Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TON GIAO THÁNH đức đạt LAI lạt MA 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.22 KB, 4 trang )

THÁNH ĐỨC

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14

MSSV: 1656180004
Đề bài: Giới thiệu về một vị giáo chủ hoặc triết gia.
---

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng – Tenzin Gyatso - là một trong những Đạo
sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại, và là một trong những người nổi tiếng nhất trong
lịch sử Phật Giáo với tầm ảnh hưởng khắp thế giới. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh đã được Mục
sư Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1964, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đoạt
giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989. Ngài là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của
nhân dân Tây Tạng. Theo công trình nghiên cứu cá nhân vừa qua của giáo sư Eric Sharp
thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ XX này, có 3 thánh
nhân người châu Á, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
(Ở Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) - là danh hiệu của một nhà lãnh
đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, thuộc trường phái Cách - lỗ. Đạt Lai Lạt Ma
là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 達賴喇嘛. "Đạt Lai" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là
"biển cả", còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng
hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả".
Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma).
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tên thật là Lhamo Dhondup, như chính Ngài nói: “Tôi đã sinh
ra trong một ngôi làng nhỏ gọi là Taktser, ở miền Đông Bắc của Tây Tạng, vào ngày 05
tháng 05, năm Lợn Gỗ của lịch Tây Tạng – thế đấy, dương lịch là ngày 06/07/1935.”
Vào khoảng 3 tuổi, Ngài được công nhận là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, hóa
thân của Quán Thế Âm, Đức Phật từ bi; và sau đấy Ngài được đặt tên là Jetsun Jamphel
Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Tháng 2/1940, Ngài chính thức đăng quang tại
Điện Potala, trước sự tham dự của đông đảo Tăng chúng và các sứ thần của các quốc


gia lân cận kể cả Ấn Độ và Trung Hoa Dân Quốc, bình đẳng cùng với những quốc gia khác
1


THÁNH ĐỨC

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14

MSSV: 1656180004

trong hàng khách danh dự, như một bằng chứng cho việc chọn lựa và đăng quang của
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 do chính phủ Tây Tạng độc lập hoàn toàn đảm nhiệm.
Vào năm 1949, sau khi lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch
và hoàn toàn làm chủ Hoa Lục, Ngài chỉ mới 15 tuổi. Đến lượt Tây Tạng bị Hồng Quân
Trung Cộng tấn công, trước tình hình nguy ngập ấy, dù ở tuổi vị thành niên nhưng Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã được giao toàn quyền chấp chánh mà thông thường phải đến tuổi thành
niên mới nhận lãnh trách vụ này. Những đề nghị của Ngài về khu tự trị Tây Tạng đã được
nêu lên trong lời phát biểu và diễn thuyết khi nhận giải Nobel hòa bình là “Năm Điểm cho
việc khôi phục hòa bình và nhân quyền ở Tây Tạng. Điều này bao gồm việc biến toàn
bộ cao nguyên Tây Tạng thành một Khu vực Ahimsa (một nơi tôn nghiêm của hòa bình)
và bất bạo động (nơi con người và thiên nhiên có thể sống trong sự an bình và hòa hiệp)”.
Ngoài việc là một nhà lãnh đạo chính phủ Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn là một Đạo
sư Phật Giáo, mà tuệ trí và lòng từ bi của Ngài đã lan tỏa vô cùng sâu rộng trong các tầng
lớp Phật tử. Không những vậy, thế giới khoa học cũng vô cùng khâm phục và hợp
tác nghiên cứu cùng Ngài trong những lĩnh vực tâm thức.
Sự thành công của Đức Đạt Lai Lạt Ma như một bậc Đạo sư là sự thành công của Đạo
Phật. Nhà văn Nguyễn Tường Bách khi thăm Tây Tạng về đã nói rằng sự suy vong
của Phật Giáo Tây Tạng sẽ là sự suy vong của Đạo Phật trên thế giới nói chung, và là sự

thất bại của Đại Thừa Phật Giáo Bồ tát đạo nói riêng. Việc này có đúng hay không thì chưa
có điều gì minh chứng được, nhưng có một điều rất rõ ràng là hiện nay các trường phái
chính của Phật Giáo Tây Tạng đã có những cơ sở vững vàng tại Ấn Độ cũng như các
vị lãnh đạo của các tông phái này cũng đều ở Ấn Độ.
Khi được hỏi về vai trò của Ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường liên hệ chính
Ngài như một "Tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém". Sống trong một tịnh
2


THÁNH ĐỨC

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14

MSSV: 1656180004

thất nhỏ ở Dharamsala, Ngài thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc
theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các
khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ. Mặc dù bận rộn với nhiều công tác của chính phủ và
hoằng Pháp, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dành những thời gian nhất định để viết những
tác phẩm Phật học, lịch sử, tự truyện... để phổ biến những tinh túy trong giáo lý của Phật
Đà. Khởi viết cuốn Đất nước tôi và Nhân dân tôi (My Land and My People) vào năm 1964
sau khi Ngài đến tị nạn tại Ấn Độ, tính đến nay đã có trên 50 tác phẩm các loại, do chính
Ngài tự tay viết hoặc do đệ tử ghi chép những bài giảng của Ngài hoặc họ viết về Ngài.
Ngày nay, nhiều người xem Ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất
của thời đại chúng ta, và là một trong những học giả và đạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế
giới. Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi, Ngài đã nói đã biện hộ cho chí
nguyện của Ngài trong đời sống: Thứ nhất, Ngài nguyện cố gắng để thúc đẩy cho
những giá trị căn bản của con người, hay những gì Ngài thường liên hệ như những "đạo

đức thế tục"; Thứ hai, Ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền
thống tôn giáo quan trọng của thế giới. Và thứ ba, Ngài nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng",
dâng hiến đến những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên
trong sự đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn.
Trong suốt cuộc đời Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng: “Vì tôi đã lãnh giải Nobel hòa
bình nên tôi có bổn phận phải hành động vì hòa bình của thế giới”. Thật vậy, đời sống của
Ngài như một minh chứng về những đặc trưng mà mọi người đã nghĩ về Ngài và dâng tặng
đến Ngài, cũng như những chủ trương mà Ngài đang theo đuổi, qua các phần thưởng: Đức
Đạt Lai Lạt Ma với giải Nobel Hòa Bình; Đức Đạt Lai Lạt Ma và Huân Chương Vàng
Quốc Hội Hoa Kỳ. Giống như Giáo sư Eric Sharpe đã từng miêu tả, “thánh nhân” là người
suốt đời luôn chú trọng đến việc mang lại an lạc cho con người và cuộc đời. Trong khi theo
đuổi lý tưởng ấy, họ thường phải hứng chịu những trở ngại, đau đớn hoặc nguy hiểm đến
sinh mạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chính là hiện thân cho những gì được miêu tả ấy.
3


THÁNH ĐỨC

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14

MSSV: 1656180004

Thông qua những nỗ lực không ngừng nghỉ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cho chúng ta thấy
Ngài là một con người tận tụy làm việc suốt đời để thúc đẩy hòa bình, thống nhất, và an
lành nhằm bảo vệ cho người dân và đất nước của Ngài được an toàn. Ngài đã đoạt giải
Nobel Hòa bình vào năm 1989, cũng như vô số giải thưởng khác cho những nỗ lực trên
toàn thế giới của mình. Và mặc dù bị áp lực nặng nề từ sự đàn áp Tây Tạng (bởi người
Cộng Sản Trung Quốc), nhưng Ngài vẫn luôn là một con người vui vẻ, Ngài cười ngay cả

ở những trò đùa nhỏ và cố gắng làm cho những du khách tới thăm căn nhà của Ngài ở Ấn
Độ cảm thấy thoải mái. Ngày nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn tiếp tục đi khắp nơi trên thế
giới mang thông điệp về hòa hợp và đạo đức để cầu mong cho tất cả nhân loại được hạnh
phúc, trong khi Ngài vẫn đang theo đuổi một giải pháp cho vấn đề này trở lại với đất nước
của Ngài.

4



×