Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản trà nóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 160 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay , điện năng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Điện
năng đã quyết định phần lớn tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa . Nâng cao chất lượng điện
năng và độ tin cậy trên lưới phân phối luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân phối điện
năng cũng như người sử dụng .
Thực tế , trong hệ thống điện luôn có những vấn đề cần xử lý nhằm mục đích ổn định sự
cung cấp liên tục cho khách hàng . Để ngăn ngừa các sự cố tránh hư hỏng thiết bị, tránh nguy
hiểm đối với người sử dụng điện yêu cầu đầu tiên là khi thiết kế mạng điện hạ áp phải đúng kỹ
thuật và đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên việc tính toán thiết kế cung cấp điện là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi
ở nhà thiết kế ngoài lĩnh vực về chuyên môn kỹ thuật còn phải có sự hiểu biết về mọi mặt như :
môi trường, xã hội, đối tượng cấp điện,….. Trong quá trình thiết kế cấp điện, một phương án
được xem là hợp lý và tối ưu khi nó thỏa các yêu cầu sau :
 Vốn đầu tư nhỏ bảo độ tin cậy cung cấp điện tuỳ theo mức độ tính chất của phụ tải.
 Chi phí vận hành hàng năm thấp.
 Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
 Thuận tiện cho việc vận hành, bảo quản và sửa chửa.
 Đảm bảo chất lượng điện năng ( nhất là đảm bảo độ lệch và độ dao động điện áp bé nhất và
nằm trong giới hạn cho phép so với định mức ).
Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức kinh nghiệm thực tế tài liệu tham khảo, thời gian
thực hiện, nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót , kính mong thầy hướng dẫn góp ý xây
dựng cho đồ án ngày càng hoàn thiện và để cũng cố kiến thức của em trong tương lai .
Tháng 01 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Xuân Mạnh

SVTH : Hồ Xuân Mạnh



MSSV : 0851030044

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

LỜI CẢM ƠN:

Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Thu Vân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Và em cũng xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ, các anh chị khóa trên và
các bạn sinh viện cùng khóa đã đóng góp những ý kiến quý báu để đồ án này hoàn thành đúng
thời gian quy định.
Sinh viên thực hiện
Hồ Xuân Mạnh

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG………………………………..……….……………………..Trang 1
1.1/ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ………….………………………..……………………..Trang 1
1.2/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN………….……………….Trang 2
Chương 2 : XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI NHÓM, ĐẶT TĐL, TPPP, TPPC ……………...….Trang 6
2.1/ Phân nhóm phụ tải…………………………………………………………….……..…Trang 6
2.2/ Xác định tâm phụ tải nhóm, đặt TĐL, TPPP, TPPC của nhà máy……………….....Trang 7
Chương 3 : XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN……………………….……….……………...Trang 15
3.1/ Xác định phụ tải tính toán………………………………………….….……………...Trang 15
3.2.1/ Tính toán phụ tải nhóm 1 của xưởng 1(TĐL1.X1) …..……………..……..……….Trang 19
3.2.2/ Tính toán phụ tải nhóm 2 của xưởng 1(TĐL2.X1) …………………...……….…...Trang 21
3.2.3/ Tính toán phụ tải nhóm 3 của xưởng 1(TĐL3.X1) ………………………… ……..Trang 23
3.2.4/ Tính toán phụ tải nhóm 4 của xưởng 1(TĐL4.X1) ……………………… ………..Trang 26
Chương 4 : THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG………………………………….……….……………...Trang 32
4.1/ Các yêu cầu chung của hệ thống chiếu sáng…………….…….………………..…….Trang 32
4.2/ Các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng……………………...……………...Trang 32
4.3/ Phương pháp tính toán………………………………………………………………..Trang 33

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp


GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

4.4/ Tính toán cụ thể ……………….…………………………………………….………….Trang 36
4.5/ Tính toán công suất chiếu sáng……………………………….………….……………Trang 46
4.6/ Tính toán và thống kê ổ cắm , quạt, máy lạnh của nhà máy………….……………..Trang 50
4.7/ Tính toán tủ chiếu sáng tổng (TCST)…………………………………………………Trang 56
4.8/ Tính toán tủ phân phối chính (TPPC) cho toàn nhà máy…………………………..Trang 57
Chương 5 : BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG, LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP……………..Trang 60
5.1/ Chọn bù công suất phản kháng………………………………………..………………Trang 60
a/ Tính toán công suất cần bù ………………………………………….……………….Trang 60
b/ Chọn tụ bù ……………………………………………….……………………………Trang 61
c/ Phương pháp bù ………………………………………………………………………Trang 62
5.2/ Lựa chọn máy biến áp, máy phát điện dự phòng…………………….………………Trang 62
5.2.1/ Chọn máy biến áp……………………………………………….……………………Trang 62
5.2.2/ Chọn máy phát điện dự phòng………………………………………………………Trang 63
Chương 6 : CHỌN DÂY DẪN, PHƯƠNG PHÁP, CHỌN THANH CÁI……………..……..Trang 64
6.1/ Phương pháp đi dây……………………………………………………………………Trang 64
6.2/ Sơ đồ đi dây ……………………………………………………………………………Trang 64
6.3/ Chọn dây dẫn ………………………………………………………….………………Trang 64
6.4/ Tính toán chọn dây dẫn ………………………………………………………………Trang 65
6.5/ Chọn thanh cái cho các tủ điện chính………………………………………………Trang 76
Chương 7 : KIỂM TRA SỤT ÁP VÀ TÍNH NGẮN MẠCH…………………….……………Trang 78
PHẦN I – KIỂM TRA SỤT ÁP………………………………………………………………Trang 78
7.1/ Yêu cầu kiểm tra sụt áp…………………………………………….…………………..Trang 78
7.2/ phương pháp tính sụt áp……………………………………………………………….Trang 78
7.2.1/ Tính sụt áp ở chế độ vận hành bình thường……………….……………………….Trang 80
7.2.1.5/ Tính toán sụt áp tại các tủ chiếu sáng…………………………………………….Trang 89
7.2.2/ Tính sụt áp ở chế độ vận hành khởi động………………………………………….Trang 90
SVTH : Hồ Xuân Mạnh


MSSV : 0851030044

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

PHẦN II – TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH BA PHA VÀ MỘT PHA………………………Trang 107
7.3/ Phương pháp tính toán ngắn mạch ba pha của xưởng……………………………..Trang 107
7.4/ Tính toán dòng ngắn mạch 3 pha tại các TĐL của xưởng 1 và xưởng 2……..……Trang 107
7.5/ Tính toán dòng ngắn mạch 3 pha tại các TĐL của xưởng 3 và xưởng 4 ……….…Trang 109
7.6/ Tính toán dòng ngắn mạch 3 pha tại TCST, và các TCS1…TCS7………………...Trang 110
7.7/ Phương pháp tính toán ngắn mạch một pha của xưởng ………………………...…Trang 113
7.8/ Tính toán dòng ngắn mạch 1 pha tại TCST, và các TCS1…TCS7………………...Trang 115
Chương 8 :TÍNH TOÁN CHUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN, CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CB..Trang 119
PHẦN A – TÍNH TOÁN CHUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN………………………...………Trang 119
8.1/ Chọn sơ đồ bảo vệ và dây nối đất của nhà máy ……………………………………Trang 119
8.1.1/ Chọn sơ đồ nối đất……………………………………………………………….…Trang 119
8.1.2/ Lựa chọn sơ đồ nối đất cho phân xưởng…………………………………………..Trang 123
8.2.1/ Thiết kế nối đất an toàn cho các xưởng sản xuất …………………………………Trang 124
8.2.2/ Tính nối đất cho hệ thống………………………………………………….……….Trang 125
PHẦN B – CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ (CB) …………………………………………….Trang 126
8.3/ Điều kiện chọn thiết bị bảo vệ (CB) ……………………………………..………….Trang 126
8.4/ Tính toán chọn (CB) ………………………………………………….…….……….Trang 127
Chương 9 : THIẾT KẾ CHỐNG SÉT CHO TOÀN NHÀ MÁY…………………...……….Trang 149
9.1/ Đặc tính của sét…………………………………………………………….………….Trang 149
9.2/ Bảo vệ chống sét………………………………………………………...….…………Trang 149

9.3/ Tính toán bảo vệ chống sét cho nhà máy ………………………….………………..Trang 149
9.3.1/ Tính toán phạm vi bảo vệ của đầu thu sét ESE…………….………………….....Trang 149
9.3.2/ Tính toán nối đất chống sét cho nhà máy………………………………………….Trang 151
KẾT LUẬN………………………………………………………………….……….…………..Trang 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….….…………..Trang 155
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1/ TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY :
- Chế biến thức ăn thủy sản là một ngành công nghiệp quan trọng của công nghiệp nhẹ,sản
phẩm của công nghiệp chế biến thức ăn thủy sản trực tiếp phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản
và là ngành quan trọng phục vụ cho nông nghiệp.vì vậy,công nghiệp chế biến thức ăn thủy sản
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa của đất nước.công nghệ của một nhà máy chế biến thức ăn thủy sản điền hình gồm có
hai phần chính tương ứng với hai hoặc nhiều phân xưởng là thức ăn cho cá và tôm tùy theo sự
phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. theo nhu cầu của thị trường này tại Miền Tây Nam
Bộ,tính đến nay đã có nhiều nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được thành lập.
- Quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều công đoạn như sau : nguyên liệu thô gồm cám và
cá khô v…v…được đưa vào máy nghiền thô để nghiền và trộn thô, sau đó loại bỏ cám và cá có
kích thước quá lớn theo yêu cầu công nghệ.nguyên liệu sau khi nghiền được đưa sang máy sàng,

máy trộn tinh để trộn tinh cho nguyên liệu được mịn và loại hết các tạp chất, sản phẩm của máy
sàng và máy trộn tinh là nguyên liệu tinh. Nguyên liệu tinh được đưa sang máy ép để cho ra các
hạt thức ăn phù hợp cho tôm và cá. Công đoạn sau máy ép là máy sấy, sấy các hạt khô lại và
được đưa qua buồng làm nguội các hạt. Sau đó các hạt được đưa đến buồng áo dầu (dinh dưỡng),
cám vụn được thu lại nhờ máy hút hơi ẩm và bụi cám tại máy sấy. Các hạt được đưa qua sàng
thành phẩm, đưa qua bồn chứa, sau đó là đóng bao thành phẩm.
- Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Trà Nóc được xây dựng tại khu công nghiệp Trà Nóc,
TP.Cần Thơ nên rất thuận nợi cho giao thông đường bộ và đường thủy,gần thị trường tiêu thụ lớn
là trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta. Nhà máy đang
sản xuất ổn định, đến nay nhà máy có một vai trò nhất định trong vùng và góp phần giải quyết
việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

- Mặt bằng nhà máy có diện tích 7750m2 bao gồm các khu vực sau:
+ Khu sản xuất : xưởng 1, xưởng 2, xưởng 3, xưởng 4 mỗi xưởng có diện tích là S=
34*22=748m2
+ Khu vực còn lại dùng làm văn phòng, hội trường, nhà kho, căng tin, nhà để xe.

1.2/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN:
Tùy theo quy mô của công trình lớn hay nhỏ mà các bước thiết kế có thể phân chia tỉ mỉ

hoặc gộp chung một số bước với nhau.
Nói chung, cách tiến hành thiết kế cung cấp điện có thể phân chia thành các bước sau :
-

-

-

-

-

-

-

Thu nhập dữ liệu ban đầu bao gồm :
+Nhiệm vụ, mục đích thiết kế cung cấp điện
+Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công trình sẽ cung cấp điện
+Dữ liệu về nguồn điện: công suất, phân bố, phân loại từng nơi tiêu thụ
Xác định phụ tải tính toán, công xuất cho từng phân xưởng và cho nhà máy:
+Danh mục thiết bị điện
+Tính phụ tải động lực
+Tính phụ tải chiếu sáng
Chọn trạm biến áp, trạm phân phối :
+Chọn công xuất và số lượng máy biến áp, vị trí trạm biến áp và trạm phân phối
+Chọn số lượng, vị trí của tủ điện phân phối, tủ điện động lực của mạng hạ áp
Sơ đồ nối dây của toàn nhà máy :
+Chọn sơ đồ hình tia, sơ đồ phân nhánh
+Dây cáp đi ngầm dưới đất, đi nổi trên máng cáp

Tính toán ngắn mạch trong mạng điện hạ áp:
+Tính ngắn mạch 1 pha
+Tính ngắn mạch 3 pha
Lựa chọn các thiết bị điện :
+Lựa chọn máy biến áp
+Lựa chọn tiết diện dây dẫn
+Lựa chon thiết bị bảo vệ điện hạ áp
Tính toán chống sét, nối đất chống sét và nối đất an toàn cho người và thiết bị
Tính toán tiết kiệm và nâng cao hệ suất
Tính toán bảo vệ bằng các thiết bị đóng cắt hạ thế
Sơ đồ thiết kế cung cấp điện bao gồm :

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

+Bản vẽ mặt bằng công trình
+Bản vẽ mặt bằng và sơ đồ đi dây cho thiết bị của mạng điện hạ áp
+Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện mạng hạ áp, mạng điện chiếu sáng
+Bản vẽ nối đất an toàn, nối đất chống sét cho công trình

Bảng 1.1 - Danh sách thiết bị các xưởng 1,xưởng 2, xưởng 3, xưởng 4
Tên thiết bị


Stt
1

Máy gầu

2

Máy khóa gió

3

Số lượng/1
xưởng
1

Pđm(KW)

cosϕ

Ksd

2.2

0.6

0.7

1


1.1

0.8

0.7

Máy xả liệu

1

1.492

0.7

0.7

4

Máy hút hơi ẩm

1

0.746

0.8

0.7

5


Máy khóa gió

1

11.19

0.8

0.7

6

Máy giải liệu

1

4.476

0.7

0.7

7

Máy vít tải

1

1.5


0.7

0.5

8

Máy khóa gió

1

0.746

0.8

0.7

9

Máy hút hơi ẩm

1

18.65

0.7

0.7

10


Máy gầu

1

3.7

0.6

0.7

11

Máy khuấy

1

5.5

0.6

0.7

12

Máy vít

1

1.492


0.7

0.5

13

Máy trộn hòa nhiệt

1

14.92

0.6

0.7

14

Máy ép

1

223.8

0.6

0.7

15


Máy cắt

1

3.37

0.8

0.7

16

Máy hút viên

1

22.38

0.8

0.7

17

Máy khóa gió

1

1.1


0.8

0.7

18

Máy khóa gió

1

0.746

0.8

0.7

19

Máy khóa gió

1

2.2

0.8

0.7

20


Máy vít nạp

1

3.7

0.7

0.5

21

Máy gầu

1

3.7

0.6

0.7

22

Máy sàng

1

4


0.7

0.7

23

Máy trộn

1

22

0.7

0.7

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

24

Máy gầu


1

3.7

0.6

0.7

25

Máy vít

1

2.2

0.7

0.5

26

Máy hút

1

18.5

0.8


0.7

27

Máy khóa gió

1

0.15

0.8

0.7

28

Máy vít

1

1.5

0.7

0.5

29

Máy vít xả liệu


1

0.25

0.7

0.5

30

Máy nghiền

1

110

0.6

0.7

31

Máy vít

1

4

0.7


0.5

32

Máy gầu

1

3

0.6

0.7

33

Máy vít

1

3.7

0.7

0.5

34

Máy sàng


1

18.5

0.6

0.7

35

Máy vít

1

1.1

0.7

0.5

36

Máy vít hồi liệu

1

2.2

0.7


0.5

37

Máy trộn

1

29.84

0.6

0.7

38

Máy vít

1

3.7

0.7

0.5

39

Máy gầu


1

2.2

0.6

0.7

40

Máy áo dầu

1

0.75

0.7

0.7

41

Máy vít tải

1

2.238

0.7


0.5

42

Máy gầu

1

2.2

0.6

0.7

43

Máy vít tải

1

1.5

0.7

0.5

44

Máy sàng


1

2.238

0.7

0.7

45

Máy kéo băng tải

1

0.75

0.65

0.7

46

Máy kéo băng tải

1

0.75

0.65


0.7

Tổng công suất 1 xưởng

570.03

Tổng công suất 4 xưởng

2280.12

Bảng 1.2 - Danh sách phụ tải xưởng 1: các xưởng 2, 3, 4 giống như xưởng 1
Nhóm

Stt

1
2
3
4
5

Tên thiết bị

Máy vít nạp
Máy gầu
Máy sàng
Máy trộn
Máy gầu


SVTH : Hồ Xuân Mạnh


hiệu

𝑃đặ𝑡
(kw)

1
2
3
4
5

3.70
3.70
4.00
22.0
3.70

MSSV : 0851030044

X
(m)
3.6
3.6
3.6
3.6
3.6


Y
(m)
18.9
15.75
12.6
9.45
6.3

cosϕ
0.7
0.6
0.7
0.7
0.6

Ksd
0.5
0.7
0.7
0.7
0.7
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

1

2


3

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

30
31
32
33

Máy vít
Máy hút
Máy khóa gió
Máy vít
Máy vít xả liệu
Máy sàng
Máy vít
Máy vít hồi liệu

Máy trộn
Máy vít
Máy gầu
Máy khóa gió
Tổng
Máy vít
Máy gầu
Máy vít
Máy khuấy
Máy vit
Máy trộn hòa nhiệt
Máy cắt
Máy hút viên
Máy khóa gió
Máy khóa gió
Máy giải liệu
Máy vít tải
Tổng
Máy khóa gió
Máy hút hơi ẩm
Máy gầu
Máy khóa gió

34

Máy xả liệu

34

1.492


22.5

6.3

0.7

0.7

35

Máy hút hơi ẩm

35

0.746

22.5

3.15

0.8

0.7

36

Máy khóa gió

36


11.19

26.1

3.15

0.8

0.7

37

Máy gầu

37

2.20

26.1

6.3

0.6

0.7

38

Máy áo dầu


38

0.75

26.1

9.45

0.7

0.7

39

Máy vít tải

39

2.238

26.1

12.6

0.7

0.5

40

41

Máy gầu
Máy vít tải

40
41

2.20
1.50

26.1
26.1

15.75
18.9

0.6
0.7

0.7
0.5

42

Máy sàng

42

2.238


29.7

18.9

0.7

0.7

43

Máy kéo băng tải

43

0.75

29.7

15.75

0.65

0.7

18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

3.6
7.65
7.65
7.65
7.65
7.65
7.65

11.25
11.25
11.25
11.25
11.25

3.15
3.15
6.3
9.45
12.6
15.75
18.9
18.9
15.75
12.6
9.45
6.3

0.7
0.8
0.8
0.7
0.7
0.6
0.7
0.7
0.6
0.7
0.6

0.8

0.5
0.7
0.7
0.5
0.5
0.7
0.5
0.5
0.7
0.5
0.7
0.7

15.3
15.3
15.3
15.3
15.3
15.3
18.9
18.9
18.9
18.9
18.9
18.9

18.9
15.75

12.6
9.45
6.3
3.15
3.15
6.3
9.45
12.6
15.75
18.9

0.7
0.6
0.7
0.6
0.7
0.6
0.8
0.8
0.8
0.7
0.7
0.7

0.5
0.7
0.5
0.7
0.5
0.7

0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.5

30
31
32
33

2,20
18.50
0.15
1.50
0.25
18.50
1.10
2.20
29.84
3.70
3.70
2.2
120.94
4.00
3.00
3.7
5.5
1.492

14.92
3.37
22.38
1.10
0.746
4.476
1.50
66.54
0.746
18.65
2.20
1.10

22.5
22.5
22.5
22.5

18.9
15.75
12.6
9.45

0.8
0.7
0.6
0.8

0.7
0.7

0.7
0.7

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

MSSV : 0851030044

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

44

Máy kéo băng tải

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

44


Tổng
4

0.75

29.7

12.6

0.65

0.7

48.75

45

Máy ép

45

223.80

29.7

6.3

0.6


0.7

46

Máynghiền

46

110.00

29.7

3.15

0.6

0.7

Tổng

333.80

CHƯƠNG 2
PHÂN NHÓM, XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI NHÓM, ĐẶT TĐL, TPPP,
TPPC CHO NHÀ MÁY

2.1/ Phân nhóm phụ tải :
- Phân loại phụ tải của nhà máy :
+ Phụ tải động lực: bao gồm các phụ tải phục vụ quá trình công nghệ, phần lớn là động cơ 3
pha.

+ Phụ tải chiếu sáng.
+ Phụ tải sinh hoạt: ổ cắm, quạt sinh hoạt cũng như quạt công nghiệp, máy lạnh
-

-

Do các xưởng được lắp đặt với công xuất bằng nhau nên ta thiết kế phân nhóm cho một
xưởng, các xưởng còn lại thì phân nhóm và tính tương tự.Dựa vào cách bố trí các thiết bị
và công suất ta phân chia làm 4 nhóm cho một xưởng, mỗi xưởng đặt 4 tủ động lực và 1
tủ chiếu sáng, sinh hoạt
Bốn xưởng đặt hai tủ phân phối phụ (TPPP1, TPPP2); một tủ chiếu sáng tổng (TCST)
chiếu sáng cho toàn nhà máy; toàn nhà máy đặt một tủ phân phối chính (TPPC)
Mỗi xưởng có diện tích là S = 34*22 = 748 m2.Nhà máy gồm 4 xưởng
Tổng diện tích nhà máy là S = 155*50 = 7750 m2

2.2/ Xác định tâm phụ tải nhóm, đặt TĐL, TPPP, TPPC của nhà máy
2.2.1/ Xác định tâm phụ tải nhóm :
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

+ Tâm phụ tải được xác định theo công thức :
n


n

 (P
X0 =

dmi

i 1

n

P
i 1

 (P

* Xi )

Y0 =

dmi

dmi

i 1

* Yi )

n


P
i 1

dmi

a/ Xác định tâm phụ tải cho các nhóm xưởng 1


Nhóm 1 :

Stt

Tên thiết bị

Ký hiệu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17

Máy vít nạp
Máy gầu
Máy sàng
Máy trộn
Máy gầu
Máy vít
Máy hút
Máy khóa gió
Máy vít
Máy vít xả liệu
Máy sàng
Máy vít
Máy vít hồi liệu
Máy trộn
Máy vít
Máy gầu
Máy khóa gió
Tổng

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

𝑃đặ𝑡
(kw)
3.70
3.70
4.00
22.0
3.70
2.20
18.50
0.15
1.50
0.25
18.50
1.10
2.20
29.84
3.70
3.70

2.2
120.94

X
(m)
3.6
3.6
3.6
3.6
3.6
3.6
7.65
7.65
7.65
7.65
7.65
7.65
11.25
11.25
11.25
11.25
11.25

Y
(m)
18.9
15.75
12.6
9.45
6.3

3.15
3.15
6.3
9.45
12.6
15.75
18.9
18.9
15.75
12.6
9.45
6.3

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

13.32
13.32
14.4
97.2
13.32
7.92
141.525
1.14750
11.475
1.9125
141.525
8.415
24.75

335.7
41.625
41.625
24.75
933.93

69.33
82.275
50.4
207.9
23.31
6.93
85.275
0.945
14.175
3.15
291.375
20.79
41.85
469.98
46.62
34.965
13.84
1463.11

∑17
933.93
𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
𝑿=
=

= 7.72(m)
𝟏𝟕
120.94
∑𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
∑17
1463.11
𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
𝒀=
=
= 12.09(m)
𝟏𝟕
120.94
∑𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 1 về tọa độ:
X = 4 (m)




Y = 21.2 (m)

Nhóm 2 :


hiệu

Stt

Tên thiết bị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Máy vít
Máy gầu
Máy vít
Máy khuấy
Máy vit
Máy trộn hòa nhiệt

Máy cắt
Máy hút viên
Máy khóa gió
Máy khóa gió
Máy giải liệu
Máy vít tải
Tổng
𝑿=

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

𝑃đặ𝑡
(kw)
4.00
3.00
3.7
5.5
1.492
14.92

3.37
22.38
1.10
0.746
4.476
1.50
66.54

X
(m)
15.3
15.3
15.3
15.3
15.3
15.3
18.9
18.9
18.9
18.9
18.9
18.9

Y
(m)
18.9
15.75
12.6
9.45
6.3

3.15
3.15
6.3
9.45
12.6
15.75
18.9

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

61.2
45.9
56.61
84.15
22.8276
228.276
63.693
422.982
20.79
14.0994
84.5964
28.35
1133.474

75.6
47.25
46.62
51.975

9.3996
46.998
10.6155
140.994
10.395
9.3996
70.497
28.35
548.1

∑12
1133.474
𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
=
= 17(m)
𝟏𝟐
66.54
∑𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

𝒀=

∑12
548.1
𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
=
= 8.2(m)
66.54
∑𝟏𝟐
𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊


Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 2 về tọa độ:
X = 17 (m)



Y = 21.2 (m)

Nhóm 3 :

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

𝑃đặ𝑡
(kw)

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

Stt

Tên thiết bị


1
2
3

Máy khóa gió
Máy hút hơi ẩm
Máy gầu

30
31
32

0.746
18.65
2.20

22.5
22.5
22.5

18.9
15.75
12.6

16.785
419.625
49.5

14.0994

293.7375
27.72

4

Máy khóa gió

33

1.10

22.5

9.45

24.75

10.395

5

Máy xả liệu

34

1.492

22.5

6.3


33.57

9.3996

6

Máy hút hơi ẩm

35

0.746

22.5

3.15

16.785

2.3499

7

Máy khóa gió

36

11.19

26.1


3.15

292.059

35.2485

8

Máy gầu

37

2.20

26.1

6.3

57.42

13.86

9

Máy áo dầu

38

0.75


26.1

9.45

19.575

7.0875

10
11

Máy vít tải
Máy gầu

39
40

2.238
2.20

26.1
26.1

12.6
15.75

58.4118
57.42


28.1988
34.65

12

Máy vít tải

41

1.50

26.1

18.9

39.15

28.35

13
14
15

Máy sàng
Máy kéo băng tải
Máy kéo băng tải

42
43
44


2.238
0.75
0.75

29.7
29.7
29.7

18.9
15.75
12.6

66.4686
22.275
22.275

42.2982
11.8125
9.45

1196.07

568.657

Tổng

X
(m)


Y
(m)


hiệu

48.75

𝑿=

𝒀=

∑15
𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
∑𝟏𝟓
𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

=

1196.07
= 24.5(m)
48.75

∑15
568.657
𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 )
=
= 11.7(m)
𝟏𝟓
48.75

∑𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 3 về tọa độ:
X = 28.35 (m)



Y = 21.2 (m)

Nhóm 4 :

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

𝑃đặ𝑡
(kw)

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

Stt


Tên thiết bị

45

Máy ép

45

223.80

29.7

6.3

6646.86

1409.94

46

Máynghiền

46

110.00

29.7

3.15


3267

346.5

9913.86

1756.44

Tổng

X
(m)

Y
(m)


hiệu

333.80

∑2𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 9913.86
𝑿=
=
= 30(m)
333.80
∑𝟐𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
𝒀=


∑2𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 1756.44
=
= 5.3(m)
333.80
∑𝟏𝟐
𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 4 về tọa độ:
X = 32.9 (m)

Y = 5 (m)

Bảng 2.1 BẢNG TỔNG KẾT TÂM PHỤ TẢI CỦA CÁC TỦ ĐỘNG LỰC
Ở PHÂN XƯỞNG 1
STT

Tên nhóm thiết bị

Kí hiệu

Pđm (kW)

X (m)

Y (m)

1

Nhóm 1


TĐL 1

120.94

4

21.2

2

Nhóm 2

TĐL 2

66.54

17

21.2

3

Nhóm 3

TĐL 3

48.75

28.35


21.2

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

4

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

TĐL 4

Nhóm 4

333.80

32.9

5

 Vị trí đặt các tủ động lực của các xưởng 2, xưởng 3, xưởng 4 giống
Như xưởng 1
b.Tâm phụ tải tủ phân phối phụ 1 và tủ phân phối phụ 2
Do tủ động lực của các xưởng có công xuất giống nhau nên ta gộp chung 2 xưởng thành 1
nhóm và được cấp điện từ tủ phân phối phụ, gồm 2 tủ phân phối phụ (TPPP1 cho xưởng 1, 2) và

(TPPP2 cho xưởng 3, 4)
Tủ phân phối phụ 1 (TPPP1) của xưởng 1 và xưởng 2:
Xưởng

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

Tên tủ

Nhóm

Pđm (kW)

X (m)

Y (m)

TĐL1

1

120.94

4

21.2

483.76


2563.928

TĐL2

2

66.54

17

21.2

1131.18

1410.648

TĐL3

3

48.75

28.35

21.2

1382.06

1033.5


TĐL4

4

333.80

32.9

5

10982.02

1669

TĐL1

1

120.94

41.85

21.2

5061.339

2563.928

TĐL2


2

66.54

55.35

21.2

3682.989

1410.648

TĐL3

3

48.75

66.6

21.2

3246.75

1033.5

TĐL4

4


333.80

71.1

5

23733.18

1669

49703.278

13354.152

1

2

Tổng

1140.06

Tâm phụ tải phân phối được tính theo công thức:
∑8𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 49703.278
𝑿=
=
= 43.6(m)
1140.06
∑𝟖𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
∑8𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 13354.152

𝒀=
=
= 11.7(m)
1140.06
∑𝟖𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ phân phối phụ 1 về tọa độ:
X =32.5 (m)
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

Y = 9.5 (m)
MSSV : 0851030044

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

Tủ phân phối phụ 2 (TPPP2) của xưởng 3 và xưởng 4 :
Xưởng

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

Tên tủ

Nhóm


Pđm (kW)

X (m)

Y (m)

TĐL1

1

120.94

41.85

49

5061.339

5926.06

TĐL2

2

66.54

55.35

49


3682.989

3260.46

TĐL3

3

48.75

66.6

49

3246.75

2388.75

TĐL4

4

333.80

71.1

32.4

23733.18


10815.12

TĐL1

1

120.94

4

49

483.76

5926.06

TĐL2

2

66.54

17

49

1131.18

3260.46


TĐL3

3

48.75

28.35

49

1382.06

2388.75

TĐL4

4

333.80

32.9

32.4

10982.02

12350.6

49703.278


46316.26

3

4

Tổng

1140.06

Tâm phụ tải phân phối được tính theo công thức:
∑8𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 49703.278
𝑿=
=
= 43.6(m)
1140.06
∑𝟖𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
𝒀=

∑8𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 46316.26
=
= 40.6(m)
1140.06
∑𝟖𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ phân phối phụ 2 về tọa độ:
X =32.5 (m)

Y = 37 (m)


c.Tâm phụ tải tủ phân phối chính:

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

STT

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

Tên tủ phân phối

Xi *𝑃𝑖

Yi *𝑃𝑖

Pđm (kW)

X (m)

Y (m)

1140.06

32.5


9.5

37051.95

10830.57

1140.06

32.5

37

37051.95

42182.22

74103.9

53012.79

Tủ phân phối phụ 1
1
(TPPP1)
Tủ phân phối phụ 2
2
(TPPP2)
Tổng

2280.12


∑2𝑖=1(𝑋đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 74103.9
𝑿=
=
= 32.5(m)
2280.12
∑𝟐𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊
∑2𝑖=1(𝑌đ𝑚𝑖 ∗ 𝑃đ𝑚𝑖 ) 53012.79
=
= 23.25(m)
2280.12
∑𝟐𝒊=𝟏 Pđ𝒎𝒊

𝒀=

Để thuận tiện thao tác và có vẻ mỹ quan ta dời tủ phân phối chính về đặt cạnh trạm biến áp
X =0 (m)

Bảng 2.2

Y = 38.7 (m)

BẢNG TỔNG KẾT TÂM PHỤ TẢI TOÀN NHÀ MÁY

Khu vực

Xưởng 1

Tên tủ


Kí hiệu

Pđm (kW)

X (m)

Y (m)

Tủ động lực 1

TĐL 1

120.94

4

21.2

Tủ động lực 2

TĐL 2

66.54

17

21.2

Tủ động lực 3


TĐL 3

48.75

28.35

21.2

Tủ động lực 4

TĐL 4

333.80

32.9

5

Tủ động lực 1

TĐL 1

120.94

41.85

21.2

SVTH : Hồ Xuân Mạnh


MSSV : 0851030044

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

Xưởng 2

Xưởng 3

Xưởng 4

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

Tủ động lực 2

TĐL 2

66.54

55.35

21.2

Tủ động lực 3

TĐL 3

48.75


66.6

21.2

Tủ động lực 4

TĐL 4

333.80

71.1

5

Tủ phân phối phụ
1

TPPP1

1140.06

32.5

9.5

Tủ động lực 1

TĐL 1


120.94

41.85

49

Tủ động lực 2

TĐL 2

66.54

55.35

49

Tủ động lực 3

TĐL 3

48.75

66.6

49

Tủ động lực 4

TĐL 4


333.80

71.1

32.4

Tủ động lực 1

TĐL 1

120.94

4

49

Tủ động lực 2

TĐL 2

66.54

17

49

Tủ động lực 3

TĐL 3


48.75

28.35

49

Tủ động lực 4

TĐL 4

333.80

32.9

32.4

Tủ phân phối phụ
2

TPPP2

1140.06

32.5

37

Phân phối chính

TPPC


2280.12

0

38.7

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

CHƯƠNG 3
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN

3.1/ Xác định phụ tải tính toán:
3.1.1/ Một số khái niệm:
- Hệ số sử dụng Ksd: Là tỉ số của phụ tải tính toán trung bình với công suất đặt hay công
suất định mức của thiết bị trong một khoảng thời gian khảo sát (giờ, ca, hoặc ngày đêm,…)
+ Đối với một thiết bị: Ksd =

Ptb

(2.2)


Pdm
n

P
+ Đối với một nhóm thiết bị: Ksd = tb =
Pdm

P
i 1
n

tbi

P
i 1

(2.3)

dmi

Hệ số sử dụng nói lên mức sử dụng, mức độ khai thác công suất của thiết bị trong khoảng
thời gian cho xem xét.
-

Hệ số đồng thời Kđt: Là tỉ số giữa công suất tác dụng tính toán cực đại tại nút khảo sát
của hệ thống cung cấp điện với tổng các công suất tác dụng tính toán cự đại của các
nhóm hộ tiêu thụ riêng biệt (hoặc các nhóm thiết bị) nối vào nút đó:
Kđt =


Ptt

(2.4)

n

P
i 1

tti

Hệ số đồng thời phụ thuộc vào số các phần tử n đi vào nhóm
Kđt = 0.9 0.95 khi số phần tử n = 24
Kđt = 0.8 0.85 khi số phần tử n = 510
-

Hệ số cực đại Kmax : Là tỉ số giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong thời gian
xem xét.
Kmax=

Ptt

(2.5)

Ptb

Hệ số cực đại thường được tính với ca làm việc có phụ tải lớn nhất.
Hệ số Kmax phụ thuộc vào số thiệt bị hiệu quả nhq(hoặc Nhq), vào hệ số sử dụng và
hàng loạt các yếu tố khác đặc trưng cho chế độ làm việc của các thiết bị điện trong nhóm. Trong
SVTH : Hồ Xuân Mạnh


MSSV : 0851030044

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

thực tế khi tính toán thiết kế người ta chọn Kmax theo đường cong Kmax= f(Ksd,nhq), hoặc tra trong
các bảng cẩm nang tra cứu.
- Số thiết bị hiệu quả nhq:
Giả thiết có một nhóm gồm n thiết có công suất và chế độ làm việc khác nhau. Khi
đó ta định nghĩa nhq là một số quy đổi gồm có nhq thiết bị có công suất định mức và chế độ làm
việc như nhau và tạo nên phụ tải tính toán bằng với phụ tải tiêu thụ thực do n thiết bị tiêu thụ
trên.
n

( Pdmi ) 2
nhq =

i 1
n

 (P
i 1

dmi


(2.6)

)

2

-Hệ số nhu cầu Knc: Là tỉ số giữa công suất tính toán (trong điều kiện thiết kế) hoặc công
suất tiêu thụ (trong điều kiện vận hành) với công suất đặt (công suất định mức) của nhóm hộ tiêu
thụ.
P
P P
Knc = tt = tt * tb = Kmax* Ksd
(2.7)
Pdm
Pdm Ptn
3.1.2/ Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để tính toán phụ tải tính toán(PTTT), dựa trên cơ sở
khoa học để tính toán phụ tải điện và được hoàn thiện về phương diện lý thuyết trên cơ sở quan
sát các phụ tải điện ở xí nghiệp đang vận hành.
Thông thường những phương pháp tính toán đơn giản, thuận tiện lại cho kết quả không
thật chính xác, còn muốn chính xác cao thì phải tính toán lại phức tạp. Do vậy tùy theo giai đoạn
thiết kế thi công và yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp tính toán cho thích hợp.
Nguyên tắc chung để tính PTTT của hệ thống là tính từ thiết bị điện ngược trở về nguồn,
tức là được tiến hành từ bậc thấp đến bậc cao của hệ thống cung cấp điện, và ta chỉ cần tính toán
tại các điểm nút của hệ thống điện.
Mục đích của việc tính toán phụ tải điện tại các nút nhằm:
- Chọn tiết diện dây dẫn của lưới cung cấp và phân phối điện áp từ dưới 1000V
trở lên.
- Chọn số lượng và công suất máy biến áp.
- Chọn tiết diện thanh dẫn của thiết bị phân phối’

- Chọn các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ.
Sau đây là một vài phương pháp xác định PTTT thường dùng:
3.1.3/ Xác định PTTT theo suất tiêu hao điện năng theo đơn vị sản phẩm:
Đối với hộ tiêu thụ có đồ thì phụ tải thực tế không thay đổi, PTTT bằng phụ tải trung bình
và được xác định theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẫm khi cho trước tổng sản
phẫm sản xuất trong một đơn vị thời gian.
M * Wo
Ptt = Pca = ca
(2.8)
Tca
Trong đó:
Mca - Số lượng sản phẫm sản xuất trong một ca.
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

Tca -Thời gian của ca phụ tải lớn nhất.
w0- Suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm.
Khi biết w0 và tổng sản phẩm sản xuất trong cả một năm, PTTT được tính theo công thức
sau:
Wo .M
(kW)
Tlv max Tlv max

Với Tlvmax[giờ] : Thời gian sử dụng công suất lớn nhất trong năm.
A

Ptt 



(2.9)

3.1.4/ Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải tính trên một đơn vị sản xuất:
Nếu phụ tải tính toán xác định cho hộ tiêu thụ có diện tích F, suất phụ tải trên một đơn vị là
P0 thì:
Ptt = P0*F(kW)
(2.10)
Với:
P0:Suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất (kW/m2).
trong thiết kế sơ bộ có thể lấy theo số liệu trong các bảng tham khảo.
F : Diện tích bố trí nhóm, hộ tiêu thụ (m2).
Phương pháp này dùng để tính phụ tải của các phân xưởng có mật độ máy móc phân bố
tương đối đều.
3.1.5/ Xác định phụ tải theo công suất đặt (Pđ ) và hệ số nhu cầu (Knc):
Phụ tải tính toán được xác định bởi công thức:
n

Ptt = knc *  Pdmi (kW)
i 1

Qtt = Ptt * tg 

(kVAr)


(2.11)

Trong công thức trên:
knc: hệ số nhu cầu, tra sổ tay kỹ thuật theo các số liệu thống kê của các xí nghiệp,
phân xưởng tương ứng.
cos φ: hệ số công suất tính toán tra sổ tay kỹ thuật từ đó tính được tg  . Nếu hệ số
cosư của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì ta phải tính hệ số cosư trung bình của
nhóm theo công thức sau:
n

 Cos
costb =

i 1

i

* Pdmi

Pdmi

(2.12)

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tính toán thuận tiện nên nó thường được dùng
khi đã có thiết kế nhà xưởng của xí nghiệp nhưng chưa có thiết kế chi tiết bố trí các máy móc,
thiết bị trên mặt bằng. Lúc này chỉ biết một số liệu duy nhất là công suất đặt của từng phân
xưởng.
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là kém chính xác vì Knc được tra trong các sổ tay
thường thì không hoàn toàn đúng với thực tế mà nó chỉ có ý nghĩa dùng để tham khảo.

3.1.6/ Xác định phụ tải tính toán theo hệ số Kmax và Ptb:(còn gọi là phương pháp số
thiết bị hiệu quả hay phương pháp sắp xếp biểu đồ)
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác, vì khi tính số thiết bị hiệu quả (n hq)
chúng ta đã xét tới hàng lạt các yếu tố quan trọng như ảnh hưởng của số lượng thiết bị trong
nhóm, số thiết bị có công suất lớn nhất cũng như sự khác nhau về chế độ làm việc của chúng. Do
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

đó khi cần nâng cao độ chính xác của PTTT, hoặc khi không có số liệu cần thiết để áp dụng các
phương pháp trên thì ta nên dùng phương pháp này.
Công thức tính toán:
Ptt = Pca = Kmax*Ksd*Pđm
Hay Ptt = Knc*Pđm.
(2.13)
Các bươc tính toán:
- Tính số thiết bị hiệu quả theo công thức (2.6).
- Tính hệ số sử dụng của nhóm thiết bị theo công thức (2.3).
- Xét các trường hợp:
n

+ Nếu nhq < 4 và n < 4 : Ptt =


P
i 1

+ Nếu nhq < 4 và n  4 : Ptt =

(2.14)

dmi

n

P
i 1

dmi

*Kpti

(2.15)

Với Kpti là hệ số phụ tải của thiết bị thứ i. Có thể lấy gần đúng:
Kpt = 0.75 ( Chế độ làm việc ngắn hạn)
Kpt = 0.90 ( Chế độ làm việc dài hạn)
+ Nếu nhq  4:
-Tìm Kmax theo nhq và Ksd.
-Xác định PTTT theo công thức:
Ptt = Kmax* Ksd* Pđm= Kmax* Ptb

trung bình của nhóm:


(2.16)

Qtt = 1.1Qtb (Nếu nhq  10) = Qtb (Nếu nhq > 10)
Trong đó Ptb và Qtb là công suất tác dụng và công suất phản kháng
Ptb = Ksd* Pđm
Qtb = Ptb* tgtb

(2.17)

(cos φtb tính theo công thức (2.12) ).
+ Phụ tải tính toán của nhóm :
- Với tủ động lực: Stt = Ptt  Qtt
- Với tủ phân phối:
2

2

(2.18)

n

Pttpp = Kđt*  Pttdl
i 1
n

Qttpp = Kđt*  Qttdl

(2.19)

i 1


Sttpp = Pttpp  Qttpp
2

2

Trong đó Kđt là hệ số đồng thời, chọn theo số nhóm đi vào tủ.
Nếu có phụ tải chiếu sáng đi vào tủ thì phải cộng thêm các giá trị Pcs và Qcs
,vào Ptt và Qtt trong các công thức trên.
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

- Dòng điện tính toán : Itt =

S tt

(2.20)

3 * U dm

+ Xác định phụ tải đỉnh nhọn (PTĐN):
Phụ tải đỉnh nhọn là phụ tải cực đại xuất hiện trong thời gian ngắn

( Trong khoảng một vài giây). Phụ tải đỉnh nhọn thường được tính dưới dạng dòng điện đỉnh
nhọn (Iđn). Dòng điện này thường được dùng để kiểm tra sụt áp khi mở máy, tính toán chọn các
thiết bị bảo vệ,…
Đối với một máy bị thì dòng đỉnh nhọn là dòng mở máy. Còn đối với
nhóm thiết bị thì dòng đỉnh nhọn xuất hiện khi máy có dòng điện mở máy lớn nhất trong nhóm
khởi động, còn các máy khác làm việc bình thường. Do đó dòng đỉnh nhọn được tính theo công
thức sau:
Iđn = Ikđ = Kmm* Iđm (Đối với một thiết bị).
= Ikđmax+ Itt – Ksd*Iđmmax (Đối với một nhóm thiết bị). (2.21)
Trong đó: Kmm là hệ số mở máy
+ Với động cơ KĐB, rotor lồng sóc Kmm = 57
+ Động cơ DC hoặc KĐB rotor dây quấn Kmm = 2.5
+ Đối với MBA và lò hồ quang thì Kmm  3.
Ikđmax và Ksd là dòng khởi động và hệ số sử dụng của thiết bị
có dòng khởi động lớn nhất trong nhóm.
Itt là dòng điện tính toán của nhóm.

3.2.1/ Tủ động lực 1:
Bảng 3.1 - phụ tải nhóm 1

Stt


hiệu

Tên thiết bị

Pđm
(kW)


Uđm
(kV)

Ksd

Cos


Iđm
(A)

Kmm

Iđn (A)

1

1

Máy vít nạp

3.70

0.38

0.5

0.7

8.04


5

40.20

2

2

Máy gầu

3.70

0.38

0.7

0.6

9.38

5

46.90

3

3

Máy sàng


4.00

0.38

0.7

0.7

8.69

5

43.46

4

4

Máy trộn

22.00

0.38

0.7

0.7

47.81


3

143.42

5

5

Máy gầu

3.70

0.38

0.7

0.6

9.38

5

46.90

6

6

Máy vít


2.20

0.38

0.5

0.7

4.78

5

23.90

7

7

Máy hút

18.50

0.38

0.7

0.8

35.18


3

105.53

8

8

Máy khóa gió

0.15

0.38

0.7

0.8

0.29

5

1.43

9

9

Máy vít


1.50

0.38

0.5

0.7

3.26

5

16.30

SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD : ThS.Phan Thị Thu Vân

10

10


Máy vít xả liệu

0.25

0.38

0.5

0.7

0.54

5

2.72

11

11

Máy sàng

18.50

0.38

0.7

0.6


46.90

3

140.71

12

12

Máy vít

1.10

0.38

0.5

0.7

2.39

5

11.95

13

13


Máy vít hồi liệu

2.20

0.38

0.5

0.7

4.78

5

23.90

14

14

Máy trộn

29.84

0.38

0.7

0.6


75.65

3

226.95

15

15

Máy vít

3.70

0.38

0.5

0.7

8.04

5

40.20

16

16


Máy gầu

3.70

0.38

0.7

0.6

9.38

5

46.90

17

17

2.2

0.38

0.7

0.8

4.18


5

20.92

Máy khóa gió
Tổng công suất

120.94

 Số thiết bị hiệu quả của nhóm 1 là :
17

n hq 

(  Pdmi ) 2
i 1
17

(P
i 1

dmi



)2

14626.48
 6.76
2161.44


Hệ số sử dụng nhóm:
17

K sd 1 

K
i 1

sdi

. Pđmi

17

P
i 1



81.70
 0.675
120.94

đmi

Vậy ta chọn Kmax1 =1.21 (dựa vào Bảng A.2,trang 9, Hướng dẫn đồ án môn học
thiết kế cung cấp điện-Phan Thị Thanh Bình, Dương Lan Hương, Phan Thị Thu Vân).
Hệ số công suất của nhóm 1:


Công suất tác dụng trung bình của nhóm 1 là :
17

Ptb1  Ksd1. Pđmi  0.67 120.94  81.03( KW )
i 1

COStb _ nh1  0.668  tg tb _ nh1  1.114
 Công suất phản kháng trung bình của nhóm 1 là :
SVTH : Hồ Xuân Mạnh

MSSV : 0851030044

Trang 25


×