Tải bản đầy đủ (.docx) (182 trang)

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật việt nam hiện nay (file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.46 KB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ KIM NGÂN

BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Thị Đào
2. TS. Đặng Thị Thu Huyền

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Kim Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
........................................................................................................................................... 7
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài..................7
1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..........................25
1.3 Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................28
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA
CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT
.........................................................................................................................................
31
2.1 Khái niệm của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật...................31
2.2 Nội dung bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật...........................46
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân........................55
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
.........................................................................................................................................
65
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo
pháp luật Việt Nam
65
3.2 Thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay
74
3.3 Thực tiễn bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay.................94
3.4 Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam
hiện nay.................................................................................................................. 112
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ
CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................. 119
4.1 Quan điểm tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay. 119
4.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân.............................123
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......................147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 148
Phụ lục 1................................................................................................................ 159


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐQTC
CHXHCN
GQTC
LPCTN
LTC
MTTQ
QH
QTC
UBND

Bảo đảm quyền tố cáo
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Giải quyết tố cáo
Luật phòng, chống tham nhũng
Luật Tố cáo
Mặt trận Tổ quốc
Quốc hội
Quyền tố cáo
Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định tại Điều 14: "Ở nước CHXHCN

Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật" và Điều 30: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước rất coi trọng tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo
của công dân, coi tố cáo là một trong những kênh thông tin giúp Nhà nước phát
hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời qua việc GQTC, Nhà nước thể
hiện sự thừa nhận và coi trọng quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
Chính vì lý do trên mà QTC được coi là một trong những quyền cơ bản của công
dân, được ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp nước ta qua các giai
đoạn luôn ghi nhận QTC của công dân, mở rộng hơn so với trước và tạo điều kiện để công
dân thực hiện quyền này một cách tốt nhất. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật để quy định việc bảo đảm thực hiện QTC của công dân như Pháp lệnh quy định
việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố
cáo của công dân năm 1991; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; các luật sửa đổi, bổ sung
Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm
2018.... Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước còn thiết lập và kiện toàn
các cơ quan có chức năng GQTC, các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực tố cáo; đồng thời chú trọng phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn BĐQTC của công dân
còn nhiều hạn chế, các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này vẫn chưa đầy đủ, rõ
ràng. Nhìn chung, hệ thống pháp luật về BĐQTC của công dân còn chồng chéo, mâu
thuẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thủ tục BĐQTC của công dân còn rườm rà,
kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, những bất cập, hạn chế về giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp
luật trong BĐQTC của công dân vẫn chưa được khắc phục triệt để. Năng
1



lực, trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức pháp luật của công
dân, của cộng đồng hiện nay vẫn còn có những cản trở lớn đối với việc BĐQTC của công dân.
Thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý thông tin, thẩm tra, xác minh và kết luận nội dung tố cáo ở
nhiều nơi chưa thực sự được người có thẩm quyền và cơ quan nhà nước có trách nhiệm quan tâm
đúng mức. Mặt khác, việc xử lý người sai phạm chưa có chế tài cụ thể, chưa thực sự nghiêm túc,
chưa đủ sức răn đe; thậm chí, ở nhiều nơi, người tố cáo còn bị cộng đồng dân cư và đơn vị công
tác kỳ thị, hoặc bị đe dọa, trù dập làm ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống, công việc và tính
mạng. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhân dân vào sự nghiêm minh,
công bằng của luật pháp; ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức có thẩm
quyền và chất lượng, hiệu quả của quản lý nhà nước. Điều đó không chỉ phản ánh sự thiếu hoàn
thiện trong việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, không khắc phục được tình trạng tố cáo
đông người, vượt cấp, kéo dài, gây rối trật tự công cộng, mất ổn định an ninh, trật tự, cản trở tiến
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường BĐQTC của công dân
để công dân yên tâm thực hiện QTC của mình, góp phần tích cực vào việc đấu tranh
đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Vì vậy, cần có các nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về BĐQTC của công dân ở
Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay ở nước ta trong lĩnh vực này mới chỉ
tập trung ở một số khía cạnh của tố cáo, còn việc bảo đảm quyền tố cáo của công
dân chưa được nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu một cách bài bản và khoa học về BĐQTC của công dân luôn là vấn đề
được các nhà khoa học và thực tiễn quan tâm.
Từ các lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu về “Bảo đảm quyền tố cáo của
công dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm
quyền tố cáo của công dân theo pháp luật; đánh giá thực trạng; từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu tình hình tổng quan để hệ thống hóa, phân tích, đánh
giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xác định những
kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và chỉ ra những vấn đề mà các công trình
khoa học chưa giải quyết, luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ khái niệm, chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; phân tích
khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của
công dân theo pháp luật.
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá sự hình thành, phát triển, thực trạng bảo đảm
quyền tố cáo theo pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền tố cáo của công
dân ở Việt Nam.
Thứ tư, nghiên cứu, đề xuất các quan điểm và giải pháp để tăng cường bảo
đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu BĐQTC của công dân theo pháp luật ở góc độ
lý luận, các quan điểm, quan niệm về BĐQTC của công dân; cơ sở pháp lý và thực
tiễn thực hiện pháp luật về BĐQTC của công dân ở nước ta hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy
định trong hệ thống pháp luật, cụ thể là:
Về nội dung: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân có thể được nghiên cứu với nhiều khía
cạnh khác nhau như bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội, .... Tuy nhiên,
luận án tập trung nghiên cứu, phân tích các bảo đảm quyền tố cáo được quy định trong hệ
thống pháp luật, đặc biệt là những bảo đảm được quy định trong Luật Tố cáo năm 2011,

các văn bản hướng dẫn thi hành luật này và Luật Tố cáo năm


2018. Các quy định về tố cáo được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 và các văn
bản có liên quan khác cũng sẽ được đề cập và phân tích nhưng không phải là trọng tâm
nghiên cứu. Do Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 nên Luận án
không nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy định của Luật này.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu BĐQTC của công dân theo pháp luật
chủ yếu ở giai đoạn từ sau khi Quốc hội thông qua Luật Tố cáo năm 2011 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tiến trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một
số cách tiếp cận như:
Tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức tương đối đầy đủ các công
trình liên quan đến BĐQTC của công dân ở Việt Nam đã được công bố, luận án xem xét,
đánh giá và tiếp thu có chọn lọc để đưa ra những quan niệm về vấn đề nghiên cứu.
Tiếp cận đa ngành, liên ngành: Có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội có liên
quan như sử học, xã hội học, chính trị học, luật học.
Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên
cứu và mối quan hệ này được xem xét qua các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. Đồng
thời, việc phân tích, đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được nhìn nhận dưới góc độ
logic phát triển đặt trong những bối cảnh và những điều kiện lịch sử cụ thể.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án
Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
truyền thống của khoa học xã hội và luật học như: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương
pháp lịch sử cụ thể.... Đối với mỗi chương, mục, các phương pháp nghiên cứu chủ đạo

được sử dụng như sau:
Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
và tổng hợp. Từ việc hệ thống hóa, tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học
trong nước và nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, tác


giả đã phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó và đưa
ra đánh


giá cụ thể về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Mục 2.1, Mục 2.2, Mục 2.3 Chương 2: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra khái niệm,
chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền tố
cáo của công dân; nội dung của BĐQTC của công dân; các yếu tố ảnh hưởng đến
BĐQTC của công dân.
Mục 3.1 Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ
quá trình hình thành và phát triển của BĐQTC của công dân theo pháp luật Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Mục 3.2 và Mục 3.3 Chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh để làm rõ thực trạng BĐQTC
của công dân ở Việt Nam hiện nay.
Mục 3.4 Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng
hợp để đánh giá về thực trạng BĐQTC của công dân ở nước ta.
Mục 4.1 và 4.2 Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ
thống, phương pháp lịch sử, phương pháp dự báo khoa học để làm rõ quan điểm của
Đảng và Nhà nước về hoàn thiện BĐQTC của công dân và đề xuất các giải pháp tăng
cường BĐQTC của công dân ở nước ta.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam,
với những điểm mới về khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mà chưa hoặc đã được
đề cập nhưng còn thiếu thống nhất và thiếu toàn diện trong một số công trình
nghiên cứu khác, cụ thể như: chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; khái niệm, đặc
điểm và vai trò của BĐQTC của công dân; các yếu tố ảnh hưởng đến BĐQTC của
công dân. Đồng thời, luận án làm rõ các nội dung của BĐQTC của công dân được
quy định trong hệ thống pháp luật về: ghi nhận nội dung quyền; thẩm quyền, trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân; thủ tục bảo đảm quyền; các nguồn lực bảo đảm
quyền; việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quyền; việc bảo vệ và
khen thưởng người tố cáo.


Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các bảo
đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật. Từ đó, chỉ
ra những ưu điểm và hạn chế của việc BĐQTC của công dân cũng như những
nguyên nhân.
Thứ ba, luận án đưa ra các quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cụ
thể hướng tới việc tăng cường BĐQTC của công dân.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu hiện có về quyền tố cáo và
bảo đảm quyền tố cáo của công dân nước ta.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành, sửa đổi bổ sung các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.
Luận án có thể là tư liệu tham khảo trong các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo đảm
quyền con người nói chung và bảo đảm quyền công dân, quyền tố cáo nói riêng.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc đào tạo cao học, nghiên
cứu sinh chuyên ngành luật ở các trường đại học, học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được kết
cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
Chương 3: Thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam hiện
nay
Chương 4: Quan điểm, giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt
Nam hiện nay.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về lý luận bảo đảm quyền tố cáo của công dân
Lý luận về quyền con người, quyền công dân đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến ở các quy mô khác nhau, tuy nhiên lý luận về BĐQTC của công dân theo pháp luật ít
được các học giả phân tích sâu mà mới chỉ xem xét ở các khía cạnh khác nhau của
BĐQTC như vấn đề GQTC, bảo vệ người tố cáo, hoàn thiện pháp luật tố cáo. Để minh
chứng cho điều này, có thể kể đến một số công trình liên quan đến luận án như sau:
Nhóm công trình trong nước nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền con
người, quyền công dân
Quyền con người nói chung, quyền tố cáo của công dân nói riêng là giá trị của nhân loại,
phản ánh bản chất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, các quyền này gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển của chế độ dân chủ. Việc bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân, trong đó có quyền tố cáo là nguyên tắc hiến định trong đa số Hiến pháp
của các quốc gia. Ở Việt Nam, việc bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công
dân, trong đó có quyền tố cáo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện

trong nhiều văn bản của Đảng và hệ thống pháp luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lý luận bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta, đây là nguồn tham khảo
rất có giá trị đối với tác giả luận án trong việc nghiên cứu bảo đảm quyền tố cáo theo
pháp luật Việt Nam. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến là:
Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị” của các tác giả Hoàng
Văn Hảo và Chu Hồng Thanh chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia, năm 1997 [34]. Đây là
tập hợp các chuyên đề nghiên cứu về những nội dung cơ bản trong Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Trong đó, các tác giả tập trung nghiên cứu khá
sâu về quyền dân sự và chính trị, cũng như việc thực hiện quyền dân sự và chính trị ở
Việt Nam. Nội dung cuốn sách phản ánh cái nhìn khá toàn


diện về các quyền dân sự và chính trị của công dân cũng như bước đầu đặt quyền tố cáo
trong mối quan hệ so sánh với các quyền chính trị của công dân.
Sách chuyên khảo “Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Đường, NXB. Chính trị
quốc gia, năm 2004 [30]. Tác giả đã đưa ra quan niệm về quyền con người, quyền
công dân cũng như nghĩa vụ của cá nhân công dân trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; phân tích quá trình hình thành, phát triển của quyền con người,
quyền công dân qua Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980; đồng thời chỉ ra những
bảo đảm trong việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong nhà nước
pháp quyền, đặc biệt là các cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện các quyền công dân.
Tác giả cũng đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện
toàn bộ máy nhà nước để bảo vệ quyền công dân. Cuốn sách là tài liệu tham khảo
rất hữu ích về các cơ chế bảo đảm pháp lý đối với việc bảo đảm thực hiện quyền
công dân nói chung và QTC của công dân nói riêng.
Các cuốn sách “Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học
xã hội”, “Quyền con người”- Giáo trình giảng dạy sau đại học, “Quyền con người
– tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”- (tập I và tập II), "Những vấn đề lý
luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị", NXB. Khoa học xã hội, năm

2010, 2011 do GS. Võ Khánh Vinh chủ biên [110], [111], [113]. Đây là kết quả
nghiên cứu chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quyền con người, cũng như cơ chế
bảo đảm, bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quốc gia và thực tiễn
ở Việt Nam. Điểm mới trong các cuốn sách là cách tiếp cận khi nghiên cứu về
quyền con người mà trước đây chưa được đề cập đến như nghiên cứu quyền con
người theo hướng tiếp cận đa ngành, liên ngành; nghiên cứu quyền con người bằng
phương pháp tiếp cận dựa trên quyền; nghiên cứu quyền con người trong mối quan
hệ với chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, tôn giáo; nghiên cứu về quyền con người
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn
cầu hóa…
Cuốn sách “Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước
trên thế giới” của Vũ Kiều Oanh, NXB. Khoa học xã hội, năm 2012 [56]. Từ lý


luận về chế định quyền và nghĩa vụ của công dân, tác giả đã trình bày chế định
quyền và


nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước trên thế giới, đưa ra nhận xét tổng quan và
đề xuất việc hoàn thiện chế định này ở Việt Nam. Tác giả chọn một số quốc gia điển hình
có tính đến các yếu tố về chế độ chính trị, vị trí địa lý, mức độ phát triển, tôn giáo, yếu tố
đặc trưng…. để người đọc thấy được sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn sách đã giúp người đọc có cái nhìn mang tính so
sánh về quyền công dân nói chung và QTC nói riêng ở một số nước trên thế giới, là tư
liệu tham khảo hữu ích khi xây dựng giải pháp về BĐQTC của công dân trong pháp luật
Việt Nam.
Cuốn sách "Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người" do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ
biên, NXB. Khoa học và xã hội xuất bản năm 2011 là công trình đầu tiên nghiên cứu về
cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người [112]. Cuốn sách là tập hợp nhiều bài viết của
các tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người. Các tác giả đã nghiên

cứu nhận thức chung về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, từ cơ chế của Liên
hợp quốc và cơ chế khu vực đến cơ chế của một số nước trên thế giới, đặc biệt là trong
một số lĩnh vực cụ thể và cho những nhóm người cụ thể.
Bên cạnh đó, còn có nhiều bài báo khoa học bàn về những vấn đề lý luận
bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được công bố trên các tạp chí khoa
học xã hội, như: Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người, Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 8, 2011 [22]; Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền
con người ở Việt Nam, của Phan Nhật Thanh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6, 2014
[66]; Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền con người,
quyền công dân, Lê Thanh Mai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, 2015 [45];
Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến
pháp năm 2013, Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 11, 2015 [31]; Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con
người, Chu Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9, 2016 [55]; Cụ thể hóa các
quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013,
Tường Duy Kiên, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13, 2016 [44]; Hoạt động xây


dựng pháp luật của Chính phủ với việc đảm bảo quyền con người của Lê Thị
Minh Thư, Tạp chí


Nghiên cứu Lập pháp, số 17, 2016 [92], Nhận diện các mô hình giới hạn quyền con
người trong pháp luật Việt Nam của Bùi Tiến Đạt, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
2, 2018 [29]; Hệ thống pháp luật về quyền con người trong Nhà nước pháp quyền
ngày càng hoàn thiện của Nguyễn Thị Hoa, Tạp chí Thanh tra số 4, 2018 [32] …
Những bài viết này đều có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi xây dựng, luận
giải nội dung đảm bảo quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo đảm quyền con

người, quyền công dân với những góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng đều có sự thống nhất
về khái niệm, đặc điểm và những phương thức bảo đảm quyền con người, quyền công
dân. Các kết quả nghiên cứu của những công trình trên đây có giá trị tham khảo cho tác
giả luận án trong việc xác định đúng định hướng nội dung nghiên cứu của luận án khi mà
các văn bản hiến định và pháp định ở nước ta đều khẳng định QTC là quyền cơ bản của
công dân.
Nhóm công trình trong nước nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo đảm
quyền tố cáo của công dân
Hiến pháp của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng, khi quy định các quyền
của công dân đều đi cùng với những bảo đảm của Nhà nước để công dân thực hiện được
các quyền đó. Quyền tố cáo được coi là một quyền bảo vệ quyền, nghĩa là công dân thực
hiện quyền này để bảo vệ các quyền khác của mình. Có nhiều công trình nghiên cứu đề
cập đến việc BĐQTC của công dân theo pháp luật ở những khía cạnh khác nhau, cụ thể
như sau:
Cuốn sách “Pháp luật về khiếu nại và tố cáo” của tác giả Phạm Hồng Thái chủ biên,
NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 [63]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu
về lý luận tố cáo, quyền tố cáo và giải quyết tố cáo, đồng thời cuốn sách cũng làm rõ sự
khác biệt trong khái niệm về tố cáo và quyền tố cáo; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng ta về quyền tố cáo của công dân. Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tố cáo, nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng công tác GQTC ở nước ta, kiến
nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về công tác GQTC.
Cuốn sách “Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành


chính ở Việt Nam hiện nay” của Viện Khoa học Thanh tra, do tác giả Lê Tiến Hào và
Nguyễn Quốc Hiệp đồng chủ biên, NXB. Chính trị - Hành chính, năm 2012 [33] nghiên
cứu những vấn đề cơ bản về tố cáo hành chính và GQTC hành chính như: quan niệm về
tố cáo hành chính, đặc điểm, vai trò của công tác GQTC hành chính. Các tác giả cũng đề
cập đến những quy định pháp luật về tố cáo hành chính và GQTC hành chính ở nước ta ở
giai đoạn từ năm 1998 đến 2011. Cuốn sách được viết bởi những người trực tiếp tham

gia công tác giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ nên ngoài tính lý luận sâu sắc,
còn có tính thực tiễn cao.
Cuốn sách “Cẩm nang về kỹ thuật giải quyết tố cáo trong Đảng” do tác giả Nguyễn Ngọc
Đán và Cao Văn Thống đồng chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2013 [26]. Bên
cạnh việc phân tích các kỹ năng, quy trình GQTC đối với đảng viên và tổ chức đảng, các
tác giả tập trung phân tích sự khác biệt về tố cáo, QTC, thẩm quyền GQTC giữa cơ quan
Nhà nước và cơ quan của Đảng. Cuốn sách là tài liệu tham khảo của tác giả trong việc
nghiên cứu về thực tế các cơ chế BĐQTC khác nhau đang tồn tại ở Việt Nam, cơ chế
theo hệ thống pháp luật và cơ chế theo quy định của Đảng.
Luận văn thạc sĩ “Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở tỉnh Quảng Ninh”
của Vũ Văn Đạm, năm 2012 [27] đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm của đảm bảo QTC
của công dân, các phương thức cũng như trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà
nước trong việc đảm bảo QTC của công dân. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu
đầu tiên đề cập cụ thể đến các vấn đề lý luận về BĐQTC của công dân ở nước ta nói
chung, cũng như từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Các bài viết liên quan trực tiếp đến lý luận về BĐQTC của công dân đăng
trên các tạp chí khoa học như: Bàn về khái niệm "Tố giác tội phạm, "Tin báo về tội
phạm" và "Kiến nghị khởi tố" trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Phạm Quốc Huy,
Tạp chí Kiểm sát số 17, 2009 [38], Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo của Hồ
Thị Thu An, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 197, 2011 [2]; Một số vấn đề hoàn
thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, Tạp chí Thanh tra, số 3, 2014 của Lê Tiến Đạt
[28]; Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
của Tạ Thị Tài, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề Bảo đảm quyền con


người và quyền công dân bằng thiết chế tư pháp, năm 2014 [62]... Các tác giả đề
cập đến lý luận về BĐQTC


của công dân theo pháp luật thể hiện ở việc bảo vệ người tố cáo và phân tích các nội dung trong

quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo như: thủ tục để người tố cáo tiếp nhận các biện pháp
bảo vệ; việc giữ bí mật thông tin về người tố cáo; xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ
người tố cáo; việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, các bài viết cũng
khẳng định: pháp luật về tố cáo đã thể hiện những đảm bảo quyền con người, quyền công dân
như tạo cơ sở pháp lý để mọi cá nhân thực hiện QTC của mình; quy định trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận và GQTC; quy định trình thự, thủ tục để công dân thực
hiện QTC của mình; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong GQTC; quy định chế tài bảo
đảm thực hiện QTC của công dân.
Nhóm công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm quyền tố
cáo của công dân
Cuốn sách “Whistleblowing international standards and developments”- Tố cáo, các
chuẩn mực và diễn biến quốc tế của David Banisar, năm 2009, đăng trên trang
www.transparency.org [119]. Tác giả đưa ra quan niệm về tố cáo, chỉ rõ vai trò và những
thách thức, trở ngại trong việc người dân thực hiện quyền tố cáo và sự khác biệt trong
các quan niệm, quy định về tố cáo của các điều ước quốc tế, pháp luật các quốc gia. Tác
giả cho rằng, sự khác biệt này là do có sự khác nhau về văn hóa, kinh tế, chính trị. Trên
cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số nguyên tắc trong xây dựng pháp luật về tố cáo.
Tài liệu nghiên cứu “La dénonciation en milieu de travail: mécanismes et
enjeux” (Tiếng Pháp)- Tố cáo ở nơi làm việc: các cách thức và những được mấtcủa Jean-Patrice Desjardins. Nghiên cứu này được thực hiện với sự tài trợ của Quỹ
nghiên cứu về xã hội và văn hóa Canada (FQRSC), thực hiện tháng 4/2007, xem tại:
[134]. Nghiên cứu này
hữu ích đối với những người muốn nghiên cứu cơ bản và nhanh chóng về các cơ
chế, cách thức tố cáo do các tổ chức công thực hiện. Tác giả nghiên cứu khá sâu sắc
về khái niệm tố cáo, trong đó giới thiệu nhiều khái niệm của những nhà lý thuyết và
thực tiễn, đồng thời tác giả cũng đưa khái niệm của mình về tố cáo. Tài liệu cũng
trình bày cách thức tố cáo gắn với định nghĩa đã đưa ra. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu
vào phân


tích vai trò của các cơ quan có liên quan đến giải quyết tố cáo và các tổ chức bảo vệ

người tố cáo. Tác giả cũng dự liệu những được mất cơ bản liên quan đến tố cáo.
Tài liệu nghiên cứu “Whistleblowing: an effective tool in the fight against corruption” –
Tố cáo: một công cụ hiệu quả chống tham nhũng do Tổ chức minh bạch quốc tế tiến
hành vào tháng 1 năm 2010, đăng trên www. http:// transparency.org [128]. Trên cơ sở
phân tích khái niệm về tố cáo, vai trò của tố cáo trong đấu tranh chống tham nhũng,
người viết cho thấy sự cần thiết phải có pháp luật phù hợp về tố cáo cũng như các cơ chế
hành động hiệu quả sau tố cáo trong các tổ chức công và tư. Tài liệu nghiên cứu đã thể
hiện quan điểm của Tổ chức minh bạch quốc tế về tố cáo và bảo vệ người tố cáo.
Tài liệu nghiên cứu “International Principles For Whistleblower
Legislation: Best Practices for Laws to Protect Whistleblowers and Support
Whistleblowing in The Public Interest” - Các nguyên tắc quốc tế đối với pháp luật
về người tố cáo: thực tiễn tốt về pháp luật nhằm bảo vệ người tố cáo và khuyến
khích tố cáo vì lợi ích chung
- do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xuất bản năm 2013 [131]. Tài liệu được hoàn thiện
bởi các chuyên gia về tố cáo, quan chức chính phủ, giới học thuật, các tổ chức phi chính
phủ của nhiều quốc gia, nó có tác dụng lớn đối với việc nghiên cứu để soạn thảo các dự
luật mới và hoàn thiện các dự luật đang có về tố cáo ở các quốc gia. Tổ chức Minh bạch
Quốc tế đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm cho những người tố cáo được bảo vệ, các
nguyên tắc được đưa ra trên cơ sở xem xét đến pháp luật hiện hành, cách áp dụng chúng
trong thực tế.
Tài liệu hội thảo “Dénonciations et dénonciateurs de la corruption
Chevaliers blancs, pamphlétaires et promoteurs de la transparence à l’époque
contemporaine”- Tố cáo và người tố cáo tham nhũng, hiệp sĩ, người đả kích và
người khởi xướng minh bạch thời kì hiện đại - Dự án do Cơ quan nghiên cứu quốc
gia Pháp (ANR) tài trợ được tổ chức ngày 17, 18/11/2016 tại Pháp [132]. Tài liệu
nghiên cứu đề cập đến người tố cáo là những người có đóng góp được trông đợi
nhiều, bao gồm các nhà báo và những người làm truyền thông, các hiệp sĩ, người đả
kích, nhà văn tiểu luận, chính trị gia, công chức, thẩm phán và cảnh sát…; cách thức



thực hiện việc tố cáo; thời điểm và nội dung tố cáo. Việc nghiên cứu nói đến khái
niệm tham nhũng không gắn


với các hình thức mua bán mà với những đánh giá về các vấn đề rộng hơn, liên quan đến đạo đức
công dân và tính trung thực trong lĩnh vực công. Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, những
tố cáo này gắn với các hoạt động của nhiều nhân tố thực hiện việc phê bình đối với các nhà lãnh
đạo và những người “có quyền lực”. Họ tố cáo từ thực tiễn sử dụng quyền lực được cho là vô đạo
đức gắn với các chính trị gia hoặc các thành viên của xã hội dân sự, giới doanh nghiệp. Xem tại
trang:

/>
nciateurs_nov16.pdf.
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm quyền tố cáo của công dân
hầu hết đề cập đến quan niệm, vai trò của tố cáo, sự cần thiết phải bảo vệ người tố cáo;
quy định về tố cáo trong các điều ước quốc tế, pháp luật các quốc gia... điều này có giá
trị với tác giả khi nghiên cứu trong mối so sánh với những quan niệm, quy định pháp luật
của Việt Nam về việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của
công dân
Nhóm công trình trong nước nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo
của công dân
Các công trình về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân được các tác giả trong
nước nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là của các tác giả công tác trong các cơ quan có
thẩm quyền liên quan đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân. Bên cạnh việc thực thi
công vụ, các tác giả chú trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để phổ biến kinh nghiệm, có
thể kể đến các công trình sau:
Cuốn sách “Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình
mới” của Thanh tra Chính phủ, năm 2006, NXB. Chính trị Quốc gia [73]. Cuốn sách là
tập hợp các bài viết của các tác giả về một số vấn đề đặt ra đối với công tác tiếp dân, xử

lý đơn thư, GQTC trong tình hình mới và kinh nghiệm thực tiễn của các ngành, các địa
phương. Nội dung của các bài viết liên quan nhiều đến việc thực hiện các phương thức
BĐQTC của công dân ở những lĩnh vực nhạy cảm như: tố cáo liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo; tố cáo của đồng bào thiểu số; tố cáo về đất đai ở các ngành, địa phương và tình
trạng tố cáo đông người.


Đề tài khoa học cấp cơ sở “Cơ chế bảo vệ người tố cáo” của Vụ Pháp chế - Thanh tra
Chính phủ, thực hiện năm 2010 [76]. Thông qua việc nghiên cứu cơ chế bảo vệ người tố
cáo, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ người tố cáo; thực trạng quy định pháp
luật về bảo vệ người tố cáo; thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, đề tài xác định những hạn chế, khó khăn trong việc bảo vệ người tố cáo
hiện nay và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ người tố cáo. Có
thể thấy đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện về bảo vệ người tố cáo và là đề tài nghiên
cứu khoa học đầu tiên về vấn đề này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài cấp cơ
sở nên nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ người tố cáo chưa thực sự sâu sắc.
Đề tài khoa học cấp bộ “Xử lý các hành vi vi phạm luật khiếu nại, tố cáo những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Thanh tra Chính phủ, năm 2011 [77]. Từ
thực tế liên quan đến việc nhiều quyết định GQTC có hiệu lực pháp luật không
được tổ chức thực hiện nghiêm; việc xử lý người có hành vi vi phạm không kịp thời,
thiếu kiên quyết, còn có tình trạng bao che, dung túng; những hành vi vi phạm pháp
luật về tố cáo chưa được mô tả cụ thể; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe..., đề tài tập
trung nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thực trạng vi phạm và việc xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về tố cáo, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này. Đề tài là tài liệu tham khảo
có giá trị với tác giả luận án trong việc nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy
định pháp luật về bảo đảm, bảo vệ QTC của công dân ở nước ta hiện nay.
Đề tài khoa học cấp bộ “Trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp trong công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” của Thanh tra
Chính phủ, năm 2011 [79]. Thông qua việc làm rõ căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý,
các thủ tục xác định trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp trong công tác

thanh tra, GQTC, đề tài phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về trách
nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế, xác định những
nguyên nhân. Trên cơ sở này, đề tài đề xuất việc hoàn thiện các quy định pháp luật về xử
lý hành vi vi phạm pháp luật của chủ tịch UBND các cấp


trong công tác GQTC.
Đề tài khoa học cấp bộ “Ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố cáo và
GQTC trong Đảng” năm 2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [104]. Qua thực
tiễn công tác, các tác giả đã nhận diện được những biểu hiện sai phạm khi GQTC
trong Đảng, đó là: trả thù, trù dập người tố cáo; dìm bỏ đơn tố cáo; đùn đẩy, chuyển
đơn tố cáo lòng vòng; tiết lộ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; tiết lộ nội dung
tố cáo, nội dung làm việc hoặc tài liệu, thông tin liên quan đến việc tố cáo và GQTC
cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; vi phạm trong thẩm tra, xác minh
để GQTC; nhận là chủ trương, nghị quyết của tập thể để gánh tội cho người bị tố
cáo; chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đơn tố cáo có tên; cho kết
thúc đơn tố cáo sau khi sơ bộ nắm tình hình; xuất hiện lợi ích nhóm trong GQTC….
Có thể nói đề tài là sự tổng kết thực tiễn sinh động, phản ánh chân thực những sai
phạm trong hoạt động GQTC. Đồng thời, các tác giả cũng liệt kê những biện pháp
đã áp dụng để xử lý những vi phạm về GQTC và đề xuất những giải pháp mới,
mang tính tổng thể nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố cáo và GQTC trong
Đảng. Các sai phạm về tố cáo và GQTC trong Đảng được các tác giả liệt kê ở trên
cũng tương đồng với các sai phạm khi GQTC theo luật tố cáo, do đó đề tài là tài liệu
tham khảo rất có giá trị để tác giả luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng các vi
phạm về BĐQTC, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy, bảo vệ QTC của công
dân.
Đề tài khoa học cấp bộ "Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở
nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp" của Thanh tra Chính phủ, 2017 [86]. Các tác
giả cho rằng hoạt động giám sát GQTC hành chính đóng vai trò là phương thức bảo đảm

pháp chế đối với công tác GQTC, cũng như bảo đảm thực hiện QTC; tăng cường trách
nhiệm của các cơ quan có chức năng giám sát trong công tác GQTC hành chính là một
yêu cầu khách quan, phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về giám sát công tác GQTC, những kết quả, tồn tại
và nguyên nhân, các tác giả đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát công tác


×