Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 30 bài: Tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.22 KB, 6 trang )

Giáo án Tiếng việt lớp 2
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
1.

Kiến thức:
-

Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

-

Phân biệt được lời của các nhân vật.

2.

Kỹ năng:
-

3.

Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ.

Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan
tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi
đồng phải thật thà, dũng cảm.
Thái độ: Ham thích môn học.


II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần
luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
1. Khởi động (1’)

Hoạt động của Trò
- Hát

2. Bài cũ (3’) Cậu bé và cây si già.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội
dung bài Cậu bé và cây si già.
+ Cậu bé đã làm điều gì không phải với
cây si?
+ Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của
nó?

- 3 HS đọc toàn bài và trả
lời các câu hỏi. Bạn
nhận xét
-


+ Qua câu chuyện này em hiểu được
điều gì?
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)

- Cho cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ
Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất
cả sự quan tâm của mình cho thiếu
nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được
thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều
đó.
Phát triển các hoạt động (27’)
 Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu

- Theo dõi và đọc thầm
theo.

- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
- Chú ý: Đọc toàn bài với giọng ấm
áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ
nhàng, trìu mến, quan tâm: Lời của
các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể
hiện sự vui mừng, ngây thơ: Lời của
Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức
nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ
đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS
đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của
các em.
- Hỏi: Trong bài có những từ nào khó
đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những
từ này lên bảng lớp)

- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS
đọc bài.

- Đọc bài.

- Từ: quây quanh, tắm
rửa, văng lên, mắng
phạt, hồng hào, khẽ
thưa; mững rỡ,…
- Một số HS đọc bài cá
nhân, sau đó cả lớp đọc


đồng thanh.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả
bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm
cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn

- Đọc bài nối tiếp, đọc từ
đầu cho đến hết, mỗi HS
chỉ đọc một câu.
- Câu chuyện được chia
làm 3 đoạn.

- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi:
Câu chuyện được chia làm mấy + Đoạn 1: Một hôm … nơi tắm
đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
rửa


+ Đoạn 2: Khi trở lại phòng
họp … Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.

- 1 HS khá đọc bài.

- Đoạn đầu là lời của người kể, các
em cần chú ý đọc với giọng nhẹ
nhàng, thong thả.

- 1 HS đọc lại bài.

- Gọi HS đọc đoạn 2.

- Luyện đọc đoạn 2 theo
hướng dẫn: Lớp trưởng
(hoặc 1 HS bất kì) đọc
câu hỏi của Bác. Sau
mỗi câu hỏi, cả lớp đọc
đồng thanh câu trả lời
của các cháu thiếu nhi.

- Hướng dẫn: Trong đoạn truyện này
có lời của Bác Hồ và lời của các
cháu thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác
cần thể hiện sự quan tâm tới các
cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu
thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối
câu, thể hiện sự ngây thơ và vui

mừng của các cháu thiếu nhi khi
được gặp Bác.
- Gọi HS đọc đoạn 3.

- 1 HS khá đọc bài.

- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện đọc câu:

- Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói + Thưa Bác./ hôm nay cháu
không vâng lời cô.// Cháu chưa
của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
ngoan/ nên không được ăn kẹo
của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là
ngoan lắm!// Cháu vẫn được
phần kẹo như các bạn khác.//
(Giọng ân cần, động viên)


- 1 HS đọc đoạn 3.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để
nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc
theo nhóm.

- Nối tiếp nhau đọc các
đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2

vòng)
- Lần lượt từng HS đọc
trước nhóm của mình,
các bạn trong nhóm
chỉnh sửa lỗi cho nhau.

d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.

MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
1. Khởi động (1’)

Hoạt động của Trò
- Hát

2. Bài cũ (3’)
- Ai ngoan sẽ được thưởng(Tiết 1)
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Ai ngoan sẽ được thưởng(Tiết 2).
Phát triển các hoạt động (27’)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- GV đọc lại cả bài lần 2.


- HS theo dõi bài trong


- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm
của các em nhỏ ntn?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong
trại nhi đồng?
- Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi
và đồng bào ta.
- Bác Hồ hỏi các em HS những gì?

- Những câu hỏi của Bác cho các em
thấy điều gì về Bác?

- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho
những ai?

- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác
cho?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?

- Chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể
hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể
lại?
- Yêu cầu HS đọc phân vai.

SGK.
- HS đọc.
- Các em chạy ùa tới,

quây quanh Bác. Ai cũng
muốn nhìn Bác cho thật
rõ.
- Bác đi thăm phòng ngủ,
phòng ăn, nhà bếp, nơi
tắm rửa.

- Các cháu có vui không?/
Các cháu ăn có no
không?/ Các cô có mắng
phạt các cháu không?/
Các cháu có thích kẹo
không?
- Bác rất quan tâm đến
việc ăn, ngủ, nghỉ, …
của các cháu thiếu nhi.
Bác còn mang kẹo chia
cho các em.
- Những ai ngoan sẽ được
Bác chia kẹo. Ai không
ngoan sẽ không được
nhận kẹo của Bác.
- Vì Tộ tự thấy hôm nay
mình chưa ngoan, chưa
vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì
Tộ dũng cảm nhận lỗi./
Vì người dũng cảm nhận
lỗi là đáng khen.
- 3 HS lên chỉ vào bức

tranh và kể lại.


- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tuyên dương những HS học thuộc
lòng 5 điều Bác Hồ dạy
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài
sau: Xem truyền hình.

- 8 HS thi đọc theo vai
(vai người dẫn chuyện,
Bác Hồ, em bé, Tộ)



×