Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số gi ải pháp phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.57 KB, 9 trang )

Một số gi ải pháp phát triển nguồn nhân lực ở
đồng bằng sông cửu long

1. Những lợi thế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất quan trọng, vùng sản xuất
lương thực, vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam,
đồng thời cũng là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở
Đông Nam Á và thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, rất đa dạng về sinh
thái, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Diện tích tự nhiên gần 39.750km 2. Nằm ở hạ
lưu sông Mêkông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu và hệ thống kênh rạch
chằng chịt làm cho đồng bằng sông Cửu Long mang những nét đặc trưng khác
biệt so với các vùng khác trong cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc
nhất so với các vùng ở nước ta. Sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long phần lớn
đổ ra biển Đông theo hai con sông Tiền và sông Hậu với 9 cửa (Cửu Long1), chỉ
có một hệ thống nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan bao gồm các con sông Gianh Thành
(Kiên Giang), Cái Lớn, Cái Bé, ông Đốc (Cà Mau). Đồng bằng sông Cửu Long)
vùng đất rộng lớn giàu tiềm năng phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông
nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000
km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và
phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một vùng phát triển
năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore,
Malaixia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là
những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng
hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu


1

Sông Tiền chảy ra biển bằng 6 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông Hậu chảy ra biển
bằng 3 cửa: Đinh An, Bát Xác và Tranh Đề. 6 cửa của sông Tiên và 3 cửa của sông Hậu thành 9 “con rồng” phun nước
ra biển nên có tên gọi là Cửu Long. Về tên gọi Cửu Long còn có rất nhiều tên gọi khác nhau.

1


Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức thuận lợi cho
giao lưu quốc tế.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú,
có nguồn dầu khí, điện khá lớn.

Vị trí của ĐBSCL trong khu vực Đông Nam Á

Từ vị trí địa lý, cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, nên từ rất lâu
ĐBSCL đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn cả nước, hướng
mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm. ĐBSCL là
vựa lúa lớn nhất cả nước chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng, đóng góp đến
90% sản lượng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có trên 250.000ha diện tích
trồng cây ăn quả, hàng năm cung cấp đến 70% sản lượng trái cây phong phú cho
cả nước. ĐBSCL cũng là vựa thủy sản được khai thác và nuôi trồng lớn nhất cả
nước với tổng diện tích nuôi trồng trên 1,1 triệu ha, chiếm 55% diện tích của cả
nước, hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67%
2


sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cả nước, xuất khẩu chiếm 60% sản lượng

thủy sản cả nước.
ĐBSCL có 17 triệu dân (chiếm 21% dân số cả nước) với trên 60% dân số
từ 15-30 tuổi. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và năng động, sớm hòa nhập
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Những lợi thế nói trên cho thấy, ĐBSCL là một vùng đất có tiềm năng to
lớn để phát triển kinh tế, là nguồn lực mạnh mẽ về địa lý, sinh thái và nhân văn
không chỉ của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, vùng đóng góp vào GDP
cả nước là 18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng).
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL tăng
nhanh; năm 2006, tăng 12,4% so với năm trước, một số tỉnh có mức tăng khá như
Cần Thơ 16%, Trà Vinh 14,85%, Đồng Tháp 14,53%, Cà Mau 12,5%, Sóc Trăng
12,8%, Long An 12%, các tỉnh còn lại đều có mức tăng GDP trên 10%.
Cơ cấu kinh tế ĐBSCL chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 61,8% năm
1995 giảm còn 51,38% năm 2000; 45,9% vào năm 2005 và 44,34% năm 2006.
Công nghiệp và xây dựng từ 11,7% năm 1995 tăng lên 19,5% vào năm 2000 và
23,41% vào năm 2006. Dịch vụ từ 21,3% vào năm 1995 tăng lên 29% vào năm
2000 và lên 32,25% vào năm 2006. ĐBSCL chuyển từ kinh tế thuần nông sang
nền kinh tế đa dạng, nông nghiệp chất lượng cao và đang hướng tới nền kinh tế
công nghiệp và dịch vụ.
Hàng loạt công trình trọng điểm quốc gia đang được thực hiện: Nhà máy
Nhiệt điện Ô Môn (TP. Cần Thơ), dự án khí - điện - đạm Cà Mau, khánh thành
công trình cảng Cái Cui (TP. Cần Thơ) giai đoạn 1, dự án đầu tư mở rộng và nâng
cấp quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau có
tổng chiều dài hơn 165km, dự án cải tạo và nâng cấp cảng hàng không Cần Thơ,
xây dựng cầu Cần Thơ… Đến đầu năm 2006, tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đã và đang hình thành trên 70 khu, cụm công nghiệp với diện tích hơn
15.000 ha, trong đó 10 khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, 10 khu công nghiệp được xếp vào danh mục các khu công
nghiệp thành lập theo Nghị định 36/NĐ-CP do Chính phủ ủy quyền UBND tỉnh

ra quyết định, hơn 50 khu, cụm công nghiệp do Uỷ ban Nhân dân các tỉnh phê
duyệt thành lập. Trong đó tại 15 khu, cụm công nghiệp đã đưa vào hoạt động, có
225 dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư với số vốn 2.028 tỷ
đồng và 616 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
3


Du lịch là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Hiện nay, đã thu hút khá nhiều
thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế du lịch tại ĐBSCL với mô hình du
lịch sinh thái và những dịch vụ ẩm thực, phục vụ văn nghệ (đờn ca tài tử, cải
lương, dân ca, hò v è)
Kinh tế tăng trưởng góp phần phát triển xã hội, cải thiện đáng kể trên
nhiều mặt của đời sống của người dân trong vùng cả thành thị lẫn nông thôn.
Bằng những thế mạnh của mình ĐBSCL là điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh
kinh tế Việt Nam, là tiền đề quan trọng để thu hút, phát triển nguồn nhân lực,
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long
ĐBSCL có trên 17 triệu người, trong đó có 13,5 triệu người sống ở nông
thôn (tỷ lệ 80,8%) với 2369 hộ nông thôn và 7,2 triệu lao động hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Lực lượng lao động ĐBSCL chiếm 21,44% tổng số lực
lượng lao động cả nước.
Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long còn thấp,
tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, trong đó có nhiều tỉnh tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo chiếm hơn 90%, như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh,
Sóc Trăng… Trong khi đó tỷ lệ chung cả nước là 74,6%. Với tỷ lệ này, đồng bằng
sông Cửu Long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước.
ĐBSCL có 45,1% người từ 15 tuổi trở lên ở địa bàn nông thôn không
hoàn thành cấp học nào; 32,87% tốt nghiệp tiểu học; 13,51% có bằng trung học

cơ sở và có 5,43% có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Sinh viên đại học và
sau đại học của đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm hơn 4% dân số ở độ tuổi 20
– 24. Trong lúc bình quân cả nước gần 1 triệu dân có 1 trường đại học thì ở đồng
bằng sông Cửu Long 3,3 triệu dân mới có 1 trường đại học. “Và, không ai nghĩ
rằng, dân miền sông nước chi tiêu cho giáo dục lại "khiêm tốn" tới mức chỉ hơn
130.000 đ/người/ năm”2; gần 20% lao động công nghiệp vùng đồng bằng sông
Cửu Long có trình độ chuyên môn hóa và tay nghề cao, khoảng 17% lao động có
tay nghề, kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất. Số liệu của Bộ Giáo dục - Đào tạo cho
thấy, thực trạng giáo dục hiện nay của vùng ĐBSCL đang ở bậc thấp nhất trong
cả nước. Cụ thể, số học sinh THPT/1.000 dân chỉ đạt 26,31 người trong khi bình
2

, ngày 20/6/2008

4


quân chung cả nước là 34,64; mạng lưới trường lớp ở khu vực vẫn còn rất thiếu
và phân bố chưa hợp lý. Ngay tại thành phố Cần Thơ, công tác đào tạo nghề, đào
tạo chuyên môn kỹ thuật và quản lý còn nhiều bất cập. Số lao động qua đào tạo
sơ cấp, trung cấp mới chỉ chiếm 3%, tốt nghiệp cao đẳng trở lên chỉ chiếm
1,67%. Tại Vĩnh Long, Trường trung cấp nghề Vĩnh Long, thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, mỗi năm chỉ đào tạo 500 học sinh học
các ngành nghề cơ khí, cơ điện, điện lạnh, điện tử, tin học, lái máy thi công cơ
giới...
Trong khi đó nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, nhất là thanh niên
nông thôn trong khu vực rất lớn. Các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long cần 12
nghìn lao động được đào tạo nghề, Xí nghiệp đóng tàu Vinashin tại Cần Thơ cần
1.500 công nhân cơ khí, Xí nghiệp Kiên Giang cần 1.500 công nhân hàn, Ban
quản lý các khu công nghiệp Long An sẵn sàng tiếp nhận 2.300 học sinh ra
trường… Thực tế này đòi hỏi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhu

cầu cấp bách ở đồng bằng sông Cửu Long.
ĐBSCL bị xem là "vùng trũng" 3 về chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực
trong cả nước. Lý giải về thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại ĐBSCL trong
những năm qua nhiều nhà nghiên cứu và quản lý đều thống nhất cho rằng quy mô
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với tầm vóc và vị trí chiến
lược của vùng; mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý vừa
thiếu, vừa yếu mà lại chưa đồng bộ về cơ cấu; chất lượng giáo dục đại trà chưa
cao; cơ sở vật chất nghèo, lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục Đào tạo, trong
một thời gian dài, do chưa nhận thức đúng về vai trò của giáo dục, đào tạo, dạy
nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên ngân sách đầu tư cho ngành
giáo dục ở khu vực này chưa thỏa đáng dẫn đến trình trạng mạng lưới trường lớp,
phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy luôn thiếu thốn; tình trạng thiếu giáo viên
còn phổ biến; tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi đến trường chưa cao, tỷ lệ bỏ học còn
nhiều; tỷ lệ sinh viên tính trên 100.000 dân còn ít.
Rõ ràng nguồn nhân lực và việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là
điểm yếu và cũng là điều rất khó khăn của đồng bằng sông Cửu Long. Khó khăn
này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do
3

theo , ngày 7/7/2008
5


vậy cần thiết có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn nhân lực của
vùng.
3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở ĐBSCL
Để phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sơng Cửu Long, chúng tơi đã
có dịp đề xuất một số giải pháp trong tham luận tại Hội thảo khoa học về Phát
triển ĐBSCL trước đây như : nâng cao trình độ dân trí; nâng cao
chất lượng của học sinh các cấp phổ thông, hướng

nghiệp cho học sinh cuối cấp phổ thông cơ sở và phổ
thông trung học;đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo;
đẩy mạnh đào tạo đại học và trên đại học; xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý vững mạnh…Bên cạnh
đó rất cần thiết bổ sung thêm một số giải pháp nữa sau đây:
Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ
thuật, thợ lành nghề: Đây là lực lượng khá đơng đảo, đa dạng bao gồm lao động
trong nơng lâm ngư nghiệp, trong thủ cơng nghiệp, trong cơng nghiệp, thương
mại, dịch vụ…. Lực lượng này là lao động cơ bản trong xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội ở nơng thơn lẫn đơ thị , nhất là trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa cho từng địa phương và trong cả vùng. Có thể đào tạo, bồi
dưỡng bộ phận lao động này bằng nhiều lọai hình trường lớp: Các trường trung
cấp nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp huấn luyện kỹ thuật, cơng nghệ, các
lớp khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, các khố cập nhật thơng tin, kiến
thức mới, các lớp trang bị khoa học cơng nghệ mới, các cuộc hội thảo phổ biến
kinh nghiệm… Chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân
đối phát triển giáo dục đào tạo với tăng cường dạy nghề.
Hai là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc cao
đẳng, đại học và sau đại học: Trong bối cảnh khoa học cơng nghệ phát triển rất
nhanh, từ đòi hỏi của thực tiễn, cần thiết xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có
trình độ cao, nhất là ở các ngành là thế mạnh của vùng. Bên cạnh việc xây dựng
hệ thống trường dạy nghề, cần xây dựng và mở rộng hệ thống trường cao đẳng
cộng đồng ở tất cả các tỉnh, thành trong vùng. Chương trình học liên thơng từng
cấp và tiếp tục nâng lên trình độ đại học. Đa dạng hố và mở rộng, nâng cao chất
lượng đào tạo bậc đại học. Mở rộng chỉ tiêu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc
đào tạo cao học, nghiên cứu sinh ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực. Nâng cao
6


hơn nữa chất lượng dạy và học. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ giảng

viên. Có quy chế, quy định chặt chẽ, hợp lý cho các bậc đào tạo này. Đầu tư xây
dựng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng thiết thực, hiệu quả và tiến
bộ ,hiện đại.
Ba là, giữ vững và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao: Nhiều năm
nay, ĐBSCL là một trong những vùng thường xuyên bị chảy máu chất xám. Một
bộ phận nguồn nhân lực có trình độ cao đã và đang di chuyển về Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh, các vùng khác, hoặc ra nước ngoài. Một bộ phận sinh viên,
học viên được đưa đi học các trường trong nước và ở nước ngoài, sau khi tốt
nghiệp đã tìm cơ hội làm việc ở nước ngòai hoặc các nơi khác mà không trở về lại
ĐBSCL. Những năm gần đây, một số tỉnh có chính sách thu hút nguồn nhân lực có
trình độ cao về tỉnh làm việc, nhưng cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì
thế cần thiết có những chính sách, biện pháp thiết thực, thỏa đáng hơn, hấp dẫn
hơn nữa, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, trọng thị, trọng dụng phát
huy năng lực của người giỏi, người tài. Từ đó mới có thể giữ vững lực lượng đang
có; sử dụng được lực lượng mới đào tạo; đồng thời thu hút thêm lực lượng từ nơi
khác. Mặt khác, để tăng cường lực lượng có trình độ cao, cần thiết huy động số
sinh viên ĐBSCL tốt nghiệp các trường đại học về phục vụ quê hương; điều động,
luân chuyển cán bộ, chuyên gia giỏi tăng cường cho vùng này ...
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội: Từ thực tế tồn tại tình
trạng chưa có sự cân đối trong cung cấp và sử dụng nguồn nhân lực, vừa thừa vừa
thiếu, cho nên cần thiết có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Vì thế, việc đào tạo phải
bắt gặp với nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế, của xã hội. Cơ sở đào tạo
cần quan tâm tìm hiểu, nắm bắt, nhu cầu xã hội mà có kế hoạch đào tạo hợp lý.
Giữa các cở sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng lao động
cần có mối quan hệ mật thiết với nhau: cơ sở sử dụng lao động có thể đặt hàng, cơ
sở đào tạo có sản phẩm theo đúng yều cầu sử dụng. Cơ quan quản lý giáo dục đào
tạo cần nắm chắc nhu cầu tổng thể của xã hội để phân bổ chỉ tiêu đào tạo hợp lý
cho các cơ sở đao tạo. Đồng thời các cơ sở đào tạo còn phải thường xuyên và
nhanh chóng đổi mới chương trình, nội dung, đào tạo thật khoa học, thật hiện đại,
luôn cập nhật những thông tin, tri thức mới nhất; đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và

đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nhân lực. Trong quá trình đào tạo cần thiết coi trọng việc thực tập, ứng
dụng, thực hành. Điều này sẽ khắc phục dần biểu hiện học vẹt, lý thuyết suông,
kém hiểu biết thực tiễn, thiếu kỹ năng thực hành của sinh viên, học viên.
7


Năm là, có tầm nhìn chiến lược, tạo mối liên kết đa chiều trong đào tạo,
bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực: Trên cơ sở có tầm nhìn chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho vùng, cần thiết vạch ra những định hướng phát triển mang
tính bền vững, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng và các cơ sở đào
tạo khác trong cả nước. Đó là yếu tố rất quan trọng, là nền tảng để phát huy tiềm
năng, thế mạnh, nắm bắt cơ hội và hạn chế tối đa cạnh tranh cục bộ, sao cho cùng
phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, đủ về số lượng , cơ cấu phù hợp, đạt
chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sơng Cửu Long hiện nay cần
chú trọng hợp tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực biên giới Tây
Nam. Vì trước xu thế hội nhập, khơng gian phát triển của ĐBSCL khơng còn bó
hẹp trong vùng hay chỉ là mối liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đơng
Nam bộ, mà còn được mở ra khơng gian rộng lớn của khu vực ASEAN với 600
triệu dân, và rộng hơn nữa. Do đó, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực ở ĐBSCL
khơng chỉ trong nội vùng mà còn khai thác các khu vực của Campuchia, Lào và
nên trong hướng mở xa hơn.
Sáu là, tiếp tục xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực: Vừa qua, ĐBSCL
cũng bước đầu thực hiện xã hội hố về giáo dục. Ngồi hệ thống giáo dục và đào
tạo của nhà nước, đã xuất hiện các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục, trong đó có các
trường đại học. Q trình xã hội hố giáo dục ấy đã góp phần đáng kể vào phát
triển nguồn nhân lực của vùng. Tiếp tục tăng cường hơn nữa việc khai thác, đa
dạng hóa các nguồn lực để phát triển cơng tác đào tạo nguồn nhân lực; chú ý việc
thu hút đầu tư ngồi vùng và từ nước ngồi vào lĩnh vực này. Khuyến khích sự

liên doanh liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với Thành
phố Hồ Chí Minh. Hồn thiện và bổ sung chính sách, cơ chế quản lý cơng tác đào
tạo nguồn nhân lực, theo hướng khuyến khích, rộng mở; tạo mơi trường hoạt động
bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp đào
tạo….
Những giải pháp đề cập trên cũng như nhiều giải pháp khác sẽ
góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của nguồn
nhân lực vùng ĐBSCL. Theo đó sẽ xây dựng, củng cố, phát triển một
cách căn bản, bền vững, toàn diện nguồn lực này đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, cho sự nghiệp đổi mới, công

8


cuc coõng nghieọp hoựa, hieọn ủaùi hoựa trong vựng v trong c
nc, dng v bo v t quc giu mnh, vn minh ./.
TP.H Chớ Minh, thỏng 03 nm 2009

a ch:
PGS.TS Hunh Th Gm
P. Trng khoa Xõy dng ng
Hc vin Chớnh tr- Hnh Chớnh Khu vc II,
Qun 9, TP. H Chớ Minh
T: CQ : (08) 38966356; NR: (08) 38965073
D: 0908 172 855
E mail :

9




×