Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

chương trình sơ cấp may thời trang 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.87 KB, 58 trang )

1
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KT - KT BẮC NGHỆ AN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
(Ban hành kèm theo quyết định số
/QĐ -TrTCBNA ngày
tháng 01 năm 2018 của
trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

Nghệ An - 2018


SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
TRƯỜNG TC KT - KT BẮC NGHỆ AN

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo quyết định số
/QĐ -TrTCBNA ngày tháng 01 năm 2018 của
trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)
Tên nghề đào tạo: May thời trang.
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh: Người học từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ
học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06.


Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MÔ TẢ VỀ KHÓA HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Mô tả về khóa học.
Khóa học May thời trang trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo 3,5 tháng nhằm trang
bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề May thời trang.
Trong quá trình học, học viên được học theo hình thức tích hợp tức là lý thuyết
gắn với thực hành để đảm bảo với yêu cầu của nghề.
2. Mục tiêu đào tạo.
2.1.Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động,
Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của
nghề may thời trang.
+ Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm
may.
+ Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản
một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền May thời trang.
+ Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may
thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu May thời trang.
+ Hiểu rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề May thời trang về an
toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.


3
+ Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
2.2. Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên dây chuyền may thời trang
như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy thùa khuyết; máy đính cúc.
+ Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các
đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may
cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết;

đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi, quần âu hoặc áo jacket như may ly
chiết; may nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khoá quần; may
cạp quần, may khóa ngực, may mũ áo, may bo đai đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ
thuật.
+ May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may vai;
tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng; thùa
khuyết đính cúc, may bo tay, khóa ngực, cổ áo, mũ áo đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu
kỹ thuật.
+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi quần
âu, áo jacket.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc
II. DANH MỤC SỐ LƯỢNG, THỜI LƯỢNG CÁC MÔ ĐUN.
Thời gian đào tạo (giờ)
Mã MH,
Trong đó

Tên môn học, mô đun
Tổng
MH 01
MĐ 02
MĐ 03
MĐ 04
MĐ 05
MĐ 06

số


LT

TH

Ôn, KT

38

17

17

4

May các đường may máy cơ bản
May áo sơ mi
May quần âu

22
70
154
130

5
9
17
13

14

57
129
109

3
4
8
8

May áo jacket

110

13

90

7

Các vấn đề cơ bản về may công
nghiệp
Vận hành thiết bị may


4
Ôn và thi kết thúc khóa học

16

Tổng cộng


540

16
74

416

50

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ, CÁC KỸ NĂNG
CẦN THIẾT KHÁC, NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM.
1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề.
(Có chương trình chi tiết của từng mô - đun kèm theo)
2. Các kỹ năng, năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm cần thiết khác
Ngoài những kỹ năng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, người học
nghề cần được bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết khác, đó là:
- Kỹ năng giao tiếp: Giúp người học có kỹ năng giao tiếp tốt vì giao tiếp tốt chính
là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc.
- Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề: Ra quyết định là việc làm quan trọng,
đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp cho học viên luôn có sự
lựa chọn đúng đắn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Giúp người học có khả năng phối hợp với người
khác trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
- Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Người học nghề cần tập cách tự suy
nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc chọn nghề đến việc học. Tìm hiểu bản thân để
xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, tự tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu để phát
huy sở trường và hoàn thiện bản thân.
IV. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3,5 tháng
- Thời gian học tập: 15 tuần
- Thời gian thực học: 540 giờ
Trong đó thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khoá học: 50
giờ
+ Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun: 34 giờ
+ Thời gian ôn và thi kết thúc khóa học : 16 giờ
2. Phân bổ thời gian học tối thiểu:


5
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 540 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 74 giờ; Thời gian học thực hành: 466 giờ (Trong đó thời
gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khoá học: 50 giờ)
V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP.
Được thực hiện theo thông tư số 42/2015/TT - BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định về đào tạo trình độ
sơ cấp.
VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ.
1. Phương pháp giảng dạy
Khi giảng dạy, giáo viên chỉ dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ
năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô đun.
Khi giảng dạy kết thúc mô đun phải tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả mô đun
đã học mới tổ chức giảng dạy mô đun tiếp theo trong chương trình đào tạo.
2. Thang điểm đánh giá
Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có
tính đến hàng thập phân 1 con số.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ
SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề May thời trang đã thiết kế tổng số
giờ học tối thiểu là: 540 giờ (Lý thuyết: 75 giờ; Thực hành: 466 giờ; Chương trình dạy
nghề trình độ sơ cấp nghề May thời trang gồm 6 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời
gian được xác định tại biểu mục II.
- Một giờ học thực hành là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý
thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
- Một ngày học thực hành không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không
quá 6 giờ chuẩn.
- Một tuần học thực hành không quá 40 giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không
quá 30 giờ chuẩn.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của
từng bài; từ đó các cở sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo
viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra và kiểm tra kết thúc khóa học.
a. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ


6
- Mỗi mô đun có ít nhất một cột kiểm tra thường xuyên (thời gian kiểm tra 30
phút) và ít nhất một cột kiểm tra định kỳ (thời gian 1 giờ).
b. Kiểm tra kết thúc mô đun
- Điều kiện kiểm tra kết thúc mô đun:
+ Người học phải tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực
hành.
+ Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên.
- Hình thức và thời gian kiểm tra:
+ Thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành
một hoặc một số khâu công việc của nghề. Thời gian từ 1 đến 3 giờ.
+ Hoặc làm bài kiểm tra viết, thời gian là: 1 giờ
c. Kiểm tra kết thúc khóa học:

- Điều kiện kiểm tra kết thúc khóa học:
+ Các điểm tổng kết mô đun phải đạt từ 5 điểm trở lên.
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra kết thúc
khóa học.
- Hình thức và thời gian kiểm tra: Thực hiện bài tập kỹ năng tổng hợp để thực
hiện công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm.
Số
TT
1
2

Mô đun
kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian
kiểm tra

Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề:
Kiến thức nghề
Viết hoặc vấn đáp.
Không quá 90 phút
Kỹ năng nghề
Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 240 phút

* Các chú ý khác:
Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố
trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề
đào tạo.



7

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Các vấn đề cơ bản về May thời trang
Mã số môn học: MH 01


8
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MAY THỜI TRANG
Mã của môn học: MH 01
Thời gian thưc hiện môn học: 38 giờ

(LT: 17 giờ ; TH: 17 giờ; ôn, kiểm tra : 4 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:
- Vị trí:
+ Là môn học cơ sở, trong chương trình các môn học bắt buộc đào tạo nghề May
công nghiệp nhằm trang bị cho người học kiến thức về an toàn lao động, nguyên vật liệu
may và chất lượng sản phẩm trong sản xuất may thời trang.
- Tính chất:
+ An toàn lao động mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng.
+ Vật liệu may là phần bổ trợ cho mô đun may áo sơ mi, mayquần âu
+ Chất lượng sản phẩm là phần chuyên môn bổ trợ cho mô đun nghề may áo sơ
mi, quần âu có kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
- Trình bày được nội dung cơ bản của công tác bảo hộ và an toàn lao động trong
ngành may

- Tuân thủ các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị và biện pháp phòng
chống cháy nổ trong ngành may.
- Sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra tai nạn lao động;
- Nhận biết được vật liệu may và xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu,
- Phân biệt được mặt trái, phải của nguyên phụ liệu và nhận biết được một số lỗi
của nguyên phụ liệu
- Trình bày được các khái niệm, vai trò và tầm quan trọng về chất lượng và quản
lý chất lượng
- Hiểu được lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác
quản lý chất lượng
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, và nhận biết được một
số lỗi thường gặp trên chuyền may thời trang
- Xác định được tầm quan trọng của công tác vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh đối với
sản phẩm may công nghiệp.
- Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập và làm việc;
- Rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt trong quá trình lựa chọn, phân loại vật liệu may.


9
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong quản lý chất lượng sản phẩm tại công đoạn
may
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Tổng
TT
Tên các bài trong mô đun
LT
TH
KT

số
Chương 1
An toàn lao động
9
5
4
Nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao
Bài 1
1
1
động và an toàn lao động
Các kiến thức cơ bản về an toàn lao
Bài 2
động và vận hành các thiết bị ngành
4
2
2
may
Bài 3
Kỹ thuật an toàn về điện
2
1
1
Bài 4
Phòng chống cháy nổ
2
1
1
Chương 2
Vật liệu may

14
6
7
1
Bài 1
Nhận biết một số loại vật liệu may
2
1
1
Xác định tính chất chung của nguyên
Bài 2
6
2
4
phụ liệu may
Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên
Bài 3
2
1
1
phụ liệu may
Nhận biết một số lỗi của nguyên liệu,
Bài 4
4
2
1
1
phụ liệu may
Chương 3
Chất lượng sản phẩm

13
6
6
1
Giới thiệu chung về chất lượng và quản
Bài 1
lý chất lượng sản phẩm may công
1
1
nghiệp
Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO
Bài 2
1
1
9000
Phương pháp kiểm tra chất lượng sản
Bài 3
8
2
5
1
phẩm trên chuyền may mặc
Công tác an toàn vệ sinh sản phẩm may
Bài 4
3
2
1
công nghiệp
Ôn, kiểm tra kết thúc môn
2

2
Cộng
38
17
17
4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.


10
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG
Bài 1: Nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
Thời gian: 1 giờ (LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày ý nghĩa và tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động và an toàn
lao động;
- Phân tích được các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện các biện pháp bảo hộ và an toàn lao động
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
2. Nội dung, tính chất của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
3. Định nghĩa và phân loại tai nạn lao động
4. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động
5. Tìm hiểu hệ thống luật pháp quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động
6. Quản lý của nhà nước về bảo hộ, an toàn lao động
7. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người quản lý lao động
Bài 2: Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong vận hành các thiết bị ngành
may
Thời gian: 4 giờ (TH: 2 giờ; LT: 2 giờ)

Mục tiêu:
- Trình bày được biện pháp an toàn khi sử dụng các loại thiết bị máy may
- Nhận biết và lựa chọn môi trường sản xuất thích hợp để sản xuất sản phẩm may
và đảm bảo an toàn lao động.
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện an toàn lao động, trong vận hành thiết bị
1. Đặc điểm cơ bản của các loại thiết bị sử dụng trong ngành may thời trang.
2. An toàn lao động trong khi vận hành một số thiết bị trong ngành may
3. Môi trường an toàn trong sản xuất sản phẩm may
4. Phương pháp sơ cứu một số tai nạn trong quá trình lao động sản xuất


11
Bài 3: Kỹ thuật an toàn về điện
Thời gian:2 giờ (TH: 1 giờ; LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.
- Hiểu được các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện trong môi trường làm việc sử
dụng các thiết bị điện ngành may.
- Thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị tai nạn về điện đúng quy trình và đúng
phương pháp.
1. Khái niệm cơ bản về an toàn điện
2. Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến tai nạn điện
3. Các nguyên nhân và biện pháp đề phòng tai nạn điện
4. Phương pháp sơ cứu tai nạn điện giật
Bài 4: Phòng chống cháy nổ
Thời gian: 2 giờ (TH: 1 giờ; LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề cơ bản dẫn đến cháy nổ.
- Phân tích được các nguyên nhân gây cháy nổ.
- Có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy nổ

1. Mục đích, ý nghĩa về công tác phòng chống cháy nổ
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cháy nổ
3. Các biện pháp và phương tiện phòng tránh tai nạn do cháy
nổ gây ra
Chương 2: VẬT LIỆU MAY
Bài 1: Nhận biết một số loại vật liệu may
Thời gian: 2 giờ (TH: 1 giờ; LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Biết được phương pháp phân loại các vật liệu trong ngành may


12
- Xác định được một số loại nguyên liệu, phụ liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ,
trong sản xuất may thời trang.
- Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình lựa chọn vật liệu ngành may
1. Khái niệm về nguyên liệu, phụ liệu may
2. Phân loại nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất may thời trang
2.1 Nguyên liệu chính
2.2 Vật liệu phụ
3. Thực hành nhận biết nguyên phụ liệu trong sản xuất may thời trang
Bài 2: Xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu may
Thời gian: 6 giờ (LT: 2 giờ; TH: 4 giờ)
Mục tiêu:
- Biết được tính chất chung của nguyên phụ liệu May
- Xác định được khả năng chịu nhiệt của vải
- Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình sử dụng bàn là trên một số nguyên
liệu vải
1. Tính chất chung
1.1. Tính chất hình học
1.2. Tính chất cơ học

1.3. Tính chất lý học
1.4. Tính chất nhiệt học
1.5. Tính chất hóa học
2. Giới thiệu các giai đoạn biến đổi tính chất vải dưới tác dụng của nhiệt độ
2.1. Tìm hiểu khả năng chịu nhiệt của một số loại nguyên liệu
2.2. Tìm hiểu khả năng chịu nhiệt của một số loại phụ liệu
2.3. Thực hành phương pháp sử dụng nhiệt bàn là trên một số nguyên phụ liệu
thường gặp
Bài 3: Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên phụ liệu may
Thời gian: 2 giờ (LT: 1 giờ; TH: 1 giờ)


13
Mục tiêu:
- Biết được phương pháp phân biệt mặt trái, mặt phải của nguyên liệu, phụ
liệu thường được sử dụng trong sản xuất may thời trang.
- Rèn luyện được tính cẩn thận, chính xác trong quá trình học tập
1. Xác định mặt trái, mặt phải của vải
1.1. Xác định mặt trái, mặt phải của vải dệt thoi
1.2. Xác định mặt trái, mặt phải của vải dệt không dệt
1.3. Xác định mặt trái, mặt phải của một số loại phụ liệu, nhãn mác
2. Thực hành nhận biết mặt trái, mặt phải của một số nguyên phụ liệu
Bài 4: Nhận biết một số lỗi của nguyên liệu, phụ liệu may
Thời gian: 4 giờ (LT: 2 giờ; TH: 1 giờ; KT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Biết được phương pháp nhận biết lỗi của nguyên liệu, phụ liệu may
- Xác định được một số lỗi trên vải, các phụ liệu thường gặp trong sản xuất may
thời trang
- Rèn luyện được tính linh hoạt sáng tạo trong quá trình lựa chọn nguyên vật liệu
may

1. Tìm hiểu một số lỗi trên nguyên liệu, phụ liệu may
1.1. Kiểm tra lỗi trên vải
1.2. Kiểm tra lỗi trên phụ liệu may
2.Thực hành xác định một số lỗi trên nguyên liệu, phụ liệu thường gặp trong sản xuất
may thời trang.
Chương 3: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Bài 1: Giới thiệu chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm may thời
trang
Thời gian: 1 giờ (LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm, vai trò về chất lượng và quản lý chất lượng
- Xác định được tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng trong
Doanh nghiệp may
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập


14
1. Khái niệm chung về chất lượng
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
3. Định nghĩa về quản lý chất lượng, vai trò và chức năng của quản lý chất lượng.
4. Tầm quan trọng của chất lượng đối với các Doanh Nghiệp Việt Nam.
5. Một số yêu cầu cần thiết phải có một hệ thống quản lý chất lượng trong Doanh
nghiệp
Bài 2: Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
Thời gian: 1 giờ (LT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000.
- Phân tích được lợi ích của việc áp dụng ISO 9000
- Rèn luyện ý thức làm việc theo hệ thống
1. Khái niệm và đặc điểm hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000

2. Nội dung cơ bản của hệ thống tiêu chuẩn
3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
Bài 3: Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may mặc
Thời gian: 8 giờ (LT: 2 giờ; TH: 5 giờ; KT: 1 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phân tích được quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Rèn luyện ý thức tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản
1. Nguyên tắc kiểm tra chất lượng sản phẩm may
2. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong chuyền may thời
trang
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may
4. Một số lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra chất lượng trên chuyền may
Bài 3: Công tác an toàn vệ sinh sản phẩm may thời trang
Thời gian: 3 giờ (LT: 2 giờ; TH: 1 giờ)


15
Mục tiêu:
- Trình bày được tầm quan trọng của công tác vệ sinh công nghiệp với sản
phẩm may
- Phân tích được các yếu tố của công tác vệ sinh công nhiệp ảnh hưởng đến
người lao động và chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất
- Có ý thức tự giác trong việc thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp
1.Tìm hiểu tầm quan trọng của công tác vệ sinh công nghiệp đối với sản phẩm may
trong sản xuất
2.Quy trình kiểm tra vệ sinh công nghiệp trong từng công đoạn sản xuất
3. Tìm hiểu một số yếu tố vệ sinh công nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm và người lao động
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

- Giáo trình Môn học an toàn lao động, vật liệu may, chất lượng sản phẩm
- Mô hình, giáo cụ trực quan theo nội dung học
- Tài liệu tham khảo về an toàn lao động, vật liệu may, chất lượng sản phẩm
- Máy tính, máy chiếu
- Phòng học lý thuyết
- Thiết bị may, thiết bị điện dụng cụ chữa cháy, sơ cứu, quần áo bảo hộ lao động
- Mẫu vật liệu may thường gặp trong may thời trang
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Kiến thức: Đánh giá qua các bài kiểm tra tự luận về nội dung:
+ Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động
+ Khái niệm, tính chất chung của nguyên phụ liệu may
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may
- Kỹ năng: Đánh giá việc thực hiện các công việc qua các bài tập về nội dung
+ Sử dụng an toàn các phương tiện, thiết bị máy may và trang bị bảo hộ cá nhân
trong sản xuất
+ Phân loại nguyên phụ liệu may,xác định được mặt trái, mặt phải của vải
+ Xác định được các lỗi sai hỏng trên nguyên phụ liệu ngành may
+ Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may mặc.
+ Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh công nghiệp
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá thông qua “Sổ theo dõi người học”


16
+ Ý thức chấp hành nội quy học tập
+ Tác phong và trách nhiệm đối với công việc
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình sử dụng đào tạo cho học sinh trình độ sơ cấp nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Kết hợp các phương pháp dạy học để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và vận

dụng vào thực tế các quy tắc về:
- An toàn lao động trong sản xuất ngành may thời trang.
- Tổ chức làm bài tập thực hành nhận biết vật liệu may
- Kết hợp công tác quản lý chất lượng và vệ sinh công nghiệp
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- An toàn lao động khi vận hành một số máy may
- Các vấn đề cơ bản về cháy nổ và biện pháp phòng chống cháy nổ
- Nhận biết một số loại vật liệu may và tính chất chung của nguyên phụ
liệu
- Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên phụ liệu
- Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm trên các công đoạn may
- Nhận biết một số lỗi thường gặp trên chuyền may thời trang.
4. Tài liệu cần tham khảo:
Tài liệu tham khảo về An toàn lao động
- Tài liệu “Luật phòng cháy và chữa cháy” – Nhà xuất bản chính trị quốc
gia.
- Tài liệu “Tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động ”- Tổng liên đoàn
lao động Việt nam - Liên đoàn lao động Hà nội.
- Tài liệu “ Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ” – Công an
thành phố Hà nội – Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Tài liệu tham khảo về Vật
liệu may
- Giáo trình Vật liệu May – Trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định
- Giáo trình Vật liệu May – Trường Cao đẳng nghề Long Biên
- Giáo trình Vật liệu Dệt – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Tài liệu kỹ thuật – Tổng Công ty May 10
Tài liệu tham khảo về Chất lượng sản phẩm
- Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO – 9000 - Nhà
xuất bản KH & KT, 2000.



17
- Giáo trình Tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng sản phẩm may - Trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.
- Giáo trình Quản lý chất lượng trong Doanh Nghiệp theo tiêu chuẩn ISO
9000 - PTS Nguyễn Kim Định.
- Các tài liệu ISO, TCVN 2000 - Nguyễn Quốc Cừ.
- Giáo trình Quản lý chất lượng trang phục - Trường cao đẳng Kinh tế kỹ
thuật công nghiệp I.


18

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Vận hành một số thiết bị may
Mã số mô đun: MĐ 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
VẬN HÀNH MỘT SỐ THIẾT BỊ MAY
Mã mô đun: MĐ 02
Thời gian thực hiện mô đun: 22 giờ

(Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 14 giờ;
Ôn, KT: 3 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
+ Mô đun Vận hành một số thiết bị may được bố trí học trước khi học các
mô đun công nghệ may của trình độ sơ cấp nghề



19
- Tính chất:
+ Mô đun Vận hành một số thiết bị may là mô đun cơ sở bắt buộc, lý thuyết
kết hợp với thực hành trên máy nhằm bổ trợ cho các mô đun công nghệ may
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
- Trình bày được quy tắc vận hành, vệ sinh một số loại máy may thời trang
cơ bản: 1 kim, vắt sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc
- Vận hành, vệ sinh được một số loại máy may thời trang cơ bản: 1 kim, vắt
sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động
- Hiệu chỉnh được các loại đường may theo quy trình công nghệ
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức bảo quản thiết bị và tác phong công
nghiệp
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Tổng
TT
Tên các bài trong mô đun
LT TH KT
số
Bài 1
Vận hành máy 1 kim
10
2
7
1
Bài 2
Vận hành máy 2 kim 5 chỉ
4
1

3
Bài 3
Vận hành máy thùa khuy
3
1
2
Bài 4
Vận hành máy đính cúc
4
1
2
1
Ôn, kiểm tra kết thúc mô đun
1
1
Tổng
22
5
14
3
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Sử dụng máy may 1 kim

Thời gian: 10 giờ (LT: 2 giờ; TH: 7 giờ;
KT: 1 giờ)

Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy

- Vận hành được máy may 1 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Hiệu chỉnh được đường may máy 1 kim theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.


20
1. Giới thiệu máy may 1 kim
2. Vận hành máy may 1 kim
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng tránh
3. Ứng dụng may căn chỉnh đường may trên vải tập
4. Vệ sinh máy may 1 kim
Bài 2: Sử dụng máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Thời gian: 4 giờ (LT:1giờ;TH:3 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành được máy 2 kim 5 chỉ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được đường may máy 2 kim 5 chỉ theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy 2 kim 5 chỉ
2. Vận hành máy 2 kim 5 chỉ
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng may căn chỉnh đường may trên vải tập
4. Vệ sinh máy 2 kim 5 chỉ
Bài 3: Sử dụng máy thùa khuyết

Thời gian:3 giờ(LT:1 giờ;TH: 2 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành được máy thùa khuyết đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được khuyết thùa theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy thùa khuyết
2. Vận hành máy thùa khuyết
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ
2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng căn chỉnh khuyết thùa trên vải tập


21
4. Vệ sinh máy thùa khuyết

Bài 4: Sử dụng máy đính cúc
Thời gian: 4 giờ (LT:1giờ; TH:2 giờ,KT:1giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được quy tắc vận hành, hiệu chỉnh và vệ sinh máy
- Vận hành được máy đính cúc đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn
- Hiệu chỉnh được cúc đính theo yêu cầu kỹ thuật.
- Biết vệ sinh và bảo quản thiết bị máy
- Rèn luyện tính cận thận, tác phong công nghiệp trong học tập.
1. Giới thiệu máy đính cúc
2. Vận hành máy đính cúc
2.1. Quy tắc vận hành và hiệu chỉnh máy
2.2. Thao tác vận hành và cách hiệu chỉnh mũi chỉ

2.3. Giới thiệu một số hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng trách
3. Ứng dụng căn chỉnh đính cúc trên vải tập
4. Vệ sinh máy đính cúc
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Chương trình mô đun Vận hành một số thiết bị may;
- Giáo trình mô đun Vận hành một số thiết bị may;
- Phòng học thực hành và các loại thiết bị, máy may có liên quan đến môn
học;
- Dụng cụ học tập, thoi, suốt, vải, chỉ, phấn.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
- Kiến thức: Đánh giá qua các bài kiểm tra về nội dung:
+ Cách xử lý các tình huống thường xảy ra khi sử dụng máy;
+ Trắc nghiệm khách quan phương pháp vận hành thiết bị may.
- Kỹ năng: Đánh giá việc thực hiện các công việc qua các bài tập về nội dung:
+ Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành, thao tác vận hành và vệ sinh thiết
bị đúng kỹ thuật, an toàn;
+ Hiệu chỉnh được các loại đường may theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá thông qua “ Sổ theo dõi người học ”
về nội dung:


22
+ Thực hiện các bài học lý thuyết nghiêm túc, có hiệu quả;
+ Thực hiện thực hành trên máy đúng quy định, chuyên cần, an toàn.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình sử dụng đào tạo học sinh hệ sơ cấp
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Phương pháp giảng dạy mang tính tích hợp giữa giảng dạy lý thuyết và
thực hành,

để học sinh dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Bài 1: Máy may 1 kim
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình “Thiết bị May”- Trường CĐCN II.
- Giáo trình “Thiết bị May”- Trường CĐ Nghề CN Dệt May Nam Định.
- Giáo trình ”Sửa chữa Thiết bị May”1996 - Tác giả: Chu Sĩ Dương.


23

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: May các đường may máy cơ bản
Mã số mô đun: MĐ 03

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
MAY CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN
Mã mô đun: MĐ 03
Thời gian thực hiện mô đun: 70 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN:
- Vị trí:

(LT: 9 giờ; TH: 57 giờ; ôn, KT: 4 giờ)


24
+ Mô đun May các đường may máy cơ bản là mô đun chuyên môn nghề,
được bố trí học trước khi học các mô đun May áo sơ mi và May quần âu của trình độ sơ
cấp nghề.
- Tính chất:

+ Mô đun may các đường may máy cơ bản là mô đun mang tính tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Phân biệt được các loại đường may máy cơ bản.
- Vận hành và sử dụng được máy may 1 kim thành thạo.
- May được các kiểu đường may cơ bản đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật,
thao tác
- Ứng dụng được các đường may cơ bản để may sản phẩm áo sơ mi và quần
âu
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp, an toàn lao
động, vệ sinh công nghiệp và tiết kiệm nguyên phụ liệu.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Thời gian

Thực
thuyết
hành
2
13
1
7
2
13
1
5
1

7
1
5
1
7

Tổng
Kiểm
số
tra
1
Bài 1 May đường may can
16
Bài 2 May đường may viền
8
Bài 3 May đường may cuốn
1
16
Bài 4 May đường may mí
6
Bài 5 May đường may lộn
8
Bài 6 May đường may diễu
6
Bài 7 May đường may tra
8
2
Ôn, kiểm tra kết thúc mô đun
2
4

Tổng
70
9
57
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Tên các bài trong môn học

Bài 1: May đường may can

Thời gian:16 giờ (LT: 2 giờ; TH: 13 giờ; KT: 1 giờ)


25
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các loại đường
may can
- May được các loại đường may can đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Vận hành và sử dụng được máy may 1 kim thành thạo
- Ứng dụng được đường may can để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu.
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập
1. Đường may can rẽ diễu đè hai đường
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may
2. Đường may can giáp
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.3. Quy cách đường may
2.4. Phương pháp may
3. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
4. Ứng dụng
5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bài 2: May đường may viền
Thời gian: 8 giờ (LT: 2 giờ; TH: 13 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các loại
đường may viền.
- May được các đường may viền đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao
tác.
- Vận hành và sử dụng được máy may 1 kim thành thạo.
- Ứng dụng được đường may viền để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu.
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
1. Đường may viền cuốn kín
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.3. Quy cách đường may
1.4. Phương pháp may


×