Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015, những bất cập và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.59 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

BÀI TIỂU LUẬN:

QUY ĐỊNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015, NHỮNG BẤT CẬP VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN
HỌ VÀ TÊN:
LỚP CÔNG CHỨNG:
SBD:

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2018
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU
B. NỘI
DUNG:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT
DÂN SỰ NĂM 2015:
A. Những quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015:(từ điều 385
đến điều 408 Bộ luật dân sự 2015)
1. Hợp đồng dân sự:( điều 385 Bộ luật dân sự 2015)
2. Trình tự giao kết hợp đồng


a. Đề nghị giao kết hợp đồng (quy định tại điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015).
b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
3. Nội dung của hợp đồng (khoản 2 điều 398 Bộ luật dân sự 2015).
4. Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng: Quy định tại điều 399 Bộ luật dân
sự năm 2015:
5. Phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng: (quy định tại điều 401 Bộ luật dân sự
năm


2015).
6. Các loại hợp đồng: (quy định tại điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015.
7. Phụ lục hợp đồng: (quy định tại điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015).
8. Giả thích hợp đồng: (quy định tại điều 404 Bộ luật dân sự năm 2015).
9. Hợp đồng theo mẩu: (quy định tại điều 405 Bộ luật dân sự năm 2015).
10. Điều Kiện giao dịch hợp đồng: (quy định tại điều 406 Bộ luật dân sự năm
2015).
11. Hợp đồng vô hiệu: (quy định tại điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015).
12. Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện hợp đồng: (quy định tại điều
403 Bộ luật dân sự năm 2015).
II. NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG BỘ LUẬT

DÂN SỰ NĂM 2015:
thời
đồng:

Những bất cập liên quan đến sự liên hệ giữa thời điểm giao kết hợp đồng và
điểm

hiệu
lực
của
Hợp

Hướng hoàn thiện bất cập liên quan đến sự liên hệ giữa thời điểm giao kết
hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng:
C.
LUẬN:

KẾT


A. LỜI NÓI ĐẦU


Bộ luật Dân sự đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2017. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 có rất nhiều điểm mới
– những sửa đổi, bổ sung cơ bản và toàn diện nội dung của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Việc sửa đổi, bổ sung lần này là nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự thực sự trở thành luật
chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên
tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và
bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý
cho sự phát triển kinh tế – xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Bộ luật Dân sự thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu
trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân,
pháp nhân trong. Giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên
nhằm làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản. để xác lập hợp đồng
thì một bên chủ thể hiện ý chí của mình cho bên kia biết để cùng tham gia. Ý chí của một
bên được thể hiện thông qua việc đưa ra yêu cầu bên kia giao kết hợp đồng với mình hay
còn được đề nghị giao kết hợp đồng.
Các quy định về giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự được coi là quy định
chung về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành
và các quy định này được ưu tiên áp dụng.

B. NỘI DUNG:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT
DÂN SỰ 2015:
A) Những quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015

1. Hợp đồng dân sự:
Được quy định tại điều 385 bộ luật Dân sư 2015: ”Hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hợp đồng dân sự thể hiện nét cơ bản:
(1). Sự thỏa thuận của các bên.
(2). Làm phát sinh hâu quả pháp lý. (xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ dân sự).
Sự thỏa thuân là yếu tố bắt buộc phải có trong hợp động. Khi giao kết hợp đồng
bao giờ củng có ít nhất của hai bên. Hợp đồng được thết lập khi có sự thỏa thuận của các
bên, tức là khi giao kết phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh
những quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Muốn có sự thỏa thuận các chủ thể phải bày
tỏ ý chí của mình dưới một hình thức nhất định để chủ thể có thể nhận biết ý chí của
nhau, để cùng bàn bạc đi đến sự thống nhất ý chí.


Có một số trường hợp tuy không có sự bàn bạc giữa các bên mà một bên đơn
phương ấn định các điều khoản của hợp đồng, còn bên kia có chấp nhận hay không chấp
nhận. Như vây không có nghĩa là không có sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đây đã được
các bên đồng ý hay không đồng ý trong khi giao kết hợp đồng.
Sự thỏa thuận của các bên mới chỉ là điều kiện cần chứa chưa đủ để hình thành
hợp đồng. Nếu sự thỏa thuận của các bên không nhăm mục đích tạo lập ra hiệu lực pháp
lý thì cũng không hình thành hợp đồng. Có những thỏa thuận không làm phát sinh một
nghĩa vụ pháp lý dân sự.
Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 có nêu lên hệ thống các căn cư làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự trong hệ thống căn cứ đó hợp đồng dân sự đóng vai trò quan trọng nhất.
Hợp đồng luôn luôn là phương tiện phổ biến nhất để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.
(a). Trong khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc của giao kết hợp
đồng được quy định tại khoản 2,3 điều 3 Bộ luật dân sự quy định một số nguyên tăc cơ
bản như sau:
“... 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự

của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với
các bên và được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấn dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.”
(b).Nguyên tắc đầu tiên cơ bản nhất của hợp đồng bao giời cũng là nguyên tắc tự
do của các bên ký kết hợp đồng. Quyền tự do định đoạt việc tham gia hay không tham gia
ký kết hợp đồng. Đó là năng lực hành vi dân sự cho phép mọi chủ thể được tham gia vào
nhiều hợp đồng dân sự khác nhau. Việc tham gia hay không tham gia vào giao kết hợp
đồng nào đó phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi chủ thể. Mọi sư ép buộc trái quy định của
pháp luật xâm phạm quyền công dân thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên
và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.


5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
(c). Chủ thể tham gia hợp đồng giao dịch dân sự phải có các yêu tố:
1. Năng lực pháp luật là yếu tố quan trọng trong để chủ thể tham gia giao dịch dân
sự quy định tại điều 16 bộ luật dân sự 2015, “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.”
2. Năng lực hành vi dân sự là môt điều kiện quan trọng trong để chủ thể tham gia
giao dịch dân sự, pháp luật yêu cầu chủ thể có năng lực hành vi dân sư khi giao dịch dân
sự thì bản chất giao dịch mới được đảm bảo quy định tại khoản 2 điều 20 bộ luật dân sự
năm 2015. “ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy
định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.”
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản. để xác lập hợp đồng thì một bên chủ thể
hiện ý chí của mình cho bên kia biết để cùng tham gia. Ý chí của một bên được thể hiện
thông qua việc đưa ra yêu cầu bên kia giao kết hợp đồng với mình hay còn được đề nghị
giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 386 BLDS 2015. “Đề nghị giao kết hợp đồng
là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên
đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên
được đề nghị).
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị
lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có
thiệt hại phát sinh.”
Ngày nay, trong thời đại số háo thì thông tin được lan truyền bằng nhiều hình thức
khác nhau như thông qua tư điện tử, thư tay và các phương tiện khác. Đăc biệt kinh
doanh qua các phương tiện thuyền thông, mạng xã hội... để quảng bá hàng hóa cho hàng
đạt hiệu quả cao. Để ràng buộc trách nhiệm của bên đề nghị giao kết hợp đồng điều 386
bộ luật dân sự 2015. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thường tận dụng các cơ
hội để tiếp xúc khách hàng. Đăc biệt khi hệ thống truyên hình, truyền thanh và intrnet
phát triển thì thương mại điện tử có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng. Vì vậy pháp luật có
nhưng ràng buộc các doanh nghiệp quảng cáo trên truyền hình,truyền thanh, trên điện
thoại di động… khi đưa ra những lời quảng cáo có tính chất đề nghị giao kết hợp đồng
thi thông tin quảng cáo có giá trị pháp lý khoản 1 điều 386 Bộ luật dân sự 2015 từ “Hoăc

tới công chúng”, đây là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân,
doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại
di động… Tổ chức cá nhân đưa ra cam kết phải trách nhiệm về nội dung cam kết đó.


Khi chuận bị giao kết hợp đồng thì các thông tin liên quan đến đối tượng, chủ thể
… của hợp đồng là quan trọng, qua các thông tin mà một bên cung cấp cho bên kia biết,
bên tiếp nhận thông tin sẻ phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của thông tin đó đối với việc
tham gia hợp đồng, nên bên cạnh thông tin đó việc tham gia hợp đồng, nên bên nhận
thông tin sẻ đưa ra quyết định giao kết hoăc không giao kết hợp đồng đó. Quy định tại
điều 387 Bộ luật dân sự 2015, về thông tin trong giao kêt hợp đồng. “ Trường hợp một
bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải
thông báo cho bên kia biết.
Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao
kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó
cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.”
Trong việc giao kết hợp đồng thì sự minh bạch các thông tin liên quan đến đối
tượng giao dịch có ý nghĩa quan trọng. Đặc trong sản xuất kinh doanh thì thông tin đối
với quá trình sản xuất hàng hóa, thông tin về chủ thể sản xuất hàng hòa, về khả năng sủ
dụng của hàng hóa hoặc có thông tin khác ảnh hưởng đến hậu quả của việc giao kết hợp
đồng thì các bên cần phải thông báo cho nhau biết để quyết định giao kết hợp đồng.
Nhưng thông tin bí mật kinh doanh mà một bên khi giao kết hợp đồng thì cần phải được
giử kiến không được tiết lộ cho người thư ba biết, không được sử dụng thông tin bí mật
đó trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp sử dụng hoặc để lộ bí mật kinh
doanh đó thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của luật Sử hữu trí tuệ.
Khi giao kết hợp đồng các bên cần phải thực hiện nguyên tăc thiện chí, trung thực,
nên trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng mà có thông tin làm ảnh hưởng đến việc
chấp nhận giao kết hợp đồng thì cân phải thông bao cho bên kia biết để đưa ra quyết định
phù hợp.
Việc cung cấp thông tin của các bên có ý nghĩa trong việc giao kết hợp đồng . Sau

khi nhận đươc thông tin do một bên cung cấp, các bên thỏa thuận về nội dung hợp đồng
và giao kết dưới một hình thức do các bên thỏa thuận trừ trương hợp luật quy định khác.
Thông thường, sự in lăng không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng, tuy nhiên, các
bên thỏa thuận sự in lặng là việc chấp nhận giao kết hợp đồng. Để xác định rõ ý chí của
các bên để nghị giao kết hợp đồng , điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015 “Sự im lặng của
bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Chấp nhận giao
kết hợp đồng là sự đồng ý tham gia vào hợp đồng , việc chấp nhận lời đề nghị được thể
hiện thông qua lời nói hoặc văn bản, ty nhiên sự in lăng của một bên cũng được coi là
chấp nhận đề nghị trong trường hợp có thỏa thuận hoặc do thói quyen mà các bên đã
thực hiện liên tục trong thời gian dài
Sau khi các bên thỏa thuận về điều khoản của hợp đồng được giao kết và sẻ làm
phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng giao kết bằng hình thức khác nhau bằng hành
vi, bằng lời nói, văn bản. Tuy nhiên, có những hợp đồng, sự in lăng có thể là sự đồng ý
giao kết hợp đồng cho nên Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm giao
kết hợp đồng có sự bổ sung tại khoản 2 quy định sự in lặng là chấp nhận giao kết hợp


đồng và hợp đồng được giao kết nếu các bên có sự thỏa thuận sự in lặng là chấp nhận đề
nghị trong thời hạn, thì kết thúc thơi hạn đó thì các bên không trả lời thì được coi là giao
kết hợp đồng.
(d). Hình thức hợp đồng là phương tiện ghi nhận, lưu trữ, chuyền tải nội dung của
hợp đồng. Đó là phương tiện ghi nhận các điều khoản mà các bên đã cùng nhau thống
nhất cam kết. Được quy định tại điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định hình thức
của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc băng hành vi
cụ thể.”
(1). Hình thức bằng lời nói:
Hình thức bằng lời nói, các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ
bản của hợp đồng. Hình thức hợp đồng bằng lời nói được coi là độ xác thực thấp nhất.

Khi có tranh chấp giữa các bên về một hợp đồng đã được giao kết bằng lời nói với nhau
bất ký bên nào củng có thể phủ nhận tất cả những cam kết trước dây của mình.
Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói được áp dụng trong những trường hợp
các bên tham gia giao dịch hợp đồng đã có độ tiên cậy lẫn nhau. Độ tin cậy giữa các chủ
thể thường được xác lập thông qua các mối quan hệ ruột thịt, quan hệ bạn bè , đồng
nghiệp..... Hình thức bằng lời nói được áp dụng đối với những hợp đồng với giá trị nhỏ.
(2). Hình thức bằng văn bản:
Các bên có ký kết hợp đồng dưới hình thức cùng nhau lập một văn bản viết. Hình
thức hợp đồng bằng văn bản mang tính xác thực hơn so với hình thức hợp đồng bằng lời
nói. Trong văn bản đó các bên ghi đầy đủ những nội dung thỏa thuận, cùng ký tên xác
nhận vào văn bản. Văn bản hợp đồng thường được soạn thành hai hay nhiều bản gốc
giống nhau, đều phải có chữ ký của các bên, mỗi bên được giữ ít nhất một bản để thực
hiện. Đối với hình thức hình thức ký kết hợp đồng băng văn bản được quy định tại khoản
2 điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015: “ Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải
được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký phải tuân theo quy định
đó.”. với quy định này ta thấy hợp đồng bằng văn bản thông thường và hợp đồng văn bản
có chứng nhận của các tổ chức hành nghê công chứng hoăc chứng thực của Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền. Hợp đồng băng văn bản có chứng nhận,chứng thực được coi là
hình thức mang tính xác thực cao nhất và thường được pháp luật quy định đối với các
trường hợp.(1) Đối với hợp đồng tinh chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp.(2)Đối tương là
tài sản nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát
(3). Hình thức hợp đồng bằng hành vi:
Hình thức này thì chỉ cần các bên thực hiện một hoặc một vài hành vi là nghĩa vụ
của hợp đồng đã được coi là giao kết.
Thông thường các bên giao kết hợp đồng bằng một hình thức nhất định như lời nói
văn bản. Nhưng có trường hợp khi giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó các bên ghi lại
nội dung bằng văn bản đẻ phù hợp với thực tế giao kết hợp đồng. Điều 400 Bộ luật dân


sự 2015. “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao

kết.
Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời
hạn đó.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản
thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.” Bổ sung nguyên
tắc xác định thời điểm giao kết hợp đông khi các bên sử dung hình thức giao kết và hình
thức xác lập hợp đồng khác nhau nhưng trường hợp giao kết hợp đông khi các bên sử
dụng hình thức giao kết và hình thức xác lập hợp đồng khác nhau như trường hợp giao
kết hợp đông băng lời nói và sau đó xác lập bằng văn bản thì thới điểm chấp nhận đề nghị
là thời điểm thỏa thuận xong nội dung hợp đồng.
2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự:
Trình tự giao kết hợp đồng dân sự: là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏa ý
chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau xác lập
những quyền và nghĩa vụ đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng. quá
trình giao dịch dân sự chính thức được bắt đầu khi các bên đã xác định rõ được nhu cầu
giao dịch củ mình. Quá trình đó được mô hình hóa thông qua hai giai đoạn;
a) Đề nghị giao kết hợp đồng (quy định tại điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015).
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý muốn đó phải thể hiện ra
bên ngoài thông qua hành vi nhất định. Chỉ có như vậy bên đối tác mới có thể nhận biết
được ý muốn của họ. Và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. đề nghị giao kết
hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho
phía bên kia ý muốn tham gia giao kết với người đó trong một hợp đồng dân sự. Không
phải lời đề nghị bất kì nào cũng được coi là đề nghị ký kết hợp đồng. để cho lời đề nghị
đó được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng thì trong đó phải chúa đựng một số yếu tố
cơ bản.

(1) Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao
kết hợp đồng của bên đề nghị.
(2) Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải chứa toàn bộ điều kiện cơ bản của hợp
đồng.
(3)Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải xác định rỏ bên được đề nghị . Việc đề
nghị giao kết hợp đồng được thực hiện nhiều cách khác nhau. Người đề nghị có thể trực


tiếp với người được đề nghị để trao đổi, hoặc qua điện thoại… trong trường hợp này bên
được đề nghị phải trả lời ngay, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. hiệu lực
của đề nghị được bắt đầu hoặc chấm.
b) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Đó là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp
đồng với người đã đề nghị. Không phải bất cư câu trả lời nào của bên được đề nghị cũng
đều được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng . Câu trả lời của bên được đề nghị được coi
là chấp nhận giao kết hợp đồng khi người được đề nghị chấp nhận toàn bộ và vô điều
kiện các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu câu trả lời không đáp ứng được 1
trong 2 yêu cầu đó thì sẽ được coi là lời đề nghị mới và cần được sự phúc đáp của phía
bên kia. Quá trình đó có thể được lặp đi lặp lại cho đến khi có được chấp nhận giao kết
hợp đồng đúng yêu cầu thì hợp đồng được coi là giao kết.
3. Nội dung của hợp đồng:
Quy định tại khoản 2 điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015. “đối tượng của hợp
đồng. Số lượng ,chất lượng. Giá phương thức thanh toán.Thời hạn, địa điểm ,phương
thức thực hiện hợp đồng. Quyền, nghĩa vụ của các bên. Trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng,phương thức giải quyết tranh chấp”
Nôi dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia
giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định thẩn quyền và nghĩa vụ dân
sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Để nhận biết được một hợp đồng vá được pháp
luật công nhận, bảo vệ hợp đồng thi các bên phải thỏa thuận được với nhau về một số nội
dung quan trọng nhất định.

Các điều khoản cơ bản là những điều khoản mà nếu thiếu chúng thì hợp đồng
không thể được coi là đã giao kết. điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp
đồng quyết định, ngoài ra còn bao gồm cả những điều khoản mà các bên tự cảm thấy cần
thiết quy định với nhau là các điều khoản cơ bản thể hiện rằng, chúng nêu lên bản chất
cuả loại hợp đồng đó.Không có chúng thì hợp đồng không được xếp vào loại này hay loại
khác.
Các điều khoản bảo hiểm được quy định tại các văn bản pháp luật. Tổng hợp các
điều kiện cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của hợp đồng. Bên cạnh những điều khoản
cơ bản do pháp luật quy định còn có những điều khoản mà được coi là cơ bản theo đề
nghị của một trong các bên ký kết hợp đồng.
Khác với các điều khoản cơ bản, các diều khoản thông thường không làm ảnh
hưởng tới việc hợp đồng có được coi là ký kết hay không. Nếu khi giao kết hợp đồng các
bên không thỏa thuận những điều khoản này thì khi có phát sinh tranh chấp, quyền và
nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thực ra pháp luật không tạo ra nội dung của hợp đồng, mà chỉ điều chỉnh các quan
hệ của hợp đồng do các bên xác lập. Cũng như các điều khoản khác của hợp đồng, các
diều khoản thông thường được các bên thỏa thuận thì khi phát sinh tranh chấp sẽ áp dụng


các quy phạm tùy nghi để điều chỉnh. Ngoài ra, ngoại trừ các điều khoản pháp luật có nội
dung mang tính chất bắt buộc, các bên có thể thỏa thuạn với nhau những nội dung khác
với nội dung quy định trong pháp luật.
Đối với mọi loại hợp đồng thì điều khoản về đối tượng hợp đồng bao giờ cũng
được coi là điều khoản cơ bản . hợp đồng không thể được coi là ký kết nếu như trong đó
chưa xác định rõ đối tượng của hợp đồng. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản thì tài
sản đó phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực
hiện thì công việc đó phải không bị pháp luật cấm.
Tùy theo tính chất của từng loãi hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa
thuận tất cả các diều khoản ghi trên. Các bên có thể bổ sung vào hợp đồng những điều
khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy cần thiết.

Số lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định đối tượng của hợp đồng.
Trong một số hợp đồng, điều khoản hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng.
Yêu cầu về chất lượng thường do các bên thỏa thuận. Trong một số loại hợp đồng,
chất lượng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và giám sát.
Thời hạn của hợp đồng thường được coi là yếu tố quan trọng của hợp đồng. thời hạn
xác định khoản thời gian tồn tại của chính hợp đồng,khoản thời gian mà các bên phải
thực hiện cho nhau các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. thời hạn được xác định bằng
hai cách chính: bằng thời điểm cụ thể theo lịch… và bằng phương pháp tính độ dài thời
gian…
Thời hạn chung của hợp đồng được xác định một cách gián tiếp thong qua thời hạn
thực hiện những nghĩa vụ của hợp đồng.
Trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia.
Do vậy, cùng một thời hạn nhưng đối với một bên của hợp đồng làm phát sinh quyền,
nhưng đối với bên kia lại phát sinh nghĩa vụ.
Giá cả của hợp đồng đóng vai trò công cụ chủ yếu để xác định giá trị tương đương
của đối tượng hợp đồng. giá cả thong thường được các bên tự thỏa thuận hoặc các bên có
thể thỏa thuận giao cho người thứ 3 trung gian định giá. Đối với một số mặt hang chiến
lược hay một số dịch vụ quan trọng thì nhà nước có quy định khung giá chuẩn mang tính
bắt buộc. các bên hoặc thỏa thuận với nhau giá cả cụ thể, hoặc thỏa thuận phương pháp
để tính giá cho đối tượng của hợp đồng trong thời hạn thực hiện hợp đồng.
4. Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng:
Quy định tại điều 399 Bộ luật dân sự năm 2015.
“ Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì
địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa
ra đề nghị giao kết hợp đồng.”
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.


Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn

đó.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội
dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
c. Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của
các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng:
Sau khi hợp đồng được giao kết hợp đông phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp
đồng các chủ thể liên quan phải tôn trọng và thực hiện đúng nội dung của hợp đồng. Đặc
biệt đối với các bên giao kết hợp đồng thị phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã phát
sinh từ hợp đồng. Măc dù vây, trong thời hạn thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa
thuận sủa đổi, hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điều 434, 424,
425, 426 và 428 Bộ luật dân sự năm 2015. Khoản 2 điều 401Bộ luật dân sự năm 2015
quy định.” Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ
đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận
của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” Thông thường hợp đồng, khi hợp đồng
có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp vi phạm
phải chiệu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, có những hợp đồng , thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm xác lập đối kháng với người thư ba khác
nhau nên khi hợp đồng có hiệu lực thì buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên
có quyền. Trường hợp nến có tranh chấp với người thứ ba thì không làm phát sinh hiệu
lực đối kháng. Quy định điều kiện cho các bên đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng giao
kết được biệt tạo điều kiện thuận lợi cho bên có quyền trong việc sử lý tài sản bảo đảm
khi không đăng ký biện pháp bảo đảm. Hợp đồng được giao kết dưới nhiều hình thức
khác nhau do thỏa thuận theo pháp luật quy định. Hợp đồng giao kết là thể hiện ý chí

chung của các bên, do đó, thời điểm giao kết các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ quyền,
nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực, một bên không được tự ý sửa đổi hợp
đồng trừ trường hợp có thỏa thuận hoăc luât có quy định.
Sau khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ các
nội dung của hợp đồng đã được giao kết. Mặc dù vậy, có những trường hợp do các bên
thỏa thuận không rõ rang hoặc dung câu chữ có thể biểu hiện theo nhiều nghĩa… dẫn đến
sự việc thực hiện các điều khoản đó gặp khó khăn. Vì vậy, để thống nhất cách hiểu và các
bên cần phải giả thích một nội dung đó cho rõ rang hoặc thống nhất các hiểu về nội dung
đó để tiếp tục hợp đồng. việc giả thích hợp đồng dựa trên nhiều căn cứ như giải thích
theo ngữ pháp, theo tập quán nơi giao kết hợp đồng… Tuy nhiên, vân đề quan trọng khi


giả thích hợp đồng là phải căn cứ vào ý chí của các bên để giải thích cho phù hợp với
nguyện vọng của các bên nhằm đạt được mục đích tham gia hợp đồng khoản 1 điều 404
Bộ luật dân sự năm 2015.”Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích
điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí
của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện
hợp đồng”. Hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, nên khi giải thích
điều khoản của hợp đồng thì phải xem xét ý chí đích thực của các bên đã được thể hiện
trong sút quá trình chuận bị giao kết và trong khi thực hiện hợp đồng. Ý chí của các bên
có thể đã được thể hiện khi thỏa thuận về nội dung của hợp động hoặc thông qua các
hành vi thực hiện hợp đồng có thể biết được ý chí đó.
6. Các loại hợp đồng:
a. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau. Quy
định tại khoản 1 điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015.“ Hợp đồng song vụ là hợp đồng
mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau” Trong nội dung Hợp đồng song vụ mỗi bên
chủ thể là người vừa có quyền vừa có nghĩa vụ, quyền dân sự của các bên này
tuongw ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại.
b. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó một bên chỉ có quyền và bên kia chỉ
có nghĩa vụ. Quy định tại khoản 2 điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015.“ Hợp đồng

đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;”.
Như vậy, cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ
chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩ vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân
sự có hiệu lực.
c. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào hợp
đồng phụ. Quy định tại khoản 3 điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015. “Hợp đồng chính
là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;”. Hợp đồng chính khi đã
tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực
và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tư thời điểm giao kết hợp đồng.
d. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng
chính. Quy định tại khoản 4 điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015. “Hợp đồng phụ là
hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. Trước hết các hợp đồng phụ
muốn có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, hình
thức… Mặt khác, dù rang tuân thủ đây đủ các điều kiện nói trên nhưng hợp đồng vẫn
không có hiệu lực nếu như hợp đồng chính bị coi là không có hiệu lưc.
e. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng
đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa
vụ đó.
f. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
7. Phụ lục hợp đồng:
Quy định tại điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015.“Hợp đồng có thể có phụ lục
kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu


lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp
đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản
trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong

hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
8. Giải thích hợp đồng:
Khi giao kết hợp đồng các bên thường thỏa thuận với nhau một các kỹ lưỡng
từng nội dung của hợp đồng. Nhưng trong thực tế vẩn không tránh khỏi những
trường hợp sơ suất mà trong ngôn từ của hợp đồng chua rõ rang, dẫn tớ nhiều các
hiểu khác nhau. Giải thích hợp đồng dân sự được quy định tại điều 404 Bộ luật dân
sự năm 2015.
“Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó
không chỉ dựa vào ngôn từ của hợ



×