Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chuyên đề:TRÀO LƯU CẢI CÁCH, DUY TÂN Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.75 KB, 23 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ………………….

CHUYÊN ĐỀ
TRÀO LƯU CẢI CÁCH, DUY TÂN Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

Tác giả chuyên đề
Chức vụ
Đơn vị
Bộ môn
Kiến thức
Đối tượng học sinh
Dự kiến số tiết dạy

: …………………
: Tổ trưởng chuyên môn
: Trường THPT ………………
: Lịch sử
: Bài 1, 3, 4
: lớp 11
: 2 tiết

Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2018

1


A. MỞ ĐẦU
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
nhân loại đang có những bước chuyển mình vĩ đại trong thế kỷ XXI. Quá trình toàn


cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục nước nhà trong việc đào tạo đội
ngũ lao động. Giáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Đây là
chìa khóa để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham
gia hội nhập quốc tế của đất nước. Thực hiện được điều đó, đổi mới giáo dục trung
học phổ thông đồng bộ và toàn diện đóng vai trò rất quan trọng.
Giáo dục phổ thông trong những năm qua đã khẳng định được vị trí và vai trò
của mình về trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức và kỹ năng của các lĩnh vực
khoa học cơ bản. Tuy nhiên hình thức, phương pháp tổ chức dạy học chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong bối cảnh xã hội mới. Do
đó đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học tế cần được chú trọng hơn nữa.
B. NỘI DUNG
I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Tiết 1: Cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản:
+ Hoàn cảnh lịch sử.
+ Nội dung cuộc duy tân.
+ Tính chất, ý nghĩa của cuộc duy tân và nguyên nhân thành công.
- Tiết 2: Cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc và cuộc cải cách ở Xiêm:
+ Hoàn cảnh lịch sử.
+ Nội dung cuộc duy tân.
+ Tính chất, ý nghĩa của cuộc duy tân và nguyên nhân thành công, thất bại.
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm.
II. Mục tiêu của chuyên đề
1. Về kiến thức
-Biết được hoàn cảnh lịch sử chung của châu Á nửa sau thế kỉ XIX và hoàn
cảnh cụ thểcủa các cuộc cải cách, duy tân.
- Trình bày được nội dung chính của các cuộc cải cách, duy tân.
- Học sinh rút ra được tính chất, ý nghĩa của các cuộc cải cách, duy tân.
- Giải thích được nguyên nhân thành công (thất bại) của các cải cách, duy tân.
- So sánh được những điểm chung, điểm khác nhau giữa các cuộc cải cách duy tân.

2


- Ảnh hưởng của các cuộc cải cách duy tân đến Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Tư tưởng, thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và vai tròcác cuộc cải cách, duy
tân trong lịch sử.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng thế giới.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
- Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn
đặc trưng lịch sử của từng sự kiện
4. Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học; sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung
chuyên đề: Lược đồ, sơ đồ, bảng hệ thống lịch sử
+ Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá
+ Hình thành năng lực nhận thức, tự học, nghiên cứu và đánh giá liên hệ, vận
dụng thực tiễn
III. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Hình thức:dạy học trên lớp.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Đàm thoại.
+ Làm việc nhóm.
+ Đóng vai.
+ Thuyết trình.

IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh, máy in.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Phấn, bảng bút, giáo án word.
- Một số thông tin bổ trợ cho chuyên đề.
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
3


- Các tài liệu, thông tin cần thiết để giới thiệu cho học sinh; giấy A0, phiếu học tập.
- Các phiếu phục vụ cho học tập theo dự án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Máy tính.
Giấy A4, A0, thước kẻ, bút, giấy màu, băng dính, bút màu...
- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học: tranh ảnh, sơ đồ minh họa.
V. Thiết kế các hoạt động dạy học
Tiết 1: DUY TÂN MINH TRỊ Ở NHẬT BẢN
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2 phút)
a) Giáocho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

4


- Các hình ảnh trên giúp các em liên tưởng đến quốc gia và sự kiện lịch sử nào
trên thế giới?
- HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị (12 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản trước năm 1868.

- Phân tích được 2 con đường lựa chọn của Nhật Bản thời kì đó.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích .
2. Phương thức
- Phương pháp: Thuyết trình
- Hoạt động nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung chính

1. Tình hình Nhật Bản trước năm
5

Thờ
i
gian
1


GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoạt
động theo nhóm (đã chuẩn bị trước
sản phẩm ở nhà)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình chính
trị.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình kinh
tế.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình xã hội.


1868 (hoàn cảnh lịch sử)

phút

b) HS thực hiện theo nhóm
vàchuẩn bị báo cáo kết quả của
nhóm.
Trong quá trình thực hiện GV quan
sát và hỗ trợ nhiệm vụ học tập cho
phù hợp với đối tượng HS.

1p

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
đại diện các nhóm báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng
nghe và bổ sung thảo luận thêm.

5p

d) GV nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS và chốt kiến thức.

5p
* Chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là
quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị
trí tối cao nhưng quyền hành thực tế
thuộc về Tướng quân – Sôgun ở Mạc

Phủ.
- Dưới sự thống trị của chế độ Mạc
Phủ chế độ phong kiến ở Nhật Bản
lâm vào khủng hoảng suy yếu.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu, duy trì phương
thức bóc lột phong kiến.
- Công nghiệp: những mầm mống kinh tế
6


tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Xã hội:
- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
- Giai cấp tư sản ngày càng trưởng
thành và có thế lực về kinh tế song
không có quyền lực về chính trị.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy
yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm
cách xâm nhập.
- Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật
Bản phải lựa chọn một trong hai con
đường: hoặc là tiếp tục duy trì chế
độ phong kiến hoặc là tiến hành cải
cách, duy tân đưa Nhật Bản phát
triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung cuộc Duy tân Minh Trị (14 phút)
1. Mục tiêu

- Trình bày được nội dung duy tân trong từng lĩnh vực.
- Nhận xét được các nội dung duy tân..
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

a) GV giao nhiệm vụ cho học sinh
GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1 : Tìm hiểu nội dung cải cách
chính trị và nêu nhận xét chung.
- Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung cải cách
kinh tế và nêu nhận xét.

Thời gian
1p

7


- Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung cải cách
văn hóa, giáo dục và nêu nhận xét.
- Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung cải cách
quân sự giáo dục và nêu nhận xét.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện theo nhóm và chuẩn bị báo cáo

GV, trao đổi với cả lớp về kết quả đạt
được.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát
và hỗ trợ nhiệm vụ học tập cho phù
hợp với đối tượng HS.

3p

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp. Gọi các
nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung
thảo luận thêm.

5p

d) GV nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS và chốt kiến thức.

2. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị

5p

Bảng niên biểu tổng kết
Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị
Chính trị

Kinh tế

Văn hóa, giáo dục


- Tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ lập chính phủ mới theo kiểu
châu Âu có đại biểu của quý tộc và tư sản tham gia.
- Ban hành bản Hiến Pháp năm 1889 quy định thể chế quân
chủ lập hiến.
-Thống nhất thị trường, tiền tệ.
- Cho phép mua bán ruộng đất.
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; xây dựng cơ
sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
-Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung
khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
- Cử HS giỏi đi du học phương Tây...
- Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây
8


Quân sự

- Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; phát triển công nghiệp
đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia
quân sự nước ngoài huấn luyện cho quân đội Nhật Bản.

Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (10 phút)
1. Mục tiêu
- Rút ra được tính chất và của cuộc duy tân Minh Trị.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích .
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung chính

Thời
gian

GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Sau khi theo dõi đoạn phim tư liệu
em hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Tính chất của cuộc duy tân Minh Trị?
- Ý nghĩa lịch sử?

3p

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
các nhóm báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và
bổ sung thảo luận thêm.

3p

d) GV nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS và chốt kiến
thức.

3. Tính chất, ý nghĩa của Duy tân
Minh Trị

* Tính chất và ý nghĩa
- Tính chất: Duy tân Minh Trị mang
tính chất của một cuộc cách mạng
tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa:
+ Tạo nên những biến đổi sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa
9

4p


như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản
phát triển ở Nhật, đưa Nhật Bản trở
thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á.
Hoạt động 5: Luyện tập (2 phút)
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Phân tích hoàn cảnh của cuộc cải cách duy tân.
- Giải thích tính chất và ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị.
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học
ở nhà.
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 6: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể thực tiễn.

2. Nội dung
GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ và vận dụng:
- Tại sao cuộc duy tân Minh Trị thành công?
- Tác động của cuộc duy tân Minh Trị đối với phong trào cách mạng Việt Nam
trong thời kì này.
3. Đánh giá: GV khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

10


TIẾT 2: CẢI CÁCH, DUY TÂN Ở TRUNG QUỐC VÀ XIÊM.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2 phút)
a) GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

Lương Khải Siêu

Vua Rama V

- Các hình ảnh trên giúp các em liên tưởng đến những kiện lịch sử nào trên thế giới?
- HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (10 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được được tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX
- Trình bày được nội dung chính của cuộc duy tân.
- Giải thích được ngyên nhân thất bại.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích .
2. Phương thức
- Phương pháp: Thuyết trình
11



- Hoạt động nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoạt
động theo nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình Trung
Quốc cuối thế kỉ XIX.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung chính
của cuộc Duy tân.
+ Nhóm 3: Nguyên nhân thất bại của
cuộc Duy tân.

Nội dung chính

1. Cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung
Quốc

Thờ
i
gian
1p

b) HS thực hiện theo nhóm và
chuẩn bị báo cáo kết quả của nhóm.
Trong quá trình thực hiện GV quan
sát và hỗ trợ nhiệm vụ học tập cho

phù hợp với đối tượng HS.

2p

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
đại diện các nhóm báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng
nghe và bổ sung thảo luận thêm.

3p

d) GV nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS chốt kiến thức
theo bảng niên biểu.

4p

Bảng niên biểu tổng kết
Cuộc duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc
- Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại Mãn Thanh lâm
Hoàn cảnh lịch sử vào khủng hoảng, suy yếu.
12


- Các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc.
- Một số sĩ phu tiến bộ chủ trương tiến hành cải cách để cứu
vãn tình thế.
Nội dung duy tân


Kết quả và nguyên
nhân thất bại

- Xây dựng chế độ quân chủ Lập Hiến.
- Đề nghị phát triển các ngành công thương nghiệp.
- Đề nghị xây dựng quân đội theo kiểu phương Tây.
- Chủ trương thay đổi nội dung giáo dục, chú trọng các môn
khoa học, kĩ thuật, xóa bỏ nếp dạy cũ.
- Cuộc vận động Duy tân nhanh chóng thất bại.
- Nguyên nhân thất bại là do:
+ Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan
lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng mới nhưng không đi vào
nhân dân lao động, không động viên và không muốn dùng lực
lượng nhân dân làm hậu thuẫn.
+ Vấp phải sự chống cự mạnh mẽ của phái thủ cựu
trong triều đình do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cải cách ở Xiêm (10 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Xiêm cuối thế kỉ XIX
- Trình bày được nội dung chính của cuộc cải cách.
- Giải thích được nguyên nhân thành công.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích .
2. Phương thức
- Phương pháp: Thuyết trình
- Hoạt động nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học
sinh


Nội dung chính

2. Cuộc cải cách ở Xiêm
GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoạt
động theo nhóm ( HS chuẩn bị
trước sản phẩm ở nhà)
13

Thờ
i
gian
1p


+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình Xiêm
cuối thế kỉ XIX.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung chính
của cuộc cải cách.
+ Nhóm 3: Nguyên nhân thất bại
thành công của cuộc cải cách.
b) HS thực hiện theo nhóm và
chuẩn bị báo cáo kết quả của nhóm.

1p

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi
đại diện các nhóm báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng

nghe và bổ sung thảo luận thêm.

4p

d) GV nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS chốt kiến thức
theo bảng niên biểu.

4p

Bảng niên biểu tổng kết
Cuộc cải cách ở Xiêm
- Đến giữa XIX, Xiêm vẫn là một nước phong kiến dưới thời
Hoàn cảnh lịch sử triều đại Ra-ma theo đuổi chính sách đóng cửa.
- Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của chủ nghĩa tư bản
Phương Tây, nhất là Anh, Pháp.
- Từ thời vua Ra-ma IV (1851-1868) đã chủ trương mở cửa
buôn bán với bên ngoài và đến thời vua Ra-ma V tiếp tục thực
hiện cải cách.
Nội dung cải cách

- Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho
nông dân, giảm nhẹ thuế ruộng.
- Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
- Từ năm 1892 tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu
các nước phương Tây về hành chính (vua vẫn đứng đầu, có
quyền lực tối cao; Hội đồng nhà nước khởi thảo pháp luật;
Chính phủ được thành lập nắm quyền hành pháp), về quân sự,
giáo dục…
-Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí

14


nước đệm giữa hai nước Anh, Pháp để giữ chủ quyền.
Kết quả và nguyên
nhân thành công

- Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển,
Xiêm giữ được độc lập tuy vẫn lệ thuộc về chính trị, kinh tế
vào Anh và Pháp.
- Do cuộc cải cách được tiến hành từ trên xuống, vua là người
khởi xướng duy tân đồng thời nắm quyền chính trị; chủ
trương cải cách nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng
lớp nhân dân; Chính sách cải cách đúng đắn phù hợp với yêu
cầu phát triển của xã hội và nguyện vọng của nhân dân nên
cải cách đã thành công.

Hoạt động 5: Luyện tập ( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Những nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?
- Từ kiến thức đã học em hãy nêu hoàn cảnh lịch sử chung của các nước Châu
Á cuối thế kỉ XIX?
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học
ở nhà.
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 6: Vận dụng (8 phút)

1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể thực tiễn.
2. Nội dung
GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ và vận dụng:
- Tại sao cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm thành công còn
cải cách, duy tân ở Trung Quốc và Việt Nam thất bại?
- Tác động của cuộc cải cách, duy tân đối với phong trào cách mạng Việt Nam
trong thời kì này.
- Từ thành công và thất bại của các cuộc cải cách trên em hãy rút ra những bài
học kinh nghiệm để cải cách duy tân được thành công.
15


3. Đánh giá: GV khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
C. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi, bài tập về kiểm
tra, đánh giá.
I. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong
chuyên đề
Nội
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
dung
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
( Mô tả yêu cầu
thấp
( Mô tả yêu cầu
cần đạt)
( Mô tả
cần đạt)

yêu cầu
cần đạt)
- Nêu được những nét nổi Lí giải được tại Nhận xét Từ cuộc Duy tân
Cuộc bật về tình hình kinh tế, sao cuộc Duy tân chung
Minh trị ở Nhật
Duy
chính trị xã hội những năm Minh trị có ý được về Bản, rút ra bài
tân
đầu thế kỉ XIX đến trước nghĩa như một cuộc duy học cho cuộc cải
Minh năm 1868.
cuộc cách mạng tân Minh cách đất nước ở
Trị
- Nêu được nội dung cơ bản tư sản không triệt Trị.
các nước châu Á
của cuộc Duy tân Minh trị. để.
giai đoạn này.
- Nêu được ý nghĩa của
cuộc Duy tân Minh trị.
- Nêu được tình hình Trung - Giải thích
- Liên hệ được
Cuộc quốc cuối thế kỉ XIX.
được
ngyên
ảnh hưởng của
Duy
-Trình bày được nội dung nhân thất bại.
cuộc vận động
tân
chính của cuộc duy tân.
Duy tân đến Việt

Mậu
Nam.
Tuất
- Nêu được tình hình Xiêm Lí giải được tại sao
Rút ra được
Cuộc cuối thế kỉ XIX.
cuộc cải cách có ý
những điều kiện
cải
-Trình bày được nội dung nghĩa như một
cần thiết để cải
cách ở chính của cuộc cải cách.
cuộc cách mạng tư
cách, duy tân
Xiêm
sản không triệt để.
thành công.
II. Hệ thống câu hỏi, bài tập
1. Mục tiêu
- Học sinh củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức bài học để giải quyết
những vấn đề của bản thân và thực tiễn cuộc sống.
2. Phương pháp
Giáo viên giao bài tập về nhà: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm và tự luận
2.1 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới.
16


B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 2: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , lực lượng xã hội nào được đề cao?
A. Tư sản.
B. Địa chủ.
C. Quý tộc.
D. Quý tộc tư sản hóa.
Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm thuộc về?
A. Thiên Hoàng.

B. Tư sản.

C. Tướng quân.

D. Thủ tướng.

Câu 4: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa
thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 5: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 6: Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.


B. Tư sản.

C. Quý tộc phong kiến.

D. Địa chủ.

Câu 7: Trong Hiến pháp mới năm 1889, thể chế chính trị của Nhật Bản là
17


A. Cộng hòa.
C. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.
D. Liên bang.

Câu 8: Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân không được phép mua bản ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
Câu 9: Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A.Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
Câu 10: Nguyên nhân khách quan chung đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật
Bản và cải cách ở Xiêm là gì?
A. Đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.
B. Sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.

C. Mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.
D. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của cuộc duy tân minh Trị ở Nhật
Bản cuối thế kỉ XIX là
A. thế lực phong kiến còn mạnh và mong muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Thiên hoàng có vị trí tối cao nắm quyền hành.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến?
A. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết.
B. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu 1901.
C. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
D. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
Câu 13: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến các quốc gia châu Á bị chủ nghĩa
thực dân xâm lược?
A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
18


B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
D. Kinh tế của các nước châu Á đang phát triển.
Câu 14: Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX?
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây.
C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân.
D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
Câu 15: Vì sao trong điều kiện các nước Châu Á, Xiêm vẫn giữ được độc lập chính trị?
A.Vua Rama IV, V tiến hành những cải cách tiến bộ, ngoại giao khôn khéo.

B. Xiêm duy trì chính sách cai trị bảo thủ.
C. Xiêm thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.
D. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho Anh, Pháp để giữ vững độc lập.
Câu 16: Giữa thế kỉ XIX các nước châu Á tồn tại dưới chế độ nào?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Phong kiến.
C. Tư bản.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là
A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.
B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.
C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.
D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa
các nước đế quốc.
Câu 18: Chính sách cải cách của Rama V (1892) có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của
Xiêm?
A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây.
B. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua.
C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.
D. Phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 19: Từ thực tế bị xâm lược giữa thế kỉ XIX, Việt Nam cần rút ra bài học gì trong
việc giữ và bảo vệ độc lập trong giai đoạn hiện nay?
A. Tìm kiếm đồng minh hậu thuẫn.
B. Duy trì chính sác cai trị cũ.
C. Dựa vào Pháp để giữ độc lập.
D. Cần tiến hành cải cách, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
19


Câu 20: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một

nước thuộc địa là
A. có đồng minh hậu thuẫn.
B. duy trì chế độ phong kiến.
C. cải cách, duy tân đất nước.
D. cử người học tập nước ngoài.
2.1 Câu hỏi tự luận
Câu 1. Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị ý
nghĩa của những cải cách đó?
- Gợi ý trả lời:
- Nội dung duy tân Minh Trị
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến
pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện
chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa
học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Ý nghĩa, vai trò của cải cách:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa
như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành
nước đế quốc hùng mạnh ở châu Á.
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải
cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản
thành công?
- Gợi ý trả lời:
a. Những cải cách ở Trung Quốc – Nhật Bản.
- Ở Trung Quốc là cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất năm 1898. Ở Nhật Bản là
cuộc Duy tân Minh Trị (từ năm 1868).

b. Tại sao
- Cải cách ở Nhật Bản thành công là vì: được sự hậu thuẫn của các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp quí tộc Đai-my-ô và tầng lớp Sa-mu-rai. Người tiến
hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là người có tư
tưởng Duy tân tiến bộ.
20


- Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì: vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái
thủ cựu. Vua Quang Tự không có thực quyền. Phong trào phát triển chủ yếu trong
tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào quần
chúng nhân dân.
Câu 3. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á
vẫn giữ được nền độc lậptương đối về chính trị?
- Gợi ý trả lời:
1. Bối cảnh lịch sử:
- Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập, theo đuổi chính sách đóng cửa.
- Giữa thế kỉ XX, đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma
(Mông Kút ở ngôi từ 1851 - 1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
- Ra-ma V (Chu-la-long con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính
sách cải cách.
2. Nội dung cải cách:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu, nhà nước giảm nhẹ thuế
ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công, thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng
nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

+ Giúp việc cho Hội đồng nhà nước (Nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo hướng khuôn mẫu phương
Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo "ngoại giao cây tre”.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa hai thế lực Anh - Pháp để lựa chiều có lợi.
3.Ý nghĩa:
- Giải phóng một phần sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
- Mở đường cho nền kinh tế TBCN có điều kiện phát triển ở Xiêm.
21


- Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện một đường lối cải cách,
chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa, giữ được độc lập.
- Tính chất: Cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 4. Những nét chung về hoàn cảnh lịch sử của các nước châu Á cuối
thế kỉ XIX? Những thách thức lịch sử nào đặt ra cho các nước Châu Á lúc đó?
- Gợi ý trả lời:
a. Hoàn cảnh lịch sử chung của các nước châu Á cuối thế kỉ XIX
- Duy trì chế độ phong kiến, lâm vào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
- Các nước đều đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
b. Những thách thức lịch sử nào đặt ra cho các nước Châu Á
- Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài và trong bối cảnh
chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng, các nước châu Á đứng trước
những thách thức lịch sử:
+ Hoặc là tiến hành cải cách để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ở trong
nước, mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn độc lập, chủ quyền.

+ Hoặc là chìm đắm trong chính sách bảo thủ và tự cô lập nhằm cố gắng duy
trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu.
Câu 5. Từ sự thất bại của cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc, sự thành
công của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, theo em 1 cuộc cải cách muốn thành
công phải dựa vào yếu tố nào và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam hiện
nay trong công cuộc Đổi mới đất nước.
* Gợi ý trả lời:
- Điều kiện cần và đủ cho một cuộc cải cách xã hội thành công:
+ Nội dung cải cách phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đáp ứng đúng
nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
+ Biện pháp cải cách phải được tiến hành đồng bộ, có sự đồng nhất từ trên
xuống dưới, từ chính quyền đến nhân dân; cần loại bỏ tư tưởng bảo thủ, sợ thay đổi,
cố chấp của lực lượng thủ cựu.
+ Phải tạo cơ sở kinh tế và xã hội vững chắc để tiến hành cải cách.
- Bài học kinh nghiệm:
- Cần phát triển kinh tế để ổn định chính trị, xã hội và xây dựng nền quốc phòng mạnh.
- Coi trọng giáo dục, đào tạo nhân tố con người coi đó là chìa khóa của sự thành công.

22


23



×