Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGHỆ THUẬT TRỪU TƯỢNG HÓA QUA TIỂU THUYẾT “LÂU ĐÀI” CỦA FRANZ KAFKA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.17 KB, 20 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
________________

NGHỆ THUẬT TRỪU TƯỢNG HÓA QUA
TIỂU THUYẾT “LÂU ĐÀI” CỦA FRANZ KAFKA

Môn: Văn học Tây Âu 2
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Nhóm thuyết trình: Nhóm 5

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016

1.


MỤC LỤC


DẪN NHẬP

“Sẽ có ngày, thế kỷ 20 được gọi là THẾ KỶ CỦA KAFKA” - Max Brod
“Kafka là Dante của thế kỷ XX” - W. H. Auden
Không phải ngẫu nhiên mà Franz Kafka được ca ngợi và so sánh với Dante. Có thể nói rằng, Kafka là
một hiện tượng nổi bật của văn học thế kỷ XX. Ông đã để lại nhiều ảnh hưởng và cảm hứng sáng tác cho
rất nhiều nhà văn hậu thế. Dấu ấn của ông còn xuất hiện trong cả các lĩnh vực khác như điện ảnh, truyện
tranh… Văn chương của ông toát lên sự cô đơn, bất lực và mất kết nối của con người với xã hội và cuộc
sống. Những tác phẩm ấy được viết ở thế kỷ XX nhưng lúc nào đọc lại cũng thấy “mới”. Chúng ta có thể
đọc các tác phẩm của ông dưới nhiều khía cạnh để phát hiện ra những giá trị, những thông điệp theo cách


của riêng mình.
Và để có thể hiểu rõ được phần nào “kiểu Kafka” ấy, nhóm 5 xin được phép khám phá lại tác phẩm Lâu
đài dưới góc độ của Nghệ thuật trừu tượng hóa.

4


1. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1. Tác giả Franz Kafka
1.1.1. Cuộc đời
- Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883, trong một gia đình tư sản Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu
ở thành phố Prague lúc bấy giờ thuộc Đế quốc Áo – Hung (đế quốc này sụp đổ năm 1918 và Prague trở
thành thủ đô của Czechoslovakia độc lập). Mẹ ông, một phụ nữ thuộc dòng dõi Do Thái nói tiếng Đức và
chịu ảnh hưởng văn hóa Đức ở Prague, được nhiều tài liệu ghi lại là “có giáo dục hơn chồng bà”. Cha của
Kafka, ông Herman, lại là một người độc đoán thường có nhiều xung khắc với Franz – đứa con trai duy
nhất. Kafka có ba người chị em gái sau này đều chết trong trại tập trung của Đức quốc xã.
- Kafka lớn lên trong bầu không khí gia đình nhiều bất hòa, đặc biệt là mối quan hệ giữa ông với cha
không hề tốt đẹp. Chính Kafka gọi ông Herman là “một người họ Kafka thực thụ xét về sự cường tráng,
sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh
trí, hiểu bản chất con người.” Những tổn thương từ thời thơ ấu cùng hình ảnh người cha độc tài, gia
trưởng mâu thuẫn sâu sắc với đứa con trai thờ ơ, yếu đuối chỉ coi trọng cuộc sống tinh thần đã để lại dấu
ấn rõ nét trong văn chương Kafka.
- Cùng với sự cô độc trong gia đình, tuổi thơ Kafka còn ít nhiều có sự ruồng bỏ của xã hội mà nhà văn
phải chịu đựng vì thuộc thành phần thiểu số Do Thái ở Prague, một thành phố do những người nói tiếng
Séc và không theo Do Thái thống trị. Tuy nhiên, khi còn trẻ, thái độ của Kafka đối với nguồn gốc Do
Thái lại rất mơ hồ. Trong nhật ký của mình, ông từng bày tỏ suy nghĩ rằng “Tôi có điểm chung gì với
những người Do Thái? Tôi khó có thứ gì giống với chính tôi và nên đứng rất kín đáo ở một góc, bằng
lòng rằng mình còn có thể thở.” Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nguồn gốc Do Thái của gia đình đã
cùng với nền giáo dục Đức đã góp phần quan trọng tạo nên ở Kafka một vốn văn hóa đa bản sắc cùng với
sự hiểu biết sâu rộng về nhiều tôn giáo lớn – điều ảnh hưởng to lớn đến sáng tác của ông.

- Kafka theo học trường Đức từ nhỏ đến lớn. Vào đại học, ông đã từng theo ngành hóa học trước khi
chuyển sang luật học, vì ngành này hứa hẹn nhiều cơ hội công việc hơn và vì thời gian lâu dài mà nó đòi
hỏi tạo cho ông cơ hội đọc sách và nghiên cứu nhiều hơn. Sau khi tốt nghiệp, Kafka làm việc cho một
hãng bảo hiểm. Tuy sống khá ổn định với nghề này, ông chỉ coi đó là một công việc kiếm sống hằng ngày
và luôn hối tiếc vì đã dành quá nhiều sự quan tâm cho nó. Khoảng thời gian rảnh rỗi được dành cho việc
viết văn mà ông dần nhận ra đó là thiên hướng của mình. Đệ nhất Thế chiến làm gián đoạn việc viết
truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, nhưng Kafka vẫn tiếp tục viết thư từ và nhật ký.
- Trong đời sống tình cảm, Kafka thay đổi nhiều bạn gái, có nhiều cuộc tình, ba lần đính hôn rồi lại hủy
bỏ. Năm 1912 Kafka làm bạn với một người phụ nữ 24 tuổi là Felice Bauer, cuộc tình kéo dài năm năm
và thời gian này cũng là lúc Kafka viết “Metamorphosis” (Die Verwandlung). Tuy nhiên, chuyện tình của
họ cuối cùng không thành, Felice sau đó sang Mỹ sinh sống (và mất năm 1960). Đến năm 1917 Kafka
phát hiện mình bị bệnh lao phổi, một chứng bệnh nan y vào thời đó. Trong thời gian chữa bệnh, Kafka
làm bạn với Milena Jesensk, một nữ văn sĩ trẻ nhưng không lâu sau đó, Milena cũng rời Kafka. Một số tài
liệu cho rằng họ đã chia tay nhau vì Kafka có vấn đề trong chuyện tình dục. (Sau khi Kafka qua đời,
Milena đã viết một bài phúng điếu nói rằng Kafka là một người nhìn quá rõ, sống quá khôn, và quá yếu
đuối để chống trả, ông đã bị kết tội phải nhìn thế giới qua một cái nhìn bưng bít mà rõ ràng ông không thể
chịu nổi nữa, tới mức phải tự hủy diệt mình đến chết.) Brod, bạn thân và là người được Kafka giao toàn
5


bộ tác phẩm trước khi qua đời, khẳng định rằng Kafka bị hành hạ bởi ham muốn tình dục; tuy nhiên ông
cũng luôn cảm thấy quan hệ tình dục là bẩn thỉu và thiếu tự tin, đặc biệt về mình.
- Do không còn đủ sức khỏe, Kafka về hưu năm 1918, ông sống đạm bạc với tiền hưu trí và đôi khi là trợ
cấp của bố mẹ. Năm 1923 Kafka gặp Dora Dymant, một phụ nữ 25 tuổi thuộc Do Thái Cơ đốc làm việc
trong bếp một trại tế lễ. Năm 1924, sức khỏe và tài chính suy sụp, Kafka dọn đến nhà dưỡng Kierling ở
ngoài thành Vienna và sống với Dora. Ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1924.
- Thành phố Prague tuyên dương và vinh danh Kafka với một tượng điêu khắc bằng đồng, đó là tượng
một người đàn ông đang đi bộ không có đầu với Kafka ngồi trên vai, do Jarolav Rona sáng tạo phỏng
theo ý của câu chuyện “Description of a Struggle”. Tượng được đặt ở một công viên nhỏ nằm giữa
Spanish Synagogue và nhà thờ Holy Spirit. Tượng được bảo trợ bởi Franz Kafka Society, một hiệp hội

được thành lập sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản năm 1989 với mục đích cổ vũ di tặng của Kafka và
những nhà văn Do Thái và Đức ở Prague.
1.1.2. Sự nghiệp
- Đa phần tác phẩm của Kafka đều viết bằng tiếng Đức, trừ một số ít thư từ gởi cho Milena Jesensk. Năm
1904Kafka viết “Mô tả trận chiến” (Beschreibung eines Kampfes), tác phẩm được phân chia xuất bản ở
tạp chí văn học Hyperion vào năm 1908 và 1909. Năm 1908, khi ông bỏ việc tại công ty bảo hiểm Ý và
vào làm tại một cơ quan bảo hiểm tai nạn công nhân, đã có tám truyện ngắn của ông được xuất bản ở tạp
chí văn học Hyperion dưới tựa đề “Trầm tư” (Betrachtung).
- Trong khoảng những năm 1911- 1912, khi trở thành đối tác kinh doanh cùng Hermann, Kafka đồng thời
tìm thấy hứng thú trong văn học Yiddish thông qua các vở diễn ở nhà hát Yiddish. Đây cũng là thời gian
đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Kafka với nhiều tác phẩm ra đời như truyện dài “Hoá thân” (Die
Verwandlung) được xuất bản vào năm 1915 ở Leipzig; cơn bùng nổ sáng tạo vào đêm 22/9/1912 khi ông
sáng tác “Lời tuyên án”(Das Urteii), tác phẩm cũng xuất bản lần đầu ở Leipzig vào năm 1912. Cũng
trong thời gian này ông cũng bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên “Người mất tích” (Der
Verschollene) – cuốn tiểu thuyết được cho là lấy cảm hứng từ những lần tham dự tại nhà hát Yiddish
nhưng vẫn còn chưa được hoàn thành. Sau này cuốn sách được xuất bản với cái tên “Nước Mỹ”
(Amerika).
- Năm 1914, Kafka tiếp tục bắt đầu một dự án tiểu thuyết khác mang tên “Vụ án” (Der process), nhưng
ông không bao giờ hoàn thành tác phẩm. Theo nhật kí của ông, lúc này Kafka đã bắt đầu chuẩn bị ý tưởng
cho tiểu thuyết “Lâu đài” (Das Schloss). Tuy nhiên, mãi cho đến khoảng năm 1922 ông mới bắt đầu viết
“Lâu đài” và đây cũng là một tiểu thuyết còn dang dở.
- Khi Kafka còn sống, rất ít sáng tác của ông được in và số ít tác phẩm này cũng không thu hút được
nhiều sự chú ý từ công chúng. Kafka chưa hoàn thành một tiểu thuyết nào trọn vẹn và đã đốt bỏ rất nhiều
tác phẩm của chính mình. Trước khi mất, Kafka từng đưa ra di nguyện là đốt hết các bản thảo đi, nhưng
may mắn cho nhân loại bởi người được ông ủy thác, Brod, đã không làm điều đó. Ngày nay, Kafka là một
hiện tượng văn học của thế kỷ XX. Tự ông hình thành nên một trường phái của riêng mình và thế giới
bỗng nhận ra, thứ nghệ thuật gần như bị quên lãng của ông đã thâu tóm trong nó gần như mọi linh hồn
thời đại.

6



1.2. Tiểu thuyết Lâu đài
1.2.1. Số mệnh của Lâu đài
- Lâu đài được Kafka chuẩn bị trong khoảng 5 năm, từ sau khi ông được dự đoán là mắc bệnh lao vào
năm 1917. Lúc đầu, Kafka định viết tiểu thuyết tự thuật nhưng sau đó chuyển nhân vật Tôi sang nhân vật
K.
- Kafka viết bản thảo tiểu thuyết vào mùa thu năm 1920 và viết một mạch từ tháng một đến tháng chín
năm 1922 thì nghỉ, phần kết vẫn còn dang dở.
- Địa danh được nhắc đến trong tác phẩm là Lâu đài và làng West West, nơi mà gia đình Kafka đã từng
sống.
- Trước khi mất, Kafka để lại tác phẩm của ông (cả xuất bản lẫn chưa xuất bản) cho bạn của ông là Max
Brod, với những chỉ dẫn rõ ràng rằng chúng phải bị tiêu hủy sau khi ông mất. Tuy nhiên, Max Brod đã
quyết định làm trái đi yêu cầu của Kafka và xuất bản các tiểu thuyết và tuyển tập từ năm 1925 tới 1939.
Và tiểu thuyết ‘Lâu đài” được xuất bản năm 1926.
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm:
- Tiểu thuyết kể về nhân vật K. được mời đến làm người đạc điền cho Lâu Đài của ngài bá tước West
West. Khi K. đến thì trời đã về chiều và vào mùa đông nên K. ngủ lại tại quán bên cầu trong làng dưới
Lâu Đài. Sau đó, K. mới biết đường lên lâu đài không dễ, càng đi lên càng nhận thấy sẽ không đi tới nơi,
chỉ quanh quẩn. Hơn thế nữa, việc làm người đạc điền cũng chẳng biết là có thật hay không khi chưa ai
thông báo là K. sẽ làm gì ở lâu đài cả. Vài ngày sau, K. được lâu đài cung cấp hai người giúp việc, hai kẻ
này như những người không biết gì về lâu đài theo phò tá trong khi K. đang tìm cách đến lâu đài. Tại
quán ông chủ, K. nhanh chóng bắt chuyện và làm quen với Frida vốn là gái quầy rượu và tình nhân của
ngài Klam – được xem như người chủ chính thức chưa gặp mặt của K., và bây giờ Frida thành người yêu
của K. Do không truy ra văn bản chính thức mời K. và văn bản hoãn việc của đạc điền nên K. được
Trưởng thôn sắp xếp cho việc dọn dẹp tại một trường học. Tại đây đã xảy ra cuộc cãi vã giữa thầy giáo cô
giáo với K. và Frida cùng hai người giúp việc. Do sự việc trên mà cô giáo đối xử không tốt với K. nhưng
may mắn nhờ có một người học trò có thiện cảm với K và đưa K. về nhà. K. làm quen với gia đình cậu, từ
đó K. có nhiều dịp gần gũi Olga, chị của Amalia. Olga có tình cảm với K và K. thường lui tới nhà này với
mục đích thực sự là để trò chuyện và lấy thông tin từ Barnabas – em trai Olga, vì K. nghe phong thanh

Barnabas chính là người đưa thư của Lâu Đài và thường tiếp cận với ngài Klamm. Cũng chính việc lui tới
nhà Olga thường xuyên mà Frida yêu một trong hai người giúp việc, bỏ rơi K. và trở lại vai trò gái quầy
rượu tại Quán Ông Chủ. Điều này khiến cho cho cô gái hầu phòng Pepi mới được nâng lên làm gái quầy
rượu phải lui về việc làm tăm tối cũ. Biết được tình cảnh của K. mất vợ chưa cưới và đang vô công rỗi
nghề, Pepi mời K. về tá túc nơi chỗ trọ của mình, gồm một gian phòng cô đang ở chung với hai cô gái
hầu phòng khác. K. hứa sẽ đến, nhưng trước hết K. phải tới Quán Ông Chủ để đối chất với bà chủ vì mới
đây K. bình phẩm trang phục của bà chủ quá lỗi thời. Và đến đây K vẫn vô vọng khi tìm đường đến lâu
đài. Chương thứ 20 đến đây thì hết do tác giả không viết tiếp.
1.3. Khái quát về nghệ thuật trừu tượng hóa
- Từ “Trừu tượng” trong tiếng Việt của chúng ta ngày nay có thể được hiểu theo hai nghĩa như sau:

7


+ Nghĩa thứ nhất là chúng ta tựa vào cách hiểu theo lối triết tự chữ Hán để biết được từ “Trừu tượng” có
thể được viết thành “抽抽”, trong đó “抽” (trừu) thường hiểu nghĩa là rút ra và “抽” (tượng) hình thái của
vật thể. Do đó theo nghĩa này ta có thể hiểu “trừu tượng” là cách triết ra sự khái quát trên cấp độ khái
niệm về một sự vật, hiện tượng trong đời sống. Ví dụ “không gian” là một khái niệm “Trừu tượng” và nó
không thể được đồng nhất với không gian của căn phòng, không gian trong tách trà.
+ Nghĩa thứ hai và cũng là nghĩa được chúng tôi lựa chọn sử dụng trong bài làm này đó là chúng tôi đặt
khái niệm “trừu tượng” đối lập với khái niệm “hiện thực”. Và như thế có nghĩa là “trừu tượng” theo
chúng tôi chính là cách hiểu đã được làm khác đi so với hiện thực đời sống thông thường. Tức sự tái dựng
và suy tưởng theo logic được cố tính làm khác biệt với logic đời sống thường nhật.
- Vậy nên “Nghệ thuật trừu tượng hóa” theo chúng tôi cũng có thể hiểu theo ít nhất hai nghĩa:
+ Nghĩa đầu tiên là nghĩa dựa trên cách hiểu thứ nhất về từ “trừu tượng” và như thế chúng ta có thể
hiểu “nghệ thuật trừu tượng hóa” là phương thức sáng tạo nghệ thuật bằng cách sử dụng những suy tưởng
ở cấp độ khái quát về sự vật, hiện tượng thông thường trong đời sống.
+ Nghĩa sau và là nghĩa đã được dựa vào cách hiểu thứ hai mà chúng tôi đưa ra ở trên về khái niệm
“nghệ thuật trừu tượng hóa”. Tức đây chính là một thủ pháp có ý thức của người nghệ sĩ trong việc cố
tình miêu tả thế giới nghệ thuật của ông ta với những biểu hiện, logic được làm khác đi so với biểu hiện,

logic thường thấy trong đời sống, đây cũng là cách hiểu chúng tôi sử dụng trong bài làm này.
2. HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT NHƯ LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHỆ THUẬT TRỪU TƯỢNG
HÓA TRONG LÂU ĐÀI CỦA FRANZ KAFKA
2.1. Trừu tượng hóa không gian nghệ thuật
- Bản chất “không gian” đã là một khái niệm mang tính trừu tượng và khái quát hóa cao, bởi thực tế nó là
một tồn tại chỉ được con người ý thức trên mặt luận lý và suy tưởng. Còn lại mọi phân triết của nó chỉ là
những tiểu tồn tại chứ không phải là chính nó, tức ta có thể liệt kê không gian phòng, không gian của ly
trà… nhưng tất cả không gian này vẫn không phải là cái đại diện hoàn mỹ cho sự hiện hữu của “không
gian”. Vì bản chất thuộc về những khái niệm trừu tượng, không gian không thể được tư duy theo cách
thức thông thường dựa vào hình ảnh.
- Chính do thế trong bài viết này chúng tôi quan điểm đơn giàn rằng “trừu tượng hóa không gian” là
những cách miêu tả ý thức khác biệt của nhân vật khi họ suy tưởng về không gian, so với ý thức cảm
nhận thông thường của con người trong đời sống thường ngày.
2.1.1. Không gian xã hội hay không gian của quan hệ người - người
- Không gian xã hội bậc cao chính là một đặc trưng cho sự phát triển của con người, bởi nền văn minh
của chúng ta đã vượt trội bằng cách lớn lên trong những bức tường của các thiết chế và quy định. Hay nói
cách khác bên cạnh thế giới tự nhiên chứa đựng mọi vật thể, loài người còn cư lưu trong một thế giới
khác biệt đó là thế giới của xã hội loài người, thế giới với đặc tính được xây dựng dựa trên những mối
quan hệ giữa người với người. Tiến tới với ý thức rõ ràng trong phong cách sáng tạo trong nhiều tác phẩm
lớn của mình như Hóa thân, Lâu đài, Vụ án, ta luôn thấy Kafka luôn khao khát việc tri nhận những tinh
chất đại thể nhất của môi trường này trong các tác phẩm của ông. Chính vì thế những viên gạch cần thiết
8


để rút kết được thủ xảo tài tình trong sáng tác của ông chính là những chủ thể con người, trong đó bao
gồm những tính chất của họ và những mối liên đới của quần thể này với nhau.
- Tiêu biểu trong Lâu đài yếu tính của cách thức xây dựng không gian xã hội này chính là chiều kích tư
duy của những dân cư trong tác phẩm này, khi những cư dân thuộc về “Ngôi làng” biểu thị một sự sùng
kính vô nghĩa lý hết sức với những “người thuộc về lâu đài”. Vô nghĩa nằm ở chỗ họ tôn sùng một cách
thái quá và phi lý đến mức chính họ cũng không thể ý thức được rõ vì sao mình phải sùng kính với người

mà họ gọi là “Quý ông”, “ quý bà” của lâu đài nhường thế – mà trong khi thậm chí họ còn chưa hề được
nhìn mặt.
- Điều này như một sự khái quát hóa, cũng như khác biệt đi hoàn toàn về ý thức với sự quỵ lụy đến đáng
thương của những con người trong xã hội thực tại khi đối mặt những tầng lớp trên của họ, hay đúng hơn
là một sự tự tha hóa tựa vào tháp quyền lực vô nghĩa. Mà đại khái thứ ngự trên đỉnh quyền lực của tháp
này chính là “Lâu đài”, tầng dưới đó chính “Dân làng” và với những thứ không thể nào phân loại được
như K. thì họ thể hiện một sự khinh miệt ghê tởm rành rành.
- Chúng ta chi có thể hiểu được những yếu tố này khi chúng ta biết được rằng trong ý niệm của người
châu Âu, “lâu đài” là một khái niệm mang tính trừu tượng cho những sự hội tụ về ý thức, về quyền lực, và
một lãnh thổ kín với vị vua là thủ lãnh thu nạp mọi quyền năng tinh thần của dân cư dẫu thực tế nó được
phơi bày khác biệt hoàn toàn với suy tưởng này theo lối như sau: “không có vẻ cổ kính, không có cung
điện nguy nga tráng lệ. Lâu đài chỉ là quần thể những ngôi nhà hợp thành. Có vài ngôi nhà hai tầng, cò lại
là nhiều nhà thấp nằm ngổn ngang, ai không biết đấy là Lâu đài thì cứ tưởng là một thị trấn nào đó” và
“càng đến gần, chàng lại càng thấy thất vọng: Lâu đài này trong thực tế trông có vẻ thật thảm hại: những
ngôi nhà này chỉ khác mấy ngôi nhà ở quê là nó đươc xây bằng đá, tuy vậy, đá cũng đã lở vụn dần ra…”.
- Còn “ngôi làng” là một khái niệm gắn chặt với nơi cư trú của bần dân, nông nô đơn thuần. “Ngôi làng
yên nghỉ dưới lớp tuyết dày. Sương mù và bóng tối bao phủ, không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và
tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất”. Do với sự phân tách rõ ràng biên giới giữa hai
khái niệm này, con người sống với ý thức hệ xã hội có chúng tự nhiên tự cách ly bản thân họ với những
nới không thuộc về mình như một tất yếu. Trong khi đó K. lại xuất hiện như một sự ngược ngạo mà hệ
thống của họ buộc lòng phải tiếp nhận xong không thể phân loại được, K. hiện ra trong “Xã hội” của tác
phẩm “Lâu đài” như một dấu chỉ tan vỡ cho những mối liên hệ truyền thống của đức tin về xã hội thông
thường.
- Chính từ K., ta lấy K. làm một chỉ mốc để hiểu cái tỏa phát của việc hình thành cái “không gian xã hội”
đặc thù này của Kafka trong lâu đài. Khi ta dễ dàng nhận ra những kẻ hữu danh là những kẻ quyền lực
như tên West, như “Ngài” Klamm nhưng bản thân họ lại là vô hình và không thể thấu thị , “từ chỗ trực
tiếp nhìn thấy, và từ những lời bàn tán, cộng thêm ý định méo mó nhất định phía sau, chứng cớ gián tiếp
không được kiểm nghiệm khác đã hình thành một hình ảnh về Klamm mà trong những nét cơ bản là xác
thực, nhưng chỉ là trong những nét cơ bản. Tuy thế hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí
thay đổi hơn cả vẻ ngoài của Klamm trong thực tế. Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn

khác khi ra đi, ông ta khác trước lúc uống bia và sau khi uống, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở
một mình và khác trong khi nói chuyện”, ,“một nam nhi được người ta khao khát như Klamm thì dễ tạo ra
các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mỗi người”. Trong khi đó phần lớn những kẻ còn lại
như dân làng chỉ là “những đám đông” những kẻ vô danh như một khái niệm chỉ cho đám đông ngớ ngẩn
của xã hội bị tri phối nhưng không thể nhận thức và phản tư về đời sống của bản thân, thậm chí như bà
chủ quán Bên Cầu người đã bỏ cả đời tự cho mình là tình nhân của Klamm cũng thực ra chẳng hiểu gì
9


“Ông hỏi tôi có biết Klamm không, trong khi tôi là… – Nói đến đây vô tình cô ta tỏ ra vênh váo, và cái
nhìn đắc thắng của cô ta không liên quan gì đến điều họ vừa nói, lại lướt đến K. – Tôi là tình nhân của
ông ấy”
- Vậy thế giới xã hội trong “Lâu đài” là sự miêu tả khái niệm về thể chế xã hội với sự tương tác giữa
người với người có tính bao quát cho mọi phụ vật từ khái niệm tồn tại trên mặt suy tư này, trong đó có xã
hội nô lệ, xã hội tư bản, xã hội công nông,…
2.1.2. Không gian mê lộ và không gian trùng lắp
- Thường tình khi nghiên cứu Kafka người ta thường nhắc nhiều đến một cách đọc được gắn điển hình
cho ông chính là khái niệm về “mê lộ”, về cách thức giải trừ và đọc tác phẩm qua vô số tấm màn xếp lên
nhau của nó. Tuy nhiên ở đây khi nói về khái niệm trừu tượng hóa về xây dựng không gian trong Lâu đài
chúng tôi muốn nói đến sự xây dựng và hướng tới của ý thức không gian trong tác phẩm hơn.
- Lâu đài là tác phẩm nhìn chung là đại biểu rõ ràng nhất cho lý thuyết nhìn nhận và kiến giải tác phẩm
của Kafka theo lý thuyết về “mê lộ”. Bởi lẽ chính hành trình và cố gắng đến bất lực của K. khi cố gắng
nhưng mãi không thể đến được lâu đài và hằng hà xa số những con đường của “Ngôi làng”, và những khó
khăn mà K gặp đển tiếp cận nơi cần đến đã là một hiện tượng điển hình cho sự lạc lối của con người:
“chàng tiếp tục đi về phía trức, nhưng con đường còn rất dài. Hóa ra con đường chính của làng lại không
dẫn lên quả đồi có lâu đài mà chỉ dẫn đến gần đó rồi như cố ý nó rẽ ngang, không bỏ xa lâu đài mà cũng
không đến gần". Trong đó ta có thể dể dàng nhận ran gay từ lần đầu tiên khi K. cố gắng men theo đường
làng để tiệm cận lâu đài, song đường cứ cong mãi nhưng miết mà chẳng đến để rồi chàng K. phải ngủ gục
trong nhà dân nọ và được tống về quán trọ trong chiếc xe kéo bất đắc dĩ. Bên cạnh đó cái “mê lộ” của
không gian mà Kafka muốn thể hiện không chỉ nằm ở ý thức về môi trường sống, nó còn là ý thức về mặt

tư duy. Bởi sự rối tung của cách hành xử của các cư dân ở Lâu đài, về thói quan liêu của họ đã như một
khái niệm truừ tượng cho những mê cung được con người cố tình tạo ra để lừa bịp nhau “Chưa thấy bộ
máy hành chính ở đâu lại lẫn lộn như ở đây. Đến mức dường như bộ máy hành chính và cuộc sống cứ như
đổi chỗ cho nhau vậy” nhăm hủy diệt khả năng tri nhận của kẻ khác.
- Sự quy mô và rối răm của mê lộ trong không gian đại thể to lớn của tác phẩm Lâu đài còn ngự trị trong
hai khái niệm lớn là “Lâu đài” và “Ngôi làng” qua đó lược bỏ thế giới khả thể khác của K. nơi chàng đã
bước ra và mãi mãi lạc mất nó. Còn những không gian nhỏ hơn là Quán Bên Cầu, Quán trọ của K. ở lúc
đầu, rồi nhỏ hơn nữa là phòng rượu rồi căn phòng của ngài Klamm chỉ được thấu thị qua một lỗ nhò nhỏ
mờ mịt. Chính cái trồng xếp xếp vô hạn hạn của những không gian vừa thực, vừa khó nắm bắt này đã tạo
cho không khi của thế giới tượng tưởng này một hình thái của một Mê cung khổng lồ, một mê cung
không thể xuyên phá đầy phi lý và lạc lối. Ở đó khi K. tưởng mình đã giải phóng đươc bản thân khỏi một
căn phòng, thì K. lại tự vướng vào một “Căn phòng” khác lớn hơn cứ thế sau cùng giống như con người
việc vượt khỏi không gian vốn là giá đỡ của tồn tại đó là điều bất khả “K đã chiến thắng bức tường một
cách dễ dàng và bất ngờ...Chàng nhìn xuống, nhìn quanh ra cả phí sau, nơi có những cây thánh giá gắn
sâu vào đất, lúc ấy ở nơi đó, không có ai vĩ đại hơn chàng”. Hay nên gọi là một khái niệm trừu tượng về
sự vận hành của thế giới con người.
2.2. Trừu tượng hóa thời gian nghệ thuật
- Thời gian bản thân nó cũng là một khái niệm đã được trừu tượng hóa, và có thể được hiểu là khái niệm
diễn tả trình tự xảy ra của các hiện tượng trong đời sống bình thường.
10


- Còn thời gian trừu tượng hóa là một cách mô tả thời gian huyễn tưởng, không thật trong hiện tại, mang
sự dịch chuyển phi lý của thời điểm quá khứ, hiện tại. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Lâu đài Kafka mang một sự lạ hóa theo dòng chuyển động không ngừng trong từng hành động của các tuyến nhân
vật. 6 ngày là khoảng thời gian nhân vật K. ở Lâu đài, thời gian được rút ngắn một cách bất ngờ. Chỉ vỏn
vẹn trong 6 ngày nhưng khoảng thời gian ấy tương đương với cả cuộc đời của một kiếp người, tất cả
những hành động tranh đấu, tìm kiếm, tình yêu của con người cũng là một thời gian bất định, tất cả được
co duỗi theo dòng tâm lý, suy tưởng của tác giả
2.2.1. Thời gian giãn nở dị biệt
- Thời gian trong tác phẩm là thời gian được kể (được tác giả thuật lại). Người kể chuyện có thể là K. có

thể là tác giả hoặc có thể là bất cứ ai. Chuyến đi của K. bắt đầu và dừng chân lại trong một đêm tối trời,
tuyết phủ dầy, K ngủ lại qua đêm trong một quán ăn. Khoảng thời gian K. rời khỏi nhà ăn và đi đến lâu
đài được miêu tả theo lời thuật lại rất dài của tác giả với những chi tiết gặp thầy giáo cùng lũ trẻ trên
đường cho tới khi K. kiệt sức nghỉ nhờ trong một ngôi nhà và ngồi trên chiếc xe trượt tuyết đi tới lâu đài,
nhưng khi gần tới quán “K. nhận ra nhờ khúc đường cong- chàng sửng sốt thấy trời đã tối mịt. Chẳng lẽ
chàng đi ra ngoài lâu đến thế ?. Theo chàng tính thì chỉ chừng một, hai tiếng thôi mà… Ngày ngắn, ngày
ngắn! ”, khoảng thời gian trong chuyến đi rút ngắn lại trong tâm thức của nhân vật. Thời gian trong lâu
đài đằng đẵng sự chờ đợi của K., còn thời gian trong K trong ngôi làng lại rất ngắn ngủi trong sự chiêm
nghiệm của một người đã đi qua nó, thời gian trong Lâu Đài như một sự bừng tỉnh của con người đang
chịu một sự chi phối dưới một bầu không khí lạ thường, ẩn uất của những tâm trạng qua những hành vi
của con người.
- Chính những hành vi của giống người lạ lùng trong câu truyện đã góp phần làm biểu hiện sai lệch về độ
co dãn của thời gian trong câu truyện bị biến dị đi. Bởi lẽ về mặt bản chất con người luôn quan sát thời
gian để lao động, song những nhân hình cư dân của ngôi làng thì không, bởi họ hầu như chỉ biết làm và
làm các hành động tái lặp vô nghĩa từ ngày này sang ngày khác. Hay nói theo cách khác thời gian trong
tác phẩm là thời gian vô định, không cụ thể đầy phiếm chỉ vì lẽ suy tưởng của dân cư ở đó chẳng ai đoái
hoài, trừ K. người đã mệt mỏi suốt 6 ngày đằng đẵng lạ lùng.
- Ngoài ra nếu quan sát những hành vi của họ dưới lăng kính thông thường ta càng thêm thấy sự dị biệt rõ
rệt khi họ cứ cố gắng luân phiên làm vào thời khắc khuya khoắt, trong khi ban ngày thì u uất chán trường
trong nhà. Minh chứng cho điều này chính là cái cách gã quản lý xộc vào quán bar ngay đêm đầu tiên K.
đến làng “Khi K. đến nơi thì đêm đã khuya... không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu đài
lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất”, trong khi đó buổi sáng đầu tiên anh vào nhà dân thì anh thấy
họ uể oải và tẻ ngắt vật vờ trên những chiếc ghế, và chính những hành động lạ lùng này đã khiến ngày và
đêm bị đảo lộn trong đó đêm thì dài ra muôn trượng.
- Chính thế ta có thấy dòng thời gian trong tác phẩm chỉ có vài chi tiết được nhân vật hiển lộ một cách rõ
ràng như chi tiết vừa đề cập ở trên, còn các tình tiết còn lại trong tác phẩm đều là những diễn biến thời
gian một cách bình thường, nhưng thời gian gọi là bình thường ấy lại là khoảng thời gian thể hiện một sự
vội vã và gấp gáp trong tâm trí của K., so với hiện thực thời gian chậm chạp bên ngoài của ngôi làng. Con
người trong làng tuân theo một nhịp sống tuần hoàn của thời gian, chỉ có tâm thức nhân vật K. bị thôi
thúc và biến động. Việc sử dụng những yếu tố trừu tượng hóa thời gian làm tăng lên những tình tiết trong

thời gian nghệ thuật của tác giả.

11


2.2.2. Thời gian phủ định
- Lối viết về thời gian của Kafka trong “Lâu đài” theo chúng tôi là giống một cách khá thú vị với lối hiểu
thời gian trong những truyện cổ tích, trong thần thoại. Bởi thời gian trong tác phẩm này là một sự phủ
định mọi gắn liền của nó với tiến trình lịch sử thực tế của nhân loại, của thế giới. Vì lẽ nó không quan tâm
tới sự liên hệ đó, nó tồn tại khác biệt trong suy tưởng, tồn tại như một ốc đảo không cần và không thiết
liên đới đến diễn tiến thực tế hay lịch sử. Bằng chứng là khi K. rời khỏi thế giới nào đó khác của anh đến
đây thì mọi giá trị của thời gian đã bị nhòe đi
- Từ đó nhờ lối cố tình được làm khác đi về tư duy thời gian này, Kafka đã đưa suy tưởng của người đọc
hướng về cảm nhận ý thức cá nhân hơn là những khả năng chỉ trông mong tựa vào lối hiểu của thực tế để
cảm nhận tác phẩm. Vì vậy tuy là câu truyện được thuật lại theo lối kể miêu tả sự diễn tiến trực tiếp, song
thực tế nó dường như lại là cách kể theo lối thuật lại những gì đã từng xảy ra ở đâu đó trên thế giới, đâu
đó mà người ta đã quên mất là khi nào và người ta chỉ còn biết nó đã từng xảy ra.
2.3. Trừu tượng hóa hình tượng nhân vật

Stt

Tuổi
(Ước
lượng
)

Nghề
nghiệp

Tên nhân

vật

Giới
tính

1

K.

Nam

20 35

Đạc
điền (?)

Quán trọ,
trường
học trong
làng

2

Frida

Nữ

18 30

Phục vụ

rượu

Quán trọ
bên cầu,
trường
học trong
làng

3

Klamm

Nam

40 60

Chánh
văn
phòng

Lâu đài

4

Schwarze
r

Nam

20 35


5

Barnabás

Nam

20 35

6

Olga

Nữ

7

Amália

8

Fritz

Nơi ở

Mối quan hệ
với nhân vật
khác

Xuất

hiện
X

Tình nhân của
Klamm. Vợ
chưa cưới của
K.

X

X

Con quan
phòng thành

X

Làng

Em Olga. Anh
Amália

X

22 35

Làng

Chị Barnabás


X

Nữ

18 30

Làng

Em Barnabás

X

Nam

40 60

Lâu đài
(?)

Cha Schwarzer

Đưa thư

Giúp
việc
quan
phòng

12


Không
xuất
hiện

X


thành
9

Artúr

Nam

20 35

Phụ tá
của K.

Làng

X

10

Jeremiás

Nam

20 35


Phụ tá
của K.

Làng

X

11

West
West

Nam

Bá tước

Lâu đài

12

Không rõ
tên

Nam

Giáo
viên

Làng


X

13

Không rõ
tên

Nam

40 60

Trưởng
thôn

Làng

X

14

Giza

Nữ

20 35

Giáo
viên


15

Vallabene

Nam

20 35

Nhân
viên của
Klamm

16

Momus

Nam

20 35

Thư ký
làng

Phục vụ
Klamm,
Vallabene

X

17


Jankó

Nam

40 60

Chủ
Làng
quán trọ
Ông chủ

Chồng Gardena

X

18

Gardena

Nữ

40 60

Chủ
quán trọ
Bên cầu

Làng


Vợ Jankó

X

19

Brunswic
k Jancsi

Nam

10 15

Học
sinh

Làng

Con Brunswick
Ottò

X

20

Galater

Nam

35 –

40

Chánh
văn
phòng
thay thế
Klamm

Lâu đài

Thuê hai người
phụ tá theo dõi
K.

X

21

Gerstacke
r

Nam

40 60

Xà ích

Làng

Cho K. mượn

xe ngựa trở về
làng trong ngày
đầu tiên đi tìm
lâu đài.

X

22

Erlanger

Nam

25 35

Thư ký

Thư ký của
Klamm,

X

23

Pinzgauer Nam

25 40

Viên
chức


Lâu đài

24

Friedrich

Viên

Lâu đài

Nam

Chủ tòa lâu đài

Tình nhân của
Schwarzer

X

X
X

13

X


chức
25


Burgel

Nam

26

Sortini

Nam

40 60

(Sordini)

Thư ký

27

Brunswic
k

Nam

25 30

28

Bertuch


Nam

40 60

Viên
chức

Cung
cấp rau
cho lâu
đài

Thư ký của
Burgel

X

Lâu đài

Góp phần trong
việc mời K. đến
lâu đài.

Làng

Người mua lại
nhà của gia
đình Barnabás.

X


Làng

Có một khu
vườn gần lâu
đài

X

- Nhận vật trong hầu hết tác phẩm của Kafka không có tên họ đầy đủ. Trong “Lâu đài” cũng thế. Đầu tiên,
nói về nhân vật chính. Nhân vật chính của tác phẩm là K.. K. có thể là một người, cũng có thể là bất cứ ai.
K. có thể là chữ viết tắc của tên, có thể là họ. Và, K. trong tác phẩm cũng có thể là Kafka. K. không là
một người cụ thể nào. Về nghề nghiệp, anh ta tự xưng là đạc điền được mời đến lâu đài của Bá tước West
West. Nhưng không xác định anh ta có được mời đến lâu đài hay không. Anh ta không có nhân thân cụ
thể, không biết đến từ đâu, K. chỉ nhớ rằng đã lâu mình chưa về làng.
- Từ những thông tin trên, không thể tìm hiểu về nguồn gốc của K.. Anh chàng không có nơi xuất phát,
chỉ có nơi đến là lâu đài. Nghệ thuật trừu tượng hóa nhân vật của Kafka với những con người không có
xuất thân rõ ràng, họ hầu như không có quá khứ, họ chỉ có thể sống vì hiện tại và tương lai. Nên, họ phải
đi tìm tương lai.
- Cũng như nhiều nhân vật trong các tác phẩm khác của mình, Kafka đã xây dựng những nhân vật mơ hồ.
Họ đa phần không có tên, tuổi, chỉ ước chừng được là trẻ hay già, nam hay nữ. Từ khi câu chuyện bắt đầu
đến khi kết thúc, người đọc không hề biết được nhân vật có “thật” hay không, hành trình họ trải qua trong
suốt câu chuyện có hư cấu không. Nó là hiện thực hay giấc mơ.
- Không chỉ mơ hồ về lai lịch khi nhân vật tự xưng với người khác mà còn ở cách người khác nói về họ.
Vd: Con trai quan phòng thành đánh thức K. tại quán trọ ở đầu tác phẩm lại không phải là con quan
phòng thành. Cha anh ta chỉ là người giúp việc của quan phòng thành (lời kể của ông chủ quán trọ). Hai
người phụ tá của K. có ngoại hình tương tự nhau tuy đến sau K. nhưng họ lại đến từ phía lâu đài. K.
không nhận ra hai người họ ở nhà một người dân trong làng. Nhưng sau đó, ở quán trọ, K. lại xác định họ
là những phụ tá của mình dù cả hai không có lời giải thích hợp lý về lý do họ đến từ phía lâu đài, không
có dụng cụ đo đạc. K. cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong lời nói khi không xác định được họ là người cũ

hay người mới (khi nói chuyện qua điện thoại với người trong lâu đài). Ban đầu, khi người của lâu đài
đến đuổi K. ra khỏi làng vì không có giấy phép, K. hoang mang thật sự. Nhưng sau đó, anh ta bỗng bình
tĩnh lại, bảo mình là người đạc điền được mời đến lâu đài làm việc (không dụng cụ làm việc, không phụ
tá). Đây là công việc thật sự của K. hay chỉ là lời nói dối? Hay là sự ảo tưởng của K.? Sự phi lý trong việc
xây dựng nhân vật đã dẫn người đọc vào những con đường vòng.
14


- Lai lịch của từng nhân vật trong “Lâu đài” gần như bị xóa trắng. Họ không bao giờ có đủ những yếu tố
cần có trong một bản lý lịch. Có nhân vật chỉ có tên, có nhân vật chỉ có nghề nghiệp, có nhân vật không
có nơi ở, có nhân vật không bao giờ xuất hiện. Nhìn chung, những nhân vật đều không có tuổi cụ thể, chỉ
có thể đoán qua cách xưng hô.
- Các nhân vật trong “Lâu đài” đi lại, sinh hoạt trong một sự bất định và phi lý. Từng người một đều có
những sự phi lý riêng. Từ nhân vật chính đến những người khác. Cách xây dựng nhân vật của Kafka vô
cùng mơ hồ. Mọi thứ đều được trừu tượng hóa đến mức có thể. Nhân vật phạm những sai lầm ngớ ngẩn
trong lời nói, hành động, cảm giác, suy nghĩ,… Nhân vật tồn tại trong một làn sương mờ mờ của những
ngày tuyết phủ. Hành động của họ không đoán định được. Sự bất thường đó tạo ra một thế giới của riêng
Kafka – thế giới mà những quy luật của xã hội bình thường không tồn tại. Nó làm nổi lên một vấn đề:
Phải chăng, chúng ta đang có sự ngộ nhận nào đó về nơi mình đang sống? Phải chăng, mọi thứ đang tồn
tại ở thế giới này mới là không bình thường?
- Con người trong “Lâu đài” bị lưu đày trong nỗi cô đơn của chính mình. Nếu Jozep K. trong “Vụ án”
chạy ngược chạy xuôi để thoát tội mà bản thân không biết có phạm hay không thì K. trong “Lâu đài” lại
tìm tòa lâu đài không biết có tồn tại không! Cả hai nhân vật đều đang đi trên một hành trình tìm kiếm bất
tận, gần như họ phải đi cả một vòng tròn xung quanh lâu đài mà không tìm được lối vào. K. chấp nhận
dấn thân vào cuộc tìm kiếm, ngày này sang ngày khác. Từng chút một, chưa chạm tới lâu đài thì trời tối,
chàng bị trả về quán trọ - thế giới của làng. K. như mắc kẹt giữa hai thế giới ấy – làng và lâu đài. Tuy
chàng sống ở làng nhưng chàng không thuộc về làng, chàng chờ đợi sự chấp thuận từ phía lâu đài trong
mệt mỏi. Lâu đài và làng là hai hình thức tổ chức xã hội. Một bên là quyền uy của giai cấp thống trị, nhà
cầm quyền, một bên là tầng lớp bình dân trong xã hội. Vậy K. là ai? Có thuộc về hai nơi đó? Không!
Chàng chỉ là khách trọ mà thôi. Một nhóm người không thuộc về bất cứ đâu. Chàng không có nơi xuất

phát, chứng tỏ trong hành trình vô tận này, chàng buộc phải đến được lâu đài, nếu không sẽ phải ra đi,
tiếp tục chuỗi ngày bất định. Cho nên, mặc kệ trời lạnh giá, K. vẫn muốn hướng về phía lâu đài, vẫn
muốn tìm cho mình một nơi để trú thay vì là lữ khách. Đây chỉ là một khát khao rất người khi muốn được
thừa nhận giữa đám đông. Chàng không muốn là một anh chàng đạc điền vô thừa nhận, không muốn ngồi
đó và chờ đợi kết quả người ta mang tới cho mình. K. muốn tự mình tìm kiếm thân phận, muốn nhanh kết
thúc những câu hỏi, sự nghi ngờ của người trong làng. Hành trình của K. là hành trình dấn thân.
- Từng con người trong tác phẩm là một cá nhân ít có sự tương tác với cộng đồng. Họ là một cá nhân đơn
độc, ít nhận được sự giúp đỡ, hành trình đi tìm sự công nhận là một con đường chông gai. K. là một điển
hình. Anh ta không được chấp nhận sống ở quán trọ trong làng, quán trọ dành cho những người có thân
phận liên quan đến lâu đài càng không. Lâu đài cũng không nhận anh ta. Bằng sự thất lạc của giấy tờ, K.
trở thành người thừa trong tác phẩm. Ông trưởng thôn cho biết lâu đài cần một người đạc điền, nhưng đó
là chuyện của nhiều năm về trước, hiện tại thì không. Vậy là, dù K. có được lâu đài xác định danh tính
hay không thì anh ta cũng không có việc để làm vì người ta không cần anh ta nữa.
- Thời gian K. ở làng chờ đợi giấy phép từ lâu đài được xác định. Tuy nhiên, thời gian không bình
thường. Có khi nó bị thu ngắn lại, có khi bị kéo dài ra với những chuỗi sự việc liên tiếp xảy ra. Từng
chuỗi sự kiện dồn dập đẩy nhân vật vào những tình huống khác nhau, dù là như thế nào thì một ngày cũng
kết thúc và K. vẫn giẫm chân tại chỗ trong hành trình đến lâu đài. Cũng như thời gian trong “Làng gần
nhất”, anh chàng trong truyện cũng không đến được làng bên cạnh dù anh ta đến đó bằng ngựa.

15


- Nhân vật trong tác phẩm hay xuất hiện đột ngột, khó hiểu, gần như thực hiện xong một cảnh nào đó là
biến mất. Họ không đóng vai trò gì quá lớn, nhưng lại như một thứ gia vị khiến tác phẩm khó đoán định
được là thật hay không thật.
- Kafka đã trừu tượng hóa bằng những sự nghịch lý, đôi khi là phi lý. Từ hành động không nhất quán của
nhân vật đến lời nói mơ hồ, đối lập, tự phủ định, những xuất thân không rõ ràng,… Thế giới tác phẩm của
Kafka không có chỗ cho những gì tương tự, tương đồng, phản chiếu,… những thứ hiện hữu trong thế giới
thực tại. Nó là một thế giới tinh thần mà ở đó, nhân vật của ông đi lại, nói cười, sống theo những quy định
và luật lệ của riêng mình. Thế giới của những nhân vật có khi là thực tại, có khi là giấc mơ, người đọc bị

“bẫy” trong sự lòng vòng của câu chữ.
- Thế giới trong lâu đài được xây dựng trong không gian lỳ lạ. Điều đó cũng góp phần trừu tượng hóa
nhân vật. K. đi tìm lâu đài trong thời gian khi thì quá dài, anh ta cứ đi mải miết nhưng không đến. Vậy mà
ngay lập tức, dường như thời gian thay đổi, co lại đột ngột và thế là hết ngày. Những con đường lẩn quẩn
trong sương mù không đến được lâu đài hay con đường tự dưng rẽ sang hướng khác, đi vòng quanh lâu
đài. Không gian mộng mị trong tác phẩm cũng góp phần tạo nên nghi hoặc về sự hiện diện của nhân vật.
- Nhân vật đó vừa lạ mà cũng không quá xa xôi với hình mẫu con người thực tại. Cũng có đôi lúc như K.,
ta mải mê đi tìm trong một sự mong mỏi mơ hồ nào đó. Có khi, muốn vươn lên đến cái tuyệt đối, muốn
vươn đến đích, muốn tìm lối thoát và giải pháp nhưng lại quẩn quanh xung quanh vấn đề, đi hoài, đi mãi
vẫn không tìm ra. Sự bí bách trong không khí tác phẩm cũng góp phần tạo nên sự bất thường của nhân
vật. Khi mà thiết chế xã hội nhân vật tồn tại không thể dung nạp họ. Khi họ chỉ là khách trọ trong cộng
đồng họ vốn thuộc về. Sự bơ vơ trong một trạng thái vô định, quẩn quanh và nguy cơ bị trục xuất vì thứ
giấy tờ chưa hẳn cần thiết. Cái bế tắc của K. là cái bế tắc và khát khao muốn giải thoát, vùng ra khỏi
những luật lệ mà cả xã hội đang phụ thuộc dù không hẳn nó cần thiết.
Ngài Klamm sẽ không bào giờ thèm nói chuyện với ông ta. Tôi nói gì, “sẽ” ư? Không bao giờ ông
ta có thể bắt chuyện được với Klamm! Hãy nghe đây, ông đạc điền. Ngài Klamm là người thuộc về lâu
đài, chỉ riêng điều đó cũng đã chứng tỏ địa vị rất cao, không cần phụ thuộc vào các cấp bậc của ông ấy .
Ông là cái gì đối với ông ấy? Ông, người mà chúng tôi phải khẩn khoản van nài để ông đồng ý cưới vợ ở
đây? Ông không phải là người của lâu đài, cũng không phải người của làng, nói một cách đơn giản
ông chẳng là gì cả.” Nhưng rất tiếc là tuy thế, ông cũng là một cái gì đó: 1 kẻ thừa, xa lạ, và có mặt
trên đời ở khắp nơi, và liên tục gây sự phiền phức cho người khác. (Lời của Gardena, bà chủ quán trọ
Bên cầu.)
- K. không được hoan nghênh khi đến làng. Anh ta là một kẻ thừa thãi, không được coi trọng. Cả tư cách
nói chuyện cũng không có. Nó gần như là sự phân chia đẳng cấp và quan hệ thân sơ. Vào lúc này, thái độ
của người làng đã rõ ràng. Anh ta không được chào đón. K. không có một chỗ ở nhất định. Anh ta phải
tìm cách ngủ nhờ, rồi ở tạm, chỉ để chờ đợi lâu đài cho phép trọ ở làng.Nếu không có sự cho phép của lâu
đài, anh phải ra đi. Mà lâu đài lúc này cũng vẫn còn ỡm ờ trong việc thu nhận K. làm việc cho họ. Chàng
đang mắc kẹt trong một tình thế khó khăn giữa sự thừa nhận hay không. Rõ ràng, việc này đã phản ánh
bản chất của xã hội Kafka thời đó. Một con người phải có thân phận, địa vị hay một thứ gì đó mơ hồ trói
buột họ vào những thiết chế xã hội cố định. Con người trong tác phẩm của Kafka không tự do hoàn toàn,

về suy nghĩ và hành động.

16


…thực chất đó là cử chị thân thiện đối với tôi, rồi tiếp sau đó, phòng này làm theo phòng kia cho đến
khi họ - điều này quả là tồi tệ - đã lừa tôi đến đây, để bây giờ lại đe dọa tống khứ tôi đi. (Lời của K. khi
nói với ông trưởng thôn).
Ít nhất ông đừng đòi người ta đút vào miệng mình tất cả mọi thứ bánh kẹo như một đứa trẻ! (Lời bà
chủ nhà trọ Ông chủ - Gardena).
Những người giúp việc đến từ trong bóng tối
Frida hy sinh K. để giúp những người giúp việc không bị đuổi khỏi làng. Em cứ nghĩ ngợi rằng
không có một tất đất yên ổn cho tình yêu của chúng ta trên mặt đất này, ở trong làng cũng như ở nơi
khác. Và vì thế em tưởng tượng ra một cái mồ chật hẹp cho chính mình, ở đó, cuối cùng chúng ta ôm
nhau như thể máy nén ép chúng ta lại với nhau, em ép chặt mặt em vào anh, anh ép mặt anh vào em, ở
nơi ẩn náu ấy không một ai còn có thể trông thấy chúng ta nữa. Đến cô nhân tình – giờ đây là vợ chưa
cưới của K. cũng hoài nghi về mối quan hệ của mình. Cô nhìn thấy trong đó những nguy cơ, những rủi ro
và cái kết không viên mãn. Có thể thấy, mảnh đất này không dung dưỡng được tình yêu cũng như nơi
nương náu cho hai con người của mối tình đó. Những lề thói, khuôn phép không có chỗ cho “người
ngoài”. Cô gái đến từ lâu đài, cô ta là tình nhân của người đàn ông có quyền lực trong lâu đài nhưng lại là
vợ của một người đạc điền vô thừa nhận. Và cô ta bị đối xử không tốt. Điều này cũng gần giống như sự
phân chia bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ cổ đại giữa tầng lớp thấp và tầng lớp cao theo Bà la môn
giáo. Cô gái chấp nhận sống với K. và hiển nhiên, cô cùng với chồng mình bị đẩy ra lề xã hội.
- Nỗi cô đơn và sự kỳ thị được thể hiện đến kiệt cùng. Trong kiếp người, K. không chỉ bị người làng hắt
hủi, lâu đài không thừa nhận thân phận mà tình yêu cũng không thể cứu rỗi anh ta. Vợ anh ta, người đồng
cam cộng khổ với anh ta (tính từ thời điểm được công nhận) cũng chỉ sau một đêm đã chấp nhận bênh
vực hai người hầu thay vì chồng mình. Rõ ràng, tình yêu trong tác phẩm là một sự phản bội cay đắng và
nhục nhã. Nó chỉ làm cho nhân vật bơ vơ, kiệt quệ hơn mà thôi.
- Sự bất thường trong tác phẩm thể hiện ở việc nhận diện nhân vật. Chỉ một ông chánh văn phòng Klamm
(không biết là phòng nào) trong lâu đài cũng có nhiều hình dạng (hay hình dung?) khác nhau. Người ta

chỉ phỏng đoán, ước chừng, hay nghe lại từ đâu đó. Trong một trường hợp khác, người đưa thư cho lâu
đài, có cơ hội gặp Klamm cũng chỉ biết ông là một người trong một nhóm người. Người ta biết ông ta ở
đó, vậy thôi, không là một cá nhân nào. Klamm là một thứ gì đó cách biệt với người làng, càng cách biệt
hơn với K.. Ông ta mang trong người thứ quyền hành của những phòng ban trong lâu đài. Người ta không
nói chuyện với ông ta vì ông ta không bao giờ nói chuyện với họ, thậm chí ngay cả tình nhân, ông ta chỉ
phát ra mỗi cái tên!
Một số người cũng đã thấy, và ai cũng nghe nói về ông ta. Sau đó, từ chỗ trực tiếp nhìn thấy và từ
những lời bàn tán cộng thêm suy nghĩ méo mó nhất định phía sau, chứng cớ gián tiếp không được kiểm
nghiệm khác đã hình thành một hình ảnh về ông ta mà trong những nét cơ bản và xác thực. Nhưng mà
chỉ trong những nét cơ bản. Tuy thế, hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả
vẻ ngoài của Kalmm trong thực tế. Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi,
ông ta khác trước khi uống bia và khác sau đó, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và
khác trong khi nói chuyện. Và như vậy thật dễ hiểu là: Ông ta hoàn toàn khác khi ở trong lâu đài. Và
ngay ở trong làng thôi thì người ta cũng mô tả về ông rất khác nhau: Những sự khá biệt tương đối lớn về
chiều cao, tư thế vạm vỡ và bộ râu rậm của ông, chỉ có quần áo của ông ta là may mắn có sự nhất trí với
nhau… Những khác biệt ấy tất nhiên không bắt nguồn từ một sự phù phép vớ vẩn nào,… Nếu bây giờ anh
17


hỏi Barnabás rằng có gì khác giữa người đó và người mà thông thường mà chúng ta tưởng tượng là
Klamm thì cậu ấy không biết trả lời gì, nói đúng hơn, câu ấy trả lời bằng cách mô tả các viên chức lâu
đài, nhưng sự mô tả này từng điểm một lại khớp với hình dung của chúng ta về Klamm. (Lời của Olga nói
với K. về Klamm qua lời kể của người khác.)
Bởi vì ông không thể thật sự nhìn thấy Klamm, và điều này về phần mình tôi cũng không nói quá, bởi vì
chính tôi cũng không thể nhìn thấy ông ta thật sự. Làm sao Klamm nói chuyện với ông một khi ngài
không thèm nói chuyện với cả người làng, ngài chưa bao giờ nói chuyện với một người nào trong làng
cả. (Lời của Gardena nói với K.)
- Vậy, ông chánh văn phòng Klamm có tồn tại không? Ông ta là một Klamm hay Klamm chỉ là một cái
tên dùng để gọi những người na ná giống nhau, họ không là ai cả nhưng họ có trong tất cả. Quyền lực vô
hình của lâu đài với những phòng ban không nắm rõ hết, khiến người làng không dám (hay không muốn)

đến lâu đài. Họ chấp nhận cuộc sống yên ả cách xa lâu đài dù người nhà, người xung quanh làm việc tại
đó.
- Có thể nói, qua lâu đài, Kafka muốn tạo ra những thứ phi lý có giá trị hơn những thứ dường như hợp lý.
Với những trò đời mà ai cũng mải mê sống, ca tụng. Sự ý thức trước những thứ chỉ lịch sử mới chứng
minh được, Kafka đã tạo ra những cách nghĩ mới về đời sống.
- Nhân vật trong tác phẩm có những nỗi đau riêng, nó gắn với những quá khứ dường như mơ hồ nhưng,
quá khứ vẫn tồn tại đó, mơ hồ nhưng không bị xóa đi. Con người vẫn day dứt, đau đáu với những gì đã
qua, rồi thi thoảng bàng hoàng nhận ra mình đã bỏ sót một thứ gì. Những con người dường như không có
quá khứ, không có nhân thân, nhưng không ai tự dưng mà xuất hiện cả, chỉ là tác giả muốn che đi, hay là
nhân vật tự muốn quên đi? Có những quá khứ không ai muốn nhớ đến nữa, ví như quá khứ không lấy gì
làm vui vẻ của Amália và kéo theo là sự tha hương của cả gia đình. Sự mơ hồ trong tác phẩm cũng có
những giá trị tích cực khi che mờ những thứ không cần thiết nhớ đến nữa. Con người chỉ sống cho thực
tại và hành động vì thực tại, mong mỏi một tương lai. Thứ mà Kafka nhìn vào là tương lai, quá khứ bị bỏ
lại đằng sau, nó không cần thiết cho sự vận động và phát triển nữa vì nó dường như không giúp ích gì cho
nhân vật. Những thứ không thúc đẩy cho sự phát triển thì không nên, không cần tồn tại. Những gì trong
tác phẩm Kafka được tạo nên từ mảnh đất của những ký ức nhưng mọi thứ không diễn ra trong mảnh đất
ấy. Nhân vật có thể dễ dàng tạo ra một cuộc sống mới thông qua một vùng đất mới.
- Cái không khí u ám bao trùm toàn tác phẩm có tác dụng mờ hóa những gì tác giả muốn giấu, để tác
phẩm tuy có những phi lý nhưng không là sản phẩm của trí tưởng tượng siêu hình. Người đọc sẽ thấy vô
lý nhưng không thể đưa ra những nhận định, phán xét gì. Vì, có những thứ vẫn tồn tại đó nhưng chúng ta
không thấy do thời tiết xấu, do con đường có quá nhiều khúc quanh, hay tuyết phủ quá dày, nhân vật nào
đó cản trở, ngày quá ngắn,… Tất cả những điều đó làm ta dù nghi hoặc những vẫn có chút gì đó hy vọng
rằng, khi đọc đến trang nào đó, dòng nào đó, ta sẽ thấy được thứ muốn thấy từ khi tác phẩm bắt đầu.

18


3. TRẦN THUẬT NHƯ LÀ PHƯƠNG THỨC TRỪU TƯỢNG HÓA TRONG LÂU ĐÀI CỦA
FRANZ KAFKA
3.1. Trừu tượng hóa thông qua việc xây dựng cấu trúc trần thuật

- Lâu đài của Kafka không sử dụng những kết cấu trần thuật thông thường như cấu trúc tuyến tính, cấu
trúc dòng ý thức,.. mà nội dung trong tác phẩm được kể theo cấu trúc phân mảnh. Đó cũng là một phương
thức trừu tượng hóa đáng chú ý được vận dụng trong tác phẩm.
- Vậy cấu trúc phân mảnh là gì? Cấu trúc phân mảnh là cách kể chuyện không tuân theo một qui tắc nhất
định nào. Nếu hình dung toàn bộ câu chuyện là một chỉnh thể thống nhất thì khi kể theo cách này, toàn bộ
kết cấu của câu chuyện sẽ bị phá vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ và sẽ được sắp xếp, lắp ghép lại một các lộn
xộn, không theo trật tự. Các tình tiết, diễn biến trong Lâu đài tưởng chừng diễn ra theo một trật tự thời
gian nhất định, theo những trục không gian nhất định, nhưng thực ra, nếu đọc kỹ hơn, ta dễ dàng nhận ra
chúng không thực sự nhất thống, chưa được sắp xếp hợp với logic thông thường.
- Tuy dòng thời gian được thể hiện trên bể mặt tác phẩm là một dòng thời gian có trật tự từ ngày này qua
ngày khác nhưng nội dung câu chuyện trong tác phẩm lại không diễn biến theo từng ngày và có phần
không nhất quán. Các chi tiết như việc lâu đài tuy mập mờ trong việc có thuê người đạc điền là K. hay
không nhưng lâu lâu K. vẫn nhận được những phúc lợi nho nhỏ từ Lâu đài, hay việc thái độ của dân làng
đối với K. khi thì có phần giữ kẽ, xa lánh, khi lại niềm nở, kính cẩn thái quá.. như thể tiếp xúc với K. sẽ
mang tội,... là một minh chứng hềt sức sáng rõ cho nhận định ấy. Kafka dường như đang phỉnh lừa người
đọc bằng kết cấu trần thuật phi logic, trừu tượng nằm ẩn sau một cấu trúc tuyến tính cũ kỹ và quen thuộc.
- Ngoài ra, một điều đặc biệt của tác phẩm đó là dù bề ngoài thì câu chuyện dường như là có cấu trúc
tuyến tính khi được kể theo từng ngày và diễn ra trong tổng cộng 7 ngày. Tuy nhiên, trong đó, có một
ngày bị giấu đi, điều này cò thể do xuất phát từ quan niệm của Thiên Chúa giáo là trong một tuần, có một
ngày Chúa nghỉ ngơi.. Không chỉ vậy, tuy dòng thời gian trong tác phẩm là một dòng thời gian có trật tự
từ ngày này qua ngày khác nhưng nội dung câu chuyện trong tác phẩm lại không diễn biến theo từng
ngày và có phần không nhất quán.
- Như vậy, có thể nói rằng, cách kể chuyện theo lối cấu trúc phân mảnh đã khiến cho nội dung tác phẩm
vừa rời rạc, phân tán, vừa không có trật tự, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mỗi người đọc
với cách cảm nhận và cách tư duy riêng. Cấu trúc trần thuật này kết hợp cùng với các yếu tố khác góp
phần tạo nên sự trừu tượng cho tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức.
3.2. Trừu tượng hóa thông qua việc xây dựng giọng điệu trần thuật
- Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, Franz Kafka đã mang đến cho văn chương một giọng điệu khác
lạ. Trong sáng tác của ông nói chung và trong Lâu đài nói riêng, độc giả vẫn thấy xuất hiện nhiều giọng
điệu trần thuật tạo nên tính chất đa thanh cho tiểu thuyết Kafka: giọng điệu khách quan, lạnh lùng; giọng

điệu hài hước bi đát; giọng điệu triết lý; giọng điệu cảm xúc; giọng điệu hoài nghi tra vấn; giọng điệu tòa
án căng thẳng;… Tuy nhiên, dễ thấy rằng, đây là giọng điệu chủ đạo trong hầu hết các truyện ngắn của
Kafka và Lâu đài cũng không là ngoại lệ. Đọc Lâu đài, độc giả sẽ thấy rõ một giọng điệu thản nhiên đến
lạ lùng khi tác giả nói về một sự việc nào đó. Đặc biệt, chính giọng điệu trần thuật này đã được vận dụng
trong tác phẩm nhằm với mục đích trừu tượng hóa các hình tượng nghệ thuật.

19


- Để đạt được giọng điệu khách quan lạnh lùng khi trần thuật, Kafka đã triệt tiêu trong truyện ngắn của
mình các từ ngữ biểu đạt cảm xúc. Tần số suất hiện các từ ngữ chỉ cảm xúc trong "Lâu đài" rất ít. Với
những biểu hiện ấy, giọng điệu lạnh dễ dàng bộc lộ tư tưởng chủ đề của các tác phẩm khi nó về thân phận
của con người trong xã hội vô cảm với tình người. Tuy nhiên, ở đây, giọng điệu lạnh lùng còn mang ý
nghĩa lờ đi những mâu thuẫn, những điểm phi logic, phi thực tại xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác
phẩm. Dùng giọng điệu này, Kafka vừa thể hiện được ý đồ nghệ thuật về xây dựng hình tượng con người
cô độc trong xã hội hiện đại, vừa dễ dàng xen vào những tình tiết, những hình tượng phi thực nhằm trừu
tượng hóa tác phẩm mà không làm người đọc dễ dàng nhận ra.
3.3. Trừu tượng hóa thông qua việc xây dựng người trần thuật và điểm nhìn trần thuật
- Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử (chủ biên), NXB Giáo dục, 2010) định nghĩa thuật ngữ “điểm
nhìn trần thuật” như là “vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không
thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể
trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại
cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ đổi
thay điểm nhìn.” Trong Lâu đài của Franz Kafka, người trần thuật là một người bí ẩn, kể ở ngôi thứ 3 –
một ngôi kể rất phổ biến trong các truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết từ trươc đến nay. Tuy nhiên, thay vì
sử dụng điểm nhìn toàn tri như một thượng đế “biết tuốt”, Kafka lại đặt người kể chuyện của mình vào vị
trí của K., từ K. Mà quan sát, đánh giá và thuật lại. Sự dung hợp giữa một bên là bản chất khách quan của
người trần thuật và một bên là tính chủ quan của điểm nhìn trần thuật đã tạo nên nhiều hiệu ứng nghệ
thuật đặc sắc, nhất là phụ trợ cho nghệ thuật trừu tượng hóa trong tác phẩm.
- Thứ nhất, gán điểm nhìn cho người trần thuật ẩn danh là vị trí của K. – một người đạc điền lạc lối, cô

độc trong không gian thôn làng và lâu đài, hay nói cách khác, một người mù mịt về hiện thực, Kafka
dường như hạn chế lại “thị trường” của người kể toàn tri, ngăn không cho anh ta nhìn được toàn bộ phối
cảnh của mê lộ lâu đài cũng như vị thế của K. trong bối cảnh thời – không ấy, từ đó dễ dàng khiến mọi
thứ trở nên phi logic, phi thực. Thực vậy, trong tác phẩm, người kể chuyện chỉ miêu tả lại những việc K.
làm, những chuyện K. gặp, những gì K. trải qua: “Khi K. đến nơi thì đêm đã khuya. Ngôi làng yên nghỉ
dưới lớp tuyết dày. Sương mù và bóng tối bao phủ, không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu
đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất. K. đứng hồi lâu trên chiếc cầu gỗ dẫn từ đường quốc lộ
vào làng và nhìn vào khoảng không. Sau đó chàng đi tìm nơi nghỉ. Trong quán trọ người ta vẫn còn thức.
[...]. Quán trọ ấm áp, những người nông dân ngồi im lặng. K. quan sát họ một lúc bằng đôi mắt mệt mỏi
rồi chàng ngủ thiếp đi.”
- Thứ hai, Kafka đã hết sức khéo léo, tinh tế chọn điểm nhìn từ nhân vật K. cho người kể chuyện của ông,
bởi theo lý thuyết tự sự học thông thường, người kể ngôi thứ ba dễ dàng gây được niềm tin nơi người đọc,
niềm tin vào những gì mình được đọc, được nghe, được hình dung có thể trở thành sự thật. Tuy nhiên,
chính niềm tin này đã trở thành đòn bẩy để nâng mức độ trừu tượng hóa tác phẩm lên một tầm cao hơn:
trừu tượng hóa như không trừu tượng hóa và người đọc khó có thể nhận ra.

20


TỔNG KẾT
Lâu đài của Franz Kafka là một cuốn tiểu thuyết mộng mơ, siêu thực về số phận lạc lõng, cô đơn của con
người trong xã hội hiện đại. Nổi bật lên trong tiểu thuyết này là nghệ thuật trừu tượng hóa vô cùng điêu
luyện mà Kafka đã vận dụng. Lướt qua trước mắt người đọc khi đọc Lâu đài là những không gian mê
cung, hư ảo, vô hình, những thời gian siêu nghiệm, viễn tưởng và những con người, những nhân vật vô
danh, phi lý. Tuy nhiên, để đạt được ý đồ nghệ thuật ấy, tác giả đã khôn khéo chọn lọc và áp dụng những
thủ pháp trần thuật riêng biệt nhằm đẩy mức độ trừu tượng hóa của tác phẩm lên đến tận cùng. Chính sự
tổng hòa độc sáng, đầy màu sắc và ám ảnh ấy là một trong những nguyên nhân đưa Lâu đài trở thành một
trong những tiểu thuyết lớn nhất của thế kỷ XX cũng như đưa Kafka lên hàng những tác gia tiêu biểu nhất
cho dòng văn học thuộc trào lưu hiện đại chủ nghĩa.


21



×