Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ ÔN THI HSG TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.81 KB, 3 trang )

Hóa học, Thi Học kỳ I, Chuyên Hóa Tổng
hợp, 2005
Bài từ Thư viện Khoa học VLOS.
ĐỀ THI HỌC
KỲ II
Trường học Khối PT Chuyên ĐH KHTN HN
Lớp học 12
Năm học 2005
Môn thi Hóa học
Thời gian ? phút
Thang điểm 10
Câu I:
Trong phòng thí nghiệm có 7 bình thủy tinh không màu bị mất nhãn, mỗi bình đựng một
chất khí hoặc một chất lỏng sau đây: metan, etilen, benzen, khí cacbonic, khí sunfuro, rượu
etylic, axit axetic. Chỉ được dung thêm nước, nước vôi trong, nước brôm, đã vôi; hãy cho
biết phương pháp nhận ra từng chất. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Câu II:
Các hợp chất hữu cơ A,B,C,D (chứa các nguyên tố C, H, O), trong đó khối lượng mol của
A bằng 180g. Cho A tác dụng với oxit kim loại R2O trong dung dịch NH3 tạo ra kim loại
R. Cho A chuyển hóa theo sơ đồ:
A ----> B
B ----> C + B
C ----> D
Hãy chọn các chất thích hợp để viết các phương trình phản ứng.
Câu III:
Có một loại oleum X trong đó SO3 chiếm 71% theo khối lượng. Lấy a gam X hòa tan vào
b gam dung dịch H2SO4 c% được dung dịch Y có nồng độ d%. Lập biểu thức tính d theo
a, b, c.
Câu IV:
E là oxit kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua
ống sứ chứa x gam chất E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chẩt rắn còn lại trong ống sứ


là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch
F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Gỉa thiết
hiệu suất các phản ứng là 100%. Xác định công thức của E, G. Tính thể tích NO (đktc)
theo x, y.
Câu V:
Cho hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ L, M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 4 fam NAOH
tạo ra hỗn hợp 2 muối R1COONa, R2COONa và một rượu R’OH (trong đó R1, R2, R’ chỉ
chứa cacbon, hyđro, R2 = R1 + R’). Tách lấy toàn bộ rượu rồi cho tác dụng hết với Na, thu
được 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 5,14 gam Z tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH
thu được 4,42 gam muối; còn để đốt cháy hết 15,42 gam Z cần dùng 21,168 lít O2 (đktc)
tạo được 11,34 gam H2O. Xác định công thức các chất L, M và % khối lượng của chúng
trong hỗn hợp Z.
Câu VI:
Cho 2,8 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm 2 anken có khối lượng mol hơn kém nhau 14 gam tác
dụng với H2O, rồi tách lấy toàn bộ rượu tạo thành. Chia hỗn hợp rượu thành 2 phần bằng
nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với Na tạo 420 ml H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu
được CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 1,925 gam.
1) Tìm công thức của các anken và rượu.
2) Biết rằng 1 lít hỗn hợp anken ban đầu nặng gấp 18,2 lần 1 lít H2 đo ở cùng điều
kiện, tính hiệu suất phản ứng hợp nước của mỗi anken.
Cho:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27
S = 32; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137
Hóa học, Tuyển sinh THPT, Khối Chuyên
ĐH Sư phạm HN, 2005
Bài từ Thư viện Khoa học VLOS.
Cau 1 Trên cùng một đĩa cân đã thăng bằng có một cốc đựng 200g dung dịch axit HCl
10%, một miếng đá vôi (CaCO3) và một cục kẽm. Bỏ lần lượt miếng đá vôi và cục kẽm
dung dịch. Sau phản ứng người ta thấy còn một ít kẽm không tan. Muốn cho cân trở lại
thăng bằng người ta phải đặt thêm vào đĩa cân có khối lượng 9 gam.

Hãy xác định nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch mới tạo thành.
Câu 2:
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng không mầu: Rượu etylicc, axit
Axetic và Benzen.
Trình bày cách pha chế 400gam dung dịch CuSO4 10% từ CuSO4.5H2O và H2O (các
dụng cụ cần thiết coi như có đủ).
Câu 3: Có hỗn hợp bột sắt và kim loại M, kim loại M có hoá trị n không đổi
Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong dung dịch axit HCl thì thu được 7,84 lít khi H2
(đktc).
Nếu cho toàn bộ lượng hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với khí Clo thì thể tịch khí Clo cần
dùng là 8,4lít (đktc).
Biết tỷ lệ số mol sắt và kim loại M trong hỗn hợp 1:4
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính thể tích khí Clo (đktc) đã hoá hợp với kim loại M.
Xác định hóa trị n của kim loại M.
Nếu khối lượng kim loại M trong hỗn hợp là 5,4 gam thì M là kim loại nào?
Cho biết Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Al = 27; Mg = 24.
Câu 4: Có 3 hiđrocacbon A, B, C biết rằng
Hơi của ba hyđrô các bon nặng hơn không khí nhưng nặng không quá 2 lần.
Khi phân huỷ ba hiđro các bon tác dụng của tia lửa điện tạo thành cácbon và hyđrô, trong
cả ba trường hợp thể tích của hyđrô gấp 3 lần thể tích của hyđrô cacbon đo trong cùng điều
kiện.
Thể tích các sản phẩm đốt cháy của các hyđrô các bon A, B, C có thể tích bằng nhau trong
cùng điều kiện (t0 > 1000C ở áp suất thường) tỉ lệ với nhau là 5: 6: 7.
Chất B, C làm mất mầu dung dịch brôm.
Chất C dùng điều chế cao su
Tìm công thức phân tử của A, B, C
Viết công thức cấu tạo của A, B, C
Câu 5:
Hỗn hợp A gồm 3 khí H2, H2S, SO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2: 3. Trộn A với oxi dư

trong bình kín có xúc V2O5 rồi đốt cháy A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm
lạnh hỗn hợp chỉ thu được một chất Y duy nhất. Xác định công thức của chất Y
Lấy từ « />%E1%BB%83n_sinh_THPT%2C_Kh%E1%BB%91i_Chuy%C3%AAn_%C4%90H_S
%C6%B0_ph%E1%BA%A1m_HN%2C_2005 »

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×