Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

de cuong cong nghe vat lieu kim loai rbl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.79 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: Công nghệ vật liệu

1. Sản xuất vật liệu kim loại

Phân biệt gang và thép. Vẽ cấu tạo lò cao, chỉ ra 4 vùng cơ bản của lò. Giải thích
chức năng cơ bản của mỗi vùng. Các phản ứng quan trọng nhất xảy ra trong lò cao.
Phản ứng này thu nhiệt hay toả nhiệt.
Quá trình hóa lý cơ bản trong luyện thép có dùng gang trong phối liệu. Lấy ví dụ
luyện thép trong lò điện hồ quang để chứng minh.
Dạng tồn tại của S trong thép; Điều kiện khử lưu huỳnh trong thép
Dạng tồn tại của P trong thép; Điều kiện khử phôtpho trong thép
Có thể khử đồng thời P và S trong thép được không? Tại sao?
Dạng tồn tại của oxy trong thép; công nghệ khử oxy cho thép; Người ta đưa quặng
sắt vào thép lỏng trong quá trình luyện thép để làm gì ? Giải thích các quá trình đó.
Vẽ giản đồ Al-Si, chỉ ra hợp kim có thành phần 8%Si và vẽ tổ chức của hợp kim
này.
Thành phần và cấu tạo Stên đồng; Tại sao trước khi luyện Cu phải luyện ra stên
đồng? Tạp chất cơ bản trong quá trình luyện đồng là gì ? Công nghệ khử các tạp chất
đó.
Công nghệ sản xuất nhôm băng phương pháp Bayer; Có thể sản xuất trực tiếp nhôm
từ quặng nhôm được không? Tại sao? Nhôm sạch và nhôm kỹ thuật khác nhau ở những
điểm nào? làm thế nào để sản xuất được nhôm sạch?
2. Công nghệ đúc.
Cấu tạo khuôn đúc, vai trò của các bộ phận trong khuôn đúc; Cấu tạo thỏi đúc và
chiều dày đông đặc; ứng suất nhiệt trong vật đúc và các phương pháp phòng ngừa; Vai
trò của vòng tròn nhiệt và hướng đông của vật đúc. Đặt đậu ngót ở đâu? Đúc áp lực
thấp, đúc li tâm, đúc mẫu cháy, đúc mẫu chảy: nguyên lý và đặc điểm.

3. Gia công biến dạng kim loại

Khái niệm biến dạng dẻo và sự hoá bền; Sự xuất hiện ứng suất dư trong chi tiết


bằng kim loại khi gia công áp lực, tác hại và các phương pháp khử ư /s dư ; Các định
luật cơ bản liên quan đến gia công kim loại bằng áp lực;
Nguyên lí cán kim loại, điều kiện cán ăn và ảnh hưởng của đường kính trục cán đến
chất lượng bề mặt chi tiết cán; Kéo kim loại: sơ đồ nguyên lí, cấu tạo và vật liệu làm
khuôn kéo dây; ép chảy: nguyên lý và ứng dụng;

4. Vật liệu kim loại bột.

Phương pháp chế tạo bột kim loại: so sánh về chất lượng và công nghệ; Cân bằng
lực trong qúa trình ép bột; Nguyên lý và tác dụng của thiêu kết, các hiện tượng xảy ra
khi thiêu kết kim loại bột;

5. Công nghệ hàn

Cấu tạo mối hàn, vật hàn dễ bị biến cứng, giải thích; Cấu tạo que hàn; Hàn hồ
quang điện cực kim loại có vỏ bọc và hàn hồ quang dưới lớp xỉ bảo vệ: nguyên lí và
công nghệ; Hàn hồ quang điện cực không tiêu dưới lớp khí bảo vệ;
Cấu tạo ngọn lửa khí hàn và ứng dụng. Phân biệt hàn đồng và hàn thiếc.


6. Vật liệu tổ hợp.

Khái niệm về vật liệu composit: định nghĩa, thành phần và cấu tạo; Nhựa và các đặc
tính khi dùng làm vật liệu trong compozit; Cốt dạng sợi: đặc điểm và chủng loại; Các
công nghệ xử lí cốt sợi trong compozit nền Al cốt sợi;

7. Xử lý bề mặt vật liệu

Nhiệt luyện bề mặt chi tiết; Hóa nhiệt luyện
Anot hóa bề mặt;


BÀI TẬP
I. Dùng công thức sau đây để định nghĩa chiều sâu lớp thấm cacbon:
C( x ) − Co

 x
= 1 − erf 
C S − Co
 2 Dt





Biết cách tính chiều sâu lớp thấm phụ thuộc thời gian và và thời gian thấm để đạt 1
chiều dày xác định.
II. Vật đúc A có kích thước a.b.c (m). Một vật đúc B khác cùng vật liệu cùng chiều dài
và cùng diện tích thiết diện, nhưng hình dạng thiết diện vật B khác vật A. Cả hai vật
đều đúc trong khuôn cát. Biết vận dụng công thức t = C.(V/A)2 trong các trường hợp
khác nhau. Cách tính toán đậu ngót.
III. Biết cách xây dựng giản đồ Ellingham trên cơ sở nhiệt động học các phản ứng.
Biết các giảI thích các phản ứng xảy ra với các điều kiện nhiệt độ và hàm lượng khác
bhau..
IV. Ép bột sắt trong khuôn kim loại có hệ số ma sát = 0,1 và coi hệ số Poisson B
0,5. Trạng thái ép nguội, một chiều. Xác định tỉ lệ cực đại giữa chiều sâu và bán kính
chi tiết ép (h/r), xác định tỉ số lực Pmin/P0 trong các trường hợp cụ thể.
V. Đúc một thỏi thép để cán trong 3 loại khuôn:
a. khuôn cát
b. trong khuôn kim loại
c. trong khuôn đúc liên tục.

Vẽ cấu tạo các khuôn đó. So sánh chất lượng kim loại và hiệu quả kinh tế.
VII. Anh chị hiểu gì về công thức cân bằng nhiệt:
RHW = f1f2RH = Um.Rwv


Trong công nghệ hàn hồ quang?

Người soạn đề cương

PGS Nguyễn Hữu Dũng



×