Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

bao cao thuc tap cong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 48 trang )

Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................3
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP TRUNG ĐẠI TU Ô TÔ HÀ NỘI.........4
1.Giới thiệu sơ lược về Xí nghiệp Trung Đại tu ô tô Hà Nội.................4
2.Ngành nghề kinh doanh.........................................................................4
3.Sản phẩm dịch vụ cung cấp...................................................................4
4.Định hướng tương lai.............................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG THỰC TẬP........................................................................7
2.1. Quy trình đại tu ô tô khi vào xưởng.................................................7
2.1.1. Qui định công nghệ sửa chữa ô tô........................................................7
2.2. Các hình thức tổ chức sửa chữa......................................................12
2.2.1. Tổ chức sửa chữa theo vị trí cố định..................................................12
2.3. Tháo động cơ ra khỏi xe và tháo rời các chi tiết............................15
2.3.1. Tháo động cơ ra khỏi xe.....................................................................15
2.3.2. Tháo rời các bộ phận của động cơ......................................................17
2.4. Lắp động cơ......................................................................................22
2.4.1. Công việc chuẩn bị.............................................................................22
2.4.2 Sắp bộ chi tiết......................................................................................22
2.4.3. Kiểm tra điều chỉnh khối lượng và cân bằng tĩnh, động các chi tiết..23
2.4.4. Lắp trước một số nhóm chi tiết có yêu cầu lắp riêng.........................23
2.4.5. Lắp các chi tiết và cụm chi tiết lên thân máy.....................................25
2.5. Chạy rà và thử xe.............................................................................33
2.5.1. Ý nghĩa của việc chạy rà....................................................................33
2.5.2. Thời kỳ sau chạy rà............................................................................33
2.6. Kiểm tra, sửa chữa - Bơm cao áp, vòi phun trên băng thử..........34
2.6.1. Lắp ráp bơm.......................................................................................34
2.6.2. Quy trình lắp bơm cao áp kiểu dãy...................................................35
2.6.3. Kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp trên băng thử..................................37


2.6.4. Lắp bơm cao áp lên động cơ..............................................................40
2.7.1. Kiểm tra sửa chữa..............................................................................40
2.7.2. Kiểm tra điều chỉnh vòi phun trên bàn thử.........................................41
2.8. Các hư hỏng thường gặp ở gầm xe.................................................43
2.8.1. Tay lái nặng........................................................................................43
2.8.2. Tay lái khó trở về vị trí thẳng.............................................................43
2.8.3. Tay lái nhao........................................................................................44
2.8.4. Phanh không ăn..................................................................................44
2.8.5. Bó phanh............................................................................................45
2.8.6. Áp suất khí nén không đủ...................................................................45
2.9. Quy trình rửa xe...............................................................................45
KẾT LUẬN..........................................................................................................47

SVTH: Ngô Đức Anh

1

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

SVTH: Ngô Đức Anh

GVHD: Trần Anh Trung

2

Lớp CNCN ô tô 2-K60



Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

DANH MỤC HÌNH ẢNH

LỜI NÓI ĐẦU
Với một chuyên ngành có tính thực tiễn rất cao như chuyên ngành động cơ đốt
trong, việc tiếp xúc với thực tiễn vô cùng quan trọng cho kiến thức chuyên môn cũng
như công việc sau này. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp chúng em tiếp xúc trực tiếp
với quá trình sản xuất, lắp ráp một sản phẩm nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể
hơn về kiến thức đã học từ khi chế tạo một chi tiết đến khi lắp ráp thành một sản phẩm.
Vì vậy quá trình thực tập tốt nghiệp là một dịp rất quan trọng để sinh viên áp dụng kiến
thức đã học và tiếp thu kiến thức mới từ thực tế để áp dụng vào đồ án tốt nghiệp sắp
tới.
Qua một kì thực tập tại xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội. Em đã thu được một
một số kiến thức nhất định về qui trình đại tu và lắp ráp động cơ, cũng như giúp em
hiểu thêm về các chi tiết cũng như các hệ thống trên động cơ và xe hơi hiện đại…Với
sự cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn,
em viết lại trong báo cáo thực tập tốt nghiệp những kiến thức thu nhận được trong quá
trình thực tập vừa qua. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu xót của bản thân, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
trong bộ môn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Động Cơ Đốt
Trong đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập tốt nghiệp

SVTH: Ngô Đức Anh

3


Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Sinh Viên
Ngô Đức Anh
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP TRUNG ĐẠI TU Ô TÔ HÀ NỘI

1. Giới thiệu sơ lược về Xí nghiệp Trung Đại tu ô tô Hà Nội
Xí nghiệp trung đại tu ô tô Hà nội thuộc tổng công ty vận tải Hà nội, thành lập
ngày 20 tháng 10 năm 2004 theo quyết định số 473/QĐ-TCT của Tổng giám đốc Tổng
Công ty vận tải Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2007.
Địa chỉ: Số 124, đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.7549219

Fax: 043.7549218

Giám đốc: ông Lê Anh Dũng

2. Ngành nghề kinh doanh


Bảo dưỡng sửa chữa trung đại tu các phương tiện vận tải.




Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa hoán cải ô tô, phương tiện thiết bị xe
chuyên dùng phục vụ nghành giao thông vận tải.



Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.



Kinh doanh vật tư, trang thiết bị máy móc, phụ tùng ô tô – xe máy, dụng cụ sửa
chữa ô tô xe máy và các loại phương tiện khác.

3. Sản phẩm dịch vụ cung cấp
Xưởng bảo dưỡng sửa chữa của Xí nghiệp trung đại tu với diện tích 6000 m 2 với
nhiều trang thiết bị hiện đại đủ khả năng trung đại tu cho khoảng 200 xe các loại/năm,
hiện nay Xí nghiệp đang tiếp tục đầu tư thêm các trang bị hiện đại đảm bảo công tác
bảo dưỡng sửa chữa xe buýt và cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, hoán cải cho
tất cả các loại xe khác. Trong năm 2008 sẽ tiếp tục mở ra các hướng kinh doanh phụ
tùng vật tư ô tô- xe máy, trang thiết bị máy móc theo ngành nghề kinh doanh đã đăng
ký.

SVTH: Ngô Đức Anh

4

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp


GVHD: Trần Anh Trung

4. Định hướng tương lai

SVTH: Ngô Đức Anh

5

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Với chủ trương con người là trên hết, xí nghiệp sẽ chú trọng phát triển nguồn
nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sả xuất kinh doanh, tạo ra năng suất cao và chất lượng
tốt. Trong thời gian tới,xí nghiệp tiếp tục nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho cán
bộ công nhân viên dưới hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo qua các khóa học do Tổng
công ty tổ chức, đòng thời khuyến khích tính sáng tạo cá nhân và đề cao tinh thần làm
việc tập thể.

Hình 1. 1. Sơ đồ xí nghiệp

SVTH: Ngô Đức Anh

6

Lớp CNCN ô tô 2-K60



Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

PHẦN 2. NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1. Quy trình đại tu ô tô khi vào xưởng
Tại xí nghiệp trung đại tu ô tô Hà Nội thường sửa chữa theo đơn đặt hàng của
chủ xe, cụm chi tiết được thay thế sẽ được bảo quản rồi bàn giao lại cho khách hàng.
Trong quá trình bảo hành cụm chi tiết xe được kiểm tra và bảo dưỡng miễn phí.
Các động cơ xí nghiệp hay đại tu là:
- B30 có tăng áp lắp trên xe huyndai
- B45 , B80
- Chủ yếu là động cơ D1146 do DEAWOO sản xuất
2.1.1. Qui định công nghệ sửa chữa ô tô
2.1.1.1 Mục đích công tác sửa chữa
Mục đích của sửa chữa là nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết,
tổng thành của ô tô đã bị hư hỏng.
2.1.1.2. Qui định chung đối với công tác sửa chữa nhỏ
a) Nhiệm vụ
Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy. Có
tháo máy và thay thế tổng thành, nếu nó có yêu cầu phải sửa chữa lớn.
b) Đặc điểm
- Là loại sửa chữa đột xuất nên nó không xác định rõ công việc sẽ tiến hành.
- Thường gồm các công việc sửa chữa, thay thế những chi tiết phụ được kết hợp
với những kỳ bảo dưỡng định kỳ để giảm bớt thời gian vào xưởng của xe;
- Công việc sửa chữa nhỏ được tiến hành trong các trạm sửa chữa.
Ví dụ: thay thế lõi lọc nhiên liệu, dầu nhờn...
- Cũng có trường hợp sửa chữa nhỏ thay thế cả tổng thành để giảm thời gian

nằm chờ của xe.
- Thông qua kiểm tra tình trạng kỹ thuật xe để quyết định có sửa chữa nhỏ hay
không.

SVTH: Ngô Đức Anh

7

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

2.1.1.3. Qui định chung đối với công tác sửa chữa lớn
a) Nhiệm vụ
Tháo toàn bộ các cụm trong xe, sửa chữa thay thế phục hồi toàn bộ các chi tiết
hư hỏng để đảm bảo cho các cụm máy và xe đạt được chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật gần
giống ban đầu.
b) Đặc điểm
Tiến hành theo định kỳ qui định đối với từng loại xe hoặc khi có ít nhất 3 tổng
thành chính trong đó có động cơ phải đưa vào sửa chữa lớn.

Bảng định ngạch sửa cữa một số loại xe (1000 km)

Công việc sửa chữa lớn thực hiện trong các nhà máy đại tu. Tùy theo phương
pháp sửa chữa mà công việc sửa chữa theo một qui định nhất định.
2.1.1.4. Khái niệm về công tác sửa chữa lớn
a) Qui trình công nghệ sửa chữa

Là một loạt các công việc khác nhau được tổ chức theo một thứ tự nhất định kể
từ khi xe vào xưởng đến khi xuất xưởng.

SVTH: Ngô Đức Anh

8

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Đối với từng loại cụm máy riêng có qui trình công nghệ riêng, phụ thuộc
phương pháp sửa chữa chúng và đặc điểm kết cấu. Cũng có trường hợp cùng một cụm
trên một xe có các qui trình sửa chữa khác nhau. Công việc sửa chữa được cụ thể hóa
thành các qui trình (qui trình tháo lắp, tẩy rửa...)
b) Các phương thức tổ chức sửa chữa
+ Sửa chữa theo vị trí cố định.
+ Sửa chữa theo dây chuyền.
c) Cách tổ chức lao động trong sửa chữa: tùy theo qui mô của cơ sở sửa chữa:
+ Sửa chữa tổng hợp.
+ Sửa chữa chuyên môn hóa.
2.1.1.5. Các phương pháp sửa chữa
a) Sửa chữa riêng xe
o Định nghĩa:
Là phương pháp sửa chữa mà chi tiết của xe nào sau khi sửa chữa thì hoàn toàn
lắp vào xe đó.
o Đặc điểm:

Có tính chất tự phát trong điều kiện chủng loại xe nhiều, nhưng số lượng mỗi
loại ít. Các đơn vị quản lý xe có thể tự đứng ra sửa chữa riêng xe cho mình.
Là phương pháp lạc hậu vì không cho phép thay chi tiết nên thời gian sửa chữa
xe hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian sửa chữa các chi tiết trong cụm và các cụm trong
xe, thời gian xe nằm chờ lâu.
Số chi tiết phục hồi sửa chữa sẽ rất nhiều gây phức tạp cho quản lý, kế hoạch
hóa sửa chữa. Không thể áp dụng chuyên môn hóa sửa chữa và hiện đại hóa thiết bị.
Năng suất lao động thấp, chất lượng sửa chữa không cao.
Thích hợp với phương thức tổ chức sửa chữa theo vị trí cố định với tổ chức lao
động theo kiểu sửa chữa tổng hợp (một nhóm công nhân phụ trách sửa chữa)
o Điều kiện áp dụng:

SVTH: Ngô Đức Anh

9

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

- Chủng loại xe nhiều, số lượng từng loại ít.
- Quản lý xe phân tán không hợp lý.
- Khi chưa có hệ thống sửa chữa trên qui mô lớn để sửa chữa toàn bộ xe hỏng
hàng năm.
- Chế độ quản lý, đăng ký xe còn khắt khe.

Sơ đồ sửa chữa xe riêng


b) Phương pháp sửa chữa đổi lẫn
o Định nghĩa
Là phương pháp mà các cụm, các chi tiết của xe cùng loại có thể đổi lẫn cho
nhau.
o Điều kiện đổi lẫn
- Đổi lẫn các chi tiết hay cụm cùng cốt sửa chữa.
- Không đổi lẫn các chi tiết trong cặp chế tạo đồng bộ như:
+ Trục khuỷu - bánh đà.
+ Thân máy - nắp máy.
+ Nắp hộp số - vỏ hộp số.
+ Vỏ cầu - vỏ hộp vi sai.
+ Nắp đầu to - thân thanh truyền.

SVTH: Ngô Đức Anh

10

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Không cho phép đổi lẫn các chi tiết cơ bản như thân máy, vỏ hộp số, vỏ cầu,
khung xe.
o Hai hình thức đổi lẫn
- Đổi lẫn cụm: các cụm cùng loại (cùng cốt sửa chữa) có thể đổi lẫn nhau.
- Đổi lẫn chi tiết, các chi tiết trong cụm (cùng cốt sửa chữa) có thể đổi lẫn nhau.

Thực tế thường phối hợp đổi lẫn chi tiết với cụm.
o Đặc điểm
- Là phương pháp tiên tiến.
- Rút ngắn thời gian sửa chữa cụm máy hay xe. Thời gian sửa chữa xe phụ thuộc
chủ yếu vào thời gian sửa chữa chi tiết cơ bản, khung xe...
- Có thể dễ dàng tổ chức sửa chữa theo dây chuyền và chuyên môn hóa thiết bị
lao động. Do đó giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành.

Hình 2. 1. Sơ đồ qua trình công nghệ sửa chữa theo phương pháp đổi lẫn

o Điều kiện thực hiện phương pháp sửa chữa đổi lẫn
- Số lượng xe, cụm máy cùng loại nhiều;
- Phải dự trữ một lượng nhất định cụm máy, chi tiết tùy theo:

SVTH: Ngô Đức Anh

11

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

+ Sản lượng sửa chữa hàng năm;
+ Thời gian sửa chữa phục hồi;
+ Tốc độ sửa chữa cụm, xe.
- Hệ thống các nhà máy sửa chữa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa, đặc
biệt thích hợp với quan hệ nhà máy sửa chữa bán xe đã sửa chữa và mua xe hỏng cùng

loại với chủ phương tiện.

2.2. Các hình thức tổ chức sửa chữa
2.2.1. Tổ chức sửa chữa theo vị trí cố định
o Định nghĩa
Toàn bộ công việc sửa chữa được thực hiện ở một vị trí cố định.
o Đặc điểm
Sự liên quan giữa các khâu rất ít, thời gian sửa chữa một xe hầu như không phụ thuộc
vào nhau.
- Thích hợp với phương pháp sửa chữa riêng xe, trong qui mô xưởng sửa chữa
nhỏ;
- Sử dụng công nhân vạn năng, tay nghề cao;
- Tiêu hao nhiên vật liệu phụ tăng, do phải trang bị, cung cấp nguyên
- nhiên vật liệu như nhau cho nhiều vị trí sửa chữa;
- Thiết bị, đồ nghề vạn năng, khó áp dụng thiết bị chuyên dùng hiện đại.
- Năng suất lao động thấp, giá thành cao, chất lượng khó ổn định Tổ chức sửa
chữa theo dây chuyền. Công việc sửa chữa được tiến hành liên tục ở một số vị trí sản
xuất hay một số dây chuyền sản xuất.

SVTH: Ngô Đức Anh

12

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung


Hình 2. 2. Sơ đồ tổ chứa sửa chữa theo vị trí cố định

2.2.2. Tổ chức sản xuất theo dây truyền

SVTH: Ngô Đức Anh

13

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

SVTH: Ngô Đức Anh

GVHD: Trần Anh Trung

14

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Hình 2. 3. Sơ đồ phương thức tổ chức sản xuất theo dây truyền

o Đặc điểm: có liên quan chặt chẽ giữa các khâu.
- Thích hợp với phương pháp sửa chữa đổi lẫn trong qui mô xưởng lớn;

- Sử dụng lao động chuyên môn hóa nên giảm được bậc thợ và nâng cao chất
lượng từng công việc;
- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu phụ;
- Thiết bị tập trung và có điều kiện sử dụng thiết bị chuyên dùng hiện đại. Năng
suất cao, giá thành hạ.

2.3. Tháo động cơ ra khỏi xe và tháo rời các chi tiết
2.3.1. Tháo động cơ ra khỏi xe
2.3.1.1. Các công việc chuẩn bị
Trước khi tháo động cơ xe được rửa sạch hết bụi và dầu mỡ

Hình 2. 4. Vệ sinh động cơ trướ khi tháo

Xe phải được đỗ vào vị trí hợp lí
– Kê kích chèn lại các lốp xe cho chắc chắn

SVTH: Ngô Đức Anh

15

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

– Chuẩn bị phương tiện để phục vụ cho việc tháo

Hình 2. 5. Kê kích xe trươc khi tiến hành tháo


2.3.1.2. Trình tự tháo
– Tháo đầu kẹp ắc quy
– Xả hết nước trong két và động cơ ra ngoài
– Tháo hết dầu bôi trơn trong đáy dầu
– Gỡ toàn bộ các đầu nối dây điện ở các vị trí như tai xe, thân xe
– Tháo bầu lọc gió và bộ chế hoà khí xuống
– Gỡ các dây điện trong máy phát điện và nới các bulông bắt máy phát và đưa máy phát
điện xuống
– Tháo ống dẫn dầu đưa bầu lọc tinh xuống
– Tháo ống dẫn hơi của bộ điều chỉnh đánh lửa chân không ra
– Tháo giá bắt dây cao áp và đưa bộ dây cao áp xuống
– Tháo bulông cố định của bộ chia điện và đưa bộ chia điện xuống
– Tháo gỡ các dây điện, đèn, còi và bulông để đưa đèn còi ra khỏi xe
– Tháo trục bàn đạp, dây điện của máy khởi động để tháo và đưa máy khởi động xuống

SVTH: Ngô Đức Anh

16

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

– Nới lỏng và tháo các ống nước ra ngoài
– Tháo các đường dẫn xăng và nơi để tháo bơm xăng ra
– Tháo bulông chân két nước và nhấc két nước xuống

– Tháo ống hút xả, gỡ tấm đệm và đưa tấm hút xả xuống
– Tháo trục chuyển động và tháo hộp số ra khỏi xe
– Tháo các hệ thống bàn đạp trong buồng lái các chốt thanh kéo của phanh,ly hợp, bàn
đạp ga, các lò xo hồi vị
– Tháo lắp dưới vỏ ly hợp, ống bơm mỡ, càng cua ra
– Tháo đầu nối dây của đồng hồ công tơ mét
– Tháo bulông bắt chân máy trước và sau ra và đưa động cơ xuống
2.3.2. Tháo rời các bộ phận của động cơ
Sau khi động cơ đã tháo xuống, đặt động cơ trên giá chuyên dùng và cạo rửa sạch
sẽ bên ngoài sau đó mới tháo rời các bộ phận theo trình tự sau:
Tháo hộp số

Hình 2. 6. Tháo hộ số

– Tháo các cụm chi tiết còn lại quanh động cơ

SVTH: Ngô Đức Anh

17

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

– Tháo bulông nắp máy, chú ý nới lỏng dần và đều từ hai đầu vào giữa và các
bulông tháo phải đối xứng vời nhau qua tâm bề mặt nắp máy. Rồi dùng cán búa gõ nhẹ
không được dùng tuốcnơvít cậy làm hỏng đệm nắp máy

– Dùng dụng cụ bắt vào lỗ bugi và nhấc nắp máy ra rồi tháo đệm nắp máy ra. Chú ý
không tháo nắp máy khi động cơ còn nóng
– Đặt nghiêng động cơ phía buồng xupáp hướng lên trên đối với động cơ xupáp đặt,
để tháo các bộ phận tiếp theo
– Tháo cụm piston thanh truyền như sau:
+ Quay cho thanh truyền cần tháo xuống vị trí thấp nhất (ĐCD) kiểm tra xem thanh
truyền đã có dấu chưa - nếu chưa có dấu thì phải đánh dấu lại
+ Tháo chốt chẻ hoặc phanh hãm rồi nới đều bulông hoặc êcu của thanh truyền đó đưa
nắp thanh truyền ra ngoài dùng cán búa đẩy cụm piston thanh truyền lên và đưa ra ngoài
(nếu xilanh có gờ ta phải cạo đi trước khi đẩy cụm piston ra)
+ Lắp lại nắp thanh truyền ngay tránh để nhầm lẫn. Cứ như thế lần lượt tháo toàn bộ cụm
piston thanh truyền ra ngoài
– Tháo cụm xupáp theo trình tự sau
+ Tháo nắp đậy buồng xupáp ra
+ Kiểm tra xem xupáp đã có dấu chưa nếu chưa thì phải đánh dấu lại (phải đóng dấu lúc
xupáp đóng)
+ Dùng van - kìm nén lò xo xupáp lấy tô vít cậy móng hãm ở chân xupáp ra. Sau đó thả
kìm ra cứ như thế lấy hết các móng hãm ra và gói lại
+ Dùng tô vít đẩy vào cửa hút, cửa xả để đưa xupáp ra ngoài rồi để vào giá đỡ chuyên
dùng
+ Tháo lò xo và đế lò xo ra ngoài
+ Tháo vấu khởi động - bánh đai - nắp che bánh răng trục cam ra
– Tháo trục cam như sau
+ Quay xem bánh răng trục cam có dấu ăn khớp chưa, nếu chưa có thì phải đánh dấu lại
+ Tháo bulông hãm mặt bích trục cam và đưa trục cam ra ngoài

SVTH: Ngô Đức Anh

18


Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

+ Đưa con đội ra – tháo nắp dưới của hộp bánh răng cam và ống phun dầu cho cặp bánh
răng ngoài
– Lật ngược động cơ lên tháo trục khuỷu ra ngoài. Trước hết tháo các phanh hãm ổ
trục ra kiểm tra xem xét đã có dấu chưa. Nếu chưa có thì phải đánh dấu
– Tháo bulông êcu lấy nắp và bạc lót xuống để theo thứ tự rồi khiêng trục khuỷu
xuống. Lắp lại các bạc lót, nắp đậy vào đúng vị trí của nó vặn các bulông lại
– Tháo bulông bắt vỏ bộ li hợp ra và đưa vỏ bộ li hợp xuống
– Tháo rời piston thanh truyền. Khi tháo các xécmăng ra ngoài dùng kìm chuyên
dùng, nếu không có thì có thể tháo bằng tay(chú ý tránh gẫy xécmăng)
– Tháo chốt piston trước khi tháo rời phải đánh dấu trên đỉnh piston theo số thứ tự
của thanh truyền đó
+ Tháo phanh hãm chốt piston và dùng trục bậc để đóng chốt ra ngoài. Khi đóng chốt
chú ý nhẹ nhàng để tránh làm hỏng bạc và vỡ piston.(tốt nhất nên luộc piston trong dầu
hoặc nước đến nhiệt độ khoảng 80o- 85o rồi mới tháo)
Các chi tiết sau khi tháo rời sẽ được đưa ra rửa sạch bằng vòi phun áp suất cao

Hình 2. 7. Rửa các chi tiết sau khi tháo

Sau đó các chi tiết được làm sạch tinh

SVTH: Ngô Đức Anh

19


Lớp CNCN ô tô 2-K60
Hình 2. 8. Vệ sinh rãnh xéc măng


Báo cáo thực tập công nghiệp
-

GVHD: Trần Anh Trung

Dùng xecmang cũ cạo muội than bám trên piston

Tiếp theo rửa lại bằng dầu để loại bỏ

muội

than trên piston

Hình 2. 9. Vệ sinh piston bằng dầu

Mặt máy được làm sạch gioăng



các vết gỉ bằng chổi đánh gỉ

Hình 2. 10. Vệ sinh mặt máy

SVTH: Ngô Đức Anh


20

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

SVTH: Ngô Đức Anh

GVHD: Trần Anh Trung

21

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

Kiểm tra xylanh nếu còn sử dụng được thì tiến hành vệ sinh

Hình 2. 11. Vệ sinh xylanh

2.4. Lắp động cơ
2.4.1. Công việc chuẩn bị
Các công việc chuẩn bị lắp phụ thuộc vào phương pháp sửa chữa riêng xe hay đổi lẫn,
cách tổ chức sản xuất theo vị trí cố định hay theo dây chuyền...Những nội dung chính
của công việc chuẩn bị gồm:
- Sắp bộ chi tiết;

- Kiểm tra điều chỉnh khối lượng và cân bằng tĩnh, động các chi tiết;
- Lắp trước một số nhóm chi tiết có yêu cầu lắp riêng.
2.4.2 Sắp bộ chi tiết
- Thống kê và giao nhận đầy đủ các chi tiết sẽ được đưa vào lắp cho một động cơ. Chú
ý rằng, nếu không có điều gì đặc biệt thì các chi tiết chính của động cơ nào lắp lại cho
động cơ đó (ví dụ: thân máy, trục khuỷu, bánh đà, trục cam, thanh truyền...) do đó
trong khi tháo rửa và kiểm tra chúng thường được đánh dấu bằng sơn để khỏi lẫn với
chi tiết cùng loại của động cơ khác.
- Chọn lắp những chi tiết được phép dùng lại mà không qua sửa chữa (khi áp dụng cách
sửa chữa đổi lẫn chi tiết), ví dụ: chọn các con đội xu páp với lỗ dẫn hướng con đội, bu
lông bánh đà với lỗ bu lông trên bánh đà đảm bảo khe hở lắp ghép giữa chúng. Chọn

SVTH: Ngô Đức Anh

22

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

chiều dày đệm nắp máy mới theo độ nhô của piston trong xi lanh để có tỷ số nén theo
thiết kế.
- Chế tạo các gioăng đệm, thông thường bằng bìa cáctông hoặc amiăng.
- Nhận các phụ kiện trong hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, khởi động...đã được
sửa chữa hoàn chỉnh tại các bộ phận sửa chữa riêng.
- Sắp xếp toàn bộ các chi tiết trên một khay hoặc bàn lắp để bàn giao cho thợ lắp máy.
2.4.3. Kiểm tra điều chỉnh khối lượng và cân bằng tĩnh, động các chi tiết

Các chi tiết chuyển động quay như bánh đà, trục khuỷu trong quá trình sửa chữa phải
mài cổ trục nên cần được kiểm tra cân bằng tĩnh và cân bằng động trong trạng thái lắp
ghép chúng. Độ không cân bằng động cho phép tuỳ thuộc vào kết cấu và kích thước
của trục đã được nhà chế tạo qui định cụ thể. Đối với động cơ nhiều xi lanh, nhóm các
chi tiết piston - sécmăng - thanh truyền cần phải được cân bằng khối lượng. Khi có sự
chênh lệch vượt quá giới hạn cho phép có thể lấy bớt kim loại bằng cách khoan hay
phay ở những vùng không quan trọng (như phần chân piston...)
2.4.4. Lắp trước một số nhóm chi tiết có yêu cầu lắp riêng.
Một số chi tiết đòi hỏi có xử lý đặc biệt trước khi lắp như luộc, dùng máy ép... được lắp
trước tại khâu chuẩn bị. Công việc này thường là:
- Lắp chốt piston - thanh

truyền

– piston

Hình 2. 12. Cụm piston-thanh truyền

Lắp xéc măng vào piston

SVTH: Ngô Đức Anh

23

Lớp CNCN ô tô 2-K60


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung


Hình 2. 13. Kiểm tra xéc măng trước khi lắp

- Lắp xu páp vào nắp máy sau đó phải rà lại bằng bột rà

Hình 2. 14. Rà xu pap bằng bột rà

Lắp phớt ghít, lò xo
xuppap, móng hãm

Hình 2. 15. Lắp lò xo và móng hãm

- Lắp dàn cò

SVTH: Ngô Đức Anh

24

Lớp CNCN ô tô 2-K60
Hình 2. 16. Bộ dàn cò


Báo cáo thực tập công nghiệp

GVHD: Trần Anh Trung

2.4.5. Lắp các chi tiết và cụm chi tiết lên thân máy
- Thân động cơ sau khi rửa sạch được mang vào sấy khô

Hình 2. 17. Thân máy sau khi được vệ sinh và sấy khô


Lắp các chi tiết lên thân máy
-

Ép

bạc

trục

cam

vào

thân

động

cơ,chú

ý các

lỗ dầu

SVTH: Ngô Đức Anh

25
Hình 2. 18. Ép bạc trục cam

Lớp CNCN ô tô 2-K60



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×