Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.1 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
-----------------Trường Thực Tập: THPT Giai Xuân
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Giai Xuân

Họ & tên GSh: Hứa Thái An

Lớp: 10A8

Mã số SV: B1500777

Môn: Vật Lí

Ngành học: Sư phạm Vật Lí

Tiết thứ: 5

Họ & tên GVHD: Nguyễn Văn Hoàng Anh

Ngày: 19 tháng 02 năm 2019
TÊN BÀI DẠY: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức cơ bản
 Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất.
 Nêu được các ví dụ chứng tỏ có lực tương tác giữa các phân tử.
 Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
 Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
 So sánh được sự khác nhau của các thể khí, lỏng, rắn về các mặt: loại nguyên tử, phân tử, tương tác
nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt.
2. Kỹ năng


Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác
phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.
3. Thái độ
 Rèn luyện thái độ tích cực trong giờ học, hợp tác với giáo viên để cùng nhau xây dựng bài.
 Liên hệ với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
 Giảng giải
 Vấn đáp
2. Phương tiện:
Sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản, sách giáo viên, sách bài tập vật lý 10
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
- Nêu định nghĩa cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Viết biểu thức, nêu ý nghĩa, đơn
vị từng đại lượng.
- Nêu sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường, hệ quả.
2. Giới thiệu bài mới:


Ở phần I – Cơ học, chúng ta đã nghiên cứu về chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian
dưới tác dụng của những lực và hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Hôm nay chúng ta sẽ sang
một phần mới có tên là Nhiệt học, chương đầu tiên chúng ta tìm hiểu là chương Chất khí, bài 28. Cấu tạo
chất. Thuyết động học phân tử chất khí.
3. Dạy bài mới


Nội dung lưu bảng
I. Cấu tạo chất:
1. Những điều đã học về cấu tạo
chất:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt
riêng biệt là phân tử.
- Các phân tử chuyển động không
ngừng.
- Các phân tử chuyển động càng
nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

2. Lực tương tác phân tử:
- Tóm lại các nguyên tử, phân tử đồng

Thời
gian
5
phút

10
Phút

thời hút và đẩy nhau.
- Ở khoảng cách nhỏ thì lực đẩy mạnh
hơn.
- Ở khoảng cách lớn thì lực hút mạnh
hơn.
- Ở khoảng cách rất lớn thì các phân
tử không tương tác với nhau.

3. Các thể rắn, lỏng, khí:

10


Hoạt động của thầy cô
- Cho học sinh nhắc lại kiến
thức đã học về cấu tạo chất.
(dựa vào SGK)
- Đặt vấn đề: Nếu các phân tử
cấu tạo nên vật chuyển động
không ngừng thì tại sao vật
lại không bị rã ra thành từng
phân tử riêng rẽ mà lại có thể
giữ được hình dạng và thể
tích của chúng?
=> Để trả lời, sang mục 2

- Các vật có thể giữ được
hình dạng và thể tích là do
giữa các phân tử cấu tạo nên
chúng luôn có lực hút và đẩy.
Độ lớn của các lực này phụ
thuộc vào khoảng cách giữa
các phân tử.
- Khi khoảng cách giữa các
phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh
hơn lực hút, khi khoảng cách
giữa các phân tử lớn thì lực
hút mạnh hơn lực đẩy, nhưng
khi khoảng cách giữa chúng
quá lớn thì xem như không có
lực tương tác.
- Yêu cầu HS trả lời C1.
- Dùng mô hình trong SGK

để hình dung sự tồn tại những
lực này.

- Cho HS đọc sách và dựa

Hoạt động của trò
- Nhắc lại kiến thức:
+ Các chất được cấu tạo
từ các hạt riêng biệt là
phân tử.
+ Các phân tử chuyển
động không ngừng.
+ Các phân tử chuyển
động càng nhanh thì
nhiệt độ của vật càng
cao.
- Học sinh tiếp thu và
ghi nhớ

C1: Hai thỏi chì mài
nhẵn tiếp xúc và hút
nhau là do khoảng cách
giữa chúng nhỏ, lực
tương tác đáng kể, nên
chúng hút nhau. Khi hai
thỏi chỉ không được
mài nhẵn thì khoảng
cách giữa các phân tử
rất lớn, lực tương tác rất
kém nên chúng không

hút nhau.

- HS lên bảng điền từ


4. Củng cố kiến thức: (4 phút)
Nhắc lại sợ lượt nội dung bài học
5. Bài tập về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi, bài tập sau bài.
- Đọc thêm “em có biết” trang 155.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Hoàng Anh
Ngày duyệt:....................
Chữ ký...........................

Ngày soạn: 16/02/2019
Người soạn
(Ký tên)

Hứa Thái An



×