BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
ĐINH VIẾT TUYÊN
THỰC TRẠNG VIÊM MŨI DỊ
ỨNG
CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY CÔNG NGHIỆP
VÀ
HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN
THIỆP
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62 720117
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngươi hương dân khoa học:
PGS.TS. LÊ MINH KỲ
GS.TSKH. VŨ MINH THỤC
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suôt qua trình học tập va hoan thanh luận an nay , tôi đa nhân đươc rất nhiều
sư giúp đỡ , tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo , cac nha khoa học , cac can bộ .
Vơi lòng kính trọng va biết ơn sâu sắc tôi xin được bay to va gửi lời cảm ơn chân
thanh tơi:
Tập thể Ban lãnh đạo , Phòng đao tạo sau đại học , Bô môn Dịch tễ học của
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đa tao moi điêu kiên thuân lơi giup đơ tôi trong
qua trình học tập, nghiên cứu va hoan thanh luân an.
Tập thể thầy giao hướng dẫn khoa họcđa hêt long giup đơ
, hướng dẫn va
đông viên cũng như tao moi điêu kiên thuân lơi cho tôi trong suôt qua trinh nghiên
cứu va hoan thanh luân an.
Tôi xin gửi lời cam ơn tới tập thể lãnh đạo, đồng nghiệp của Bệnh viện đa
khoa Xanh Pôn đa tạo mọi điều kiện thuận lợi
, chia sẻ công việc trong suốt thời
gian học tập va nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động của Công
ty cổ phần dệt may Hoang Thị Loan , anh chị em cộng tac viên đa tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tai.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cam ơn chân thanh tới gia đình , bô me, anh chi em
, bạn bè va ngươi vơ yêu quy đa luôn ơ bên canh đông viên
, chia sẻ khó khăn
cũng như giup đơ tôi để hoan thanh luân an.
Ha Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Đinh Viết Tuyên
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đinh Viết Tuyên, Nghiên cứu sinh khóa 32 chuyên ngành Dịch Tễ
Học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
1. Đây là Luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của PGS.TS. Lê Minh Kỳ; GS.TSKH. Vũ Minh Thục.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Ha Nội, ngay thang năm 2018
Người viết cam đoan
Đinh Viết Tuyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN......................................................................3
1.1.1. Môi trường lao động công nhân dệt
may...................................................3
1.1.2. Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng
................................................................6
1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt
may .............................................................................................................. 12
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI
DỊ ỨNG
.........................................................................................................................19
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 19
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 22
1.3. CÁC GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG
.................................................................................26
1.3.1. Các giải pháp dự phòng .................................................................... 26
1.3.2. Các giải pháp điều trị viêm mũi dị
ứng....................................................32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................ 39
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 39
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 40
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 40
2.1.4. Các giai đoạn của nghiên cứu ........................................................... 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 41
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 42
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 45
2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu ................................................................ 50
2.2.5. Phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin:........................................ 52
2.2.6. Khống chế sai số ............................................................................... 61
2.3. QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
..........................................61
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
............................................................61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 62
3.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
.........................................................62
3.1.1. Môi trường lao động ......................................................................... 62
3.1.2. Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng tại Công ty Hoàng Thị Loan ...... 66
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ......................... 72
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ
ỨNG.....77
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng........................................................................ 77
3.2.2. Kết quả cận lâm sàng ........................................................................ 79
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN
THIỆP...........................................................82
3.3.1. Hiệu quả lâm sàng ............................................................................. 82
3.3.2. Hiệu quả cận lâm sàng ...................................................................... 90
Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 91
4.1. VỀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI
DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
.........................................................91
4.1.1. Về thực trạng môi trường lao động ................................................... 91
4.1.2. Về thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng
.......................................................95
4.1.3. Về một số yếu tố liên quan............................................................... 97
4.2. VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ
ỨNG .............................................................................................................. 106
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 106
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................... 109
4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP .............................................................................
110
4.3.1. Hiệu quả lâm sang ........................................................................... 110
4.3.2. Hiệu quả cận lâm sàng .................................................................... 120
4.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................................
123
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG
NHÂN MAY CÔNG NGHIỆP ...........................................................................
124
1.1. Thực trạng môi trường lao động ........................................................ 124
1.2. Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông và các yếu tố
liên quan .................................................................................................... 124
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG
......................................................................................................................
125
2.1. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 125
2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 125
3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP.................................................................................
125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARIA
Allergic Rhinitis and its Impact Asthma - Tổ chức nghiên cứu
tác động của viêm mũi dị ứng lên hen phếquản
BHLĐ
Bảo hộ lao động
CysLTs
Cysteinyl-leukotrienes
DN
Dị nguyên
DNBB
Dị nguyên bụi bông
DNNN
Dị nguyên nghề nghiệp
ĐKLĐ
Điều kiện lao động
HPQ
Hen phế quản
IL
Interleukin
KAP
Knowledge, attitude, practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)
KN-KT
Kháng nguyên - kháng thể
LTA4
Leukotriene A 4
LTRAs
MDĐH
Anti leukotrienes - Thuốc kháng leukotrien
Miễn dịch đặc hiệu
NLĐ
Người lao động
TCVSCP
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
VKM
Viêm kết mạc
VMDƯ
Viêm mũi dị ứng
VMDƯNN
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
WHO
World Health Organization – Tổ chức y tế thế giơi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu .........................................................................
50
Bảng 2.2. Đánh giá mức phản ứng của test lẩy da....................................................
58
Bảng 3.1. Kết quả đo vi khí hậu tại các nhà máy ......................................................
62
Bảng 3.2. Bụi bông trong môi trường lao động công ty...........................................
64
Bảng 3.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................................
66
Bảng 3.4. Tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân .........................................
67
Bảng 3.5. Thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi tại các phân xưởng của
công
nhân ............................................................................................................................... 67
Bảng 3.6. Tỉ lệ bệnh viêm mũi dị ứng........................................................................
68
Bảng 3.7. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh mũi họng chung ............................................
68
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng viêm mũi dị ứng từng nhà máy theo giới tính .........
69
Bảng 3.9. Phân bố đối tượng mắc viêm mũi dị ứng theo lứa tuổi...........................
70
Bảng 3.10. Phân bố đối tượng mắc viêm mũi dị ứng theo tuổi nghề......................
70
Bảng 3.11. Kiến thức thái độ thực hành về bệnh VMDƯ trong công nhân...........
71
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và giới tính..................................
72
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và lứa tuổi (n=1040) ..................
72
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và tuổi nghề (n=1040) ...............
73
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân
và viêm mũi dị ứng (n=1040)
.......................................................................................... 74
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi của
công nhân và viêm mũi dị ứng (n=1040)
............................................................................ 75
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng
(n=1040) .......................................................................................................................
75
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử nổi dát đỏ và viêm mũi dị ứng (n=1040)..
76
Bảng 3.19. Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và
một số yếu tố nguy cơ
(n=1040)......................................................................................... 76
Bảng 3.20. Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mũi (n=317) ...............................
77
Bảng 3.21. Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mắt (n=317) ...............................
78
Bảng 3.22. Tỷ lệ công nhân bị dị hình vách ngăn (n=317) ......................................
78
Bảng 3.23. Tỷ lệ công nhân bị polype mũi (n=317) .................................................
79
Bảng 3.24. Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317) ..............................
79
Bảng 3.25. Kết quả xét nghiệm IgE bệnh nhân viêm mũi dị ứng ...........................
80
Bảng 3.26. Kết quả xét nghiệm IgG toàn phần bệnh nhân viêm mũi dị ứng .........
81
Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng hắt hơi của 2 nhóm
nghiên cứu trước và sau điều trị
.............................................................................................. 83
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng ngứa mũi của 2
nhóm nghiên cứu trước và sau điều
trị.................................................................................. 84
Bảng 3.29. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng nghẹt tắc mũi của 2
nhóm nghiên cứu trước và sau điều
trị.................................................................................. 85
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng chảy nước mũi của 2
nhóm nghiên cứu trước và sau điều
trị.................................................................................. 86
Bảng 3.31. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng mất/giảm ngửi của 2
nhóm nghiên cứu trước và sau điều
trị.................................................................................. 87
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp về tình trạng niêm mạc mũi giữa 2 nhóm trước
và sau điều trị
..................................................................................................................... 88
Bảng 3.33. Hiệu quả can thiệp về tình trạng quá phát cuốn dưới giữa 2 nhóm
trước và sau điều
trị................................................................................................................ 89
Bảng 3.34. Nồng độ IgE trước và sau can thiệp........................................................
90
Bảng 3.35. Nồng độ IgG trước và sau can thiệp .......................................................
90
Hình 1.1. Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại ........4
Hình 1.2. Vai trò của dị nguyên bụi bông trong cơ chế bệnh lý ......................16
Hình 1.3. Sử dụng bình netti pot ......................................................................31
Hình 1.4. Máy Súc Rửa Mũi Xoang theo xung nhịp .......................................31
Hình 2.1. Vị trí Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan ............................39
3
Hình 3.1. Kết quả nồng độ bụi bông tại các nhà máy (mg/m ) .......................65
Hình 3.2. Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317)........................79
Hình 3.3. Kết quả Hàm lượng IgE toàn phần ..................................................80
Hình 3.4. Kết quả Hàm lượng IgG toàn phần ..................................................81
Hình 3.5. Kết quả lâm sàng sau can thiệp ........................................................82
Hình 4.1. Các yếu tố môi trường và di truyền liên quan đáp ứng IgE với dị
nguyên121
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có
1.031 doanh nghiệp thì đến năm 2017, số lượng doanh nghiệp trong ngành
khoảng 8770 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17%/năm trong
giai đoạn từ 1998 đến nay. Toàn ngành dệt may Việt Nam thu hút khoảng 2.5
triệu lao động với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt xấp xỉ 31 tỷ USD
[3][77].
Bên cạnh những thành tựu rất lớn lao trong tăng trưởng kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân thì vấn đề ô nhiễm môi sinh, ô nhiễm môi trường lao
động tác động tới sức khỏe bệnh tật của người lao động đang là một vấn đề rất
được Đảng và Nhà nước quan tâm.Đặc thù của ngành dệt may là sử dụng máy
theo dây chuyền công nghệ, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhưng
gò bó, đòi hỏi nhịp độ công nghiệp nhanh,... Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm
khoảng 80 – 90% và phần lớn ở độ tuổi 20 – 35 tuổi, thời gian làm việc trung
bình trên 8h/ngày, nhiều khi lên tới 10 – 12h/ngày[12][13][29][66].
Đặc thù của loại hình lao động này là môi trường lao động không thuận
lợi, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bông trong một thời gian liên tục làm
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra một số bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe công nhân như các bệnh dị ứng đường hô hấp: Bệnh
bụi phổi bông nghề nghiệp, hen nghề nghiệp, viêm mũi dị ứng... Mặc dù các
yếu tố bệnh căn của dị ứng rất đa dạng, dị ứng với bụi bông là một lĩnh vực
đặc biệt thú vị và có triển vọng trong dị ứng học hiện đại. Sự quan tâm tới dị
nguyên này không ngừng tăng lên, trước hết do sự mẫn cảm với dị nguyên bụi
bông là một trong những nguyên nhân thông thường nhất của các bệnh dị ứng
nghề nghiệp (Hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bệnh bụi phổi bông)
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong bệnh dị ứng chung [16][17][19][21][31][96].
2
Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trường lao động và tình hình sức
khỏe của công nhân dệt may trong những năm gần đây[16][17][19][22][28]
[30].Tuy nhiên, các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết
mạc, mề đay…đặc biệt là viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông (DNBB)
đặc trưng cho ngành dệt may còn chưa được đánh giá đầy đủ. Hơn nữa, chưa
có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muối
sinh lý cũng như xịt mũi bằng Avamys trong việc phòng và điều trị viêm
mũi dị ứng do bụi bông.
Nghệ An là một trong những thành phố có ngành dệt may phát triển sớm
và tạo một nguồn công việc lớn cho người lao động tại địa phương và các tỉnh
lân cận. Trong đó, hàng đầu kể đến là Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị
Loan. Đặc thù của ngành dệt may thì nhóm bệnh hô hấp chiếm một tỉ lệ khá
cao, tiêu biểu là tình trạng viêm mũi dị ứng. Vấn đề nghiên cứu thực trạng
bệnh viêm mũi dị ứng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp là rất quan trọng
và cấp thiết nhằm bảm đảm tốt nhất về mặt sức khỏe cho người lao động khi
làm việc và sinh hoạt tại công ty. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:"Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may
công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp"với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng môi trường lao động, bệnh viêm mũi dị ứng va một
số yếu tố liên quan đến bệnh của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng
Thị Loan, Nghệ An, năm 2016.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng va cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng của
công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, năm 2016.
3. Đánh gia hiệu quả giải pháp can thiệp trong phòng chốngva điều trị
bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị
Loan.
Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe người lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM
MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1.1. Môi trường lao động công nhân dệt may
- Mô tả dây chuyền cung bông và chải dệt [41]
Từ bông kiện Phá kiện bông Xé tay Đưa vào máy xé trộn
Đưa sang xé 6 trục (Đánh tơi bông với tốc độ cao để tạp rơi ra ngoài)
Đưa về hòm tổng chuyển ra 2 đầu cân cuộn thành quả bông cấp cho máy
chải.
Đánh xé bông với tốc độ cao Cuộn thành cúi thô Đưa vào
máy ghép Ghép 5,6 cúi (tăng độ săn của sợi thô) Ra máy thô (ghép
3,4 sợi để tiếp tục tăng độ săn) Máy xe sợi con Máy ống (đánh
thành quả sợi to) Buồng chuẩn bị dệt Sâu go Máy mắc Máy
hồ Máy dệt.
- Qui trình may công nghiệp [45]:
+ Công đoạn may chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản
xuất. Nhiệm vụ chính của công đoạn này là từ nhiều chi tiết bán thành phẩm
lắp ráp thành sản phẩm duy nhất (sản phẩm hoàn thiện). Lực lượng lao động
trực tiếp ngồi may chiếm khoảng 80% số lượng lao động trong xưởng. Máy
móc sử dụng chính trong công đoạn này chủ yếu là máy may 1 kim, 2 kim,
máy vắt sổ, máy thùa khuy, đính bọ… Các máy móc đều là thiết bị bán tự
động và chạy bằng điện, NLĐ chỉ cần đạp bàn đạp và giữ nguyên bàn đạp
được gắn với máy may thì máy may sẽ chạy tự động, và khi nhả bàn đạp thì
máy may sẽ dừng hoạt động.
+ Đặc điểm của may công nghiệp theo dây chuyền là mỗi công nhân
trong một dây chuyền sẽ thực hiện một công đoạn may các chi tiết và lắp
ghép các chi tiết để đến khi hoàn thành sản phẩm ở cuối dây chuyền. Người
công nhân may ở đầu dây chuyền khi thực hiện xong chi tiết của sản phẩm sẽ
4
chuyển cho người may công đoạn tiếp theo, mỗi công đoạn, vị trí trong
chuyền được phân công công việc cụ thể cho NLĐ để chuyên môn hóa. Cuối
chuyền sẽ có bàn kiểm tra sản phẩm nếu phát hiện sản phẩm có lỗi, sai sót ở
công đoạn nào thì sẽ chuyển lại cho người ở công đoạn đó thực hiện sửa lại.
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại xuất hiện trong qui trình sản xuất:
5
- Bụi, ồn,
chói lóa hay
thiếu sáng,
thiếu độ
thông thoáng
- Nguy cơ
tai nạn lao
động và mắc
bệnh do các
tác hại nghề
nghiệp,
ecgônômi
Lò hơi
Nguyên vật liệu
Xếp vải, cắt mẫu, ráp
- Bụi
- Nguy cơ tai
nạn lao động
mang vác
- Bụi, ồn
- Nguy cơ tai
nạn lao động
chấn thương
Chuyền may công nghiệp
Là hơi
cung cấp
- Nhiệt độ,
- Nguy cơ tai
nạn lao
động và
mắc bệnh
do các tác
hại nghề
nghiệp,
ecgônômi
Kiểm tra (KCS)
Gấp – Đóng gói
- Bụi
- Nguy cơ tai
nạn lao động
Kho thành phẩm
Hình 1.1. Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại
Các công đoạn và khu vực trong dây chuyền may công nghiệp phát sinh
các yếu tố có hại chủ yếu như bụi, ồn, nhiệt, thiếu sáng hoặc chói lóa có nguy
cơ gây ảnh hưởng sức khỏe NLĐ và mắc bệnh do nghề nghiệp, tập trung ở
cắt, may, là hơi.
Một số đặc trưng chủ yếu của may công nghiệp phát sinh những yếu tố
nguy hiểm, có hại chính như sau:
Vi khí hậu:do điều kiện nhà xưởng may công nghiệp của các công ty có
qui mô lớn thường thiết kế rộng và lớn để sắp xếp từ 300-500 lao động tương
ứng với 10-12 dây chuyền (mỗi dây chuyền có từ 30-40 ban may), có nơi còn
bố trí lên tới 600-700 lao động trong một xưởng may. Do thiết kế nhà xưởng
rộng và dài nên dẫn đến các hệ thống thông hút gió hoạt động không hiệu quả,
do vậy tốc độ lưu chuyển không khí trong xưởng sẽ kém, gây ngột ngạt, khó
thở và ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ [17][42]. Ở các nhà xưởng may chỉ lắp
đặt hệ thống thông gió tự nhiên thì có khoảng 50% vị trí lao động có nhiệt độ
vượt TCVSLĐ, còn nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát bằng hơi nước thì
con số này giảm còn khoảng 21%, nhà xưởng lắp đặt hệ thống điều hòa thì tỷ
lệ này là bằng 0… Các yếu tố như bụi, ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất
may công nghiệp thì hầu hết là đảm bảo TCVSLĐ.
Bụi: đối với may công nghiệp, loại bụi đặc trưng là bụi bông có lẫn tạp
chất đọng trên vải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bụi phát sinh trong quá
trình sản xuất có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan hô hấp của NLĐ, dễ gây
nên các bệnh như Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, Bệnh phổi bụi bông[74].
Qua một số kết quả nghiên cứu trước đây đánh giá chung về môi trường
lao động may công nghiêp cơ bản như sau: kết quả đánh giá chung về môi
trường may công nghiệp 2 miền Bắc Nam ở thời điểm năm 2001 cho thấy
nhiệt độ trong các xưởng may cao hơn TCVSLĐ và cao hơn nhiệt độ ngoài
0
trời từ 1,2 đến 2,6 C, độ ẩm thường đạt TCVSLĐ; đối với bụi và tiếng ồn thì
ở tất cả các vị trí trong dây chuyền may hầu hết là đạt và nằm trong giới hạn
TCVSLĐ. Tác giả Nguyễn Thế Công cũng cho biết kết quả nghiên cứu môi
trường lao động trong xưởng may công nghiệp ở năm 2002 thấy tốc độ gió
nhiều vị trí làm việc tuy đạt TCVSLĐ nhưng chỉ dao động từ 0,55-
0,62m/s.Nguyễn Thị Bích Liên (2003) [Trích dẫn từ 21], khi nghiên cứu về
môi trường lao động và sức khỏe của công nhân Công Ty Dệt 8/3, đã cho kết
quả: Tại một số khu như khu máy cung bông, khu máy kéo sợi thụ nhiệt độ
cao hơn bên ngoài từ 2-5 độ, trong những ngày nóng, nhiệt độ trong những
nơi này có thể lên tới 37- 40 độ. Tốc độ gió tại hầu hết các điểm sản xuất
được nghiên cứu đều thấp hơn Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, những yếu tố này
đều có ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá môi
trường lao động và ĐKLĐ trong ngành may ở khu vực phía Bắc, kết quả quan
trắc vào thời điểm năm 2007 cho thấy nhiệt độ trong các công ty may dao
động từ 28-320C, đối với môi trường lao động may công nghiệp có nhiều bụi
nhẹ, nếu độ ẩm quá thấp sẽ giảm khả năng kết dính của bụi, bụi dễ dàng phát
tán trong không khí. Theo kết quả nghiên cứu về ĐKLĐ, môi trường lao động
cụ thể tại một nhà máy may công nghiệp thuộc Công ty Dệt May Hà Nội
0
(2005) cho thấy nhiệt độ trong xưởng từ 29,7-31,0 C đạt và thấp hơn
TCVSLĐ (do nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát), nồng độ bụi hô hấp dao
3
động từ 0,01-0,03mg/m , và nồng độ bụi toàn phần chỉ từ 0,2-0,35 mg/m
3
(các loại bụi đo được đều đạt và thấp hơn TCVSLĐ). Nghiên cứu, đánh giá
môi trường lao động tại Công ty May Đồng Nai (2007) cũng cho thấy tại một
số vị trí sản suất trong xưởng may có một số yếu tố có hại trong môi trường lao
động chưa đạt TCVSLĐ như: nhiệt độ, tốc độ gió, cường độ chiếu sáng, cường
độ tiếng ồn và khí CO2[Trích dẫn từ 21].
1.1.2. Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng
1.1.2.1. Định nghĩa
VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi với vai trò của kháng thể IgE,
thường xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp, với các biểu hiện bệnh
lí đặc trưng bởi các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi và/hoặc ngứa
mũi. Các triệu chứng này kéo dài thường ít nhất hai hay nhiều ngày liên tiếp
hoặc nhiều hơn một giờ trong hầu hết mọi ngày (ARIA-WHO 2017) [54].
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh viêm mũi dị ứng
VMDƯ là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại viêm mũi, nó cũng là
một trong những dạng dị ứng phổ biến nhất trong các rối loạn về dị ứng. Ở
Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ VMDƯ chiếm từ 10 -18%
dân số. Ở Nhật, thường xuyên có 20% dân số bị mắc chứng VMDƯ [41][83].
Với tỷ lệ mắc bệnh cao, dịch tễ học của VMDƯ đang được quan tâm rất
nhiều. Song sự nắm bắt về dịch tễ học của VMDƯ trên thực tế rất rời rạc vì
những thông tin chăm sóc sức khoẻ ban đầu đều khó tìm và ít nhiều đều bị
thiếu hụt. Trong khi đó, những nghiên cứu rộng rãi ở cộng đồng đôi khi do
nhiều lý do, đã không làm test dị ứng. Vì vậy, việc chẩn đoán phân biệt
VMDƯ và viêm mũi không dị ứng thường khó.
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong mấy thập kỷ gần đây, những nghiên cứu trong cộng đồng ở nhiều
nơi trên thế giới cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của VMDƯ nói riêng và
bệnh dị ứng hô hấp nói chung. Theo Kim BK và cộng sự (2014) điêu tra tai
Hàn Quốc cho thấy ty lê VMDƯ là 13,3% và ngày càng tăng ở trẻ em [81].
Ngoài ra, tuy số liệu không đủ song người ta cũng thấy được tỷ lệ VMDƯ
ngày một tăng dần ở các nước đang phát triển và công nghiệp hóa [26][32]. Ở
một số nước châu Á như Hồng Kông, Trung quốc có một số nghiên cứu đưa
ra tỷ lệ VMDƯ vào khoảng 40% [39][90][111][119].
Các quốc gia có tỷ lệ mắc VMDƯ thấp như : Indonexia, Anbani, Romani,
Georgia va Hy Lap . Trong khi đo cac nươc co ty lê rât cao la Australi a, New
Zealan va Vương quôc Anh. Những năm 90 của thế kỷ XX, theo điêu tra quôc
gia cho thây VMDƯ ơ ngươi lơn chiêm
25,9 % tại Pháp và 29% tại Vương
quôc Anh trong đo viêm mui man tinh ơ ngươi lơn phô biên hơn ơ tre em[26].
Năm 2006 - 2007, Masafumi Sakashita va công sư đa nghiên cưu
VMDƯ ơ Nhât Ban đa chi ra ty lê VMDƯ ơ ngươi trương thanh (20 - 49 tuôi)
là 44,2% và không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi [90]. Tại Trung quốc,
nghiên cứu Su N, Lin J và cộng sự trên 47216 người tại 18 thành phố thông
qua phỏng vấn cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 17,6% [111].
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Là một đất nước nhiệt đới, tỉ lệ bệnh nhân bị VMDƯ quanh năm ở
Việt Nam khá cao. Ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện của những dị
nguyên mới đóng vai trò tác nhân quan trọng . Dù chưa có số liệu thống kê
cụ thể nhưng VMDƯ có xu hướng ngày càng tăng cao tại thành phố và
phát triển nhanh trong những năm gần đây .
Ở Việt Nam từ năm 1969, VMDƯ đã được đề cập đến trong chẩn đoán
và điều trị. Tuy nhiên thời kỳ này, chủ yếu dừng ở mức độ chẩn đoán lâm
sàng và điều trị triệu chứng. Những năm sau đó, hàng loạt các công trình
nghiên cứu về VMDƯ của các tác giả Nguyễn Năng An, Nguyễn Văn Hướng
Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, Phạm Văn Thức, Trịnh Mạnh Hùng ... đã
góp phần làm rõ thêm về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đưa ra các phương
pháp chẩn đoán và MDĐH [2][19][20][24][25][26][27][34].
Khoảng 20% dân số trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của căn bệnh
VMDƯ. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc căn bệnh này ở mức cao với khoảng 12,3 18% dân số và đang có xu hướng gia tăng bởi ô nhiễm môi trường, chuyển
mùa cộng với sự xuất hiện những kháng nguyên lạ.
Viêm mũi dị ứng bắt nguồn từ những nguyên nhân di truyền, dị ứng với
các dị nguyên là phấn hoa, mùi vị, bụi, nấm, hóa chất, lông thú...hay lệch lạc
cấu trúc vách ngăn mũi. Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng
histamin gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi, khoang họng, kết mạc
mắt gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi liên tục. Bệnh không
nghiêm trọng đến tính mạng nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh
gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, giấc ngủ, học
hành, công việc của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân
chính dẫn đến viêm xoang mạn tính [10].