Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.87 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT …………………..

CHUYÊN ĐỀ : ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Số lượng tiết : 1
Tiết số : 31
Chương trình: Ngữ văn 10 (cơ bản)

Người viết: ………………………
Chức vụ: …………………
TỔ: VĂN – NGOẠI NGỮ

Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2018
1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tầm quan trọng của tiết ôn tập nói chung và tiết ôn tập văn học dân gian
Việt Nam nói riêng
- Sau khi học xong bộ phận, một giai đoạn văn học, học sinh sẽ được học tiết ôn
tập. Đây là tiết học nhằm hệ thống và củng cố kiến thức các em đã được học
thông qua các hoạt động với các bài tập cụ thể. Vì vậy có thể nói, đây là tiết học
cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Tiết ôn tập là cơ hội để giáo viên đánh giá kiến thức cũng như kĩ năng của học
sinh, đồng thời có những giải pháp kịp thời để giúp đỡ các em.
- Tiết ôn tập văn học dân gian được bố trí sau khi học sinh học xong phần văn
học dân gian Việt Nam và một số trích đoạn văn học nước ngoài. Đây là nội
dung học tập có ý nghĩa nhập môn với học sinh THPT, có ý nghĩa rất lớn trong
việc cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng và bồi đắp tình cảm cho các em. Vì vậy,
có thể nói tiết Ôn tập văn học dân gian là tiết học rất cần được chú trọng.


2. Hứng thú học những tiết ôn tập nói chung và tiết ôn tập văn học dân gian
Việt Nam nói riêng của học sinh
- Qua khảo sát, thăm dò hơn 400 học sinh lớp 10 của trường THPT Tam Dương,
chúng tôi nhận thấy phần lớn các em chưa thực sự thích học tiết ôn tập. Các em
cho rằng đó là những tiết học nặng nề, nhàm chán, kiến thức nặng mà hình thức
học tập còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn.
- Vấn đề bất cập mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là: một tiết học có tầm quan
trọng rất lớn mà lại không được học sinh đón nhận. Có thể thấy, căn nguyên của
thực trạng trên nằm ở phương pháp giảng dạy còn thiếu sinh động, chưa phát
huy được năng lực của học sinh.
3. Chủ trương đổi mới giáo dục, đặc biệt là phương pháp giảng dạy của Bộ
Giáo dục và Đào tạo
- Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục có những điều chỉnh
quan trọng trong đề thi THPTQG nhằm tạo ra sự đồng bộ cho quá trình đổi mới
2


giáo dục nước nhà. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy được xem là khâu
then chốt.
- Theo chủ trương đổi mới đó, vai trò của người giáo viên sẽ thay đổi từ người
truyền thụ tri thức thành người tổ chức các hoạt động để hướng dẫn học sinh tự
khám phá và tìm hiểu kiến thức. Các nội dung học tập sẽ được chuyển hóa thành
các nhiệm vụ học tập. Học sinh làm việc nhiều hơn, các bài học phải hướng đến
việc hoàn thiện năng lực cho người học.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lấy bài học: Ôn tập văn học dân
gian Việt Nam làm nội dung triển khai chuyên đề của mình.
II. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Thiết kế các hoạt động học tập cho bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam bằng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Bài : Ôn tập văn học dân gian Việt Nam tiết 31 theo PPCT, môn Ngữ văn,
lớp 10, ban cơ bản.
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Để thực hiện chuyên đề, chúng tôi đã kết hợp sử dụng kết hợp những
phương pháp sau:
- Tiến hành các hoạt động song phương giữa giáo viên và học sinh trong
quá trình thực hiện chuyên đề
- Phương pháp trao đổi, thảo luận, để học sinh tự nhận xét, sửa chữa bài
làm của nhau
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp giao vấn đề….
V. ĐỐI TƯỢNG, THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ
- Học sinh lớp 10
- Số tiết: 1

B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
3


I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Tên bài học: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Nội dung chính:
+ Hệ thống kiến thức về văn học dân gian Việt Nam
+ Thực hành trả lời câu hỏi về văn học dân gian Việt Nam
+ Củng cố, mở rộng về văn học dân gian
III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức về văn học dân gian

thông qua ôn tập, thực hành
- Về kĩ năng: Trả lời câu hỏi, hệ thống kiến thức
- Về thái độ:
+ Thái độ học tập nghiêm túc
+ Bồi đắp tình yêu và trách nhiệm bảo vệ, phat triển kho tàng Văn học dân gian
của dân tộc
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực nhận biết vấn đề (qua việc nhận diện yêu cầu của đề bài)
- Năng lực huy động kiến thức
- Năng lực đánh giá vấn đề
- Năng lực trả lời, phát biểu
- Năng lực giao tiếp, hợp tác (hình thành qua thảo luận, trình bày)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Mục tiêu: Tạo mâu thuẫn nhận thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh
Hình thức : chơi trò chơi, lấy ý kiến, trả lời trên phiếu học tập

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
4


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv tổ chức cho học sinh trò chơi Nhìn tranh gọi tên
tác phẩm nhằm kiểm tra kiến thức về VHDG VN của
các em.
Mỗi nhóm sẽ có 2 câu hỏi tương ứng với tranh
minh họa 2 tác phẩm. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là

10 giây (có đồng hồ bấm giờ)
- Gv phát phiếu học tập để kiểm tra nhanh kiến thức
của học sinh.
(phiếu học tập – phụ lục 1)
Gv dẫn dắt: Qua phần kiểm tra vừa rồi, có thể thấy
các em đều đã có những hiểu biết về VHDG VN. Tuy
nhiên, những gì các em vừa trả lời là rất ít so với
những gì các em đã được học và những gì các em đã
được học chỉ là một phần nhỏ của kho tàng VHDG
của dân tộc. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng hệ
thống lại những kiến thức đã học về VHDG để thấy rõ
điều đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs: suy nghĩ, trả lời, đánh giá bài làm trên phiếu học
tập của nhau dựa trên đáp án và thang điểm giáo viên
đưa ra.
- Gv: quan sát, giúp đỡ học sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Gv gọi Hs trả lời câu hỏi xem tranh
- Thống kê số học sinh đạt từ 8 điểm trở lên bằng hình
thức cho các em giơ tay
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ

- Kiểm tra kiến thức về
văn học dân gian của
học sinh, tạo tâm thế và
hứng thú cho học sinh

Hoạt động 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (ÔN TẬP) (25 phút)

Thao tác 1: Nội dung ôn tập
Mục tiêu: Giúp Hs hệ thống những kiến thức về thể loại của văn học dân gian
Việt Nam
Kĩ thuật dạy học: trao đổi nhóm, trả lời trên giấy A1, mảnh ghép
Hình thức : làm việc nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ: Trả lời trên giấy A1 phần lập bảng so sảnh I. Nội dung ôn tâp
về đặc trưng thể loại
Bảng so sánh thể
5


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
loại (phía dưới)
Giáo viên đưa ra yêu cầu của câu hỏi số 3 (có hình ảnh
minh họa trên giáo án ppt) và giao nhiệm vụ cho học
sinh
Thể
loại

Mục Hình
Nội
đích
thức lưu dung
sáng tác truyền phản
ánh

Kiểu
Đặc

nhân vật điểm
chính
nghệ
thuật

Sử thi
Truyề
n
thuyết
Cổ
tích
Truyệ
n cười
Ca
dao

- Nhóm 1 : Sử thi
- Nhóm 2: Truyền thuyết
- Nhóm 3: Truyện cổ tích
- Nhóm 4: Truyện cười
- Nhóm 5: ca dao
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs: suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời vào giấy A1 đã
chuẩn bị sẵn
- Gv: quan sát, giúp đỡ học sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ và chuẩn hóa kiến thức


6


Bảng so sánh thể loại
Mục
đích
sáng tác
Sử thi
Ghi lại cuộc
sống, ước mơ
phát
triển
cộng
đồng
của
người
Tây Nguyên
xưa.
Truyền
Thể hiện thái
thuyết
độ và cách
đánh giá của
nhân dân với
các sự kiện,
nhân vật lịch
sử.
Cổ tích
Thể hiện ước

mơ, khát vọng
của nhân dân
về một XH
công bằng, tốt
đẹp
Truyện cười
Mua vui, giải
trí;
châm
biếm
phê
phán xã hội.
Ca dao
Diễn tả đời
sống tâm hồn,
tư tưởng, tình
cảm
của
người
lao
động…

Hình thức LT Nội
dung
phản ánh
Hát , kể
Xã hội Tây
Nguyên
cổ
đại đang ở

thời công xã
thị tộc.

Kiểu
NV
chính
Người
anh
hùng đại diện
cho
cộng
đồng

Kể,
diễn Kể về các
xướng (lễ hội) nhân vật, sự
kiện có thật
nhưng được
khúc xạ qua
cốt truyện hư
cấu.
Kể
Xung đột xã
hội, cuộc đấu
tranh Thiện
-Ác

Nhân vật lịch
sử
được

truyền thuyết
hóa

Kể

Người có thói
hư tật xấu

Những điều
trái tự nhiên,
những thói hư
tật xấu.
Cuộc sống và
những phẩm
chất
của
người
lao
động

Hát

Những
người
hạnh…

Người
lao
động xưa …


Thao tác 2: Bài tập vận dụng
Mục tiêu: Giúp Hs củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập
Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, công não, phản hồi, mảnh ghép
7

con
bất


Hình thức : tổ chức trò chơi: trả lời câu hoit trắc nghiệm
Hoạt động của GV và HS
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1,3,4,5
Bước 1: Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- Gv đưa ra 5 gói câu hỏi cho
5 nhóm. Mỗi gói gồm 5 câu
hỏi trắc nghiệm để lựa chọn
các phương án. Các câu hỏi
được thiết kế dựa trên nội
dung các câu hỏi trong bài
tập 1,3,4,5 của SGK (có thay
đổi, bổ sung cho phù hợp)
(phụ lục 2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ
- Hs: suy nghĩ, trao đổi thảo
luận, trả lời
- Gv: quan sát, giúp đỡ học
sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm đứng
lên trả lời
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm
vụ, chốt lại kiến thức sau
mỗi phần

Nội dung cần đạt
II. Bài tập vận dụng
Bài tập 1,3,4,5
1. Bút pháp nghệ thuật quan trong nhất trong xây
dựng nhân vật sử thi là bút pháp lý tưởng hóa với
thủ pháp so sánh, phóng đại. Tác dụng: Tạo nên
những nhân vật có tầm vóc và vẻ đẹp lí tưởng đại
diện cho cộng đồng.
3. Sự vận động trong thái độ và tính cách của
nhân vật Tấm : từ hiền lành, cam chịu, yếu đuối,
thụ động đến mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt để
giành và giữ hạnh phúc. Qua đó thể hiện quan
niệm của nhân dân ta về hạnh phúc: Hạnh phúc
bền vững nhất phải do con người tự đấu tranh
giành lấy chứ không phải trông đợi vào sự giúp
đỡ bên ngoài.
4. Cái cười trong truyện cười được tạo nên từ
những mâu thuẫn trái tự nhiên và kết thúc bất
ngờ
5. Năm bài ca dao có motip thân em (có thể đưa
ra các câu ca dao khác)
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

- Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
- Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
- Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.

8


- Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Năm bài ca dao nói về nỗi nhớ trong tình yêu đôi
lứa (có thể đưa ra các câu ca dao khác)
- Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
- Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm
- Em ôm bó mạ xuống đồng,
Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai.
- Nhớ ai nên phải đi tìm
Chân đi thất thểu như chim tha mồi

Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Bước 1: Chuyển giao Bài tập 2

nhiệm vụ học tập
Giáo viên đưa ra yêu cầu Lập bảng nội dung của tác phẩm Truyện An
của câu hỏi số 2 về truyền Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Chi
Kết
Bài
thuyết An Dương Vương và Cốt lõi Bi
sự thật kịch
tiết
cục
học
Mị Châu – Trọng Thủy và
lịch sử được
hoang của bi rút ra
giao nhiệm vụ cho học sinh

đường kịch
Cốt
lõi
sự
thật
lịch
sử

Bi
kịch
được

cấu


Chi
tiết
hoang
đường
kì ảo

Kết
cục
của
bi
kịch

Bài
học
rút
ra

- Nhóm 1: Cốt lõi sự thật lịch
sử
- Nhóm 2: Bi kịch được hư

Cuộc
xung
đột
giữa
An
Dương
Vương

Triệu

Đà
thời
Âu
Lạc

cấu
Bi
kịch
tình
yêu
(lồng
vào bi
kich
gia
đình,
quốc
gia)

9

kì ảo
Thần
Kim
Quy,
lẫy nỏ
thần,
rùa
vàng
rẽ
nước

dẫn
An
Dương
Vương
xuống

Mất
tất cả:
Người
chết,
tình
tan,
nước
mất

Cần
cảnh
giác,
không
được
chủ
quan,
hài
hòa
cái
riêng
– cái
chung



cấu
- Nhóm 3: Những chi tiết
hoang đường kì ảo
- Nhóm 4: Kết cục của bi
kịch
- Nhóm 5: Bài học rút ra
Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ
- Hs: suy nghĩ, trao đổi thảo
luận, trả lời
- Các nhóm Hs nhận xét câu
trả lời
- Gv: quan sát, giúp đỡ học
sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm đứng
lên trả lời
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm
vụ, chuẩn hóa kiến thức

biển,
ngọc
trai –
giếng
nước)

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học viết
Kĩ thuật dạy học : thảo luận, công não, phản hồi

Hình thức : làm việc nhóm, phát biểu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên dẫn dắt: Trải qua hàng nghìn năm
tồn tại và phát triển, văn học dân gian đã có
mối quan hệ qua lại mật thiết và có ảnh
hưởng rất lớn tới văn học viết. Để thấy được
điều đó, chúng ta cùng theo dõi bài tập sau
(bài 6)
- Giáo viên đưa ra những câu thơ của văn
học viết mang đậm dấu ấn của văn học dân
gian và yêu cầu học sinh tìm các tác phẩm Vd 1: Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi
văn học dân gian có liên quan
VD1: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chàng.
chiếc, nửa soi dặm trường (Truyện Kiều –
- Vd2 : Những bài ca dao có mô
10


Nguyễn Du)
tip thân em
VD 2:
. Thân em vừ trắng lại vừa tròn (Hồ Xuân
Hương)
. Thân em như quả mít trên cây (Hồ Xuân
- Vd 3: Cổ tích, ca dao, truyền
Hương)
. Lặn lội thân cò khi quãng vắng (Tú Xương) thuyết

VD 3:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà
ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre
mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối
mặn
(Đất nước, trích Mặt đường khát vọng –
Nguyễn Khoa Điểm)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs: suy nghĩ, trao đổi
- Gv: quan sát, giúp đỡ học sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Học sinh trả lời
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ và đưa đáp án

Hoạt động 4 : VẬN DỤNG (7 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển năng lực đánh giá vấn đề
Kĩ thuật dạy học : Thảo luận, công não, phản hồi (Phút làm triết gia)
Hình thức : Làm việc theo cặp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu học sinh: Trong 1 phút hãy đưa ra
những nhận định về vai trò của văn học dân gian
đối với việc bồi đắp tâm hồn con người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs thảo luận theo cặp, ghi câu trả lời vào các mẩu

giấy có ghi sẵn tên nhóm mình
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả
11


- Học sinh dán câu trả lời lên bảng
- Gv quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- Giáo viên đọc câu trả lời của học sinh để các học
sinh cùng tham gia đánh giá
Hoạt động 5: MỞ RỘNG (thực hiện ở nhà)
(giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: 2 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm những tác phẩm văn
học dân gian lưu truyền ở địa phương mình
sinh sống
Mục tiêu: Giúp Hs hình thành kĩ năng và ý
thức sưu tầm những tác phẩm trong nhân dân
Hình thức : làm việc cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (1
phút)
- Gv yêu cầu mỗi hs tự tìm hiểu, sưu tầm
những câu chuyện, những bài ca dao lưu
truyền trong dân gian (chấp nhận cả những tác
phẩm dân gian đương đại)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (thực hiện ở
nhà)
- Hs: làm việc cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả
- Hs nộp lại sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ
Gv đánh giá kết quả thực hiện của học sinh

Nội dung cần đạt

- Sưu tầm những tác phẩm văn
học dân gian lưu truyền ở địa
phương.

- Chuyển một trích đoạn văn
Nhiệm vụ 2: Học sinh làm việc nhóm: chọn học dân gian thành hoạt cảnh
một trích đoạn trong các tác phẩm đã học để để trình diễn
dựng thành kịch
Mục tiêu: Giúp Hs phát triển kĩ năng đóng
kịch để diễn xướng tác phẩm văn học dân gian
Hình thức : làm việc nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (1
12


phút)
- Gv chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ
cho các nhóm: chuyển các văn bản truyện dân
gian thành hoạt cảnh để trình diễn
+ Nhóm 1: Chiến thắng Mtao – Mxây
+ Nhóm 2: Bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy
+ Nhóm 3: Truyện cổ tích Tấm Cám

+ Nhóm 4: Truyện cười Tam đại con gà
+ Nhóm 5: Truyện cười Nhưng nó phải bằng
hai mày
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (thực hiện ở
nhà)
- Hs làm việc nhóm ở nhà
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Hs nộp lại sản phẩm (video)
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ
Gv chấm bài và nhận xét kết quả
* Dặn dò (1 phút):
– Văn học dân gian là kho tàng văn hóa tinh thần vô giá của dân tộc ta, các em
hãy ra sức bảo vệ, giữ gìn và phát huy để kho tàng ấy ngày càng phát triển đẹp
đẽ hơn
- Văn học dân gian không ở đâu xa, văn học dân gian ở ngay quanh ta, trong câu
hát của mẹ, trong câu chuyện của bà. Hãy là chiếc cầu tiếp nối để văn học dân
gian được lưu truyền mãi mãi.

13


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cá nhân người viết chuyên đề này đã tiến hành thực nghiệm tại các lớp 10
do bản thân giảng dạy và thu được kết quả rất khả quan. Học sinh hứng thú học
tập, các nội dung ôn tập được tiến hành chủ yếu thông qua các hoạt động của
học sinh. Học sinh cùng lúc được ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nhất là kĩ
năng trình bày miệng, phát triển năng lực hợp tác, đồng thời nâng cao tinh thần
đoàn kết trong tập thể.
Những tiết học được thiết kế bằng các phương pháp, kĩ thuật hiện đại sẽ

phát huy ưu thế hơn khi kết hợp với các phương tiện dạy học như máy tính, máy
chiếu.
Các bước tiến hành tiết học này có giá trị tham khảo cao, có thể áp dụng
cho nhiều bài ôn tập khác.
Tuy nhiên, dạy Ngữ văn là công việc hết sức khó khăn, cần sự tâm huyết,
nhiệt tình và nghiêm túc của người giáo viên. Và dù tác giả đã rất cố gắng, nỗ
lực nhưng chuyên đề vẫn không thể tránh được sự thiết sót. Người viết rất mong
nhận được sự góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn thiện.

Phụ lục 1
14


PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa về VHDG
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ ………………….,
sản phẩm của quá trình sáng tác ……………………..nhằm mục đích phục vụ
trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Câu 2: Các đặc trưng của VHDG VN gồm:
……………………………………………………………………………………
Câu 3: Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?
……………………………………………………..
Câu 4: Nối ô nhóm thể loại với các thể loại tương ứng

Nhóm thể loại

Thể loại

Truyện dân gian


Thần thoại
Sử thi
Truyền thuyết

Thơ ca dân gian

Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Ca dao

Câu nói dân gian

Truyện thơ
Truyện cười
Câu đố

Sân khấu dân gian

Tục ngữ

Chèo

15


Câu 5: Đâu là giá trị của văn học dân gian? (chọn đáp án đúng)
A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người
C. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản

sắc riêng cho nền văn học dân tộc
D. Cả 3 đáp án trên

ĐÁP ÁN
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa về VHDG
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản
phẩm của quá trình sáng tác …tập thể..nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các
sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Câu 2: Các đặc trưng của VHDG VN gồm:
Tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành
Câu 3: Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?
………12
Câu 4
Nối ô nhóm thể loại với các thể loại tương ứng

Nhóm thể loại

Thể loại

Truyện dân gian

Thần thoại
Sử thi
Truyền thuyết

Thơ ca dân gian

Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn

16


Ca dao
Câu nói dân gian

Truyện thơ
Truyện cười
Câu đố

Sân khấu dân gian

Tục ngữ

Chèo

Câu 5: Đâu là giá trị của văn học dân gian? (chọn đáp án đúng)
A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người
C. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản
sắc riêng cho nền văn học dân tộc
D. Cả 3 đáp án trên

Phụ lục 2
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Nhóm 1
1. Đây là thể loại nào?
17



Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng để kể về một hoặc
nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
A. Thần thoại
B. Sử thi
c. Truyền thuyết
D. Truyện cổ tích
2. Nhận định nào sau đây không đúng về nhân vật sử thi?
A. Là nhân vật đại diện cho sức mạnh, lý tưởng, khát vọng của cả cộng đồng
B. Được xây dựng bằng bút pháp lý tưởng hóa với thủ pháp khoa trương, phóng
đại
C. Được tạo ra để thể hiện cho giấc mơ công lý của nhân dân ta
D. Có sự gắn bó sâu sắc với cộng đồng.
3. Thủ pháp quan trọng nhất khi xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi là
A. Thủ pháp so sánh, phóng đại
B. Thủ pháp tương phản, đối lập
C. Thủ pháp điển hình hóa
D. Thủ pháp đảo lộn trật tự thời gian
4. Ý nghĩa của thủ pháp so sánh, phóng đại trong xây dựng nhân vật anh
hùng sử thi?
A. Khiến cho nhân vật trở nên chân thực, sống động
B. Khiến nhân vật trở nên gần gũi
C. Mang đến cho nhân vật tầm vóc kì vĩ, lớn lao với vẻ đẹp lí tưởng
D. Mang đến cho nhân vật vẻ đẹp riêng, độc đáo.
5. Trong các nhân vật sau, đâu là nhân vật trong sử thi anh hùng
A. Xinh Nhã
B. Đăm Noi
C. Khinh Dú
D. Cả ba đáp án trên
18



Nhóm 2
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì là
A. những người nghèo khổ, bất hạnh, thấp cổ bé họng
B. những con vật được nhân cách hóa
C. những người thuộc tầng lớp trên
D. những chàng trai cô gái yêu nhau thắm thiết nhưng phải chia xa
Câu 2 : Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất giữa hai thể loại : truyền thuyết
và truyện cổ tích là gì?
A. Rất giàu kịch tính
B. Cùng có những yếu tố hoang đường, kì ảo
C. Thường kể về bi kịch của những nhân vật chính
D. Thường mở đầu bằng “ngày xửa, ngày xưa”
Câu 3
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm là cô gái như thế nào
A. Có số phận bất hạnh, mồ côi cha mẹ, bị mẹ con dì ghẻ hành hạ
B. Được thế lực siêu nhiên giúp đỡ, bênh vực
C. Có sức sống mạnh mẽ, đấu tranh đến cùng để bảo vệ hạnh phúc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4.
Theo em, yếu tố nào đóng vai trò quyết định thắng lợi cuối cùng trong hành
trình giành sự sống và hạnh phúc của Tấm?
A. Sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì
B. Sự bảo vệ của vua
C. Sự đông đúc của tuyến nhân vật thiện
D. Sức sống kiên cường, mạnh mẽ của Tấm
Câu 5
19



Qua hành trình giành, giữ hạnh phúc của Tấm, nhân dân ta muốn thể hiện
quan niệm gì?
A. Hạnh phúc là điều xa xỉ, khó lòng tìm thấy ở cõi đời này
B. Hạnh phúc chỉ bền vững khi con người chủ động đấu tranh giành lấy và bảo
vệ nó
C. Muốn có hạnh phúc phải nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác
D. Hạnh phúc chỉ thuộc về những người may mắn.
Nhóm 3
Câu 1
Đâu là yếu tố gây cười quan trọng nhất trong truyện cười dân gian?
A. Diễn biến truyện xoay quanh các mâu thuẫn trào phúng, kết thúc bất ngờ
B. Có nhiều từ ngữ gây cười
C. Xây dựng những chân dung biếm họa độc đáo
D. Miêu tả các tình huống nối tiếp nhau
Câu 2
Truyện cười Tam đại con gà phản ánh hiện tượng gì rất phổ biến hiện nay
của học sinh?
A. Khoe khoang
B. Liều lĩnh
C. Mê tín
D. Giấu dốt
Câu 3
Nhân vật thầy Lý trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày được giới thiệu
là người
A. nổi tiếng ăn của đút
B. nổi tiếng xử kiện giỏi
C. nổi tiếng thông minh
D. nổi tiếng công tâm
20



Câu 4
Đối tượng phê phán trong các truyện cười trào phúng là
A. các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.
B. thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân
C. Cả 2 đáp án A, B
D. những điều phi lí trong cuộc sống
Câu 5
Thể loại VHDG nào vừa có yếu tố tự sự vừa có yếu tố trữ tình (chọn đáp án
đúng)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện ngụ ngôn
C. Ca dao
D. Truyện thơ
Nhóm 4
Hãy điền những từ còn thiếu vào dấu …..
- Thân em như ………………..
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
A. chim trong lồng
B. hạc đầu đình
C. én trong bình
D. én giữa đình
- Thân em như…………………..
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
A. miếng quả khô
B. miếng cá khô
C. miếng thịt khô
D. miếng cau khô
- Thân em như …………………….

21


Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
A. giếng giữa làng
B. giếng giữa đàng
C. nước trong hang
D. giếng trong hang
- Thân em như ……………………..
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
A. ớt chín cây
B. nhót chín cây
C. ớt trên cây
D. ớt gãy cây
- Thân em như …………………….
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
A. trái xoài trên cây
B. quả chín trên cây
C. chiếc lá trên cây
D. quả mít trên cây
Nhóm 5
Trong dấu ……………là cụm từ nào?
- Nhớ ai ………………………….
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
A. em những khóc thầm
B. em những buồn rầu
C. em chỉ lặng câm
D. em ngồi trầm ngâm

- Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai
A. chỉ biết ngẩn ngơ
B. cứ mãi ngẩn ngơ
22


C. ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
D. hết ngẩn lại ngơ
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm
A. lòng mãi bồi hồi
B. lòng dạ bồi hồi
C. bổi hổi bồi hồi
D. em thấy bồi hồi
- Em ôm…………………………
Miệng hò tay cấy mà lòng nhớ ai.
A. thúng thóc ra đồng
B. một đóa hoa hồng
C. một đóa sen hồng
D. bó mạ xuống đồng
- Nhớ ai nên phải đi tìm
Chân đi …………… như chim tha mồi
A. thất thểu
B. tấp tểnh
C. lững đững
D. chầm chậm

Phụ lục 3
Một số hình ảnh thực nghiệm chuyên đề tại lới 10A8


23


24


25


×