Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH ƯỚC SÁU THÁNG NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.04 KB, 45 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ TRÀ VINH

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TRÀ VINH
ƯỚC SÁU THÁNG NĂM 2014

Trà Vinh, tháng 6 năm 2014


TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ TRÀ VINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 324/BC-CTK

Trà Vinh, ngày 23 tháng 6 năm 2014

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Tình hình kinh tế - xã hội ước sáu tháng năm 2014

Kinh tế xã hội trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2014 đã có bước khởi đầu khá khả
quan, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi trở lại. Tuy
nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn không ít rủi ro, thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố
phức tạp, diễn biến khó lường. Trong nước tình hình sản xuất kinh doanh tuy có
cải thiện song vẫn chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền
kinh tế dần được khắc phục nhưng vẫn còn chậm.
Trước tình hình đó, Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01


năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2014. Trong tháng sáu năm 2014 các ngành, các cấp và các địa phương trong tỉnh
triển khai chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế, duy trì và
nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái
cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả
công tác và hội nhập kinh tế quốc tế; thực hành tiết kiệm và phòng chống tham
nhũng, lãng phí.
Kết quả đạt được cụ thể của từng ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội sáu tháng
đầu năm 2014 như sau:
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) sáu tháng đầu năm 2014 theo giá so sánh
2010 ước tính đạt 10.966 tỷ đồng, tăng 8,58% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó:
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5.818 tỷ đồng, tăng 6,96%, đóng góp
3,74 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.405 tỷ đồng, tăng
8,34%, đóng góp 1,07 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 3.773 tỷ đồng, tăng
11,26%, đóng góp 3,77 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 (theo giá hiện hành), khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 52,33%; khu vực công nghiệp và xây
1


dựng chiếm 12,12%; khu vực dịch vụ chiếm 35,55%; cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu
năm 2014 có khả quan hơn so 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù năm nay sản lượng
lúa và một số loại cây trồng khác tăng rất nhiều. Cùng kỳ năm trước, cơ cấu của
nền kinh tế lần lượt là: Khu vực 1: 52,43%, khu vực 2: 10,94% và khu vực 3:
36,63%.
Tình hình kinh tế cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào

mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh năm nay có nhiều thuận lợi nên đã đóng góp khá cao mức
tăng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay có bước phát triển nhất
định, tình hình sản xuất đã được cải thiện, tuy đóng góp không nhiều vào mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực này so với
cùng kỳ khá cao, tăng 8,34% so với thời điểm này của những năm trước đây.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2014
Đóng góp của các
khu vực vào tăng
Tốc độ tăng so với 6
trưởng 6 tháng đầu
tháng đầu năm 2013
năm 2014
(Điểm phần trăm)
Tổng số

8,58

8,58

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

6,96

3,74

Công nghiệp và xây dựng

8,34


1,07

Dịch vụ

11,26

3,77

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sáu tháng đầu năm 2014 theo
giá so sánh 2010 ước tính đạt 13.113 tỷ đồng, tăng 9,65% so với cùng kỳ năm
2013, bao gồm: nông nghiệp đạt 10.112 tỷ đồng, tăng 4,36%; lâm nghiệp đạt 149
tỷ đồng, giảm 0,18%; thủy sản đạt 2.852 tỷ đồng, tăng 34,5%.
1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
- Lúa vụ Thu Đông - Mùa năm 2013 - 2014: Kết thúc vụ lúa Thu Đông – Mùa
năm nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 89.202 ha, đạt 99,67 % kế hoạch, giảm
1,31% so với cùng kỳ năm trước do một số vùng thời tiết không thuận lợi, chi phí
sản xuất cao nên nông dân bỏ vụ hoặc chuyển sang trồng lác, cây lâu năm, đào ao
nuôi cá lóc,.. Năng suất toàn vụ đạt 53,1 tạ/ha, tăng 2,62%; sản lượng đạt 473.706
tấn, tăng 1,28%. Vụ lúa Thu đông – Mùa năm nay, diện tích gieo trồng giảm nhưng
2


năng suất và sản lượng tăng hơn so với cùng kỳ do người dân áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, chọn giống mới cho năng suất cao và sử dụng phân bón vi sinh.
- Lúa vụ Đông Xuân năm 2014: Tính đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch dứt
điểm vụ Đông Xuân 2014, diện tích đạt 66.448 ha, đạt 114,57% kế hoạch (kế
hoạch 58.000 ha), tăng 3,09% so cùng kỳ năm trước; năng suất 67,15 tạ/ha, đạt
106,93% kế hoạch, tăng 11,25% hay tăng 6,8 tạ/ha; sản lượng 446.180 tấn, đạt

122,51% kế hoạch, tăng 14,69% so cùng kỳ. Năng suất, sản lượng vụ Đông Xuân
2014 tăng cao so với cùng kỳ do năm nay tình hình xâm nhập mặn đã được ngăn
chặn kịp thời, hệ thống thuỷ lợi nội đồng ngày càng hoàn thiện, đảm bảo lượng
nước tưới tiêu cho cả vụ, thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa, đồng thời nông dân
ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tập trung xuống giống theo đúng
lịch thời vụ nên tránh được tình hình sâu bệnh và cho sản lượng cao. Ngoài ra,
vùng lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng lớn được quan tâm và mở rộng ra
nhiều địa phương trong tỉnh.
- Lúa vụ Hè Thu năm 2014: Trong tháng nông dân trong tỉnh tiếp tục xuống
giống lúa vụ Hè Thu năm 2014 ước đạt 26.850 ha, nâng tổng số đến nay xuống
giống được 78.494 ha, đạt 98,01% kế hoạch (kế hoạch 80.000 ha), giảm 1,77% so
với cùng kỳ năm 2013. Cùng với việc xuống giống, một số nơi trong tỉnh đã bắt
đầu thu hoạch lúa Hè Thu sớm ước đạt 5.655 ha, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm
trước; năng suất ước tính theo tiến độ thu hoạch đạt 53,06 tạ/ha, giảm 2,86% hay
giảm 1,56 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 30.003 tấn, gấp 2,3 lần so cùng kỳ do
nông dân gieo sạ vụ Hè thu đúng lịch thời vụ, năm 2013 xuống giống trễ so với
lịch thời vụ.
* Tình hình sâu bệnh, dịch bệnh:
Tình hình dịch bệnh trên trà lúa Hè Thu năm nay diễn biến phức tạp, trong
tháng đã có 3.193 ha diện tích bị nhiễm sâu bệnh, các loại bệnh như: rầy nâu, sâu
cuốn lá, bệnh đạo ôn, cháy lá,... Hiện nay các ngành chức năng kết hợp với chính
quyền địa phương tăng cường kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh và khuyến cáo
nông dân thường xuyên thăm đồng để có biện pháp phòng trị kịp thời.
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa 6 tháng đầu năm 2014 khá thuận lợi, độ
mặn xuất hiện muộn và thấp hơn cùng kỳ, sâu bệnh gây hại không đáng kể, thời
tiết thuận lợi, nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất
và sản lượng.
- Cây màu vụ Đông Xuân 2014: Kết thúc gieo trồng cây màu vụ Đông Xuân
năm 2013, toàn tỉnh gieo trồng được 29.361 ha, tăng 2,06% hay tăng 593 ha so với
cùng kỳ năm 2012. Diện tích hoa màu vụ Đông Xuân năm nay tăng chủ yếu là

nhóm rau các loại trồng được 12.744 ha, tăng 4,05% so với cùng kỳ; năng suất
3


230,37 tạ/ha, tăng 2,15% do nông dân tận dụng diện tích trồng màu dưới chân
ruộng và tăng ở một số loại cây có giá trị kinh tế như: bắp trồng được 2.941 ha,
tăng 2,57%; năng suất 56,78 tạ/ha, tăng 4,61%; đậu phộng 3.583 ha, tăng 1,7%;
năng suất 52,61%, tăng 1,81%. Một số cây có lấy củ có chất bột tuy diện tích gieo
trồng giảm do một số địa phương điều kiện thổ nhưỡng không thích hợp, hiệu quả
không cao nên năm nay người dân chuyển sang những loại cây trồng khác phù hợp
hơn, nhưng năng suất tăng hơn so với cùng kỳ như: khoai lang trồng được 648 ha,
giảm 7,25%; năng suất 178,49 tạ/ha, tăng 6,33%; khoai mì 360 ha, giảm 3,98%;
năng suất 162,17 tạ/ha, tăng 3,36%. Với cây mía, diện tích gieo trồng năm nay là
5.409 ha, giảm 2,49% so với cùng kỳ do các hộ dân chuyển sang đào ao nuôi cá
lóc, nhưng do công ty mía đường tại địa phương đầu tư giống mía mới nên cho
năng suất cao đạt 1.095 tạ/ha, tăng 1,49%.
- Cây màu vụ Mùa 2014: Trong tháng nông dân trên trong tỉnh tiếp tục
xuống giống hoa màu các loại vụ Mùa ước đạt 3.879 ha, nâng tổng số đến nay
trồng được 8.472 ha, tăng 5,62% so với cùng kỳ năm 2013 do một số nơi, nông
dân tận dụng thời gian trống khi đã kết thúc xuống giống lúa vụ Hè Thu để xuống
giống một số cây màu phù hợp với mùa vụ và thời tiết trong tháng. Diện tích cây
màu vụ Mùa tăng chủ yếu ở một số loại cây như: bắp trồng được 679 ha, tăng
48,79%; do nông dân được ký hợp đồng đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với các
công ty ở thành phố Hồ Chí Minh; khoai lang 227 ha, tăng 3,28%; khoai mì (sắn)
174 ha, tăng 4,25%; mía 866 ha, tăng 25,5%; lác (cói) 341 ha, tăng 12,33%; đậu
xanh 80 ha, gấp 2,4 lần. Mặt khác, một số loại cây giảm như: đậu phộng (lạc) 366
ha, giảm 8,36%; rau các loại 5.275 ha, giảm 3,05%.
- Cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 36.525 ha,
tăng 3,5% so với cùng kỳ. Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thu hoạch một số
cây lâu năm tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng dừa đạt

112.566 tấn, tăng 3,22%; chuối đạt 36.949 tấn, tăng 5,54%; cam đạt 26.068 tấn,
tăng 5,45%; chanh 2.180 tấn, tăng 5,77%; quýt 1.588 tấn, tăng 11,73%; chôm
chôm đạt 3.759 tấn, tăng 3,5%; măng cụt 1.120 tấn, tăng 2,88%. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của một dịch bệnh trên cây trồng nên sản lượng thu hoạch của một số cây
giảm như: nhãn đạt 10.316 tấn, giảm 2,44%; xoài đạt 10.925 tấn, giảm 4,78%;
bưởi đạt 5.767 tấn, giảm 0,57%.
b. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi sáu tháng đầu năm 2014 gặp nhiều khó khăn, dịch cúm
gia cầm diễn biến phức tạp. Ngày 24/02/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
215/QĐ-UBND công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, đến ngày 26/02/2014,
toàn tỉnh có 25 ổ dịch ở 20 ấp, tại 12 xã/ thị trấn của 4 huyện, thành phố là thành
phố Trà Vinh, Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, với 21.925 con gia cầm mắc bệnh.
4


Đến ngày 03/3/2014 phát hiện thêm 32 hộ có gia cầm chết tại 4 huyện, thành phố
với số gia cầm mắc bệnh 14.350 con. Trước tình hình dịch bệnh trên, UBND tỉnh
đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên cây
trồng, vật nuôi, và chỉ đạo kết hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện đồng
bộ các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, hạn chế dịch bệnh phát tán trên
diện rộng. Đến nay dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát. Các
ngành chức năng thực hiện quản lý chặt chẽ đàn gia cầm, đàn vịt chạy đồng di
chuyển vào tỉnh; kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển gia cầm trái phép.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/4/2014, đàn trâu toàn tỉnh có
1.301 con, giảm 18,74% so với cùng thời điểm năm 2013; đàn bò có 139.160 con,
tăng 6,99%; đàn heo có 331.734 con, giảm 20,63%; đàn gia cầm có 4,3 triệu con,
giảm 25,1%, trong đó đàn gà có 2,5 triệu con, giảm 27,92%, vịt có 1,6 triệu con,
giảm 14,68%. Kết quả điều tra cho thấy đàn trâu giảm chủ yếu do hiện nay việc sử
dụng trâu trong sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn chỉ được nông dân sử dụng để
lưu giống. Riêng đàn bò năm nay tăng do giá bò hơi tăng, đồng thời trong năm có

một số dự án đầu tư chăn nuôi bò cho các lao động nhàn rỗi tại địa phương và một
số huyện đã tận dụng các bờ ao nuôi trồng thuỷ sản để trồng cỏ cung cấp nguồn
thức ăn dồi dào cho việc chăn nuôi bò. Đàn heo năm nay giảm, mặc dù giá heo hơi
có tăng nhưng do chi phí đầu vào tăng cao, giá thức ăn tăng khoảng 420 - 440
nghìn đồng/bao (40kg); giá heo giống cũng tăng từ 450 nghìn đồng lên 1 - 1,2 triệu
đồng/con, người nuôi không đủ vốn để tái đàn, bên cạnh đó một số phường trong
nội ô thành phố do sợ ảnh hưởng môi trường nên không dám đầu tư chăn nuôi. Do
đầu năm nay trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch cúm gia cầm, ngoài ra do thức ăn tự
nhiên sử đụng cho đàn gia cầm ngày càng hạn chế, môi trường chăn thả bị thu hẹp
dần nên tại thời điểm 01/4/2014 tổng gia cầm giảm nhiều so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt trâu hơi đạt 52 tấn, giảm 33,27%; sản lượng thịt bò hơi đạt
3.797 tấn, giảm 4,3%; sản lượng thịt heo hơi đạt 29.150 nghìn tấn, tăng 3,94%; sản
lượng thịt gia cầm đạt 5.069 tấn, giảm 2,6%.
2.2. Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh tập
trung vào công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, không thực hiện trồng
mới rừng tập trung. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, số cây lâm nghiệp trồng
phân tán gần 1,9 triệu cây; giảm 5,62%; sản lượng gỗ khai thác đạt 42 nghìn m3,
tăng 0,03%; sản lượng củi khai thác đạt 210 nghìn ste, tăng 1,24%.
Trong sáu tháng đầu năm 2014, Chi cục kiểm lâm kết hợp với các trạm - hạt
kiểm lâm thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng đã phát hiện 2 vụ chặt phá
rừng và xử lý buộc phục hồi lại diện tích đã vi phạm. Hiện nay các cơ quan chức
5


năng đang tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, chăm
sóc và phòng chống cháy rừng.
2.3. Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản sáu tháng đầu năm 2014 đạt 78,4 nghìn tấn, tăng
10,66% hay tăng 7,5 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cá đạt 41,3

nghìn tấn, giảm 0,86% hay giảm 360 tấn; tôm đạt 17,6 nghìn tấn, gấp 2 lần so cùng
kỳ hay tăng 8,6 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản tăng nhiều ở sản lượng sản lượng cá
lóc, tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
a. Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng nuôi trồng thủy sản sáu tháng đầu năm 2014 đạt 41 nghìn tấn,
tăng 23,73% hay tăng 7,9 nghìn tấn so cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 26,9
nghìn tấn, giảm 3,71% hay giảm 1 nghìn tấn; tôm đạt 11 nghìn tấn, gấp 4,8 lần so
với cùng kỳ hay tăng 8,7 nghìn tấn. Sản lượng cá sáu tháng năm nay giảm mạnh ở
sản lượng cá tra, cá ba sa đạt 4,5 nghìn tấn, giảm 44,3% hay giảm 3,6 nghìn tấn.
Sản lượng tôm tăng mạnh ở sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 8,9 nghìn tấn, gấp 9
lần so với cùng kỳ hay tăng 7,9 nghìn tấn; tôm sú đạt 1,9 nghìn tấn, tăng 74,25%
hay tăng 796 tấn.
Trong sáu tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã thả nuôi khoảng 40,3 nghìn ha
diện tích mặt nước, tăng 7,63% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, diện tích nuôi
tôm sú 18,7 nghìn ha, giảm 15,98%; cua biển 15,2 nghìn ha, tăng 21,88%; tôm thẻ
chân trắng 4,5 nghìn ha, gấp 3,4 lần; cá tra 8 ha, chỉ bằng 42,63%; cá lóc 135 ha,
giảm 5,29%. Tuy nhiên, đã có một số hộ thả nuôi bị thiệt hại, tính đến nay đã có
khoảng 2,8 nghìn ha diện tích nuôi tôm sú và 1 nghìn ha diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng bị thiệt hại. Theo đánh giá của các ngành chuyên môn, tôm chết do thời
tiết lạnh kéo dài và môi trường nước thay đổi, chất lượng con giống kém, việc quản
lý môi trường nước và phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
b. Khai thác thủy hải sản
Sản lượng khai thác thủy hải sản sáu tháng đầu năm 2014 ước đạt 37,4 nghìn
tấn, giảm 0,83% hay giảm 313 tấn so cùng kỳ năm trước, bao gồm: khai thác biển
đạt 31,1 nghìn tấn, giảm 1,23% hay giảm 387 tấn; khai thác nội địa đạt 6,3 nghìn
tấn, tăng 1,19% hay tăng 74 tấn.
2.4. Thực hiện xây dựng xã nông thôn mới
Công tác lập quy hoạch, đề án cấp xã, đến nay có 85/85 xã hoàn thành việc
lập và phê duyệt quy hoạch, hiện nay đang triển khai thực hiện; 49/85 xã được phê
duyệt đề án (trong đó có 18 xã điểm và 31 xã ngoài xã điểm). Cấp huyện, đang

thẩm định đề án xây dựng nông thôn mới cho 6 huyện (còn huyện Tiểu Cần).
Trong 17 xã điểm còn lại, có 02 xã hoàn thành 19 tiêu chí, 13 xã đạt từ 11-14 tiêu
6


chí, 02 xã đạt 8-10 tiêu chí. Tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014; phấn đấu trong
năm 2014 hoàn thành 12 xã đạt 19/19 tiêu chí. Phát động các hộ dân tại các xã
điểm thực hiện tiêu chuẩn gia đình nông thôn mới, đến nay đã công nhận 35.598
hộ đạt chuẩn, đạt 13,5% chỉ tiêu.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6/2014 ước tính
tăng 1,11% so với tháng trước và tăng 17,78% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng
11,58% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 9,08%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,35%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí
đốt tăng 1,83%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,33%.
Một số ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: sản xuất thuốc,
hoá dược và dược liệu tăng 33,18%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng
31,46%; Sản xuất hoá chất và sản phẩm có liên quan tăng 21,58%. Một số ngành
có chỉ số tăng thấp như: hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế
liệu tăng 12,68%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,51%. Tuy nhiên một
số ngành có chỉ số giảm như: dệt giảm 41,16%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 28,29%; sản xuất trang phục 10,61%; sản xuất chế
biến thực phẩm giảm 10,51%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/06/2014 giảm 1,6% so với cùng thời điểm
năm trước do các thị trường tiêu thụ của ngành chế biến thực phẩm năm nay đã
được mở rộng hơn so với cùng kỳ.
Việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp trong sáu tháng đầu
năm 2014, tăng 8,86% so với cùng kỳ năn trước, tăng do khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài không ngừng tăng lên về số lượng doanh nghiệp, hiện cả tỉnh có 12
doanh nghiệp FDI đã đi vào sản xuất.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ở mức tăng
trưởng khá và có mức xu hướng đi lên, cụ thể chỉ số phát triển công nghiệp quý 1
tăng 7,84% so với cùng kỳ nhưng đến sáu tháng tăng 11,58%. Điều này cho thấy
mức tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh có chiều hướng tốt, song bên cạnh đó
vẫn gặp nhiều khó khăn như: sức mua thị trường chưa cao, nguồn nguyên liệu khai
thác ngày càng ít đi và giá đầu vào một số sản phẩm tăng cao, lãi suất ngân hàng
tuy giảm nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận được nguồn vốn nên
doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn về vốn sản xuất.
Riêng tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện những
hành vi gây rối các doanh nghiệp nước ngoài.
7


4. Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng theo giá cơ bản sáu tháng đầu năm 2014 theo giá
hiện hành ước đạt 1.735 tỷ đồng, bao gồm: khu vực Nhà nước đạt 150 tỷ đồng,
chiếm 8,67%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.585 tỷ đồng, chiếm 91,33%. Chia
theo loại công trình giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 1.111 tỷ đồng,
chiếm 64,04%; công trình nhà không để ở đạt 169 tỷ đồng, chiếm 9,74%; công
trình kỹ thuật dân dụng đạt 450 tỷ đồng, chiếm 25,92%; hoạt động xây dựng
chuyên dụng đạt 5,4 tỷ đồng, chiếm 0,31%.
Giá trị sản xuất xây dựng theo giá cơ bản sáu tháng đầu năm 2014 theo giá
so sánh 2010 ước đạt 1.361 tỷ đồng, tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: khu vực Nhà nước ước đạt 100 tỷ đồng, tăng 52,23%; khu vực ngoài Nhà
nước ước đạt 1.261 tỷ đồng, tăng 1,53%. Giá trị sản xuất xây dựng trong sáu tháng
đầu 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước do năm nay tỉnh triển khai hỗ trợ nhà cho
người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ - TTg ngày 26 tháng 4

năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Thương mại, dịch vụ và giá cả
5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2014 ước
đạt 1.237 tỷ đồng, giảm 1,37% so với tháng trước, nhưng tăng 36,38% so với tháng
cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 8.159 tỷ đồng, tăng 20,81% so với
cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước đạt 1.328 tỷ đồng, chiếm
16,28% tổng mức, tăng 26,06% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài Nhà nước
đạt 6.831 tỷ đồng, chiếm 83,72%, tăng 19,84%.
Phân theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 5.718 tỷ
đồng, chiếm 70,08% tổng mức, tăng 30,61% so cùng kỳ; khách sạn, nhà hàng dịch
vụ 1.322 tỷ đồng, chiếm 16,21%, giảm 0,56%; dịch vụ đạt 1.115 tỷ đồng, chiếm
13,67%, tăng 6,83%; riêng du lịch đạt 4 tỷ đồng, chiếm 0,05% so tổng mức, tăng
72,53%.
Thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh sáu tháng đầu năm nay đã có bước
tăng khá cao so với cùng kỳ với nhiều loại mặt hàng, cùng với chính sách bình ổn
giá, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các chương trình khuyến mãi,
giảm giá các trung tâm thương mại như siêu thị Coop Mark Trà Vinh, siêu thị
Vinatex mart Trà Vinh, siêu thị điện máy chợ lớn Trà Vinh …., đã thúc đẩy tăng
trưởng của ngành. Đây cũng là con đường để các doanh nghiệp thu hút người tiêu
dùng đến với hàng Việt trước sự xâm nhập của hàng nước ngoài không rõ nguồn
gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn cho người dân.
8


Mặc khác, do chi phí ăn uống ngoài gia đình tăng cao và vấn đề an toàn thực
phẩm được nhiều người dân quan tâm hơn nên doanh thu ngành dịch vụ lưu trú và
ăn uống đã giảm so với cùng kỳ.
5.2. Giao thông vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải sáu tháng đầu năm 2014
ước tính đạt 430 tỷ đồng, tăng 24,46% so với cùng kỳ năm 2013 do giá cước vận
tải tăng.
Vận tải hành khách sáu tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 7,6 triệu lượt
khách, giảm 2,89% và 265,7 triệu khách.km, tăng 0,92% so với cùng kỳ năm
trước, bao gồm: vận tải hành khách đường bộ đạt 6,2 triệu lượt khách, giảm 3,75%
và 250,5 triệu lượt khách.km, tăng 0,77%; vận tải hành khách đường sông đạt 1,4
triệu lượt khách, tăng 1,21% và 15,3 triệu lượt khách.km, tăng 3,59% so cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa sáu tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 3,6 triệu tấn, tăng
20,76% và 260,9 triệu tấn.km, tăng 15,86% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
vận tải hàng hóa đường bộ đạt 2,4 triệu tấn, tăng 27,23% và 87,8 triệu tấn.km, tăng
27,81%; vận tải hàng hóa đường sông đạt 1,2 triệu tấn, tăng 9,98% và 173,1 triệu
tấn.km, tăng 10,73%.
5.3. Hoạt động bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới (trừ thuê bao điện thoại di động trả
trước) sáu tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh ước tính đạt 4.868 thuê bao, giảm 3,34%
so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm: 1.094 thuê bao cố định, giảm 11,2% và 3.774
thuê bao di động trả sau, giảm 0,79%. Số thuê bao điện thoại (trừ thuê bao điện
thoại di động trả trước) có đến cuối tháng 6/2014 của toàn tỉnh ước tính đạt 75.729
thuê bao, giảm 6,53% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 58.146 thuê bao cố
định, giảm 15,3% và 17.583 thuê bao di động trả sau, tăng 42,14%.
Số thuê bao Internet phát triển mới sáu tháng năm 2014 toàn tỉnh ước tính đạt
3.766 thuê bao, tăng 17,14% so với cùng kỳ năm trước. Số thuê bao Internet có đến
cuối tháng 6/2014 của toàn tỉnh ước đạt 28.365 thuê bao, tăng 28,71% so với cùng
kỳ năm 2013.
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
1. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển toàn xã sáu tháng đầu năm 2014 ước đạt 14,2 nghìn tỷ
đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do đầu tư vào xây dựng cơ bản
và lắp ráp máy móc, thiết bị của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Trong tổng vốn

đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước ước thực hiện 12,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 87,14% tổng vốn, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước; khu vực
ngoài Nhà nước ước thực hiện 1,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,29% tổng vốn, giảm
9


8,03%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 81 tỷ đồng,
chiếm 0,57% tổng vốn, chỉ bằng 33,27% so với cùng kỳ.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn do Trung ương quản lý ước
đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn của khu
vực này được đầu tư chủ yếu ở các công trình, dự án như: nhà máy nhiệt điện
Duyên Hải; cầu Cổ Chiên; quốc lộ 60 đoạn Trà Vinh; tiểu dự án giải phóng mặt
bằng, dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu; phà Đại Ngãi,…
Nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 857 tỷ đồng, tăng
10,63% so với cùng kỳ năm trước do tiến độ giải ngân các công trình thuận lợi
hơn. Nguồn vốn này được đầu tư chủ yếu ở các công trình, dự án như: Trung tâm
Hội nghị thuộc Trung tâm Hành chính tỉnh; bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi tỉnh,
Khu thực hành khoa Y trường Đại học Trà Vinh; đê biển Nam Rạch Trà Cú, xã
Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú; dự án tuyến đường số 1 trong khu kinh tế Định
An,…
Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước ở lĩnh vực hộ dân cư chủ yếu đầu tư
cho sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở. Một số doanh nghiệp có mức đầu tư
tương đối lớn là: Công ty TNHH Bán đấu giá tài sản miền Nam; Nhà máy sản xuất
cống li tâm Lộc Phát; Công ty TNHH Đại Hoàng Mỹ; Công ty CP Điện nước
Quang Phúc; Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn Mekong… và một số trang trại
đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh.
Khu vực vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh so với cùng kỳ năm
trước do phần lớn các công ty đã ổn định nên chưa có nhu cầu đầu tư thêm. Trong
6 tháng đầu năm 2014 chỉ có một số công ty có đầu tư như: Công ty Cổ phần Mỹ
Lan; Công ty CY VINA; Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong; Công ty TNHH PCT

Việt Nam…
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Thu, chi ngân sách
Tổng thu ngân sách Nhà nước sáu tháng đầu năm 2014 ước đạt 4.281 tỷ
đồng, bằng 76,51% dự toán năm, trong đó thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
tỉnh đạt 2.496 tỷ đồng, đạt 111,87% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 701 tỷ
đồng, bằng 56,97%. Trong thu nội địa, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 318 tỷ đồng,
bằng 70,34% dự toán năm; thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh
156 tỷ đồng, bằng 24,44%; thuế thu nhập cá nhân 64 tỷ đồng, bằng 55,55%.
Tổng chi ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm 2014 ước đạt 3.179 tỷ đồng,
bằng 57,07% dự toán năm, bao gồm: chi đầu tư phát triển 794 tỷ đồng, bằng
80,35%; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 768 tỷ đồng, bằng 44,24%; chi quản lý
hành chính, Đảng, Đoàn thể 393 tỷ đồng, bằng 57,09%; chi an ninh quốc phòng địa
phương 57 tỷ đồng, bằng 92,64%.
10


2.2. Hoạt động ngân hàng
Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến
ngày 30/6/2014 đạt 16.658 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2013; trong đó,
nguồn vốn huy động tại chỗ ước đạt 9.627 tỷ đồng, chiếm 57,79% tổng nguồn vốn,
tăng 7,41% so với năm 2013.
Dư nợ cho vay ước đến ngày 30/6/2014 đạt 13.425 tỷ đồng, tăng 2,9% so
với cuối năm 2013; trong đó, dư nợ trung, dài hạn ước đạt 6.361 tỷ đồng, chiếm
47,39% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ đạt 7.567 tỷ đồng, chiếm 56,36%
tổng dư nợ. Thực hiện hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP, tỉnh chỉ đạo các địa
phương vùng ven biển rà soát nhu cầu vốn đối với lĩnh vực thủy sản để có giải
pháp hỗ trợ kịp thời; tập trung vốn cho các hộ nuôi gia cầm bị thiệt hại để nhanh
chóng tái đàn, khôi phục sản xuất.

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
3.1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2014 ước tính đạt 32,8 triệu USD, tăng 7,98%
so với tháng trước và tăng 34,98% so với tháng cùng kỳ năm 2013. Dự tính sáu
tháng đầu năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 172,8 triệu USD, tăng 29,34% so với
cùng kỳ năm 2013, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 57 triệu USD, giảm
0,26%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115,7 triệu USD, tăng 51,51%. Một
số mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: giày dép các loại đạt 101,9 triệu
USD, tăng 42,84%; thuỷ sản đạt 32,6 triệu USD, tăng 1,81% và rau quả đạt 3,5
triệu USD, tăng 67,25%, hạt điều 2,8 triệu USD, tăng 6,87%. Sáu tháng đầu năm
nay, Trà Vinh xuất khẩu thêm mặt hàng mới là vật liệu màng mỏng polymer đa
năng và thiết bị cáp truyền hình. Riêng mặt hàng gạo ước đạt 7,8 triệu USD, giảm
39,59% do chưa được Tổng công ty Lương thực miền Nam phân bổ.
Trong sáu tháng đầu năm 2014 thị trường tiêu thụ ở các nước Nam Âu, Tây
Âu, Trung Nam Á tăng mạnh từ 10% - 171%. Tuy nhiên ở một số nước giảm mạnh
như: Châu Phi, Niu Di-lân giảm 90%; Campuchia giảm 77%; Trung Quốc giảm
44% và một số thị trường khác như Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, …giảm 21% 45%.
3.2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2014 ước tính đạt 11,1 triệu USD, tăng 4,67%
so với tháng trước và tăng 36,11% so với tháng cùng kỳ năm 2013. Dự tính kim
ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm 2014 đạt 59 triệu USD, tăng 47,49% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,2 triệu USD, tăng
11


33,67%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 triệu USD, tăng 51,16%. Một
số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: phụ liệu
giày dép đạt 29,9 triệu USD, tăng 9,38%; nguyên phụ liệu sản xuất tân dược 5,8
triệu USD, gấp 2,6 lần; kim loại thường khác 4,4 triệu USD, tăng 17,71%; hoá chất
686 nghìn USD, gấp 3 lần.

Trong tổng giá trị nhập khẩu của cả tỉnh, thị trường nhập khẩu lớn nhất là
Trung Quốc chiếm tỷ trọng 56,08%, Hàn Quốc chiếm 22,4%; Nhật Bản chiếm
7,97%.
4. Chỉ số giá
4.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 0,39%.
Trong đó, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhiều nhất, tăng
0,81%, trong nhóm này nhóm lương thực tăng 0,45% do giá bán tăng khi thu mua
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo,
hơn nữa do chất lượng lúa tốt nên giá gạo thương phẩm vẫn giữ mức ổn định sau
khi tăng giá. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,92%, tăng ở một số mặt hàng như:
các loại thịt gia cầm tăng từ 3.000-5.000 đồng/kg; thịt bò, thịt heo tăng từ 1.0003.000 đồng/kg và một số loại rau đậu do nguồn cung trong tỉnh khan hiếm nên giá
bán tăng lên.
Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,25% do giá dầu nhờn tăng 5,41% và giá
dịch vụ giữ xe tăng 3,4%.
Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng nhẹ, tăng
0,05% do giá gas được điều chỉnh tăng 5.000 đồng/bình và giá bán một số loại vật
liệu xây dựng tăng do chi phí vận chuyển tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng 1,45% so với tháng 12/2013 và tăng
5,87% so với tháng 6/2013. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm
2014 tăng 4,92% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.
4.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng 6/2014 giảm 1,17% so với tháng trước do ảnh hưởng
của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng bình quân trong tháng 3.307.000 đồng/chỉ,
giảm 39.000 đồng/chỉ. Chỉ số giá vàng tháng 6/2014 tăng 1,09% so với tháng
12/2013, nhưng giảm 8,72% so với tháng 6/2013. Chỉ số giá vàng bình quân sáu
tháng đầu năm 2014 giảm 16,77% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2014 là tăng 0,48 % so với tháng trước, hiện đô
la Mỹ bình quân trong tháng có giá 21.220 đồng/USD, tăng 101 đồng/USD. Chỉ số
giá đô la Mỹ tháng 6/2014 tăng 0,44% so với tháng 12/2013 và tăng 0,89% so với

tháng 6/2013. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân sáu tháng đầu năm 2014 tăng 0,95%
so với bình quân cùng kỳ năm 2013.
12


III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm và đời sống dân cư
a. Lao động, việc làm
Hiện trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở dạy nghề công và 06 cơ sở giáo dục khác
có dạy nghề. Ngoài ra còn có khoảng 05 doanh nghiệp được cấp phép tổ chức hoạt
động dạy nghề theo hình thức đào tạo kèm cặp, truyền nghề tại cơ sở và giải quyết
việc làm tại chổ cho lao động sau khi học nghề.
Sáu tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo 4.494 lao động tham
gia học nghề đạt 28,99% kế hoạch, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn
là 1.727 người. Trường trung cấp Nghề đã tổ chức tư vấn học nghề cho gần 13.000
lượt học sinh tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh và gần 500 bộ đội xuất ngũ.
Tính đến thời điểm hiện nay, trường có 29 lớp với 578 học sinh, sinh viên; trong
đó có 23 lớp trung cấp nghề với 419 học sinh và 06 lớp cao đẳng nghề có 159 sinh
viên.
Công tác xuất khẩu lao động: Sáu tháng đầu năm đã đưa 118 lao động đi làm
việc nước ngoài, ở các nước như: Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Lào,…
Bên cạnh đó, trung tâm Giới thiệu Việc làm Trà Vinh đã tư vấn cho 1.934
lao động. Đồng thời, đã mở 03 phiên giao dịch việc làm, có 1.135 lao động tham
dự, qua tư vấn tại các phiên giao dịch có 176 lao động đăng ký làm việc trong
nước, đăng ký xuất khẩu là 82 lao động.
b. Đời sống dân cư
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình
phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh Trà Vinh nói riêng có nhiều chuyển biến tích
cực. Các ngành, các địa phương đã tổ chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội năm 2014 với việc tăng cường triển khai chương trình hành động
của Tỉnh uỷ, kế hoạch của UBND tỉnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp
nhằm tiếp tục ổn định kinh tế, duy trì và nâng cao tăng trưởng gắn với thực hiện
chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế. Công tác chăm sóc sức khỏe
cho vùng nông thôn cũng được quan tâm như cấp thẻ y tế miễn phí cho nông dân
nghèo, cho đối tượng bảo trợ xã hội, miễn giảm học phí cho con em gia đình nghèo
hiếu học, gia đình chính sách, gia đình có công và đặc biệt cho vay vốn từ quy hỗ
trợ việc làm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhìn chung tình hình đời sống
cán bộ, công chức và người lao động ngày càng ổn định hơn, nhờ chính sách tiền
lương được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với trình độ, năng lực của người lao
động (tăng phụ cấp ngành, nghề, phụ cấp thâm niên…). Tuy nhiên với tình hình
biến động giá cả như hiện nay thì với mức lương hiện tại vẫn còn rất thấp, để cán
13


bộ, công chức và người lao động yên tâm công tác, cống hiến trí tuệ phục vụ cho
đất nước thì chế độ chính sách về tiền lương và các chế độ ưu đãi khác cần được
Chính phủ quan tâm hơn nữa. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, công ty,
xí nghiệp trong và ngoài quốc doanh ngày càng được quan tâm chăm lo đến đời
sống với nhiều hình thức như: chế độ làm việc tăng ca, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội và các chế độ khác nhằm động viên, san sẻ bớt khó khăn để người lao động yên
tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2. Công tác an sinh xã hội
2.1. Công tác giảm nghèo
Trong sáu tháng đầu năm 2014, bảo hiểm xã hội huyện, thành phố đã cấp
341.358 thẻ BHYT, với tổng số tiền là 211,983 tỷ đồng cho người nghèo, người
dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ và 47.752 thẻ cho hộ cận nghèo với tổng số tiền 24,211 tỷ đồng, trong

đó: nhà nước hỗ trợ 100% mệnh giá theo Quyết định 705/QĐ-CP là 11.043 thẻ;
còn lại 36.709 thẻ hỗ trợ 70% mệnh giá theo quy định tại Quyết định 797/QĐ-CP,
còn lại 30% mệnh giá do ngân sách tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra, đã tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2014 tại 6 xã, với 03 mô
hình (trồng màu, nuôi cá và nuôi bò), có 84 hộ nghèo tham gia, kinh phí là 880
triệu đồng. Triển khai mô hình sinh kế trọn gói cho người nghèo tại 02 xã Ngọc
Biên và Hòa Minh.
2.2. Bảo trợ xã hội
Đầu năm 2014, tỉnh đã trợ giúp xã hội cho những hộ đặc biệt khó khăn có
nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2014 cho 4.562
hộ, kinh phí trợ giúp là 2.558 triệu đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Trà Vinh vận động các tổ chức, cá nhân tặng quà cho các hộ nghèo trong tỉnh nhân
dịp Tết Nguyên đán năm 2014, với tổng kinh phí là 754 triệu đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Trà Vinh đến thăm và tặng tiền Tết cho 400 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, kinh phí
120 triệu đồng. Ngân hàng Sài gòn Thương tín chi nhánh Trà Vinh tổ chức ngày
hội từ thiện và tặng 400 phần quà Tết cho đối tượng là hộ nghèo, người khuyết tật
với kinh phí 120 triệu đồng. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tặng 300 phần quà cho các
gia đình chính sách tiêu biểu và hộ nghèo của huyện Tiểu Cần, với tổng kinh phí
150 triệu đồng.
Đồng thời, thăm và tặng quà cho 21 cụ tròn 100 tuổi, mỗi phần quà gồm
500.000 đồng và 5 mét vải lụa, kinh phí 21 triệu đồng. Thăm và tặng quà cho 544
cụ 90 tuổi nhân ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 -6/6/2014),
với tổng kinh phí là 245 triệu đồng.
14


2.3. Thực hiện chính sách người có công
Tiếp nhận và thẩm định 1.187 hồ sơ đề nghị phong tặng và truy tặng Danh
hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng (đã được công nhận 625 mẹ

trong đợt 1/2014). Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định phân công các cơ quan,
đơn vị trong tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời 133 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Cấp 978 thẻ thương binh, thẻ gia đình liệt sĩ và thẻ chất độc hóa học. Cấp
BHYT cho 485 đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 290 và
62 của Thủ tướng Chính phủ. Trợ cấp mai táng phí 47 trường hợp Hội viên Hội
cựu chiến binh từ trần. Đưa 137 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Nha
Trang.
3. Giáo dục, đào tạo
Trong sáu tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh có 67 trường đạt chuẩn quốc gia
(tăng 09 trường so cùng kỳ). Kết quả huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường như
sau: trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 74,85% kế hoạch, riêng trẻ mẫu
giáo 5 tuổi đạt 99,30%; tiểu học đạt 99,30%; trung học cơ sở đạt 94%; trung học
phổ thông đạt 65,3%.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 đã được tổ chức nghiêm
túc, khách quan, công bằng, an toàn, đúng quy chế, không xảy ra sự cố trong sao in
đề thi, vận chuyển đề thi và bài thi. Tổng số toàn tỉnh có 6.628 thí sinh đăng ký dự
thi. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2013- 2014 như sau:
- Hệ trung học phổ thông: tổng số thí sinh dự thi là 4.993 thí sinh, đỗ tốt
nghiệp 4.982 thí sinh, đạt tỷ lệ 99,77% (tăng 0,64% so cùng kỳ); trong đó tỷ lệ khá,
giỏi là 27,16%.
- Hệ giáo dục thường xuyên: tổng số thí sinh dự thi là 1.635 thí sinh, đạt tốt
nghiệp 1.516 thí sinh, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 92,72%; trong đó tỷ lệ khá, giỏi là
4,08%.
4. Tình hình dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm
Sáu tháng đầu năm, cả tỉnh có 162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng,
không có trường hợp tử vong, giảm 61 trường hợp mắc bệnh so với cùng kỳ năm
2013; 35 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong, giảm
204 trường hợp mắc bệnh; 537 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, không có trường
hợp tử vong, giảm 809 trường hợp mắc bệnh; 11 trường hợp mắc bệnh sởi, tăng 11
trường hợp so cùng kỳ.

Tình hình nhiễm HIV/AIDS, sáu tháng đầu năm toàn tỉnh có 44 người nhiễm
HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 35 người, số bệnh nhân tử vong là 09
người. Tính từ ca đầu tiên đến nay, toàn tỉnh phát hiện 1.924 người nhiễm HIV, số
bệnh nhân chuyển sang AIDS là 1.121 người, số bệnh nhân tử vong là 735 người.
15


Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các ngành chức năng
tuyên truyền thường xuyên và ý thức trách nhiệm của người dân ngày càng nâng
cao nên trong sáu tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp ngộ
độc thực phẩm.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
5.1. Hoạt động văn hóa
Hoạt động văn hóa thông tin tập trung vào công tác tuyên truyền phục vụ kỷ
niệm các ngày lễ như: “Mừng Đảng- mừng Xuân Giáp Ngọ 2014”; Ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam;...
Công nhận mới 01 di tích cấp tỉnh (Thánh tịnh Thanh Long Tràng Võ, Cầu
Kè), 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam bộ”;
“Chầm riêng chà pây”; “Lễ hội cúng biển Mỹ Long”). Nâng tổng số đến nay toàn
tỉnh có 28 di sản văn hóa vật thể và 03 di sản văn hóa phi vật thể, gồm 12 di tích
cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh, 03 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đặc
biệt, nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam bộ” còn được UNESCO công nhận Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngoài ra, còn cung cấp 260 bản đồ du lịch đến các điểm tham quan, du lịch
và nhà hàng khách sạn phục vụ công tác quảng bá du lịch; tái bản 2.500 ấn phẩm
“Du lịch Trà Vinh - Tiềm năng và triển vọng”. Thu hút được 150.000 lượt khách
đến tham qan du lịch (trong đó, khách quốc tế: 4.800 lượt, khách nội địa 145.200
lượt, tăng 3,45% so cùng kỳ).
Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục công
nhận và tái công nhận các đơn vị. Nâng tổng số hiện nay, toàn tỉnh có 236.888/

263.857 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 1.244/ 1.600 cơ quan, trường học, cơ
sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh; 710/ 813 ấp - khóm văn hóa, 27/ 105 xãphường- thị trấn văn hóa.
b. Thể thao
Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại” với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển
phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp. Trong sáu tháng đầu năm, sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo các phòng Văn hóa thể thao và trung
tâm Văn hóa thể thao các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thu hút nhiều đối
tượng, lứa tuổi tham gia rèn luyện sức khỏe, vui chơi lành mạnh, góp phần xây
dựng đời sống văn hoá mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc.
Thể thao thành tích cao: Tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần thứ V,
giải Bóng đá Thiếu niên Nhi đồng tỉnh năm 2014, giải Judo trẻ toàn quốc và đón
đoàn đua xe đạp tranh cúp BVTV An Giang đến địa phận tỉnh Trà Vinh. Đưa đội
bắn cung đi tham dự giải Tay cung xuất sắc toàn quốc lần thứ XI năm 2014 tại Hà
16


Nội đạt 02 HC vàng, 04 HC bạc và 02 HC đồng và tham dự Cup bắn cung quốc gia
lần thứ XVII năm 2014 tại tỉnh Sóc Trăng đạt 04 HC vàng, 01 HC bạc. Đội tuyển
Petanque tham dự giải vô địch đồng đội toàn quốc đạt 03 huy chương vàng, 01 huy
chương đồng.
Thể thao quần chúng: Tổ chức giải Cờ tướng, Bi sắt mừng Đảng, mừng
Xuân Giáp Ngọ. Ngành Công an tổ chức giải Bóng đá và Bóng chuyền ngành.
Phối hợp Tỉnh đoàn tổ chức Hội thao cán bộ Đoàn chào mừng Ngày thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2014.
6. Tai nạn giao thông
Sáu tháng đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông
đường bộ (tai nạn nghiêm trọng 37 vụ), giảm 22 vụ so với cùng kỳ; làm chết 38
người, tăng 05 người; bị thương 99 người, giảm 44 người. Nguyên nhân chủ yếu đi
không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định, không quan sát.

7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Công tác phòng cháy, chữa cháy tuy được địa phương và các ngành chức
năng quan tâm nhưng các vụ cháy, nổ vẫn xảy ra. Sáu tháng đầu năm, trên địa bàn
tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy thiệt hại khoảng 780 triệu đồng, so với cùng kỳ năm
2013 giảm 5 vụ.
Sáu tháng đầu năm, đã phát hiện 86 trường hợp vi phạm về môi trường. Đã
xử lý 41 vụ với số tiền xử phạt là 90,5 triệu đồng.
8. Thiệt hại do thiên tai
Thiên tai xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư
trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo sơ bộ, thiên tai đã làm 09 căn nhà bị siêu vẹo và tốc
mái. Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 100 triệu đồng. Công tác
hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai đã được triển khai khẩn trương, kịp thời tại
các địa phương nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
Tóm lại, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt được một
số kết quả khả quan: tăng trưởng kinh tế khá cao, lạm phát đã được kiểm soát, sản
xuất công nghiệp đã được phục hồi và đạt mức tăng khá, lượng hàng tồn kho có xu
hướng giảm, xuất khẩu được đẩy mạnh. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức: sản xuất nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế tỉnh nhà, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, dịch bệnh;
sản xuất kinh doanh tuy đã được cải thiện nhưng khó khăn vẫn chưa được giải
quyết triệt để; nợ xấu vẫn còn nhiều. Vì vậy, để thực hiện tốt kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014, các ngành, các cấp trong tỉnh cần thực hiện tập trung
vào một số vấn đề trọng tâm sau:
17


Một là, chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây,
con. Nghiên cứu thay đổi cơ cấu cây con phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất cho ra những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, an toàn
sinh học với chi phí hợp lý. Thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà, xác định rõ vai

trò các bên, nhất là khâu đầu ra sản phẩm.
Hai là, hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo hướng hoạt động lành mạnh, hiệu
quả; tăng cường tính minh bạch, góp phần giải quyết nợ xấu và tăng khả năng
thanh khoản. Tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn để mọi đối tượng được vay
đều tiếp cận vốn dễ dàng, tiện lợi nhất. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn cho
vay phục vụ sản xuất và những mục đích ưu tiên khác theo quy định.
Ba là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp
giải phóng hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến mãi, kích thích tiêu
dùng, đưa hàng Việt về nông thôn với chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý. Tăng
cường cung cấp thông tin thị trường về tình hình cung, cầu, giá cả để kịp thời
thông tin cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Bốn là, tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất
khẩu. Xây dựng chính sách cụ thể và phù hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Quản lý tốt thị
trường, đảm bảo cung - cầu hàng hóa, kiểm soát giá cả, xử lý nghiêm các trường
hợp tăng giá bất hợp lý, bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Năm là, triển khai tích cực, đồng bộ và hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh
tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh. Trước mắt tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công,
khuyến khích các nguồn vốn đầu tư của tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tái cơ cấu
nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển vùng sản xuất hàng hoá
chuyên canh phục vụ xuất khẩu, gắn kết vùng cung cấp nguyên liệu với các nhà
máy chế biến; đối với lĩnh vực công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; phát triển
các loại hình dịch vụ theo hướng đa dạng hoá, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ
sử dụng nhiều lao động, có giá trị gia tăng cao.
Sáu là, tổ chức thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, các chương
trình, dự án phát triển các lĩnh vực xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi tín dụng cho các đối tượng theo

quy định, đồng thời định hướng giúp đỡ các đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục
đích. Tổ chức có hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện
cho họ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất, góp
phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, xây dựng và
18



1. Tổng sản phẩm trong tỉnh
Theo giá hiện hành
Ước tính 6
tháng năm
2014
(Tỷ đồng)
TỔNG SỐ
Phân theo ngành kinh tế
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
Khu vực công nghiệp và xây dựng
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hòa không khí

Theo giá so sánh
Ước tính 6
Ước tính 6 tháng năm
tháng năm 2014 so với

2014
cùng kỳ
(Tỷ đồng) năm 2013
(%)

Cơ cấu
(%)

14,414.82

100.00

10,996.46

108.58

7,543.03
6,425.07
178.30
939.66
1,746.80
33.42
1,041.48

52.33
44.57
1.24
6.52
12.12
0.23

7.23

5,817.60
5,064.27
95.90
657.43
1,405.50
18.74
850.51

106.96
104.36
99.78
134.07
108.34
65.34
113.51

127.55

0.88

93.30

93.72

23.81

0.17


18.29

104.65

520.54

3.61

424.66

105.56

Khu vực dịch vụ
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác

5,124.99

35.55

3,773.37

111.26

1,925.13

13.36

1,309.68


126.62

Vận tải kho bãi
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Thông tin và truyền thông
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã
hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm
xã hội bắt buộc

192.33
577.62
18.60
334.31
19.61
29.24
14.11

1.33
4.01
0.13
2.32
0.14
0.20
0.10

147.37

519.66
15.55
295.04
16.63
10.95
13.21

98.10
78.07
100.12
129.88
89.58
102.88
136.58

679.95

4.72

479.62

107.57

Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Hoạt động làm thuê các các công việc trong các hộ
gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm tự
tiêu dùng của hộ gia đình

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

582.07
165.66
409.95
110.75

4.04
1.15
2.84
0.77

370.93
115.44
333.00
102.24

126.92
96.11
129.00
103.77

65.66

0.46

44.05

98.36


-

--

-

-

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
Xây dựng

20


2. Sản xuất nông nghiệp đến ngày 15 tháng 6 năm 2014

Thực hiện
cùng kỳ năm
2013
Diện tích gieo cấy lúa (Ha)
Lúa Đông Xuân năm 2014

Thực hiện
kỳ báo cáo

Kỳ báo cáo so
với cùng kỳ
năm 2013 (%)


64,458.18

66,488.19

103.15

79,911.63

78,493.85

98.23

Bắp (ngô)

456.63

679.42

148.79

Khoai lang

220.25

227.48

103.28

Khoai mì (sắn)


167.19

174.30

104.25

Mía

689.75

865.67

125.50

Đậu phộng (lạc)

399.15

365.77

91.64

Lác (cói)

303.66

341.10

112.33


5,441.22

5,275.22

96.95

32.59

79.77

244.77

389,032.64

446,179.85

114.69

13,010.60

30,003.10

230.61

Lúa Hè Thu
Diện tích gieo trồng một số cây vụ mùa (Ha)

Rau các loại
Đậu xanh
Sản lƣợng thu hoạch lúa (Tấn)

Lúa Đông Xuân 2014
Lúa Hè Thu

21


21


3. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 2010
Đơn vj tính: Tỷ đồng
Ước tính 6 tháng
Thực hiện 6 tháng Ước tính 6 tháng năm 2014 so với
năm 2013
năm 2014
cùng kỳ năm
2013 (%)

Tổng số

11,959.39

13,113.26

109.65

Nông nghiệp

9,689.78


10,112.37

104.36

Trồng trọt

7,366.96

7,765.30

105.41

Chăn nuôi

1,352.44

1,374.09

101.60

970.38

972.98

100.27

149.22

148.94


99.82

2,120.40

2,851.95

134.50

1,342.70

2,064.09

153.73

777.69

787.86

101.31

Dịch vụ và các hoạt động khác
Lâm nghiệp
Thủy sản
Nuôi trồng
Khai thác

22


4. Kết quả sản xuất lâm nghiệp


Thực hiện 6
tháng năm
2013

Diện tích rừng trồng mới tập trung (Ha)

Ước 6 tháng
năm 2014 so
với 6 tháng
năm 2013 (%)

Ước tính
6 tháng năm
2014

7.40

-

-

1,993.05

1,881.12

94.38

315.54


297.32

94.23

65.00

45.00

69.23

4,740.64

4,882.82

103.00

Sản lượng gỗ khai thác (Nghìn m3)

41.80

41.81

100.03

Sản lượng củi khai thác (Nghìn ster)

207.50

210.08


101.24

Rừng sản xuất

-

Rừng phòng hộ

7.40

Rừng đặc dụng

-

Số cây lâm nghiệp trồng phân tán (Nghìn cây)
Diện tích rừng trồng được chăm sóc (Ha)
Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh (Ha)
Diện tích rừng trồng được giao khoán, bảo vệ (Ha)
Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu

23


×