Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 178 trang )

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ DU LỊCH

BÁO CÁO
Khảo sát nguồn nhân lực du lịch
thành phố Đà Nẵng năm 2017

Đà Nẵng, tháng 12/2017


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
I.

8

THÔNG TIN KHẢO SÁT 9
1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................8
2. Đối tượng khảo sát .............................................................................................8
3. Quy mô khảo sát ................................................................................................8
4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu ...............................................................8

II.

4.1.

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................9

4.2.


Đối tượng khảo sát ..................................................................................9

4.3.

Thời gian khảo sát .................................................................................10

KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG NĂM 2017 11
1. Số lượng lao động du lịch trên địa bàn thành phố năm 2017 10
2. Đánh giá nguồn nhân lực du lịch theo một số tiêu chí chung ...........................11
2.1.

Cơ cấu lực lượng lao động du lịch phân theo độ tuổi ............................11

2.2.

Cơ cấu lực lượng lao động du lịch phân theo địa lý ..............................12

2.3.

Đánh giá theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch ...........................12

2.4.

Đánh giá theo năng lực ngoại ngữ .........................................................13

2.5.

Đánh giá chung lực lượng lao động du lịch dựa trên tiêu chí về kỹ năng


và hiệu quả công việc .................................................................................................14
3. Đánh giá nguồn nhân lực du lịch theo từng nhóm lĩnh vực

16

3.1.

Cơ sở lưu trú du lịch

17

3.2.

Đơn vị lữ hành

3.3.

Nhà hàng có phục vụ khách du lịch

3.4.

Khu, điểm du lịch

3.5.

Cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch .............................................53

3.6.


Xe vận chuyển khách du lịch.................................................................57

3.7.

Tàu, thuyền du lịch ................................................................................60

3.8.

Cơ sở đào tạo về du lịch ........................................................................64
2

30
39

49


3.9.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ....................................................69

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 723
1.
2.

Ưu điểm

Hạn chế

723


73

2.1.

Đối với cơ sở lưu trú du lịch .................................................................74

2.2.

Đối với đơn vị lữ hành ..........................................................................75

2.3.

Đối với nhà hàng có phục vụ khách du lịch ..........................................75

2.4.

Đối với khu điểm du lịch .......................................................................75

2.5.

Đối với cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch..................................76

2.6.

Đối với xe vận chuyển khách du lịch ....................................................76

2.7.

Đối với tàu thuyền du lịch .....................................................................76


2.8.

Đối với cơ sở đào tạo về du lịch ............................................................76

2.9.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ........................................76

3. Nguyên nhân của những hạn chế 79
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 80
1.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 83
1.1.

Đối với cơ sở lưu trú du lịch .................................................................78

1.2.

Đối với đơn vị lữ hành ..........................................................................78

1.3.

Đối với nhà hàng có phục vụ khách du lịch ..........................................79

1.4.

Đối với khu điểm du lịch .......................................................................79


1.5.

Đối với cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch .................................79

1.6.

Đối với xe vận chuyển khách du lịch ....................................................79

1.7.

Đối với tàu thuyền du lịch .....................................................................79

2. Đối với các cơ sở đào tạo về du lịch ................................................................79
3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ...................................................80
PHỤ LỤC

852

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân bổ phiếu theo đối tượng khảo sát.............................................................9
Bảng 2. Số lượng lao động du lịch tại Đà Nẵng năm 2017..........................................11
Bảng 3. Tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo chuyên ngành du lịch.............................14
Bảng 4. Tỷ lệ lao động du lịch theo trình độ ngoại ngữ...............................................15
Bảng 5. Số lượng lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch phân theo vị trí công việc....186
Bảng 6. Tỷ lệ lao động đảm nhiệm các vị trí công việc tại cơ sở lưu trú du lịch theo
giới tính và trình độ học vấn......................................................................................197
Bảng 7. Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch của lao động tại các cơ sở lưu trú du

lịch............................................................................................................................... 20
Bảng 8. Trình độ ngoại ngữ của lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch.......................221
Bảng 9. Tỷ lệ sử dụng các kênh tuyển dụng đối với từng vị trí công việc tại các cơ sở
lưu trú du lịch............................................................................................................. 232
Bảng 10. Mức độ khó khăn khi tuyển dụng các vị trí công việc của các cơ sở lưu trú du
lịch............................................................................................................................... 25
Bảng 11. Đánh giá của các cơ sở lưu trú du lịch về nguồn lao động............................26
Bảng 12. Các loại hình đào tạo được cơ sở lưu trú du lịch áp dụng.............................27
Bảng 13. Đánh giá của cơ sở lưu trú về mức độ cần thiết và nội dung đào tạo lao động
theo vị trí công việc......................................................................................................28
Bảng 14. Số lượng lao động lĩnh vực lữ hành phân theo vị trí công việc..............Error!
Bookmark not defined.
Bảng 15. Trình độ học vấn của lao động đảm nhiệm các vị trí công việc tại các đơn vị
lữ hành......................................................................................................................... 30
Bảng 16. Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch của lao động tại các đơn vị lữ hành 32
Bảng 17. Tỷ lệ sử dụng các kênh tuyển dụng đối với từng vị trí công việc tại các đơn
vị lữ hành .................................................................................................................... 34
Bảng 18. Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động đảm nhiệm các vị trí công việc tại
các đơn vị lữ hành......................................................................................................354
Bảng 19. Đánh giá của đơn vị lữ hành về mức độ cần thiết và nội dung đào tạo lao
động theo vị trí công việc.............................................................................................38
Bảng 20. Số lượng lao động tại các nhà hàng có phục vụ khách du lịch theo vị trí công
việc............................................................................................................................ 398
4


Bảng 21. Trình độ học vấn của lao động tại các nhà hàng có phục vụ khách du lịch
theo vị trí công việc......................................................................................................39
Bảng 22. Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch của lao động tại nhà hàng có phục vụ
khách du lịch.............................................................................................................. 421

Bảng 23. Tỷ lệ lao động tại các nhà hàng có phục vụ khách du lịch có chứng chỉ VTOS
theo vị trí công việc....................................................................................................421
Bảng 24. Kênh tuyển dụng lao động đối với từng vị trí công việc tại các nhà hàng, cơ
sở ăn uống phục vụ khách du lịch..............................................................................443
Bảng 25. Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động tại các nhà hàng có phục vụ
khách du lịch theo vị trí công việc.............................................................................454
Bảng 26. Đánh giá của các nhà hàng, cơ sở ăn uống về nguồn lao động...................465
Bảng 27. Đánh giá của các nhà hàng có phục vụ khách du lịch về mức độ cần thiết và
nội dung đào tạo lao động theo vị trí công việc..........................................................476
Bảng 28. Số lượng lao động theo các vị trí trong các khu, điểm du lịch trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng......................................................................................................49
Bảng 29. Tỷ lệ lao động đảm nhiệm các vị trí công việc tại khu, điểm du lịch theo giới
tính và trình độ học vấn...............................................................................................48
Bảng 30. Tỷ lệ lao động tại khu điểm du lịch được đào tạo chuyên ngành du lịch....510
Bảng 31. Trình độ ngoại ngữ của lao động lĩnh vực khu, điểm du lịch......................510
Bảng 32. Các kênh tuyển dụng lao động được các khu điểm du lịch sử dụng............521
Bảng 33. Số lượng lao động tại các cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch theo vị trí
công việc...................................................................................................................... 53
Bảng 34. Tỷ lệ lao động đảm nhiệm các vị trí tại cơ sở mua sắm có phục vụ khách du
lịch theo giới tính và trình độ học vấn..........................................................................54
Bảng 35. Trình độ ngoại ngữ của lao động tại các cơ sở mua sắm có phục vụ khách du
lịch............................................................................................................................. 554
Bảng 36. Các kênh tuyển dụng lao động được các cơ sở mua sắm có phục vụ khách du
lịch sử dụng................................................................................................................ 565
Bảng 37. Đánh giá của các cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch về mức độ cần
thiết và nội dung cần đào tạo lao động theo vị trí công việc........................................57
Bảng 38. Tỷ lệ lái xe và phụ xe tại các đơn vị vận chuyển khách du lịch theo giới tính
và trình độ học vấn.....................................................................................................587
5



Bảng 39. Các kênh tuyển dụng được đơn vị vận chuyển khách du lịch sử dụng........587
Bảng 40. Đánh giá của đơn vị vận chuyển khách du lịch về khó khăn trong công tác
tuyển dụng lái xe và phụ xe........................................................................................598
Bảng 41. Đánh giá của đơn vị vận chuyển khách du lịch về sự cần thiết và nội dung
đào tạo lái xe và phụ xe................................................................................................58
Bảng 42. Số lao động làm việc tại tàu, thuyền du lịch ................................................59
Bảng 43. Tỷ lệ lao động đảm nhiệm các vị trí công việc tại tàu, thuyền du lịch theo
giới tính và trình độ học vấn........................................................................................59
Bảng 44. Các kênh tuyển dụng lao động được các tàu, thuyền du lịch sử dụng.........610
Bảng 45. Đánh giá của tàu, thuyền du lịch về khó khăn trong công tác tuyển dụng lao
động............................................................................................................................. 62
Bảng 46. Đánh giá của tàu, thuyền du lịch về mức độ cần thiết và nội dung đào tạo lao
động............................................................................................................................. 63
Bảng 47. Số lượng sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo về du lịch theo ngành
học và cấp bậc đào tạo.................................................................................................64
Bảng 48. Các bộ môn/ngành học dự kiến được mở rộng quy mô tuyển sinh hoặc mở
thêm mới tại các cơ sở đào tạo về du lịch trong vòng 3 năm đến.................................65
Bảng 49. Đánh giá của các cơ sở đào tạo về du lịch về khó khăn trong công tác tuyển
dụng giảng viên............................................................................................................ 67
Bảng 50. Số lượng giảng viên dự kiến tuyển thêm......................................................68
Bảng 51. Lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phân theo trình độ học
vấn và chuyên ngành đào tạo.......................................................................................69
Bảng 52. Lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo ngoại ngữ.........71
Bảng 53. Nhu cầu đào tạo lao động của các cơ quan quản lý nhà nước.......................72

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Lao động du lịch tại Đà Nẵng phân theo độ tuổi...................................12
Biểu đồ 2. Lao động du lịch tại Đà Nẵng phân theo địa lý...........................................13
Biểu đồ 3. Tỷ lệ lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch có chứng chỉ VTOS theo vị trí
công việc...................................................................................................................... 21
Biểu đồ 4. Trình độ tiếng Anh của lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch.....................22
Biểu đồ 5. Nhu cầu về trình độ ngoại ngữ của lao động làm việc tại các cơ sở lưu trú
du lịch.......................................................................................................................... 29
Biểu đồ 6. Tỷ lệ lao động tại một số vị trí công việc trong lĩnh vực lữ hành có chứng
chỉ VTOS................................................................................................................... 331
Biểu đồ 7. Trình độ tiếng Anh của lao động tại các đơn vị lữ hành..............................33
Biểu đồ 8. Đánh giá của các đơn vị lữ hành về nguồn lao động.................................365
Biểu đồ 9. Các loại hình đào tạo lao động được đơn vị lữ hành áp dụng.....................37
Biểu đồ 10. Nhu cầu về trình độ ngoại ngữ của lao động trong làm việc tại các đơn vị
lữ hành....................................................................................................................... 398
Biểu đồ 11. Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của lao động tại các nhà hàng có phục vụ
khách du lịch.............................................................................................................. 432
Biểu đồ 12. Các loại hình đào tạo lao động được các nhà hàng có phục vụ khách du
lịch sử dụng.................................................................................................................. 47
Biểu đồ 13. Nhu cầu về trình độ ngoại ngữ của lao động tại các nhà hàng có phục vụ
khách du lịch.............................................................................................................. 487
Biểu đồ 14. Trình độ tiếng Anh của lao động tại các khu, điểm du lịch.......................51
Biểu đồ 15. Trình độ tiếng Anh của lao động tại các cơ sở mua sắm có phục vụ khách
du lịch........................................................................................................................ 554
Biểu đồ 16. Đánh giá của các cơ sở đào tạo về du lịch về những yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng chương trình đào tạo.................................................................................654
Biểu đồ 17. Số lượng giảng viên phân theo bộ môn giảng dạy....................................66
Biểu đồ 18. Số lượng giảng viên phân theo trình độ học vấn.......................................66
Biểu đồ 19. Lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo vị trí công việc
và giới tính................................................................................................................... 69
Biểu đồ 20. Lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo vị trí công việc

và độ tuổi..................................................................................................................... 70
Biểu đồ 21. Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của lao động tại cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch.....................................................................................................................71

7


I.

THÔNG TIN KHẢO SÁT

Mục đích khảo sát

- Phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng, ưu điểm và hạn chế của
nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích, dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch thành phố trong thời
gian đến.
- Đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
phù hợp với thực tiễn, đáp ứng định hướng phát triển du lịch của thành phố.
Đối tượng khảo sát
- Đối tượng khảo sát được mở rộng hơn so với các cuộc điều tra, khảo sát
trước đây (vào năm 2011 và 2014) để có thể phản ánh đầy đủ thực trạng nguồn
nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng, bao gồm:
+ Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, gồm: các cơ sở kinh doanh lưu trú
du lịch, lữ hành, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ mua sắm, ăn uống, các đơn vị
kinh doanh vận tải khách du lịch, các khu điểm du lịch.
+ Các cơ sở đào tạo nghề du lịch trên địa bàn thành phố
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch và các đơn vị thành
viên.
+ Hiệp hội Du lịch và các đơn vị thành viên.

Quy mô khảo sát
Cuộc khảo sát được tiến hành với tổng số phiếu yêu cầu là 543 phiếu, số
phiếu thu hồi được điền đầy đủ thông tin cần thiết là 473 phiếu đạt 87,11% yêu cầu
đặt ra. Chi tiết thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Phân bổ phiếu theo đối tượng khảo sát
STT
1
2
1
2

Đối tượng
khảo sát
Khách sạn 1-2
sao
Khách sạn 3

Tổng số
phiếu yêu
cầu1

Tổng số
phiếu phát
ra

Tổng số phiếu
thu về đạt yêu
cầu2

Tỷ lệ đạt

yêu cầu

197

210

194

98,48%

84

95

56

66,67%

Số phiếu khảo sát cần có nhằm đảm bảo ý nghĩa thống kê
Số phiếu đảm bảo yêu cầu về chất lượng thông tin để đưa vào phân tích dữ liệu

8


STT

Đối tượng
khảo sát

sao trở lên

3
Nhà hàng
4
Lữ hành
Khu, điểm du
5
lịch
Cơ sở mua
6
sắm
Công ty cho
7
thuê xe du lịch
Công ty tàu
8
thuyền
Cơ sở đào tạo
9
nhân lực du
lịch
TỔNG CỘNG

Tổng số
phiếu yêu
cầu

Tổng số
phiếu phát
ra


Tổng số phiếu
thu về đạt yêu
cầu

Tỷ lệ đạt
yêu cầu

80
128

90
140

74
98

92,50%
69,53%

6

6

5

83,33%

10

10


10

100,00%

15

15

15

100,00%

10

10

10

100,00%

13

13

11

61,54%

543


589

473

87,11%

Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Trên cơ sở nghiên cứu thảo luận và xác định rõ mục đích, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp tiếp cận, các bên liên quan, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các
phiếu khảo sát dành riêng cho từng đối tượng để có thể thu thập đầy đủ nhất thực
trạng nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Nhóm nghiên cứu sử dụng 02
phương pháp gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp:
+ Thứ nhất, khảo sát viên gửi phiếu và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp.
+ Thứ hai, khảo sát viên gửi email đính kèm phiếu điều tra và công văn của
Sở Du lịch đến các đại diện của doanh nghiệp.
- Để gia tăng tỷ lệ phản hồi và độ tin cậy của phiếu trả lời, các điều tra viên
sẽ liên hệ với các doanh nghiệp bằng điện thoại và email công vụ nhằm giải thích ý
nghĩa của cuộc khảo sát cũng như xác minh lại các thông tin do doanh nghiệp cung
cấp.
4.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát được nhóm nghiên cứu lựa chọn theo phương pháp chọn
mẫu phân tầng theo quy mô, địa bàn, loại hình kinh doanh du lịch từ danh sách các
doanh nghiệp bao gồm các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các cơ sở đào tạo
9


nghề du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch và các đơn vị thành

viên được cung cấp bởi Sở Du lịch3 nên có độ tin cậy cao.
4.3. Thời gian khảo sát
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 01/7 - 31/8/2017, đây là mùa cao điểm
du lịch tại Đà Nẵng nên việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn hơn so với dự
kiến (thời gian khảo sát kéo dài hơn 1 tháng so với kế hoạch).
Xử lý số liệu: Sau khi hoàn thành việc khảo sát thực địa, dữ liệu đã thu thập
sẽ được nhập vào phần mềm SPSS 20 và được làm sạch một lần nữa thông qua các
kỹ thuật phân tích sâu. Dữ liệu sau khi làm sạch được sử dụng cho các phân tích và
viết báo cáo.
II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2017
Số lượng lao động du lịch Đà Nẵng năm 2017

Theo kết quả khảo sát và ước tính, đến tháng 12/2017, ước có 36.082 lao
động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Trong đó, lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ phục vụ du lịch (gồm cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành, khu điểm du lịch, vận
chuyển du lịch, tàu thuyền du lịch, nhà hàng, cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch
và hướng dẫn viên du lịch) ước là 35.151 lao động; lực lượng lao động là cán bộ
quản lý nhà nước về du lịch và giáo viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch ước
lần lượt là 278 và 653 lao động.
Bảng 2. Số lượng lao động du lịch tại Đà Nẵng năm 2017
STT

3
4

Đối tượng

Số lượng

(Lao động)
17.334

48,04%

Tỷ lệ

1

Cơ sở lưu trú du lịch

2

Nhà hàng, cơ sở ăn uống có phục vụ khách du lịch

7.140

19,79%

3

Đơn vị lữ hành4

1.405

3,89%

4

Khu, điểm du lịch


2.174

6,03%

5

Cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch

1.402

3,89%

6

Đơn vị vận chuyển du lịch (lái xe, phụ xe)

2.226

6,17%

7

Tàu thuyền du lịch

247

0,68%

Danh sách các nhà hàng bên ngoài cơ sở lưu trú du lịch được cung cấp bởi Sở Công Thương

Không bao gồm hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành

10


STT

Số lượng
(Lao động)

Đối tượng

8

Hướng dẫn viên5

9
10

Tỷ lệ

3.223

8,93%

Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch

653

1,81%


Cơ quan QLNN về du lịch

278

0,77%

36.082

100%

TỔNG CỘNG

Nguồn: Kết quả khảo sát và ước tính
Như vậy, trong cơ cấu lao động du lịch thành phố, lao động làm việc tại các
cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng, cơ sở ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt là
48,04% và 19,79%. Tiếp theo là lực lượng hướng dẫn viên du lịch (chiếm 8,93%),
lao động làm việc tại các đơn vị vận chuyển khách du lịch và tàu thuyền du lịch
(6,85%) và khu điểm du lịch (6,03%). Lao động làm việc tại các đơn vị lữ hành, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch và lực lượng giảng viên tại các cơ sở đào tạo về
du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 3,89%, 0,77% và 1,81%.
2. Đánh giá về lực lượng lao động du lịch theo một số tiêu chí chung
2.1. Cơ cấu lực lượng lao động du lịch phân theo độ tuổi
Nhìn chung, lao động ngành du lịch tại các đơn vị được khảo sát có độ tuổi
tương đối trẻ, trong đó lao động trong độ tuổi từ 25-45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất với
60,4%, lao động dưới 25 tuổi chiếm 30,65% và chỉ có 8,95% lao động trên 45 tuổi.
Biểu đồ 1. Lao động du lịch tại Đà Nẵng năm 2017 phân theo độ tuổi

Nguồn: Kết quả khảo sát
5


Dựa vào số lượng hướng dẫn viên quốc tế và nội địa thực tế được cấp thẻ (bao gồm hướng dẫn viên tự do và
hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành)

11


2.2. Cơ cấu lực lượng lao động du lịch phân theo địa lý
Theo kết quả khảo sát, 69,5% lao động du lịch là người địa phương. Điều
này cho thấy lao động tại địa phương phần nào đáp ứng như cầu của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Biểu đồ 2. Lao động du lịch tại Đà Nẵng phân theo địa lý

Nguồn: Kết quả khảo sát

2.3. Đánh giá theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ lao động du lịch tại một số lĩnh vực chính 6 trên
địa bàn thành phố đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch là khá cao với 75,81%. Tuy
nhiên, chỉ có 25,29% lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch ở bậc đại
học và cao đẳng; trong khi có đến 35,24% lao động có trình độ đào tạo chuyên
ngành du lịch cao nhất là ở bậc trung cấp, sơ cấp (từ 3 đến 6 tháng) và ngắn hạn
(dưới 3 tháng). Bên cạnh đó, 9,32% lao động có trình độ chuyên ngành cao nhất là
chứng chỉ do doanh nghiệp tự đào tạo (số lao động này chủ yếu làm việc tại các cơ
sở lưu trú 5 sao hoặc tương đương trên địa bàn thành phố) và 4,13% lao động có
trình độ chuyên ngành cao nhất là chứng chỉ nghiệp vụ/đào tạo viên VTOS 7.
6

Chỉ gồm cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị lữ hành, khu điểm du lịch, nhà hàng có phục vụ khách du lịch, hướng dẫn
viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo về du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Riêng cơ sở mua sắm có
phục vụ khách du lịch, đơn vị vận chuyển khách du lịch, tàu thuyền du lịch, do đặc thù công việc, thực tế nhu

cầu và ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo về du lịch, nhóm khảo sát thống nhất không thực hiện điều tra về
trình độ chuyên ngành du lịch.
7
Không kể lao động có bằng cấp chuyên ngành song song với chứng chỉ VTOS (phiếu điều tra chỉ yêu cầu bằng
cấp, chứng chỉ cao nhất).

12


Bảng 3. Tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo chuyên ngành du lịch
tại một số lĩnh vực chính
Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

Tỷ lệ

Trên Đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp nghề (từ 3 đến 6 tháng)
Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng):
Chứng chỉ nghiệp vụ VTOS
Chứng nhận đào tạo viên VTOS
Chứng nhận do cơ sở tự đào tạo
Chứng nhận đào tạo do tập đoàn quản lý quốc
tế cấp
Chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch
TỔNG CỘNG

1,42%

13,41%
11,88%
9,05%
11,28%
14,91%
2,31%
1,82%
9,32%
0,42%
24,19%
100,00%
Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhìn chung, lao động du lịch tại các đơn vị được khảo sát trên địa bàn thành
phố phần lớn đều đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch, tuy nhiên những con số này
chỉ phản ánh số lượng lao động có các bằng cấp, chứng chỉ liên quan (bao gồm cả
chứng chỉ do doanh nghiệp sử dụng lao động đào tạo tại chỗ cấp) còn chất lượng
thực tế của đội ngũ lao động trong ngành vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục (sẽ
được đề cập chi tiết ở phần sau báo cáo).
Mặt khác, đối với 24,19% lao động chưa qua đào tạo theo kết quả khảo sát
thì con số này chỉ phản ánh các lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ đúng chuyên
ngành du lịch, trong khi phần lớn lao động trong số này đều có trình độ học vấn từ
trung cấp trở lên.
2.4. Đánh giá theo năng lực ngoại ngữ
Kết quả khảo sát cho thấy trong số lao động du lịch có ngoại ngữ thì chiếm
tỷ trọng lớn nhất là tiếng Anh với 51,25%, tiếp sau đó là tiếng Trung (10,07%),
tiếng Hàn (3,27%), tiếng Nhật (2,12%), tiếng Pháp (2,01%), tiếng Nga (0,32%).
Các ngoại ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Thái Lan… chiếm 8,15%.
Phân tích sâu cho thấy trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của phần lớn lao động
du lịch chỉ tương đương chứng chỉ A, B, C; các trình độ cử nhân và chứng chỉ quốc

tế chiếm tỷ trọng không lớn (chi tiết được phân tích ở phần sau của báo cáo).
13


Bảng 4. Tỷ lệ lao động du lịch phân theo ngoại ngữ
Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Trung
Tiếng Pháp
Tiếng Hàn
Tiếng Nhật
Tiếng Nga
Khác: Đức, Thái Lan…
Không được đào tạo ngoại ngữ
TỔNG CỘNG

Số lượng
(Lao động)
18.492
3.633
725
1.180
765
44
2.941
8.302
36.082

Tỷ lệ
51,25%

10,07%
2,01%
3,27%
2,12%
0,12%
8,15%
23,01%
100,00%
Nguồn: Kết quả khảo sát

2.5. Đánh giá chung lực lượng lao động du lịch dựa trên tiêu chí về kỹ
năng và hiệu quả công việc
Nhằm đánh giá chất lượng của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch, các nhà quản lý của doanh nghiệp tham gia khảo sát
được yêu cầu đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên 04 tiêu chí: chất
lượng/hiệu quả công việc nói chung, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý 8 và
hiểu biết về du lịch có trách nhiệm9 theo thang điểm từ mức 1 đến mức 3.
Kết quả khảo sát và phân tích ở 03 lĩnh vực chính (cơ sở lưu trú du lịch, lữ
hành và nhà hàng) cho thấy:
a) Đối với các cơ sở lưu trú du lịch
- Khoảng 75% lao động ở tất cả các vị trí chức danh đáp ứng yêu cầu công
việc (tương ứng mức 3) theo 04 tiêu chí đánh giá; trong đó, tỷ lệ nhân viên đáp ứng
yêu cầu về chất lượng/hiệu quả công việc đạt cao nhất với 86,6%, tỷ lệ nhân viên
đáp ứng yêu cầu về kỹ năng quản lý đạt thấp nhất với 61,2%.
- Vẫn có khoảng 25% nhân viên được đánh giá đáp ứng một phần hoặc chưa
đáp ứng nhu cầu công việc (tương ứng mức 2 hoặc mức 1) theo 04 tiêu chí đánh
giá. Phân tích cụ thể từng tiêu chí thì kỹ năng quản lý và hiểu biết về du lịch có
trách nhiệm có tỷ lệ nhân viên đáp ứng một phần (mức 2) hoặc chưa đáp ứng yêu
cầu (mức 1) cao hơn so với 02 tiêu chí còn lại là chất lượng/hiệu quả công việc và
kỹ năng chuyên môn. Cụ thể, tỷ lệ trung bình lao động tại tất cả các vị trí chức

8

Liên quan tới quản lý, giám sát hay có ảnh hưởng nhất định tới công việc của người khác
Những kỹ năng cụ thể cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm hướng tới phát triển du lịch bền
vững
9

14


danh tương đối đạt và chưa đạt yêu cầu về kỹ năng quản lý là 33,4% và 5,4%, về
hiểu biết về du lịch có trách nhiệm là 25,62% và 3,28%; trong khi đó tỷ lệ tương
ứng đối với tiêu chí chất lượng/hiệu quả công việc là 12,58% và 0,82%, đối với tiêu
chí kỹ năng chuyên môn là 15,77% và 2,13%.
- Các vị trí công việc có tỷ lệ nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu ở cả 4 tiêu chí
đánh giá là nhân viên lễ tân nhân viên buồng phòng, nhân viên nhà hàng/bar, phụ
bếp, nhân viên chăm sóc khách hàng…
(Chi tiết tại Phụ lục 1).
b) Đối với các doanh nghiệp lữ hành
- Khoảng 65% lao động ở các vị trí chức danh tại doanh nghiệp lữ hành được
đánh giá đáp ứng được yêu cầu công việc (mức 3) xét trên cả 04 tiêu chí đánh giá
và không có sự chênh lệch lớn giữa 04 tiêu chí.
- Tuy nhiên, vẫn có khoảng 35% nhân viên được đánh giá chỉ đáp ứng một
phần hoặc chưa đáp ứng nhu cầu công việc (tương ứng mức 2 hoặc mức 1) theo 04
tiêu chí đánh giá.
- Một số vị trí có tỷ lệ đánh giá chưa đáp ứng (mức 1) hoặc chỉ đáp ứng một
phần (mức 2) yêu cầu công việc cao như: quản lý/giám sát bộ phận xây dựng sản
phẩm (21,1% chưa đáp ứng và 21% đáp ứng được một phần yêu cầu về chất
lượng/hiệu quả công việc, 11,8% chưa đáp ứng và 29,4% đáp ứng được một phần
yêu cầu về kỹ năng quản lý), nhân viên bán hàng (7,2% chưa đáp ứng và 57,1%

đáp ứng được 1 phần yêu cầu về chất lượng/hiệu quả công việc, 13,3% chưa đáp
ứng và 53,4% đáp ứng được một phần yêu cầu về kỹ năng quản lý).
(Chi tiết tại Phụ lục 5)
c) Đối với các nhà hàng có phục vụ khách du lịch
- Khoảng 70% lao động ở các vị trí chức danh tại nhà hàng có phục vụ khách
du lịch được đánh giá đáp ứng được yêu cầu công việc (mức 3) xét trên cả 04 tiêu
chí đánh giá; trong đó, tỷ lệ nhân viên đáp ứng yêu cầu về chất lượng/hiệu quả
công việc đạt cao nhất với 80,06%, tỷ lệ nhân viên đáp ứng yêu cầu hiểu biết về du
lịch có trách nhiệm đạt thấp nhất với 54,38%.

15


- Tuy nhiên, vẫn có khoảng 30% nhân viên được đánh giá chỉ đáp ứng một
phần (mức 2) hoặc chưa đáp ứng (mức 1) yêu cầu công việc theo 04 tiêu chí đánh
giá.
- Một số vị trí có tỷ lệ đánh giá chưa đáp ứng (mức 1) hoặc chỉ đáp ứng một
phần (mức 2) yêu cầu công việc cao như: nhân viên lễ tân (4% chưa đáp ứng và
28% đáp ứng được một phần yêu cầu về chất lượng/hiệu quả công việc, 6,4% chưa
đáp ứng và 40,4% đáp ứng được một phần yêu cầu về kỹ năng quản lý), nhân viên
trực tiếp phục vụ khách (3% chưa đáp ứng và 22,4% đáp ứng được một phần yêu
cầu về chất lượng/hiệu quả công việc, 10,6% chưa đáp ứng và 33,3% đáp ứng được
một phần yêu cầu về kỹ năng quản lý), phụ bếp (6,5% chưa đáp ứng và 25,8% đáp
ứng được một phần yêu cầu về chất lượng/hiệu quả công việc, 10,5% chưa đáp ứng
và 38,6% đáp ứng được một phần yêu cầu về kỹ năng quản lý).
(Chi tiết tại Phụ lục 7)
3. Đánh giá nguồn nhân lực du lịch theo từng nhóm lĩnh vực
3.1. Cơ sở lưu trú du lịch
a) Số lượng
Theo kết quả khảo sát và ước tính, hiện có khoảng 17.334 lao động đang làm

việc trong các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trong đó, số
lượng lao động làm việc tại các khách sạn 3 – 5 sao và tương đương chiếm đến
80,6% (tương ứng với 13.971 người) tổng số lao động lĩnh vực lưu trú du lịch.
Trung bình, mỗi khách sạn 1-2 sao và tương đương có khoảng 7-10 lao
động. Trong khi đó, do hoạt động với quy mô lớn (tối thiểu 50 phòng/cơ sở) với
nhiều dịch vụ phục vụ khách (ví dụ: nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, spa-massage,
dịch vụ giải trí, bể bơi, kid’s club, dịch vụ thể thao…) nên số lượng lao động bình
quân tại các khách sạn 3-5 sao và tương đương lớn hơn rất nhiều với khoảng 90-95
lao động/cơ sở.
Theo kết quả khảo sát, nhân viên buồng phòng, nhân viên lễ tân và nhân viên
nhà hàng/bar là những vị trí công việc đòi hỏi số lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng số lao động của mỗi cơ sở lưu trú du lịch với tương ứng 18,53%,
10,02% và 10,42%. Các vị trí quản lý khách sạn, quản lý và giám sát các bộ phận
chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 2%.
16


Bảng 5. Số lượng lao động tại cơ sở lưu trú du lịch theo vị trí công việc
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Vị trí
Tổng số
Tỷ lệ
Ban Giám đốc/ Quản lý khách sạn
643 3,71%
Quản lý/ Giám sát bộ phận lễ tân
421 2,43%
Nhân viên lễ tân
1.737 10,02%
Quản lý/Giám sát bộ phận buồng phòng
515 2,97%
Nhân viên buồng phòng
3.212 18,53%
Bếp trưởng/ Quản lý bếp
537 3,10%
Phụ bếp
1.470 8,48%

Quản lý/ Giám sát bộ phận nhà hàng/bar
393 2,27%
Nhân viên nhà hàng/bar
1.806 10,42%
Quản lý/ Giám sát bộ phận kỹ thuật
284 1,64%
Nhân viên kỹ thuật
671 3,87%
Quản lý/ Giám sát bộ phận sales/marketing
210 1,21%
Nhân viên sales/ marketing
402 2,32%
Quản lý/ Giám sát bộ phận tổ chức sự kiện
47 0,27%
Nhân viên tổ chức sự kiện
55 0,32%
Quản lý/ Giám sát bộ phận chăm sóc khách hàng
29 0,17%
Nhân viên chăm sóc khách hàng
151 0,87%
Quản lý/ Giám sát bộ phận dịch vụ bổ sung
101 0,58%
(Gym/Fitness,massage – spa, bể bơi…)
Nhân viên dịch vụ bổ sung
659 3,80%
Nhân viên hành lý (Bellman)
374 2,16%
Quản lý bộ phận khác (hành chính, kế toán…)
387 2,23%
Nhân viên bộ phận hành chính, kế toán

1.035 5,97%
Nhân viên bộ phận khác (bảo vệ, tạp vụ…)
2.195 12,66%
TỔNG CỘNG
17.334 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát và ước tính

Về cơ cấu theo giới, phần lớn (từ 60%) lao động tại các bộ phận lễ tân,
buồng phòng, sales - marketing, chăm sóc khách hàng và nhân viên bộ phận nhà
hàng là lao động nữ, trong khi đó, các bộ phận bếp, kỹ thuật, quản lý bộ phận nhà
hàng và nhân viên tổ chức sự kiện có số lượng lao động nam chiếm đa số.

Bảng 6. Tỷ lệ lao động đảm nhiệm các vị trí công việc
17


tại cơ sở lưu trú du lịch theo giới tính và trình độ học vấn
Giới tính

Trình độ học vấn
Trung
Thạc sĩ
cấp và
Cử nhân hoặc cao
cao
hơn
đẳng

Nam


Nữ

THPT
hoặc
thấp hơn

55,06%

44,94%

5,34%

14,04%

71,35%

9,27%

36,91%

63,09%

5,15%

30,47%

64,38%

-


34,93%

65,07%

7,48%

45,32%

47,09%

0,10%

29,47%

70,53%

24,91%

49,12%

23,16%

2,81%

23,22%
70,81%
57,49%

76,78%
29,19%

42,51%

45,03%
28,86%
40,05%

46,43%
66,44%
57,74%

8,54%
4,70%
1,97%

0,25%

58,26%

41,74%

8,72%

55,05%

36,24%

-

40,56%


59,44%

16,08%

55,14%

28,77%

-

96,18%

3,82%

9,55%

48,41%

42,04%

-

97,85%

2,15%

17,74%

56,99%


23,12%

2,15%

31,03%

68,97%

0,86%

18,10%

78,45%

2,59%

26,91%

73,09%

2,69%

15,25%

81,61%

0,45%

50,00%


50,00%

-

23,08%

76,92%

-

64,52%

35,48%

3,23%

32,26%

64,52%

-

18,75%

81,25%

-

31,25%


68,75%

-

8,33%

91,67%

8,33%

25,00%

66,67%

-

50,00%

50,00%

16,07%

39,29%

44,64%

-

Nhân viên dịch vụ bổ sung


45,48%

54,52%

35,07%

36,71%

27,95%

0,27%

Nhân viên hành lý (Bellman)

86,96%

13,04%

30,43%

55,56%

13,53%

0,48%

Vị trí

Ban Giám đốc/ Quản lý khách
sạn

Quản lý/ Giám sát bộ phận lễ
tân
Nhân viên lễ tân
Quản lý/Giám sát bộ phận
buồng phòng
Nhân viên buồng phòng
Bếp trưởng/ Quản lý bếp
Phụ bếp
Quản lý/ Giám sát bộ phận nhà
hàng/bar
Nhân viên nhà hàng/bar
Quản lý/ Giám sát bộ phận kỹ
thuật
Nhân viên kỹ thuật
Quản lý/ Giám sát bộ phận
sales/marketing
Nhân viên sales/ marketing
Quản lý/ Giám sát bộ phận tổ
chức sự kiện
Nhân viên tổ chức sự kiện
Quản lý/ Giám sát bộ phận
chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách
hàng
Quản lý/ Giám sát bộ phận dịch
vụ
bổ
sung
(Gym/Fitness,massage – spa,
bể bơi…)


Nguồn: Kết quả khảo sát

b) Chất lượng
Về trình độ học vấn, do đặc điểm nghề nghiệp chủ yếu chú trọng kỹ năng,
18


nghiệp vụ, phần lớn lao động làm việc tại các bộ phận buồng phòng, bếp, nhà hàng,
kỹ thuật, nhân viên hành lý có trình độ trung cấp trở xuống. Trong khi đó, có ít nhất
60%-70% quản lý khách sạn, nhân viên các bộ phận lễ tân, sales/marketing, tổ chức
sự kiện và chăm sóc khách hàng phần lớn có trình độ cử nhân trở lên. Có thể nhận
thấy đối với các vị trí công việc yêu cầu cao về kiến thức, trực tiếp giao tiếp với
khách, xử lý các tình huống phát sinh hoặc các vị trí quản lý, giám sát, lao động
được tuyển dụng có trình độ học vấn thể hiện qua bằng cấp cao hơn.
Về đào tạo chuyên ngành du lịch, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ lao động đã

qua đào tạo chuyên ngành du lịch là khá cao với 84,32%. Trong đó, trình độ đại
học/cao đẳng trở lên chiếm 30,96%; trình độ trung cấp, sơ cấp nghề, bồi dưỡng
ngắn hạn (dưới 3 tháng) chiếm 31,28%; chứng nhận do cơ sở tự đào tạo (bao gồm
cả chứng chỉ do các tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế cấp) chiếm 15,79%; chứng
chỉ nghiệp vụ VTOS10 và đào tạo viên VTOS chiếm 6,29%11. Tuy nhiên, vẫn còn
đến 15,68% lao động lĩnh vực lưu trú chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch.
Bảng 7. Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch của lao động
tại các cơ sở lưu trú du lịch
Trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

Tỷ lệ

Trên Đại học

0,91%
Đại học
15,40%
Cao đẳng
14,65%
Trung cấp
10,35%
Sơ cấp nghề (từ 3 đến 6 tháng)
14,11%
Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng):
6,82%
Chứng chỉ nghiệp vụ VTOS
3,10%
Chứng nhận đào tạo viên VTOS
3,19%
Chứng nhận do cơ sở tự đào tạo
15,31%
Chứng nhận đào tạo do tập đoàn quản lý quốc tế cấp
0,48%
Chưa qua đào tạo
15,68%
TỔNG CỘNG
100,00%
Nguồn: Kết quả khảo sát

Biểu đồ 3. Tỷ lệ lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch có chứng chỉ VTOS
theo vị trí công việc

10


Bộ Tiêu chuẩn Nghề du lịch Việt Nam được xây dựng bởi dự án EU
Chưa bao gồm các lao động được đào tạo trình độ đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành du lịch có song song
chứng chỉ VTOS (vì phiều điều tra yêu cầu chọn 1 trình độ cao nhất)
11

19


Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 3 cung cấp thông tin chi tiết về tỷ lệ nhân viên tại các bộ phận thuộc
cơ sở lưu trú đã có chứng chỉ nghiệp vụ VTOS. Nhìn chung, chỉ có khoảng 30-45%
lao động tại các tất cả các vị trí công việc trực tiếp phục vụ khách (quản lý khách
sạn, giám sát và nhân viên bộ phận lễ tân, buồng phòng, bếp, nhà hàng) có chứng
chỉ VTOS (bao gồm cả 5 bậc trình độ). Trong đó, đối với các chức vụ quản lý
khách sạn, trưởng và giám sát các bộ phận, tỷ lệ lao động đảm nhiệm có chứng chỉ
VTOS bậc trình độ cao (bậc 3, bậc 4 và bậc cao cấp) lớn hơn khá nhiều so với các
chức vụ thấp hơn. Đặc biệt, có đến 13,2% ban giám đốc/quản lý khách sạn có
chứng chỉ VTOS bậc cao cấp, trong khi tỷ lệ này đối với các vị trí trưởng hoặc
giám sát các bộ phận khác chỉ khoảng 2,5% - 3,5%.
Về ngoại ngữ, theo kết quả khảo sát, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất tại
các cơ sở lưu trú du lịch với 63,6% lao động có chứng chỉ và có thể giao tiếp bằng
tiếng Anh. Trong đó, 74,88% lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức giao tiếp cơ
bản, trong phạm vi nghề (chứng chỉ A, B, C, các chứng chỉ khác ngắn hạn hoặc
trong phạm vi nghề), 17,14% được đào tạo trình độ đại học chuyên ngành tiếng
20


Anh và 7,97% có các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận quốc tế như IELTS,
TOEIC…
Biểu đồ 4. Trình độ tiếng Anh của lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch


Nguồn: Kết quả khảo sát

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nguồn khách từ các quốc gia không sử dụng
tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, các cơ sở lưu trú cũng có sử dụng lao động có ngoại
ngữ khác nhưng với tỷ lệ nhỏ: tiếng Trung (5%), tiếng Hàn (1,39%), tiếng Pháp
(0,68%), tiếng Nhật (0,49%)…
Bảng 8. Trình độ ngoại ngữ của lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch
Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Trung
Tiếng Hàn
Tiếng Nhật
Tiếng Pháp
Tiếng Nga
Ngoại ngữ khác
Không được đào tạo ngoại ngữ
TỔNG CỘNG

Số lượng lao động
11.024
867
241
85
118
33
662
4.304
17.334


Tỷ lệ
63,6%
5,0%
1,39%
0,49%
0,68%
0,19%
3,82%
24,83%
100,00%

Nguồn: Kết quả khảo sát và ước tính

c) Kênh tuyển dụng lao động và khó khăn trong công tác tuyển dụng
Kết quả từ khảo sát cho thấy, các website tuyển dụng (ví dụ
www.hoteljob.vn, www.careetlink.vn...) và kênh nội bộ là 02 kênh phổ biến nhất
với 50-70% các vị trí trực tiếp phục vụ khách (quản lý khách sạn, bộ phận lễ tân,
21


buồng, nhà hàng, bếp) được tuyển dụng từ các kênh này. Trong đó, các vị trí quản
lý, giám sát các bộ phận có tỷ lệ tuyển dụng qua kênh nội bộ cao hơn so với vị trí
nhân viên; đặc biệt có đến 42,35% quản lý khách sạn được tuyển dụng từ kênh nội
bộ (thăng tiến trong nội bộ hoặc luân chuyển trong tập đoàn quản lý). Với các ưu
điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian và khả năng tiếp cận được lượng lớn ứng viên,
các website tuyển dụng được các cơ sở lưu trú du lịch ưu tiên lựa chọn để tuyển
dụng nhân viên cho tất cả các bộ phận.
Báo chí và website công ty là các kênh phổ biến tiếp theo với 15-30% lao
động tại các vị trí công việc được tuyển dụng từ các kênh này, trong đó bộ phận nhà
hàng (bao gồm cả quản lý/giám sát và nhân viên phục vụ) có tỷ lệ lớn nhất với

37,5% lao động được tuyển dụng qua website công ty và 23,2% lao động được
tuyển dụng qua báo chí và các kênh tương tự.
Các cơ sở đào tạo cũng là nguồn cung lao động du lịch khá lớn cho các vị trí
nhân viên các bộ phận như nhân viên buồng phòng (21,75%), nhân viên lễ tân
(16,25%), nhân viên nhà hàng (21,4%), phụ bếp (14,3%).
Chỉ có khoảng 3-5% lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch được tuyển dụng
từ các đối thủ cạnh tranh, trừ quản lý, giám sát bộ phận nhà hàng có tỷ lệ cao vượt
trội với 14,3%.
Ngoài ra, một số cơ sở lưu trú cũng bắt đầu sử dụng kênh tuyển dụng là các
mạng xã hội (ví dụ: facebook, linkedin…) nhưng tỷ lệ cũng không lớn chỉ khoảng
2-4%.
Bảng 9. Tỷ lệ sử dụng các kênh tuyển dụng đối với từng vị trí công việc tại các
cơ sở lưu trú du lịch

Vị trí

Ban giám đốc/quản lý
khách sạn
Quản lý/ Giám sát bộ
phận buồng phòng
Nhân viên buồng
phòng

Kênh
nội bộ

Từ đối
thủ cạnh
tranh


Kênh tuyển dụng
Từ các
Từ các
Từ
website
cơ sở
website
tuyển
đào tạo công ty
dụng

Báo chí
và các
kênh
tương tự

Kênh
khác:
faceboo
k

42,35%

4,70%

5,55%

7,75%

29,05%


7,25%

3,55%

15,30%

5,35%

9,20%

9,95%

34,70%

7,85 %

2,05%

26,65%

2,95%

21,75%

12,70%

50,85%

6,80%


2,90%

22


Vị trí

Quản lý/ Giám sát bộ
phận lễ tân
Nhân viên lễ tân
Quản lý/ Giám sát bộ
phận nhà hàng/bar
Nhân viên nhà
hàng/bar
Bếp trưởng/ Bếp chính
Phụ bếp
Quản lý/ Giám sát bộ
phận Sales/Marketing
Nhân viên
Sales/Marketing
Quản lý/ Giám sát bộ
phận khác
Nhân viên bộ phận
khác

Kênh
nội bộ

Từ đối

thủ cạnh
tranh

Kênh tuyển dụng
Từ các
Từ các
Từ
website
cơ sở
website
tuyển
đào tạo công ty
dụng

Báo chí
và các
kênh
tương tự

Kênh
khác:
faceboo
k

14,90%

5,60%

7,70%


11,10%

33,90%

7,60%

2,35%

24,60%

3,55%

16,25%

12,75%

53,20%

8,65%

4,05%

16,10%

14,30%

7,10%

17,90%


51,80%

12,50%

3,60%

21,40%

5,40%

21,40%

19,60%

55,40%

10,70%

1,80%

16,10%
13,55%

4,45%
3,55%

9,85%
14,30%

12,40%

10,30%

29,55%
27,65%

8,50%
6,95%

2,95%
4,10%

10,55%

6,25%

3,95%

9,15%

30,20%

5,80%

2,70%

12,20%

3,80%

7,15%


13,10%

32,10%

7,85%

4,70%

12,25%

4,45%

5,70%

11,70%

31,55%

7,85%

2,05%

15,65%

2,05%

5,80%

9,05%


30,60%

5,70%

4,05%

Nguồn: Kết quả khảo sát

Có khoảng 45-50% các cơ sở lưu trú du lịch cho biết gặp khó khăn trong quá
trình tuyển dụng các vị trí cấp cao và cấp trung như quản lý khách sạn, quản
lý/giám sát ở các bộ phận lễ tân, nhà hàng/bar, bếp và sale/marketing. Điều này
hoàn toàn phù hợp với tình hình tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống cơ sở lưu trú
du lịch tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong khi lực lượng lao động tay nghề cao
và có kinh nghiệm làm việc đảm nhận các vị trí tương tự lại hạn chế và cần thời
gian để phát triển. Các khó khăn cụ thể như không tìm được nguồn nhân lực theo
yêu cầu (30 – 40%), nguồn kinh phí trả lương hạn chế (10 – 20%) và cạnh tranh
trong tuyển dụng từ các đối thủ (35 – 50%).

Bảng 50. Mức độ khó khăn tuyển dụng lao động đảm nhận các vị trí công việc
23


tại cơ sở lưu trú du lịch
Mức độ khó khăn

Vị trí

Ban giám đốc/quản lý
khách sạn

Quản lý/ Giám sát bộ
phận buồng phòng
Nhân viên buồng
phòng
Quản lý/ Giám sát bộ
phận lễ tân
Nhân viên lễ tân
Quản lý/ Giám sát bộ
phận nhà hàng/bar
Nhân viên nhà
hàng/bar
Bếp trưởng/ Bếp chính
Phụ bếp
Quản lý/ Giám sát bộ
phận Sales/Marketing
Nhân viên
Sales/Marketing
Quản lý/ Giám sát bộ
phận khác
Nhân viên bộ phận
khác:

Khó khăn khi tuyển dụng
Cạnh
Không
Nguồn
tranh
tìm được
kinh phí trong
nguồn

trả
tuyển
nhân lực
lương
dụng từ
theo yêu
hạn chế các
đối
cầu
thủ

Dễ

Trung
bình

Khó

17,40%

32,65%

49,95%

37,95%

23,60%

23,67%


12,10%

54,70%

33,20%

33,15%

12,45%

30,75%

23,85%

52,75%

23,40%

36,56%

12,38%

24,65%

13,90%

41,15%

44,95%


35,52%

20,74%

27,68%

26,05%

56,60%

17,35%

35,76%

12,27%

31,67%

9,50%

47,60%

42,90%

34,21%

7,89%

57,89%


21,50%

54,80%

23,70%

33,33%

15,15%

48,48%

12,10%
34,15

45,60%
57,30%

42,30%
8,55%

27,86%
31,85%

21,28%
17,56%

35,34%
36,90%


10,20%

37,40%

52,40%

41,04%

20,78%

37,66%

10,25%

57,70%

32,05%

26,66%

16,01%

32,23%

13,60%

51,95%

34,45%


26,05%

17,68%

37,97%

28,90%

60,05%

11,05%

29,74%

13,25%

33,59%

Nguồn: Kết quả khảo sát

d) Nguồn lao động và đào tạo lao động
Theo kết quả khảo sát, có đến khoảng 82% cơ sở lưu trú du lịch không sử
dụng lao động người nước ngoài cũng như sinh viên, lao động được đào tạo từ
nước ngoài; ngoại trừ một số khách sạn 4-5 sao và tương đương như
InterContinental, Hyatt, Novotel, Crowne Plaza, Pullman… tuyển dụng lao động
người nước ngoài đảm nhận các vị trí tổng quản lý khách sạn, giám đốc các bộ
phận như ẩm thực, nhà hàng, bếp, sales/marketing…; đối với các vị trị quản lý cấp
trung (quản lý/giám sát bộ phận chuyên môn như lễ tân, buồng phòng, nhân sự,
24



kinh doanh…), thường là các lao động trong nước có kinh nghiệm làm việc tại vị
trí tương tự hoặc được đề bạt tại chỗ. (Xem thêm Phụ lục 2)
Bảng 61. Đánh giá của các cơ sở lưu trú du lịch về nguồn lao động
Nguồn tuyển dụng
Lao động nước ngoài
Sinh viên, lao động được đào
tạo từ nước ngoài
Sinh viên được đào tạo từ các
tỉnh thành khác
Sinh viên được đào tạo tại Đà
Nẵng
Lao động thu hút từ các
doanh nghiệp của Đà Nẵng
Lao động thu hút từ các
doanh nghiệp của các tỉnh
thành khác
Người thân trong gia đình, họ
hàng, bạn bè.

Không
tuyển dụng
87,25%

-

Bình
thường
1,95%


10,80%

78,40%

-

2,65%

18,95%

37,05%

0,35%

25,70%

36,90%

4,95%

-

22,95%

72,10%

29,80%

0,35%


19,80%

50,05%

47,80%

1,70%

20,00%

30,50%

76,20%

1,00%

4,00%

18,80%

Kém

Tốt

Nguồn: Kết quả khảo sát

Đánh giá về nguồn lao động, có 61,08% các cơ sở lưu trú đánh giá tốt đối
với nguồn lao động tại Đà Nẵng (bao gồm sinh viên được đào tạo tại Đà Nẵng và
lao động thu hút từ các doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng). Đặc biệt có đến 72,1%
đánh giá tốt đối với sinh viên được đào tạo tại Đà Nẵng. Điều này phần nào cho

thấy đầu ra của các cơ sở đào tạo du lịch tại Đà Nẵng đã dần đáp ứng được yêu cầu
của các doanh nghiệp du lịch. Các cơ sở đào tạo tại Đà Nẵng có sinh viên được các
khách sạn thường tuyển dụng gồm: đại học Duy Tân, đại học Đông Á, đại học Kinh
tế, đại học Ngoại ngữ, cao đẳng nghề Du lịch, cao đẳng nghề Việt Úc, cao đẳng
Pegasus, Netspace, Hướng nghiệp Á Âu…(Xem thêm Phụ lục 3)
Phần lớn (64,65%) các cơ sở lưu trú du lịch có dành kinh phí cho công tác
đào tạo nhân sự tại chỗ với mức chi khá thấp khoảng 16,35% tổng kinh phí của các
hoạt động nhân sự (bao gồm đào tạo, quỹ lương, khen thưởng, chính sách khác…).
Loại hình đào tạo phổ biến nhất là tự đào tạo tại chỗ do trưởng bộ phận của khách
sạn đảm nhận (66,1%). Tiếp theo là hình thức hợp tác với cơ sở đào tạo du lịch,
bao gồm thuê giáo viên đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại các trường với tỷ lệ
tương ứng là 11,7% và 24,7%. Các hình thức đào tạo tại chỗ khác do chuyên gia
25


×