Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BTL Pháp luật người khuyết tật_Quyền của người khuyết tật tham gia chương trình giáo dục phổ thông_8đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.6 KB, 15 trang )

Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

3

Câu 1: Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo dục phổ thông?..........3
I.

Quy định chung.........................................................................................................................3
1.

Khái niệm:.............................................................................................................................3



Người khuyết tật:........................................................................................................................3



Quyền của Người khuyết tật:......................................................................................................3


2.

Đặc điểm của Người khuyết tật:..........................................................................................4

II. Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo dục phổ thông................5
Câu 2: Bình luận về quy trình xác nhận mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định mức độ
khuyết tật cấp xã thực hiện..............................................................................................................9
KẾT LUẬN

13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

MỞ ĐẦU
Tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật,
chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng
28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em,
10,2% người khuyết tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc
hộ nghèo. Trong thời gian qua đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện để người
khuyết tật tiếp cận dịch vụ giáo dục. Số lượng học sinh, sinh viên là người tàn
tật tăng nhanh trên cả 63 tỉnh, thành phố: Năm học 1996-1997 cả nước có 6.000
trẻ khuyết tật học trong 72 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 36.000 trẻ khuyết tật học
trong 900 trường phổ thông đến năm học 2005-2006 có 230.000 trẻ khuyết tật đi
học trong 9.000 trường phổ thông (đạt 25%). Người khuyết tật đi học không chỉ
tập trung ở bậc mầm non, tiểu học mà còn ở bậc trung học và một số đang học ở

bậc trung cấp, cao đẳng, có nhiều học sinh khuyết tật đã đạt kết quả cao. Số
người khuyết tật được học nghề ngày càng tăng: giai đoạn 1999 - 2004 có gần
19.000 người; 2005-2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người, gấp 2 lần so với giai
đoạn trước. Thời gian qua nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ
Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ
sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật (bao gồm 2 đối tượng nông
dân và người khuyết tật). Để tìm hiểu kĩ hơn về các quy định của pháp luật về
quyền lợi cho người khuyết tật, em xin chọn đề số 9 làm bài tập học kỳ.
Câu 1: Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo
dục phổ thông?
Câu 2: Bình luận về quy trình xác nhận mức độ khuyết tật do Hội đồng
giám định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện?


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

NỘI DUNG
Câu 1: Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo dục
phổ thông?
I.

Quy định chung.

1.

Khái niệm:
 Người khuyết tật:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật NKT 2010 thì: “Người khuyết tật là người bị

khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được

biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng
một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng song song chúng
trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp
lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, “tàn tật” là cụm từ được chính thức sử
dụng, song theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng
để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật. Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính
thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành
có liên quan.
Thông thường từ “khuyết tật” được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa
tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình
ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều
đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang
nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng.1
 Quyền của Người khuyết tật:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về các quyền. Vì vậy
quyền của NKT là mối quan tâm không chỉ riêng một quốc gia nào mà còn là
của cả thế giới. Tôn trọng và đảm bảo tốt quyền của NKT mang ý nghĩa to lớn
1 truy cập ngày
20 tháng 11 năm 2018.


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

và nhân đạo. Quyền của NKT được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là quyền
vốn có của NKT, giống như Quyền con người. Ở Việt Nam theo Khoản 1 Điều
14 Hiến pháp 2013 quy định cam kết của Nhà nước và xã hội về những đảm bảo
cho NKT. Ngoài ra Quốc hội còn ban hành Luật NKT trong đó tư tưởng chủ đạo
là quyền của NKT. Nhìn chung NKT có quyền được tôn trọng, bất kể trong hoàn
cảnh nào, bản chất,… thì tất cả NKT đều phải được hưởng những quyền cơ bản

của công dân mà trước hết là quyền được có một cuộc sống đầy đủ và có những
chính sách để được hưởng quyền đó.
2.

Đặc điểm của Người khuyết tật:

Thứ nhất, người khuyết tật là con người nên mang đầy đủ đặc điểm chung
về Kinh tế- Xã hội tâm sinh lý như người bình thường khác, đầy đủ các quyền
trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ hai, đặc điểm người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội:
Từ góc độ kinh tế, khuyết tật là nguyên nhân làm giảm cơ hội việc làm,
phát triển kinh tế; khả năng sống độc lập khó hơn đối tượng khác (phụ thuộc vào
gia đình, người thân,..),không chỉ bản thân người khuyết tật gặp khóc khăn về
kinh tế mà còn gặp khó khăn cho gia đình, cộng đồng.Từ góc độ xã hội, người
khuyết tật gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập, văn hóa, thể thao tiếp cận các
dịch vụ y tế, kết hôn…, gặp rào cản trong hòa nhập (gia đình, cộng đồng, học
tập,…), có xu hướng thu hẹp, tách biệt cộng đồng. Những khó khăn càng trở lên
trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật.
Thứ ba, đặc điểm người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức khuyết
tật: Các dạng tật và mức độ khuyết tật cũng như việc xác định mức độ khuyết tật
được quy định chi tiết trong Luật Người khuyết tật Việt Nam và Nghị định
28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật năm 2010…
Các dạng khuyết tật bao gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói, khuyết
tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi
dạng lại có những đặc điểm riêng, chung về tâm, sinh lý, về khả năng qua đó tác


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07


động đến nhu cầu của bản thân và ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hội nhập
cộng đồng.
II.

Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương trình giáo
dục phổ thông.

1.

Quy định về Quyền của người khuyết tật khi tham gia các chương
trình giáo dục phổ thông
Theo Điều 10 Luật giáo dục sửa đổi 2009 thì: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều

kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn
tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền
và nghĩa vụ học tập của mình”.
Nhà nước còn đã dành riêng chương IV (Điều 27 – Điều 31) quy định về
giáo dục đối với người khuyết tật 2. Ta có thể thấy rõ nhất quyền của NKT trong
giáo dục chính là NKT sẽ được ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một
số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo
dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng
và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Theo Khoản 2 Điều 27 Luật NKT 2010
thì: “Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định
đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một
số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân
không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng
góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập”. Những
quyền tham gia giáo dục của NKT luôn được chú trọng, điều này chính là đang
hiện thực hóa quy định của khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính

trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật” - tức là NKT cũng có đầy đủ quyền như những
người bình thường khác. Quyền trong học tập cũng giống vậy và còn được ưu
tiên hơn cả. Khi muốn nhập học thì NKT sẽ được nhập học ở độ tuổi cao hơn so
2 Luật Người khuyết tật năm 2010.


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

với quy định chung là 3 tuổi. NKT được hưởng chế độ tuyển thẳng vào THPT
như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân
tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT
do Bộ GD&ĐT ban hành. NKT được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên
nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD&ĐT ban
hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào
tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh
(học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết
định tuyển thẳng vào học.
Ngoài ra, người khuyết tật được Nhà nước tạo điều kiện học tập tại khoản 3
điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
“Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành
riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng
ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo
chuẩn quốc gia.”
Theo Điều 63 Luật giáo dục 2015 thì Quyền giáo dục của người khuyết tật
còn quy định:
“1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập
trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này
phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách

cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập;
có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
do tổ chức, cá nhân thành lập.”
Luật Người khuyết tật 2010 cũng quy định các cơ sở giáo dục có trách
nhiệm và bắt buộc phải tạo điều kiện để trẻ khuyết tật có thể theo học hòa nhập.
Điều 30, Luật Người khuyết tật quy định các cơ sở giáo dục phải :


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

“1. Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật,
không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của
pháp luật.
2. Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật”.
Không chỉ có vậy, NKT còn được miễn, giảm một số nội dung môn học
hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục và được đánh giá kết quả
giáo dục hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của
người học; miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Đối với NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục
được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của
Chính phủ trong từng thời kỳ. NKT thuộc đối tượng được hưởng chính sách
đang học tập tại cơ sở giáo dục ĐH, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng
10 tháng/năm học; NKT thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập
tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục
thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
được cấp học bổng 9 tháng/năm học... Đó là chính sách của Nhà nước thể hiện
quyền của NKT khi tham gia vào chương trình giáo dục phổ thông. Đầy đủ cấp
bậc từ mẫu giáo, tiểu học đến đại học. Toàn bộ những quyền của NKT được thể
hiện trong Luật, trong Quyết định, Nghị định hay Thông tư, ví dụ như Thông tư

03/2018/TT- BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với
người khuyết tật; hay là Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXHBTC ngày 31/12/2013 quy định về chính sách giáo dục đồi với người khuyết tật
về những quyền lợi như ưu tiên nhập học, được miễn giảm nội dung môn học,
được hưởng học bổng,…
2. Ý nghĩa của giáo dục đối với người khuyết tật
Giáo dục có ý nghĩa với bất kì cá nhân nào, đặc biệt đối với người
khuyết tật. Quyền giáo dục của người khuyết tật sẽ đảm bảo cho họ có được tri


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

thức, kiến thức, trang bị cho họ những hành trang về tự nhiên, xã hội, giúp họ
hòa nhập với cuộc sống, có nhận thức tốt trở thành công dân có ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc giáo dục sẽ trang bị cho người khuyết tật kiến thức cơ
bản, để họ có thể phát triển hơn nữa, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm tạo cho họ
động lực, niềm tin là mình là người có ích, giúp họ có thể nuôi sống bản thân.
Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp người khuyết tật có nhiều mối quan hệ
như bạn bè, thầy cô, khiến họ cảm thấy được quan tâm, không mặc cảm tự ti,
giúp hòa đồng với xã hội.
3. Thực trạng và biện pháp.
Hiện nay nhiều tỉnh thành không có các trường chuyên biệt trong khi
thực tế nhu cầu học trong các trường chuyên biệt đối với những trường hợp
không thể học hòa nhập là rất khó khăn. Đội ngũ giáo viên dạy hòa nhập chưa
được trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến trẻ khuyết tật trong khi những
đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng tật và mức độ khuyết tật có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của trẻ. Hay công tác tuyên
truyền về các chính sách giáo dục cho người khuyết tật còn hạn chế cả về nguồn
lực và cách thức thực hiện, dẫn đến người khuyết tật chưa có nhiều thông tin về
cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc bán hòa nhập dẫn đến TKT chưa có cơ hội tiếp
cận với các hình thức giáo dục phù hợp. Trong điều kiện một số dạng tật phức

tạp như tự kỷ và KT trí tuệ diễn biến phức tạp thì việc chuẩn hóa hoặc xây dựng
lộ trình giáo dục phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc hòa nhập cộng đồng
xã hội.
Từ thực trạng trên, em có một số kiến nghị như sau:
Đầu tiên là quy hoạch hệ thống các trường chuyên biệt, Trung tâm hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên cở sở điều tra đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục và
các dạng tật hiện nay. Nhiều NKT ở địa phương không có trường chuyên biệt đã
phải khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một môi trường giáo dục phù hợp.
Ngay trên cùng địa bàn cấp tỉnh cũng có nhiều địa chỉ mà việc giáo dục cần có


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

quy định chặt chẽ về điều kiện tổ chức và hoạt động. Đâu đó còn có hiện tượng
tự phát trong việc thiết lập cơ sở giáo dục cho từng nhóm trẻ khuyết tật. Việc
giáo dục cần thiết với việc khôi phục khả năng lao động việc làm và tiếp cận với
các dịch vụ xã hội khác.
Tiếp theo là việc thực hiện giáo dục NKT cần có sự phối hợp người cấp,
nhiều ngành mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Lao động, Thương
binh và Xã hội và ngành Y tế cần có chương trình tổng thể để thống nhất mục
tiêu và định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục cho NKT.
Câu 2: Bình luận về quy trình xác nhận mức độ khuyết tật do Hội đồng
giám định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện.
I.

Quy định chung.

1. Mức độ khuyết tật .
Mức độ khuyết tật của người khuyết tật được chia làm 3 mức độ:
1, Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến

mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các
hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc
hoàn toàn.
2, Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện
được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ
giúp, chăm sóc.
3, Người khuyết tật nhẹ là NKT không thuộc trường hợp khuyết tật đặc
biệt nặng và khuyết tật nặng.
2. Xác nhận khuyết tật


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các thủ tục pháp luật
quy định để xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật làm căn cứ họ hưởng
quyền và thực hiện các nghĩa vụ.
II.

Quy trình xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng XĐMĐKT

Bước 1. Hoàn thiện hồ sơ
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTCBGDĐT ngày 28/12/2012 ta thấy Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao
gồm:
- Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại giấy
xác nhận khuyết tật theo mẫu;
- Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật như bệnh án, giấy tờ
khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ khác liên quan (nếu có);

- Bản sao kết luận của Hội đồng GĐYK về khả năng tự phục vụ, mức độ suy
giảm khả năng lao động đối với trường hợp NKT đã có kết luận của Hội
đồng GĐYK trước ngày 01/06/2012.
Bước 2. Nộp hồ sơ tới UBND cấp xã
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYTBTC-BGDĐT thì: “Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại
mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người
khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ
hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các
thông tin kê khai trong đơn)”. Khi nộp hồ sơ, NKT hoặc đại diện NKT phải xuất
trình chứng minh thư hoặc hộ khẩu cho cán bộ tiếp nhận. Như vậy là hồ sơ sẽ
được tiếp nhận và sẽ được xác định mức độ khuyết tật.
Bước 3. Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập Hội đồng XĐMĐKT


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT-BTC-BGDĐT thì: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị
xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định
mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
b) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết
tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này;
lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh
giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
…..”
Như vậy là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, chủ tịch UBND
cấp xã triệu tập Hội đồng XĐMĐKT, gửi thông báo về thời gian, địa điểm
XĐMĐKT cho NKT. Thành phần của Hội đồng XĐMĐKT bao gồm: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;

-

Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có nhiệm vụ cung cấp thông tin về y

tế liên quan đến NKT cho Hội đồng; thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công
của Chủ tịch Hội đồng.
-

Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã

hội có nhiệm vụ Tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn NKT hoàn thiện hồ sơ; ghi biên
bản các phiên họp của Hội đồng; tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng về xây dựng,
hoàn chỉnh và lưu giữ văn bản; thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của
Chủ tịch Hội đồng.
-

Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã có nhiệm vụ Tổ
chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng; ra Quyết định thành lập, thay thế
hoặc bổ sung thành viên của Hội đồng.
-

Người đứng đầu tổ chức của NKT cấp xã nơi có tổ chức của NKT.


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

-


Thành viên khác của Hội đồng có nhiệm vụ Tham gia đánh giá

mức độ khuyết tật; tham dự các phiên họp kết luận của Hội đồng; đóng góp ý
kiến và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Bước 4. Thực hiện xác định mức độ khuyết tật
Xác định dạng tật và đánh giá mức độ khuyết tật theo phương pháp và nội
dung luật định. Ta có thể lấy ví dụ về phương pháp xác định dạng tật cho trẻ
dưới 6 tuổi là Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ
khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng hiếu xác định
dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi Thành viên Hội đồng chỉ đánh giá khuyết tật
vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần. Phiếu xác định dạng
khuyết tật bao gồm 5 dấu hiệu để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc một
hoặc nhiều trong 3 dạng khuyết tật khác nhau: Khuyết tật vận động; khuyết tật
nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.
Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu xác định dạng khuyết tật,
người đánh giá cần kết hợp vừa quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình
thường của trẻ khuyết tật và phỏng vấn người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu
không bình thường của trẻ. Người đánh giá cần xác định từng dấu hiệu trong
phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi.
Hội đồng chuyển Hội đồng giám định y khoa để xác định những trường
hợp có các dấu hiệu khác ngoài những dấu hiệu trong phiếu xác định dạng
khuyết tật hoặc khó xác định dạng khuyết tật trong 3 dạng khuyết tật trong phiếu
xác định dạng khuyết tật.
Bước 5. Cấp giấy xác nhận khuyết tật
Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT-BTC-BGDĐT thì: “Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ
khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông
báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủyban nhân dân cấp xã và cấp



Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc
mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội
đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho
người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc”.
Như vậy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội
đồng, Chủ tịch UBND cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận mức độ
khuyết tật tại trụ sở UBND và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho NKT.

KẾT LUẬN
Người khuyết tật cũng là một bộ phận dân cư trong xã hội, là tầng lớp yếu
thế cần được quan tâm và đối xử công bằng như những thành phần khác trong
xã hội, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nên rất cần nhận được sự chia
sẻ và tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh những quy
định của pháp luật, các tổ chức xã hội cũng nên kết hợp với các phương tiện
truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân: tôn trọng và
biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khuyết tật vượt qua khó khăn để vươn
lên hòa nhập với mọi người.


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp 2013
2. Luật Người khuyết tật 2010
3. Luật Giáo dục sửa đổi 2009
4. Thông tư 03/2018/TT- BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về giáo dục
hòa nhập đối với người khuyết tật;

5. Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
31/12/2013 quy định về chính sách giáo dục đồi với người khuyết tật về
những quyền lợi như ưu tiên nhập học, được miễn giảm nội dung môn
học, được hưởng học bổng.
6. Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy
định về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật thực hiện
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật
Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.


Nguyễn Đình Đức – 422035 – N07



×