Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

ĐỀ THI HOÁ HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 71 trang )

Bài 27. Cacbon
Đề bài
Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? Cho hai thí dụ.
Lời giải chi tiết
- Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên
tố hóa học tạo nên.
- Một nguyên tố hóa học có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất. Ví dụ:
Cacbon có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Phopho có 2 dạng thù hình là: photpho trắng, photpho đỏ.
Đề bài
Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:
a) CuO ;
b) PbO ;
c) CO2;
d) FeO.
Hãy cho biết loại phản ứng ; vai trò của C trong các phản ứng ; ứng dụng của các
phản ứng đó trong sản xuất.
Lời giải chi tiết
Các phương trình hóa học:
a) С + 2CuO t0→2Cu + CO2
b) С + 2PbO t0→ 2Pb + CO2
c) С + CO2 t0→2CO
d) С + 2FeO t0→ 2Fe + CO2
Các phản ứng trên dều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử. Vai trò của C là chất
khử. Các phản ứng:
a), b) dùng điều chế kim loại.
c), d) xảy ra trong quá trình luyện gang, luyện thép
Đề bài
Hãy xác định công thức hoá học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở
hình vẽ 3.10. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học.


Lời giải chi tiết
A là CuO, B là C (cacbon), C là khí CO2, D là dung dịch Ca(OH)2


Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
C(r) + 2CuO(r) to→ CO2(k) + 2Cu(r)
Đề bài
Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi
trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
Lời giải chi tiết
Khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi đều sinh ra CO2, CO,
SO2 (vì trong than có cả lưu huỳnh lẫn vào). Những khí này đều ảnh hưởng
không tốt cho con người, gây độc, gây mưa axit, gây hiệu ứng “nhà kính” làm
biến đổi khí hậu...
Để giảm thiểu những tác hại đó nên xây lò nung vôi, gạch ngói ở nơi xa dân cư,
đồng thời trồng cây xanh để hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi.
Đề bài
Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng
toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon, biết 1 mol cacbon cháy toả ra
394 kJ.
Lời giải chi tiết
Khối lượng C có trong 5 kg than là:
mC = 5.901005.90100 = 4,5 kg = 4500 gam
nC=4500/12=375 mol
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg tan chứa 90% C là:
375.394 = 147750 kJ
Bài 28. Các oxit của cacbon
Đề bài
Hãy viết phương trình hoá học của CO với:
a) khí O2 ;

b) CuO.
Cho biết: loại phản ứng ; điều kiện phản ứng ; vai trò của CO và ứng dụng của
mỗi phản ứng đó.
Lời giải chi tiết
a) 2CO + O2 to→→to 2CO2


Phản ứng này là phản ứng oxi hóa - khử (và cũng là phản ứng hóa hợp). Khí CO
khi đốt là cháy được. Vai trò của CO là chất khử. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt
nên dược dùng trong luyện gang, thép.
b) CO + CuO to→→to CO2 + Cu
Phản ứng này là phản ứng oxi hóa - khử. Phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ cao.
Vai trò của CO là chất khử. Phản ứng này dùng để điều chế Cu.
Đề bài
Hãy viết phương trình hoá học của CO 2 với dung dịch NaOH, dung dịch
Ca(OH)2 trừơng trường hợp:
a) Tỉ lệ số mol nCO2nCO2 : nNa0H = 1:1;
b) Tỉ lệ số mol nCO2nCO2: nCa(0H)2 = 2:1
Lời giải chi tiết
a) CO2 + NaOH -> NaHCO3
(phản ứng này cũng xảy ra khi dẫn CO2 (lấy dư) vào dung dịch NaOH, hoặc khi
nNaOH < nCO2nCO2)
b) 2CO2 + Ca(OH)2 -> Ca (HCO)2
Đề bài
Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hoá học để chứng minh sự có
mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hoá học.
Lời giải chi tiết
Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, nếu nước vôi
trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O

Khí đi ra từ bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO (màu
đen), nung nóng, nếu thấy có chất rắn màu đỏ (là Cu) xuất hiện và khí sinh ra
làm đục nước vôi trong, chứng tỏ trong hỗn hợp có khí CO.
CO + CuO (màu đen) t0→ CO2 + Cu (màu đỏ)


Đề bài
Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải
thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học.
Lời giải chi tiết
Trong nước tôi vôi có chứa Ca(OH)2 dưới dạng hòa tan vào nước (nước vôi
trong) và trong không khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O.
Do lượng CO2 trong không khí không nhiều, CaCO3 được tạo thành một cách từ
từ, lâu ngày tạo thành lớp màng CaCO3 rắn trên bề mặt hố nước tôi vôi.

Đề bài
Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO 2,
biết các số liệu thực nghiệm sau :
- Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
- Để đốt cháy hoàn toàn khí A cần 2 lít khí oxi.
Các thể tích khí được đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất.
Lời giải chi tiết
Đối với chất khí, khi đo cùng diều kiện về nhiệt độ, áp suất thì trong phương
trình hóa học, tỉ lệ vế số mol cũng là tỉ lệ về thể tích khí.
Khi dẫn hỗn hợp CO, CO2 qua nước vôi trong dư, toàn bộ CO2 bị hấp thụ hết do
phản ứng với Ca(OH)2. Khí A là khí CO.
Phương trình hóa hóa học khi đốt khí CO:
O2 + 2CO t0→2CO2
p.ư:


2 → 4

lít

Trong 16 lít hỗn hợp CO, CO2 có 4 lít khí CO và 16 - 4 = 12 lít khí CO2.
%VCO = 100% = 25%; %VCO2VCO2 = 100% - 25% = 75%


Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbona
tBài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat
Đề bài
Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Viết phương trình hoá học.
Lời giải chi tiết
Phản ứng chứng tỏ H2CO3 yếu hơn HCl là phản ứng giữa HCl và muối cacbonat:
axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. Axit H 2СO3 tạo thành bị
phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O chứng tỏ rằng H2CO3 là axit không bền.
Thí dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Đề bài
Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối
MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ.
Lời giải chi tiết
MgCO3 là muối cacbonat trung hòa, không tan trong nước, nên có
các tính chất hóa học sau:
- Tác dụng với dung dịch axit manh hơn axit cacbonic, thí dụ:
MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2+ H2O
- Bị nhiệt phân hủy
MgCO3 t0→MgO + CO2

Đề bài
Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau:
C —> CO2 —> CaCO3 —> CO2
Lời giải chi tiết
(1) С + O2 t0→ CO2
(2) CO2 + CaO t0→CaCO3
Đề bài
Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3 ; d) CaCl2 và Na2CO3 ;
b K2CO3 và NaCl;
e) Ba(OH)2 và K2CO3.
c) MgCO3 và HCl;
Giải thích và viết các phương trinh hoá học.


Lời giải chi tiết
Những cặp có xảy ra phản ứng là a), c), d), e), vì đây là những phản ứng trao đổi,
trong số sản phẩm tạo thành có chất không tan hay chất khí.
a) H2SO4 + 2KHCO3 →K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + Н2О
d) CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3↓
e) Ba(OH)2 + K2CO3 →BaCO3 ↓+ 2KOH
- Cặp không xảy ra phản ứng là b) K2CO3 và NaCl, vì không có kết tủa hay chất
khí nào tạo thành.
Đề bài
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình
chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Lời giải chi tiết
Số mol H2SO4 = 980 : 98 = 10 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:

H2SO4 + 2NaHCO3 -> Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Thấy ngay số mol C02 sinh ra = 2.số mol H2SO4 phản ứng = 20 mol.
Vậy, thể tích khí CO2 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.
Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.
Đề bài
Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất
và ứng dụng.
Lời giải chi tiết
1. Trạng thái thiên nhiên
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối
lượng vỏ Trái Đất. Silic không tồn tại ô dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất.
Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất
Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại. Tinh thể silic
là chất bán dẫn. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.
Tính chất hóa học đặc trưng củá Si là tính khử (ở nhiệt độ cao).
Thí dụ: Si + O2 to→ SiO2
3. Ứng dụng


Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật diện tử và dùng để chế tạo
pin mặt trời.
Đề bài
Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm.
Lời giải chi tiết
- Nguyên liệu: Đất sét, thạch anh, fenpat
- Công đoạn sản xuất:
+ Nhào nguyên liệu với nước, tạo khối dẻo rồi cho vào khuôn tạo hình đồ vật và

phơi khô
+ Cho vào lò nung với nhiệt độ thích hợp.
Đề bài
Thành phần chính của xi măng là gì ? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ
lược các công đoạn sản xuất xi măng.
Lời giải chi tiết
*Thành phần chính của xi măng là CaSiO3, Ca(AlO2)2
*Sản xuất xi măng:
- Nguyên liệu: đất sét, đá vôi, cát…
- Các công đoạn chính:
+ Nghiền nhỏ đá vôi và đất sét rồi trộn đều với cát, nước thành dạng bùn.
+ Nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 – 1500 độ C tạo clanhke rắn.
+ Nghiền clanhke và phụ gia thành bột mịn là xi măng.
Đề bài
Sản xuất thuỷ tinh như thế nào ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy
ra trong quá trình nấu thuỷ tinh.
Lời giải chi tiết
Thủy tinh (có thành phần chính là Na 2SiO3, CaSiO3) được sản xuất theo ba công
đoạn chính:
- Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo một tỉ lệ thích hợp.
- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900°c thành thủy tinh ở dạng nhão.
- Làm nguội từ từ thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật. Các
phản ứng xảy ra:
CaCO3 t0→CaO + CO2
SiO2 + CaO t0→CaSiO3
SiO2 + Na2CO3 t0→ Na2SiO3 + CO2
Bài 31. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Đề bài



Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi
kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Lời giải chi tiết
Cấu tạo nguyên tử

Tính chất

Điện tích Số e trong Số
hạt nhân
nguyên tử
electron

lớp Số e lớp Kim
ngoài
loại
cùng

7+

7

2

5

12+

12

3


2

16+

16

3

6

Phi
kim
x

x
x

Đề bài
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron,
lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và
tính chất hoá học cơ bản của nó
Lời giải chi tiết
– Số thứ tự của nguyên tố là 11 (ô số 11) thuộc chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần
hoàn.
– Tính chất hóa học cơ bản: kim loại.
Đề bài
Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri : tác
dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi
tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương

trình hoá học minh hoạ với kali.
Lời giải chi tiết
Các nguyên tố nhóm IA, chỉ có hóa trị là I trong các hợp chất và có tính chất hóa
học tương tự natri.
2K + 2H2O -> 2KOH + H2
4K + O2 to→2K2O
2K + Cl2 to→2KCl
Đề bài
Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At): tác
dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết
phương trình hoá học minh hoạ với brom.


Lời giải chi tiết
Các nguyên tố nhóm VIIA có tính chất hóa học tương tự clo.
Br2 + 2K to→2KBr
3Br2 + 2Fe to→2FeBr3
Br2 + H2 to→2HBr (k)
Đề bài
Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :
a) Na, Mg, Al, K ;
b) K, Na, Mg, Al;
c) Al, K, Na, Mg ;
d) Mg, K, Al, Na.
Giải thích sự lựa chọn.
Lời giải chi tiết
Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.
Vì:
- Các nguyên tố Na, Mg, Al ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt
nhân, tính kim loại giảm.

- Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim
loại tăng.
Đề bài
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần : F, O, N, P, As.
Lời giải chi tiết
Vị trí các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn:

Theo chu kì 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F.Theo nhóm VA, tính phi kim tăng
dần từ As, P, N.
Như vậy, sự sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là As, P, N,
O, F.
Đề bài
a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng:


- A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
- 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.
b) Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho
biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối (giả thiết thể
tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Lời giải chi tiết

Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoà...
Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học
Đề bài
Căn cứ vào sơ đồ 1, hãy viết các phương trình hoá học với phi kim cụ thể là lưu
huỳnh.



Lời giải chi tiết

Đề bài
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học. Hãy cho biết:


- Cấu tạo nguyên tử của A.
- Tính chất hoá học đặc trưng của A.
- So sánh tính chất hoá học của A với các nguyên tố lân cận.
Lời giải chi tiết
*Cấu tạo nguyên tử:
- Số hiệu nguyên tử là 11 nên A có điện tích hạt nhân là 11+
- Chu kì 3 nên A có 3 lớp electron
- Nhóm I nên A có 1 electron lớp ngoài cùng
*Tính chất hóa học đặc trưng: A là một kim loại mạnh
*So sánh tính chất hóa học của A (Na) với các nguyên tố lân cận (Mg và K):
Tính kim loại MgĐề bài
a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32 gam oxit sắt
này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4 gam chất rắn. Biết
khối lượng mol phân tử của oxit sắt là 160 gam/mol.
b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước vôi trong dư. Tính khối
lượng kết tủa thu được.
Lời giải chi tiết


Đề bài
Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí
X. Dần khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng

độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau
phản ứng thay đổi không đáng kể.
Lời giải chi tiết


Hóa lớp 9
Báo cáo thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng



Bài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Bài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Đề bài
Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ
hay hữu cơ ?
a) Trạng thái (rắn, lỏng, khí);
b) Màu sắc;
c) Độ tan trong nước ;
d) Thành phần nguyên tố.
Lời giải chi tiết
Đáp án d)
Đề bài
Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự
nhiên.
b) Hoá học hữli cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của
cacbon.
c) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
d) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể
sống.

Lời giải chi tiết
Đáp án c)
Đề bài
Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau : CH 4,
CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3.
Lời giải chi tiết


Cách 1. Phân tử các chất chỉ có một nguyên tử C nhưng phân tử khối tăng dần
nên thành phần trăm khối lượng C trong các hợp chất được sắp xếp:
CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3
Cách 2. Tính phần trăm %mC
%mC (CH4)=75%
%mC (CH3Cl)=23,7%
%mC (CH2Cl2) =14,1%
%mC (CHCl3)=9,26%
Vậy phần trăm về khối lượng của nguyên tố cacbon trong các chất được sắp xếp
như sau: CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3
Đề bài
Axit axetic có công thức C2H4O2. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng của
các nguyên tố trong axit axetic.
Lời giải chi tiết
Khối lượng mol của axit axetic là: M = 12.2 + 1.4 + 16.2 = 60 g/mol;
mC = 2 x 12 = 24 g
mH = 4 x 1 = 4 g
mO = 2 x 16 = 32 g
%C = (24 : 60) x 100% = 40%
%H = (4 : 60) x 100% = 6,67%
%O = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%
Đề bài

Hãy sắp xếp các chất : C6H6, CaCO3, C4H10, C2H60, NaN03, CH3NO2, NaHC03,
C2H302Na vào các cột thích hợp trong bảng sau :


Lời giải chi tiết
Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

Hiđrocacbon

Dẫn
xuất
hiđrocacbon

C6H6
C4H10

C2H6O
CH3NO2
C2H3O2Na

của CaCO3
NaHCO3

Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Đề bài
Hãy chỉ ra những chỗ sai trong các công thức sau và viết lại cho đúng:


Lời giải chi tiết



Đề bài
Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất ?


Lời giải chi tiết
- Các công thức a), c), d) đều là công thức phân tử của rượu etylic C2H5OH
- Các công thức b), e) là công thức phân tử của ete: đimetyl ete.
Đề bài
Phân tử hợp chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3 gam chất A thu được
5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A
là 30 gam.
Lời giải chi tiết
Theo đề bài, chất hữu cơ A chứa 2 nguyên tố, khi đốt cháy A thu được H2O,
suy га A chứa C và H, công thức phân tử của A có dạng CxHy.
nA = 3 : 30 = 0,1 mol;
nH2OnH2O = 5,4 :18 = 0,3 mol
2CxHy + (2x + y2y2) O2 → 2xCO2 + yH2O
Tỉ lệ: 2
2x
y (mol)
P,ư:

0,1

0,3


Ta có: 20,120,1 = y0,3y0,3 => y = 6
Từ CxHy, ta có МA = 12x + у = 30, suy га x = 2
Vậy công thức phân tử của A là C2H6
Bài 36. Metan
Đề bài
Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?
Lời giải chi tiết
a) Những khí tác dụng với nhau từng đôi một là:
CH4 và O2; CH4 và Cl2; H2 và O2; H2 và Cl2.
b) Những hỗn hợp nổ là những hỗn hợp khi phản ứng tỏa nhiều nhiệt, đó là các
hỗn hợp: CH4 và O2; H2 và O2.


Đề bài
Trong các phương trình hoá học sau, phương trình hoá học nào viết đúng ?
phương trình nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 --ánh sáng--> CH2Cl2 + H2;
b) CH4 + Cl2 --ánh sáng--> CH2 + 2HCl;
c) 2CH4 + Cl2 --ánh sáng--> 2CH3Cl + H2;
d) CH4 + Cl2 --ánh sáng--> CH3Cl + HCl.
Lời giải chi tiết
Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d.
Các trường hợp còn lại đều sai.
Đề bài
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể
tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Lời giải chi tiết


Đề bài
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để :
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Lời giải chi tiết
a) Để thu được CH4, ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH) 2 dư,CO2 bị hấp thụ
hết, khí thoát ra là CH4.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
b) Sau khi thu lấy metan, lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung (hoặc cho tác dụng
với dung dịch HCl), thu được CO2.
CaCO3 to→CaO + CO2
Bài 37. Etilen
Bài 37. Etilen
Đề bài


Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử
các chất sau:
a) CH3 - CH3;
b) CH2 = CH2;
c) CH2 = CH - CH = CH2.
Lời giải chi tiết
a) Có 1 liên kết đơn
b) Có 1 liên kết đôi
c) Có 2 liên kết đôi và 1 liên kiết đơn

Đề bài
Hãy nêu phương pháp hoá học loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu
đuợc metan tinh khiết.
Lời giải chi tiết

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch brom dư, khí etilen phản ứng hết tạo
thành đibrometan là chất lỏng ở trong dung dịch. Khí thoát ra là CH4.
CH2 = CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br


Bài 38. Axetilen
Bài 38. Axetilen
Đề bài
Hãy cho biết trong các chất sau:
CH3 - CH3 ; CH ≡ CH ; CH2 = CH2 ; CH4 ; CH ≡ C - CH3
a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử.
b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom.
Lời giải chi tiết
a) Các chất có liên kết ba trong phân tử là: CH≡CH và CH≡C-CH3
b) Các chất làm mất màu dung dịch brom:
CH≡CH , CH2=CH2 v à CH≡CH-CH3


Đề bài
Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch brom. Nếu
dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung
dịch brom trên?
Lời giải chi tiết
CH2=CH2 + Br2 → C2H4Br2 (1)
CH≡CH + 2Br2 → Br2CH-CHBr2 (2)
Từ (1) và (2) ta thấy cùng một lượng mol thì số mol Br 2 phản ứng với C2H2 gấp 2
lần số mol Br2 phản ứng với C2H4
Vì cùng một dung dịch brom nên thể tích dung dịch brom cần là 50 x 2 = 100ml.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×