Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tác động của FDI đến cán cân thương mại ở một số nước đang phát triển châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
*****
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của FDI đến cán cân thương mại ở một số nước
đang phát triển Châu Á” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để
nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của tác giả khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Người thực hiện

Bùi Thị Phương Trang


i


LỜI CẢM ƠN
*****
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Anh Tuấn, người thầy đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy/ Cô khoa Đào tạo Sau đại học – Đại học
Mở TP.HCM, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và thực
hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn các Thầy/Cô tham gia giảng dạy đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt khóa học của lớp ME07B.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn những người thân, người bạn và các anh chị em trong lớp
cao học kinh tế, đại học Mở TP.HCM đã động viên, giúp đỡ và cho những góp ý cho tôi để
hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin kính chúc quý thầy cô, bạn bè, những người thân yêu thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc
và thành công hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09, năm 2016

Bùi Thị Phương Trang

ii


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là đo lường và phân tích tác động của FDI đến CCTM ở một số nước

đang phát triển khu vực Châu Á từ đó đưa ra những đề xuất liên quan đến sự tác động của FDI
đối với CCTM theo hướng để bù đắp thâm hụt thương mại cho các nước đang phát triển Châu Á
nói chung và cả Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được tổng hợp từ nguồn chính thức tin cậy là ngân
hàng thế giới World Bank. Dữ liệu bảng với không gian là 17 quốc gia và thời gian 09 năm với
153 quan sát. Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính theo mô hình Pooled
OLS, mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM),
mỗi phương pháp có những thế mạnh riêng và song hành đó cũng có những tồn tại khác nhau.
Tiến hành lựa chọn mô hình phù hợp thì FEM là mô hình tốt nhất trong 3 mô hình trên. Khi
kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan và nội sinh thì mô
hình FEM không giải quyết được vấn đề nội sinh dẫn đến kết quả mô hình nghiên cứu không
vững. Do đó tác giả chọn phương pháp phương pháp hồi quy GMM để khắc phục các hiện
tượng trên với dữ liệu khoảng thời gian T nhỏ nên phương pháp S-GMM sẽ phù hợp hơn
phương pháp D-GMM.
Thông qua mô hình S-GMM, kết quả cho thấy cho thấy có một mối tương quan dương
mạnh mẽ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Châu Á. Dựa trên những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia
trong khu vực vốn có trình độ và văn hóa tương đồng, Việt Nam có thể rút ra cho mình những
bài học kinh nghiệm quý báu để tận dụng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luận văn đã kế thừa và kiểm định lại tác động của một số biến quan trọng như tỷ giá hối
đoái, chỉ số giá xuất nhập khẩu, lạm phát, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp, tốc độ tăng
trưởng sản xuất, chi tiêu của chính phủ, cung tiền, dự trữ ngoại hối và vàng đến cán cân thương
mại.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................................. i

Lời cám ơn .................................................................................................................................... ii
Tóm tắt .........................................................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................................ iv
Danh mục hình và sơ đồ ............................................................................................................. vii
Danh mục bảng biểu ..................................................................................................................viii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................................. ix
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Lý do nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.8 Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................... 5
2.1 Các quan niệm ........................................................................................................... 5
2.1.1 Đầu tư quốc tế ............................................................................................... 5
2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................................... 6
2.1.3 Cán cân thương mại ..................................................................................... 8
2.2 Mô hình ba sự thiếu hụt (Three Gaps Model) ......................................................... 14
iv


2.3 Lý thuyết về FDI và mối quan hệ giữa FDI với CCTM.......................................... 16
2.3.1 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm .............................................. 16
2.3.2 Lý thuyết về thương mại quốc tế và tính lưu động của yếu tố sản xuất ...... 17
2.4 Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI và CCTM ..... 20
2.5 Một số nghiên cứu trước ......................................................................................... 21
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................... 26

3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 26
3.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 27
3.3 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ........................................................ 30
3.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 39
4.1 Mô tả thống kê các biến của mô hình nghiên cứu ................................................... 39
4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 40
4.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................................... 41
4.4 Hồi quy, lựa chọn và kiểm định các mô hình .......................................................... 41
4.4.1 Mô hình Pool OLS ....................................................................................... 42
4.4.2 Mô hình các tác động cố định (FEM).......................................................... 42
4.4.3 Mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM).................................................... 43
4.4.4 Lựa chọn giữa mô hình FEM và REM. ....................................................... 44
4.4.5 Kiểm định lựa chọn giữa mô hình pool OLS hay REM ............................... 44
4.4.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thực thể trong REM .......... 44
4.4.7 Kiểm định tương quan chuỗi ...................................................................... 44
4.4.8 Mô hình REM sau khi đã khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi và phương
sai thay đổi ............................................................................................................ 44
v


4.4.9 Kiểm tra tính dừng của dữ liệu .................................................................... 45
4.4.10 Kiểm tra nội sinh ....................................................................................... 46
4.4.11 Kết quả ước lượng mô hình S-GMM ........................................................ 47
4.5 Thảo luận kết quả ước lượng ................................................................................... 49
4.5.1 Ý nghĩa thống kê của các biến ..................................................................... 49
4.5.2 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình ............................................... 54
4.5.3 So sánh kết quả với nghiên cứu trước ......................................................... 55
Chương 5: KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 57

5.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển hơn ở châu Á. ........................................... 57
5.3 Bài học cho Việt Nam ............................................................................................. 59
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 61
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... x
Phụ lục A: Kết quả ước lượng mô hình kiểm định Pool OLS ........................................ x
Phụ lục B: Kết quả ước lượng mô hình các tác động cố định ........................................ x
Phụ lục C: Kết quả ước mô hình các tác động ngẫu nhiên ............................................ xi
Phụ lục D: Kiểm định Hausman ..................................................................................... xi
Phụ lục E: Kiểm định Breusch-Pagan ........................................................................... xii
Phụ lục F: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi ..................................................... xii
Phụ lục G: Mô hình REM sau khi đã khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi và phương
sai thay đổi ..................................................................................................................... xii
Phụ lục H. Kiểm định tính dừng...................................................................................xiii
Phụ lục I. Mô hình ước lượng S-GMM .....................................................................xviii
vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1: FDI vào khu vực Châu Á năm 2012-2013. ............................................................. 1
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 27
Sơ đồ 3.2: Tổng hợp các bước nghiên cứu. ........................................................................... 33

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Danh sách các quốc gia và thời gian nghiên cứu ................................................. 28

Bảng 3.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình ................................................................. 36
Bảng 3.3: Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ............................................................. 36
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến của mô hình nghiên cứu. ............................................... 39
Bảng 4.2: Ma trận tương quan (Dự báo đa cộng tuyến) ........................................................ 40
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 41
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình kiểm định Pool OLS ................................................ 42
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định ....................................................... 42
Bảng 4.6: Kết quả ước mô hình mô hình tác động ngẫu nhiên ............................................. 43
Bảng 4.7: Mô hình REM sau khi đã khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai thay
đổi. ......................................................................................................................................... 45
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................................ 46
Bảng 4.9: Lựa chọn mô hình S-GMM với độ trễ tối ưu nhất ................................................ 47
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình 8 với độ trễ lag (2 3) .............................................. 48
Bảng 4.11: Kết quả so sánh các mô hình ước lượng ............................................................. 54

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

ADB
AGR
CCTM
CCTT
FEXR
FDI
FEM
GEXP
GDP
GMM

IMF
M
MNEs
MGR
MS
NC
NH
NX
NHNN
NHTW
NHTM
NĐT
NXB
PPP
REER
REM

27
28

S-GMM
TOT

29
30
31
32

UNCTAD
WB

XNK
X

Diễn giải
Ngân hàng phát triển Châu Á
Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp
Cán cân thương mại
Cán cân thanh toán
Dự trữ ngoại hối
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mô hình các tác động cố định
Chi tiêu chính phủ
Tổng sản phẩm quốc nội
Generalized Method of Moments
Quỹ tiền tệ thế giới
Nhập khẩu
Các công ty đa quốc gia
Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất
Cung tiền
Nghiên cứu
Ngân hàng
Xuất khẩu ròng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng thương mại
Nhà đầu tư
Nhà xuất bản
Đối tác công-tư
Tỷ giá thực đa phương
Mô hình các tác động ngẫu nhiên

System- Generalized Method of
Moments
Chỉ số giá xuất nhập khẩu
Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển
Ngân hàng thế giới
Xuất-Nhập khẩu
Xuất khẩu
ix


x


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay các nước đang phát triển đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức
nghiêm trọng và đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm
hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng, nguồn vốn FDI sử dụng không hiệu quả,
tỷ lệ dự trữ ngoại hối của quốc gia thấp gây khó khăn, thiếu tính bền vững của nền
kinh tế và khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài. Giải pháp được hầu hết các
quốc gia quan tâm đó là thu hút nguồn vốn FDI. Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu hút
nguồn vốn FDI vào liệu có thể cải thiện được cán cân thương mại như mong đợi hay
không?
Xét theo khu vực thì Châu Á vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng
vốn FDI vào các nước Châu Á đang phát triển đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn
FDI toàn cầu trong năm 2013.
Hình 1.1: FDI vào khu vực Châu Á năm 2012-2013.

Theo UNCTAD, FDI vào các nước đang phát triển từng là xu hướng chính suốt

hơn 10 năm qua nhưng xu thế đó đã thay đổi. Mỹ hiện nay là nước thu hút FDI lớn
nhất thế giới, Trung quốc là nước thu hút FDI thứ hai thế giới. Tuy nhiên, với việc
kinh tế các nước phát triển đang hồi phục, xu hướng này sẽ sớm thay đổi.
Niềm tin của nhiều quốc gia rằng FDI là một yếu tố quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế của họ. Về lý thuyết, FDI dường như mang lại nhiều lợi ích hơn so
với các dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn cổ phần trong nước, nó
còn tác động tích cực đến sản lượng xuất - nhập khẩu thông qua chuyển giao công
Trang 1


nghệ và kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy FDI có tác động đến
thị trường lao động (De Mello, 1999).
Mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI đối với tình hình xuất nhập khẩu hiện nay đang
được xem trọng và được đề cập qua nhiều bài nghiên cứu đi từ lý thuyết đến thực
nghiệm.
Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm thì FDI đã được chứng minh là có
cả tác động có lợi và bất lợi đến Cán cân thương mại, trong khi nhiều nghiên cứu
khác lại cho thấy là không có mối quan hệ. Nhiều nghiên cứu vĩ mô lại cho thấy vai
trò tích cực của FDI.
Sự mâu thuẫn trong kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu cầu đọc giả
thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa FDI và cán cân
thương mại, cụ thể phải xem xét các yếu tố bên ngoài khác liên quan đến FDI và
CCTM và đó cũng là ý tưởng để tác giả chọn đề tài “Tác động của FDI đến cán cân
thương mại ở một số nước đang phát triển Châu Á” làm thành bài nghiên cứu của
mình.
1.2 Lý do nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến CCTM. Tuy
nhiên các nghiên cứu này nhìn chung đều xây dựng trên cơ sở hàm cầu xuất khẩu và
hàm cầu nhập khẩu và vấn đề còn nhiều tranh cãi. Do đó, tác giả đã tiến hành tìm hiểu
và quyết định chọn đề tài “Tác động của FDI đến cán cân thương mại ở một số

nước đang phát triển Châu Á” làm đề tài nghiên cứu của mình để tìm hiểu rộng hơn
ở một số nước đang phát triển, hay một số nước có nền kinh tế tương tự Việt Nam từ
đó đưa ra đề xuất liên quan để cải thiện CCTM của Việt Nam trong thời gian tới thông
qua các biện pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
 Đo lường và phân tích tác động của FDI đến CCTM của các nước đang phát
triển ở khu vực Châu Á.
 Những đề xuất liên quan đến sự tác động của FDI đối với CCTM theo hướng để
bù đắp thâm hụt thương mại cho các nước đang phát triển Châu Á nói chung và cả
Việt Nam.

Trang 2


1.4 Câu hỏi nghiên cứu
 FDI tác động như thế nào đến CCTM ở các nước đang phát triển ?
 Các giải pháp nào để thu hút dòng vốn FDI theo hướng bù đắp thâm hụt CCTM
ở các nước đang phát triển Châu Á?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Một số nước đang phát triển ở Châu Á như:

Azerbaijan, Bhutan, China,

Indonesia, India, Jordan, Malaysia, Philippines, Thailand, VietNam, Armenia, Fiji,
Georgia, Sri Lanka, Maldives, Lao, Cambodia.
Thời gian nghiên cứu : từ năm 2006-2014
Mẫu: 153 quan sát thực tế.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá các
yếu tố tác động đến cán cân thương mại ở một số nước đang phát triển Châu Á nhưng

chú trọng nhất là tác động của yếu tố FDI.
Các biến, chỉ số vĩ mô lấy từ báo cáo thống kê công bố trên các trang website uy
tín là ngân hàng thế giới World bank. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng gồm 153
quan sát của 17 quốc gia đang phát triển trong thời gian 09 năm (từ năm 2006 đến
năm 2014). Với kết quả tìm được từ mô hình hồi quy, nghiên cứu tiến hành phân tích,
đánh giá kết quả hồi quy để làm rõ vấn đề và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã
đặt ra.
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu
Dựa vào kết quả thực nghiệm mô hình nghiên cứu, luận văn sẽ đưa ra những đánh
giá hay những gợi ý các chính sách phù hợp để thu hút FDI vào Việt Nam trong thời
gian sắp tới và cân bằng CCTM Việt Nam.
1.8 Kết cấu của đề tài
Luận văn có 5 chương.
Chương 1- Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trình bày vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của bài nghiên

Trang 3


cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Nội dung của chương này nhằm trình bày các quan niệm FDI, CCTM, các yếu tố
liên quan đến CCTM. Mô hình và lý thuyết nghiên cứu liên quan của đề tài, các
nghiên cứu trước (nghiên cứu trong nước và nước ngoài).
Chương 3- Thiết kế nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Dữ liệu nghiên
cứu.
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và
nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Chương 4- Phân tích kết quả nghiên cứu.

Chương này tổng hợp, mô tả thống kê về các biến cần quan sát, phân tích mô
hình hồi quy đưa ra những so sánh, nhận xét từ các bằng chứng ước lượng của mô
hình với các nghiên cứu trước.
Chương 5- Kết luận và kiến nghị một số chính sách.
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu được tìm ra và gợi ý một số chính sách.

Trang 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN
Chương này nhằm mục đích giới thiệu khung lý thuyết cho việc đo lường mức độ
tác động của các chỉ số kinh tế đến CCTM ở các nước đang phát triển Châu Á, nội
dung bao gồm:
Trình bài các quan niệm về đầu tư quốc tế, các quan điểm và đặc điểm của đầu tư
trực tiếp nước ngoài, cán cân thương mại và các yếu tố tác động đến cán cân thương
mại như tổng sản phẩm nội địa, tỷ giá thực đa phương, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại
hối, lạm phát, điều kiện thương mại, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp, tốc độ tăng
trưởng trong sản xuất.
Trình bày các lý thuyết về FDI và mối quan hệ FDI với thương mại quốc tế. Mô
hình ba sự thiếu hụt thể hiện mối quan hệ giữa FDI và CCTM. Các bằng chứng thực
nghiệm về FDI và CCTM có mối quan hệ với nhau.
Sau cùng là trình bày các bài nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và mối
quan hệ của FDI với CCTM.
2.1 Các quan niệm
2.1.1 Đầu tư quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện từ khi con người thực hiện hành vi trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia. Đầu tư quốc tế ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế
đối ngoại khác. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng cuối
thời kỷ XIX đến nay, hoạt động đầu tư quốc tế đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Xu

hướng chung là ngày càng tăng lên cả số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh
vực đầu tư và vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư
nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia (Trịnh Thị Xuân Vân, 2012).
Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và hỗ trợ phát triển
chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế. Đầu tư của tư nhân được thực hiện
dưới ba hình thức: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Đầu tư gián tiếp và Tín dụng
thương mại.

Trang 5


2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang)
ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ra
nhằm định nghĩa cho hành vi này như sau:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động
đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư,
mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Đối với
quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo tổ chức Hợp Tác và Phát Triển (OECD, 1996)
có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc
một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp
đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn (>5năm). Để có
quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết
trở lên.
Theo Dunning (1970) sử dụng định nghĩa ngắn cho các công ty đa quốc gia
(MNEs) là “bất cứ công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại nhiều hơn một quốc gia”
Theo Vernon (1971) đã nhấn mạnh thêm vấn đề quy mô và cơ cấu tổ chức của

các MNEs. Cụ thể “Các tập đoàn đa quốc gia là các công ty lớn tổ chức các hoạt động
của họ ở nước ngoài thông qua một bộ phận tổ chức tích hợp, được lan truyền quốc tế
và việc đầu tư của họ ở nước ngoài của họ dựa trên các sản phẩm và thị trường tiêu
thụ”.
Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (2006). FDI
thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư
và nước thu hút. Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có
thể chung quy là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo
của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc
đẩy hành vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tìm năng hơn
hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn ở nước thu hút.
FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố: yếu tố “đẩy”
của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự quan tâm từ cả hai
phía chính phủ của các quốc gia này. Các chính sách ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài
Trang 6


được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa trên các yếu
tố có lợi thế cạnh tranh cao chẳng hạn như sự sẵn có của nguồn tài nghiên chứa lợi
nhuận đầu tư cao hơn từ chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, những chính sách
khuyến khích đơn giản như vậy thường không đủ và ít có tác động tốt trong việc thúc
đẩy hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nước chủ đầu tư, tốt hơn hết nên mở
rộng hơn danh sách các yếu tố thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài, trong khi đó nước thu hút cần tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả.
Ngoài ra, theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI Việt Nam đã
thông qua ngày 29-2-1987 có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư
nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước
ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là hình
thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu
tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động

đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Ngô Thu Hà (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản
sau:
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu tùy theo quy định
của luật đầu tư từng nước. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, mục tiêu thu hút vốn và
nhu cầu quản lý, các nước quy định các tỷ lệ góp vốn tối thiểu khác nhau. IMF đưa ra
một ngưỡng góp vốn tối thiểu là 10% tổng vốn đầu tư.
Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định. Mức độ góp vốn càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư
càng lớn. Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình
điều hành quản lý doanh nghiệp giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trên vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho
nước sở tại và trả cổ tức nếu có. Với FDI, các nhà đầu tư tự mình hạch toán lợi nhuận
và chịu trách nhiệm về việc kinh doanh của mình do đó không để lại gánh nặng nợ nần
cho nền kinh tế.
Trang 7


FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ. Dù có hay không có chủ ý thì
trong quá trình chuyển vốn vào một nước nhà đầu tư cũng đem lại kèm theo dòng vốn
đó máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Hơn nữa, để hoạt động có hiệu quả nhà đầu
tư cũng sẽ áp dụng những kinh nghiệm quản lý mới và tăng cường đào tạo nhân lực.
Chính vì đặc điểm này mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triến luôn chú
trọng thu hút FDI để nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế.
2.1.3 Cán cân thương mại
Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. CCTM ghi

lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định (theo quý hoặc năm).
Ta có : TB = X – M
TB là cán cân thanh toán
X là giá trị xuất khẩu
M là giá trị nhập khẩu
Một quốc gia có thâm hụt thương mại nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu X-M <
0, ngược lại là X-M > 0 là thặng dư thương mại và khi chênh lệch = 0 tức là CCTM ở
trạng thái cân bằng (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Theo các báo cáo kinh tế vĩ mô World Bank, vì CCTM là thành phần quan trọng
nhất trong tài khoản vãng lai và xuất khẩu ròng bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong
nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch
này. Vì vậy sự thặng dư hay chênh lệch tài khoản vãng lai có quan hệ chặt chẽ với
thâm hụt hay thặng dư CCTM. Tài khoản vãng lai thặng dư khi xuất khẩu ròng, hay
khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia
nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn
hơn 5% GDP, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành
mạnh. Khi mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, một quốc gia sẽ phải tìm nguồn tài
trợ cho mức thâm hụt này, có thể là vay mượn nước ngoài để bù đắp làm tăng thêm số
nợ ròng nước ngoài: hoặc có thể sử dụng của cải nước ngoài đã được tích lũy.
Theo Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Đình Chức (2011), thực

Trang 8


ra nhập siêu hoặc và thâm hụt tài khoản vãng lai không hoàn toàn mang ý xấu, với một
số nước có tốc độ tăng trưởng cao và đang ở giai đoạn đầu phát triển như Việt Nam thì
nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là điều không có gì ngạc nhiên. Xét ở mức độ
nào đó, điều này nhiều khi còn là cần thiết để Việt Nam có thể tận dụng được nguồn

vốn bên ngoài, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên thâm
hụt cao và thường xuyên sẽ tiềm ẩm nhiều rủi ro, gây ra nhiều vấn đề, có thể rơi vào
khủng hoảng nợ, tiền tệ sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu
dài mà điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998. Để duy trì sự
thâm hụt này thì quốc gia cần có ngoại tệ để thanh toán cho các khoản nhập khẩu
nhiều hơn này, nguồn ngoại tệ có thể từ FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn,
kiều hối, những nguồn cơ bản để đáp ứng cho các nhu cầu nhập khẩu quốc gia. Do
đó,về mặt lý thuyết: thâm hụt thương mại hay thâm hụt tài khoản vãng lai có thể
không ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô nếu như tài khoản vốn còn thặng dư hay dự trữ
ngoại hối của chính phủ còn khả năng tài trợ cho thâm hụt. Tuy nhiên, trên thực tế khi
tài khoản vãng lai càng thâm hụt nhiều thì lại càng khó có thặng dư trên tài khoản vốn,
nguyên nhân cũng như đi vay nợ khi con nợ không có nhiều khả năng chi trả thì chủ
nợ cũng ngần ngại mà cho vay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tỷ giá thực đa phương (REER) .
Thu nhập quốc dân (GDP).
Lạm phát (INF).
Các chính sách thương mại, biện pháp của chính phủ, chính sách phát triển kinh
tế.
Dòng vốn (FDI).
Cung tiền (M2).
Chi tiêu của chính phủ (GEXP).
Chỉ số giá xuất-nhập khẩu (TOT).
Tài sản ròng nước ngoài (NFA).
Trang 9


Dự trữ ngoại hối (FEXR).
 Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp (AGR).

 Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất (MGR).
Cụ thể
Tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product)
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic
Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc
nội. GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu
nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó
hơn là thu nhập nhận được ở đó. GDP danh nghĩa là một cách tính tổng sản phẩm nội
địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản
xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó (Shawa và Shen, 2013).
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức
như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
* C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
* I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu
dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ
tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
* G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của
phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có
thể đem đi tiêu).
* NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền
kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ
do nền kinh tế khác sản xuất).
Trang 10


Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng

hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với
hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, sự gia tăng của GDP trong nước đã làm tăng nhu cầu
nhập khẩu, gây ra thâm hụt cán cân thương mại nhiều hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu
khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ) (Nguyễn Hồng Phúc, 2009).
Tỷ giá thực đa phương REER (Real Effective Exchange Rate)
REER là bình quân gia quyền tiền tệ của một quốc gia tương quan với một chỉ số
hoặc rổ tiền tệ chính khác đã được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát
(Investopedia, 2014).
Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với
rất nhiều nước trên thế giới. Do đó, chúng ta cần biết được tại một thời điểm nhất định,
đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ
mậu dịch, hay nói cách khác là biết được tương quan sức mức mua hàng hóa của đồng
nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của nó đối với CCTM của
quốc gia. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước
với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá thực hiệu
lực).
Khi tỷ giá REER tăng, đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa nước ngoài sẽ mắc hơn
tương đối so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng, CCTM được
cải thiện. Ngược lại, khi tỷ giá REER giảm, đồng nội tệ lên giá, hàng hóa nước ngoài
sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm,
CCTM sẽ thâm hụt.
Cung tiền MS (Money Supply)
Theo lý thuyết, khi cung tiền của một quốc gia tăng lên, các nhà kinh tế kỳ vọng
tỷ giá sẽ giảm (tức là đồng nội tệ sẽ mất giá) do đó ảnh hưởng đến CCTM của một
nước. Ngoài ra, tăng cung tiền có xu hướng đẩy mức giá lên cao. Với nhiều tiền hơn
trong trong túi và trong tài khoản của mình thì người tiêu dùng tìm ra mọi lý do để
mua mọi thứ. Nếu cung hàng hóa, dịch vụ không tăng lên cùng lúc ấy, sự tăng cầu
hàng hóa của ngưới tiêu dùng sẽ đơn giản là đẩy mức giá lên và châm ngòi cho lạm
phát. Hơn nữa nếu tăng cung tiền sẽ làm tăng sự thịnh vượng quốc gia dẫn đến tăng
nhập khẩu do tăng chi tiêu (Shawa và Shen, 2013).

Trang 11


Ở khía cạnh khác, sự gia tăng cung tiền ảnh hưởng đến CCTM phụ thuộc vào nơi
mà quỹ tiền tệ được sử dụng. Nếu số tiền sử dụng để khuyến khích xuất khẩu CCTM
được cải thiện. Ngược lại, nếu các quỹ được dùng để hỗ trợ nhập khẩu CCTM sẽ xấu
đi. Thông thường, NHTW mở rộng cung tiền để kích thích xuất khẩu, qua đó cải thiện
CCTM (Hoàng Khiếu Văn, 2013).
Chi tiêu của Chính phủ GEXP (Government Expenditure)
Chi tiêu của Chính phủ tác động đến tiêu dùng tư nhân và CCTM thông qua hai
hướng:
Nếu chi tiêu của Chính phủ bao gồm phần lớn là hàng hóa phi ngoại thương thì
khi chi tiêu của chính phủ tăng sẽ gây áp lực cầu nội địa, tăng giá tương đối của hàng
hóa phi ngoại thương dẫn đến kích thích sản xuất trong nước cải thiện CCTM.
Nếu phần lớn chi tiêu Chính phủ là hàng hóa ngoại thương, chi tiêu Chính phủ
tăng sẽ làm CCTM xấu đi.
Bên cạnh đó, nếu Chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm CCTM có thể bị xấu đi nếu đó
là sự gia tăng chi tiêu trong các lĩnh vực hoạt động không hiệu quả (Shawa và Shen,
2013).
Dự trữ ngoại hối FEXR (Foreign Exchange Reserves)
Theo IMF, dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để
can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW.
Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ mục tiêu
cơ bản sau:
Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá (mục tiêu cơ bản).
Duy trùy tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực
trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ
nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng
đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

nước ngoài.
Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.
Trang 12


Chỉ số lạm phát INF (Inflation)
Theo Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2012). Nếu một quốc gia có tỷ lệ
lạm phát tăng cao hơn các quốc gia khác có mối quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng
lai của quốc gia này sẽ giảm (nếu các yếu tố khác không đổi). Bởi vì người tiêu dùng
và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do
lạm phát trong nước cao) nhập khẩu tăng, trong khi sản lượng xuất khẩu sang các nước
khác sẽ giảm, CCTM thâm hụt và ngược lại.
Điều kiện thương mại TOT (Terms of trade)
Theo Trading Economic (2014), TOT là tỷ lệ của hàng hóa xuất khẩu với giá
hàng hóa nhập khẩu. Nếu TOT của một quốc gia lớn hơn 100% thì có nghĩa là xuất
khẩu của nước đó nhiều hơn so với nhập khẩu hay vốn chạy vào nước đó. Ngược lại,
nếu TOT nhỏ hơn 100% thì vốn sẽ chảy ra ngoài vả nước đó đã mua nhiều sản phẩm
bên ngoài hơn.
Theo Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Bình Minh (2011), tác động của TOT đến
CCTM phụ thuộc vào tác động của hiệu ứng thay thế (substitution effect) và hiệu ứng
thu nhập (income effect).
Hiệu ứng thay thế (substitution effect).
TOT tăng làm giảm xuất khẩu do hàng hóa xuất khẩu trong nước trở nên đắt giá
hơn. Sản xuất trong nước sẽ chuyển sang phi ngoại thương, làm giá các mặt hàng này
giảm xuống tương ứng, CCTM xấu đi.
Hiệu ứng thu nhập (income effect).
Là khi thu nhập tăng, TOT tăng làm tăng cầu đối với hàng hóa. Vì giá hàng ngoại
thương chịu tác động của giá thế giới, giá hàng phi ngoại thương sẽ tăng lên tương ứng
theo mức tăng thu nhập. Nhờ đó CCTM được cải thiện.
Như vậy, tùy thuộc vào độ lớn tác động của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay

thế mà CCTM sẽ giảm (tác động của hiệu ứng thu nhập lớn hơn tác động của hiệu ứng
thay thế) hay tăng (tác động của hiệu ứng thu nhập nhỏ hơn tác động của hiệu ứng thay
thế) khi TOT tăng.
Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp (AGR)
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có tác động rất lớn đến CCTM, đặc biệt là đối
Trang 13


với các nước nghèo, nước kém phát triển hay đang phát triển như Việt Nam. Một số
nghiên cứu cho thấy sự gia tăng năng suất nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản lượng nông nghiệp
không chỉ cung cấp cho tiêu dùng nội địa còn có thể mang lại giá trị xuất khẩu cao nên
có tác động tích cực cải thiện CCTM. (Araji 1980, Norton và Davis 1981, Araji và
White 1990).
Gernot J.Muller (2004), đã kiểm tra các yếu tố tác động đến CCTM ở Pakistan và
yếu tố chính cơ bản là tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vì nông nghiệp là một nguồn
chính trong xuất khẩu Pakistan. Với sự phát triển của công nghệ góp phần làm tăng sự
phát triển nông nghiệp vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có tác động tích cực
đến CCTM và giảm thâm hụt thương mại ở Pakistan.
Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất (MGR)
Tăng trưởng trong sản xuất là một trong những yếu tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế và có tác động tích cực đến CCTM (Orr, 1991). Tuy nhiên theo Hussain (2005)
thì đi kèm với tốc độ tăng trưởng trong sản xuất đó là tình trạng nhập khẩu các máy
móc, thiết bị công nghệ đã gây khó khăn cho cân bằng thương mại của một quốc gia,
tuy nhiên về tác động dài hạn tăng trưởng trong sản xuất có tác động tích cực đến
CCTM và giảm thâm hụt thương mại.
2.2 Mô hình ba sự thiếu hụt (Three Gaps Model)
Theo Chenery và Strout (1996): Mô hình ba sự thiếu hụt đó là: sự thiếu hụt về đầu
tư-tiết kiệm, cán cân thương mại (tiết kiệm trong nước thấp hơn so với đầu tư cần thiết
để đạt mức tăng trưởng mong muốn) và sự thiếu hụt về ngoại tệ (nhập khẩu để đáp

ứng đầu tư cần thiết cao hơn so với thu nhập từ xuất khẩu) và thiếu hụt về chính sách
tài khóa (nguồn lực để tài trợ ngân sách chính phủ).
Trong đó, về đầu tư - tiết kiệm và cán cân thương mại. Trong giai đoạn đầu mới
phát triển do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc, trang thiết bị lạc hậu, thiếu
vốn…nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của hầu hết các nước đang
phát triển rất yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, nền kinh tế
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được
khó khăn trên. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước,
làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu. Trong cơ
Trang 14


×