Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Sản xuất thử nghiệm một số mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 39 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung về dự án
1.1. Tên dự án: Sản xuất thử nghiệm một số mẫu sản phẩm lưu niệm mang
đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất
Tổ.
1.2. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017)
1.3. Tổng vốn thực hiện dự án:

765,680 triệu đồng, trong đó:

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học:

406,880 triệu đồng

- Vốn tự có của tổ chức chủ trì:

358,800 triệu đồng

1.4. Chủ nhiệm dự án:
Họ và tờn: Đỗ Đình Lăng
Ngày, tháng, năm sinh: 17/04/1963

Điện thoại: Tổ chức: 04.39447161
Fax: 04.39447162

Giới tính: Nam

Mobile: 0913.227693.
E-mail: lv-

Tên tổ chức đang công tác: Công ty TNHH LV & Hòn Ngọc Viễn Đông.


Địa chỉ tổ chức: Số 7 Triệu Việt Vương, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai
Bà Trưng, TP. Hà Nội.
1.5. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
Tên tổ chức chủ trì dự án: Công ty TNHH LV & Hòn Ngọc Viễn Đông
Điện thoại: 04.39447161
E-mail:

Fax: 04.39447162

lv-

Website: www.lv-orientalpearl.com.vn
Địa chỉ: Số 7 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đỗ Đình Lăng
Số tài khoản: 0821001973006
Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng: Tại Ngân Hàng TMCP An Bình - Chi nhánh
PGD Đại Kim, Hà Nội.
Tên cơ quan chủ quản dự án: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Phú Thọ 1


2. Mục tiêu dự án:
- Lựa chọn 09 loại mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng
Vương (chia theo 03 nhóm) đã được nghiên cứu, thiết kế để sản xuất thử
nghiệm.
- Tổ chức sản xuất thử nghiệm và trưng bày sản phẩm (số lượng: 200 sản
phẩm/mẫu).
- 10 cán bộ kỹ thuật nguồn và 50 công nhân sản xuất được đào tạo, tập
huấn về công tác quản lý, kỹ thuật và hướng dẫn sản xuất sản phẩm.
3. Nội dung của dự án:

3.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lưu niệm
mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương tại một số điểm tham quan, du lịch trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi khảo sát: Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng; Đền Mẫu Âu Cơ
(huyện Hạ Hòa); Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy).
- Thời gian: 9/2016 – 10/2016.
- Quy mô, đối tượng: 01 mẫu phiếu dành cho chủ cửa hàng, các cơ sở kinh
doanh và khách du lịch.
- Nội dung khảo sát: hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, khả
năng tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu sử dụng sản phẩm…
- Đánh giá thực trạng: gồm kết quả và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.
3.2. Nghiên cứu, lựa chọn các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn
hóa Hùng Vương đã được nghiên cứu, thiết kế.
- Tiêu chí, nguyên tắc, phương pháp, mục đích lựa chọn.
- Số lượng: 09 mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng
Vương, được chia theo 03 nhóm sản phẩm (gồm: phục vụ thờ cúng; vật dụng gia
dụng; trưng bày lưu niệm). Cụ thể: Nhóm sản phẩm phục vụ thờ cúng (gồm có:
mâm bồng sơn dầu họa tiết rồng cuốn; bộ hai chiếc đèn nến làm sơn dầu đỏ; hộp
2


chữ nhật vẽ họa tiết sơn mài rồng phượng); Nhóm sản phẩm vật dụng gia dụng
(gồm có: khay vuông sơn mài vẽ họa tiết thổ cẩm; đĩa tròn sơn mài vẽ họa tiết
chim lạc; bát thuyền vẽ sơn mài họa tiết thổ cẩm; khay chữ nhật vẽ họa tiết chim
lạc bay vòng quanh mặt trống và họa tiết múa trống trên nền mặt); Nhóm sản
phẩm trưng bày lưu niệm (gồm có: Lọ bó mã khảm trai mô phỏng đuôi công; lọ
gốm sơn mài khảm trai họa tiết vảy rồng).
3.3.Tổ chức tập huấn.
- Số lớp: 02 lớp (01 lớp cho các cán bộ kỹ thuật và 01 lớp cho công nhân
sản xuất).

- Số lượng người: 10 cán bộ kỹ thuật nguồn và 50 công nhân sản xuất.
- Thời gian: khoảng tháng 11,12/2016.
- Nội dung: hướng dẫn công nghệ sản xuất sản phẩm; phương pháp kiểm
định chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu; cảnh báo về an toàn lao động và môi
trường; nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên nhiên vật
liệu trong sản xuất…
3.4. Tổ chức sản xuất các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa
Hùng Vương.
- Đầu tư bổ sung thêm một số thiết bị máy móc.
- Áp dụng quy trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để sản xuất sản phẩm.
- Địa điểm sản xuất: xã Đỗ Xuyên và xã Đỗ Sơn (huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ); xã Duyên Thái (huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).
- Số lượng sản phẩm: 200 sản phẩm/mẫu.
3.5. Giới thiệu, trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức giới thiệu, trưng bày sản phẩm đã sản xuất:
+ Tại các hội chợ trong nước (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh);
ngoài nước (tại Đức và Hồng Kông).

3


+ Tại Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ vào dịp Giỗ Tổ
Hùng Vương.
- Tổ chức Hội thảo đánh giá sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa
Hùng Vương được sản xuất và trưng bày.
3.6. Tuyên truyền kết quả dự án.
- Hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng (của Trung tâm
Thông tin và Thống kê KHCN - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ; Trung
tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công thương tỉnh Phú Thọ; Trung tâm Thông tin
và Xúc tiến Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ…).

- Nội dung: Tuyên truyền kết quả thực hiện dự án.
4. Sản phẩm của dự án:
- Bộ tư liệu khảo sát.
- Báo cáo tổng kết; báo cáo tóm tắt dự án.
- Báo cáo chuyên đề: thực trạng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lưu niệm
mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương tại một số điểm tham quan, du lịch trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Danh mục 09 loại mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng
Vương (chia theo 03 nhóm sản phẩm; gồm: tên gọi, họa tiết, kích thước, chất
liệu, ý nghĩa, giá trị từng loại sản phẩm).
- 1.800 sản phẩm lưu niệm niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương
(200 sản phẩm/mẫu x 09 mẫu) được sản xuất, trưng bày và giới thiệu trên thị
trường trong nước và ngoài nước.
- Kỷ yếu Hội thảo đánh giá sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa
Hùng Vương được sản xuất và trưng bày.
- 10 cán bộ kỹ thuật nguồn và 50 công nhân sản xuất được đào tạo, tập huấn.

4


PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự
án 1. Tình hình chung.
Thực hiện Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án khoa học và công nghệ
cấp tỉnh “Sản xuất thử nghiệm một số mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng
văn hoá Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương đất Tổ” và Hợp
đồng thực hiện dự án số 40/HĐ-DASXTN ngày 31 tháng 8 năm 2016 giữa Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ và Công ty TNHH LV & Hòn Ngọc Viễn
Đông. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án đã tiến hành triển khai thực hiện các nội

dung công việc theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ và đảm bảo tiến độ đã đề ra
trong thuyết minh, cụ thể như sau:
- Tổ chức khảo sát hiện trạng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lưu niệm
mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương tại một số điểm tham quan Du Lịch trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, gồm có: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Khu du lịch Đảo
ngọc xanh (huyện Thanh Thuỷ) và Đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hoà). Trên cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã có nhưng đánh giá cơ bản về hiện trạng
và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương tại
một số điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật nguồn và 50 công nhân sản xuất nắm
bắt được công tác quản lý, kỹ thuật sản xuất sản phẩm tại hội trường UBND xã
Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba,tỉnh Phú Thọ
- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo chuyên đề: thực trạng nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương tại một số điểm tham
quan, du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ.
- Đã tiến hành sản xuất thủ nghiệm các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc
trưng văn hóa Hùng Vương.
- Tổ chức giới thiệu trưng bày sản phẩm ở hội chợ trong nước và nước
ngoài.
5


- Tổ chức thành công hội thảo đánh giá sản phẩm lưu niệm mang đặc
trưng văn hóa Hùng Vương đã được sản xuất và trưng bày tổ chức vào ngày 2
tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội.
- Đã đầu tư, bổ sung máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản
xuất của dự án.
- Đã sửa chữa, tu sửa nhà xưởng để đáp ứng mục tiêu sản xuất sản phẩm.
2. Công tác tổ chức.
Thành lập Ban quản lý dự án gồm lãnh đạo công ty và các cán bộ khác có

liên quan để chỉ đạo và thực hiện các nội dung của dự án một cách đồng bộ có
hiệu quả. Xây dựng kế hoạch, phân công công việc, thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Danh sách ban quản lý dự án như sau:
TT

Họ và tên

1

Đỗ Đình Lăng

2
3
4
5

6
7

Nguyễn Quốc Hưng
Hoàng Thị Nhân
Hồ Thị Nga
Nguyễn Văn Thắng

Đỗ Thị Mai Linh
Nguyễn Mạnh Hựng

Tổ chức


Nội dung công

công tác

việc tham gia

Công ty TNHH
LV & Hòn Ngọc
Viễn Đông
Sở Công thương
Phú Thọ
Công ty TNHH
LV & Hòn Ngọc
Viễn Đông
Công ty TNHH
LV & Hòn Ngọc
Viễn Đông
Công ty TNHH
LV & Hòn Ngọc
Viễn Đông
Công ty TNHH
LV & Hòn Ngọc
Viễn Đông
Sở Công thương
Phú Thọ
6

Thời gian
làm việc cho
dự án


Chủ nhiệm dự án

24 tháng

Thư ký dự án

24 tháng

Kế toán dự án

24 tháng

Tổng hợp sản
xuất

24 tháng

Thiết kế kỹ thuật

24 tháng

Thiết kế mỹ
thuật
Kiểm soỏt chất
lượng sản phẩm

24 tháng
24 tháng



3. Chọn điểm, chọn đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai
thực hiện các nội dung của dự án v.v…).
3.1 Địa điểm.
Dự án triển khai sản xuất tại 03 địa điểm trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
Phú Thọ, bao gồm:
- Xưởng sản xuất mộc tại xã Đỗ Sơn, Thanh Ba, Phú Thọ: Công ty hiện
nay đã có một nhà máy sản xuất gỗ, ván ép phục vụ làm cốt sơn mài có diện tích
hơn 13.000m2. Tại đây, công ty đã cho tu sửa khoảng 200m2 nhà kho để sản xuất
cốt mộc cho sản phẩm, lắp đặt 01 máy chà và 01 máy cưa, bố trí 04 nhân viên
mộc lành nghề và thuê thêm 12 công nhân để lắp ráp và sản xuất.
- Tại làng nghề sơn mài tre nứa ghép Đỗ Xuyên, Thanh Ba, Phú Thọ: Dự
án đã cho cải tạo khoảng 500m2 nhà xưởng, xây thêm 02 bể mài và lắp đặt 02
máy trộn sơn, 05 máy chà tay. Đây là khu vực tập trung nhiều công nhân sản
xuất nhất vì vừa sản xuất cốt tre nứa ghép cho sản phẩm và vừa hoàn thiện sản
phẩm. Xưởng có 04 nghệ nhân lành nghề trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn về mặt kỹ
thuật cho khoảng 24 công nhân, được chia ra làm hai phân xưởng sản xuất: một
phân xưởng chuyên sản xuất cốt tre nứa ghép và một phân xưởng chuyên hoàn
thiện các sản phẩm sơn mài từ đầu đến cuối.
- Tại làng nghề sơn mài truyền thống Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội:
Dự án đã tu tạo lại khoảng 300m 2 nhà xưởng, đầu tư thêm phòng phun, bể mài,
phòng dán bạc,… Xưởng này chuyên dành để sản xuất các sản phẩm đòi hỏi có
yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp. Tại xưởng có 02 nghệ nhân của làng nghề sơn
mài truyền thống đào tạo và trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật cho khoảng 14 công nhân.
3.2 Đối tượng tiếp nhận triển khai thực hiện các nội dung của dự án.
Bên cạnh việc thành lập Ban quản lý dự án gồm 07 người cùng nhau giám
sát và thường xuyên đi khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất của các xưởng. Tại
các xưởng sản xuất còn có các nghệ nhân, các công nhân lành nghề lâu năm, đây
chính là những người trực tiếp tiếp thu công nghệ, quy trình sản xuất và trực tiếp
làm ra các mẫu sản phẩm của dự án.

7


II. Kết quả thực hiện các nội dung
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án
- Xây dựng phiếu điều tra: mẫu phiếu điều tra được xây dựng từ mục tiêu
và nội dung nghiên cứu, từ thực tiễn của các đơn vị tiến hành điều tra, khảo sát.
Mẫu phiếu gồm 09 câu hỏi, tập trung vào những nội dung như là mức độ đáp
ứng, kiểu dáng, ý nghĩa, giá cả và nhu cầu của khách du lịch cũng như nhu cầu
của các cơ sở kinh doanh đối với sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa
Hùng Vương từ đó nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn các mẫu sản phẩm lưu niệm để
nghiên cứu, thiết kế sản xuất thử nghiệm.
- Tiến hành điều tra theo đúng đối tượng điều tra, khảo sát: chủ cửa hàng,
các cơ sở kinh doanh và khách du lịch tại các điểm du lịch Khu Di tích Lịch sử
Đền Hùng; Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa); Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Thanh
Thủy). Tổng số phiếu điều tra là 300 phiếu (100 phiếu/đơn vị).
- Kết quả điều tra đã đạt được cụ thể như sau:
Bảng 1: Mức độ đáp ứng các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn
hoá Hùng Vương tại các điểm du lịch
Tiêu chí đánh Đơn
giá
vị tính Khu di
Lịch sử
Hùng

Đơn vị điều tra
tích Đền Mẫu Khu du lịch
Đền Âu Cơ
Đảo Ngọc
Xanh


Đánh
giá tổng

Tỷ lệ
%

hợp

Rất tốt

Phiếu

5

7

2

14

4,66

Tốt

Phiếu

13

9


11

33

11,00

Bình thường

Phiếu

45

19

40

104

34,67

Chưa tốt

Phiếu

37

65

47


149

49,67

100

100

100

300

100%

Tổng cộng

Qua khảo sát cho thấy, sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch những năm
gần đây nhìn chung không có gì mới về mẫu mã cũng như số lượng. Sản phẩm
lưu niệm tại đây chỉ một số ít là có tính đặc trưng văn hoá Hùng Vương như:
Băng đĩa hình giới thiệu về đền Hùng, sách viết về thời kỳ Hùng Vương, trống
đồng, tượng Lạc Long Quân, tượng Lý Thái Tổ, áo phông in dòng chữ đât Tổ... ,
còn phần nhiều đều là các sản phẩm từ những điểm du lịch khác và sản
8


phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Kiểu dáng, mẫu mã còn đơn điệu, không phong
phú, chất lượng sản phẩm còn kém, chưa phát huy được hết giá trị văn hoá vốn
có của đất Tổ.
Tại các điểm khảo sát, chỉ có một số ít hài lòng về mức độ đáp ứng của

sản phẩm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương (chiếm khoảng 15%). Phần lớn
các cơ sở kinh doanh, khách du lịch chưa hài lòng về sự đa dạng, hình thức, màu
sắc, ý nghĩa của các sản phẩm. Do đó, mức độ đáp ứng của các sản phẩm lưu
niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương tại các điểm du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách, phần lớn tại các điểm khảo sát đều phản ánh sự
chưa hài lòng về các sản phẩm.
Bảng 2: Có thêm các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá
Hùng Vương khác được bày bán
Tiêu chí đánh Đơn
giá
vị tính Khu di
Lịch sử
Hùng

Đơn vị điều tra
tích Đền Mẫu Khu du lịch
Đền Âu Cơ
Đảo Ngọc
Xanh

Đánh
giá tổng

Tỷ lệ
%

hợp

Rất sẵn sàng
mua


Phiếu

45

32

15

92

30,67

Sẵn sàng mua

Phiếu

25

40

20

85

28,33

Phân vân

Phiếu


15

20

35

70

23,33

Không mua

Phiếu

15

8

30

53

17,67

100

100

100


300

100%

Tổng cộng

Với thực trạng các sản phẩm còn nghèo nàn, đặc biệt là các sản phẩm
mang đặc trưng văn hoá đất Tổ thì việc thu hút khách du lịch đến với các cơ sở
kinh doanh gặp nhiều khó khăn, việc thúc đẩy mua bán hạn chế dẫn đến kinh
doanh không hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa những nét văn hoá Hùng
Vương thông qua các sản phẩm lưu niệm chưa được quảng bá rộng rãi tới khách
du lịch trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm các sản phẩm lưu
niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương khác được bày bán tại các điểm
khảo sát nhận được sự đồng tình của các cơ sở kinh doanh. Hơn 60% các cơ sở
kinh doanh, buôn bán sẵn sàng mua các sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ
sở kinh doanh khác (đặc biệt tại điểm du lịch Đảo ngọc xanh) tỏ ra phân vân
trong việc mua các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương
9


khác để bày bán tại cơ sở kinh doanh của mình bởi họ cho rằng các sản phẩm
không phong phú, sản phẩm kén khách, giá thành cao nên gặp khó khăn trong
buôn bán. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhóm nghiên cứu tiến hành
thiết kế mẫu, lựa chọn nguyên vật liệu cho các sản phẩm một cách phù hợp nhất.
Bảng 3: Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá
Hùng Vương được khách hàng quan tâm
Tiêu chí đánh Đơn
giá
vị tính Khu di

Lịch sử
Hùng

Đơn vị điều tra
tích Đền Mẫu Khu du lịch
Đền Âu Cơ
Đảo Ngọc
Xanh

Đánh
giá tổng

Tỷ lệ
%

hợp

Kiểu dáng

Phiếu

50

37

20

107

35,67


Màu sắc

Phiếu

10

18

10

38

12,67

Ý nghĩa

Phiếu

10

9

30

49

16,33

Tất cả các

tiêu chí trên

Phiếu

30

36

40

106

35,33

100

100

100

300

100%

Tổng cộng

Trong các tiêu chí được khách hàng và các sơ sở kinh doanh quan tâm đối
với các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương thì kiểu dáng
luôn được quan tâm chú trọng bên cạnh các yếu tố màu sắc và ý nghĩa. Sản
phẩm trước hết phải đẹp, tinh tế gắn liền với tâm tư tình cảm hướng về cội

nguồn Tổ tiên mang bản sắc văn hoá truyền thống thì mới được du khách quan
tâm.
Những năm gần đây, cùng với những chính sách nhằm phát triển du lịch
của tỉnh Phú Thọ, đã có những sản phẩm lưu niệm mang biểu tượng văn hoá cội
nguồn tại các điểm du lịch tuy nhiên hầu hết còn mang tính tự phát, do các cơ sở
tư nhân tự thiết kế, sản xuất và tiêu thụ nhỏ lẻ không có thương hiệu nên kiểu
dáng, chất lượng và ý nghĩa trong sản phẩm còn hết sức đơn điệu, nghèo nàn.
Bảng 4. Khách hàng chọn mua những sản phẩm lưu niệm đặc trưng
văn hoá Hùng Vương mang các ý nghĩa
Tiêu chí đánh Đơn
giá
vị tính Khu

Đơn vị điều tra
di tích

Đền Mẫu Khu du lịch
10

Đánh
giá tổng

Tỷ lệ
%


Lịch sử Đền Âu Cơ
Hùng

Đảo Ngọc

Xanh

hợp

Thời
đại Phiếu
Hùng Vương

40

40

5

85

Đặc
trưng Phiếu
vùng miền

10

31

30

71

23,67


Sản
phẩm Phiếu
làng nghề

30

21

40

91

30,33

Khác

20

8

25

53

17,67

100

100


100

300

100%

Phiếu
Tổng cộng

28,33

Qua khảo sát cho thấy, các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá
Hùng Vương được khách hàng quan tâm nhiều nhất là sản phẩm mang ý nghĩa
thời đại Hùng Vương. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là biểu tượng về vũ trụ,
thiên văn, quyền lực; biểu tượng về các con vật, đồ vật, các điệu múa… gắn liền
với thời đại Hùng Vương.
Sản phẩm đặc trưng vùng miền và sản phẩm làng nghề cũng được du
khách rất quan tâm, do đó các sản phẩm phải mang được ý nghĩa, nội dung giới
thiệu, quảng bá hình ảnh của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm phải thể hiện được những nét đặc trưng riêng như: các điểm tham
quan, các công trình kiến trúc tiêu biểu, các di tích lịch sử, di sản văn hoá mang
dấu ấn nghệ thuật xưa, nét độc đáo riêng có của đời sống văn hoá, phong tục,
nếp sinh hoạt đời thường của người dân…
Bảng 5. Giá thành các sản phẩm lưu niệm đặc trưng văn hoá Hùng
Vương đối với khách hàng
Tiêu chí đánh Đơn
giá
vị tính Khu di
Lịch sử
Hùng


Đơn vị điều tra
tích Đền Mẫu Khu du lịch
Đền Âu Cơ
Đảo Ngọc
Xanh

Đánh
giá tổng

Tỷ lệ
%

hợp

Không quan
tâm

Phiếu

20

10

15

45

15,00


Quan tâm

Phiếu

80

90

85

255

85,00

100

100

100

300

100%

Tổng cộng

11


Bên cạnh các yếu tố về kiểu dáng, màu sắc và ý nghĩa của các sản phẩm

thì yếu tố về giá cả cũng được khách hàng đặc biệt quan tâm. Khảo sát cho thấy,
phần lớn khách du lịch quan tâm tới giá cả của các sản phẩm (chiếm 85%). Sản
phẩm có giá thành hợp lý, hình thức gọn nhẹ và chứa đựng được thông điệp của
điểm đến sẽ kích thích được nhu cầu người mua. Việc niêm yết giá thành trên
các sản phẩm cũng giúp du khách có thể dễ dàng, thuận tiện mua được mặt hàng
yêu thích và phù hợp với nhu cầu của mình.
Đánh giá chung: Trong những năm gần đây, lượng du khách đến các
điểm du lịch tại Phú Thọ như Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng; Đền Mẫu Âu Cơ
(huyện Hạ Hòa); Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy) liên tục tăng
đáng kể, tuy nhiên vấn đề quà lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương
thì chưa được khách du lịch đánh giá cao, các sản phẩm còn nghèo nàn và thiếu
đặc trưng. Tại mỗi khu, mỗi điểm dừng chân tại các điểm du lịch đều tổ chức
các quầy, các gian hàng bày bán sản phẩm lưu niệm khá bài bản. Tuy nhiên, mặt
hạn chế là các mặt hàng đều giống nhau không có sự khác biệt để tạo điểm nhấn,
mặc dù nhiều hàng hoá nhưng không nhiều gian hàng nào có sản phẩm nổi bật,
đặc trưng.
Sản phẩm quà lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương không chỉ
tạo sự hấp dẫn cho du khách, kích thích nhu cầu mua sắm mà còn góp phần
quảng bá hình ảnh của địa phương đó. Song nhìn vào thực tế, thị trường quà
lưu niệm tại Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ và Khu du lịch
Đảo ngọc xanh hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Đa số tiểu thương kinh doanh xung quanh
khu vực mới chỉ nghĩ đến việc bán cho được hàng chứ chưa quan tâm đến việc
chọn bán sản phẩm mang đậm bản sắc, văn hóa đặc trưng của vùng Đất Tổ để
thu hút du khách. Tư duy còn manh mún nhỏ lẻ chưa dám mạnh dạn đầu tư
chọn lọc vì thế nên đa số hàng hóa được bày bán là những sản phẩm từ nơi
khác đến như đồ trang sức, đồ chơi, thú nhồi bông…. chủ yếu là các mặt hàng
nhập từ nơi khác đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc.
Từ thực trạng nêu trên, rất cần thiết phải tạo ra các sản phẩm lưu niệm
mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê


12


hương Đất Tổ. Để các sản phẩm quà lưu niệm có sức hấp dẫn cần phải đáp ứng
được các yếu tố:
Mang tính truyền thống và giàu đặc trưng văn hoá: Tính truyền thống của
sản phẩm văn hoá vừa thể hiện sự đặc thù vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Đó
chính là các sản phẩm đặc trưng, độc đáo riêng có của mỗi quốc gia, địa
phương, nó tạo ra dấu ấn và sự nhắc nhở đối với du khách về vùng đất mà họ đã
trải nghiệm khám phá.
Mang đậm dấu ấn, bản sắc riêng của từng địa phương: Sản phẩm lưu niệm
phải mang được ý nghĩa, nội dung giới thiệu, quảng bá hình ảnh của địa phương
đến du khách trong nước và quốc tế. Những nét đặc trưng riêng của địa phương
có thể tập trung khai thác một số chủ đề như các điểm đến, nét độc đáo riêng có
trong đời sống, văn hoá, phong tục của người dân địa phương.
Đơn giản nhưng sáng tạo và có giá trị thẩm mỹ: Các sản phẩm lưu niệm
không cần quá cầu kỳ trong thiết kế nhưng phải thể hiện được sự sáng tạo, kích
thích hứng thú đối với du khách. Tính sáng tạo thể hiện rõ nét nhất ở các khía
cạnh như chất liệu, công năng sử dụng, phương thức sản xuất, đáp ứng nhu cầu
khách hàng tiềm năng, mẫu mã sản phẩm.
Có tính ứng dụng và giá trị thương mại: Sản phẩm lưu niệm phải đảm bảo
sự đa dạng, thẩm mỹ nhưng cũng cần phải quan tâm đến khả năng ứng dụng và
phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Sản
phẩm lưu niệm cần tạo được sự liên kết nhiều chức năng sử dụng để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng, khiến quà tặng trở nên hữu ích hơn trong cuộc sông, gia
tăng sự thoả mãn của khách hàng. Bên cạnh đó, yếu tố giá thành các sản phẩm
lưu niệm cũng ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Sản
phẩm thiết kế đẹp, chứa đựng được các ý nghĩa bên trong, giá thành phù hợp sẽ
dễ dàng nhận được sự quan tâm của khách hàng.
2. Nghiên cứu, lựa chọn các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng

văn hóa Hùng Vương
2.1. Xác định tiêu chí lựa chọn các mẫu sản phẩm dự án
13


- Sản phẩm phải có tính giá trị, tính đại diện tiêu biểu cho văn hoá Hùng
Vương:
Các mẫu sản phẩm được lựa chọn phải đảm bảo phản ánh các giá trị văn
hoá đặc trưng của văn hoá Đất Tổ gắn liền với các sự tích, sự kiện liên quan đến
thời đại Hùng Vương. Sản phẩm được chọn phải gần gũi với bất cứ người dân
Việt Nam nào và phải là những giá trị tiêu biểu nhất cho giá trị văn hoá cội
nguồn, nhằm hướng sản phẩm tới khách du lịch quốc tế.
- Sản phẩm phải có tính mới:
Tiêu chí tính mới đảm bảo sự không trùng lặp về mặt ý tưởng, đồng thời
làm cơ sở để so sánh, khẳng định giá trị của nghiên cứu. Do đó, các sản phẩm
được lựa chọn phải có mẫu mã thiết kế, ý nghĩa văn hoá trong từng sản phẩm
phải khác nhau nhằm tạo ra sự phong phú cho các sản phẩm, đồng thời kích
thích thị hiếu của khách du lịch.
- Sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng:
Việc xác định sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách
hàng là rất quan trọng, điều đó sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh
của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do đó, sản phẩm phải thể hiện được cơ bản
nhất về văn hoá truyền thống Hùng Vương, đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn nhẹ, dễ
dàng vận chuyển và đặc biệt phù hợp với khả năng chi tiêu của khách hàng.
2.2. Tổ chức lựa chọn các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn
hóa Hùng Vương
Sau khi đã nghiên cứu các tiêu chí, mục tích và tổng hợp kết quả điều tra
khảo sát, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 09 mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc
trưng văn hóa Hùng Vương có nét đặc trưng và nổi bật riêng biệt. Các sản phẩm
được chia theo 03 nhóm bao gồm:

- Nhóm sản phẩm phục vụ thờ cúng, gồm có: mâm bồng sơn dầu họa tiết
rồng cuốn; bộ hai chiếc đèn nến làm sơn dầu đỏ; hộp chữ nhật vẽ họa tiết sơn
mài rồng phượng.
14


- Nhóm sản phẩm vật dụng gia dụng, gồm có: khay vuông sơn mài vẽ họa
tiết thổ cẩm; đĩa tròn sơn mài vẽ họa tiết chim lạc; bát thuyền vẽ sơn mài họa
tiết thổ cẩm; khay chữ nhật vẽ họa tiết chim lạc bay vòng quanh mặt trống và
họa tiết múa trống trên nền mặt.
- Nhóm sản phẩm trưng bày lưu niệm, gồm có: Lọ bó mã khảm trai mô
phỏng đuôi công; lọ gốm sơn mài khảm trai họa tiết vảy rồng.
STT

Tên sản phẩm

Mã Sản phẩm

Kính thước

1 Mâm bồng sơn dầu đề tài rồng cuốn

LV-M01

Ø 35xh15

2 Hộp chữ nhật vẽ họa tiết sơn mài
rồng phượng

LV-H01


50x36xh16

3 Bộ hai chiếc đèn nến làm bằng sơn
son tiếp vàng

LV- N01

Ø 20xh55

LV-K01

Ø 40xh5

LV-KCN01

35x50xh5

6 Đĩa tròn sơn mài vẽ họa tiết chim
lạc

LV-Đ01

Ø 50xh5

7 Bát thuyền vẽ sơn mài họa tiết thổ
cẩm

LV-B01


66x32xh11

8 Lọ bó mạ khảm trai đề tài mô
phỏng đuôi công

LV-L01

Ø 21xh57

9 Lọ gốm sơn mài khảm trai đề tài
vảy rồng

LV-L02

Ø 24xh53

Nhóm thờ cúng

Nhóm đồ gia dụng
4 Khay vuông sơn mài vẽ họa tiết thổ
cẩm
5 Khay chữ nhật vẽ họa tiết chim lạc
bay vòng quanh mặt trống và họa
tiêt múa trống trên nền mặt

Nhóm hàng trưng bày

15



Bằng cách kết hợp các mặt hàng sơn mài mang đậm tính truyền thống cùng
với những hình ảnh biểu tượng mang đậm dấu ấn văn hóa Hùng Vương, 09 mẫu
sản phẩm mà công ty lựa chọn đều được sản xuất trên lối sơn mài truyền thống,
ứng biến thay đổi linh hoạt các sắc thái, hình ảnh của dấu ấn văn hóa Hùng
Vương trên từng loại khác nhau. Các sản phẩm đều mang ý nghĩa và công dụng
riêng:
- Sản phẩm mâm bồng bằng đồng vàng được đúc thủ công với họa tiết hoa
văn tinh xảo, sắc nét. Mâm bồng hay còn gọi là đĩa hoa quả dùng để đựng hoa
quả, vàng hương, trầu cau... trên bàn thờ gia tiên.
- Bộ hai chiếc đèn nến được dùng để thắp sáng biểu tượng cho sự sống , sự
bình yên của mọi gia đình.
- Hộp hình chữ nhật vẽ họa tiết sơn mài rồng phượng được đặt để đựng các
quyển sách thờ cúng, quyển sổ gia phả, có thể dùng để đựng cốc chén thờ cúng
mang ý nghĩa tâm linh truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Khay vuông sơn mài được dùng để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày như đựng cốc, chén …. Sản phẩm được tạo dáng theo phong
cách hiện đại, bắt mắt, tạo cảm giác hình khối lạ.
- Đối với đĩa tròn sơn mài, bát thuyền sơn mài được sử dụng trực tiếp trong
đời sống hàng ngày.
- Đối với sản phẩm trưng bày: lọ bó mạ khảm trai đề tài mô phỏng đuôi
công mang biểu tượng no đủ, lọ gốm sơn mài khảm trai mô phỏng vảy rồng biểu
tượng cho sự trường tồn.
Nhằm tạo sự phong phú của các sản phẩm, mỗi một kiểu khay, đĩa, bát đều
được sử dụng họa tiết khác nhau. Những họa tiết trang trí này được lựa chọn
trong nhóm các hoa văn đặc trưng và các hình khắc riêng trên các sản phẩm.
Các mẫu sản phẩm sơn mài được sử dụng chung chất liệu là gỗ tái chế, gỗ công
nghiệp, tre nứa tự nhiên…
3. Tập huấn cho các kỹ thuật viên và công nhân sản xuất tham gia dự án
16



- Nội dung của lớp tập huấn: Hướng dẫn quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm; phương pháp kiểm định chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, cảnh báo về an
toàn lao động và môi trường; nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và tiết
kiệm vật liệu trong sản xuất….
- Tổng số học viên: 10 cán bộ kỹ thuật nguồn và 50 công nhân sản xuất.
- Thời gian học: 02 ngày.
- Địa điểm tập huấn: Tại UBND xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ.
- Kết quả đạt được: Tổng cộng đã có 60 người tham gia tập huấn (có phụ
biểu kèm theo). Nhìn chung các đối tượng tham gia tập huấn chấp hành tốt và
chú ý tập trung nắm bắt nội dung và hoàn thành tốt bài kiểm tra. Sau khi được
tập huấn, các kỹ thuật viên và công nhân đã trực tiếp thực hiện sản xuất sản
phẩm của dự án, nắm bắt và thực hiện tốt quy trình sản xuất. Sản phẩm tạo ra
đảm bảo được tính thẩm mỹ, chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc trưng của văn hoá
Hùng Vương.
4. Tổ chức sản xuất các mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn
hoá Hùng Vương.
4.1. Đầu tư, bổ sung một số máy móc thiết bị phục vụ cho dự án
Để đảm bảo hiệu quả cho dự án, cơ quan chủ trì đã đầu tư bổ sung các trang
thiết bị, máy móc cần thiết tại các điểm sản xuất bao gồm: máy chà nhám, máy
mài, máy cưa vành, máy phun, máy cắt bàn, máy rung, máy cắt đứng, máy băm
tre, dàn ép, khuôn ép … và một vài máy móc thiết bị cần thiết khác. Các thiết bị
máy móc được bổ sung giúp cho quá trình sản xuất của công ty nhanh hơn, hiệu
quả hơn, các sản phẩm tạo ra đảm bảo được tính thẩm mỹ cao hơn.
4.2. Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
* Quy trình công nghệ chế tác (sản xuất) hàng thủ công mỹ nghệ:
- Đối với hàng vẽ:
+ Công đoạn 1: Phần làm cốt mộc
1. Làm khuôn cốt:

làm bằng tay và bằng
máy

17

2. Tạo dáng làm cốt:
làm bằng tay hoặc
bằng máy


+ Công đoạn 2: Phần làm vóc

+ Công đoạn 3: Phần hoàn thiện
1. Vẽ các hoạ tiết, khảm chai
khảm chứng các hoạ tiết

1. Gắn sơn

2. Bó (bó 1, bó 2)

2. Phun sơn

3. Hom (hom 1, hom 2)

3. Toát bóng

4. Lót

4. Đánh bóng


5. Lau xi, lau vệ sinh

5. Kẹt

6. Thí (thí 1, thí 2)

6. Đóng gói sản phẩm

- Đối với hàng gắn trai:
+ Công đoạn 1: Phần làm cốt mộc
1. Làm khuôn cốt:
làm bằng tay và bằng
máy

2. Tạo dáng làm cốt:
làm bằng tay hoặc
bằng máy

+ Công đoạn 2: Gắn trai
1. Gắn trai

2. Bả quét keo cố định
trai

3. Chà phẳng bề mặt trai

4. Lau bề mặt trai

5. Phun sơn lên bề mặt trai


6. Đóng gói sản phẩm

18


Các mẫu sản phẩm của công ty đều được sản xuất theo một quy trình sản
xuất chung, công ty lựa chọn các hình dáng sản phẩm sau đó tiến hành vào công
đoạn 1 là làm cốt mộc rồi tiếp theo là các công đoạn như trên. Các từ như: Lót,
hom, bó, kẹt, thí là những từ được dùng trong quá trình sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ theo ngôn ngữ truyền thống .
4.3. Tổ chức sản xuất sản phẩm:
Sau khi được đầu tư trang thiết bị máy móc cần thiết, các các kỹ thuật viên
và công nhân sản xuất nắm bắt được quy trình công nghệ, dự án đã tiến hành sản
xuất sản phẩm tại các điểm sản xuất: xã Đỗ Xuyên và Đỗ Sơn (huyện Thanh Ba,
Phú Thọ), xã Duyên Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Hình ảnh sản xuất sản phẩm dự án tại các điểm sản xuất

19


Tất cả các sản phẩm trước khi sản xuất đều được nhân viên thiết kế mỹ
thuật dựng 3D mô phỏng trước khi triển khai, các cán bộ điều hành trước khi
triển khai sản phẩm phải lên kế hoạch lập bảng triển khai giao đến từng cơ sở
sao cho các sản phẩm triển khai phải phù hợp với đặc tính sản xuất của từng cơ
sở sản xuất. Nhân viên kỹ thuật phải giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm
trong từng giai đoạn, báo cáo đánh giá tình hình tiến độ sản xuất đối với chủ
nhiệm dự án hoặc nhóm nghiên cứu thực hiện.
Đến nay, việc sản xuất các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá
Hùng Vương đảm bảo số lượng, chất lượng theo đúng với thuyết minh dự án

được duyệt:
Số
TT

Số lượng,
quy mô
thực hiện
200

% thực
hiện

Chiếc

Số lượng, quy
mô theo hợp
đồng và TM
200

Chiếc

200

200

100%

3

Sản phẩm hộp chữ nhật Chiếc

vẽ họa tiết sơn mài rồng
phượng

200

200

100%

4

Khay vuông sơn mài vẽ
họa tiết thổ cẩm

Chiếc

200

200

100%

5

Đĩa tròn sơn mài vẽ họa
tiết chim lạc

Chiếc

200


200

100%

6

Bát thuyền vẽ sơn mài
họa tiết thổ cẩm

Chiếc

200

200

100%

7

Khay chữ nhật vẽ họa tiết
chim lạc bay vòng quanh
mặt trống và họa tiết múa
trống trên bề mặt

Chiếc

200

200


100%

8

Lọ bó mạ khảm trai đề tài
mô phỏng đuôi công

Chiếc

200

200

100%

9

Lọ gốm sơn mài khảm
trai họa tiết vảy rồng
Tổng cộng:

Chiếc

200

200

100%


1800

1800

100%

1

2

Sản phẩm

Sản phẩm Mâm bồng
sơn dầu họa tiết rồng
cuốn
Sản phẩm bộ 2 chiếc đèn
nến làm bằng sơn dầu đỏ

Đơn vị
tính

20

100%


Hình ảnh 09 mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Hùng Vương

Mâm bồng sơn dầu đề tài rồng cuốn


21


Đĩa tròn sơn mài vẽ họa tiết chim lạc

22


Khay chữ nhật vẽ họa tiết chim lạc bay vòng quanh mặt trống

23


Bát thuyền vẽ sơn mài họa tiết thổ cẩm

24


Khay vuông sơn mài vẽ họa tiết thổ cẩm

25


×