chứa điều tiết năm trên lƣu vực sông Chu; là cơ sở, để phát triển tiếp công
cụ tính toán vận hành hồ/ liên hồ trong các giai đoạn phát triển hoàn thiện hơn của thị
trƣờng điện ở Việt Nam.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả tính toán phƣơng án điều tiết và chỉ dẫn vận hành phát điện từng tháng của
từng hồ và liên hồ đƣợc các chủ hồ tham khảo, áp dụng trong vận hành hệ thống hồ
chứa với các ràng buộc là phạm vi mực nƣớc phòng lũ, lƣu lƣợng cấp nƣớc và mục
tiêu là tối đa lợi ích doanh thu.
Luận án cũng đƣa ra, các biểu đồ điều phối (BĐĐP) kết hợp mục tiêu đảm bảo phát đủ
sản lƣợng điện theo hợp đồng hàng năm đƣợc giao; nhằm mục đích đảm bảo các yêu
cầu của điều động hệ thống điện.
Kết quả luận án là tài liệu tham khảo tốt cho thực tế vận hành, sản xuất của hai NMTĐ
Hủa Na và Cửa Đạt về cách phối hợp vận hành để đƣa đến tổng doanh thu lớn nhất
cho đơn hoặc liên hồ.
6


7. Cấu trúc của luận án
Nội dung luận án đƣợc trình bày gồm phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và 03 chƣơng
cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về nghiên cứu vận hành bậc thang hồ chứa và thị trƣờng điện
cạnh tranh: Chƣơng này giới thiệu về hồ chứa và bậc thang hồ chứa phát điện nói
chung và thông tin cơ bản về bậc thang hồ chứa trên lƣu vực sông Chu. Giới thiệu về
quá trình phát triển của thị trƣờng điện cạnh tranh ở Việt Nam và các dự báo phát triển
tiếp theo. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết, cũng nhƣ thực tế về vận hành hồ chứa
và một số nghiên cứu khác với đối tƣợng là lƣu vực sông Chu.

Chƣơng 2. Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả vận hành phát
điện các hồ chứa bậc thang trong thị trƣờng điện cạnh tranh: Chƣơng này đề xuất hàm
mục tiêu, trình bày cách xây dựng mô hình toán, các phƣơng pháp giải, các sơ đồ khối
tạo biên và cách tính toán hƣớng đến doanh thu lớn nhất. Các số liệu đầu vào, các ràng
buộc và một số mục tiêu đặt ra của luận án, có xét đến thực tiễn tham gia thị trƣờng
điện cạnh tranh của hai hồ chứa.
Chƣơng 3. Áp dụng tính toán và phân tích kết quả, xác định xu hƣớng vận hành cho
bậc thang hồ chứa trên lƣu vực sông Chu: Chƣơng này áp dụng mô hình toán, đã xây
dựng trong chƣơng 2 để vận hành liên hồ chứa cho hai công trình Hủa Na và Cửa Đạt.
Kết quả tính toán, theo mô hình trên đƣợc so sánh với kết quả vận hành thực tế vài
năm gần đây cũng nhƣ kết quả thu đƣợc khi tính toán tối ƣu theo điện năng lớn nhất.
Dựa vào kết quả đầu ra để đánh giá, phân tích cách điều tiết phát điện, cách phối hợp
vận hành, đề ra đƣợc chiến lƣợc chào giá tốt nhất cho các thời điểm khác nhau trong
năm.

7


×