Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Thiết kế cung cấp điện chung cư phan văn khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 141 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHUNG CƯ PHAN VĂN KHỎE .................. 5
I. Giới thiệu tổng quan về cung cấp điện ....................................................................... 5
II. Giới thiệu về chung cư PHAN VĂN KHỎE ............................................................... 6
1. Những yêu cầu về chất lượng điện ....................................................................... 6
2. Phân phối hệ thống điện cho cao ốc ..................................................................... 7
CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ................................................................................ 9
I. Định nghĩa về phụ tải tính toán .................................................................................. 9
II. Tính toán phụ tải ....................................................................................................... 12
1. Chiếu sáng tầng trệt ............................................................................................. 17
2. Phụ tải tầng 1 ....................................................................................................... 44
3. Phụ tải tầng hầm................................................................................................... 55
4. Phụ tải động lực ................................................................................................... 60
5. Phụ tải chiếu sáng sinh hoạt chung ...................................................................... 61
6 . Xác định phụ tải các tủ điện ................................................................................. 69
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP .............................................................. 71
I.
Lựa chọn vị trí đặt máy biến áp: ............................................................................ 71
1. Lý thuyết ............................................................................................................. 71
2. Các kiểu trạm biến áp ......................................................................................... 71
3. Vị trí lắp đặt ........................................................................................................ 71
4. Lựa chọn máy biến áp ........................................................................................ 72
II. Lựa chọn máy phát dự phòng ................................................................................. 73
III. Chọn hệ thống ATS (Auto Transfer Switch) .......................................................... 73
IV. Chọn các thiết bị bảo vệ cho máy biến áp............................................................... 74
CHƯƠNG 4 : CHỌN DÂY DẪN VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ SỤT ÁP ..................................... 75
I. Khái quát ................................................................................................................... 75
II . Tính toán chọn dây ................................................................................................... 76


1. Ta chọn dây dẫn từ tủ TPPC đến tủ điện tầng 1(DB - 1): ...................................... 79
2. Ta chọn dây dẫn từ TPPC đến tủ điện THANG MÁY + MÁY BƠM (DB – TMMB) ............................................................................................................................ 81
3. Ta chọn dây dẫn từ tủ điện sinh hoat chung (DB- SHC) đến các tủ điện sinh hoạt
chung các tầng: .......................................................................................................... 82
4. Chọn dây từ tủ điện đến ổ cắm , đèn , máy lạnh các tầng ...................................... 83
II. Xác định độ sụt giảm áp suất. ................................................................................... 83
1. Xác định độ sụt áp MBA>>TPPC>>TĐL>>THANG MÁY . ........................... 84
2. Xác định độ sụt áp MBA>>TPPC>>TĐL>>MÁY BƠM .................................. 86
3. Xác định độ sụt áp MBA>>TPPC>>DB-T>> TỦ ĐIỆN CĂN HỘ>>thiết bị. .. 88
4. Xác định độ sụt áp MBA>>TPPC>>DB-8>> TỦ ĐIỆN CĂN HỘ>>thiết bị..... 89
5. Xác định độ sụt áp MBA>>TPPC>>DB-H ......................................................... 90


CHƯƠNG 5:TÍNH NGẮN MẠCH CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ ...................................... 92
I. TỔNG QUÁT ............................................................................................................. 92
1. Khái niệm mạch ngắn. ........................................................................................ 92
2. Chọn thiết bị bảo vệ BC. .................................................................................... 92
II. TÍNH TOÁN NGẮN VẠCH VÀ CHỌN CB ........................................................... 93
1. Chọn thiết bị bảo vệ từ máy biến áp đến TPPC. ................................................. 93
2. Chọn thiết bị bảo vệ từ TPPC đến tủ động lực (DB-TĐL). ............................... 95
3. Chọn thiết bị bảo vệ từ TPPC đến tầng hầm (DB-H) . ...................................... 97
4. Chọn thiết bị bảo vệ từ TPPC đến tầng trệt (DB-T) . ........................................ 98
5. Chọn thiết bị bảo vệ từ TPPC đến tầng 1 (DB-1) . .......................................... 100
CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ AN TOÀN ĐIỆN ................................................................... 103
I. LÝ THUYẾT ........................................................................................................... 103
1. Sơ đồ dạng TT...................................................................................................... 103
2. Sơ đồ dạng TN ..................................................................................................... 104
3. Sơ đồ dạng IT ....................................................................................................... 106
II. CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐẤT. ....................................................................................... 107
III. TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT CHO TÒA NHÀ............................................................ 109

CHƯƠNG 7 : THIẾT KẾ CHỐNG SÉT.......................................................................... 111
I. Tổng quan ................................................................................................................. 111
1. Hiện tượng sét ..................................................................................................... 111
2. Các hậu quả của sét: ............................................................................................ 111
II. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp:............................................................................. 111
III. Bảo vệ chống sét dùng đầu thu sét phát tia tiên đạo sớm ESE (Early Stream
Emision): ...................................................................................................................... 113
IV.Tính toán thiết kế đầu thu sét ESE bảo vệ cho toà nhà: .......................................... 115
V. Tính toán điện trở đất .............................................................................................. 115
CHƯƠNG 8 : CHUYÊN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN ............................................................ 118
I. TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CƠ QUAN ................................................................. 118
1. Giải pháp kỹ thuật: ............................................................................................... 118
2. Giải pháp hành chính, quản lý: ............................................................................ 121
II. TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SINH HOẠT .............................................................. 123
III.TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CHIẾU SÁNG........................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 141


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong Khoa Xây Dựng và Điện Trường Đại Học
Mở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình học tập đã cung cấp cho em những kiến thức quý
báu để em làm luận văn này. Đặc biệt là cô Phan Thị Thanh Bình đã dành thời gian quý
báu, tận tình hướng dẫn em thực hiện hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Em không
biết nói sao cho hết lòng biết ơn với tấm lòng thương yêu mà thầy cô đã dành cho em
những ngày qua, đồng thời đã trang bị cho em những vốn kiến thức vô cùng quý giá làm
hành trang để em bước vào đời vững vàng hơn.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN VĂN DUY



LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên nhu
cầu sử dụng điện năng trong tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng. Vì vậy, công nghiệp điện
lực giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Với tính ưu việt đó nên điện năng được sử dụng rộng rãi, không thể thiếu trong
sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, khi xây dựng một nhà máy, một khu công nghiệp hay một
tòa nhà cao tầng thì vấn đề xây dựng một hệ thống điện để cung cấp điện năng cho các tải
tiêu thụ là không thể thiếu được.
Hệ thống điện ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc thiết kế cung cấp có nhiệm vụ đề ra
những phương án cung cấp điện hợp lý và tối ưu. Một phương án cung cấp điện tối ưu sẽ
giảm được chi phí đầu tư xây dựng hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng, vận hành đơn
giản và thuận tiện trong việc bảo trì sửa chữa.
Trong phạm vi luận án tốt nghiệp này em thiết kế mạng cung cấp điện cho tòa nhà
cao tầng. Do kiến thức và thời gian có hạn nên trong quá trình thiết kế không tránh khỏi
những sai sót, mong nhận được sự nhận xét và đánh giá của các thầy cô.


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHUNG CƯ PHAN VĂN
KHỎE
I. Giới thiệu tổng quan về cung cấp điện
- Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển, đời sống của người dân ngày được
nâng cao nhanh chóng. Do đó nhu cầu về năng lượng các lĩnh vực tăng lên công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… luôn tăng trưởng không ngừng. Để đáp
ứng được nhu cầu đó rất đông cán bộ kỹ thuật trong và ngoài nghành điện đang

tham gia thiết kế lắp đặt các công trình cung cấp điện cũng như nâng cao chất lượng
điện năng để đảm bảo phục vụ các nhu cầu đó.
- Cung cấp điện cũng là một công trình điện, để thực hiện một công trình tuy nhỏ
nhưng cũng cần phải có kiến thức tổng hợp các ngành khác nhau, phải hiểu biết thực
tế xã hội, môi trường và đối tượng cần cung cấp điện. Từ đó tính toán lựa chọn
phương án tối ưu nhất.
- Cung cấp điện là trình bày những bước cần thiết tính toán để lựa chọn các phần tử
thích hợp với đối tượng, thiết kế chiếu sáng cho các nhà máy sản xuất công nghiệp,
các tòa nhà làm việc cao tầng, tính toán chọn dây dẫn phù hợp để đảm bảo sụt áp
cho phép, khả năng chịu dòng ngắn mạch trong một khoảng thời gian nhất định.
Tính toán dung lượng bù cần thiết để giảm điện áp, điện năng trên lưới hạ áp trung
áp, an toàn điện… Bố trí dây dẫn để bước đến triển khai hoàn tất một bản vẽ thiết kế
cung cấp điện. Bên cạnh đó phải lựa chọn thêm nguồn dự phòng để đảm bảo sự hoạt
động liên tục ổn định của đối tượng cung cấp điện.
- Trong tình hình kinh tế hiện nay, các xí nghiệp lớn nhỏ, các tổ hợp sản xuất đều
phải tự hạch toán kinh doanh trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá
thành sản phẩm. Công nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm một tỷ trọng ngày càng
tăng trong nền kinh tế quốc doanh và đã thực sự là khách hàng của ngành điện lực.
Sự mất điện, chất lượng điện kém đều gây ảnh hưởng rất lớn đến các xí nghiệp may
mặc, xưởng hóa chất điện tử vì những nơi này đòi hỏi sự chính xác rất cao. Do đó,
phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng điện năng luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các ngành các cấp.

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 5



Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

- Một xã hội có điện sẽ làm cho mức sống của người dân được nâng lên với những
trang thiết bị nội thất sang trọng nhưng nếu chúng ta lắp đặt một cách cẩu thả, thiếu
hiểu biết về quy tắc an toàn sẽ rất nguy hiểm. ở nông thôn và các phụ tải sinh hoạt là
các phụ tải rất lớn, người thiết kế phải quan tâm đến sụt áp trên đường dây xa nhất.
Thiết kế điện cho phụ tải sinh hoạt luôn lựa chọn những thiết bị tốt nhằm đảm bảo
an toàn và độ tin cậy cấp điện cho người sử dụng.

* Những yêu cầu sử dụng điện của chung cư
- Chiếu sáng: Bao gồm chiếu sáng công cộng (tầng hầm, hành lang, cầu thang, thang
máy……) và chiếu sáng cho các hộ gia đình.
- Động cơ: Thang máy, bơm nước.
- Các thiết bị cho gia đình: Máy lạnh, máy giặc, máy nước nóng, quạt, tivi…
II. Giới thiệu về chung cư PHAN VĂN KHỎE
- Chung cư PHAN VĂN KHỎE hiện nay đang được xây dựng, là khu chung cư cao
cấp nằm trên đường PHAN VĂN KHỎE, phường 4, quận 6 , TP - Hồ Chí Minh.
- Cao ốc chung cư có diện tích: 31.3m x 29.5m = 924m2.
- Diện tích đất: 924 m2.
- Mật độ xây dựng: 41,1%.
- Có tổng số căn hộ, diện tích trung bình mỗi căn hộ là 50,3 m2.
- Công trình này gồm có:
 Tầng hầm: Là nơi đặt ống điện, ống nước, phòng rác, máy phát điện dự phòng, máy
bơm cung cấp hệ thống nước sinh hoạt, máy bơm nước cho hệ thống phòng cháy
chữa cháy.
 Tầng trệt: căn hộ , phòng bảo vệ, phòng quản lý chưng cư.
 Tầng 1 – 8: Những căn hộ cao cấp để bán hoặc cho thuê.
 Sân thượng và mặt bằng mái: Nơi đặt bể nước máy.

1. Những yêu cầu về chất lượng điện

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 6


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Việc thiết kế cung cấp điện cho các đối tượng là rất đa dạng với những đặc thù khác nhau.
Như vậy, để một đề án cung cấp điện được tốt đối với bất cứ đối tượng nào cũng cần thỏa
mãn các yêu cầu sau đây:
-

Độ tin cậy cung cấp điện: Mức độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào yêu cầu phụ tải,
thiết kế cho toà nhà quan trọng cấp quốc gia phải đảm bảo liên tục cấp điện ở mức cao
nhất nghĩa là không bị mất điện trong mọi tình huống. Còn những đối tượng như: nhà
máy, xí nghiệp, tổ sản xuất … tốt nhất phải có máy phát dự phòng để đảm bảo khi mất
điện sẽ dùng máy phát cấp cho những phụ tải quan trọng.

-

Chất lượng điện: Được đánh giá qua hai chỉ tiêu điện áp và tần số. Tần số do trung
tâm điều độ hệ thống điện quốc gia điều chỉnh, như vậy người thiết kế phải đảm bảo
vấn đề điện áp. Điện áp lưới trung và hạ thế chỉ cho phép dao động trong khoảng ± 5%.
Các xí nghiệp, nhà máy yêu cầu chất lượng điện áp phải cao nên chỉ cho phép dao động

trong khoảng ± 2,5%.

-

An toàn: Công trình cung cấp điện phải được thiết kế có tính an toàn cho người vận
hành, người sử dụng, an toàn cho thiết bị và an toàn điện, cần phải nắm vững các qui
tắc an toàn, phải hiểu rõ môi trường hệ thống điện và đối tượng cung cấp điện.

-

Kinh tế: Trong quá trình thiết kế thường xuyên xuất hiện nhiều phương án có những
khuyết điểm và ưu điểm riêng của từng phương án đắt tiền thường có độ tin cậy và an
toàn cao hơn. Để đảm bảo sự hài hoà giữa hai vấn đề kinh tế và kỹ thuật cần phải
nghiên cứu kỹ rồi mới quyết định chọn phương án thiết kế.
2. Phân phối hệ thống điện cho cao ốc

-

Nguồn điện chủ yếu cho cao ốc chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia, ngoài ra còn có
thêm nguồn máy phát dự phòng, để thuận tiện cho việc cung cấp điện liên tục ta gắn
thêm ATS để việc cung cấp điện không bị gián đoạn.

-

Nguồn điện lực để cấp điện cho khối công trình, không có nguồn dự phòng cho các căn
hộ khi xảy ra sự cố.
 Các tủ điện tổng dùng loại vỏ tole dày 2mm được sơn tĩnh điện. Lắp đèn báo pha,
Volt kế, Ampe kế, biến dòng, đảo dòng, đảo điện cho Ampe kế, ngắt điện tự động.
 Các tủ điện tổng dùng loại tủ điện vỏ tole dày 2mm được sơn tĩnh điện dày, lắp đèn
báo pha.


SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 7


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Nguồn máy phát để cấp điện cho khối công cộng: Trang bị một máy phát dự phòng với

-

điện áp định mứt 380V đặt tại phòng máy phát tầng hầm cấp nguồn. Sự cố cho cao ốc
thông qua tủ ATS lúc nguồn bị sự cố, gián đoạn.
Phương án đi cáp theo sơ đồ hình tia, cáp phân phối:



Từ hệ thống tủ điện chính và phân phối đặt tại máy phát tầng hầm, tuyến cáp cấp
nguồn cho các tầng đi theo máng cáp treo trên tầng hầm và bắt vách ống điện lên cấp
điện tủ cho các tủ tầng.



Cáp đến công tắc, thiết bị, ổ cắm được đi vào ống nhựa cứng chống cháy có :


- Chiều cao thiết bị


Bảng điện, công tắc cách sàn 1,4m.



Ổ cắm bắt cách sàn 0,3 m.



Đèn tường, quạt trang trí bắt cách sàn từ 2,5m – 2,8m.



Các hộp bảng cách điện bắt cách sàn 1, 4m tính đến đáy tủ.

- Nối đất bảng điện, nối đất thiết bị.
- Thiết bị chiếu sáng: Chiếu sáng bên trong công trình chủ yếu dùng đèn huỳnh quang
đơn 1,2m, chiếu sáng trang trí ở căn hộ sử dụng bóng nung sáng treo sát tường.

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 8


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp


GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN PHỤ TẢI
I.Định nghĩa về phụ tải tính toán
Việc xác định phụ tải tính toán giúp ta xác định được tiết diện dây dẫn (Sdd) đến từng
tủ động lực, cũng như đến từng thiết bị, giúp ta có số lượng cũng như công suất máy
biến áp của phân xưởng, ta chọn các thiết bị bảo vệ cho từng thiết bị, cho từng tủ động
lực, cho tủ phân phối.
Để tính toán thiết kế điện, trước hết cần xác định nhu cầu tải thực tế lớn nhất. Nếu chỉ dựa
vào việc cộng số học của tổng tải trên lưới, điều này sẽ dẫn đến không kinh tế. Mục đích
của chương này là chỉ ra cách gán các giá trị hệ số đồng thời và hệ số sử dụng trong
việc tính toán phụ tải hiện hữu và thiết kế. Các hệ số đồng thời tính đến sự vận hành
không đồng thời của các thiết bị trong nhóm. Còn hệ số sử dụng thể hiện sự vận hành
thường không đầy tải. Các giá trị của các hệ số này có được dựa trên kinh nghiệm và
thống kê từ các lưới hiện có.
Tải được xác định qua hai đại lượng :
+ Công Suất (KW)
+ Công Suất biểu kiến (KVA)
Công suất đặt (KW):
Hầu hết, các thiết bị đều có nhãn ghi công suất định mức của thiết bị (P n). Công suất
đặt là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong lưới. Đây không
phải là công suất thực.
Với động cơ, công suất định mức là công suất đầu ra trên trục động cơ. Công suất đầu
vào rõ ràng sẽ lớn hơn.
Các đèn Huỳnh Quang và phóng điện có Ballast có công suất định mức ghi trên đèn.
Công suất này nhỏ hơn công suất tiêu thụ bởi đèn và ballast.
Công suất biểu kiến (KVA):
Công suất biểu kiến thường là tổng số học (KVA) của các tải riêng biệt. Phụ tải tính
toán (KVA) sẽ không bằng tổng công suất đặt.


SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 9


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Cơng Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Cơng suất biểu kiến u cầu của một tải (có thể là một thiết bị) được tính từ cơng suất định
mức của nó (nếu cần, có thể phải hiệu chỉnh đối với các động cơ) và sử dụng các hệ số sau:
KW ĐầuRa
KW ĐầuVào
KW
Cos   HệSốCông
Suất

KVA
Cơng suất biểu kiến u cầu của tải:
Pđm
S
 . Cos

  HiệuSuất

Thực ra thì tổng số KVA khơng phải là tổng số học các cơng suất biểu kiến của từng tải (trừ
khi có cùng hệ số cơng suất). Kết quả thu được do đó sẽ lớn hơn giá trị thực. Nhưng trong
thiết kế, điều này là chấp nhận được.

Hệ số sử dụng Ksd:
Là tỉ số của phụ tải tính tốn trung bình với cơng suất đặt hay cơng suất định mức của thiết
bị trong một khoảng thời gian khảo sát (giờ, ca, hoặc ngày đêm,…)

+ Đối với một thiết bị:

Ksd =

Ptb
Pdm
n

+ Đối với một nhóm thiết bị:

Ptbi
Ptb 
i 1
Ksd =
=
Pdm n P


i 1

dmi

Hệ số sử dụng nói lên mức sử dụng, mức độ khai thác cơng suất của thiết bị trong khoảng
thời gian cho xem xét
Hệ số đồng thời Kđt:
Là tỉ số giữa cơng suất tác dụng tính tốn cực đại tại nút khảo sát của hệ thống cung cấp

điện với tổng các cơng suất tác dụng tính tốn cự đại của các nhóm hộ tiêu thụ riêng biệt
(hoặc các nhóm thiết bị) nối vào nút đó:

Kđt =

Ptt
n

P
i 1

SVTH: Nguyễn Văn Duy

tti

MSSV: 0851030014

Trang 10


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Hệ số đồng thời phụ thuộc vào số các phần tử n đi vào nhóm
Kđt = 0.9  0.95 khi số phần tử n = 2  4
Kđt = 0.8  0.85 khi số phần tử n = 5 10
Phương pháp tính phụ tải tính toán:
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để tính toán phụ tải tính toán (PTTT), dựa trên cơ sở
khoa học để tính toán phụ tải điện và được hoàn thiện về phương diện lý thuyết trên cơ sở

quan sát các phụ tải điện ở hộ tiêu thụ điện đang vận hành.
Thông thường, những phương pháp tính toán đơn giản, thuận tiện lại cho kết quả không thật
chính xác, còn muốn chính xác cao thì phải tính toán lại phức tạp. Do vậy, tùy theo giai
đoạn thiết kế thi công và yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp tính toán cho thích hợp.
Nguyên tắc chung để tính PTTT của hệ thống là tính từ thiết bị điện ngược trở về nguồn,
tức là được tiến hành từ bậc thấp đến bậc cao của hệ thống cung cấp điện, và ta chỉ cần tính
toán tại các điểm nút của hệ thống điện.
Mục đích của việc tính toán phụ tải điện tại các nút nhằm:
- Chọn tiết diện dây dẫn của lưới cung cấp và phân phối điện áp từ dưới 1000V trở lên.
- Chọn số lượng và công suất máy biến áp.
- Chọn tiết diện thanh dẫn của thiết bị phân phối
- Chọn các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ.
Tính toán phụ tải tính toán Ptt theo hệ số sử dụng Ksd và Kđt:
Dòng điện định mức của từng thiết bị:
Áp dụng công thức :

I dm 

Pdm .10 3
3.U dm . .Cos

Dòng điện làm việc của từng thiết bị:
Ib = Iđm .Ksd
Dòng điện tải trong các dây dẫn :
Ib (tổng) = Kđt . Ib
Phương pháp tính toán Ptt hệ số sử dụng Ksd
n

Ptt = kdt *  k ui Pdmi


(W)

i 1

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 11


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp
Qtt = Ptt * tg 

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

(VAR)

cos tb = cos (arctan(Qtt/Ptt))
Việc xác định Kđt (hệ số đồng thời) đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết về lưới và điều kiện vận
hành của từng tải riêng biệt trong lưới do vậy khó có thể cho giá trị chính xác cho mọi
trường hợp.

II. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI :
Phương pháp tính toán:
Chọn nguồn sáng:
Nguồn sáng có rất nhiều loại ta có thể phân loại theo :
Công suất tiêu thụ.
Điện áp sử dụng.
Hình dạng và kích thước.

Tính năng kỹ thuật của nguồn sáng.
Trong nhà ở và công trình cũng như trong các gian phòng sản xuất của nhà máy, xí nghiệp,
nguồn chiếu sáng thường là bóng đèn nung sáng hoặc bóng đèn huỳnh quang.
Giữa 2 loại nguồn bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn nung sáng thì thường được so sánh
về độ rọi (bình thường bóng đèn huỳnh quang có độ rọi cao hơn) và định suất năng lượng
tiêu thụ.
Bóng đèn huỳnh quang có ánh sáng tốt cho việc quan sát, nhìn nhận các vật thể nhất là
trong trường hợp các vật thể cần phân biệt có kích thước nhỏ, tinh vi, hoặc cần dùng màu
sắc ánh sáng để nâng cao năng suất công tác. Mặt khác, khi làm việc trong môi trường có sử
dụng đèn huỳnh quang còn đảm bảo được an toàn lao động. Bóng đèn huỳnh quang có sự
phát sáng tốt giống với ánh sáng tự nhiên và tạo được độ rọi cao mà tiêu thụ công suất điện
không lớn lắm.
Nên dùng nguồn sáng là bóng đèn huỳnh quang ở những vị trí sau :
-

Trong các phòng thường xuyên có nguời nhưng thiếu ánh sáng tự
nhiên.

-

Trong các phòng có yêu cầu trang trọng.

-

Trong các phòng cần phân biệt chính xác về màu sắc.

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014


Trang 12


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp
-

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Trong các phòng, gian sản xuất có yêu cầu cường độ nhìn cao trong
một thời gian lâu hoặc cần tạo điều kiện tốt cho việc quan sát.

Lựa chọn hệ thống chiếu sáng:
Để thiết kế hệ thống chiếu sáng, thường sử dụng các phương thức sau:
-

Hệ 1 : Hệ chiếu sáng chung, không những bề mặt được chiếu sáng mà
cả phòng nói chung cũng được chiếu sáng. Trong trường hợp nay đèn
được đặt ngay dưới trần, có bề cao cách sàn tương đối lớn. Trong
phương thức này có 02 phương pháp đặt đèn là chung đều và khu vực.

-

Hệ 2 : Hệ chiếu sáng hỗn hợp gồm các đèn được đặt trực tiếp tại chỗ
làm việc và các đèn dùng chiếu sáng chung để khắc phục sự phân bố
không đều của huy độ.

Lựa chọn giữa hệ chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp là 01 bai toán tương đối phức
tạp. Kết quả của nó dựa vào hàng loạt các yếu tố : tâm lý, kinh tế , cấu trúc và ngành
nghề…
Chọn thiết bị chiếu sáng:

Sự lựa chọn thiết bị chiếu sáng phải dựa trên các điều kiện sau :
-

Tính chất của môi trường xung quanh.

-

Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng và sự giảm chói.

-

Các phương án kinh tế.

Hạn chế sự loá mắt:
Để đảm bảo hạn chế sự lóa mắt, chiều cao đèn nhỏ nhất cho phép đối với loại đèn nung
sáng hoặc đèn huỳnh quang phải phù hợp với yêu cầu chiếu sáng của từng đối tượng.
Ngoài ra cần chú ý một số điểm sau :
Chiều cao đèn không hạn chế khi:
-

Trong trường hợp đèn bố trí không nằm trong trường nhìn tạo một góc nhỏ
hơn 45o so với đường thẳng nằm ngang.

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 13



Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp
-

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Đèn có chụp kính mờ hoặc chụp mờ khuếch tán trong vùng từ 0 o đến 900 bên
trong lắp bóng đèn nung sáng có công suất nhỏ hơn 60 W.

Trong các phòng thuộc nhà hoặc công trình công cộng:
-

Độ chói bề mặt của đèn không vượt quá 500cd/m2.

-

Trong các lớp học, phòng họp, phòng bệnh nhân, phòng ngủ trẻ em thì độ
chói bề mặt của đèn nhỏ hơn 200cd/m2.

-

Các phòng khác cho phép độ chói bề mặt của đèn nhỏ hơn 300cd/m2.

Lựa chọn độ rọi theo yêu cầu:
Độ rọi là độ sáng tren bề mặt được chiếu sáng. Độ rọi được chọn phải đảm
bảo nhìn rõ mọi chi tiết cần thiết mà mắt nhìn không bị mệt mỏi.
Khi lựa chọn giá trị độ rọi phải dựa trên thang độ rọi, không được chọn giá
trị ngoài thang rọi.
Việc chọn độ rọi theo yêu cầu phụ thuộc vào các yếu tố sau :
-


Loại công việc, kích thước các vật, sự sai biệt của vật và hậu cảnh.

-

Mức độ căng thẳng của công việc.

-

Lứa tuổi người sử dụng.

-

Hệ chiếu sáng, loại nguồn sáng lựa chọn.

Lựa chọn chiếu sáng treo đèn:
Tùy theo đặc điểm đối tượng, loại công việc, loại bóng đèn, sự giảm chói, bề mặt làm việc.
Ta có thể phân bố các đèn sát trần có h' = 0 hoặc cách trần 1 khoảng cách h' nào đó, chiều
cao bề mặt làm việc có thể tren độ cao 0,8 m so với sàn (mặt bàn) hoặc ngay trên sàn tùy
theo công việc. Khi đó độ cao treo đèn so với bề mặt làm việc là:
h'' = H – h' – 0.8
H : Độ cao từ mặt sàn đến trần.

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 14


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp


GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Cần chú ý rằng chiều cao htt đối với đèn huynh quang không vượt quá 4m, nếu không độ
sáng trên bề mặt làm việc sẽ không đủ cung cấp cho công nhân . Còn đối với đèn thủy ngân
cao áp, đèn halogen kim loại nên treo đèn ở độ cao 5 m trở lên để giảm chó
TÍNH TOÁN CỤ THỂ
Phương pháp quang thông:
Phương pháp quang thông xác định độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
Quang Thông Tổng :










ETC  S  D
U

: tổng quang thông rơi trên mặt phẳng làm việc.

Etc: độ rọi theo tiêu chuẩn [lx]
S: diện tích mặt phẳng làm việc [m2]
D: hệ số bù.
U: hệ số sử dụng.
Độ rọi trung bình ban đầu trên bề mặt làm việc:


Etb 

N BoDen  cacden  U
SD

Hệ số sử dụng U xác định phần quang thông của đèn (phát trực tiếp từ đèn và phản
xạ từ các bề mặt) rơi trên mặt phẳng làm việc.
Xác định số bộ đèn:



N BoDen  

BD

BD : quang thông các bóng trong một bộ đèn.
Giới hạn của phương pháp quang thông: Phương pháp quang thông xác định giá trị độ rọi
trung bình chỉ được sử dụng khi các bộ đèn được phân bố đều trong căn phong có các bề
mặt tán xạ. Giá trị độ rọi trung bình được xác định bằng tỷ số quang thông tổng rơi trên

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 15


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp


GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

diện tích bề mặt làm việc. Giá trị trung bình này có thể khác giá trị trung bình tính từ các độ
rọi tại một số điểm.
Phương pháp chỉ số địa điểm:
Chỉ số địa điểm K :
ab
htt  ( a  b)

K

htt: chiều cao h tính toán.
a, b: chiều dài và chiều rộng căn phòng.
Tính hệ số bù:

D

1
1   2

Tỷ số treo:

j

h'
h'  htt

h’: chiều cao từ bề mặt đèn đến trần.

Phương pháp điểm:

-

Phương pháp điểm dùng để xác định lượng quang thông cần thiết của các đèn
nhằm tạo được một độ rọi quy định trên bề mặt làm việc với cách bố trí đèn
tùy ý, nhưng với điều kiện ánh sáng phản xạ không đóng vai trò chủ yếu.

-

Dùng phương pháp điểm cũng có thể tính được độ rọi của một điểm khi đã
biết cách bố trí đèn, chiều cao treo đèn và công suất bóng lắp trong mỗi đèn.

-

Phương pháp điểm dùng để tính toán các trường hợp chiếu sáng hỗn hợp,
chiếu sáng cục bộ,

chiếu sáng bên ngoài và chiếu sáng các mặt phẳng

nghiêng.
Cách 1 : Nguồn sáng điểm
Độ rọi ngang trực tiếp tại một điểm do một nguồn sáng điểm tạo thành

E

I
 cos 3 
2
h

Độ rọi ngang trực tiếp tại một điểm do nhiều nguồn sáng điểm tạo thành


SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 16


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

ETổng = E1 + E2 + ……+ En
Cách 2 : Nguồn sáng dài
Độ rọi tại một điểm do nguồn sáng dài tạo nên có thể sử dụng công thức sau nếu
nguồn sáng là tán xạ và chiều dài ít hơn vài lần chiều cao htt

E

  I
 cos 
21

hoặc:

E

  I
2htt


 cos 2 

I: cường độ ánh sáng của 1 mét chiều dài đèn.
1. CHIẾU SÁNG TẦNG TRỆT
Mặt bằng tầng trệt gồm có :
4 căn hộ loại 1
2 căn hộ loại 2
Hành lang
Phỏng quản lý chung cư
Phòng bảo vệ
1.1

CHIẾU SÁNG CĂN HỘ LOẠI 1 (CÓ 4 CĂN HỘ CÓ CẤU TRÚC GIỐNG

NHAU)
1.1.1 CHIẾU SÁNG PHÒNG KHÁCH
Kích thước phòng
Chiều rộng b = 3.9m
Chiều dài a = 3.9m
Chiều cao h = 4 m
Diện tích S = 15.21m2
Màu sơn
Trần trắng – hệ số phản xạtrần tr = 0,7
Tường màu vàng nhạt – hệ số phản xạ tường t = 0,5

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 17



Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Sàn gỗ vầng sậm – hệ số phản xạ sàn s = 0,3
Độ rọi yêu cầu: Ta chọn ETC = 300 Lx
Chọn hệ chiếu sáng:
Để đảm bảo độ rọi đồng đều trên toàn bộ bề mặt diện tích làm việc ta chọn hệ
chiếu sáng chung đều.
Chọn nhiệt độ màu:
Tm = 2900oK ÷ 4200oK (Dựa theo đồ thị đường cong Kruithof)
Chọn loại bóng đèn:
Chọn loại đèn ống huỳnh quang ánh sáng trắng
P = 36 W
Ra = 85
đèn = 3450 [lm]
Tm = 40000K
Chọn bộ đèn:
Loại : Profil paralume aluminum
Cấp bộ đèn: Cấp C
Ldocmax = 1,4htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các bóng đèn trong
một dãy)
Lngangmax = 1,55htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các dãy đèn)
Số đèn / 1 bộ : 2 bóng / bộ
Quang thông các bóng / bộ : 2 ×3450 [lm]
Hiệu suất :  = 65 %
Phân bố các loại đèn:
Đèn treo sát trần: h’ = 0 ( m )

Chọn độ cao làm việc: h’’ = 0,8 ( m )

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 18


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt = 4 – 0,8 = 3,2 ( m )
Chỉ số địa điểm:

K

3.9  3.9
 0,61
3,2  (3.9  3.9)

Chọn K = 0,6
Hệ số bù:
Chọn hệ số bù: D = 1,25 (phòng ít bụi, đèn huỳnh quang)
Tỷ số treo: Ta có tỷ số treo j = 0 vì h’ = 0 ( Đèn treo sát trần )
Hệ số sử dụng:
K = 0,6
Trần trắng tr = 0,7
Tường màu vàng t = 0,5

Sàn gỗ vàng sậm s = 0,3
Ta tra bảng phụ lục 6, trang 262 sách kỹ thuật chiếu sáng của Dương Lan Hương
ta có :
ud = 0,59 Hệ số sử dụng U = ud ×  = 0,59 × 0,65 = 0,3835
Xác định quang thông tổng:







ETC  S  D 300  15.21 1,25

 14873lm 
U
0,3835

Xác định số bộ đèn:

N Boden 





 BoDen




14873
 2.2
2  3450

Ta chọn: NBoden = 2 bộ
Kiểm tra sai số quang thông :

 % 

N Boden  1boden  

SVTH: Nguyễn Văn Duy





  2  2  3450  14873  100%  7.2%
14873

MSSV: 0851030014

Trang 19


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Độ chênh lệch quang thông thoả phạm vi cho phép (-10% ÷20% )

Độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:

Etb 

N BoDen  cacden  U 2  2  3450  0,3835

 278lx 
SD
15.211,25

 Độ rọi đạt yêu cầu.
Phụ tải tính toán:
Công suất tính toán đèn:
Pttđèn = Nbộđèn × nbóng/bo × (Pđèn + Pbalast)
Pbalast = 20% Pđèn
Cosư = 0,8
Tgư = 0,75
 Pttden  2  2  36  0,2  36  0.172KW 

Công suất phản kháng của đèn:
Qttden  Pttden  tg  172.8  0,75  0.129KVAR

Công suất biểu kiến:
S ttden  P 2 ttden  Q 2 ttden  0.172 2  0.129 2  0.216KVA

1.1.2 CHIẾU SÁNG PHÒNG NGỦ .
Kích thước phòng
Chiều dài a = 3,8 m
Chiều rộng b = 2,8 m
Chiều cao h = 4 m

Diện tích S = 10,64 m2
Màu sơn
Trần trắng – hệ số phản xạ trần tr = 0,7
Tường màu vàng nhạt – hệ số phản xạ tường t = 0,5

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 20


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Sàn nu – hệ số phản xạ sàn s = 0,3
Độ rọi yêu cầu: Ta chọn ETC = 100 Lx
Chọn hệ chiếu sáng:
Để đảm bảo độ rọi đồng đều trên toàn bộ bề mặt diện tích làm việc ta chọn hệ
chiếu sáng chung đều.
Chọn nhiệt độ màu:
Tm = 2900oK ÷ 4200oK (Dựa theo đồ thị đường cong Kruithof)
Chọn loại bóng đèn:
Chọn loại đèn ống huỳnh quang ánh sáng trắng
P = 36 W
Ra = 53
đèn = 3000 [lm]
Tm = 29500K
Chọn bộ đèn:

Loại : Profil paralume aluminum
Cấp bộ đèn: Cấp E
Ldocmax = 1,55htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các đèn trong một
dãy)
Lngangmax = 2htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các dãy đèn)
Số đèn / 1 bộ : 1 bóng / bộ
Quang thông các bóng / bộ : 3000 [lm]
Hiệu suất :  = 62 %
Phân bố các loại đèn:
Đèn treo sát trần: h’ = 0 ( m )
Chọn độ cao làm việc: h’’ = 0,8 ( m )
Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt = 4 – 0,8 = 3,2 ( m )
Chỉ số địa điểm:

K

3.8  2.8
 0,5
3,2  (3.8  2.8)

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 21


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình


Chọn K = 0,6
Hệ số bù:
Chọn hệ số bù: D = 1,25 (phòng ít bụi, đèn huỳnh quang)
Tỷ số treo: Ta có tỷ số treo j = 0 vì h’ = 0 ( Đèn treo sát trần )
Hệ số sử dụng:
K = 0,6
Trần trắng tr = 0,7
Tường màu vàng t = 0,5
Sàn nu s = 0,3
Ta tra bảng phụ lục 6, trang 263 sách kỹ thuật chiếu sáng của Dương Lan Hương
ta có :
ud = 0,45  Hệ số sử dụng U = ud ×  = 0,45 × 0,62 = 0.279
Xác định quang thông tổng .







ETC  S  D 100 10.64 1,25

 4767lm 
U
0,279

Xác định số bộ đèn:

N Boden 






 BoDen



4767
 1.6
1  3000

Ta chọn NBoden = 2 bộ
Ta phân bố các bộ đèn làm 01 dãy
Độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc phịng ngủ:

Etb 

N BoDen  cacden  U 2 1 3000  0,279

 125lx 
SD
10.64 1,25

 Độ rọi đạt yêu cầu.
Phụ tải tính toán:
Công suất tính toán đèn:
Pttđèn = Nbộđèn × nbóng/bo × (Pđèn + Pbalast)
Pbalast = 20% Pđèn

Cosư = 0,8
Tgư = 0,75
 Pttden  2  1  36  0,2  36  0.086KW 

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 22


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Công suất phản kháng của đèn:
Qttden  Pttden  tg  86.4  0,75  0.064KVAR

Công suất biểu kiến:
S ttden  P 2 ttden  Q 2 ttden  0.086 2  0.064 2  0.108KVA

1.1.3 CHIẾU SÁNG PHÒNG BẾP .
Kích thước phòng
Chiều dài a = 3.8m
Chiều rộng b = 3m
Chiều cao h = 4 m
Diện tích S = 11.4m2
Màu sơn
Trần trắng – hệ số phản xạtrần tr = 0,7
Tường màu vàng nhạt – hệ số phản xạ tường t = 0,5

Sàn gỗ vàng sậm – hệ số phản xạ sàn s = 0,3
Độ rọi yêu cầu: Ta chọn ETC = 200 Lx
Chọn hệ chiếu sáng:
Để đảm bảo độ rọi đồng đều trên toàn bộ bề mặt diện tích làm việc ta chọn hệ
chiếu sáng chung đều.
Chọn nhiệt độ màu:
Tm = 2900oK ÷ 4200oK (Dựa theo đồ thị đường cong Kruithof)
Chọn loại bóng đèn:
Chọn loại đèn ống huỳnh quang ánh sáng trắng
P = 36 W
Ra = 85
đèn = 3450 [lm]
Tm = 40000K
Chọn bộ đèn:
Loại : Profil paralume aluminum
Cấp bộ đèn: Cấp E

SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 23


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Ldocmax = 1,55htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các bóng đèn trong
một dãy)

Lngangmax = 2htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các dãy đèn)
Số đèn / 1 bộ : 1 bóng / bộ
Quang thông các bóng / bộ : 1 ×3450 [lm]
Hiệu suất :  = 62 %
Phân bố các loại đèn:
Đèn treo sát trần: h’ = 0 ( m )
Chọn độ cao làm việc: h’’ = 0,8 ( m )
Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt = 4 – 0,8 = 3,2 ( m )
Chỉ số địa điểm:

K

3  3.8
 0.52
3,2  (3.8  3)

Chọn K = 0.6
Hệ số bù:
Chọn hệ số bù: D = 1,25 (phòng ít bụi, đèn huỳnh quang)
Tỷ số treo: Ta có tỷ số treo j = 0 vì h’ = 0 ( Đèn treo sát trần )
Hệ số sử dụng:
K = 0.6
Trần trắng tr = 0,7
Tường màu vàng t = 0,5
Sàn vàng sậm s = 0,3
Ta tra bảng phụ lục 6, trang 262 sách kỹ thuật chiếu sáng của Dương Lan Hương
ta có :
ud = 0,45 Hệ số sử dụng U = ud ×  = 0,45 × 0,62 = 0,279
Xác định quang thông tổng:








ETC  S  D 200 11.4 1,25

 10215lm 
U
0,279

Xác định số bộ đèn:

N Boden 





 BoDen

SVTH: Nguyễn Văn Duy



10215
 2.96
1 3450


MSSV: 0851030014

Trang 24


Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Công Nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Thị Thanh Bình

Ta chọn: NBoden = 3 bộ
Kiểm tra sai số quang thông :

 % 

N Boden  1boden  





  3  1  3450  10215  100%  1.3%
10215

Độ chênh lệch quang thông thoả phạm vi cho phép (-10% ÷20% )
Độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:

Etb 

N BoDen  cacden  U 3 1 3450  0,279


 203lx 
SD
11.4 1,25

 Độ rọi đạt yêu cầu.
Phụ tải tính toán:
Công suất tính toán đèn:
Pttđèn = Nbộđèn × nbóng/bo × (Pđèn + Pbalast)
Pbalast = 20% Pđèn
Cosư = 0,8
Tgư = 0,75
 Pttden  3  1  36  0,2  36  0.13KW 

Công suất phản kháng của đèn:
Qttden  Pttden  tg  129.6  0,75  0.097KVAR

Công suất biểu kiến:
S ttden  P 2 ttden  Q 2 ttden  0.13 2  0.097 2  0.162KVA

1.1.4 Chiếu sáng phòng WC
Do diện tích phòng WC nhỏ nên ta chon luôn mỗi phòng lắp 1 bộ đèn
Chọn bộ đèn:
Loại : Profil paralume aluminum
Cấp bộ đèn: Cấp E
Ldocmax = 1,55htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các bóng đèn trong
một dãy)
Lngangmax = 2htt (khoảng cách tối đa cho phép giữa các dãy đèn)
Số đèn / 1 bộ : 1 bóng / bộ
Quang thông các bóng / bộ : 1×3450 [lm]
Hiệu suất :  = 62 %


SVTH: Nguyễn Văn Duy

MSSV: 0851030014

Trang 25


×