Tải bản đầy đủ (.doc) (244 trang)

Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 244 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MAI SAO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH

NGUYỄN THỊ MAI SAO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: GS., TS. VŨ VĂN HOÁ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của GS., TS. Vũ Văn Hoá. Mọi tham khảo dùng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Sao


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn giúp đỡ của Khoa Sau
Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản lý Kinh doanh Thái Nguyên. Tôi xin
cảm ơn nhà trường và Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo GS., TS Vũ Văn Hoá người đã
trực tiếp hướng dẫn và cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình

hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đã
tạo môi trường làm việc, học tập tích cực để tôi có điều kiện thuận lợi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Sao


3

MỤC LỤC


4

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
5. Kết cấu của luận văn......................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN V Ề CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY
HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................4
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 22
1.3. Hiệu quả cho vay hộ nghèo và một số tiêu chí xác định hiệu quả
cho vay hộ nghèo của NHCSXH.............................................................28
1.3.1. Khái niệm hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.......................................28
1.3.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo.......................... 30
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo...........................34
1.4. Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của một số quốc gia..............................37
1.4.1. Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của các nước trên thế giới..................37
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................. 40
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................42


5

2.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................42
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................... 42
2.2.2. Thu thập số liệu.....................................................................................43
2.2.3. Phương pháp phân tích.........................................................................45
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích............................................................... 46
2.3.1. Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng...............................46
2.3.2. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn.................................................................47
2.3.3. Số tiền vay bình quân 01 hộ.................................................................. 47
2.3.4. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói.................................................47
2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng cuộc sống, về phát

triển xã hội.............................................................................................48
Chương 3. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN.................................................48
3.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội, thực trạng các hộ nghèo tại Lạng
Sơn và Khái quát về NHCSXH - chi nhánh Lạng Sơn............................48
3.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn và thực trạng các hộ
nghèo tại Lạng Sơn................................................................................49
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển........................................................58
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy..........................................................................59
3.1.4. Chức năng nhiệm vụ..............................................................................63
3.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH - chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2013........................... 63
3.3. Đánh giá khái quát về tín dụng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh Lạng Sơn...............................................................................88
3.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................88


6

3.3.2. Một số hạn chế, tồn tại......................................................................... 88
3.3.3. Nguyên nhân......................................................................................... 90
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH LẠNG SƠN...........91
4.1. Mục tiêu chung chiến lược xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2015 và mục tiêu cụ thể của NHCSXH đến năm 2015...........91
4.1.1. Mục tiêu chung chiến lược xoá đói giảm nghèo của Lạng Sơn đến
năm 2015...............................................................................................91
4.1.2. Mục tiêu cụ thể của NHCSXH đến năm 2015........................................ 92
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
tỉnh Lạng Sơn........................................................................................93

4.2.1. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động..........................................................94
4.2.2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ủy thác qua các tổ chức
chính trị - xã hội.....................................................................................96
4.2.3. Xây dựng hệ thống gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư......97
4.2.4. Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động NHCSXH....................98
4.2.5. Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên
mức đối đa..........................................................................................101
4.2.6. Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát..................................102
4.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo.................................................................107
4.3. Kiến nghị.................................................................................................109
4.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................109
4.3.2. Đối với NHCSXH Việt Nam...................................................................109
4.3.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh
Lạng Sơn..............................................................................................110
4.3.4. Đối với NHCSXH tỉnh Lạng Sơn............................................................110


7

KẾT LUẬN.......................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................113
PHỤ LỤC.........................................................................................................116


8


9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

Tổ TK&VV

Tổ tiết kiệm và vay vốn

NSNN

Ngân sách nhà nước

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

SXKD


Sản xuất kinh doanh


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số hộ ở các địa điểm nghiên cứu....................................................44
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ (phân tích theo huyện, thành phố). 54
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Lạng Sơn.......................................64
Bảng 3.3. Chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 20102013.......................................................................................................65
Bảng 3.4. Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại Ngân hàng Chính
sách xã hội chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.....................................................75
Bảng 3.5. Phân loại đánh giá tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Lạng Sơn..........................................................................76
Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Lạng Sơn Giai
đoạn 2010-2013....................................................................................78
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2010- 2013.............................................................80
Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo huyện, thành phố đến
31/12/2013............................................................................................81
Bảng 3.9. Ý kiến hộ nghèo vay vốn NHCSXH từ 15/02/2014 đến tháng
15/4/2014..............................................................................................85
Bảng 3.10. Điều tra hộ nghèo chưa vay vốn NHCSXH từ 15/02/2014 đến
tháng 15/4/2014.....................................................................................87


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mô tả tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của Thủ

tướng Chính phủ...................................................................................55
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn................78
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn....................23
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn.......................63


1


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết
quả đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%-15%/ năm giai
đoạn 2010- 2015. GNP bình quân đầu người từ 180 USD năm 1990 lên 1.960
USD năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thì việc phát triển
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề bức xúc, trong đó có vấn đề nghèo đói, phân hoá giàu nghèo, phân tầng
xã hội. Trong các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
hiện nay tình trạng nghèo đói vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo lần đầu tiên
được chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1998, và đây cùng là lần đầu tiên
các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo được đưa vào quá trình lập kế hoạch
thường kỳ của Chính phủ. Các mục tiêu về xoá đói giảm nghèo được xác định
một cách cụ thể với các hoạt động và nguồn lực được kế hoạch hoá như một
phần của kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.
Xuất phát từ quan điểm: vấn đề nghèo khó không được giải quyết thì
không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt

ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hoà bình, ổn định
bảo đảm các quyền của con người được thực hiện. Vì vậy, xoá đói giảm
nghèo trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta và cao hơn nữa xoá đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng của
định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Do đó, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã được
xác định là nhiệm vụ có tính chất xã hội hoá ở Việt Nam, không phải là
nhiệm vụ của riêng một ngành nào,cấp nào, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân.


3

Trên giác độ tài chính, người nghèo được tiếp cận vay vốn theo hai
phương thức tín dụng, đó là: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng. Tín
dụng nhà nước thực hiện theo các chương trình và thường bị hạn chế
bởi


nguồn vốn, việc dẫn vốn lại được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau với
nhiều phương thức quản lý và lãi suất khác nhau, dẫn đến chồng chéo và
kém hiệu quả. Còn tín dụng ngân hàng thực hiện theo lãi suất thị trường,
cho vay vốn theo các điều kiện của tín dụng thương mại, nên các hộ nghèo
rất khó tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Trong những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các ban, ngành, các địa
phương tập trung tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm
vụ xoá đói giảm nghèo. Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII của Đảng đã chủ
trương: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách
làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở
dân giúp dân, nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn vốn quốc tế,
phấn đấu tăng hộ giàu và tiến tới xoá đói giảm nghèo”.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức
được Chính phủ giao cho thực hiện nhiệm vụ này. Là ngân hàng mới ra đời
trên cơ sở tổ chức lại của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo và tách ra khỏi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHCSXH đang
đứng trước nhiều thử thách. Theo chuẩn nghèo mới hiện nay của quốc tế,
số hộ nghèo của Việt Nam tăng lên, nhưng các hộ nghèo cần vốn và được
vay vốn ở ngân hàng còn hạn chế, tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụng vốn
vay của số hộ nghèo được vay vốn ở NHCSXH lại nảy sinh nhiều điều bất
cập làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Với mục
đích nhằm nâng cao chất lượng cho vay giảm nghèo ở NHCSXH tỉnh Lạng
Sơn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ
nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn” làm
luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

- Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín
dụng đối với hộ nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo
tại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo
tại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Lạng Sơn thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp
quan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, thống kê,
chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan về cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ
nghèo tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn trong thời gian 2010 - 2013.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hộ nghèo ở Việt Nam và các tiêu chí xác định hộ nghèo thuộc tiêu
chuẩn cho vay của ngân hàng chính sách xã hội
1.1.1.1. Định nghĩa hộ nghèo
Hộ nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống

dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc
sống.
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèo
thường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau. Đói có mức độ
gay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá. Còn nghèo, mức độ
thấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn
nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đói
nghèo, ta thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo".
Vấn đề đói, nghèo được nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu và từ
đó đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về đói - nghèo. Tháng 9/1993 tại Hội
nghị về xoá đói giảm nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức đã đưa ra khái niệm về nghèo như sau: “Nghèo là một bộ phận dân
cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người
mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Năm 1998, trong báo cáo của UNDP nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ
của con người” đã nêu:
Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và
khả năng chi tiêu tối thiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng
thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được
xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực
và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác
nhau ở nước này hay nước khác.
Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo
những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác.
Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập.
Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn
mực cố định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1 USD/
người/ ngày.
Để xác định được mức đói nghèo về mặt định lượng, người ta thường
dùng các chỉ tiêu để đo lường trực tiếp xem người đó có cuộc sống ở mức độ
nào đối với những điều kiện cơ bản như nước sạch, có đủ thức ăn, điều kiện
khám chữa bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác.
Để đưa ra tiêu chí xác định mức nghèo cần thiết có khái niệm chuẩn
đói nghèo. “Chuẩn đói nghèo là tổng hợp giá trị hoặc khối lượng vật
chất tối thiểu mà cá nhân hoặc hộ gia đình ở dưới mức đó được coi là
nghèo”. Việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây khó khăn cho
việc so sánh giữa các nước. Vì sự nghèo đói thay đổi theo tiêu chuẩn của
mức sống xét theo thời gian và khu vực. Ba nhà kinh tế của Ngân hàng Thế
giới là Montek S.. Alhwalia, Nicholas G. Carter và Hollis B. Chenery đã đưa ra
ranh giới nghèo đói dựa trên tiêu chuẩn thiết lập ở Ấn Độ đó là mức thu nhập
cần thiết để có được mức cung cấp hàng ngày là 2250 calo tính trên đầu
người. Như vậy, những người có mức cung cấp hàng ngày dưới 2250 calo là
những người đói, nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


Việc đo lường nghèo đói theo tiêu thức này hiện nay bị coi là phiến
diện vì nó không đo lường được nhu cầu của người nghèo về lĩnh vực văn
hoá, tinh thần, y tế, giáo dục. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường việc đo
lường chuẩn mực đói nghèo thường được căn cứ theo đơn vị tiền tệ. Như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của quốc
gia bằng mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người. Theo cách đánh
giá này thì những nước có mức thu nhập bình quân đầu người từ 500
USD/người/ năm đến 2.500 USD/người/ năm là nước nghèo, còn dưới 500
USD/ người/ năm là nước cực nghèo.
Khái niệm đói nghèo có thể thống nhất về mặt định tính, nhưng không
thể có một chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả các quốc gia, thậm
chí trong từng quốc gia thì chuẩn mực đói nghèo cũng lại rất khác nhau giữa
các vùng. Chuẩn mực về đói nghèo thay đổi theo thời gian tương ứng với sự
phát triển của kinh tế- xã hội.
1.1.1.2. Một số tiêu chí xác định hộ nghèo của Chính phủ
Chuẩn nghèo Việt Nam là một mức để đo mức độ nghèo của các hộ dân.
Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá về
nghèo đói và phát triển xã hội: Bộ LĐ - TB&XH (cơ quan thường trực của
Chính phủ trong tổ chức, triển khai, thực hiện XĐGN) dùng phương pháp dựa
trên thu nhập của hộ gia đình tuỳ theo từng thời gian. Các hộ được xếp
vào diện nghèo, nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác
định. Mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo
được xác định bằng tỷ lệ giữa dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo so

với tổng dân số trong cùng một thời điểm. Chuẩn nghèo được thực hiện
theo từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng chính phủ như sau:
- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐTTg ngày 08/7/2005 Về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006-2010.
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là
hộ nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

×