Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tối ưu hóa mạng 4g lte

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.68 KB, 43 trang )

l

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN
-----------------------------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài : TỐI ƯU HÓA MẠNG 4G/LTE

GVHD: T h.S.Đỗ Văn Quyền
Sinh viên thực hiện:

1


THÁI NGUYÊN – 2018
LỜI MỞ ĐẦU

Đối với các nhà khai thác hiện tại đang sử dụng công nghệ 3G UMTS, con
đường cũng đã được vạch ra một cách rõ ràng trên cơ sở kế thừa cơ sở hạ tầng mạng
GSM/UMTS có sẵn, giảm thiểu những thay đổi, sử dụng công nghệ mới nhất nhằm
đảm bảo tốc độ truyền số liệu theo định nghĩa mạng 4G. Một số công nghệ được
nhắc đến liên quan đến 4G như: UMB, OFDM, SDR, TD-SCDMA, MIMO,
WiMAX, LTE…. Tất cả các công nghệ này đã và đang được chuẩn hóa bởi các tổ
chức viễn thông trên thế giới, làm nền tảng cho việc sản xuất thiết bị, xây dựng các
hệ thống ứng dụng và tích hợp xây dựng và phát triển mạng 4G/LTE.
4G/LTE hứa hẹn sẽ cho tốc độ dữ liệu truyền trên kênh xuống (downlink) lớn
hơn 100 Mbps và trên kênh lên (uplink) lớn hơn 50 Mbps. Giống như WiMAX,
LTE/4G dựa trên nền tảng gói IP do đó sẽ không còn chuyển mạch kênh như trong
các thế hệ 2G, 3G hiện tại. Kiến trúc mạng của 4G/LTE sẽ đơn giản hơn so với mạng
3G hiện thời. Tuy nhiên mạng 4G/LTE vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng với


mạng 3G và 2G. Đây là điều này hết sức quan trọng cho nhà cung cấp trong việc
mạng triển khai 4G/LTE mà không cần thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có.
Song song với sự phát triển của công nghệ 4G, bám theo xu hướng ứng dụng
của các nhà khai thác, các nhà cung cấp ứng dụng quản lý vận hành khai thác mạng,
ứng dụng phát triển dịch vụ, thiết kế qui hoạch mạng cũng đang tiến hành nghiên cứu
xây dựng các hệ thống ứng dụng sẵn sang cho việc xây dựng mới, khai thác và quản
lý mạng 4G/LTE.
Cùng với sự phát triển của mạng 3G và tiếp theo sẽ là mạng 4G với băng
thông lớn sẽ mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ viễn thông mới vốn đã phát triển
mạnh trên mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà cung cấp nội
dung, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng có chất lượng cao như: Video Streaming,
Video on Demand, Music on Demand, Mobile Banking, Mobile TV, Multiplayer
Games…
2


4

Cùng với công nghệ, các giải pháp, thiết bị, chuẩn tích hợp và triển khai cũng
được hoàn thiện sau những triển khai của nhiều nhà khai thác trên thế giới. Việc triển
khai 4G/LTE ở Việt Nam sẽ là bước tiến tất yếu đối với nền công nghiệp viễn thông
trong nước.
Công tác quy hoạch thiết kế và quy hoạch mạng cũng như tối ưu hệ thống
cung cấp dịch vụ là bước không thể thiếu trong việc triển khai xây dựng một hệ
thống mạng thông tin di động. Theo các chuyên gia công nghệ viễn thông, các mạng
di động hiện nay đầu tư rất nhiều cho việc tối ưu mạng và nâng cao chất lượng mạng.
Điều này đã rất đúng với mạng 3G và sẽ là công tác rất quan trọng trong giai đoạn
chuyển giao phát triển lên 4G. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Tối ưu hóa mạng
4G/LTE” là hết sức cần thiết.
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về tối ưu hóa sau thiết kế, quy hoạch mạng 4G/LTE.
Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa mạng 4G/LTE một cách hiệu quả, để góp phần
cung cấp các dịch vụ 4G/LTE với dịch vụ tốt nhất và giá thành rẻ cho người dùng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu

-

Lý thuyết về tối ưu hóa mạng 4G/LTE.
Mạng truy nhập vô tuyến.
Các phần mềm hỗ trợ cho việc tối ưu hóa mạng 4G/LTE.

b) Phạm vi nghiên cứu

-

Nghiên cứu về lý thuyết về tối ưu mạng 4G/LTE.
Nghiên cứu các phần mềm tối ưu mạng thông dụng nhất.

Ý nghĩa khoa học của đề tài
3


Công nghệ 4G/LTE đã được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên thế giới. Sau nhiều
sự đầu tư và nghiên cứu, các nhà mạng Việt Nam đã cung cấp dịch vụ 4G/LTE đến khách
hàng tuy nhiên số lượng cũng như chất lượng chưa cao. Với mục đích nghiên cứu để học
tập và tìm ra những phương pháp tối ưu mạng 4G/LTE một cách hiệu quả về mặt kinh tế
lẫn kĩ thuật nhằm góp phần cung cấp các dịch vụ 4G/LTE ngày càng đa dạng với giá thành
rẻ cho mọi người dân Việt Nam, tránh cho nước ta không bị tụt hậu ngày càng xa so với
các nước đang phát triền trên thế giới trong viễn thông nói riêng. Mặt khác, công nghệ

4G/LTE được triển khai không lâu, do đó còn nhiều thiếu sót, hạn chế nên việc nghiên cứu
về tối ưu mạng 4G/LTE là rất cần thiết và là cơ hội đem lại nhiều việc làm cho các kĩ sư
nhất là sinh viên mới ra trường.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương với nội dung tóm tắt như sau:
Chương I : Tổng quan về hệ thống thông tin di động 4G/LTE
Chương II : Vấn đề tối ưu trong mạng 4G/LTE
Chương III : Ứng dụng tối ưu hóa cho mạng 4G/LTE tại một khu vực thuộc thành
phố cấp 1 tại Việt Nam
Kết luận : Tóm tắt kết quả nghiên cứu, các đề xuất kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy Đỗ Văn Quyền, giảng viên khoa Công nghệ kĩ
thuật điện tử và truyền thông đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện đề tài
báo cáo thực tập này.

Thái Nguyên, ngày... tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

4


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G/LTE
1.1

Nghiên cứu công nghệ 4G/LTE
1.1.1Tổng quan về 4G/LTE
Mobile băng rộng đang dần trở thành hiện thực, khoảng 1.8 tỷ người sẽ sử

dụng dịch vụ băng rộng vào năm 2012, trong số đó, 2/3 người dùng sẽ sử dụng dịch
vụ mobile băng rộng, chủ yếu là các dịch vụ HSPA (High Speed Packet Access) và

LTE (Long Term Evolution).
Người dùng có thể duyệt web hoặc gửi email bằng cách sử dụng máy tính
xách tay hỗ trợ HSPA, thay thế những modem DSL cố định bằng các thiết bị modem
HSPA hoặc dongle USB, gửi hay nhận video hoặc âm nhạc bằng điện thoại 3G. Với
4G/LTE, người dùng sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, ví dụ như TV tương tác,
mobile video blogging, games và các dịch vụ chuyên nghiệp khác.

Hình 1.1 - Sự phát triển thuê bao băng rộng

1.1.1.1 Động cơ thúc đẩy
- Cần thế hệ tiếp theo để cải thiện các nhược điểm của 3G và đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng.
5


- Người dùng đòi hỏi tốc độ dữ liệu và chất lượng dịch vụ cao hơn - Tối ưu hệ thống
chuyển mạch gói.
- Tiếp tục nhu cầu đòi hỏi của người dùng về giảm giá thành.
- Giảm độ phức tạp.
- Tránh sự phân đoạn không cần thiết cho hoạt động của một cặp hoặc không phải
một cặp dải thông.
1.1.1.2 Quá trình phát triển của LTE
- LTE ( viết tắt của cụm từ Long Term Evolution, có nghĩa là Tiến hóa dài hạn),
công nghệ này được coi như công nghệ di động thứ 4.

Hình 1.2.Quá trình hình thành 4G/LTE.
- 4G/LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ liệu cao dành cho
điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Nó dựa trên các công nghệ mạng
GSM/EDGE và UMTS/HSPA, LTE nhờ sử dụng các kỹ thuật điều chế mới và một loạt các
giải pháp công nghệ khác như lập lịch phụ thuộc kênh và thích nghi tốc độ dữ liệu, kỹ

thuật đa anten để tang dung lượng và tốc độ dữ liệu.
- Bắt đầu năm 2004, dự án LTE tập trung vào phát triển thêm UTRAN (UMTS
Terrestrial Radio Access Network) mạng truy cập vô tuyến mặt đất UMTS (Universal
Mobile Telecommunications System) hệ thống thông tin di động toàn cầu và tối ưu
cấu trúc truy cập vô tuyến của 3GPP.
- Mục tiêu hướng đến là dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người
dùng trên 1MHz so với mạng HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) truy
6


cập gói xuống với tốc độ cao Release-6 [20] tải xuống gấp 3 đến 4 lần (100Mbps).
Tải lên gấp 2 đến 3 lần (50Mbps).
- Năm 2007, LTE của kỹ thuật truy cập vô tuyến thế hệ thứ 3 “E-UTRA (Evolved
UTRA)” phát triển từ những bước khả thi để đưa ra các đặc tính kỹ thuật được chấp
nhận. Cuối năm 2008 các kỹ thuật này được sử dụng trong thương mại.
- Các kỹ thuật OFDMA được sử dụng cho đường xuống và SC-FDMA (Single
Carrier – Frequency Division Multiple Access) đa truy nhập phân chia theo tần số
đơn sóng mang được sử dụng cho đường lên.
1.1.1.3 Cấu trúc mạng 4G/LTE
- Gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô tuyến E-UTRAN (Evoled-Universal
Terrestrial Access Network) và thành phần Packet Core EPC (Evoled Packet Core).
- Loại bỏ node mạng NRC so với 3G.
- Tách riêng luồng báo hiệu (Control Plane) và dữ liệu (User Plane).
1.1.1.4 Các đặc tính cơ bản của LTE
- Hoạt động ở băng tần : 700 MHz - 2,6 GHz.
- Tốc độ : DL (Down link) đường xuống là 100Mbps, UL (Up link) đường lên là 50
Mbps với 2 angten thu, một angten phát.
- Độ trễ: nhỏ hơn 5ms
- Độ rộng BW (Band Width) băng thông linh hoạt: 1,4 MHz; 3 MHz; 5 MHz; 10
MHz; 15 MHz; 20 MHz. Hỗ trợ cả 2 trường hợp độ dài băng lên và băng xuống bằng

nhau hoặc không.
- Tính di động: Tốc độ di chuyển tối ưu là 0-15 km/h nhưng vẫn hoạt động tốt với tốc
độ di chuyển từ 15-120 km/h, có thể lên đến 500 km/h tùy băng tần.
- Phổ tần số:
+ Hoạt động ở chế độ FDD (Frequency Division Duplex) ghép song công phân
chia theo tần số hoặc TDD (Time Division Duplex) ghép song công phân chia theo
thời gian
+ Độ phủ sóng từ 5-100 km
+ Dung lượng 200 user/cell ở băng tần 5Mhz.
- Chất lượng dịch vụ:
+ Hỗ trợ tính năng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
+ VoIP đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, trễ tối thiểu thông qua mạng UMTS. Liên kết mạng:
+ Khả năng liên kết với các hệ thống UTRAN/GERAN (GSM EDGE Radio Access
Network) mạng truy cập vô tuyến GSM (Global System For Mobile
Communications) hệ thống thông tin di động toàn cầu và EDGE (Enhanced Data
Rates for GSM Evolution) hiện có và các hệ thống không thuộc 3GPP cũng sẽ được
đảm bảo.
+ Thời gian trễ trong việc truyền tải giữa E-UTRAN và UTRAN/GERAN sẽ nhỏ
hơn 300ms cho các dịch vụ thời gian thực và 500ms cho các dịch vụ còn lại.
1.1.1.5 Các yêu cầu của LTE

- Giảm trễ cả về thiết lập kết nối và độ trễ truyền dẫn.
- Tăng tỷ lệ dữ liệu người dùng.
- Tăng tốc độ bit, thống nhất về cung cấp dịch vụ.
- Hỗ trợ lên đến 200 người dùng hoạt động trong một cell (5MHz).
- Hiệu suất cao trong khoảng 15 – 120km/h.
7


- Giảm chi phí trên bit dữ liệu, nâng cao hiệu quả phổ truyền dẫn.

- Tính linh hoạt hơn trong việc sử dụng phổ tần, trong cả băng mới và băng đã
tồn tại.
- Đơn giản hóa cấu trúc mạng.
- Di động dồng nhất, bao gồm giữa các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau.
- Hợp lý điện năng tiêu thụ các thiết bị đầu cuối di động.
1.1.1.6 Lợi ích của 4G/LTE mang lại
4G/LTE mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng và cả những nhà cung cấp dịch
vụ:
+ Với hiệu suất sử dụng phổ tần lớn hơn, sử dụng các chương trình mã hóa thông
minh hơn, các kỹ thuật nén tiến bộ hơn cũng như nhiều kỹ thuật ghép kênh mới vì
vậy mà với cùng một lượng băng tần, trên cùng một dải tần thì 4G/LTE sẽ cho dung
lượng lớn hơn khá nhiều so với 3G. Thêm vào đó, 4G/LTE cho phép nhà mạng có thể
tận dụng được nhiều tài nguyên tần số khác nhau khiến các nhà mạng triển khai
4G/LTE có phần đơn giản hơn khi muốn mở rộng dung lượng hệ thống, 4G/LTE
được đánh giá là sẽ giúp các nhà mạng triển khai giảm giá thành sản xuất trên mỗi bit
dữ liệu, từ đó cung cấp dịch vụ với đơn giá rẻ hơn cho người dùng.
+ Với tốc độ truyền dẫn dữ liệu cao, độ trễ thấp, tính bảo mật cao, 4G/LTE không
chỉ giúp cải thiện chất lượng một số dịch vụ đang cung cấp trên nền tảng 3G mà còn
mở ra cơ hội phát triển nhiều dịch vụ, tiện ích mới cho người dùng. Do đó, người sử
dụng có thể tiếp cận các dịch vụ, tiện ích đa dạng, phong phú hơn.
1.1.1.7 Các thông số lớp vật lý của LTE
Các thông số lớp vật lý của LTE được xây dựng theo hai bảng sau:
Kỹ thuật truy cập
UL
DTFS-OFDM (SC-FDMA)
DL
OFDMA
Băng thông
1.4MHz, 3MHz, 5MHz, 10MHz, 20MHz
TTI tối thiểu

1ms
Khoảng cách sóng mang
15KHz
Chiều dài CP (Cyclic Prefix) Ngắn 4.7µs
Tiền tố chu trình
Dài
16.7µs
Điều chế
QPSK, 16QAM, 64QAM
Ghép kênh không gian

1 lớp cho UL/UE, lên đến 4 lớp cho DL/UE,
sử dụng MU-MIMO cho UL và DL

Bảng 1.1: Các thông số lớp vật lý LTE.
Lớp
Tốc độ đỉnh

2
50

3
100

4
150

5
300


UL
5
25
Dung lượng cho các chức năng lớp vật lý

50

50

75

DL

1
10

Mbps

8


Băng thông RF

20MHz
DL QPSK, 16QAM, 64QAM

Điều chế
UL QPSK, 16QAM

QPSK,

16QAM,
64QAM

Bảng 1.2 Tốc độ đỉnh của LTE theo lớp.
1.1.1.8 So sánh công nghệ mạng 3G và 4G/LTE
− Tốc độ dữ liệu cao hơn rất nhiều lần so với 3G





− Hiệu quả trải phổ tăng 4 lần và tăng 10 lần user/cell so với WCDMA
− Hiệu suất phổ cao
− Tốc độ dữ liệu cao: Phát nhiều dòng dữ liệu độc lập song song qua các
anten riêng lẻ => tăng tốc độ dữ liệu. (sử dụng MIMO)
− Độ trễ thấp
+ Thời gian cài đặt và thời gian trì hoãn chuyển tiếp ngắn
+ Trễ HO và thời gian ngắt ngắn : TTI ngắn, trạng thái RRC đơn giản
- Giá thành rẻ: Cấu trúc mạng đơn giản, giảm các thành phần của mạng.
- Chất lượng dịch vụ cao
+Sử dụng các tần số cấp phép để đảm bảo chất lượng dịch vụ : LTE sử dụngcác

dải tần số khác nhau : 2100 MHz, 1900 MHz, 1700 MHz, 2600 MHz, 900 MHz, 800 MHz.
+Luôn luôn thử nghiệm ( giảm thời gian trễ trong điều khiển định tuyến)
+ Giảm độ trễ khứ hồi ( round trip delay)
- Tần số tái sử dụng linh hoạt

- Dung lượng và vùng bao phủ của WCDMA UL bị giới hạn bởi can nhiễu: can
nhiễu bên trong cell và can nhiễu liên cell. Nhưng đối với LTE thì : do tính trực giao nên can
nhiễu trong cùng một cell có thể không xét đến và giảm can nhiễu inter-cell bằng tái sử dụng cục

bộ, thêm các anten có thể triệt can nhiễu.

a) So sánh các dịch vụ của 3G so với 4G LTE
Qua việc kết nối của đường truyền tốc độ rất cao, băng thông linh hoạt, hiệu suất
sử dụng phổ cao và giảm thời gian trễ gói, LTE hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều dịch vụ đa
dạng hơn. Đối với khách hàng, sẽ có thêm nhiều ứng dụng về dòng dữ liệu lớn, tải về và
chia sẻ video, nhạc và nội dung đa phương tiện. Tất cả các dịch vụ sẽ cần lưu lượng lớn
hơn để đáp ứng đủ chất lượng dịch vụ, đặc biệt là với mong đợi của người dùng về
đường truyền có độ rõ nét cao. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, truyền các tập tin
lớn với tốc độ cao, chất lượng video hội nghị tốt LTE sẽ mang đặc tính của “Web 2.0”
ngày nay vào không gian di động lần đầu tiên. Dọc theo sự bảo đảm về thương mại, nó
sẽ băng qua những ứng dụng thời gian thực như game đa người chơi và chia sẻ tập tin.

9


Dịch vụ
Thoại (rich
voice)

Môi trường (3G)
Âm thanh thời gian thực

Môi trường 4G
VoIP, video hội nghị chất lượng
cao

Tin nhắn P2F
(P2F messaging)


SMS, MMS, các email ưu tiên
thấp
Truy cập đến các dịch vụ
online trực tuyến, trình duyệt
WAP, thông quá GPRS mạng
3G

Các tin nhắn photo, IM, email di
động, tin nhắn video

Lớt web
(browsing)
Thông tin cước
phí (paid
information)

Người dùng trả hoặc trên mạng Tạp chí trực tuyến, dòng âm
tính cước chuẩn. Chính yếu là thanh chất lương cao
dựa trên thông tin văn bản

Riêng tư

Chủ yếu là âm thanh chuông,
cũng bao gồm màn hình chờ
(personalization)
và nhạc chờ
Games

Âm thanh thực (thu âm gốc),
các trang web cá nhân


Kinh nghiệm game trực tuyến
Tải về và chơi game trực tuyến vững chắc qua cả mạng cố định
và di động

Video/TV(Tivi)
theo yêu cầu

Duyệt siêu nhanh, tải các nội
dung lên các mạng xã hội

Các dịch vụ quảng bá TV, TV
theo đúng yêu cầu dòng chất
lượng cao

Chạy và có thể tải

Nhạc

Tải đầy đủ các track và dịch vụ Lưu trữ và tải nhạc chất lượng
âm thanh
cao

Nội dung tin

Tin nhắn đồng cấp sử dụng ba Phân phối tỷ lệ rộng của các
thành phần cũng như tương tác video clip, dịch vụ karaoke,
với các media khác
video cơ bản quảng cáo di động


nhắn

M- comerce
Thực hiện giao dịch và thanh
( thương mại qua
toán qua mạng di động
điện thoại)

Điện thoại cầm tay như thiết bị
thanh toán, với các chi tiết thanh
toán qua mạng tốc độ cao để cho

phép các giao dịch thực hiện
nhanh chóng
Mạng dữ liệu di Truy cập đến các mạng nội bộ Chuyển đổi file P2P, các ứng
và cơ sở dữ liệu cũng như cách dụng kinh doanh, ứng dụng chia
động ( mobile
sử dụng của các ứng dụng
sẻ, thông tin M2M, di động
data networking)
CRM
intranet/extranet

10


6

Bảng 1.3 : So sánh các dịch vụ của 3G so với 4G LTE.
b) Ưu điểm của việc sử dụng MIMO ở 4G/LTE so với 3G

- Tăng chất lượng vùng phủ tại biên cell (cell edge) khi sử dụng cơ chế
beamforming của MIMO.
- Tăng khả năng chống lại hiệu ứng fading với cơ chế Spatial Diveristy, mức độ cải
thiện tit lệ thuận với số lượng anten thu phát sử dụng.
- Tăng tốc độ dữ liệu, dung lượng hệ thống và hiệu suất sử dụng phổ tần khi sử dụng
cơ chế Spatial Multiplexing của MIMO

1.1.2 Công nghệ truy nhập mạng vô tuyến
LTE là bước phát triển mới rất quan trọng của thông tin vô tuyến di động, bên
cạnh LTE, 3GPP cũng xác định kiến trúc mạng IP-based. Kiến trúc này được định
nghĩa như một phần của SAE (System Architechture Evolution). Kiến trúc LTE-SAE
và các khái niệm được thiết kế để hỗ trợ một cách hiệu quả các mạng sử dụng dịch
vụ IPbased rộng rãi. Kiến trúc này được dựa trên sự phát triển mạng lõi
GSM/WCDMA hiện tại với hoạt động đơn giản hơn, chi phí triển khai thấp hơn.
1.1.2.1 Công nghệ vô tuyến OFDM
OFDM là một hình thức đặc biệt của điều chế đa sóng mang, kết hợp điều chế
và ghép kênh. Trong OFDM, tín hiệu chia thành các kênh độc lập, được điều chế
bằng dữ liệu sau đó ghép lại và tạo thành sóng mang OFDM. OFDM sử dụng một số
lớn các sóng mang con băng hẹp để truyền đa sóng mang.
LTE/4G sử dụng OFDM ở đường xuống từ trạm gốc tới máy đầu cuối. OFDM
đáp ứng các yêu cầu của LTE/4G về tính linh động của dải phổ và cho phép các giải
pháp giá rẻ với băng thông rộng, tốc độ cao.
1.1.2.2 Công nghệ Anten tiên tiến
Các giải pháp anten tiên tiến được giới thiệu trong evolved HSPA cũng được
sử dụng trong LTE, đáp ứng các yêu cầu của mạng di động băng rộng thế hệ mới với
tốc độ dữ liệu cao, vùng phủ rộng và dung lượng cao. Các giải pháp sử dụng nhiều
anten tiên tiến là chìa khóa quan trọng để đạt được những mục tiêu trên. Không có
một giải pháp anten nào chung có thể đáp ứng được mọi ngữ cảnh. Ví dụ, các dịch vụ
tốc độ dữ liệu cao có thể đạt được với giải pháp anten đa lớp như 2x2 hay 4x4 MIMO
(Multiple Input Multiple Output), trong khi đó, vùng phủ rộng có thể đạt được với

việc sử dụng công nghệ định hướng búp sóng.
11


Công nghệ đa anten cho phép triển khai nhiều tính năng quan trọng, các công
nghệ này có thể được triển khai dựa trên ba nguyên lý cơ bản:
a) Tăng ích phân tập: Sử dụng phân tập trong không gian cho phép cải thiện
tính linh động của đường truyền, chống lại những ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường.
b)

Tăng ích sử dụng mảng anten: Việc tập trung năng lượng trên một hay

nhiều hướng xác định được thực hiện qua quá trình tiền mã hóa hoặc tao búp sóng.
Điều này cũng cho phép nhiều người dùng định vị tại các hướng khác nhau có thể
được phục vụ đồng thời (MIMO).
c) Tăng ích kết hợp trong không gian: Việc truyền các dòng tín hiệu tới một
người dùng đơn lẻ trên nhiều miền không gian được tạo bởi sự kết hợp nhiều anten
khác nhau.
1.1.2.3 Công nghệ MBMS (Multimedia Broadcast Multicast Services)
Với MBMS, cùng một nội dung được truyền đi tới nhiều thuê bao tại một khu
vực nhất định, vùng dịch vụ MBMS. Vùng dịch vụ MBMS thường bao gồm nhiều
cell, mặc dù có thể cấu hình bao phủ một cell đơn lẻ.
1.1.2.4 Các băng tần cho FDD và TDD
LTE có thể sử dụng phổ tần FDD và TDD. Thông thường, FDD hiệu quả hơn
với số lượng thiết bị hỗ trợ nhiều hơn, trong khi đó, TDD là một sự bổ sung tốt, ví dụ
đối với những khe tần số còn trống. Vì phần cứng LTE là giống nhau đối với FDD và
TDD (ngoại trừ các bộ lọc), nên những nhà cung cấp có thể sử dụng băng tần TDD ở
thời điểm ban đầu để tiết kiệm chi phí băng tần trước khi LTE thực sự bùng nổ.
Đến thời điểm này, băng tần sử dụng trong LTE có 10 băng tần FDD và 4 băng
tần số TDD khác nhau đã được định nghĩa trong 3GPP (bảng dưới).


LTE được định nghĩa để hỗ trợ các băng thông linh hoạt từ 5MHz đến
20MHz, trên nhiều băng tần và triển khai trên cả FDD và TDD. Điều này có nghĩa là
một nhà cung cấp có thể cung cấp LTE trên cả băng tần hiện tại và băng tần mới.

12


Băng tần

FDD
UL (MHz)

DL (MHz)

1

1920 MHz to 1980 MHz

2110 MHz to 2170 MHz

2

1850 MHz to 1910 MHz

1930 MHz to 1990 MHz

3

1710 MHz to 1785 MHz


1805 MHz to 1880 MHz

4

1710 MHz to 1755 MHz

2110 MHz to 2155 MHz

5

824 MHz to 849 MHz

869 MHz to 894 MHz

6

830 MHz to 840 MHz

875 MHz to 885 MHz

7

2500 MHz to 2570 MHz

2620 MHz to 2690 MHz

8

880 MHz to 915 MHz


925 MHz to 960 MHz

9

1749.9 MHz to 1784.9 MHz 1844.9 MHz to 1879.9 MHz

10

1710 MHz to 1770 MHz

2110 MHz to 2170 MHz

Băng tần

TDD
UL/DL (MHz)

a

1900 MHz to 1920 MHz;
2010 MHz to 2025 MHz

b

1850 MHz to 1910 MHz;
1930 MHz to 1990 MHz

c


1910 MHz to 1930 MHz

d

2570 MHz to 2620 MHz

Bảng I.1 Các băng tần FDD và TDD cho LTE.

1.1.3 Cơ chế truyền: OFDM đường xuống và SC-FDMA đường lên.
Cơ chế truyền đường xuống của LTE dựa trên công nghệ OFDM, việc lựa
chọn cơ chế này có nhiều lý do. Thứ nhất, vì thời gian tín hiệu OFDM tương đối dài
nên OFDM cung cấp khả năng chống lại tính lọc lựa tần số khá tốt.

1.1.4 Lập lịch trình phụ thuộc kênh truyền và tương thích tốc độ
13


Trung tâm của cơ chế truyền LTE đó là việc sử dụng truyền dẫn kênh chia sẻ,
ở đó nguồn thời gian - tần số tự động chia sẻ giữa những người dùng. Điều này tương
tự như cơ chế trong HSPA, mặc dù có sự khác nhau giữa cơ chế chia sẻ thời gian và
tần số trong LTE và thời gian và mã kênh trong HSPA.

1.1.5 Kiến trúc giao diện vô tuyến 4G/LTE
Giống như WCDMA/HSPA, cũng như các hệ thống liên lạc hiện đại khác, quá
trình xử lý trong LTE được phân chia thành các lớp giao thức khác nhau. Mặc dù một
số lớp tương tự như trong WCDMA/HSPA, một số lớp khác có sự khác biệt.
Cả lập lịch trình MAC và hybrid ARQ với soft combining đều không được sử
dụng trong truyền quảng bá thông tin hệ thống. Thêm vào đó, cấu trúc giao thức LTE
liên quan đến đường truyền lên là giống như cấu trúc đường truyền xuống, mặc dù có
sự khác biệt trong việc lựa chọn định dạng truyền tải và truyền nhiều anten.

Dữ liệu được truyền ở đường xuống được đóng vào định dạng gói tin IP trên
một trong các SAQ bearers.
- Lớp Giao thức điều khiển kênh vô tuyến - RLC
- Lớp điều khiển truy nhập – MAC

* Các kênh logic và kênh truyền tải
MAC cung cấp các dịch vụ tới RLC dưới dạng các kênh logic, một kênh logic
được xác đinh bởi kiểu của thông tin mà nó mang và thường được phân loại thành:
kênh điều khiển, sử dụng cho truyền thông tin điều khiển và cấu hình cần thiết cho
hoạt động của hệ thống LTE, kênh lưu lượng, sử dụng cho dữ liệu người dùng.
+ Tập hợp các kênh logic trong LTE bao gồm:
- Kênh BCCH (Broadcast Control Channel)
- Kênh PCCH (Paging Control Channel)
-

Kênh DCCH (Dedicated Control Channel

-

Kênh MCCH (Multicast Control Channel)

-

Kênh DTCH (Dedicated Traffic Channel)

-

Kênh MTCH (Multicast Traffic Channel)

+ Tập hợp các kiểu kênh truyền tải trong LTE bao gồm:

- Kênh BCH (Broadcast Channel

14


10

-

Kênh PCH (Paging Channel

-

Kênh DL-SCH (Downlink Shared Channel

-

Kênh MCH (Multicast Chanel

-

Kênh UL-SCH (Uplink Shared Channel

Hình I.8 - Ánh xạ các kênh logic tới các kênh truyền tải
* Lớp vật lý - PHY
Lớp vật lý chịu trách nhiệm mã hóa, xử lý HARQ lớp vật lý, điều chế, xử lý
đa anten và ánh xạ tín hiệu tới nguồn tài nguyên tần số - thời gian vật lý tương ứng.
* Các trạng thái 4G/LTE
Trong LTE, một thiết bị đầu cuối di động có thể có nhiều trạng thái khác nhau như
hình dưới:


Hình 1.12 - Các trạng thái LTE

15


1.1.6 Kiến trúc hệ thống mạng 4G/LTE
Kiến trúc hệ thống bao gồm các thành phần chức năng chính như sau

1.1.6.1 Mạng truy nhập vô tuyến 4G/LTE – (evolved Radio Access Network)
Khác với WCDMA/HSPA, phần truy nhập vô tuyến evolved RAN (Radio

Access Network) cho LTE chỉ gồm 1 thiết bị duy nhất là eNodeB, giao diện với UE .
Do đó, không có node nào trong LTE tương đương với RNC. Lý do chính của điều này đó là
LTE không hỗ trợ phân tập macro đường lên hay đường xuống cho lưu lượng người dùng
dành riêng và nguyên lý thiết kế tối thiểu hóa số lượng node.

.

Hình 1.13 - Mạng truy nhập vô tuyến LTE: các node và các giao diện

1.1.6.2 Mạng lõi 4G/LTE –EPC (Evolved Packet Core)
Mạng lõi WCDMA/HSPA và LTE đều kế thừa từ mạng lõi GSM, mạng lõi
được xây dựng cho LTE là phát triển từ GSM/GPRS và nó cần có một cái tên mới để
phân biệt, đó là EPC (Evolved Packet Core) chỉ bao gồm chuyển mạch gói.
Nguyên lý thiết kế của LTE đó là tối thiểu hóa số lượng node trong cả mạng vô
tuyến và mạng lõi. Do đó, EPC bắt đầu với kiến trúc một node đơn, ngoại trừ hệ thống
quản lý thuê bao HSS (Home Subscriber Server). HSS là một node/cơ sở dữ liệu liên
quan đến HLR trong mạng lõi GSM/WCDMA.


Mạng lõi EPC gồm có 2 phần SGW (Serving Gateway) và PDN GW (Packet
Data Network Gateway)

1.2 Triển khai 4G/LTE trên hệ thống cơ sở hạ tầng mạng Vinaphone
4G/LTE hứa hẹn sẽ cho tốc độ dữ liệu truyền trên kênh xuống (downlink) cao
với tốc độ tức thời cho 1 cell (20 MHz) 150 Mbps và trên kênh lên (uplink) hơn 50
Mbps. 4G/LTE dựa trên nền tảng gói IP do đó sẽ không còn chuyển mạch kênh như

16


12

trong các thế hệ 2G, 3G hiện tại. Kiến trúc mạng của LTE/4G sẽ đơn giản hơn so với
mạng 3G hiện thời. Tuy nhiên mạng LTE/4G vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng
với mạng 3G và 2G.
Vinaphone hiện tại đang sử dụng công nghệ WCDMA/3G - GSM/2G, nên
việc triển khai 4G/LTE trên cơ sở kế thừa cơ sở hạ tầng mạng, cũng như hạ tầng nhà
trạm có sẵn là hoàn toàn thuận lợi và có tính khả thi cao, giảm thiểu những thay đổi,
sử dụng công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo tốc độ truyền số liệu mà không cần thay
đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có.
Trong công tác chuẩn bị triển khai công nghệ mới, cần phải nghiên cứu định
hướng phát triển công nghệ và tính năng thiết bị của các hãng cung cấp sao cho phù
hợp với hạ tầng mạng hiện đang vận hành khai thác. Sau đó lựa chọn thiết bị 4G/LTE
phù hợp mạng WCDMA/3G và GSM-2G đang khai thác, lựa chọn băng tần sử dụng
sao cho băng tần đủ độ rộng có thể triển khai LTE với đầy đủ các ưu điểm về tốc độ
so với công nghệ 3G, tuy nhiên cần cân nhắc đến các băng tần đang sử dụng cho các
dịch vụ, đã được cấp cho mục đích khác, cũng như xu hướng cấp phép băng tần của
đơn vị quản lý tần số.


1.2.1 Định hướng phát triển công nghệ và tính năng thiết bị của các hãng
cung cấp
* Định hướng phát triển thiết bị vô tuyến - RAN
- Huawei: Sử dụng thiết bị Multi BTS và Multi BSC, thiết bị có thể tích hợp chung
các khối điều khiển và khối thu phát cho cả GSM + WCDMA + LTE/4G. Có thể cấu
hình linh hoạt giữa các công nghệ.
- ZTE: Sử dụng thiết bị Uni-RAN có thể tích hợp chung các khối điều khiển và các
khối thu phát có thể nối xa cho cả GSM + WCDMA + LTE/4G.

17


13

-Ericsson: Sử dụng thiết bị có các khối điều khiển độc lập riêng cho từng công nghệ
GSM - WCDMA – 4G/LTE và khối thu phát có thể tích hợp cả 3 công nghệ GSM WCDMA - LTE/4G trên cùng một băng tần.
Đây là ba nhà cung cấp thiết bị mạng truy nhập vô tuyến mà Vinaphone đang sử
dụng.
* Định hướng phát triển thiết bị mạng lõi EPC
-

Huawei: giới thiệu dòng NE-Series nền tảng định hướng cho Serving gateway và PDN

gateway và một nền tảng ATCA cho MME.
-

Nokia Siemens: giới thiệu dòng ATCA làm nền tảng cho serving gateway, PDN

gateway, và MME.
-


Ericsson: sử dụng Redback và Juniper Networks nền tảng định hướng cho serving

gateway và PDN gateway, trong khi vẫn giữ nền tảng riêng của mình để phát triển SGSN
và MME.
Đây là ba nhà cung cấp thiết bị mạng lõi mà Vinaphone đang sử dụng.

1.2.2 Lựa chọn băng tần, thiết bị 4G/LTE
* Lựa chọn băng tần cho 4G/LTE
+ Băng tần 2600 MHz
Băng tần này có tối đa 140 MHz (2x 70 MHz) sẽ được phân chia cho các
dịch vụ FDD như LTE và 50 MHz khác cho băng TDD. Đây là một băng tần
có giá trị và khả thi để triển khai LTE, việc triển khai LTE trên một băng tần
độc lập như 2600MHz sẽ đảm bảo cung cấp đủ độ rộng băng tần để có thể
triển khai LTE với đầy đủ các ưu điểm về tốc độ so với công nghệ HSPA.
Băng tần này cũng đã được Bộ TT&TT cấp phép cho các nhà khai thác sử
dụng để thử 4G/LTE.

18


14

Hình 1.18 So sánh hiệu quả về mặt băng tần của HSPA+ và LTE

1.2.3 Nâng cấp các phần tử hệ thống mạng WCDMA/3G và GSM/2G đang
khai thác
Đối với các nhà mạng đang khai thác mạng di động GSM/2G đã nâng cấp lên
WCDMA/3G, việc nâng cấp lên HSDPA+ (3,5G) là thời kỳ quá độ cho quá trình
triển khai 4G/LTE. Cũng như trước khi nâng cấp lên từ 2G lên 3G, các nhà mạng đã

nâng cấp hệ thống để triển khai GPRS (2.5G) và EDGE (2.75G).
GSM/2G



GPRS (2.5G)



EDGE (2.75G)



WCDMA/3G



HSPA+



LTE (4G)

* Nâng cấp mạng vô tuyến
Sau khi đã có định hướng cơ bản về tính năng thiết bị mạng vô tuyến ERAN,
cần có chiến lược sử dụng thiết bị tích hợp các công nghệ khác nhau, dự kiến thiết bị
cho mạng vô tuyến 4G/LTE, sau đó thực hiện nâng cấp mạng vô tuyến từ
WCDMA/3G lên HSPA+ làm bước đệm tiến tới triển khai công nghệ 4G/LTE.
Giai đoạn trước 2011, mạng vô tuyến của Vinaphone tại các thành phố lớn vẫn
sử dụng thiết bị Motorola. Tại Hà Nội, mạng vô tuyến sử dụng thiết bị GSM/2G của

Motorola (thế hệ cũ), thiết bị WCDMA/3G là loại thiết bị hãng Motorola phát triển
trên nền tảng phần cứng của Huawei, nên dẫn tới thiếu đồng bộ trong việc tích hợp
các công nghệ khác nhau trên cùng một hệ thống và một Node mạng.
Vì vậy cuối năm 2011, Vinaphone đã quyết định điều chuyển toàn bộ thiết bị
Motorola tại Hà Nội sang các tỉnh khác và đồng thời thay thế bằng thiết bị tích hợp
đồng bộ GSM/2G, WCDMA/3G của Huawei. Loại thiết bị vô tuyến mới Single RAN
19


15

đều đã sẵn sàng để hỗ trợ công nghệ HSPA+ và có thể nâng cấp thêm các module lên
LTE/4G.
Tháng 05/2012, Vinaphone đã thực hiện nâng cấp toàn bộ các trạm từ
WCDMA/3G lên HSPA+ với tốc độ truy nhập trung bình đạt 7.2 Mbps.
* Nâng cấp mạng lõi và truyền dẫn
Lắp đặt các Mobile Soft Switch (MSS), Transport Node, Router mới của
Huawei với giải pháp all-IP và đấu chuyển toàn bộ các MBSC thuộc khu vực Hà Nội
đang đấu vào các MSC thế hệ cũ về các thiết bị mới.
* Triển khai các ứng dụng chuyển mạch gói
Đang tiếp tục thực hiện nâng cấp GGSN và SGSN để nâng cao chất lượng
cũng như các ứng dụng chuyển mạch gói.

1.2.4 Công tác chuẩn bị triển khai thử nghiệm 4G/LTE, đánh giá chất
lượng mạng dịch vụ
* Mục tiêu thiết kế 4G/LTE
-

Tốc độ đỉnh tức thời cho một cell (20 MHz): Tải xuống: 150 Mbps; Tải lên: 50


Mbps.
-

Lưu lượng tối đa cho một eNodeB (20MHz): Tải xuống: 450Mbps; Tải lên:

300Mbps.
-

Các chỉ tiêu trên phải đảm bảo trong bán kính vùng phủ sóng 5km, giảm chút ít

trong phạm vi đến 30km. Từ 30 – 100 km thì không hạn chế.
* Chọn vị trí lắp đặt
Tương tự như khi triển khai WCDMA/3G, để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà trạm
khi triển khai 4G/LTE, các trạm eNodeB sẽ được lắp đặt cùng vị trí với các trạm 2G/3G
hiện tại. Các trạm 4G/LTE được triển khai trước tiên tại trung tâm các tỉnh/thành phố
với lưu lượng người dùng dữ liệu lớn.

20


16

* Thiết kế HLD và LLD
* Tối ưu hóa thử nghiệm nâng chất lượng dịch vụ

1.3 Kết luận Chương I
Chương I là những thông tin tổng quan về công nghệ LTE/4G: chuẩn hóa,
kiến trúc các giao diện lớp điều khiển, kiến trúc hệ thống mạng
Với các công tác chuẩn bị như đã nêu trên, cùng với việc đã nâng cấp hệ
thống lên HSPA+, hệ thống mạng sẵn sàng cho công tác thử nghiệm và thuận lợi cho

việc nâng cấp lên công nghệ 4G/LTE.

CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ TỐI ƯU TRONG MẠNG 4G/LTE
2.1 Các vấn đề chung về tối ưu hóa mạng TTDĐ 2G/3G và
4G/LTE
2.1.1 Thế nào là tối ưu
Tối ưu là quá trình đo đạc, phân tích để đưa ra các biện pháp cải
thiện thông qua việc chỉnh sửa hợp lý các thông số của hệ thống
để đạt được chất lượng mạng mong muốn. Có 2 loại tối ưu trong
hệ thống 4G/LTE:


Tối ưu sóng vô tuyến.
Tối ưu sóng vô tuyến là quá trình tối ưu thực hiện trên
giao diện vô tuyến.



Tối ưu mạng lõi.

Tối ưu mạng lõi là quá trình tối ưu thực hiện thay đổi các thông số
mạng lõi.

2.1.2 Mục tiêu và quy trình chung trong tối ưu mạng vô tuyến
Mục tiêu của tối ưu là nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS của mạng để
phục vụ nhu cầu khách hàng.

21



Các yêu cầu tối ưu về chất lượng mạng thường được đánh giá trên cơ sở
người sử dụng (vùng phủ) hoặc đánh giá theo từng cell trong mạng (dung lượng).
Quá trình thực hiện tối ưu mạng vô tuyến 2G/3G và 4G/LTE bao gồm 2 nội
dung :
1.

Tối ưu vùng phủ sóng
- Tối ưu vùng phủ sóng là một phần quan trọng của nội dung tối ưu mạng
vô tuyến, nó đảm bảo về mặt vùng phủ sóng trước khi tiến hành tối ưu các
tham số hệ thống.

2. Tối ưu tham số
Theo lý thuyết, toàn bộ các tham số về mặt vật lý và logic trong mạng vô
tuyến di động nói chung đều có thể được sử dụng trong quá trình tối ưu. Các
tham số có thể được phân thành các nhóm theo tiêu chí khác nhau.

22


2.1.3 Các tham số chính được lựa chọn trong quá trình tối ưu
2G/GSM
Rx_Lev : Cường độ tín hiệu
thu
Rx_Qual : Chất lượng tín hiệu
thu

C/I : tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu

WCDMA/3G


LTE/4G

RSCPCPICH : Công suất mã tín
hiệu thu trung bình Ec của
kênh CPICH
Ec/IoCPICH : năng lượng mã tín
hiệu thu trung bình kênh
CPICH trên tổng mật độ phổ
năng lượng tạp âm

RSRP : Công suất tín hiệu thu
trên băng rộng

Pilot Pollution : nhiễu kênh
pilot

SINR : Tỷ số tín hiệu trên
nhiễu tạp âm

Eb/No : tỷ số năng lượng mỗi
bit trên mật độ phổ công suất
tạp âm

Bảng 2.1 - Các tham số chính lựa chọn trong quá trình tối ưu

2.2 Các tham số chính cho việc tối ưu hóa mạng 4G/LTE
Để có thể thực hiện tối ưu, cần phải xác định các đại lượng cụ thể để đánh giá
hiệu quả công việc, trong đó các tham số chất lượng điển hình (Key Performance
Indicator – KPI) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Khi việc đánh giá chất lượng mạng

theo hàm mục tiêu tối ưu theo lí thuyết gặp nhiều khó khăn, việc xác định chất lượng
qua các tham số KPI sẽ mang đến giải pháp thực tế và khả thi.
Một số loại tham số đo được thực hiện tại eNB & UE, những tham số này
được sử dụng để định lượng hiệu suất mạng, do đó sẽ hỗ trợ trong sự thích ứng
của mã hóa / điều chế, cũng như lưu lượng và dung lượng của kết nối.
Trong chế độ Idle mode, eNB phát quảng bá bản tin các tham số đo trong giao
thức khung, trong một phép đo cụ thể từ UE, eNB truyền một bản tin cấu hình kết
nối RRC tới UE cùng với các mã nhận dạng ID, lệnh, số lượng, và các tiêu chuẩn báo
cáo, UE thực hiện đo và trao đổi ban tin báo cáo với eNB. Một số tham số chính
trong LTE là:

+ Tham số RSRP (Reference Signal Received Power) : Công suất tín hiệu thu
trên băng rộng, phép đo này được thực hiện trên kênh điều khiển quảng bá BCCH.
Hiện nay, RSRP tối thiểu cho UE là -120 dBm.
Đánh giá mức thu thường được chia theo các mức chất lượng như sau:

-

Tốt nếu RSRP ≥ –85 dBm;

23


-

Trung bình nếu –95 dBm ≤ RSRP < –85 dBm;
Kém nếu RSRP < –95 dBm.

+ Tham số Eb/No: tỷ số năng lượng mỗi bit trên mật độ phổ công suất tạp âm. Khi
sử dụng ghép kênh vô tuyến, năng lượng thu được đo cho mỗi ăng-ten, và sau đó

tổng hợp lại với nhau.

Eb/No là năng lượng thu trên mỗi bit phân chia bởi mật độ công suất
trên tạp âm. Nếu sử dụng phân tập phát, đo Eb/No cho ăng-ten không được
thấp hơn năng lượng bit tín hiệu thu RSRP tương đương.
Thông thường, mức Eb/No được chỉ định là mức nhiễu sâu hơn và ảnh
hưởng đến chất lượng tín hiệu hơn so với các mức nhiễu.
Đánh giá thường được chia theo các mức chất lượng như sau:
-

Tốt nếu Eb/No ≥ 12dB;

-

Trung bình nếu 10dB ≤ Eb/No < 12dB;

-

Chấp nhận được nếu 8dB ≤ Eb/No < 10dB;

-

Kém nếu Eb/No < 8dB

+ Tham số SINR (Signal–Interference Plus Noise Ratio Power Level) : mức tỷ
số năng lượng sóng mang trên nhiễu được đo trên cả UE và eNB để xác định đường
truyền vô tuyến được sử dụng dựa một số tiền định thiết lập của các ngưỡng.
Đường truyền vô tuyến được sử dụng truyền đi các dữ liệu mã hóa và điều chế.
Mức SINR càng cao, hiệu suất phổ càng cao bởi việc sử dụng một điều chế và
chương trình mã hóa hợp nhất. SINR có công thức chung như sau:

SINR=S/(I+N)
Trong đó:
S: biểu thị băng rộng của tín hiệu có khả năng đo được. Công suất tín
hiệu (RS) và đường tải vật lý chia sẻ kênh (PDSCHs) là yếu tố chính.
I: biểu thị bang rộng của tín hiệu đo hoặc các tín hiệu kênh can thiệp từ
các tế bào khác trong hệ thống hiện tại và từ các tế bào lien RAT.
N: biểu thị nhiễu xung quanh, trong đó có liên quan đến băng thông đo
lường và hệ số nhiễu máy thu.

Một vị trí được xác định là bị nhiễu khi tại vị trí đó thỏa mãn các điều kiện sau:
- Số lượng tín hiệu đáp ứng > 3
-

Tất cả các tín hiệu đáp ứng trên có RSRP ≥ -100dBm

-

Chênh lệch RSRP của các tín hiệu trên < 5dB

+ Tham số RRC (Setup Seccess Rate - Signaling): KPI này đánh giá các thiết lập
tỷ lệ thành công RRC về nguyên nhân phát tín hiệu liên quan trong một cell hoặc một
cluster. Được dùng để tính toán tỷ lệ thành công thiết lập RRC chỉ khi lĩnh vực
24


“EstablishmentCause” được thiết lập để mo-tín hiệu trong một cell hoặc một cluster. RRC
có công thức chung như sau:

+ Tham số ERAB ( Setup Success Rate – VoIP): Tỷ lệ thiết lập thành công dùng để đánh
giá tỷ lệ thành công ERAB của tất cả các dịch vụ bao gồm các dịch vụ VoIP trong một cell

hoặc một cluster. Tham số này được tính toán dựa trên tất cả các tính toán ( bao gồm
ERAB sự nỗ lực thiết lập ( tất cả) và ERAB thiết lập thành công tính toán (tất cả)) được đo
tại các eNodeB. ERAB có công thức chung như sau:

+Tham số CSSR (Call Setup Success Rate): Dùng để đánh giá tỷ lệ thành công thiết lập
cuộc gọi của tất cả các dịch vụ bao gồm các dịch vụ VoIP trong một cell hoặc một cluster.
Tham số này được tính dựa trên KPI của RRC tỷ lệ thiết lập thành công (Service) và KPI
của ERAB tỷ lệ thiết lập thành công (Tất cả). CSSR có công thức chung như sau:

+Tham số CDR (Call Drop Rate): Tham số dùng để giảm tỷ lệ rơi cuộc gọi của dịch vụ
VoIP trong một cell hoặc một cluster. Tỷ lệ cuộc gọi rơi được tính bằng cách giám sát các
VoIP ERAB tỷ lệ giải phóng bất thường. Mỗi ERAB được kết hợp với thông tin QoS. Các
dịch vụ thoại có thể phân biệt bởi cụ thể QCI=1.

Các bất thường ERAB phát hành truy cập được tăng lên khi các eNodeB gửi một Chỉ ERAB phát hành đến MME
hoặc nhận được một UE Context thông báo phát hành lệnh từ MME và những nguyên nhân phát hành không phải là
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×