Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NỖ LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.42 KB, 20 trang )

THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NỖ LỰC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
Nguyễn Văn Cao
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 với ba khâu đột phá, gồm:
(i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành
chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân,
gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và
hạ tầng đô thị lớn.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện ba
đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng, gắn với thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009
của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị
Huế đến 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám
sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và định hướng chỉ đạo
của Trung ương để nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng
đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển các lĩnh
vực văn hóa - du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công
nghệ xứng tầm là trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước.
Trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai
và dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của
Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng,
379



toàn quân, toàn dân Thừa Thiên Huế, nền kinh tế - xã hội địa phương
vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 10,0%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét
theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Huy động vốn đầu
tư tăng khá; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong ba năm 2011-2013 đạt
hơn 37.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm; trong đó, vốn ngân
sách nhà nước tăng trưởng bình quân 6,4%/năm và tỷ trọng trong tổng
vốn đầu tư có xu hướng giảm (thời kỳ 2006-2010, chiếm 38%; đến
nay chiếm khoảng 34%). Thu ngân sách nhà nước đạt mức tăng bình
quân 16%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 1.673
USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.
Sự phát triển về kinh tế - xã hội đã góp phần thay đổi diện mạo
các đô thị của tỉnh. Hạ tầng đô thị thành phố Huế, thị xã Hương Thủy,
Hương Trà, thị trấn Sịa, Thuận An, các trung tâm tiểu vùng, giao thông
kết nối liên vùng được quan tâm đầu tư phát triển; hệ thống giao thông
nông thôn được kiên cố hóa. Hệ thống di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử
cách mạng được tu bổ, tôn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa Huế - văn hóa Việt Nam, hỗ trợ phát triển du lịch và xây dựng tỉnh
thành trung tâm văn hóa - du lịch. Trung tâm giáo dục đào tạo có bước
phát triển. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao; duy trì và giữ vững chất lượng
giáo dục phổ thông; hệ thống trường dạy nghề phát triển khá. Mạng lưới
y tế cơ sở được đầu tư hoàn thiện. Bệnh viện Trung ương Huế và Trường
Đại học Y Dược Huế không ngừng phát triển theo hướng chuyên sâu,
kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, xứng tầm
là trung tâm y tế chuyên sâu trong khu vực và cả nước. Trung tâm khoa
học công nghệ phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa
học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế; song những kết quả đạt

được là rất quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành trong công tác chỉ
đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành địa
phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
380


hội. Đặc biệt, đóng góp cho những thành tựu trên còn nhờ vào sự chỉ
đạo sát sao của Trung ương; trong đó có các định hướng lớn về “ba
khâu đột phá chiến lược” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiêm túc quán triệt, tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Theo đó, tập trung
vào ba nhiệm vụ trọng tâm: tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực
và xây dựng kết cấu hạ tầng.
1. Tái cơ cấu kinh tế
Nhằm bổ trợ cho việc thực hiện khâu đột phá chiến lược hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh đã nghiêm
túc triển khai thực hiện các chỉ thị, chủ trương, chính sách của Trung
ương về tái cơ cấu kinh tế; trong đó, tập trung vào ba trọng tâm: tái cơ
cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Về tái cơ cấu đầu tư công, đã thực hiện các giải pháp huy động
các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Duy trì tỷ trọng đầu tư
nhà nước hợp lý, trung bình vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm
khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội108.
Đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011
của Thủ tướng Chính phủ, góp phần đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý
sử dụng vốn. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cơ bản được phân bổ và
quản lý đúng mục đích, mục tiêu, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

Số chương trình, dự án giao vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2013
như sau: Dự án hoàn thành năm 2011 là 124 dự án, năm 2012 là 98 dự
án, năm 2013 là 112 dự án; dự án khởi công mới năm 2011 là 100 dự
án, năm 2012 là 75 dự án, năm 2013 là 53 dự án (trong đó chương trình
mục tiêu quốc gia hỗ trợ 21 dự án). So với thời kỳ trước khi có Chỉ thị
1792/CT-TTg, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà
108Tỷ

trọng vốn ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm 2011:
31,7%; năm 2012: 31,8%; ước năm 2013: 34,6%.

381


nước giai đoạn 2011-2013 có số dự án khởi công mới ít hơn và số dự án
hoàn thành nhiều hơn.
Công tác giao kế hoạch vốn đã bám sát và tuân thủ đúng quy định
của Chỉ thị 1792/CT-TTg, thứ tự ưu tiên bố trí như sau: (1) các dự án đã
hoàn thành và bàn giao, sử dụng trước ngày 31/12 nhưng chưa bố trí đủ
vốn; (2) các dự án dự kiến hoàn thành trong năm; (3) vốn đối ứng cho
các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án. Việc giao kế hoạch đã đảm
bảo tập trung, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có tình trạng nợ
đọng xây dựng cơ bản hoặc mất khả năng kiểm soát.
Đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển hạ
tầng, các lĩnh vực văn hóa giáo dục v.v...109 Nghiên cứu xúc tiến các
hình thức đầu tư mới như đối tác công - tư (PPP), BOT; cụ thể: triển
khai dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh theo hình thức BOT, đăng
ký danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP đối với một số lĩnh vực
môi trường, cấp nước, năng lượng tái tạo, v.v…

Về tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, đã tập trung xử lý nợ
xấu; tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại nợ.
Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm mạnh; trong năm 2012 và
những tháng đầu năm 2013, nợ xấu chiếm trung bình 4,8% - 5% trong
tổng dư nợ, song trong tháng 6/2013 tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2,81%.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, đã hoàn thành phương án tổng thể sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo các Quyết định đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện sắp xếp cổ phần hóa 117/117
doanh nghiệp; trong đó: Chuyển thành công ty TNHH Nhà nước một
thành viên: 11 doanh nghiệp; cổ phần hoá: 58 doanh nghiệp; chuyển
sang đơn vị sự nghiệp: 7 doanh nghiệp; sáp nhập vào doanh nghiệp nhà
nước khác: 18 doanh nghiệp; chuyển thành thành viên Tổng Công ty: 1
109Ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 5/1/2013 về quy định một số chính sách
hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 về
Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn Tỉnh.

382


doanh nghiệp; giao cho tập thể người lao động: 6 doanh nghiệp; bán 1
doanh nghiệp; giải thể: 10 doanh nghiệp; phá sản: 5 doanh nghiệp.
Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã hỗ trợ nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhờ đó, hiệu quả
sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác trong doanh nghiệp tăng
lên đáng kể. Sau sắp xếp, bộ máy quản lý doanh nghiệp gọn nhẹ, cơ chế
quản lý thông thoáng, chủ động hơn; đồng thời có sự kiểm tra, giám sát
nội bộ chặt chẽ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông.
Việc chuyển sang hình thức đa sở hữu đã nâng cao vai trò làm chủ và
ý thức trách nhiệm của người lao động trong việc theo dõi, quản lý và

tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp
phần bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao
động, tạo ra động lực để doanh nghiệp phát triển. Các tổ chức chính trị
- xã hội trong các doanh nghiệp được duy trì hoạt động có hiệu quả, góp
phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng định hướng và
chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Sau sắp xếp đến nay còn 11 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
dự kiến tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn 2013-2015. Tình hình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước tương đối ổn định; có tăng
trưởng về doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp, thu
nhập người lao động và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, và không có
đầu tư ra ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính. Phần lớn doanh
nghiệp có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Tuy nhiên,
vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với hiệu quả thấp.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số đơn vị chưa thật sự năng
động; chưa đổi mới phương thức quản trị để nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tỉnh chú trọng
thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham
gia vào quá trình phát triển của địa phương; từ đó, nâng cao khả năng
huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Nhờ đó kinh tế ngoài quốc doanh
383


không ngừng phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 4.743 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đạt 21,9 nghìn tỷ đồng; riêng
doanh nghiệp tư nhân có 2.263 doanh nghiệp, chiếm gần 50% tổng số
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Kinh tế đầu tư nước ngoài được quan
tâm thu hút, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế

của địa phương. Toàn tỉnh có 53 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng
ký 1.960 triệu USD; vốn đầu tư FDI hằng năm chiếm khoảng 15% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là Hợp
tác xã tiếp tục có những chuyển đổi phù hợp với tình hình mới. Toàn
tỉnh hiện có hơn 257 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã, thu hút gần
250.000 xã viên tham gia. Nhìn chung, các hợp tác xã cơ bản đáp ứng
nhu cầu phục vụ xã viên; đã duy trì được các dịch vụ bắt buộc và mở
rộng các dịch vụ mang tính thị trường như thu mua, chế biến nông sản;
tín dụng nội bộ, đem lại lợi ích thiết thực cho các xã viên.
2. Phát triển nguồn nhân lực
­ iệc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung
V
tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả
nước tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đã duy trì và
giữ vững chất lượng giáo dục phổ thông; tỷ lệ học sinh khá, giỏi,
tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm khá cao. Thực hiện tốt
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; nhờ đó, tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn trên 99,4%. Cơ sở vật chất trường học được cải thiện cơ bản,
đã có 228/591 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ
38,6%110; có 214 thư viện đạt chuẩn111, 100% trường ở các cấp học được
kết nối Internet.
Công tác đào tạo nghề được quan tâm; đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn. Hệ thống trường
dạy nghề phát triển khá với 05 trường trung học chuyên nghiệp, 70
cơ sở dạy nghề, 14 trung tâm ngoại ngữ, tin học và hơn 100 cơ sở
đào tạo quy mô nhỏ do tư nhân tự tổ chức. Điển hình là Trường Cao
110Mầm

non: 50/196 trường, Tiểu học: 120/237 trường, trung học cơ sở: 51/117 trường, trung
học phổ thông: 7/41 trường.

111Tiểu học 154 thư viện, trung học cơ sở: 51, trung học phổ thông: 9

384


đẳng Du lịch trở thành nơi đào nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch
vụ du lịch, cung cấp lao động có tay nghề khá cao không những cho tỉnh
mà các địa phương khu vực miền Trung Tây Nguyên. Năm 2013, tỷ lệ
lao động được đào tạo nghề ước đạt 50%.
Giáo dục đại học và sau đại học được ưu tiên tập trung đầu tư.
Đại học Huế với lịch sử của 55 năm xây dựng và phát triển khẳng định
vị thế Đại học trọng điểm quốc gia. Đại học Huế có 7 trường đại học
thành viên, Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 5 trung tâm với
98 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 67 chuyên ngành đào tạo thạc
sĩ và 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ
chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú và 15 chương trình liên kết đào
tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với các trường đại học uy tín nước ngoài.
Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đạt gần
20% số lượng giảng viên cơ hữu, 67% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở
lên112. Đại học Huế đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 20112015 và tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu xây dựng thành trung tâm đào
tạo đại học và sau đại học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt
chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội - nhân
văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật công nghệ cao.
Đại học Huế và các trường thành viên đã thiết lập quan hệ với gần 100
trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản,Italia...
Hàng năm Đại học Huế thu hút 95.000 sinh viên; cung cấp lượng lớn
nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng
thời hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 1,
Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng cho đô thị Huế và các đô thị
vệ tinh.
112Năm

2012: Đại học Huế có 3563 cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động; số lượng trí thức có
học hàm, học vị đứng thứ 3 toàn quốc với 7 giáo sư, 138 phó giáo sư, 529 tiến sĩ, 1063 thạc sĩ,
76 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; thầy thuốc ưu tú.

385


- Thành phố Huế: Được tập trung nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng
cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện
chiếu sáng, cây xanh... trong các phường nội thành; xúc tiến di dời, giải
tỏa, tái định cư các hộ dân sống trong vùng bảo vệ di tích; chỉnh trang,
nạo vét một số sông chính (Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu, hồ Học Hải...),
xử lý thoát nước các điểm ngập úng. Hoàn thành xây mới cầu Dã Viên,
cầu Ga, nâng cấp hệ thống cầu qua sông An Cựu, sông Đông Ba…;
hoàn thành chỉnh trang một số đường trục chính trong thành phố Huế và
một số tuyến đường đến các điểm di tích, làng đại học... Tiếp tục đầu tư
một số trục giao thông chính trong khu đô thị An Vân Dương. Xúc tiến
giải toả, chỉnh trang khu vực hai bên Quốc lộ 1A đoạn Huế -Tứ Hạ.
Đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở hình thành quỹ nhà
ở xã hội; hoàn thành cơ bản xây dựng các ký túc xá sinh viên Đại học
Huế, Cao đẳng Y tế, Sư phạm... Hệ thống công sở, trụ sở cơ quan được
sắp xếp, cải tạo; hoàn thành xây dựng khu hành chính tập trung thành
phố Huế.
- Thị trấn Thuận An đang được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp

các công trình hạ tầng để đạt chuẩn đô thị loại IV. Các trung tâm tiểu
vùng Bình Điền, Điền Lộc, Thanh Hà, An Lỗ, La Sơn, Vinh Thanh đang
được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.
- Công tác xây dựng và chỉnh trang thị xã Hương Thủy, Hương Trà,
thị trấn Phú Đa, thị trấn Sịa và các đô thị khác được đẩy nhanh. Nhiều
công trình công cộng được ưu tiên đầu tư; hạ tầng giao thông, hệ thống
cấp nước, thoát nước, nâng cấp hè phố, điện chiếu sáng... đang được ưu
tiên đầu tư xây dựng. Bước đầu hình thành các khu đô thị mới Phú Mỹ
Thượng, Thủy Dương.
Hạ tầng giao thông: Đã quan tâm phát triển giao thông kết nối
liên vùng; phối hợp và hỗ trợ Bộ Giao thông và Vận tải triển khai dự
án nâng cấp đường phía Tây thành phố Huế, nâng cấp cảng hàng không
quốc tế Phú Bài; triển khai các dự án đền bù giải phóng mặt bằng trên
các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, khởi động
các dự án Nâng cấp Quốc lộ 1A, 02 hầm đường bộ Phú Gia - Phước
386


Tượng và chuẩn bị khởi động dự án đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan
qua địa bàn tỉnh.
Hệ thống giao thông kết nối các đô thị được tập trung đầu tư; hoàn
thành nâng cấp, mở rộng đường vào sân bay quốc tế Phú Bài; hình thành
trục kết nối Huế - Tứ Hạ - Bình Điền (đường Tỉnh lộ 16, 12B), đường
Nguyễn Chí Thanh - Quảng Điền kết nối đô thị ven biển phía Bắc với
thành phố Huế... Triển khai đầu tư trục giao thông Thuỷ Dương - Thuận
An (đã hoàn thành đoạn Thủy Dương - Tỉnh lộ 10) kết nối đô thị Thuận
An với thành phố Huế và thị xã Hương Thủy. Hoàn thành đường La
Sơn - Nam Đông giai đoạn 1. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu
tư kiên cố hóa, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế
chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Xây mới Cầu Tam

Giang, tuyến Phong Điền - Điền Lộc, Thuỷ Phù - Vinh Thanh; nâng cấp
Tỉnh lộ 4, Tỉnh lộ 10 C,D.
Hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được ưu tiên
đầu tư. Bình quân 1 xã có 17,5 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản
xuất nông nghiệp; trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa bình quân
6,5 km/xã, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh 58,6%; toàn tỉnh có 284 trạm bơm nước, bình quân 1 xã có
2,5 trạm bơm nước. Đã hoàn dự án thuỷ lợi Tây Nam Hương Trà; phối
hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Tả Trạch, hồ chứa nước Thuỷ Yên
- Thuỷ Cam; hệ thống đê điều, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm được tu bổ
đảm bảo an toàn trong lũ lụt. Tiếp tục đầu tư xử lý chống xói lở bờ sông
Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, bờ biển Hải Dương - Thuận An; nâng
cấp hệ thống đê sông Đại Giang, đê Tây phá Tam Giang. Hoàn thành
xây dựng bến neo đậu tàu thuyến Phú Hải, tiếp tục đầu tư khu neo đậu
tránh, trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai; hạ tầng tái định cư vùng sạt lở và
lũ quét, các công trình khắc phục hậu quả lũ lụt được ưu tiên đầu tư.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong đô thị Huế và vùng phụ cận
được nâng cấp, cải tạo; xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và
các xã lân cận, hệ thống cấp nước thị trấn Phong Điền; hoàn thành lắp
đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá Tam Giang - Cầu Hai để cung
387


cấp nước cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân số được sử dụng
nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 93%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước
sạch đạt 72%.
Hệ thống cấp điện: thôn, bản đã có điện lưới; tỷ lệ hộ sử dụng điện
là 99,5%. Tỷ lệ đường phố chính đô thị đã được chiếu sáng 326,24 km
trên tổng số 513,67 km, đạt 63,51%; tỷ lệ ngõ hẻm đã có chiếu sáng là
78,86 km trên tổng số 539,2 km đường ngõ hẻm, đạt 14,6 %.

Hạ tầng xử lý chất thải: Đã hoàn thành dự án cải thiện môi trường
đô thị Lăng Cô; đang triển khai xây mới khu xử lý chất thải phía Nam
thành phố Huế; triển khai dự án Cải thiện môi trường nước thành phố
Huế. Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã; cơ bản
hoàn thành các công trình vệ sinh trong trường học và một số nơi công
cộng.
Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư theo hướng xây
dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm công nghệ thông tin mạnh. Tất
cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường đã được kết nối Internet; 100% xã
có điểm giao dịch bưu điện và kết nối internet. Mở rộng diện cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức ba. Đưa vào sử dụng năm phần mềm dùng
chung trong các sở, ban ngành và địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ
liệu chuyên ngành và từng bước khai thác, ứng dụng một số kết quả của
Hệ thống thông tin địa lý Huế (GISHue).
Hạ tầng viễn thông và truyền thông được đầu tư theo hướng cáp
quang, ngầm hóa và dùng chung hạ tầng mạng vừa đáp ứng yêu cầu
cung cấp dịch vụ ứng dụng có chất lượng cao vừa đảm bảo mỹ quan
môi trường đô thị và các khu dân cư; đã hoàn thành ngầm hóa mạng
cáp viễn thông và cáp truyền hình tại trung tâm thị xã Hương Trà và
Hương Thủy.
Quá trình tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng song song với việc thực hiện Kết luận 48,
“Năm Đô thị 2013” và chương trình phát triển nông thôn mới không
những hỗ trợ phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh mà còn làm thay đổi
diện mạo bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có một
388


đô thị loại I, hai đô thị loại IV, tám đô thị loại V, tỷ lệ dân cư đô thị đến
năm 2013 đạt 50,05%.

4. Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm
2013
Việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược của Trung ương đã góp
phần hỗ trợ nền kinh tế địa phương chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện
đại “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Đến nay, cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm hơn 48%;
tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng chiếm 37,8%; tỷ trọng
ngành nông lâm thủy sản chiếm 14,2%.
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 48% GDP của tỉnh; dự ước
năm 2013 chiếm tỷ trọng 50,5% GDP. Việc đầu tư xây dựng bốn trung
tâm lớn về du lịch - văn hoá, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ càng
khẳng định hướng phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh.
Du lịch phát triển vững mạnh và ổn định với nhiều hoạt động văn
hóa - du lịch có quy mô và chất lượng cao được duy trì. Thành công của
sáu kỳ Festival Huế năm chẳn và các Festival Nghề truyền thống năm
lẻ đã khẳng định Thương hiệu Thành phố Huế - Thành phố Festival,
khẳng định vị thế của văn hóa, du lịch Huế với bạn bè trong nước và
quốc tế. Nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác và phát
huy hiệu quả; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và đào
tạo nguồn nhân lực được chú trọng; phát triển quan hệ hợp tác du lịch
trong vùng Duyên hải miền Trung, qua đó góp phần nâng cao vị thế của
một trung tâm văn hóa - du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phát triển
nhanh, nhiều khu du lịch mới đã đi vào hoạt động (Khu du lịch nghỉ
dưỡng Laguna của Tập đoàn Banyan Tree, Khu du lịch Tam Giang (Phú
Vang); khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon (Phú Lộc)...
Tổng lượt khách du lịch năm 2013 dự ước đạt 2,4 triệu lượt, trong
đó lượt khách lưu trú đạt 1,8 triệu lượt. Hoạt động thương mại có chuyển
biến rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 46,9%/năm; riêng năm
2013 ước đạt 540 triệu USD, đạt bình quân 490 USD/người gần bằng

389


mức chỉ tiêu phấn đấu của Chính phủ giao cho các địa phương trong
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Các loại hình dịch vụ vận tải, tài
chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao. Dịch vụ vận tải tăng trung
bình từ 15%-20%. Dịch vụ tài chính ngân tăng trưởng khá; hệ thống tổ
chức tín dụng phát triển mạnh, góp phần làm phong phú sản phẩm tín
dụng tài chỉnh, đáp ứng nhu cầu đạ dạng của thị trường. Hiện nay, Tỉnh
đang tích cực chuẩn bị cho Festival Huế 2014: Tổ chức tuyên truyền,
quảng bá; kết nối các đối tác tham gia; khảo sát địa điểm biểu diễn và
điều kiện kỹ thuật; làm việc với các địa phương về Lễ hội dân gian cộng
đồng; tổ chức đoàn công tác làm việc với một số đơn vị tài trợ truyền
thống cho Festival…
Dịch vụ y tế tiếp tục khẳng định vai trò là Trung tâm y tế chuyên
sâu miền Trung đứng đầu là Bệnh viện Trung ương Huế - một trong
bốn bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước. Dịch vụ giáo dục được đầu
tư phát triển, khẳng định truyền thống của một vùng “đất học”. Đại học
Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau
đại học lớn ở miền Trung, một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia.
Dịch vụ khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư về thiết chế như:
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; đưa vào hoạt động Quỹ Phát triển
khoa học - công nghệ. Thừa Thiên - Huế là một tỉnh mạnh về công nghệ
thông tin, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng lĩnh vực này phục vụ hiệu quả
cho công tác quản lý điều hành cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đến nay, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN
phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp
kết nối Internet. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh

Thừa Thiên - Huế (GISHue); hoàn thành xây dựng một số cơ sở dữ liệu
chuyên để đưa vào khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực.
- Lĩnh vực công nghiệp, duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất 13,9%/
năm; hiện chiếm tỷ trọng 37,8% GDP của tỉnh. Các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và
390


đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, có 78 dự án còn hiệu lực đầu tư vào
các khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư 15.571,5 tỷ đồng;
trong đó, vốn đã thực hiện 4000 tỷ đồng, bằng 26% so vốn đăng ký.
Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chiếm
37,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp 60% tổng giá trị
xuất khẩu của Tỉnh. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến nay đã thu
hút được 32 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 35.474 tỷ
đồng (tương đương 2,22 tỷ USD); trong đó có 10 dự án FDI với tổng
vốn 21.000 tỷ đồng (tương đương 1,31 tỷ USD), 22 dự án trong nước
với tổng vốn đăng ký 14.000 tỷ đồng (tương đương 0,9 tỷ USD).
Năm 2013, sản xuất công nghiệp tiếp tục còn khó khăn do ảnh
hưởng bởi thị trường tiêu thụ hàng hóa không mở rộng, sức mua xã hội
giảm sút. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2013 tăng 5,77% so
cùng kỳ và giảm 1,1% so tháng trước. Tính chung tám tháng đầu năm,
chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,03% so cùng kỳ113. Các sản
phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá như: Đá xây dựng đạt 690,2 ngàn
m3, tăng 21,2%; sợi các loại 25.828 tấn, tăng 15,4%; bia lon Huda 45
triệu lít, tăng 44%; quần áo lót 150,3 triệu cái, tăng 26,6%; bê tông tươi
67,1 ngàn m3, tăng 7,7%; mực đông lạnh 784,6 tấn, tăng 4,2%; men frit
32,3 ngàn tấn, tăng 14,1%,... Các sản phẩm giảm so cùng kỳ: Quặng
inmenit đạt 26,3 ngàn tấn, giảm 18,2%; Quặng Zincol, rutin 14,2 ngàn
tấn, giảm 2,6%; bia chai 94 triệu lít, giảm 16,3%; xi măng 822,2 ngàn

tấn, giảm 12,7%; điện sản xuất 293,4 triệu kwh, giảm 8,8%... Từ đầu
năm đến nay đã thu hút được tám dự án, điều chỉnh tăng vốn cho một
dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.768,5 tỷ đồng; tăng 346,5% so
với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp tám tháng đầu năm ước đạt
3.626,8 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 270,5 triệu USD...
- Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: Tăng trưởng sản xuất bình quân
3,8%/năm, trong điều kiện liên tục gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
là thành tựu hết sức quan trọng; hiện chiếm tỷ trọng 14,2% GDP của
113Dự

ước giá trị sản xuất công nghiệp tám tháng đầu năm 2013 theo giá cố định 1994 ước đạt
5.768,6 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ.

391


tỉnh. Nông nghiệp tăng 4%/năm, thủy sản tăng 2,7%, riêng lâm nghiệp
tăng 7,5%. Tiếp tục giữ ổn định diện tích trồng lúa trên 50.000 ha, trong
đó có 10.000 ha lúa chất lượng cao; diện tích cây công nghiệp dài ngày
gần 10.000 ha (trong đó cây cao su 9.150 ha); diện tích nuôi trồng thuỷ
sản 6.000ha; diện tích đất có rừng 297,2 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt
57,1%. Công tác xây dựng, phát triển nông thôn mới có nhiều chuyển
biến. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch nhanh theo
hướng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp; tỷ trọng lao động trong
nông nghiệp còn 35%.
Trong tám tháng đầu năm 2013, tổng diện tích gieo trồng vụ Hè
Thu đạt 31.775 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ; trong đó cây lúa 26.458
ha, tăng 0,5%. Ước tính năng suất lúa hè thu năm 2013 đạt 49,4 tạ/ha,
giảm 6 tạ/ha, giảm 10,9% so vụ Hè Thu năm 2012, nguyên nhân do
trong giai đoạn lúa làm đòng, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng

xen kẻ các đợt mưa tạo điều kiện cho rầy gây hại nặng trên diện rộng,
đồng thời khi lúa trổ đại trà gặp thời tiết xấu nên tỷ lệ lúa lép hạt cao.
Các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch
bệnh; công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu tiếp tục được triển
khai đạt 50-55% diện tiêm. Trồng rừng tập trung ước đạt 1.429 ha, giảm
4,2% so cùng kỳ; khai thác gỗ ước đạt 151.210 m3 gỗ quy tròn, tăng
2,8%, trong đó khai thác gỗ rừng trồng 149.379 m3, tăng 3,1%;... Tình
hình vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng tám tháng đầu năm có 405
vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, giảm 44 vụ, giảm 9,8%. Tổng diện
tích nuôi trồng 8 tháng đầu năm đạt 6.326 ha, tăng 4,9% so cùng kỳ; sản
lượng nuôi trồng ước đạt 7.930 tấn, tăng 4,5%; sản lượng khai thác ước
đạt 24.017 tấn, tăng 3%; trong đó khai thác biển 21.398 tấn, tăng 3,4%,
khai thác sông đầm 2.619 tấn, giảm 0,1%...
- Về lĩnh vực văn hóa: Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước,
của Tỉnh và mừng Xuân Quý Tỵ nhiều hoạt động văn hóa thể thao được
tổ chức rộng khắp, tiêu biểu như: kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng
Cộng sản, 38 năm ngày giải phóng Thừa Thiên - Huế, 123 năm Ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đêm Giao Thừa...
392


Đăng khai tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan thu hút lượng lớn khán giả,
như: Hội thi “Tiếng hát dòng Hương” lần thứ nhất, Liên hoan dân ca
khu vực Bắc Trung bộ, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân
tộc miền núi tỉnh... Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế
2013, đã có nhiều hoạt động đặc sắc như: Triển lãm 80 mẫu dệt may độc
đáo của năm châu lục, không gian thư pháp Huế, hội đua thuyền... góp
phần xây dựng thương hiệu Thành phố Huế - Thành phố Festival. Công
tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được tập trung. Tiếp
tục công tác trùng tu tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế114; chống mối

Làng cổ Phước Tích, chống xuống cấp các di tích lịch sử cách mạng...
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy
trì; toàn tỉnh có 1.398 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt
chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 93,4% so với số lượng đăng ký. Thiết chế văn
hóa cơ sở đang được cải thiện; toàn tỉnh có 670 nhà sinh hoạt cộng đồng
trong tổng số 1.530 làng, thôn, bản, tổ dân phố (tỷ lệ 43,8%); 50 nhà
văn hóa xã, phường trên tổng số 152 xã, phường (tỷ lệ 32,9%).
- Hoạt động tài chính: Tổng thu ngân sách tám tháng đầu năm ước
đạt 3.125,7 tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm, bằng 91,3% so cùng kỳ;
trong đó thu nội địa 2.533,9 tỷ đồng, bằng 65,2% dự toán, tăng 3,6%.
Trong tổng thu nội địa: Thu doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt
99,8 tỷ đồng, bằng 58,7% dự toán, tăng 15,7% so cùng kỳ; thu doanh
nghiệp nhà nước Địa phương 172,8 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, bằng 54%
dự toán; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 939,2 tỷ đồng, xấp
xỉ cùng kỳ, bằng 66% dự toán; thu ngoài quốc doanh 452,2 tỷ đồng,
bằng 68,5% dự toán, tăng 41,8%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt 341,5 tỷ đồng, bằng 59,9% dự toán, tăng 12,8%. Tổng chi ngân
sách địa phương ước đạt 4.217,5 tỷ đồng, bằng 60,4% dự toán, tăng
14,5%. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đến cuối tháng
8/2013 ước đạt 19.850 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm và tăng 1,1%
so với đầu tháng; tổng dư nợ cho vay ước đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 8%
114Các

công trình được trùng tu: Thái Bình Lâu, Lăng Đồng Khánh, Lăng Gia Long, Đông
Khuyết đài...

393


so với đầu năm và tăng 1,5% so với đầu tháng. Nợ xấu đến cuối tháng

8/2013 ở mức 432 tỷ đồng; chiếm 2,77% trong tổng dư nợ.
- Tình hình đầu tư xây dựng: tổng vốn đầu tư trên địa 8 tháng
đầu năm ước đạt 9.142 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm, tăng 6,2%
so cùng kỳ; trong đó vốn Trung ương quản lý 1.873 tỷ đồng, bằng
65,4% kế hoạch, tăng 63,8%, chiếm 20,5% tổng vốn; vốn Địa phương
quản lý 7.269 tỷ đồng, bằng 62,5% kế hoạch, bằng 97,4% so cùng kỳ,
chiếm 79,5%. Trong tổng vốn đầu tư: vốn thuộc ngân sách nhà nước
đạt 2.323,1 tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch, bằng 95,5% so cùng kỳ
năm trước, chiếm 25,4% tổng vốn; vốn tín dụng 3.166,8 tỷ đồng, bằng
63% kế hoạch, tăng 32,7%, chiếm 34,6%; vốn đầu tư của doanh nghiệp
1.194,2 tỷ đồng, bằng 68,7% kế hoạch, tăng 37,9%, chiếm 13,1%; vốn
viện trợ 504,9 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch, bằng 96,7% so cùng kỳ,
chiếm 5,5%; vốn đầu tư nước ngoài 980 tỷ đồng, bằng 50,3% kế hoạch,
bằng 64,8%, chiếm 10,7%. Bên cạnh nguồn vốn ngoài nhà nước thuộc
các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2013 được
đẩy nhanh vượt tiến độ đề ra như: Dự án nâng cấp xây dựng Cảng Hàng
không Phú Bài, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, v.v… thì nhiều dự án
nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện tiến độ chậm so với kế hoạch
như: Chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ, đường nối Phạm Văn
Đồng đến đường Thủy Dương -Thuận An, cầu Tây Phú Phong Điền,
tuyến đường chính trong khu quy hoạch An Đông, v.v…
- Tình hình phát triển doanh nghiệp đã có dấu hiệu khả quan, trong
tháng 8/2013 có 43 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 43%
so tháng 8/2012, với tổng vốn đăng ký 90 tỷ đồng, tăng 38,6%; nâng
tổng số doanh nghiệp đăng ký mới từ đầu năm đến nay đạt 289 doanh
nghiệp, giảm 4,3% so cùng kỳ với tổng vốn đăng ký 1.112,8 tỷ đồng,
giảm 0,76%.
- Về quản lý tài nguyên môi trường: Hỗ trợ các địa phương lập
Quy hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh và hoàn thành cơ bản việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

liền với đất vào năm 2013 theo Chỉ thị số 50/2012/CT-UBND ngày
394


28/12/2012; tính đến cuối tháng 8/2013 tỷ lệ diện tích được cấp Giấy
chứng nhận đối với các tổ chức đạt 56,7%; hộ gia đình, cá nhân đạt
66,8%. Đã duy trì các chuyên mục bảo vệ môi trường trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường
trên địa bàn được tăng cường. Trong tháng 8/2013 đã kiểm tra và phát
hiện 18 vụ vi phạm về môi trường với 20 đối tượng vi phạm, đã xử lý
18 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 57 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến
nay, phát hiện 129 vụ vi phạm về môi trường, đã xử lý 125 vụ với tổng
số tiền hơn 304 triệu đồng.
Nhìn chung, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội
của tỉnh năm 2013 dự kiến không đạt được kế hoạch ở một số chỉ tiêu
song vẫn có kết quả khá. Việc tiếp tục thực hiện “Năm Đô thị - 2013”
và Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị đã góp phần
cải thiện đáng kể bộ mặt các đô thị. Hoạt động du lịch tăng là nỗ lực lớn
trong điều kiện sân bay đóng cửa. Sản xuất nông nghiệp ổn định; năng
suất, sản lượng lúa Đông Xuân cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch
xuất khẩu tăng khá cao so kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hóa, giáo
dục, y tế, thông tin và truyền thông… phát triển tốt. An sinh xã hội và
phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được tăng
cường, chính trị - xã hội ổn định.
5. Một số nhiệm vụ trọng tâm 2014 và 2015
Bước sang năm 2014 và năm 2015 là những năm hết sức quan
trọng trong tiến trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương, Tỉnh sẽ tiếp tục kiên định thực hiện những sách lược đổi
mới của Trung ương, của Chính phủ. Mặt khác tiếp tục nỗ lực xây dựng
và phát triển hệ thống đô thị; phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng lấy dịch vụ làm nòng cốt; chú trọng thay đổi cơ cấu nội
ngành của từng khu vực theo hướng nâng cao chất lượng và có hàm
lượng công nghệ cao.
• Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, nhất là các lĩnh vực
du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, tài chính, viễn thông, v.v...
phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 13-14%/
395


năm; Liên kết các địa phương trong vùng, phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn; Hỗ trợ nhà đầu tư sớm đưa các
dự án du lịch vào khai thác sử dụng; Tiếp tục kêu gọi đầu tư
khai khai thác tuyến du lịch sinh thái biển - đầm phá. Tổ chức
tốt các Festival Huế năm chẵn và Festival nghề truyền thống
năm lẻ; Tuyên truyền quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết
trong phát triển du lịch để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu
hút khách và phát triển thị trường; Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch thông qua xã hội hoá hoạt động đào tạo và mở
rộng các hình thức liên kết đào tạo.
• Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại gắn với
bảo vệ tài nguyên và môi trường; Khuyến khích, vận động đầu
tư vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công
nghiệp chế biến tinh, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học,
điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với
công nghệ “sạch”, hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm; Hỗ trợ phát
triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu,
tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ; Xây
dựng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề gắn với quá trình
đô thị hóa và bảo vệ môi trường; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các
khu công nghiệp, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

và làng nghề trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao
công nghệ, tiến bộ khoa học. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16-17%/năm.
• Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn
mới; Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện đề án “cánh đồng mẫu
lớn”; khôi phục và phát triển nghề, làng nghề; tạo chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn;
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn
theo quy hoạch; phấn đấu đến năm 2015 có 28 xã đạt tiêu chí
nông thôn mới.
396


Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị, tiếp tục quán triệt Kết
luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04-NQ-TƯ của Tỉnh
ủy về Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, các Chương trình và Kế
hoạch hành động của UBND tỉnh đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo
quyết tâm phấn đấu để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu xây
dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương. Tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án phân loại,
phân cấp đô thị; trong đó, chú trọng báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị
và Quốc hội thông qua Đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên - Huế là
đô thị loại I và Đề án thành lập thành phố Thừa Thiên - Huế trực thuộc
Trung ương.
• Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt chuẩn
đô thị, trong đó ưu tiên: một số tuyến giao thông kết nối đô thị
động lực và các đô thị vệ tinh; đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang hệ
thống giao thông nội thị thành phố Huế và các đô thị Hương

Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền; đôn đốc đẩy nhanh
các công trình công cộng; phát triển hệ thống cây xanh khu vực
nội thị các đô thị, cây xanh trên các trục đường, quảng trường,
các vườn hoa, công viên; tạo thêm các điểm xanh trong các khu
vực đô thị; hoàn thành các dự án chỉnh trang hai bên tuyến Quốc
lộ 1A, Quốc lộ 49A; chỉnh trang, nạo vét các sông hồ..., tạo sự
thay đổi rõ về cảnh quan, môi trường ở các khu vực đô thị.
• Xây dựng môi trường văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và bản
sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản
văn hoá truyền thống; nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản
sắc văn hoá, đặc trưng văn hoá Huế; nâng cao chất lượng và
hiệu quả các kỳ Festival, tăng cường các hoạt động đối ngoại
để quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế; Hỗ
trợ xây dựng các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực, chất lượng cao; tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật
chất mạng lưới trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; Hỗ trợ
397


xây dựng các thiết chế của Trung tâm Y tế chuyên sâu; tiếp tục
đầu tư hoàn thiện cơ sở vất chất bệnh viện tuyến huyện, trạm y
tế xã; Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu
khoa học - công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu khoa học - công nghệ; xúc tiến xây dựng khu công nghệ
cao Thừa Thiên - Huế và tìm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền Trung.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Ban,
Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm nỗ lực phấn đấu
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thêm thế và lực mới để “xây
dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là

trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn,
đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế
chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng
cao”, góp phần vào tiến trình xây dựng và phát triển đất nước hướng
đến mục tiêu “Cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020”.

398



×