Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

giao trinh thực hành điện cơ bản ngành cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 61 trang )

THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA 2

GIÁO TRÌNH

Mô đun 20: THỰC HÀNH ĐIỆN CB
NGHỀ: CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TC

Đồng Nai, Năm 2015
1


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

NỘI QUY XƯỞNG THỰC HÀNH ĐCB
***
1. Sinh viên phải có mặt tại xưởng đúng giờ, Nếu có mặt trễ sau 5 phút sẽ
không được vào xưởng thực hành .
2. Phải mặc đồng phục, mang giày và trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ
lao động theo quy định của trường .
3. Cặp, Nón và các vật dụng cá nhân khác phải để đúng nơi quy định .
4. Chấp hành nội quy an toàn – PCCC của xưởng.
5. Phải ở đúng vị trí thực tập đã được giáo viên phân công, không được tự
tiện đi lại những vị trí khác trong xưởng. Không được hút thuốc lá và sử
dụng điện thoại trong khu vực thực tập


6. Khi cần ra vào xưởng, sinh viên phải được sự cho phép của giáo viên
hướng dẫn.
7. Không để người lạ vào xưởng (trừ trường hợp đó là lãnh đạo của trường,
tổ bộ môn, khách tham quan)
8. Không được tiếp xúc, vận hành thiết bị, máy móc khi chưa được hướng
dẫn hoặc cho phép của giáo viên hướng dẫn.
9. Không được đùa giỡn, làm mất trật tự hoặc làm việc riêng trong giờ thực
tập .
10.Khu vực thực tập phải được giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ. Sinh viên phải vệ
sinh máy móc, thiết bị, trả dụng cụ thực tập vào đúng nơi quy định, không
tự.
11.Không tự ý đóng, ngắt CB tổng, CB quạt, CB cửa, khi chưa có sự đồng ý
của giáo viên hướng dẫn.
12.Các quy định khác: Theo quy chế học tập của trường.

2


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

BÀI 1: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (VOM)
1 Giới thiệu đồng hồ đo VOM
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ
thuật viên điện nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là: Đo điện trở, đo
điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện

Mặt trước đồng hồ VOM


Các thang đo của đồng hồ VOM
Khi sử dụng đồng hồ đo đa năng để thực hiện các phép đo cần phải tuân theo các
lưu ý sau:
1. Chọn chuyển mạch thông số đo đúng. Nếu muốn đo điện áp, đừng bao giờ
để đồng hồ đo ở thang đo dòng điện.
2. Chọn đúng thang đo của một thông số đo. Nếu muốn đo giá trị được cho là
80V, không để đồng hồ ở thang đo 0V – 10V, mà để đồng hồ đo ở thang đo 0V –
100V.
3. Nếu không biết giá trị cần đo, thì hãy để đồng hồ đo ở thang đo cao nhất
theo thông số đo, và sau đó giảm dần thang đo theo các nấc giảm dần cho đến
khi xác định được thang đo thích hợp.
4. Thang đo được chọn cần phải có số chỉ thị gần với độ lệch đầy thang (full
scale) ở mức có thể được đối với phép đo điện áp và dòng điện, và gần một nửa
thang đo đối với phép đo điện trở, bởi vì đồng hồ đo sẽ cho sai số phép đo nhỏ
nhất.
3


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

2 Các yêu cầu trước khi thực hiện một phép đo
- Xác định loại đại lượng cần đo: áp AC – DC,dòng DC, điện trở,…
- Ước lượng trị số tối đa có thể.
- Chọn tầm đo có trị số lớn hơn trị số ước lượng ( giá trị ghi trên tầm đo là trị số
tối đa có thể đo được. Vì vậy tuyệt đối không được đo trị số vượt quá tầm đo.
Nếu trị số đo thực tế quá nhỏ so với giới hạn của tầm đo thì kim bị lệch rất ít và
kết quả đo khó đọc. Khi đó ta chọn tầm đo thấp hơn sao cho kim chỉ thị lệch
khoảng 2/3 mặt chỉ thị để kết quả đo đọc dễ dàng)

- Xác định phương pháp đo.
Ví dụ: Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
- Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250V, tương
tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang
1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị 10,
sau đó giá trị đo được nhân với 100 lần
- Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo
ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ
số của vạch 10 số tương đương với 25V.
- Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.
3 Hướng dẫn cách đo và đọc giá trị
 Hướng dẫn sử dụng thang đo điện trở
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
• Đo kiểm tra giá trị của điện trở
• Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
• Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
• Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
• Đo kiểm tra xem tụ có bị đò, bị chập không.
• Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
• Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên
trong, để xử dụng các thang đo 1kΩ hoặc 10kΩ ta phải lắp Pin 9V.
- Đo điện trở:

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
4


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN


GV: PHẠM THỊ HẰNG

Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang
x1Ω hoặc x10Ω, nếu điện trở lớn thì để thang x1kΩ hoặc 10kΩ. => sau đó chập
hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0Ω.
- Bước 2: Chuẩn bị đo.
- Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo, Giá trị đo
được = chỉ số thang đo X thang đo. Ví dụ: nếu để thang x 100Ωvà chỉ số báo là
27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 Ω = 2,7 kΩ
- Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số
sẽ không chính xác.
- Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng
không chính xác.
 Lưu ý:
- Khi đo điện trở phải được cách ly hoàn toàn với mạch. Mỗi khi chuyển tầm đo
của thang đo điện trở, ta cần phải chỉnh 0 cho VOM thì kết quả đo mới chính
xác ( cách chỉnh 0 cho VOM: chập hai que đo lại với nhau và điều chỉnh nút
ADJ sao cho kim chỉ thị chỉ đúng tại vạch số 0 )
- Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ
cho độ chính xác cao nhất.
 Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện
Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện,
khi đo tụ điện.
Nếu là tụ gốm ta đùng thang đo x1kΩ hoặc 10kΩ






Dùng thang X1kΩ để kiểm tra tụ gốm
Nếu đo tụ hoá ta dùng thang x1Ω hoặc x10 Ω:
Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
Tụ C2 bị rò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0Ω và không trở về.

5


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Dùng thang X 10Ω để kiểm tra tụ hoá
Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị rò hoặc chập mà chủ
yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của
tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
• Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C 1 là tụ
mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1, chứng tỏ
tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
• Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ
phóng nạp.
 Hướng dẫn đo điện áp một chiều (DC) bằng đồng hồ vạn năng.
Khi đo điện áp một chiều DC, chúng ta nhớ chuyển thang đo về thang DC,
khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để
thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc.
 Ví dụ: nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp
hơn điện áp cần đo => kim báo vượt quá giá trị thang đo cho phép, trường hợp
để thang quá cao => đọc giá trị đo thiếu chính xác.


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
- Trường hợp để sai thang đo:
• Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay
chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá
trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng

6


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

- Trường hợp để nhầm thang đo
Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo
điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC), nếu nhầm dồng hồ sẽ bị hỏng

- Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ
sẽ bị hỏng các điện trở bên trong,

 Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
- Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang
AC cao hơn điện áp cần đo một nấc
Ví dụ: Nếu đo điện áp AC 220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp
hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo quá giá trị đo cho phép, nếu để ở thang đo
có giá trị đo quá cao thì đọc giá trị đo thiếu chính xác.
7


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN


GV: PHẠM THỊ HẰNG

Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
- Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện
áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng

- Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo,
nhưng đồng hồ không ảnh hưởng

Cách đọc giá trị:
- Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc giá trị trên thang cao nhất là 250V, tương tự
để thang đo 10V thì ta đọc trên vạch có giá trị 10V. trường họp để thang 1000v
8


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000V thì ta đọc trên vạch có giá trị
Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
- Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo
ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ
số của vạch 10 số tương đương với 25V.
 Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Cách 1: Dùng thang đo dòng
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ
và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực
hiện theo các bước sau

- Bước 1: Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất.
- Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về
chiều âm.
- Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
- Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì
đồng hồ không đo được dòng điện này.
- Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.
Cách 2: Dùng thang đo áp DC
Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc
nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng
điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép
của đồng hồ và đồng hồ cũng an toàn hơn.

9


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Bài 2: KHÍ CỤ ĐIỆN
1. Công tắc
1.1. Khái quát và công dụng

Một số công tắc thường gặp
Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và có dòng điện
định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự phóng điện khi có đóng
mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.
Trạng thái của công tắc sẽ bị thay đổi khi có ngoại lực tác động và giữ nguyên khi bỏ
lực tác động (trừ công tắc hành trình). Thông thường công tắc (hay chuyển mạch nói chung)

dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ, điện áp thấp.
1

1
0

a

2
2
b

0

2
3
c

- Công tắc một ngả (hình a)
- Công tắc hai ngả (hình b)
- Công tắc ba ngả (hình c)
1.2 Các thông số định mức của công tắc
Uđm: Điện áp định mức của công tắc
Iđm: Dòng điện định mức của công tắc
Trị số điện áp định mức của công tắc thường có giá trị < 500V
Trị số dòng điện định mức của công tắc thường có giá trị < 6A
Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bền cơ khí, độ cách điện, độ
phóng điện.
2. Áp tô mát
2.1 Khái quát và yêu cầu

Áptômát là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt
áp, … (áptômát còn được gọi là cầu dao tự động).
Thường gọi là áptômát không khí vì hồ quang được dập tắt trong không khí

10


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Áptômát có ba yêu cầu sau:
1. Chế độ làm việc ở định mức của áptômát phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là
trị số dòng điện định mức chạy qua áptômát lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác, mạch dòng
điện của áptômát phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó
đã đóng hay đang đóng.
2. Áptômát phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục
kilôampe. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, áptômát phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số
dòng điện định mức.
2.2 Nguyên lý làm việc của áptômát: Sơ đồ nguyên lý của áptômát dòng điện cực đại và
áptômát điện áp thấp được trình bày trên hình a và b.

Hình a Áptômát dòng cực đại
Ở trạng thái bình thường, sau khi đóng điện, áptômát được giữ ở trạng thái đóng tiếp
điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng 5 cùng một cụm với tiếp điểm động hình a.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, nam châm điện 2 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm
nhả móc 1, cần 5 được tự do, kết quả các tiếp điểm của áptômát được mở ra dưới tác dụng của
lực lò xo 6, mạch điện bị ngắt.

Hình b Áptômát điện áp thấp


11


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Trên hình b, khi sụt áp quá mức, nam châm điện 1 sẽ nhả phần ứng 6 làm nhả móc 2,
do đó các tiếp điểm của áptômát cũng được mở ra dưới tác dụng của lực lò xo 4, mạch điện bị
cắt.
Nam châm 2 hình a được gọi là móc bảo vệ quá tải hay ngắn mạch. Nam châm 1 hình
b được gọi là móc bảo vệ sụt áp hay mất điện áp.
Nguyên lý làm việc của áp tô mát dòng cực đại và điện áp thấp
B C

3

4

5

7

6

2

1
9

N

8
Áptômát dòng cực đại và điện áp thấp
Khi đóng áp tô mát bằng tay thì các tiếp điểm (2) của áp tô mát đóng lại để cấp điện
cho phụ tải làm việc.
Khi mạch điện bị quá tải, dòng điện quá tải chạy qua phần tử đốt nóng (8) lớn hơn
bình thường. Nó sẽ đốt nóng thanh lưỡng kim làm cho thanh lưỡng kim bị cong lên tác động
vào đòn bẩy số (4). Đòn bẩy (4) sẽ đập và lẫy (7), mở ngàm (3), lò xo (1) kéo tiếp điểm (2)
mở ra – mạch điện bị cắt.
Thời gian mở tiếp điểm (2) phụ thuộc vào dòng điện quá tải, dòng điện càng lớn thời
gian cắt càng nhanh.
Trường hợp phụ tải bị ngắn mạch, dòng điện rất lớn đi qua cuộn dây (5) (tiết diện dây
lớn, ít vòng) lập tức hút đòn bẩy (4) tác động làm cho ngàm (3) mở, lò xo (1) kéo tiếp điểm
(2)mở ra. Như vậy mạch điện bị cắt tức thời nhờ lực điện từ của cuộn dây (5).
Trường hợp mất điện nguồn hoặc điện áp thấp thì lực hút của cuộn dây điện áp (9)
(dây nhỏ nhiều vòng) sẽ không thắng lực kéo của lò xo làm đòn (6) bật lên, tác động vào lẫy
(7) mở ngàm (3) – tự động ngắt điện khi điện áp thấp hoặc mất điện.

Một số kiểu Áptômát

12


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

3. Công tắc tơ – Khởi động từ
3.1 Công tắc tơ

3.1.1. Khái niệm
Công tắc tơ là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong
mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng công tắc tơ ta có thể điều khiển mạch điện từ
xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động
của công tắc tơ rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện).
Phân loại công tắc tơ tùy theo các đặc điểm sau:
- Theo nguyên lý truyền động: ta có công tắc tơ kiểu điện từ (truyền điện bằng lực hút
điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thủy lực. Thông thường sử dụng công tắc tơ kiểu điện từ.
- Theo dạng dòng điện: công tắc tơ một chiều và công tắc tơ xoay chiều (công tắc tơ 1
pha và 3 pha).
Tiếp điểm phụ

Đầu ra của cuộn
dây

Tiếp điểm chính

Hình dáng Côngtăctơ
3.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1. Cấu tạo:
Công tắc tơ được cấu tạo gồm các thành phần : cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ
thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).
a. Nam châm điện:
Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: phần cố định, và phần nắp di
động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi ngừng
cung cấp điện vào cuộn dây.


13


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

b. Hệ thống tiếp điểm của công tắc tơ:
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tùy
theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của công tắc tơ thành hai
loại:
- Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A, thí
dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp
nguồn vào mạch từ của công tắc tơ làm mạch từ công tắc tơ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp
điểm phụ có hai trạng thái: thường đóng và thường hở,
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa
hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ (không được cung
cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi công tắc tơ ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm
thường hở.
2. Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ:
1
2

3

4

S
5

6

N

7

U

8
Cấu tạo của Côngtắctơ

Khi cuộn hút của công tắc tơ chưa được cấp điện, lò so 5 đẩy lõi thép động số 4 tách
xa khỏi lõi thép tĩnh. Các cặp tiếp điểm chính 1 và tiếp điểm phụ 3 ở trạng thái mở, cặp tiếp
điểm phụ 2 ở trạng thái đóng. Vì vậy tiếp điểm phụ (1) và (3) gọi là tiếp điểm thường mở.

14


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Khi cấp điện cho cuộn hút, trong cuộn hút sẽ có dòng điện chạy qua. Dòng điện này sẽ
sinh ra từ thông móc vòng qua cả hai lõi thép và khép kín mạch từ. Chiều và trị số của từ
thông sẽ biến thiên theo chiều và trị số của dòng điện sinh ra nó, nhưng xét tại một thời điểm
nhất định thì từ thông đi qua bề mặt tiếp xúc của hai lõi thép là cùng chiều nên sẽ tạo thành ở
hai bề mặt này hai cực N – S trái dấu (cực nào có chiều từ thông đi vào là cực nam còn cực
nào có chiều từ thông đi ra là cực bắc). Kết quả là lõi thép động sẽ bị hút về phía lõi thép tĩnh,
kéo theo tay đòn 2 làm cho các tiếp điểm chính 1 và tiếp điểm phụ 3 đóng lại, tiếp điểm phụ 2
mở ra. Khi cắt điện vào cuộn hút, lò so hồi vị đẩy lõi thép động 4 về vị trí ban đầu.

Các thông số kỹ thuật của công tắc tơ.
Khi chọn công tắc tơ cần chú ý các thông số kỹ thuật sau:
- Dòng diện định mức trên công tắc tơ (A). Đây là dòng điện lớn nhất cho phép công
tắc tơ làm việc trong thời gian lâu dài mà không bị hư hỏng. Đối với mỗi công tắc tơ thì dòng
điện này phụ thuộc vào điện áp làm việc của công tắc tơ (lưu ý là điện áp làm việc của tiếp
điểm chứ không phải điện áp của cuộn hút). Về nguyên tắc khi chọn công tắc tơ thì dòng điện
định mức của công tắc tơ không được nhỏ hơn dòng điện tính toán của phụ tải. Dòng điện này
chủ yếu do tiếp điểm của công tắc tơ quyết định.
Để tiết kiệm người ta chọn Iđm = (1,2 – 1,5) . Itt
- Điện áp định mức của công tắc tơ (V). Đây là điện áp cách điện an toàn giữa các bộ
phận tiếp điện với vỏ của công tắc tơ. Điện áp này không được chọn nhỏ hơn điện áp cực đại
của lưới điện.
- Điện áp định mức của cuộn hút (V). Điện áp này được lựa chọn phải phù hợp với
điện áp của mạch điều khiển. Ví dụ: mạch điều khiển sử dụng điện áp 220V-AC thì phải chọn
công tắc tơ có điện áp định mức cuộn hút là 220V-AC…
Trên sơ đồ nguyên lý, các tiếp điểm và cuộn hút được ký hiệu như sau:
Trong đó:
- K là cuộn hút của công tắc tơ
- K1, K2, K3 là tiếp điểm thường mở
- K4, K5 là tiếp điểm thường đóng

K1

K2

K3

K4

K5


K

4. Nút ấn
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các
thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều
khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện
xoay chiều điện áp 500V, tần số 50Hz; 60Hz, nút nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều
quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của công tắc tơ nối cho động cơ.

15


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn
thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hơi hóa
chất và bụi bẩn.
Nút nhấn được phân loại theo các yếu tố sau:
 Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút nhấn, có các loại:
- Nút nhấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF)
Ký hiệu:
ON

ON

OFF


hoặc

OFF
hoặc

Tiếp điểm thường đóng

Tiếp điểm thường hở

- Nút nhấn kép: Mỗi nút nhấn có hai trạng thái (ON và OFF)
Ký hiệu:
Tiếp điểm thường hở liên kết
Tiếp điểm thường đóng
Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng vào tháo ráp lắp lẫn trong quá trình sửa chữa,
thường người ta dùng nút nhấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút nhấn ON hay OFF.
Các thông số kỹ thuật của nút nhấn:
Uđm : điện áp định mức của nút nhấn.
Iđm : dòng điện định mức của nút nhấn.
Trị số điện áp định mức của nút nhấn thường có giá trị < 500V.
Trị số dòng điên định mức của nút nhấn thường có giá trị < 5A
Hình dạng của một số dạng nút nhấn:

Hình dáng của một số loại nút ấn
5. Rơ le trung gian
Khái niệm và cấu tạo:
Rơ-le trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu
kiểu điện từ. Rơ-le trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển
(công tắc tơ, rơ-le thời gian…).

16



THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

Rơle trung gian
Rơ-le trung gian gồm các bộ phận chính sau:
- Lõi thép tĩnh thường được gắn cố định với thân (vỏ) của rơ le trung gian. Với rơ le
trung gian cỡ nhỏ thì lõi thép tĩnh thường là một khối thép hình trụ lồng qua cuộn dây.
- Lá thép động có gắn tiếp điểm động. Ở trạng thái cuộn hút chưa có điện lá thép động
được tách xa khỏi lõi thép tĩnh nhờ lò so hồi vị
- Cuộn dây (cuộn hút) được lồng vào lõi thép tĩnh có thể làm việc với dòng điện một
chiều hoặc xoay chiều.
Nguyên lý hoạt động
Khi chưa đóng điện cho cuộn hút 4 lá thép động 2 chỉ chịu lực kéo của lò xo 6 làm cho
tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh phía trên tương ứng cặp tiếp điểm phía trên ở trạng
thái đóng cặp tiếp điểm phía dưới ở trạng thái mở.

Cấu tạo Rơle trung gian
Khi đóng điện cho cuộn hút 4 từ thông do cuộn hút sinh ra móc vòng qua cả lõi thép
tĩnh 3 và lõi động 2 tạo thành 2 cực trái dấu ở bề mặt tiếp xúc làm cho lõi động 2 bị hút về lõi
thép tĩnh. Momen do lực hút này sinh ra thắng momen lực kéo của lò xo.
Kết quả là lõi thép động bị hút chặt vào lõi tĩnh, tương ứng cặp tiếp điểm phía trên ở
trạng thái mở, cặp tiếp điểm phía dưới trạng thái đóng.
Như vậy chỉ nhờ vào sự đóng cắt điện cho cuộn hút mà ta có thể thay đổi trạng thái của hàng
loạt các tiếp điểm.

17



THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

- Ký hiệu của rơ le trung gian trên sơ đồ:
RL: cuộn dây rơ le trung gian

Ký hiệu Rơle trung gian
6. Rơ le thời gian
Rơ le thời gian được dùng nhiều trong các mạch tự động điều khiển. Nó có tác dụng
làm trễ quá trình đóng mở các tiếp điểm sau 1 khoảng thời gian chỉ định nào đó.
Thông thường rơ le thời gian không tác động (tức là đóng hoặc cắt) trực tiếp trên mạch
động lực mà nó tác động gián tiếp qua mạch điều khiển, vì vậy dòng định mức qua các tiếp
đỉêm trên rơ le thời gian không lớn , thường chỉ cỡ vài ampere. Bộ phận chính của rơ le thời
gian là cơ cấu tác động trễ và hệ thống tiếp điểm.

Ký hiệu Rơle thời gian
Cặp cực 8 - 6 là tiếp điểm thường mở đóng chậm
Cặp cực 8 - 5 là tiếp điểm thường đóng mở chậm.
Cặp cực 1 – 3 là tiếp điểm thường mở (tác động tức thời).
Cặp cực 1 – 4 là tiếp điểm thường đóng (tác động tức thời).
Cặp cực 2 – 7 đấu với nguồn điện.

a
b
Sơ đồ chân của Rơle thời gian ONDELAY

18



THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

7. RƠLE NHIỆT
Rơ le nhiệt là loại khí cụ tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co
giãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Trong mạch điện công
nghiệp nó thường được dùng để bảo vệ quá tải cho các động
cơ điện. Khi đó relay nhiệt được lắp kèm với công tắc tơ và
thường được gọi là khởi động từ.
Phần tử đốt nóng của relay nhiệt: Hai phần tử, Ba phần tử.
Tiếp điểm cần mở tác động bằng hiệu ứng nhiệt: (Làm nóng
thanh lưỡng kim)

1.

Hai

phần

tử.
2.Ba

phần

tử.
1

2


1

2

Trực tiếp
Gián tiếp.
Nguyên lý làm việc
Ta chỉ xét nguyên lý làm việc của các loại relay nhiệt bảo
vệ cho động cơ 3 pha (loại này được gắn liền với công tắc tơ).
n nút điều khiển PB1, cuộn hút của công tắc tơ K được cấp
điện. Nó sẽ đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ M hoạt
động. chế độ đònh mức hoặc không tải của động cơ thì
dòng điện qua động cơ không vươt quá dòng đònh mức nên
nhiệt lượng trên dây đốt nóng ở mức bình thường và nhiệt độ
trên thanh lưỡng kim 5 bình thường. Thanh lưỡng kim chưa bò cong
các tiếp điểm thường đóng 2 và thường mở 3 của relay nhiệt
chưa tác động, động cơ vẫn hoạt động bình thường.
Khi động cơ M bò quá tải dòng điện qua động cơ vượt quá dòng
điện đònh mức làm cho nhiệt lượng trên dây đốt nóng 7 tăng
lên, nhiệt độ trên thanh lưỡng kim cũng tăng cao. Do thanh lưỡng
kim được chế tạo từ 2 vật liệu có hệ số giãn nở vì nhiệt khác
nhau ép sát vào nhau, lá kim loại phía bên phải của thanh lưỡng
kim có hệ số giản nở vì nhiệt nhiều hơn nên làm thanh lưỡng
kim bò cong về phía bên trái. Khi thanh lưỡng kim bò cong về phía
bên trái sẽ đẩy cần gạt 8 sang trái tác động vào đòn bẩy 1
mở tiếp điểm thường đóng 2 ngắt điện mạch điều khiển, cuộn

19



THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

hút công tắc tơ bò ngắt điện các tiếp điểm K mở ra bảo vệ an
toàn cho động cơ.
Muốn điều chỉnh tiếp điểm đóng cắt ở mức độ khác nhau ta
điều chỉnh vít 4 để tăng hay giảm lực căng của lò xo ép vào
đòn bẩy 1.

20


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

BÀI 3: LẮP MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG
I. MẠCH CHIẾU SÁNG CƠ BẢN
1. Cấu tạo đèn sợi đốt

1.Dây tóc

2.Bóng thuỷ tinh

3.Cổ đèn

-Dây tóc đèn được đốt nóng tới nhiệt độ rất cao
(khoảng 2500oC) thì phát ra ánh sáng. Dây tóc đèn thường

làm bằng volfram để chòu được nhiệt độ cao.
-Bóng đèn dưới 60W trong bóng là chân không để day
tóc bóng đèn khỏi bò oxy hoá nhanh ở nhiệt độ cao.
-Bóng đèn từ 60W trở lên sau khi hút hết không khí người
ta cho vào trong bóng khí trơ không cháy (hỗn hợp khí argon
và khí nitơ) để cho tốc độ bốc hơi của tóc đèn giảm đi do
đó có thể tăng nhiệt độ của day tóc (đèn sáng hơn), và
tăng thời hạn sử dụng.
-Cho khí trơ vào bóng đèn sẽ làm tăng tổn that nhiệt
năng của day tóc do sự dẫn nhiệt bằng đối lưu của khí trơ,
vì thế chỉ những bóng từ 60W trở lên mới cho khí trơ vào.
-Để giảm bớt tổn thất nhiệt năng dây tóc đèn có thể
chế tạo kiểu xoắn ốc đơn hay xoắn ốc kép.
-Cổ đèn (còn gọi là đuôi đèn) có 2 kiểu: kiểu xoắn ốc
và kiểu có ngạnh.
Thời gian dùng đèn trung bình là 1000 giờ.
2. Ưu khuyết điểm của đèn:
• Ưu điểm:
-Đèn sử dụng được cả với dòng điện xoay chiều và dòng
điện một chiều.
-Rẻ tiền kích thước nhỏ, bố trí đơn giản.
-Bật sáng ngay, sử dụng dễ dàng.

Khuyết điểm:
-Dễ chói mắt, cần có chụp để đỡ chói.
-Bò ảnh hưởng nhiều khi điện áp thay đổi.

21



THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

3, Sơ đồ nguyên lý
a. Mạch đèn sáng luân phiên :
CC
P

S1

Đ1

S2

N

Đ2

b. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ
Đ1
CC
P

Đ2
N

S1

S2


4, Quy trình kỹ thuật
a, Mạch sáng luân phiên
NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bước 1: Mắc công tắc
thường và cầu chì vào
bảng điện 1, công tắc 3
chấu vào bảng điện 2
Bước 2: Đi dây từ bảng
điện 1 sang bảng điện 2.
Dây pha nối vào chấu
chung của công tắc 3
chấu
Bước 3: Mắc dây đèn
một vào chấu một và
dây đèn hai vào chấu hai
của công tắc ba chấu
Bước 4: Mắc dây đèn
một và dây nguội vào
đèn một
Bước 5: Mắc dây đèn hai
và dây nguội vào đèn
hai
Bước 6: Kiểm tra mạch
trước khi cho điện vào để
mạch hoạt động

THIẾT BỊ DỤNG
CỤ


YÊU CẦU KỸ
THUẬT

Dây dẫn, tôvít, Mắc đúng sơ đồ
công tắc, bảng
điện
Dây dẫn, kìm,
tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác

Dây dẫn, kìm,
tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác

Dây dẫn, kìm,
tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác
Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác

Chính xác

Dây dẫn, kìm,
tôvít
Đồng hồ V.O.M

22


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

b, Mạch sáng tỏ sáng mờ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC

THIẾT BỊ DỤNG
CỤ

Bước 1: Mắc công tắc
thường và cầu chì vào
bảng điện 1, công tắc 3
chấu vào bảng điện 2
Bước 2: Đi dây từ bảng
điện 1 sang bảng điện 2.
Dây pha nối vào chấu
chung của công tắc 3
chấu
Bước 3: Mắc đầu dây
đèn một vào chấu một

và đầu dây cuối của
đèn một vào đầu đèn
hai
Bước 4: Mắc đầu dây
đèn hai vào chấu hai của
công tắc ba chấu.
Bước 5: Cuối đèn hai
mắc ra dây nguội

YÊU CẦU KỸ
THUẬT

Dây dẫn, tôvít, Mắc đúng sơ đồ
công tắc, bảng
điện
Dây dẫn, kìm,
tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác

Dây dẫn, kìm,
tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác

Dây dẫn, kìm,

tôvít

Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác
Mắc đúng sơ
đồ, bắt dây
chính xác
Chính xác

Dây dẫn, kìm,
tôvít

Bước 6: Kiểm tra mạch
Đồng hồ V.O.M
trước khi cho điện vào để
mạch hoạt động

Những sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục
TT

HIỆN TƯNG

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC

1


Khi bật đèn
không sáng

Đấu nhầm cực
chung với cực bìa

Đấu lại

2

Khi bật vò trí 1
đèn không sáng
khi tắt ở vò trí 2
đèn vẫn sáng

Đấu nhầm cực
chung và cực bìa
ở vò trí 2

Đấu lại

3

Khi bật ở vò trí 1
đèn sáng tắt ở
vò trí 2 đèn vẫn
sáng

Đấu nhầm cực

chung và cực bìa
ở vò trí 2

Đấu lại

23


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

24


THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

GV: PHẠM THỊ HẰNG

II. MẠCH ĐÈN CẦU THANG
1. Sơ đồ nguyên lý
• KIỂU 1
P
S1



F
S1


N

KIỂU 2

P
S1

F

S2
N

Đ

2, Nguyên lý làm việc.
Khi đèn không sáng, bật công tắc S 1 (hoặc S2) thì đèn
sáng. Vì dòng điện qua cầu chì, qua công tắc S 1 đến công
tắc S2, lúc đó đang nối mạch nên dẫn dòng điện qua đèn
làm đèn sáng. Nếu muốn tắt đèn thì bật công tắc s 1
hoặc S2 thì hở mạch nên đèn tắt
Ứng dụng: thắp sáng ở cầu thang, hành lang…

• Mạch đèn kết hợp (cầu thang L1+ đơn giản L2)
SW (source switch): Cầu dao; F (fuse): Cầu chì; S (Switch): Cơng tắc; L (Lamp;
Load): Đèn
F


N


SW

S1

5
S3

S2

L1

L2

3, Quy trình kỹ thuật
Kiểu 1
NỘI DUNG CÔNG VIỆC

THIẾT BỊ DỤNG CỤ

25

YÊU CẦU KỸ


×