Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.07 KB, 38 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VIỆT XUÂN

Chuyên đề:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Người báo cáo: Nguyễn Thị Lan
Tổ
: Khoa học xã hội
Đơn vị
: Trường THCS Việt Xuân
Số điện thoại cơ quan: 0211 3838737

Việt Xuân, tháng 02 năm 2019
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………….………………………………………...2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….......3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….......3
2. Mục đích nghiên cứu…………………….………………………………....4
3. Đối tượng nghiên cứu……………...…………………………………….....4
4. Phạm vi nghiên cứu…..…………………........……………………….........4
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
6
Thời
gian
nghiên
cứu......................................................................................4
7. Cấu trúc chuyên đề………………………..……….…………………….....4


PHẦNII: NỘI DUNG…………………….…………………………………...5
I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN..............................................................5
1. Khái niệm về văn nghị luận........................................................................5
2. Đặc điểm của văn nghị luận........................................................................5
3. Văn nghị luận ở lớp 9..................................................................................5
II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN NAY..................................................... ....................6
1. Thực trạng...................................................................................................6
2. Những nguyên nhân của thực trạng............................................................7
III: NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM VĂN NGHỊ
LUẬN. ................................................................................................................. 7
1. Giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn nghị luận.................7
2. Rèn cho học sinh phương pháp chung khi làm một bài văn nghị luận.......8
3. Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận theo từng kiểu
bài..............................................................................................................13
3.1. Kiểu bài nghị luận xã hội........................................................................13
3.1.1.Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống............................13
3.1.2.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý..............................................16
3.2.Kiểu bài nghị luận văn học.......................................................................20
3.2.1.Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)............................20
3.2.2.Nghị luận về một đoạn thơ ( bài thơ )...................................................26
IV. KẾT QUẢ - BÀI HỌC – Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ............................34
1. Kết quả đạt được.......................................................................................34
2. Bài học kinh nghiệm.................................................................................34
3. Ứng dụng của chuyên đề...........................................................................34
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................38

2



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề:`
1.1 Cơ sở khoa học.
Hòa chung với xu thế của thời đại, giáo dục Việt Nam đã và đang phát
triển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả để từng bước hội nhập với khu vực và
toàn cầu. Trong luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2 đã nêu : “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều đó đòi hỏi mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân cần phải hoàn
thành tốt vai trò của mình. Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội
chiếm vị trí rất quan trọng. cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần
tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục.
Đại văn hào M.Gooc – ki đã nói “Văn học là nhân học” có nghĩa là vă n
học chính là con người. Văn học không chỉ giúp ta hiểu về cuộc đời, về con
người, về xã hội mà còn giúp ta hiểu hơn về chính bản thân mình. Để rồi từ văn
học ta biết yêu thương hơn, biết tôn trọng lẽ phải, biết ước mơ và sống có niềm
tin vào tương lai. Người giáo viên dạy văn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh
cách học văn, giúp các em có vốn từ Tiếng Việt, có khả năng cảm nhận vẻ đẹp
của văn chương, biết viết bài văn trình bày những quan điểm, nhận xét, đánh giá
của mình về văn chương cũng như về đời sống xã hội; giúp các em biết vận
dụng những điều được học vào thực tiễn nhằm hướng tới hoàn thiện các kỹ năng
cơ bản của bộ môn: Nghe – Đọc – Nói - Viết. Với kỹ năng viết văn ở bậc Trung
học cơ sở thì văn nghị luận được coi là một trong những kiểu bài làm văn quan
trọng bởi nó đánh giá được một cách toàn diện năng lực cảm thụ cũng như khả
năng diễn đạt của học sinh.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Văn nghị luận chiếm số lượng khá nhiều tiết trong chương trình Ngữ văn

THCS. Ở lớp 7, các em được học nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
Lên lớp 8, các em học văn nghị luận có sự kết hợp với tự sự và miêu tả. Lớp 9,
các em được hoàn thiện hơn và đi sâu hơn các thao tác của kiểu văn này với hai
kiểu bài: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Người giáo viên dạy văn lớp 9
cần đặc biệt chú trọng hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm văn
nghị luận. Bởi vì các đề thi vào Trung học phổ thông hay thi học sinh giỏi thì
phần văn nghị luận chiếm số lượng khá lớn trên tổng số điểm của bài thi. Khi
rèn cho các em kỹ năng làm văn nghị luận, người giáo viên không đơn thuần là
dạy các em viết bài mà phải hướng dẫn các em có kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý,
lập dàn ý trước khi viết bài. Có như vậy mới giúp các em tự tin hơn khi viết văn
và khi thi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

3


Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh lớp 9 làm văn nghị luận trong các
trường THCS hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả. Là những giáo viên trực tiếp
giảng dạy Ngữ văn, nhất là môn văn lớp 9 chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để
các em viết được một bài văn nghị luận đúng phương pháp; cảm nhận, lý giải,
phân tích, làm sáng tỏ được đúng vấn đề cần nghị luận; lời văn trong sáng giàu
cảm xúc để chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. Xuất phát từ những lý
do trên nên chúng tôi đã chọn chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài
văn nghị luận” để mong được trao đổi cùng đồng nghiệp về cách dạy học sinh
lớp 9 làm văn nghị luận.
2. Mục đích nghiên cứu :
Giúp các em học sinh lớp 9 nắm chắc phương pháp làm văn nghị luận với
hai dạng bài: nghị luận văn học và nghị luận xã hội, biết vận dụng phương pháp
để viết thành thạo các bài văn nghị luận. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các bài tập làm văn nghị luận lớp 9. Các bài tập vận dụng phương pháp

làm văn nghị luận. Phần văn nghị luận của các đề thi vào THPT, đề thi HSG.
Học sinh khối 9 trường THCS Việt Xuân– Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khi tìm hiểu về phương pháp làm văn nghị luận tôi thấy đây là một vấn đề
lớn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới hướng dẫn học sinh lớp 9 làm
văn nghị luận với hai dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thiện chuyên đề, chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp:
Nghiên cứu, tìm hiểu về văn nghị luận. Khảo sát điều tra thực tế học sinh.
Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích. Phương pháp so sánh đối chiếu,
tổng hợp .
6. Thời gian nghiên cứu:
Tháng 9 năm 2018 bắt đầu nghiên cứu, điều tra thực tế học sinh.
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 nghiên cứu và dạy thực
nghiệm.
Tháng 2 năm 2019 hoàn thiện chuyên đề.
7. Cấu trúc của chuyên đề: Chuyên đề gồm ba phần:
- Phần đặt vấn đề: Giới thiệu về lí do, mục đích, phạm vi, phương pháp
nghiên cứu .
- Phần nội dung:
+ Khái quát về văn nghị luận.
+ Thực trạng làm văn nghị luận ở lớp 9 hiện nay.
+ Những biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận.
+ Kết quả - bài học.
- Phần kết luận.

4


PHẦN II: NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
1. Khái niệm về văn nghị luận:
Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ
ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có nhiều cách bàn bạc: có khi dùng bằng chứng để người ta tin tưởng hơn
(chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lí lẽ để hiểu cặn kẽ hơn (giải thích),
cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận) hay chỉ ra những giá trị của
một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm) hoặc chỉ ra những giá trị của một
hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), cũng có khi phải giảng
giải để bình giảng một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng)...
Dù là chứng minh hay bình luận, giải thích hay phân tích... thì người viết
văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có
lập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương pháp trình bày, lập
luận khoa học, phải dùng những lý lẽ, dẫn chứng và cách trình bày những lý lẽ,
dẫn chứng này theo một cách thức nhất định.
2. Đặc điểm của bài văn nghị luận:
2.1. Luận điểm:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm
của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được
diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó
thống nhất đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp
ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết khăng khít lại vừa cần có
sự phân biệt rõ ràng . Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý:
luận điểm nêu trước phải chuẩn bị cho luận điểm nêu sau và luận điểm nêu sau
phải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó.
2.2. Luận cứ:
Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ

sở cho luận điểm, làm sáng tỏ luận điểm. Luận cứ phải đúng đắn, chân thật, đáp
ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
2. 3. Lập luận:
Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, logic,
hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
Từ những đặc điểm trên ta thấy sức thuyết phục của bài văn nghị luận
trước hết toát ra từ nội dung sâu sắc, từ luận điểm rõ ràng, từ hệ thống lí lẽ và
luận chứng phong phú, xác đáng. Nhưng nếu nội dung sâu sắc, phong phú mà
kết cấu không chặt chẽ thì sức thuyết phục sẽ giảm.
5


3. Văn nghị luận trong chương trình lớp 9.
Lớp 9 là lớp cuối cấp THCS, số lượng tiết văn trên một tuần là 5 tiết nhiều
hơn các lớp 6, 7, 8. Phần làm văn nghị luận cũng chiếm khá nhiều thời lượng
với hai dạng chủ yếu là: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Dưới đây là
bảng thống kê các tiết làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
Số
t.t
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tiết

99
100
104-105
108
113
114
115
118
119

10

120

11
12
13
14
15
16

124
125
130
131
134-135
144

Nội dung
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Viết bài tập làm văn số 5
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Trả bài Tập làm văn số 5
Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà.
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Trả bài Tập làm văn số 6 viết ở nhà.
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Viết bài Tập làm văn số 7
Trả bài Tập làm văn số 7

II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN NAY.
1. Thực trạng:
Văn nghị luận các em đã được học từ lớp 7 với văn giải thích và văn chứng
minh, lớp 8 các em được học cách trình bày luận điểm và kết hợp yếu tố biểu
cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, lên lớp 9 các em học nghị luận xã hội
và nghị luận văn học. Trong mỗi kiểu bài thường có bài tìm hiểu chung , rồi
hướng dẫn cách làm, có bài luyện nói, sau đó các em học sinh mới viết bài văn
hoàn chỉnh trong hai tiết. Song, trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy kiến
thức về văn nghị luận của các em bị hổng nhiều, dẫn đến các em chán học, cảm
thấy khó. Bởi vậy chất lượng bài viết của các em chưa đạt được kết quả như
mong muốn. Có những em còn nhầm lẫn giữa nghị luận văn học với nghị luận

xã hội; có em lại không xác định được vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu là gì
hoặc có khi các em chưa biết xác định luận điểm trong bài văn. Cách phân tích
còn sơ sài, dẫn chứng đưa vào bài vừa thiếu lại vừa thừa. Nhiều em không thuộc
6


thơ để đưa vào làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận về bài thơ; không nhớ các
chi tiết trong các truyện để làm dẫn chứng trong các bài văn phân tích tác phẩm
truyện . Nhiều em khi phân tích còn vòng vo không thoát ý, diễn đạt còn khô
khan, thiếu cảm xúc. Nhất là bài văn nghị luận xã hội học sinh còn lúng túng
nhiều ... Khi được hỏi về những lỗi mà các em mắc phải một số em chia sẻ rằng
khi thầy cô giảng em có hiểu nhưng khi viết thì cứ thấy khó và cảm giác không
biết viết thế nào cho đúng.
Thực tế khi hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận một số thầy cô vận
dụng phương pháp chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong giờ luyện
nói, giáo viên còn chưa đi sâu vào từng bài làm của học sinh để chỉ ra những lỗi
và cách sửa lỗi cho các em khiến một số em nhất là những em học lực yếu. Bởi
vậy mà kết quả bộ môn còn chưa cao.
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng qua bài kiểm tra về văn nghị luận.
Tổng số53 học sinh khối 9. Kết quả như sau:
Giỏi
TS
3

Khá

T.Bình

Yếu


Kém

T.Bình trở lên

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

5,7

11


20,7

27

51,0

8

15,1

4

7,5

41

77,4

Kết quả đó nói lên chất lượng bộ môn văn khối 9 còn chưa cao.
2 Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tôi thấy kết quả bộ môn văn chưa cao là
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng tập trung ở một số
nguyên nhân sau:
Về phía phụ huynh: Có những phụ huynh quan niệm học văn khó lựa
chọn trường đại học để thi nên hướng cho con em mình ưu tiên học các bộ
môn khoa học tự nhiên mà thường bỏ qua môn văn.
Về phía học sinh: Các em coi văn là môn học dài dòng, phải thuộc lòng
nhiều, khả năng phát triển tư duy hạn chế các em dễ chán nản. Các em chưa
biết cách phân bố thời gian học hợp lý giữa các phân môn: thời gian rèn luyện
viết văn ít, các em học phần văn bản nhiều hơn. Do nhận thức nên phần văn

nghị luận xã hội việc nhận xét, đánh giá về các vấn đề nghị luận xã hội của
các em còn hạn chế. Nhiều em lười học nên không thuộc kiến thức phần văn
bản, không thuộc thơ, đặc điểm nhân vật cũng chưa nhớ chính xác dẫn đến
khi viết văn lại không có dẫn chứng chỉ diễn xuôi một cách nôm na.Thói quen
của một số học sinh khi đọc đề không xác định rõ yêu cầu của đề, không lập
dàn ý mà cứ thế viết bài luôn nên bài viết thiếu luận điểm hoặc luận điểm còn
lộn xộn. Tài liệu tham khảo của các em còn ít, có những em có sách tham
7


khảo nhưng lười học, lười đọc nên vốn từ cũng như khả năng diễn đạt của các
em còn yếu.
Về phía giáo viên: Đa số các thầy cô tận tâm, tận tụy hướng dẫn học sinh
cách làm văn. Nhưng một số thầy cô vận dụng phương pháp hướng dẫn học
sinh viết văn còn chưa phù hợp nhất là những em học lực yếu. Còn ít luyện
cho học sinh làm các bài tập viết đoạn văn nghị luận, bài văn nghị luận. Thời
gian luyện viết trên lớp không nhiều nên giáo viên cũng khó khăn trong việc
sửa lỗi cho các em qua các đoạn văn, bài văn..
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng tôi đã nghiên
cứu phương pháp làm văn nghị luận cho học sinh để hướng dẫn các em cádch
làm văn. Từ đó các em biết viết văn nghị luận, có được những bài viết văn tốt
nhất và đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.
III: NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN.
1. Giáo viên giúp học sinh nắm chắc đặc điểm của văn nghị luận.
1.1. Luận điểm - Luận cứ - Lập luận. (nội dung này đã trình bày trong phần
khái quát về văn nghị luận).
1.2. Bố cục của bài văn nghị luận: Bài viết văn nghị luận có bố cục ba phần:
- Mở bài ( Đặt vấn đề) : Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài ( Giải quyết vấn đề) : Trình bày các nội dung chủ yếu để làm

sáng tỏ vấn đề cần nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Kết bài ( Kết thúc vấn đề) : Nêu kết luận nhằm khẳng định vấn đề.
Trong bài văn nghị luận có các đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một cấu trúc
riêng, chúng thường mang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng –
phân – hợp, diễn dịch, quy nạp... Ở cấp độ liên câu cũng được trình bày theo
một trật tự tuyến tính. Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập luận
thì tính logic bị phá vỡ. Cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu nhất là những câu
ghép chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vế.
2. Rèn cho học sinh phương pháp chung khi làm một bài văn nghị luận.
Giống như các kiểu bài văn khác, bài văn nghị luận cũng có bốn bước.
Nhưng mỗi bước lại có yêu cầu, đặc điểm riêng. Cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Tìm hiểu đề: Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để
bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. Yêu cầu của
việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để
bài làm không bị sai lệch.
Cách tìm hiểu đề:
- Thứ nhất: Đọc kỹ đề. Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề có tính
chất định hướng làm bài về nội dung và phương pháp. ( Chú ý các từ: suy nghĩ,
phân tích, cảm nhận để thực hiện đúng phương pháp làm bài).
- Thứ hai: Tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài để tránh nhầm lẫn về phương pháp.
8


- Thứ ba: Tìm hiểu yêu cầu về nội dung (Đây chính là tìm hiểu về vấn đề cần
nghị luận) để tránh lạc đề.
- Thứ tư: Tìm hiểu về thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận…
- Thứ năm: Tìm hiểu về phạm vi dẫn chứng cần có trong bài làm: trong thực tế
hay văn học…
Ví dụ: Tìm hiểu đề bài :

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ đề làm nổi bật số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến?
Với đề bài trên cần hướng dẫn học sinh xác định:
Kiểu bài: Nghị luận văn học (phân tích nhân vật).
Nội dung nghị luận: Số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.
Thao tác nghị luận chính: Phân tích, chứng minh.
Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ.
* Tìm ý.
Sau khi tìm hiểu đề, xác định được vấn đề nghị luận cần hướng dẫn học
sinh tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi. Tùy từng kiểu bài mà có những cách tìm ý
khác nhau.
Chẳng hạn với kiểu bài nghị luận xã hội thì ta tìm ý bằng cách đặt câu hỏi
giải thích, bàn luận :
- Là gì? – Nghĩa là thế nào? - Tại sao lại thế?
- Vấn đề đó thể hiện trong cuộc sống và trong văn học ra sao?
- Vấn đề đó có ý nghĩa với cuộc sống con người và bản thân như thế nào?...
Còn với kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( phân tích nhân vật ) thì lại
có cách đặt câu hỏi như sau:
- Nhân vật đó là người như thế nào?
- Nhân vật đó được biểu hiện qua những đặc điểm cụ thể nào? (cuộc đời,
tính cách, số phận...).
- Những đặc điểm ấy được bộc lộ qua hoàn cảnh, tình huống cụ thể nào?
- Những chi tiết nghệ thuật nào thể hiện đặc điểm chủ đề của nhân vật?
- Nhân vật đó tiêu biểu cho hạng người nào và có vai trò gì trong việc thể
hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm?...
Bước 2: Lập dàn bài:
Đây là bước có vai trò quan trọng giúp cho học sinh lập được khung cơ bản

của bài viết theo một hệ thống luận điểm. Bởi vì các luận điểm trong dàn ý
chính là nội dung sơ lược của bài văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý, lôgic.
Mở bài: Mục đích của mở bài là giới thiệu vấn đề nghị luận, vấn đề sẽ viết
trong bài.
Khi viết mở bài thường là trả lời được câu hỏi: Bài viết này định viết về
vấn đề gì? Dẫn chứng lấy ở đâu? Phương pháp luận chủ yếu là gì?
9


Thân bài: Phân tích, lý giải, chứng minh, bàn luận để làm rõ vấn đề nghị
luận đã nêu ở phần mở bài.
Phần thân bài phải đủ ý, các ý phải được trình bày một cách rõ ràng, sắp
xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Mỗi ý trong phần thân bài được coi là một luận điểm. Có luận điểm lớn lại
được chia thành những luận điểm nhỏ và mỗi luận điểm thường được trình bày
bằng một đoạn văn.
Các đoạn văn trong phần thân bài phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và
hình thức.
Kết bài: Phần kết bài thường là:
Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Phần kết bài có vai trò tạo tính hoàn chỉnh cho bài viết. Khi viết, cần chú ý
cân xứng, phù hợp, tạo tính hô ứng chặt chẽ với phần mở bài.
Bước 3: Viết bài: Đây là bước quan trọng, đánh giá được khả năng cảm nhận,
phân tích và kĩ năng diễn đạt của học sinh qua một bài văn hoàn chỉnh.
Cách viết phần mở bài: Mở bài ở dạng đầy đủ thường có ba ý:
- Dẫn đề: Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc lời dẫn..( có thể vào thẳng vấn đề
mà không cần lời dẫn).
- Nêu vấn đề: Đây là nội dung sẽ làm sáng tỏ ở thân bài.
- Giới hạn vấn đề: Về phương pháp, dẫn chứng.

Có hai cách viết mở bài: Trực tiếp và gián tiếp.
Mở bài trực tiếp : Là nêu trực tiếp vấn đề nghị luận.
Ví dụ 1 : Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mở bài như sau:
Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long là một truyện
ngắn đặc sắc được sáng tác năm 1970 trong chuyến ông đi thực tế ở Lào Cai.
Qua tình huống truyện hợp lí, chất văn xuôi nhẹ nhàng, nhân vật anh thanh niên
trong tác phẩm được hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp.
Ví dụ 2: Đề 2: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Lời nhắc
nhở của người xưa có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua thực tể
cuộc sống.
Mở bài gián tiếp: Là dẫn dắt từ ý có liên quan gần gũi với vấn đề (có
thể từ ý chung, khái quát đến ý riêng, cụ thể; có thể dẫn dắt từ đề tài, chủ đề liên
quan đến vấn; có thể từ một câu thơ hay lời hát…) rồi sau đó mới nêu vấn đề
nghị luận. Cách này dài, khó nhưng nếu làm tốt sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn
người đọc ngay khi tiếp cận bài văn.
Ví dụ đề 1: Dẫn dắt vấn đề từ một khổ thơ:
“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
10


Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Một nhà thơ đã từng viết như vậy. Song chỉ đến khi đọc truyện ngắn “
Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, tiếp xúc với các nhân vật
trong tác phẩm ta mới thấm thía hơn ý nghĩa của những vần thơ trên. Đặc biệt
nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc hình ảnh về một con
người lao động bình thường mà có ý nghĩa cao đẹp.

Ví dụ đề 2: Trong đời sống hiện nay, không mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ
đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, địa vị. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất bên
trong và hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ trên qua thực
tế cuộc sống.
Những điều cần tránh khi mở bài:
Tránh dẫn dắt vòng vo, xa quá với vấn đề nghị luận.
Tránh đẫn dắt các ý không liên quan đến vấn đề
Tránh xa vào các ý cụ thể , chi tiết mà mình định viết ở thân bài.
Yêu cầu của một mở bài hay:
Ngắn gọn trong dẫn dắt và giới hạn, nêu vấn đề nghị luận chính xác. (Nhất
là nghị luận xã hội).
Đầy đủ thông tin về vấn đề, phạm vi, thao tác.
Độc đáo: Cách nêu vấn đề bất ngờ, khác lạ nhưng lại gần gũi, tự nhiên
tránh văn hoa, vụng về, gượng ép.
Cách viết phần thân bài: Phần thân bài là giải quyết vấn đề qua hệ thống
luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng, cách lập luận của người viết. Phần này gồm một
số đoạn văn liên kết với nhau. Mỗi đoạn văn thường triển khai một luận điểm.
Trong dàn bài các em đã xác định được luận điểm, khi viết văn từ các luận
điểm đó giáo viên hướng dẫn các em khái quát luận điểm bằng một câu văn.
Cách triển khai luận điểm trong phần thân bài: Thông thường mỗi luận
điểm trình bày bằng một đoạn văn. Tuy nhiên có những luận điểm lớn giáo viên
hướng dẫn học sinh chia ra những luận điểm nhỏ cho phù hợp.
Có các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn như: Diễn dịch, quy
nạp, móc xích, tổng –phân – hợp... Với văn nghị luận thường viết theo cách:
tổng – phân – hợp, diễn dịch, quy nạp. Tuy nhiên các luận điểm trong bài văn
phải được trình bày một cách linh hoạt nên có thể trình bày tất cả các cách.
- Khi viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp cần theo trình tự: Câu nêu
luận điểm hay còn gọi là câu chủ đề của đoạn (câu 1), rồi sau đó kết hợp đưa
dẫn chứng, các câu sau dùng lý lẽ, lập luận phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ

luận điểm. Câu kết đoạn khái quát lại, có thể nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Luận điểm thứ nhất là: Bức tranh mùa xuân thiên nhiên.
Ta có thể hướng dẫn học sinh cách viết như sau:
Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân thiên nhiên: ( 1)
“Mọc giữa dòng sông xanh
11


Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”” (2)
Mùa xuân được hiện lên qua tâm hồn của nhà thơ là những hình ảnh “dòng
sông xanh”, “hoa tím biếc” và tiếng “chim chiền chiện” hót vang trời. (3) Chỉ
vài nét phác họa, tác giả đã gợi ra một bức tranh phong cảnh mùa xuân tươi tắn
thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế.(4) Bức tranh có không gian thoáng đãng, có
màu sắc tươi tắn, hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi vui, cảnh vật tràn đầy sức
sống.(5) Hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình, bộc lộ cảm xúc vui tươi trong
trẻo, bộc lộ cái nhìn trìu mến của nhà thơ với cảnh vật mùa xuân.(6) Đặc biệt,
cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận vừa trân
trọng vừa tha thiết khi ông dang tay đón cả mùa xuân vào lòng mình. (7) “Từng
giọt” ở đây có thể hiểu là giọt sương hay giọt mưa xuân long lanh trong ánh
sáng trời xuân.(8) Nhưng nếu gắn với hai câu thơ trên lại có thể hiểu đó là giọt
âm thanh của tiếng chim chiền chiện.(9) Hiểu theo cách này, câu thơ có sự
chuyển đổi cảm giác thật kỳ diệu: Từ thính giác sang thị giác và xúc giác.( 10)
Âm thanh tiếng chim hiện ra thành hình khối (giọt), thành ánh sáng và sắc màu
(long lanh).(11) Hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là
nhạc, vừa là họa, diễn tả được niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh

mùa xuân của đất trời.(12) Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan
với cuộc sống ông mới có thể đón nhận và viết về bức tranh mùa xuân hay như
vậy.(13)
Trong đoạn văn trên câu (1) là nêu luận điểm.
Khổ thơ (2) trích dẫn là dẫn chứng.
Các câu tiếp sau là phân tích dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm.
Câu cuối (13) là câu kết đoạn.
- Khi viết đoạn văn diễn dịch là: Câu chủ đề được nêu ở đầu đoạn văn. Các
câu sau là lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý của câu chủ đề.
Ví dụ: Tình yêu thương có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống. (1) Khi ta đem
tình yêu thương đến cho người khác và khi ta được người khác yêu thương thì
cả ta và người ấy đều thấy vui sướng, hạnh phúc.(2) Được đón nhận tình yêu
thương của nhau, chúng ta sẽ thấy như được tiếp thêm sức mạnh, cho ta thêm
lòng tin yêu cuộc sống.(3) Ta được đón nhận tình yêu thương từ nơi nhau là ta
đã biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau để sống tốt, để sống với nhau trong tình
thân ái, yêu thương.(4) Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người với người sống để yêu
nhau”.(5) Đặc biệt tình yêu thương còn cảm hóa được cái xấu, cái ác, là nhịp
cầu xóa bỏ những ngăn cách, hận thù.
Đoạn văn trên được trình bày theo cách diễn dịch. Câu (1) nêu luận điểm.
Còn các câu sau (2,3,4,5) làm sáng tỏ luận điểm.

12


Trên đây chỉ là hai cách thường sử dụng để viết đoạn văn triển khai luận
điểm, mỗi thầy cô có những cách khác nhau để hướng dẫn học sinh sao cho hiệu
quả.
Chú ý: Các đoạn văn trong phần thân bài phải được trình bày mạch lạc,
phải có sự liên kết chặt chẽ, giữa các đoạn văn cần có từ liên kết.
Cách viết phần kết bài:

Phần kết bài bao giờ cũng là một đoạn văn. Đoạn văn kết bài có ý khái quát
lại toàn bộ vấn đề đã trình bày ở phần trên, có thể nâng cao,có thể còn hướng
cho ta một thái độ, một bài học trong cuộc sống.
Ví dụ: Phần kết bài của đề: Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Qua phần phân tích trên ta thấy “Bếp lửa” là một bài thơ hay, tràn đầy
những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, về tấm lòng kính yêu của người cháu
đối với bà.(1) Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể, đẹp đẽ, hài hòa giữa tình cảm gia
đình và tình yêu đất nước.(2) Giọng thơ trầm lắng, sâu sắc của nhà thơ Bằng
Việt đã đánh thức trong lòng chúng ta thái độ trân trọng kỉ niệm tuổi thơ, trân
trọng kính yêu người bà và có tình yêu quê hương đất nước.(3)
Đoạn văn trên: Câu (1) khẳng định lại nội dung.
Câu (2) nâng cao nội dung.
Câu (3) bài học liên hệ bản thân.
Bước 4: Đọc lại bài và soát lỗi:
Sau khi hướng dẫn học sinh viết bài xong, giáo viên nên hướng dẫn các
em thói quen đọc lại bài và sửa những lỗi như : Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt
câu, lỗi liên kết giữa các phần trong bài xem đã hợp lý chưa. Nếu cần thiết và
hợp lý phải chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.
3. Hướng dẫn học sinh kĩ năng viết văn nghị luận theo từng kiểu bài.
3.1. Kiểu bài nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội nhằm
thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra,
góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân
văn, thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội.
Để viết tốt bài văn nghị luận xã hội, người học sinh ngoài những kĩ năng
làm văn nghị luận thông thường còn cần có vốn từ phong phú có những hiểu
biết nhất định về xã hội.
3.1.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3.1.1.1.Hướng dẫn chung:
Đây là kiểu bài bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống có ý nghĩa

đối với xã hội, đáng khen , đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng
có vấn đề, phân tích mặt đúng, sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân,
giải pháp và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

13


- Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ
ràng, luận cứ phải xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh
động.
3.1.1.2.Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Tìm hiểu đề: Cần xác định đề bài thuộc kiểu bài gì? Khi đã xác định đúng
kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống thì cần tìm hiểu xem đề
yêu cầu nghị luận về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống? Dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề nghị luận lấy ở đâu? Cần vận dụng thao tác nghị luận nào?
- Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn các em tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi:
Sự việc hiện tượng ấy là như thế nào?
Những biểu hiện (thực trạng) của sự việc hiện tượng ấy ra sao?
Nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng đó?
Tác hại hoặc tác dụng của sự việc hiện tượng đó là gì?
Những giải pháp để khắc phục ( nếu là hiện tượng xấu). Những biện pháp
để phát huy (nếu là hiện tượng tốt).
Bài học nhận thức.
Bước 2: Lập dàn bài: giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài:
Dàn bài khái quát:
Dàn bài cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng
tượng có vấn đề.

cần nghị luận.
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích Thân bài:
các mặt, đánh giá, nhận định.
- Giải thích khái niệm (nếu có) hoặc
nêu nhận thức về sự việc, hiện tượng.
- Những biểu hiện (thực trạng ) của sự
việc, hiện tượng.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến
sự việc, hiện tượng đó.
- Đánh giá tác hại của sự việc hiện
tượng (nếu sự việc, hiện tượng xấu)
tác dụng của sự việc hiên tượng (nếu
là sự việc hiện tương tốt).
- Những giải pháp khắc phục (hoặc
biện pháp phát huy).
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ Kết bài:
định, lời khuyên.
- Kết luận, khẳng định hoặc phủ định
vấn đề.
- Bài học hoặc lời khuyên.
Bước 3: Viết bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài văn theo dàn ý đã
lập.
Bước 4: Đọc lại bài và soát lỗi.
14


3.1.1.3. Vận dụng vào đề bài cụ thể:
Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi
mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em
về hiện tượng đó.

Bước 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý:
Về kiểu bài: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Thao tác chủ yếu
là: giải thích, chứng minh, bình luận, đánh giá tổng hợp vấn đề.
Nội dung: Bàn về hiện tượng trò chơi điện tử đối với học sinh.
Phạm vi dẫn chứng: Thực tế cuộc sống nhất là trong học đường.
Các ý trong bài là:
- Giải thích khái niệm trò chơi điện tử.
- Nêu những biểu hiện của trò chơi điện tử.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc học sinh mải chơi điện tử mà sao
nhãng học tập.
- Đánh giá tác dụng - tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh.
- Biện pháp khắc phục hiện tượng đó.
- Bài học cho bản thân và cho mỗi người.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết:
* Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển nhất là các chức
năng của máy tính điện tử.
Học sinh hôm nay cũng có nhiều trò chơi hiện đại tiêu biểu là trò chơi điện
tử. Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng việc học tập.
Chúng ta cùng nhau suy nghĩ về hiện tượng này.
*Thân bài:
1. Giải thích trò chơi điện tử: là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện
tử thường được gọi là game.
2. Những biểu hiện thực tế của trò chơi điện tử:
- Các quán điện tử có ở mọi nơi từ thành thị đến các nẻo đường thôn xóm.
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó thu hút mọi đối tượng đặc biệt là học sinh.
- Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày để chơi mà quên học thậm chí bỏ học để
chơi và trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến các trò chơi đó. Hơn nữa nhiều bạn mải
chơi mà bỏ học và mắc nhiều sai lầm khác.
3. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh mải chơi điện tử mà

sao nhãng học tập. có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:
- Trò chơi điện tử hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút.
- Do bản thân mỗi người chưa có ý thức tự chủ, bị bạn bè rủ rê.
- Do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái.
4.Tác dụng - tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh.
• Trò chơi điện tử có thể giúp giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
• Học sinh ham mê điện tử quá thì rất nguy hại:

15


- Mất thời gian khiến học sinh sao nhãng học tập, kết quả học tập kém,
trốn học, bỏ học.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, mệt mỏi. Chơi game nhiều các em
còn sống với thế giới ảo, đầu óc mụ mẫm, thiếu thực tế. Bố mẹ lo lắng,
kinh tế thiệt hại. Có khi còn mắc tệ nạn xã hội.
5. Những giải pháp khắc phục:
- Mỗi học sinh cần tự giác học tập không chơi điện tử.
- Gia đình quản lí con em chặt chẽ.
- Nhà trường, các tổ chức xã hội cần có các sân chơi lành mạnh.
- Các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử.
* Kết bài:
- Mỗi học sinh cần xác định được nhiệm vụ của mình là học tập và không
chơi điện tử.
- Nhắc nhở các bạn cùng tránh xa trò chơi điện tử.
Bước ba: Sau khi lập dàn bài , giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài theo
dàn bài đã lập.
Ví dụ: Viết phần mở bài:
Công nghệ thông tin hiện nay đang ngày càng phát triển nhất là máy tính
điện tử với nhiều chức năng hiện đại.(1) Tuổi thơ hôm nay đang xa dần các trò

chơi dân gian quen thuộc bổ ích như nhảy dây, ô ăn quan…mà thay vào đó là
chơi hiện đại trong đó có trò chơi điện tử trên máy tính.(2) Có nhiều bạn mải
chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.(3) Vậy chúng ta
cùng tìm hiểu về hiện tượng này qua thực tế đời sống. (4)
Đây là đoạn văn mở bài theo cách dẫn dắt vấn đề từ ý chung, ý khái quát
(câu1, 2), rồi đến nêu cụ thể vấn đề cần nghị luận và giới hạn dẫn chứng (câu 3,
4).
Viết phần thân bài: Phần thân bài gồm có nhiều đoạn văn nên mỗi đoạn có
những cách triển khai phù hợp tạo tính linh hoạt, tạo sự liên kết chặt chẽ. Dù
triển khai theo cách nào thì mỗi đoạn văn cũng làm sáng tỏ một luận điểm.
Ví dụ: Đoạn văn triển khai luận điểm: Tác hại của trò chơi điện tử đối với
học sinh:
Học sinh ham mê điện tử sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường.(1) Thật vậy,
khi chơi điện tử nhiều học sinh sẽ sao nhãng học tập, chán học trốn tiết, bỏ học.
(2) Như vậy, vô tình sự ham chơi nhất thời có thể hủy hoại tương lai chính bản
thân các em.(3) Ham chơi điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: mắt cận thị,
người mệt mỏi.(4) Chơi điện tử còn khiến cho tâm hồn bị đầu độc, sống với thế
giới ảo trong các trò chơi với đầy bạo lực chém giết cùng những mưu mô, thủ
đoạn.(5) Hơn nữa, ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, làm
thay đổi nhân cách con người: dối trá, trộm cắp.(6) Có những bạn nói dối bố mẹ
đi học nhưng lại đi chơi điện tử, có bạn chơi điện tử muộn học lại nói dối cô là
hỏng xe.(8) Có bạn còn lấy gạo của mẹ đem bán để có tiền chơi điện tử…(9)Và

16


khi bị ảnh hưởng nội dung không lành mạnh trong trò chơi, nhiều bạn còn mắc
vào các tệ nạn xã hội. (10)
Đây là một đoạn văn trong phần thân bài được trình bày theo cách diễn dịch.
Câu (1) của đoạn nêu luận điểm về tác hại của trò chơi điện tử. Các câu sau làm

rõ những tác hại với các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
Viết phần kết bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần kết bài cũng bằng
một đoạn văn.
Tóm lại, trò chơi điện tử rất nguy hại nên mỗi học sinh chúng ta cần xác định
được nhiệm vụ của mình là học tập và tránh xa trò chơi điện tử. Cùng với các
bạn hãy nêu cao khẩu hiệu “nói không với trò chơi điện tử” để môi trường học
tập của chúng ta được trong sạch, lành mạnh hơn.
Đoạn văn kết bài vừa khái quát lại vấn đề lại vừa mở ra ý liên hệ, bài học,
phương hướng hành động cho bản thân và cho mọi người. Đoạn văn có từ liên
kết, số lượng câu tương ứng, cân đổi với phần mở bài.
Chú ý: Trên lớp có thể không đủ thời gian để các em thực hành viết cả bài
văn, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn, tham khảo các đoạn văn
mẫu, sứa các lỗi mà các em mắc phải. Giao cho các em về nhà hoàn thiện các
phần còn lại để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh sau đó kiểm tra, sửa lỗi cho
các em.
Bước bốn: Đọc lại bài văn và sửa lỗi.
Ngoài các bài văn kiểm tra theo chương trình, đối với những bài tập viết văn,
giáo viên nên có các hình thức kiểm tra để uốn nắn các em kịp thời nhằm đạt
được kết quả tốt nhất.
3.1.2. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
3.1.2.1. Hướng dẫn chung:
Đây là kiểu bài văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý, một vấn đề
đạo đức, một quan điểm nhân sinh. Các tư tưởng đó có tính khái quát, tính quy
luật cao.
Về nội dung: Bài nghị luận phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng
cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, chỉ ra chỗ đúng, chỗ
sai của vấn đề đó, nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
Về hình thức: Ngoài các yêu cầu chung của một bài nghị luận, bài này
nghiêng về việc nêu khái niệm, lí lẽ nhiều hơn, lời văn chính xác, sinh động.
3.1.2.2.. Hướng dẫn cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: Xác định được vấn đề cần nghị luận, phạm vi dẫn
chứng, các luận điểm cần có, thao tác nghị luận.
Tìm ý theo các câu hỏi: Câu hỏi giải thích: Là gì? Nghĩa là thế nào? Vấn đề
đó là gì? Tại sao lại thế? Muốn như thế thì phải làm gì? Vấn đề đó biểu hiện
trong thực tế, văn học ra sao? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với xã hội, bản
thân? Những tư tưởng lệch lạc vấn đề là gì? Bài học rút ra? ... Tùy theo yêu cầu
của đề mà có các ý cho phù hợp.
Bước 2: Dàn ý của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có 3 phần:
17


Dàn ý khái quát:
Dàn ý cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng Mở bài:
đạo lý cần bàn luận.
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận - Trích
dẫn
Thân bài:
- Phạm vi dẫn chứng.
Giải thích, chứng minh vấn đề tư Thân bài:
tưởng đạo lí.
1.Giải thích: Có thể giải thích từ ngữ,
Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng hình ảnh, khái niệm: hoặc giải thích
đạo lí trong bối cảnh cuộc sống riêng, cụm từ, các vế câu: hoặc giải thích
chung.
nghĩa của cả câu để rút ra vấn đề.
2. Nhận định, đánh giá ( tức là bình
luận) vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bộc lộ ý kiến: vấn đề đúng hay sai,

vấn đề hoàn toàn đúng hay đúng một
phần.
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng
tỏ vấn đề theo quan điểm, đánh giá
của người viết ( trả lời câu hỏi: tại sao
đúng? tại sao chưa đúng? Đúng một
phần hoặc sai một phần như thế nào?
Kết hợp lí lẽ, dẫn chứng để phân tích,
lí giải).
- Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thế
nào? Có cần bổ sung gì?
- Vấn đề thể hiện trong mỗi hoàn cảnh
như thế nào? Có thể so sánh, đối chiếu
để nâng cao vấn đề.
- Phê phán những tư tưởng trái với
vấn đề.
Kết bài:
- Bài học nhận thức, hành động.
Tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý Kết bài: Bài học nhận thức mới, hành
khuyên bảo hoặc bày tỏ hành động.
động.

Bước 3: Viết bài theo dàn ý đã lập. Chú ý các cách triển khai luận điểm, cách
liên kết.
Bước 4: Đọc lại bài và sửa chữa các lỗi .
3.1.2.3.Vận dụng vào bài tập.
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
18



Bước 1:Tìm hiểu đề, tìm ý:
Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
Vấn đề nghị luận là con người sống trong một cộng đồng phải biết yêu
thương nhau.
Dẫn chứng lấy trong thực tế cuộc sống và văn học.
Các ý trong bài:
Giải thích câu ca dao.
Bàn luận, đánh giá về câu ca dao là hoàn toàn đúng. Phân tích, lý giải để
làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng.
Đặt vấn đề trong bối cảnh xưa và nay.
Phê phán các tư tưởng lệch lạc không biết thương yêu, đùm bọc nhau.
Những phương hướng, hành động đúng từ câu ca dao.
Bước 2:Lập dàn bài:
*Mở bài:
- Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta là đoàn kết.
- Trích dẫn:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Vấn đề: Trong một cộng đồng xã hội người ta sống với nhau tuy có thể
không cùng họ hàng ruột thịt, nhưng cùng một môi trường sống thì phải biết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
* Thân bài:
1: Giải thích.
Bầu, bí: là hai cây khác nhau về hình dáng, màu sắc của lá cây, hoa trái,
nhưng cùng loại thân mềm, giây leo, đều phải dựa vào giàn mà bò để phát triển
sinh sống.
Giàn: nơi ở, điều kiện sống, phát triển của bầu bí…
Tuy chúng khác giống nhưng phải thương lấy nhau vì chung một giàn, chung

điều kiện sống. Bầu bí thương nhau là không chen lấn, chiếm chỗ của nhau trên
giàn.
Câu ca dao gửi một lời khuyên: Mượn hình ảnh ẩn dụ bầu bí câu ca dao
muốn khuyên người đời: Người ta tuy dòng họ, huyết thống khác nhau nhưng
cùng sống với nhau trong một làng xóm, quê hương, đất nước thì phải đoàn kết
thương yêu nhau, che chở cho nhau.
2: Đánh giá - Bàn luận về vấn đề tư tưởng trong câu ca dao:
- Câu ca dao là lời khuyên đúng đắn.
+ Sống yêu thương, đoàn kết ta sẽ có sức mạnh để cùng phát triển, cùng xây
dựng kinh tế, bảo vệ đất nước.
+ Nếu trong cùng một tập thể, cùng một làng, xóm mà không đùm bọc yêu
thương nhau thì khó có thể tồn tại lâu dài được.
Dẫn chứng: Tinh thần đoàn kết đùm bọc của nhân dân ta đã làm nên những
chiến công vĩ đại, bảo vệ được non sông đất nước và cuộc sống cho mỗi dân tộc
như hội nghị Diên Hồng thời Trần là khối đoàn kết vua tôi triều đình và nhân
19


dân một lòng chống quân xâm lược nhà Nguyên bảo vệ đất nước. Con đường
Trường Sơn – con đường Hồ Chí Minh là khối đoàn kết vĩ đại của quân và dân
ta, của các dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu
nước.
- Câu ca dao có ý nghĩa to lớn với chúng ta trong mọi thời đại.
+ Ngày nay trong phạm vi nhỏ mỗi người phải vì mọi người, mọi người phải vì
mỗi người, không nên kèn cựa, lấn át tranh nhau về mọi quyền lợi. Các dòng họ,
các dân tộc học hỏi lẫn nhau cùng vươn lên.
+ Nói rộng ra cả nước: Nhà nước phải có nhiều chính sách ưu tiên đối với dân
tộc ít người ở vùng sâu vùng xa đặc biệt là giáo dục và đào tạo nhân tài, đầu tư
vốn trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến để họ xây dựng quê hương lớn mạnh, tiến bộ
văn minh theo kịp miền xuôi.

- Phê phán nhiều cá nhân và tập thể còn có tư tưởng cá nhân, cục bộ, thiếu tinh
thần yêu thương đoàn kết.
- Bài học nhận thức, hành động: Mỗi cá nhân, tập thể, các địa phương không vì
lợi ích cục bộ mà phá hoại khối đoàn kết dân tộc chung. Cần biết chăm lo xây
dựng mối đoàn kết gắn bó thân thiện giữa các dòng họ dân tộc cùng cư trú trong
một địa bàn dân cư và cả nước..
* Kết bài:
Tổng kết, bài học nhận thức mới.
Khuyên bảomọi người hành động đúng.
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. Cách triển khai các ý
của dạng bài này tương tự như phần nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời
sống.
Thứ tư: Đọc lại bài và sửa lỗi.
Sau khi các em viết bài giáo viên nên kiểm tra, sửa chữa cho các em.
3.2. Kiểu bài nghị luận văn học.
Khác với bài nghị luận xã hội, để làm tốt bài nghị luận văn học, ngoài kĩ
năng làm văn nghị luận giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức về tác
phẩm văn học: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật. Đối với tác
phẩm thơ phải thuộc lòng, nắm được bố cục. Đối với tác phẩm truyện phải tóm
tắt được các ý cơ bản, đặc điểm của nhân vật để vừa có những nhận xét, đánh
giá đúng về tác phẩm lại có những dẫn chứng đưa vào bài viết. Muốn thế, trong
các giờ dạy văn bản giáo viên nên giúp các em nắm chắc các yêu cầu đó.
3.2.1 Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3.2.1.1.Hướng dẫn chung:
Đây là kiểu bài trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự
kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét đánh giá
về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân
vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét đánh giá về tác phẩm chuyện hoặc đoạn trích trong bài nghị
luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

20


Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có bố cục mạch lạc, có lời
văn chuẩn xác gợi cảm.
3.2.1.2.Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề tìm ý:
Xác định kiểu bài cụ thể: Bàn về nhân vật hay về nội dung hoặc nghệ thuật
của tác phẩm truyện… trên cơ sở đó mà tìm hiểu nội dung nghị luận, dẫn chứng.
Đề có khi đã nêu một nhận xét về đối tượng phải nghị luận, có khi chỉ nêu
đối tượng còn người viết phải tự phát hiện và khái quát lên nhận xét.
- Tìm ý: Xác định được đối tượng cần nghị luận ( nhân vật, chủ đề, nội dung,
nghệ thuật…) gắn với những câu hỏi tìm ý để có ý kiến cụ thể (điểm nổi bật
nhất? nét biểu hiện cụ thể? Chi tiết nào thể hiện? Có ý nghĩa gì? Giá trị tiêu biểu
ra sao?). Tùy từng đối tượng mà có câu hỏi khác nhau.
Bước 2: Lập dàn bài: Với bài nghị luận về nhân vật.
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của người viết về
nhân vật.
Thân bài:
- Phân tích các đặc điểm của nhân vật. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ
các đặc điểm đó.
- Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm
sáng tỏ. Tác dụng của nghệ thuật bao giờ cũng làm nổi bật đặc điểm của nhân
vật.
Trong quá trình phân tích có thể kết hợp phân tích giữa các đặc điểm nhân
vật và nghệ thuật.
- Đánh giá chung: Nhân vật đó tiêu biểu cho hạng người nào trong xã hội?
Nhân vật góp phần đem lại sự thành công cho tác phẩm như thế nào?
Kết bài: Khái quát lại đặc điểm nhân vật. Liên hệ, bài học cho bản thân.
Bước 3: Viết bài:

Sau khi lập dàn bài hướng dẫn các em viết bài văn theo dàn ý đã lập. Cần
đảm bảo giữa các phần có sự liên kết tự nhiên, hợp lý. Người viết biểu hiện
được sự cảm thụ trình bày, diễn đạt riêng, có cảm xúc.
Lời văn phân tích khác với tự sự, Sử dụng các chi tiết trong truyện không
phải kể tóm tắt mà để phân tích bàn luận (tại sao chi tiết này lại biểu hiện nhận
xét đó? hoặc chi tiết nói lên đặc điểm tính cách gì của nhân vật? ).
Bước 4: Đọc lại bài và soát lỗi.
3.2.1.3. Vận dụng vào đề bài cụ thể:.
Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn
Kim Lân?
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về nhân vật.
Thao tác chủ yếu là: Phân tích.

21


Nội dung: Phân tích nhân vật ông Hai ( là người nông dân có tình yêu làng, yêu
nước).
Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm “Làng”của nhà văn Kim Lân.
* Các ý để làm sáng tỏ vấn đề:
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai:
+ Chi tiết tản cư nhớ làng.
+Theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
+ Niềm vui khi tin đồn được cải chính.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tình huống truyện đặc sắc.
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật.

+ Các hình thức trần thuật.
Bước 2: Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Kim Lân , tác phẩm Làng ra đời trong thời kì
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhận xét khái quát về nhân vật Ông Hai: Là người nông dân có tình yêu
làng và yêu nước sâu sắc.
* Thân bài:
1. Nhân vật ông Hai là người nông dân có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.
- Khi ông Hai đi tản cư: Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, khoe về làng
chợ Dầu của mình. Ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến (dẫn chứng).
- Khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây:
Ông sững sờ khi mới nghe tin “xấu hổ cúi gằm mặt xuống mà đi”.
Về đến nhà: Nhìn thấy các con, càng nghĩ ông càng tủi hổ chúng nó cũng bị
người ta rẻ rúng, hắt hủi.
Ông luôn bị ám ảnh khủng khiếp, hoảng hốt, giật mình. Không khí nặng nề
bao trùm cả nhà suốt mấy ngày hôm sau (dẫn chứng).
Tình yêu làng, yêu nước còn thể hiện trong những cuộc xung đột gay gắt: Đã
có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá. Nhưng tình yêu nước, lòng
trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông dứt khoát
“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Nói cứng như vậy
nhưng thực lòng ông đau như cắt.
Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động
nhất khi ông tâm sự với thằng con út ngây thơ. Những câu nói: “ Ủng hộ cụ Hồ
Chí Minh muôn năm”, “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu
có soi xét cho bố con ông” đã bộc lộ tình yêu sâu nặng của ông đối với làng Chợ
Dầu, tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với kháng chiến .
- Khi ông Hai nghe tin đồn được cải chính:
Gánh nặng tâm lí được trút bỏ, ông vui sướng tột cùng và càng tự hào về làng
chợ Dầu:


22


Cải chính tin đó ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà cửa của ông là biêu hiện ý
chí “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của một người nông dân.
Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng Chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần
kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông Hai.
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách và
ngôn ngữ nhân vật ông Hai của nhà văn Kim Lân.
Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ
chiều sâu tâm trạng ( dẫn chứng).
Nghệ thuật miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành
vi, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
Ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang
đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
3. Đánh giá về nhân vật: Ông Hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân
trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Kết bài:
Qua nhân vât ông Hai người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc
mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao
động bình thường.
Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước của
ông Hai còn cho ta thấy nét chuyển biến mới trong tính cách của người nông dân
trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Từ nhân vật ông Hai gợi nhắc chúng ta bài học yêu quê hương đất nước.
Bước ba: Hướng dẫn học sinh viết bài văn.
Viết phần mở bài : Có thể viết theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Đoạn văn mở bài theo cách đi từ khái quát đến cụ thể, từ nhà văn đến
tác phẩm và nhân vật.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Kim Lân là một gương mặt độc

đáo.(1) Ông được xem là nhà văn của nông thôn, với những trang viết mộc mạc
mà đậm đà hồn quê. (2) Tác phẩm “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc
sắc của Kim Lân được ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. (3) Qua ngòi bút khắc họa tài tình của nhà văn tác phẩm hiện lên
trong tâm hồn người đọc là nhân vật ông Hai – một người nông dân có tình yêu
làng, yêu nước sâu sắc.(4)
Câu (1,2): giới thiệu về tác giả.
Câu ( 3,): giới thiệu tác phẩm.
Câu ( 4): giới thiệu về nhân vật.
Viết phần thân bài: Phân tích các luận điểm làm rõ tình yêu làng, yêu nước
của ông Hai.
Cách phân tích: thường mỗi luận điểm là một đoạn văn với nhiều cách trình
bày khác nhau: diễn dịch hay quy nạp hay tổng – phân – hợp.
Ví dụ: Đoạn văn phân tích : Tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin cải
chính.
23


Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai còn được biểu hiện rõ hơn khi cái tin
đồn làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính .(1) Nếu trước đó ông Hai buồn khổ
bao nhiêu thì lúc này ông vui sướng bấy nhiêu.(2) Những nỗi lo âu, xấu hổ tan
biến đi thay vào đó là niềm vui sướng khôn xiết “mặt ông rạng rỡ hẳn lên,
miệng bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông tất bật đưa quà
cho các con rồi lại đi khoe với mọi người cái tin cải chính”. (3) Ông còn khoe
làng ông, nhà ông bị đốt, đốt nhẵn.(4) Đây là một niềm vui lớn.(5) Niềm vui
này được thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước, tinh thần
cách mạng của ông Hai. ( 6) Ông hiểu nhà bị đốt nhưng không hề buồn tiếc vì
đó là bằng chứng thể hiện lòng trung thành với cách mạng, với kháng chiến của
ông Hai.(7) Ông vui sướng về tình yêu làng, niềm tin về làng trong ông là đúng
và không gì có thể dập tắt nổi. (8) Kháng chiến, nhân dân ta chịu nhiều mất

mát, nhà ông Hai bị giặc đốt chứ nếu cần hi sinh cả tính mạng ông cũng sẵn
lòng. (9) Tinh thần ấy, suy nghĩ ấy không chỉ của riêng ông Hai mà là tình cảm
chung của người nông dân lúc bấy giờ, thật cảm động và tự hào biết bao! (11)
Đây là đoạn văn trình bày theo cách tổng – phân – hợp. Cách triển khai như
sau:
Câu (1) là câu nêu luận điểm.
Câu ( 2) là câu dẫn dắt để đưa dẫn chứng.
Câu ( 3,4…) là câu đưa dẫn chứng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu ( 5,6…) là những câu phân tích dẫn chứng, những nhận xét từ dẫn chứng
của người viết.
Câu cuối có tính chất khái quát, nâng cao luận điểm.
Cái khó là từ dàn bài học sinh không viết văn, không biết đưa dấn chứng,
phân tích dẫn chứng, nhận xét về nhân vật từ dẫn chứng, giáo viên nên hướng
dẫn học sinh bằng cách trả lời câu hỏi để triển khai đoạn văn như: Luận điểm
này được diễn đạt bằng câu văn nào? Sau câu nêu luận điểm có thể đặt câu hỏi:
Đặc điểm đó của nhân vật được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào? (nếu
thuộc thì đưa dẫn chứng trực tiếp còn không thuộc thì đưa dẫn chứng gián tiếp).
Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng hay hành động hay tính cách …như thế
nào của nhân vật?
Những nhận xét, thái độ của bản thân về nhân vật đó ra sao?...
Viết phần kết bài: Cách viết thông thường là khẳng định lại về nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Liên hệ, bài học cho bản thân.
Ví dụ đoạn văn kết bài:
Qua nhân vât ông Hai người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc
mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao
động bình thường. Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu
đất nước của ông Hai còn cho ta thấy nét chuyển biến mới trong tính cách của
người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu
tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn


24


có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc về tình yêu quê hương
đất nước.
Bước 4: Sau khi viết bài cần đọc lại bài và sửa lỗi.
Tuy nhiên, ngoài nghị luận về nhân vật là chủ yếu, trong quá trình học và
các đề thi ta còn thấy kiểu bài nghị luận về tác phẩm. Với kiểu bài này giáo viên
hướng dẫn các em phân tích làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
Ví dụ : Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
Khi tìm hiểu đề học sinh cần xác định được:
Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện.
Vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương”.
Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Các ý: Tóm tắt tác phẩm thật ngắn gọn.
Giá trị nội dung trong: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Giá trị nghệ thuật.
Bước 2:Lập dàn bài:
* Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ là một nhà nho sống ở thế kỉ XVI.
Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập “Truyền
kỳ mạn lục” nổi tiếng của ông.
Khái quát về giá trị của tác phẩm: Tác phẩm đã đem lại cho người đọc một
giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng đặc sắc.
* Thân bài:
1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung của tác phẩm.

2. Phân tích giá trị của tác phẩm:
a, Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất
công, gây nhiều đau khổ cho con người nhất là người phụ nữ.
- Chiến tranh loạn lạc gây ra bao nỗi đau khổ cho con người: Gia đình
Trương Sinh li tán (dẫn chứng).
- Lễ giáo phong kiến bất công với cuộc hôn nhân không bình đẳng, người
đàn ông trong gia đình có quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ khiến họ phải
tìm đến cái chết (dẫn chứng).
- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương vừa do chiến tranh phong
kiến, vừa do lễ giáo bất công, nhất là sự hồ đồ mù quáng của Trương Sinh.
* Giá trị nhân đạo:
- Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.

25


×