Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI dự THI tìm HIỂU 60 năm NGÀY bác hồ về THĂM sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.95 KB, 10 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU 60 NĂM NGÀY BÁC HỒ VÀ ĐOÀN CÔNG
TÁC CỦA TRUNG ƯƠNG VỀ THĂM, NÓI CHUYỆN VỚI ĐỒNG BÀO CỦA
CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC TẠI SƠN LA
(07/5/1959-7/5/2019)

Câu số 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc (tại Sơn La) vào
thời gian nào? Nhân dịp nào? Nêu rõ thời gian, địa điểm chính người về thăm?
Trả lời:
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã về thăm, nói
chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhân dịp nhân dân Tây Bắc đón mừng kỷ
niệm 05 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ( 07/5/1954-07/5/1959), 04 năm thành lập
Khu tự trị Thái – Mèo (1955-1959), Bác Hồ dẫn đầu đoàn phái đoàn Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) lên thăm Sơn La – Tây Bắc.
Trong chuyến công tác ấy, Bác Hồ đã đến những địa điểm sau:
- Ngày 07/5/1959 Bác Hồ và đoàn công tác của Trung ương đến thăm và nói
chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Khu tự trị Thái – Mèo tại
huyện Thuận Châu.
- Trên đường di chuyển từ Thuận Châu (Sơn La) về Hà Nội, Bác Hồ và đoàn
công tác của Trung ương có viếng thăm mộ đồng chí Tô Hiệu. Dừng thăm và nói
chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc châu Mường La và Châu Mai
Sơn tại Nà Sản (huyện Mai Sơn); huyện Yên Châu; huyện Mộc Châu.
Câu số 2: Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên
phải làm những việc sau đây: Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao trình độ giác
ngộ xã hội chủ nghĩa, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, triệt để phục vụ nhân
dân, phục vụ cách mạng; các cán bộ địa phương thuộc các dân tộc phải ra sức công
tác, học tập văn hóa, chính trị và nghiệp vụ, đoàn kết chặt chẽ với anh em cán bộ nơi
khác đến. Các cán bộ ở nơi khác đến thì phải yên tâm và tích cực công tác, hết lòng
giúp đỡ và đoàn kết với anh em cán bộ địa phương. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên


thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, làm gương cho đồng bào. Trong mọi việc, hoàn
thành tốt những nhiệm vụ Đảng và Chính phủ đã giao cho để làm cho Khu tự trị
ngày càng phồn thịnh. Các cháu Thiếu nhi phải học tập tốt, lao động tốt, giữ kỷ luật
tốt, giữ vệ sinh tốt”.
Bạn hãy cho biết, câu nói trên Bác Hồ nói với những ai? Vào thời gian nào? Ý
nghĩa câu nói của Bác Hồ đối với tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay?


Trả lời:
Ngày 07/5/1959 Bác Hồ và đoàn công tác của Trung ương đến thăm và nói
chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Khu tự trị Thái – Mèo tại
huyện Thuận Châu. Trong cuộc nói chuyện, Bác Hồ đã căn dặn: “Cán bộ, đảng viên
và đoàn viên thanh niên phải làm những việc sau đây: Củng cố lập trường cách
mạng, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, luôn luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm, triệt để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng; các cán bộ địa phương thuộc
các dân tộc phải ra sức công tác, học tập văn hóa, chính trị và nghiệp vụ, đoàn kết
chặt chẽ với anh em cán bộ nơi khác đến. Các cán bộ ở nơi khác đến thì phải yên
tâm và tích cực công tác, hết lòng giúp đỡ và đoàn kết với anh em cán bộ địa
phương. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, làm
gương cho đồng bào. Trong mọi việc, hoàn thành tốt những nhiệm vụ Đảng và
Chính phủ đã giao cho để làm cho Khu tự trị ngày càng phồn thịnh. Các cháu Thiếu
nhi phải học tập tốt, lao động tốt, giữ kỷ luật tốt, giữ vệ sinh tốt”.
Ý nghĩa câu nói của Bác đối với tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay: Lời căn
dặn của Bác nhắc nhở, dặn dò mỗi một người cán bộ, đảng viên và đoàn viên dù
trong hoàn cảnh nào cũng luôn phải tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính
trị kiên định vững vàng, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Phải không ngừng học tập để có kiến thức
để phục vụ đất nước, hết lòng phục vụ nhân dân. Nhân dân các dân tộc phải đoàn
kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau góp phần tỉnh Sơn La ngày càng
phát triển. Là người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường được hưởng thụ những

điều tốt đẹp nhất mà các thế hệ cha anh đã dành được. Em càng thấm thía lời dặn
của Bác, để chúng em được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc và học tập trong
điều kiện tốt như hiện nay rất nhiều những giọt mồ hôi, nước mắt và thẩm chí là
xương máu của nhiều thế hệ cha anh đã rơi xuống để dành lấy “Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc” cho dân tộc. Mỗi một thiếu nhi, một học sinh phải luôn xác định được
nhiệm vụ chính của mình là phải “học tập tốt”, đây chính là nhiệm vụ chính trị trước
mắt, học tập tình thần cách mạng để trở thành công dân tốt, có đủ tài, đủ sức để góp
phần xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu, đẹp hơn. Học tập tốt, lao động tốt
có nghĩa là học phải đi đôi với hành, học phải siêng năng, kiên trì, luôn tìm tòi sáng
tạo, luôn học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi, học ở nhà, học ở trường, học ngoài xã hội,
nâng cao tri thức về các vấn đề để phát triển toàn diện cả về tri thức và đạo đức.
Ngoài học tập tốt, chúng em cũng luôn cố gắng lao động tốt phù hợp với độ tuổi của
mình theo lời bác dặn “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, nhiều việc nhỏ
cộng lại thành việc to”, tích cực tham gia các buổi lao động tập thể, lao động cũng là
môi trường học tập tốt, qua các hoạt động lao động chúng em có điều kiệp áp dụng
các kiến thức lý thuyết học được trong sách vở vào thực hành. Lao động để tạo cảnh
quanh xanh – sạch đẹp, lao động để biết được giá trị của những giọt mồ hôi đã rơi
sau khi hưởng thành quả. Dù trong học tập hay lao động thì luôn luôn cần phải “giữ
kỷ luật tốt”, một tập thể mạnh là ở nơi đó có “kỷ luật tốt”, những quy định của


trường, của lớp đề ra là những điều kiện tốt để chúng em rèn luyện để trở thành
người công dân tốt. Vì vậy mỗi học sinh cần phải thực hiện tốt các nội quy, quy định
của trường, lớp, thực hiện tốt Điều lệ Đội, Nghị quyết tập thể đội, cảm kết thực hiện
tốt an toàn giao thông, không vi phạm pháp luật. Để “học tập tốt, lao động tốt” thì
thiếu niên không thể không “giữ gìn vệ sinh thật tốt” vì “giữ gìn vệ sinh tốt” giúp
chúng em có sức khỏe tốt để học tập và lao động tốt. Mỗi người thiếu niên cần phải
tự giác cùng nhau giữ gìn vệ sinh thật tốt thông qua các phong trào vui khỏe, biết vệ
sinh cá nhân, nơi ở, trường, lớp, bếp ăn… biết hoạt động thể dục thể thao để rèn
luyện sức khỏe, biết tuyên truyền giữ gìn vệ sinh chung ở trường, lớp, đường làng,

ngõ xóm góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
Câu số 3: Trong sổ vàng truyền thống của Nông trường Mộc Châu – Sơn La
còn lưu 16 chữ vàng:
“Luôn luôn cố gắng
Khắc phục khó khăn
Tiến lên thật hăng
Làm tròn nhiệm vụ”
Bạn hãy cho biết lời căn dặn trên của Bác Hồ được ra đời trong hoàn cảnh
nào?
Trả Lời:
Ngày 08 tháng 5 năm 1959, một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ đối với cán bộ,
công nhân Nông trường Mộc Châu, Sơn La vinh dự được đón Bác Hồ cùng Đoàn
đại biểu Chính phủ lên thăm.
Sau khi dự lễ mít tinh kỷ niệm 05 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và
04 năm thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, tại Thuận Châu, thăm và nói chuyện với
cán bộ, nhân dân huyện Yên Châu Bác Hồ đã tới thăm cán bộ, công nhân Nông
trường Mộc Châu. Trong chuyến thăm này Bác đã tự tay viết bốn câu thơ vào sổ
vàng truyền thống tặng cán bộ, đảng viên, công nhân nông trường:
“Luôn luôn cố gắng
Khắc phục khó khăn
Tiến lên thật hăng
Làm tròn nhiệm vụ”
Từ sau ngày Bác Hồ lên thăm, cả nông trường bừng lên khí thế thi đua lao
động sản xuất, cải tạo thảo nguyên. Những lời dạy ân cần của Bác đã trở thành Nghị
quyết của Đảng ủy, thành nhiệm vụ của nông trường là mục tiêu hành động của mỗi
cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và công nhân Nông trường Mộc Châu.


Nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân Nông trường Mộc Châu ngày
nay đã trở thành một di tích lịch sử lưu niệm, được tỉnh Sơn La xếp hạng ngày

13/12/2004. Di tích ở trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu cách Quốc lộ 6
khoảng 600m trên đường từ Sơn La về Hà Nội.
Câu số 4: Bạn hãy kể tên những địa danh, di tích lịch sử đã được công
nhận nơi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Trả lời:
Những địa danh nơi Bác Hồ và đoàn đại biểu đến thăm, giờ đay đã trở thành
những di tích lịch sử - văn hóa, như:
- Di tích lịch sử lưu niệm Kỳ đài Thuận Châu nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân
dân các dân tộc Tây Bắc vào ngày 07/5/1959 tại Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La. Di tích được xếp hạng Quốc gia ngày 20/4/1995.
- Di tích lưu niệm nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên
Châu tại Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu. Di tích được UBND tỉnh Sơn La xếp
hạng ngày 13/12/2004.
- Di tích lưu niệm nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân nông trường
Mộc Châu tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Yên Châu. Di tích được
UBND tỉnh Sơn La xếp hạng ngày 13/12/2004.
- Di tích lưu niệm nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện
Mộc Châu thuộc tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu. Di tích được UBND tỉnh Sơn La
công nhận xếp hạng ngày 15/9/2008.
Câu 5: Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lượng, Bác Hồ đã gửi thư
khen ngợi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc đã bắn rơi máy bay Mỹ. Bạn hãy cho
biết thời gian, nội dung bức thư khen của Bác Hồ?
Trả lời:
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 14, 20 và 22
tháng 6 năm 1965 quân và dân Mộc Châu đã bắn rơi chín máy bay Mỹ, bắt sống một
số phi công Mỹ.
Ngày 23 tháng 6 năm 1965, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác đã
viết thư gửi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc.
Nội dung bức thu như sau:
“Thân ái gửi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc

Bác rất vui lòng trong những ngày 14, 20 và 22 tháng 6 năm 1965 quân và
dân Mộc Châu và Sơn La đã bắn rơi chín máy bay mỹ, bắt sống một số phi công
Mỹ.


Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác gửi lời khen ngợi bộ đội, đồng
bào và cán bộ các dân tộc Tây Bắc đã anh dũng chiến đấu, thắng lợi vẻ vang.
Bác nhắc nhở bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc phải luôn cảnh giác, chớ vì
thắng lợi mà chủ quan, kinh địch.
Quân đội và đồng bào Tây Bắc hãy phát huy truyền thống vẻ vang Điện Biên
Phủ, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc anh em, giữa bộ đội và nhân dân, thi đua sản
xuất giỏi, quyết giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”.
Câu số 6: Học tập làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
Sơn La đã đạt được những thành tựu nổi bật gì trong công cuộc đổi mới và hội nhập
quốc tế hiện nay?
Trả lời:
Sau 32 năm ( 1986 -2018), Sơn La đã thực sự đổi mới toàn diện, trở thành
tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6
tháng đầu năm 2018 của tỉnh đứng thứ 5/14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đứng
thứ 2/6 tỉnh vùng Tây Bắc. Quy mô nền kinh tế theo giá trị hiện hành đứng thứ 4/14
tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, cao nhất so với tỉnh vùng Tây Bắc. Các thành
phần kinh tế đều có bước phát triển. Kinh tế Nhà nước giữ vị trí quan trọng trong
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đóng góp lớn
vào thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được sắp
xếp, sau chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tích cực, kinh tế tập
thể và hợp tác xã tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ, tạo kiên kết tập
thể và hợp tác giữa các thành viên, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ngành
nghề; kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng,
khai khoáng và đầu tư nước ngoài tập trung vào khai khoáng, chế biến nông sản góp
phần tạo việc làm, tăng thu ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong

sản xuất kinh doanh.
Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2005 đạt 4,2
triệu đồng, năm 2016 đạt 1096,4USD (tương đương 24,8 triệu đồng). Tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 theo giá so sánh đạt 28.753.710 tỷ đồng. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị
trường và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tỷ trọng nông – lâm nghiệp
giảm từ 50,81% năm 2005 xuống 23,2% năm 2017; công nghiệp, xây dựng liên tục
tăng, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, tăng lên 36,1%.
Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch tích cực và phát triển
theo hướng sản hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng
công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, tập trung trồng cây ăn quả
(chanh leo, xoài, nhãn, bưởi….), cây cà phê; triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn la, các
cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chú trọng xây dựng thương hiệu, triển khai


chương trình kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông
sản, phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Toàn tỉnh hiện có 18.661 ha cây ăn quả trên đất dốc, 7.578 ha cây lâu năm
được lai ghép; 229 ha rau các loại, 248 ha chè, 118 ha nhãn, 05 ha mận, 26 ha xoài,
08 ha chanh leo, 05 ha thanh long và 20 ha na được trồng và chăm sóc theo tiêu
chuẩn VietGAP; 111 ha rau các loại với sản lượng 1.584 tấn sản phẩm sạch.
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 đạt 10.875 tỷ đồng, năm
2017 đạt 16.480,9 tỷ đồng; giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác đạt 34 triệu đồng
và 115 triệu đồng trên 01 ha nuôi trồng thủy sản; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển
dịch mạnh theo hướng huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường, nhất là các thị trường
cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; một số sản phẩm đã có thương hiệu
trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, tiềm năng, lợi thế được phát
huy. Công nghiệp điện, khai khoáng, chế biến nông lâm sản, một số cụm công

nghiệp ở Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên đã được định hình, phát triển, góp phần từng
bước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phù
hợp với điều kiện của tỉnh, tiểu thủ công nghiệp và một số ngành nghề truyền thống
được khôi phục và phát triển. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2017
theo giá so sánh đạt 7.739,09 tỷ đồng. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 6 tháng
đầu năm 2018 tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịc phát triển mạnh mẽ cả về quy mô,
ngành nghề và thị trường. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng xã hội năm 2017 đạt 16.890 tỷ đồng, bằng 105,6% kế hoạch và tăng
14,8% so với cùng kỳ năm 2016; trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 9,425,8 tỷ đồng
tăng 9,8%.
Công tác sắp xếp, ổn định dân cư vùng tái định cư các công trình thủy điện
Sơn La được quan tâm. Hoàn thành công tác di chuyển 12.548 hộ dân tái định cư
thủy điện Sơn La an toàn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khánh thành Nhà
máy thủy điện Sơn La sớm hơn so với kế hoạch đề ra. Đời sống và sản xuất của
nhân dân vùng tái định cư từng bước ổn định, cải thiện, nội bộ đoàn kết thống nhất,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc
của Đảng trên địa bàn Sơn La.
Mạng lưới giao thông được nâng cấp, mở rộng, nhất là hệ thống giao thông
liên bản, liên xã đã làm thay đổi nhanh chóng tư duy sản xuất, sinh hoạt của nhân
dân theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng nếp sống văn minh – hiện đại. Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đạt một
số kết quả quan trọng, nhiều mô hình mới, cách làm hay được nhận diện. Tập trung
huy động được các nguồn lực trong dân, cùng với hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để


đàu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế xã hội. Kết quả đến 30/6/2018, toàn tỉnh có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế phát triển rộng khắp, đạt được thành tích
quan trọng. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn
thành các nhiệm vụ năm học, duy trì đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục và xây

dựng xã hội học tập tại các xã, phường, thị trấn. Từ tháng 12/2007, toàn tỉnh được
công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hoàn thành phổ
cập giáo dục đúng độ tuổi; được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi ( tháng 12/2014). Cơ sở vật chất trường học không ngừng được đầu tư
hoàn thiện. Việc tổ chức bán trú và nấu ăn tập trung cho học sinh thuộc các xã, bản
đặc biệt khó khăn được triển khai tích cực, hiệu quả, góp phần giảm mạnh tình trạng
học sinh bỏ học; chất lượng học và dạy học được nâng lên. Các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển, góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng nguồn lực của tỉnh và vùng Tây Bắc.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, mạng lưới cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp. mạng lưới cơ sở y tế, đội ngũ cán
bộ y tế trong toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến hét năm
2017, toàn tỉnh có 273 cơ sở y tế với 3.920 giường bệnh; 3281 bác sỹ, y tá, hộ sinh.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh
an toàn thực phẩm, công tác y tế dự phòng, chế độ bảo hiểm y tế và những đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân.
Hệ thống thôn tin – truyền thông, văn hóa – thể thao và du lịch có nhiều tiến
bộ tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Sơn La. Các cơ quan phát thanh, truyền hình
phương tiện thông tin phát triển tạo điều kiện cho nhân dân được thông tin đầy đủ về
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển loại hình dịch vụ du lịch
gắn với các yếu tố văn hóa, du lịch lòng hồ thủy điện được đẩy mạnh. Tổ chức các
hoạt động du lịch, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, các cơ sở du lịc được
đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Đến nay, toàn tỉnh có
tổng số 162 cơ sở lưu trú; tổng số lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt
1.180.000 lượt, tổng doanh thu hoạt động du lịch 890 tỷ đồng.
Hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ được nâng lên, cơ chế quản lý được
đổi mới. Cùng với các tổ chức và nhà koa học, phong trào sáng kiến, sáng chế của
quần chúng được phát huy, tăng cường ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và

quản lý, giảng dạy, khám chữa bệnh và sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu
mới, tiết kiệm tài nguyên, góp phần tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Tính đến 30/6/2018, tỉnh Sơn La đã công bố
được 09 thương hiệu, gồm Nhãn Sông Mã, Cà phê Sơn La, Cam Phù Yên, Xoài tròn
Yên Châu, Chè Tà Xùa Bắc yên, Mât ong Sơn La, Chè Shan tuyết Mộc Châu, Rau


an toàn Mộc Châu và tiếp tục xây dựng, phát triển thương hiệu một số sản phẩm
khác ở địa phương.
Các chính sách an sinh xã hội, công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm tiến bộ
và công bằng xã hội được triển khai có hiệu quả. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chính
sách an sinh xã hội, trợ cấp bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công, các đối tượng
chính sách xã hội. Các chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, xây nhà ở cho người có
công, xóa đói giảm ghèo, cho vay vốn phát triển sản cuất, cho vay vốn hỗ trợ lãi
suất, chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo và các đối tượng chính
sách được triển khai thực hiện, tạo vốn sản xuất, việc làm, tăng thu nhập, từng bước
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Quốc phòng được đảm bảo, an ninh chính trị, trậ tự an toàn xã hội được giữ
vững; quan hệ hợp tác với các tỉnh Bắc Lào, các tổ chức quốc tế được mở rộng, góp
phần quan trọng vào ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Quốc phòng
toàn dân, biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường;
tiềm lực quốc phòng không ngừng được củng cố, xây dựng. Thực hiện có hiệu quả
chiến lược bảo vệ an ninh Quốc gia; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại
âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác bảo vệ chính trị nội bộ được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực; bộ máy chính quyền các
cấp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên, pháp chế xã hội
chủ nghĩa được tăng cường, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
phát huy mạnh mẽ, khối đoàn kết các dân tộc được củng cố vững chắc.
Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 18 đảng bộ trực thuộc, 993 tổ chức cơ sở đảng (334

đảng bộ, 659 chi bộ), 5.039 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 81.641 đảng viên.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng được tăng cường, góp phần tạo
sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số
03-CT/TW ngày 14.5.2011 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Đẩy mạnh học tập và làm
theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
15.5.2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”. Công tác tổ chức và cán bộ được coi trọng, chất lượng
đội ngũ cán bộ có bước chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
được tăng cường và thực hiện hiệu quả. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy ngày
càng chuyển biến tích cực cả về phương pháp, tác phong, lề lối làm việc.
Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được kiện toàn, phát huy dân chủ, tăng
cường cải cách hành chính. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
các cấp được nâng lên; phương thức hoạt động có sự đổi mới tích cực. Công tác chỉ
đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp có chuyển biến, phân định ngày càng rõ
hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các đơn vị.


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội luôn là
nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng
và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc
biệt là việc tham gia ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương.
Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ lên thăm Tây Bắc (07/5/1959-7/5/2019) trong bối
cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thi đua lập thành tích chào mừng đại hội
đảng bộ các cấp tiến tơi Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn
La càng thấm nhuần sâu sắc hơn giá trị tư tưởng của Người; nhận thức rõ thành quả
vẻ vang đạt được của ngày hôm nay là kết quả phấn đấu bền bỉ của các thế hệ cha
anh dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La phát huy truyền thống cách mạng,
đoàn kết, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết
các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; cùng với cả nước thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vững bước đi
lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Câu số 7: “Đồng bào ,bộ đội và cán bộ toàn Khu ta cần ra sức thi đua sản
xuất và tiết kiệm đưa Khu tự trị tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đời sống ngày
càng no ấm và vui tươi hơn nữa ’’(Trích bài nói của Bác Hồ tại cuộc mít tinh ở
Thuận Châu, Sơn La ngày 7/5/1959).Theo bạn ,chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt
những lời Bác Hồ đã căn dặn ?
Trả lời: “Đồng bào ,bộ đội và cán bộ toàn Khu ta cần ra sức thi đua sản xuất
và tiết kiệm đưa Khu tự trị tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đời sống ngày
càng no ấm và vui tươi hơn nữa ’’, theo em để thực hiện tốt những lợi Bác Hồ đã căn
dặn chúng ta cần:
Đối với Nhân dân, bộ đội và cán bộ: Phải cố gắng hết mình trong công việc,
phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị, gương mẫu trong mọi việc, thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Cần ra sức thi đua lao
động sản xuất, tích cực học tập áp dụng các khoa học vào sản xuất, tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị để thức đẩy nền kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo. Thực hiện
tiết kiệm trong sản xuất, sinh hoạt, không lãng phí.
Đối các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường như em thì phải cố gắng
học tập rèn luyện đaọ đức, chăm ngoan học giỏi. Tham gia nhiều phong trào hoạt
động của nhà trương như : Thi đua học tập tốt, thi học sinh giỏi cấp trương, huyện
và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Không bỏ học, ham chơi. Thực hiện tốt nội quy
của trường lớp đề ra. Ngoài Học tập tốt còn phải tham gia hoạt động TD TT.Tham
gia thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe để chúng ta giải trí sau những giờ học


căng thẳng để giúp chúng ta có sức khỏe để học tập. Không chỉ vậy chúng ta còn
phải Lao Động Vệ Sinh theo độ tuổi Tuổi Nhỏ Làm Việc Nhỏ như Lời Bác đã dạy
chúng Ta phải vệ sinh sach sẽ từ phòng ở đến lớp học, sân trường và nhà ăn . Chúng

ta còn phải biết bảo vệ môi trường xunh quanh. Để bảo vệ môi trường Xanh Sạch
Đẹp thì chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, ko vứt rác bừa bãi và tuyên
truyền mọi người bảo vệ môi trường và cách bảo vệ môi trường . Chúng ta phải biết
tiết kiệm điện, nước, giấy. Để tiết kiệm nước thì chúng ta ko nên sử dụng nước lãng
phí, dùng xong phải biết tắt khóa vòi nước lại. Để tiết kiệm diện thì chúng ta phải ko
dụng khi ko cần thiết, dùng xong thì tắt, ra ngoài phải tắt điện, các thiết bị điện. Tiết
kiệm giấy ta phải không dùng khi không cần và ko sử dụng lãng phí, ko xé vứt giấy
bừa bãi.
Từ sự cố gắng lao động, sản suất, học tập và tinh thần tiết kiệm của mỗi người
trong chúng ta sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp như
Bác Hồ mong muốn.



×