Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1a1 trường tiểu học lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.91 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết đề tài:
- Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài
người” (Lê Nin). “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác).
- Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng
của ngôn ngữ đã được nghiên cứu sâu thông qua kỹ năng đọc trong phân môn
Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường .
- Có đọc thông thì mới viết thạo. Chúng ta đều biết rằng, môn Tiếng Việt ở tiểu
học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Song mục tiêu
của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng
và viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và
tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học
tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
- Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt các em sẽ
có điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc học môn Tiếng Việt
sẽ góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho học sinh những kiến
thức về Tiếng Việt, về tự nhiên xã hội, về con người, về văn hoá, văn học của
Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt
và hình thành nên nhân cách con người Việt Nam.
- Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy lớp 1A1. Trong quá trình giao
tiếp các em thường mắc các lỗi phát âm như sai về âm, vần, tiếng, từ; không
hiểu hết nghĩa của từ (hoặc hiểu sai) nên thường dùng sai từ để biểu đạt; các em
thường mắc phải lỗi phát âm như bỏ bớt một âm trong tiếng…Chính vì những lý
do đó nên tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Rèn đọc cho học sinh yếu
lớp 1A1 Trường Tiểu học Lê Lợi năm học 2016 - 2017” để giúp đỡ các em có
thể đọc tốt hơn khi học bộ môn Tiếng Việt.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Giúp học sinh:
1



+ Hình thành, rèn luyện và vận dụng được kiến thức vào thực hành.
+ Đọc chuẩn các âm, vần, tiếng, từ, câu và đọc trơn thành thạo.
+ Có thể “đọc – hiểu” được kiến thức của tất cả các môn học.
+ Đọc thông viết thạo.
+ Giao tiếp tốt.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1a1 trường Tiểu học Lê Lợi – Thị Xã Buôn Hồ.
- Nghiên cứu các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải.
- Các biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Phân môn học vần lớp 1.
- Một số tài liệu tham khảo khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp quan sát.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
a. Cơ sở tâm lí học :
- Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây hoạt
động chủ đạo của trẻ sẽ chuyển từ hoạt động vui chơi ở giai đoạn mẫu giáo sang
một loại hoạt động mới đó là hoạt động học tập. Sự chuyển đổi hoạt động chủ
đạo này có tác động lớn đến tâm lý của trẻ. Những thay đổi về tâm sinh lý của
trẻ lớp 1 là hình thành khả năng tư duy bằng tín hiệu những tín hiệu này thay thế
ngữ âm. Ở độ tuổi 6-7 tuổi khả năng phân tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ
đây các em có khả năng tập tách từ thành tiếng, thành âm và chữ .

2


b. Cơ sở ngôn ngữ học của việc rèn kỹ năng đọc .
- Kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của
kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận
biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép
chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được
một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn…
- Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu
không những thế các em còn phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu
các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và
các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu , bài mà các em viết.
2. Thực trạng của vấn đề rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1:
Vào đầu năm học khi được phân công dạy lớp 1A1 tôi đã nghiên cứu và
nhận thấy được những mặt thuận lợi có thể giúp các em học Tiếng Việt tốt như:
- Đa số học sinh trong lớp tôi đều ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- Các em đều chăm học, chuyên cần, luôn tích cực học tập, ham học hỏi.
- Học sinh trong lớp luôn tích cực thi đua để học tốt như thường xuyên phát
biểu xây dựng bài, các em luôn chủ động nói lên ý kiến của mình trong giờ học.
- Hầu như các em đã học qua lớp mẫu giáo.
- Hệ thống sách giáo khoa cụ thể, chi tiết từng nội dung bài học, kênh hình, kênh
chữ đẹp, sinh động.
- Trong năm học vừa qua Trường Tiểu học Lê Lợi đã được Câu lạc bộ 2030 trao
tặng một thư viện với đầy đủ trang thiết bị và các đầu sách, báo, truyện… tạo
điều kiện cho các em có cơ hội trau dồi thêm vốn Tiếng Việt của mình.
- Có sự giúp đỡ và phối kết hợp của các Đoàn thể trong nhà trường về việc rèn
kĩ năng đọc cho học sinh như tổ chức các cuộc thi văn nghệ nhân dịp các ngày
lễ, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hàng tuần (trước cờ), tham
gia cuộc thi “Giao lưu Tiếng Việt” cấp trường và cấp thị xã để tạo điều kiện cho

học sinh có cơ hội cọ xát, giao thoa ngôn ngữ của mình.

3


- Phụ huynh luôn quan tâm đến tình học tập của các em như thường xuyên kèm
cặp các em khi ở nhà; thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi
về tình hình học tập của các cháu.
- Có sự đồng thuận giữa các đoàn thể trong và ngoài trường của các giáo viên bộ
môn và của hội cha mẹ học sinh.
- Ngoài ra chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến học sinh trong trường
như thường xuyên trao tặng các suất quà cho các em nghèo học giỏi để động
viên khích lệ các em.
Bên cạch những thuận lợi mà tôi đã nêu trên thì vẫn còn một số mặt hạn chế
như:
- Ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi, hầu hết các em chưa
được làm quen với bảng chữ cái Tiếng Việt. Chính vì thế vào đầu năm học khi
tôi thực hiện khảo sát bảng chữ cái của các em trong lớp thì thu được kết quả
như sau:
- Tống số học sinh trong lớp: 32 em
• Học sinh không nhận biết được chữ cái nào: 1 em
• Học sinh nhận biết được từ 5 – 8 chữ cái: 8 em
• Học sinh nhận biết được từ 10 – 15 chữ cái: 10 em
• Học sinh nhận biết được 15 - 20 chữ cái: 5 em
• Học sinh nhận biết được hết bảng chữ cái: 8 em
- Vừa bước vào lớp 1 ở trường tiểu học nên các em còn rất nhiều rụt rè, bỡ ngỡ.
Việc làm quen với vần, tiếng, từ đối với các em thật khó khăn. Vì các em chưa
học vần, tiếng, từ nên việc phát âm chuẩn cho các em rất khó.
- Các em không hiểu rõ nghĩa của từ nên trong quá trình diễn đạt các em khó
nói rõ được ý của mình hoặc dùng từ chưa phù hợp với câu muốn nói.

- Giáo viên nhà ở xa nên thời gian rất ít để rèn đọc cho các em.
- Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh không được
thường xuyên, liên tục.

4


- Thư viện còn thiếu rất nhiều trang thiết bị dạy học, sách tham khảo và các loại
tài liệu khác…
- Là một địa phương thuần nông nên điều kiện kinh tế còn khó khăn chính điều
đó làm cho các em ít có điều kiện để tiếp xúc với sách, báo, truyện … làm cho
các em ít có cơ hội đọc Tiếng Việt.
- Trên đây là thực trạng về vấn đề đọc Tiếng Việt của học sinh lớp tôi. Với sự
hiểu biết của bản thân tôi mong muốn đem những kiến thức và kinh nghiệm của
mình vào việc rèn đọc cho học snh yếu lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trong lớp.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp:
- Giúp các em hình thành, rèn luyện và vận dụng được kiến thức vào thực hành.
Đọc chuẩn các âm, vần, tiếng, từ, câu và đọc trơn thành thạo. Có thể “đọc –
hiểu” được kiến thức của tất cả các môn học và các loại tài liệu khác. Đọc thông
viết thạo từ đó giúp các em tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
b. Nội dung và cách thực hiện của giải pháp - biện pháp:
* Nội dung các giải pháp, biện pháp:
- Sửa lỗi phát âm.
- Luyện tập theo mẫu.
- Luyện tập thường xuyên.
- Tập hát.
- Trực quan sinh động.
- Tổ chức kiểm tra thông qua các trò chơi.

- Tăng thời lượng Tiếng Việt.
- Thực hiện chương trình “Đôi bạn cùng tiến”
* Cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Để giúp học sinh yếu trong lớp đọc Tiếng Việt tốt hơn, trong suốt quá trình
lên lớp tôi đã áp dụng một số biện pháp:
+ “tre ngà” đọc thành “che ngà” lẫn lộn giữa hai âm tr/ch hay “nam” đọc thành
“lam” lẫn lộn giữa n/l. Khi học sinh đọc sai các âm này tôi sẽ hướng dẫn bằng
5


cách mô tả vị trí của lưỡi và phương thức cấu âm của âm các em đọc sai (vừa
mô tả vừa cho học sinh thực hành). Đối với âm “ tr ” khi phát âm đầu lưỡi uốn
chạm vào vòm cứng, lưỡi bật ra, không có tiếng thanh. Đối với âm “ ch ” lưỡi
trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh. Với âm “ n ” đầu lưỡi chạm
lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. Còn với âm “ l ” lưỡi cong lên chạm lợi,
hơi thoát ra ở miệng.
+ “liên” đọc thành “lên” bỏ âm “i” hay “đường” đọc thành “đờng” bỏ âm “ư” lỗi
bỏ bớt một âm trong tiếng khi đọc hoặc nói. Đối với trường hợp này tôi sẽ
hướng dẫn bằng cách cho các em đánh vần lại tiếng đó (đánh vần chậm) để các
em ghi nhớ được lần lượt thứ tự các âm trong tiếng ( l - i- ê - n

liên) từ đó

giúp các em nhớ và sẽ không bỏ sót âm khi đọc.
- Với các học sinh trong lớp hay lẫn lộn giữa các âm trên tôi còn sửa cho các em
bằng cách luyện theo mẫu để giúp các em nhớ lâu hơn. Cho các em luyện phân
biệt l / n bằng cách nói những từ ngữ, câu tập trung nhiều phụ âm l / n.
Ví dụ:
nước non, nôm na, nườm nượp.
lấp ló, lơ là, lũ lượt.

Năm nay mùa nước nổi.
Đi Hà Nội mua cái nồi nấu cơm nếp.
Tôi còn chọn những từ có l / n đứng cạnh nhau. Ví dụ: lại nói, lúa non, nắng lên,
nóng lòng, nương lúa ....
Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, nói lắp có thể cho học sinh đọc nhanh các
từ hoặc câu sau:
Ví dụ:
Khuếch khoác, nguệch ngoạc.
Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
Chăn rách giặt sạch vắt cành chanh.
Khi luyện đọc theo mẫu (có sẵn) những nội dung trên tôi luôn luôn cho học sinh
luyện đọc cá nhân để kiểm tra và sửa sai kịp thời những học sinh đọc chưa đúng.

6


Tôi hạn chế việc đọc nhóm, đồng thanh vì như vậy sẽ tạo cơ hội cho một số em
chưa đọc được đọc theo bạn (đọc vẹt).
- Ngoài ra tôi còn cho các em luyện tập thường xuyên để tránh mắc lại những lỗi
sai trên. Ngoài việc giúp các em sửa trong giờ học tôi còn thường xuyên nhắc
nhở học sinh phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin
trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy
cô, bạn bè. Tôi dành thời gian vào 15 phút đầu giờ học, giờ ra chơi hoặc cuối giờ
học nếu các em vẫn đọc chưa tốt tôi sẽ ra thêm một số bài tập về nhà có liên
quan đến những từ em hay đọc sai rồi nhờ phụ huynh giúp đỡ kèm cặp thêm ở
nhà. Tôi luôn động viên các em cố gắng nhiều, phải luôn luôn có ý thức luyện
phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Khuyến khích các em
đến thư viện của trường để mượn thêm các loại sách tham khảo, truyện tranh,
báo Măng non, thậm chí động viên các em mượn thêm sách Tiếng Việt của các
khối lớp khác để đọc thêm (đọc bài tập đọc).

- Một biện pháp nữa mà tôi sử dụng để rèn đọc cho học sinh trong lớp đó là tập
hát cho các em. Trong tuần chỉ có một tiết âm nhạc nên tôi luôn phối hợp với cô
giáo dạy bộ môn âm nhạc kiểm tra những em hay đọc sai, hát sai để chỉnh sửa
luôn cho các em.
Ví dụ: học bài hát “Quê hương tươi đẹp”
Quê hương em biết bao tươi đẹp (qê hơng, tơi)
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây (l/n)
Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về (mù, tơi, tr/ch)
Ngàn lời ca vui mừng chào đón (l/n)
Thiết tha tình quê hương.

(qê hơng)

Trong bài hát trên có một số từ các em dễ hát sai mà tôi đã gạch chân. Trong quá
trình các em hát nếu phát hiện ra có học sinh hát sai tôi sẽ chỉnh sửa luôn cho em
đó. Ngoài ra tôi còn khuyến khích các em tập hát vào 15 phút đầu giờ (hát cá
nhân) có quà tặng để động viên các em. Trong quá trình hát tôi sẽ kiểm tra được
tỉ mỉ những lỗi sai mà các em thường mắc phải, phát hiện thêm lỗi mới (nếu có)
để chỉnh luôn cho học sinh. Đồng thời có biện pháp uốn nắn kịp thời các em.
7


- Để bài giảng của mình phong phú, đa dạng hơn giúp học sinh dễ hiểu và nhớ
lâu tôi còn sử dụng các vật thật hoặc tranh, ảnh để làm mẫu.
Ví dụ: Bài học hôm nay có chủ đề về biển nhưng học sinh trong lớp đều là
người đồng bào dân tộc miền núi nên chắc chắn các em chưa có cơ hội nhìn thấy
biển. Chính vì vậy tôi sẽ đưa ra các hình ảnh vẽ về biển cho học sinh quan sát, từ
việc quan sát hình ảnh các em sẽ hình thành sơ lược được khái niệm biển. Sau
đó có thể đưa thêm các hình về ao, hồ, sông, suối,… nhằm giúp các em thấy
được sự khác nhau giữa biển và hồ, ao, sông …từ đó giúp các em nhớ lâu hơn

và tránh bị nhầm lẫn.
- Trong các giờ học vần tôi luôn lồng ghép thêm trò chơi học tập để tránh nhàm
chán và thông qua các trò chơi này tôi có thể kiểm tra tỉ mỉ, phát hiện ra những
em đọc yếu, phát âm sai để kịp thời uốn nắn.
Ví dụ:
Hôm nay lớp tôi học bài học vần: UÔNG - ƯƠNG
Sau khi dạy xong vần uông tôi sẽ tổ chức trò chơi mang tên “Vần UÔNG bí ẩn”.
Tôi sẽ chuẩn bị trước các tờ phiếu trong đó có ghi sẵn các tiếng đã học. Sau đó
yêu cầu các em tìm ra những tiếng có chứa vần uông, khi tìm xong yêu cầu em
đó đọc to tiếng mà mình vừa tìm được để kiểm tra xem em đó đã tìm đúng tiếng
chứa vần uông chưa, nếu tìm đúng thì có đọc đúng không. Nhờ biện pháp này
mà tôi đã kịp thời phát hiện ra những em đọc yếu, đọc sai trong lớp để có biện
pháp giúp đỡ đúng lúc.
- Những năm gần đây khối lớp 1 tại trường tôi đang thực hiện dạy theo đề án
“Tăng cường thời lượng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” tức là sẽ giảm
thời lượng các môn phụ để tăng thời gian dạy môn chính lên. Đặc biệt là môn
Tiếng Việt trước đây chúng tôi chỉ dạy 2 tiết / bài học vần nhưng bây giờ tôi dạy
3 tiết / bài nhờ vậy không những mỗi bài học sẽ được dạy kĩ hơn mà còn giúp
cho tôi có thời gian kèm cặp hướng dẫn các em đọc yếu. Nằm trong đề án này
Sở GD & ĐT tỉnh ĐăkLăk đã biên soạn ra bộ sách bài tập bổ trợ Tiếng Việt dành
cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3. Nhờ những bài tập gần gũi, sinh động

8


trong bộ sách này mà các học sinh trong lớp tôi đã đam mê học Tiếng Việt hơn,
các em chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để làm bằng được các bài tập.
- Ngoài những biện pháp trên tôi còn kết hợp với Tổng phụ trách Đội thực hiện
tốt chương trình “Đôi bạn cùng tiến”. Tôi sẽ phân công 2 em làm một nhóm (2
em này ở gần nhà nhau) trong đó có một em đọc tốt, em này sẽ chịu trách nhiệm

hướng dẫn, giúp đỡ em đọc yếu. Cứ qua một thời gian, tôi sẽ kiểm tra sự tiến bộ
của các nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Bằng những biện pháp thực hiện như trên kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy
tận tâm với nghề, trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp 1A1, tôi đã thu được
những kết quả đáng kể.
c. Mối quan hệ giữa giải pháp – biện pháp:
- Giữa giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn hỗ
trợ cho nhau cùng hướng tới một mục đích là rèn đọc cho học sinh yếu. Từ việc
sửa lỗi phát âm cho học sinh đến việc luyện tập theo mẫu rồi tập hát cho học
sinh . Từ sử dụng các tranh, ảnh trực quan, lồng ghép thêm các trò chơi vào tiết
học đến việc dạy theo đề án tăng thời lượng Tiếng Việt phải luôn được thực hiện
một cách thống nhất, đồng bộ và nhịp nhàng. Từ đó giúp cho công tác dạy và
học ngày càng được phát triển.
d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm - giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
- Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên thì lớp học của tôi đã thu được
một số kết quả tích cực như sau:
Tổng
số

Không biết Nhận biết chữ
chữ cái nào

cái chậm

học
Đầu năm
Giữa kì II

sinh

9em
9 em

Đọc trơn và
nhận biết được
chữ cái

2 em
0 em

6 em
1 em
9

1 em
5em

Đọc trơn và
nhận biết
chữ cái tốt
(đọc diễn
cảm)
0em
3 em


- Khi bước vào học phần luyện tập tổng hợp của học kì II số học sinh yếu bước
đầu đã đọc trơn tốt song cũng có 1 – 2 em đôi lúc phải đánh vần.
- Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh chăm
chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc

rõ ràng, lưu loát, nhiều em còn biết đọc diễn cảm.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trên đây là những biện pháp tôi đã áp dụng trong năm học 2016 – 2017 về
công tác rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1 và đã thu được những kết quả đáng kể
như đại số các em đều đã biết đọc, viết. Các em đã phát âm chuẩn hơn rất nhiều
so với đầu năm học.
- Trong một thời gian ngắn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi
biết bản thân vẫn còn thiếu sót nhiều. Kính mong đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo góp ý để tôi có thêm hành trang trong công tác giảng dạy cũng như thêm
kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1.
2. Kiến nghị:
- Để cuối năm hạn chế được tối đa số học sinh đọc yếu ở lớp 1 tôi có một số
kiến nghị như sau:
+ Về phía lãnh đạo các cấp:
- Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về trang thiết bị dạy học cho các trường.+
Về phía BGH nhà trường:
- Đầu tư thêm tài liệu, sách, báo, truyện thêm cho thư viện.
- Mở thêm các chuyên đề về việc rèn đọc cho học sinh đặc biệt là các chuyên đề
“Tăng cường thời lượng Tiếng Việt”.
- Bố trí cho giáo viên giao lưu với các đơn vị bạn để học hỏi thêm kinh nghiệm.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn nghệ, kể chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, thi vở sạch chữ đẹp, thi giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số (cấp trường)
10


+ Về phía giáo viên:
- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các

Đoàn thể trong việc rèn đọc, giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh.
- Phải tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp.
- Luôn quan tâm tới học sinh trong lớp đặc biệt là học sinh yếu.
+ Về phía phụ huynh:
- Dành thêm thời gian để quan tâm về việc học ở nhà của con em mình.
- Mua thêm các loại tài liệu, sách tham khảo, báo, truyện cho các em.
- Giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm được tình
hình học tập của con em mình.
Easien, ngày 25 tháng 2 năm 2017
Người viết

TRẦN THỊ DUYÊN

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 1 NXB - GD.
2. VBT Tiếng Việt (tập 1,2) lớp 1 NXB – GD.
3. Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt lớp 1 (tập 1,2) NXB – HN 2004..
4. Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới NXB – GD.
5. Sách bổ trợ Tiếng Việt lớp 1.
6. Một số tài liệu khác của NXB – GD.

12




×