Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

BÀI GIẢNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 196 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................. 1
4.2. Các vùng du lịch Việt Nam.....................................................................................3
+ Ngắm hoa đỗ quyên vào mùa hoa đỗ quyên nở (Quý I, II tại Vườn Quốc gia Hoàng
Liên (Sa Pa- Lào Cai); rừng già Y Tý (Bát Xát - Lào Cai); Mộc Châu - Sơn La..........34
+ Chương trình du lịch chuyên đề Hoa tam giác mạch tháng 10: tại tỉnh Hà Giang kết
hợp tham quan tại Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) kết nối với các huyện
Bắc Hà, Si Ma Cai (Lào Cai).......................................................................................34
+ Chương trình du lịch Xuân về trên thảo nguyên tại cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ tỉnh Sơn La: Tổ chức các tour tham quan vào mùa xuân gắn với các hoạt động lễ hội
văn hóa vùng cao và tham quan các sản phẩm du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia Mộc
Châu............................................................................................................................. 34
- Thác Đray sap................................................................................................................ 158
- Hùng vĩ thác Gia Long...................................................................................................158

1


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH
1. Điểm du lịch
1.1. Khái niệm
“Điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung một loại tài nguyên du
lịch (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt
phục vụ du lịch hay kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ” (Nguyễn Minh Tuệ).
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du
lịch” (Điều 3, Luật Du lịch VN 2017).
1.2. Phân loại

1.3. Điều kiện công nhận điểm du lịch
a. Điều kiện công nhận điểm du lịch quốc gia
- Có TNDL đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít


nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm.
b. Điều kiện công nhận điểm du lịch địa phương
- Có TNDL hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm.
2. Tuyến du lịch
2.1. Khái niệm
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch
vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không.
2.2. Phân loại
- Tuyến du lịch nội vùng: là lộ trình kết nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch
trong một vùng du lịch, thực hiện việc tổ chức du lịch nội vùng đơn giản về phương tiện di
chuyển, cách tổ chức, mối quan hệ.
- Tuyến liên vùng: là lộ trình nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch của những
vùng khác nhau, việc tổ chức du lịch trong tuyến liên vùng phúc tạp hơn tuyến nội vùng, có

2


thể phải sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và phải đi lại theo lộ trình khác nhau và
phải đặt ra nhiều mối quan hệ khác nhau.
Tuyến du lịch này dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng quy mô và những yếu tố cấu
thành nên nó.
2.3. Điều kiện công nhận tuyến du lịch
a. Điều kiện công nhận tuyến du lịch quốc gia
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia,
có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch
dọc theo tuyến.

b. Điều kiện công nhận tuyến du lịch địa phương:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch
dọc theo tuyến.
2.4. Tầm quan trọng của tuyến du lịch trong kinh doanh du lịch
Tuyến, điểm du lịch đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của kinh
doanh du lịch. Bởi vì du lịch là ngành kinh tế mang tính định hướng tài nguyên rõ nét, mà
TNDL là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch - nơi
diễn ra các hoạt động du lịch.
3. Vai trò của việc nắm rõ hệ thống tuyến, điểm DLVN đối với người làm du lịch
- HDV sẽ rất tự tin khi hướng dẫn khách tham quan.
- Các chương trình tham quan hợp lý về mặt không gian lẫn thời gian.
- Trong quá trình hướng dẫn khách theo chương trình sẽ không có những thiếu sót
hay thể hiện thiếu chuyên nghiệp làm cho khách thấy hài lòng và tin tưởng hơn người HDV
du lịch.
- Đem lại sự thành công không chỉ đối với bản thân của HDV mà còn nâng cao uy
tín của công ty kinh doanh lữ hành.
4. Phân vùng du lịch Việt Nam
Các vùng du lịch Việt Nam là tiêu chí phân vùng trên cơ sở tuyến hay điểm du lịch
và dựa trên sự liên kết những điểm tương đồng hay các điểm du lịch. Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 chia ra 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược
đến năm 2010, các vùng du lịch gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ,
vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ
4.1. Các tiêu chí phân vùng du lịch
- Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.
- Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội
truyền thống.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình
quân đầu người.

- Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ
thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.

4.2. Các vùng du lịch Việt Nam

3


- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
- Vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vùng Du lịch Tây Nguyên.
- Vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

4


5


6


CHƯƠNG 2. TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH CỦA VÙNG TRUNG DU
VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1. Khái quát vùng
Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào
Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

Vùng này có 5 trọng điểm du lịch:
- Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di
tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
- Lào Cai: gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và
vườn quốc gia Hoàng Liên.
- Phú Thọ: gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch
hồ Thác Bà.
- Thái Nguyên - Lạng Sơn: gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào,
khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
- Hà Giang: gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh
quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…
Địa hình: Vùng có địa hình núi cao, hiểm trở nhất cả nước, hướng núi chủ yếu là Tây
Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung, có dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng cao
3.143m - cao nhất bán đảo Đông Dương, có hệ thống núi đá vôi từ Hòa Bình đến Thanh
Hóa. Vùng có lịch sử kiến tạo cổ, được nâng lên vào cuối đại Tân sinh.
Thủy văn: Hệ thống sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), Sông Bằng (Cao Bằng) chảy theo
hướng Đông - Tây đổ sang Trung Quốc. Vùng có nhiều hồ lớn: hồ Ba Bể, hồ Hòa Bình, hồ
Núi Cốc, hồ Thác Bà …
2. Các điểm du lịch tiêu biểu
2.1. Các điểm tham quan du lịch ở Thái Nguyên
- Hồ núi Cốc
Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây
là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn
với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được nhắc đến nhiều
khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 được tổ chức ở Thái Nguyên. Hồ nằm cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua những nương
chè Tân Cương, đi hết những rừng cây liên tiếp nối nhau, sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước
mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái mà chỉ nhắc đến tên đã đầy chất huyền thoại .
Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm
1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích:

+ Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha.
+ Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh.
+ Giảm nhẹ lũ sông Cầu.
+ Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường.
Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89
hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài
dê, đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng
Ngàn. Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt
động dịch vụ vui chơi, giải trí, thăm quan và nghỉ dưỡng như:

7


+ Du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo.
+ Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng
Cốc - nàng Công).
+ Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.
Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao
cấp... Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ tham quan hấp dẫn cho du
khách trong và ngoài nước. Bên cạnh núi Cốc, sông Công, núi Văn, núi Võ, núi Quần
Ngựa, nơi đây là chỗ tướng quân Lam Sơn Lưu Nhân Chú luyện binh, tích trữ lương thảo,
lấy núi Văn, núi Võ kề bên làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để góp phần vào
chiến thắng Chi Lăng năm 1427.
- Động Phượng Hoàng
Cảnh đẹp mê hồn thiên tạo lại ẩn mình triệu năm trong lòng mạch núi đá vôi cao
ngất đỉnh vờn mây trắng, sườn núi được bao phủ trùng điệp mầu xanh vĩnh cửu của rừng
già - một khu rừng đặc dụng hiếm hoi, nhiều gỗ quý và muông thú, thuộc xã Phú Thượng,
huyện Võ Nhai. Nay du lịch mở mang, đường từ huyện lỵ lên danh thắng được mở rộng
thay đường mòn, đã phẳng phiu, thuận tiện cho khách đến thăm. Tuy thế, chặng đầu du
ngoạn suối, hang, khách vẫn được hưởng cái thú leo núi trên đường đá dốc vừa sức người

leo, nhưng lại có được cảm giác chinh phục núi non hiểm trở, bởi những đoạn khuất khúc,
quanh co, đôi chỗ lởm chởm bãi đá tai mèo. Vừa thấm mệt, thì được đền bù khi một vòm
hang bên trong sâu thăm thẳm chứa nhiều bí ẩn, "treo" trên vách núi như là đón đợi, bất
chợt hiện ra. Hang Phượng Hoàng thật rộng, yên tĩnh và rượi mát, mà không tối và ẩm thấp
do được ánh ngày từ hai cửa hang chiếu sáng. Vì thế không khí trong lành và khách có thể
thỏa thuê ngắm nhìn thật kỹ cơ man là tác phẩm tạo hình thạch nhũ sống động mà huyền ảo
của tạo hóa treo bày trên trần vòm hang từ thuở hoang sơ. Này là đàn voi ngộ nghĩnh quây
quần chầu vào một "mâm" nhũ đá giống như bầy con chực chầu vú mẹ. Này là đàn sư tử no
nê hứng chí đang ham đùa giỡn múa may thì hóa đá. Này là tượng mẹ bồng con triệu năm
ngóng đợi điều gì vĩnh cửu. Đoàn vũ nữ người thì đang phô diễn thân hình thiên nhiên mềm
mại, người thì còn như ẩn trong cánh màn sắp bước ra múa lượn, trong vũ điệu như là
không có bắt đầu và cũng không bao giờ dứt của một thế giới huyền ảo mà con người chưa
biết tới. Và đây nữa, cây bút khổng lồ hình ngọn tháp vươn ra, có cảm giác bên trong chứa
đựng cả một kho mật mã của các thiên hà, thiên nhiên ban tặng cho xứ sở này nhưng triệu
năm rồi cây bút còn nằm trên giá... Trong cảm giác lâng lâng như đang bay, mơ hồ xao
động một ý niệm rằng Phượng Hoàng cũng như biết bao vòm hang hoang sơ triền miên nhũ
đá với vô vàn hình thù kỳ dị trên đất nước ta, vẻ như là chứng tích những cuộc triển lãm cao
siêu bất tận mang thông điệp kỳ bí của thiên nhiên.
- Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng, có
nhiều cây cổ thụ. Bảo tàng đã trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật là di sản văn hoá truyền
thống của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng có tổng diện tích 28.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày,
kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác. Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị
tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam.
Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, mỗi phòng sử dụng gần 2.000 đồ vật gồm các đơn
vị hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khoa học bổ trợ.
- Phòng mở đầu: khái quát đặc trưng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
- Phòng Việt - Mường gồm dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt.


8


- Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.
- Phòng Mông - Dao và nhóm Nam Á khác gồm dân tộc: H'Mông, Dao, Pà Thẻn, La
Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
- Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc: Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu,
Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M-Nông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Giẻ Triêng,
Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm.
- Phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Ô-Pô-li-nê-di gồm các dân tộc: Hoa, Ngái, Sán
Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru.
Ngoài ra, bảo tàng còn có một khu trưng bày ngoài trời hấp dẫn. Bảo tàng đã thu hút
nhiều du khách trong nước, ngoài nước và kiều bào đến thăm quan, tìm hiểu bản sắc văn
hoá các dân tộc Việt Nam.
2.2. Các điểm tham quan ở Bắc Kạn
- VQG Ba Bể
Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của
Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba
Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ
tướng Chính phủ.
Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Nó nằm trên địa bàn 5 xã
Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn. Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía bắc. Vườn
có diện tích 7.610 ha (30 km²), trong đó:
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha.
- Khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha.
- Khu dịch vụ hành chính 301,4 ha.
Vườn có độ cao so với mực nước biển là từ 150 m đến 1.098 m. Ở phía tây nam của
vườn có dãy núi Phia Boóc, có các điểm cao từ 1.505 m đến 1.527 m.

Vườn có một số loài quý hiếm như gấu ngựa, báo lửa, báo hoa mai. Hai loài đặc hữu
của vùng này là cầy vằn (Hemigalus owstoni) và voọc đen (Presbytis francoisi). Cà đác, tức
voọc mũi hếch Bắc Bộ nay không còn tìm thấy ở Ba Bể nữa nhưng ở Khu bảo tồn Na Hang
gần đó vẫn còn một nhóm.
2.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Cao Bằng
- Di tích Pác Bó
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt
- Trung, cách thị xã Cao Bằng hơn 40 km. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu
nguồn”, Pác Bó cũng là “đầu nguồn” của cách mạng Việt Nam.
Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc
đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm
1941-1945. Đây là nơi đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm
đường cứu nước. Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo
phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương
lần thứ VIII (từ 10 đến 19-5-1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
và thành lập Mặt trận Việt Minh; là nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan
tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập
Đội du kích Pác Bó.
Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12-1944, tại Nà Sác, Người đã
ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội
9


nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thăm lại Pác Bó. Pác Bó có nhiều di tích lịch sử quý giá về Người: núi Các Mác, suối
Lênin, hang Cốc Bó, lán Khuổi Nậm, …Khu di tích lịch sử Pác Bó được Bộ Văn hoá Thông
tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa theo Quyết định số 09 VH/QĐ, ngày 21-2-1975.
- Thác Bản Dốc
Thác Bản Giốc ở về hướng Ðông Bắc phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên
sông Qui Xuân (hay Qui Thuận, Quây Sơn). Sông Qui Xuân bắt nguồn từ vùng núi đồi ở

phủ Trấn An hay Thiên Bảo (Vân Nam), chảy vào Việt Nam; theo các biên bản phân giới
Pháp Thanh 1894; tại ải Lung (cột mốc 81), chảy lại sang Tàu ở khoảng cột mốc số 50 đến
52. Từ cột mốc 50 cho đến cột mốc 52, đường biên giới hai nước Việt Nam và Trung Hoa là
đường trung tuyến sông Qui Xuân.Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm. Theo tài
liệu của Cdt Famin viết năm 1894 dẫn phía dưới thì thác cao khoảng 40 thước và theo bản
báo cáo của Trung Úy Détrie, ủy viên phân giới 1894, thì thác cao 50m. Cũng theo ông
Détrie, thác nằm ở phía “hạ lưu” mốc 53. Điều này cho thấy thác Bản Giốc ở khoảng giữa
hai cột mốc 52 và 53.
- Làng nghề Phúc Sen
Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Làng rèn
Phúc Sen là một làng nghề truyền thống, có cách đây khoảng hơn 1.000 năm. Phúc Sen là
một vùng sơn cước, vùng núi đá. Bước chân vào làng, ở đâu cũng thấy lò rèn. Những lò rèn
đã góp phần đáng kể trong đời sống hàng ngày không những cho người dân nơi đây mà còn
phục vụ cho cư dân ở nhiều vùng lân cận. Sản phẩm nghề rèn của làng làm ra là các công
cụ cầm tay có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Điều đặc biệt, những công
cụ bằng sắt thép được tạo nên ở đây, không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử
dụng các lò rèn thủ công, bằng mắt, bằng đôi bàn tay cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Người thợ rèn có thể xác định được độ chín của từng sản phẩm trong lò than để kịp
đem nhúng vào chậu nước bên cạnh bễ thụt hơi. Chỉ như vậy mà những con dao quắm, cái
rìu, cái kéo đều đạt độ cứng, dộ dẻo cần thiết phù hợp với công dụng của nó. Những công
cụ cầm tay của làng nghề Phúc Sen có mặt ở nhiều chợ trong và ngoài tỉnh Cao Bằng, được
bà con trong vùng rất tin dùng.
2.4. Các điểm tham quan du lịch ở Tuyên Quang
- Thành cổ nhà Mạc
Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang.
Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà
Nguyễn (thế kỷ 19).
Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao
thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách
mạng Tuyên Quang. Việc xây dựng thành đến nay còn để lại nhiều truyền thuyết ly kỳ.

Tương truyền thành chỉ xây trong một đêm đã hoàn tất. Thành cấu trúc theo kiểu hình
vuông, mỗi bề tường dài 275 m; cao 3,5 m; dày 0,8 m; diện tích 75.625m 2. Ở giữa mỗi mặt
thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói.
Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao
bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước theo kiểu phòng thủ “thành cao, hào sâu”
thời trung cổ. Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay,
làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn - đó là đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu
đời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ. Trong thành chếch
hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao 50 m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên
tới đỉnh. Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành,

10


phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó
và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.
Theo những tài liệu còn lưu giữ được thì thời nhà Mạc vào triều Lý, Tuyên Quang
gọi là Tam Kỳ (hay Tam Cờ), là một điểm thương nghiệp rất phát triển, có lái buôn nhiều
nơi lui tới. Từ đời Lê trở về sau, các triều đại đều đóng quân ở thành cổ Tuyên Quang.
Thành cổ Tuyên Quang cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng
quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh,
Tày, Dao, Cao Lan đánh thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày
khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát - xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn
thị xã Tuyên Quang. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang
còn hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.
Ngày 20-3-1961, lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
chuyển từ Thủ đô Kháng chiến (Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) về Hà Nội, cán bộ,
chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được đón Bác Hồ về thăm lại quê
hương cách mạng Tuyên Quang. Người đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân
vận động phía bắc Thổ Sơn ngay trong thành cổ.

Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên dạng cho đến cuối thế kỷ 20 và được xếp
hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã
Tuyên Quang, một số trục đường của thị xã chạy qua vị trí thành cổ nên hiện nay thành cổ
Tuyên Quang bị chia cắt. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn tường
thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp, dài chưa đến 100m…
- Đền Hạ
Phía bờ hữu sông Lô, bến Tam Cờ (thị xã Tuyên Quang) có một ngôi đền cổ, nhân
dân quen gọi là đền Hạ. Trên tháp điện có dòng chữ Hán: Hiệp Thuận Linh từ (tức đền Hiệp
Thuận). Theo sách Đại Nam nhất thống chí và Thần tích đền Ỷ La cho hay, xưa có hai nàng
công chúa con vua Hùng là Phương Dung và Ngọc Lân một hôm theo xa giá đến bên bờ
sông Lô thuộc thôn Hiệp Thuận đỗ thuyền. Nửa đêm, trời mưa to gió lớn, hai nàng đều hoá.
Nhân dân trong vùng lấy làm linh nghiệm lập đền thờ. Đến thế kỷ XVIII vào triều vua Cảnh
Hưng, ngày 29 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1738), đền được xây dựng chính thức và qui mô
hơn. Sau đó, nhân dân lại xây thêm một ngôi đền nữa về phía thượng nguồn bên bờ tả sông
Lô thuộc chân núi Giùm, đặt tên là đền Thượng (Thượng tự linh từ), để trấn giữ thuỷ tai.
Đền Hiệp Thuận ở phía hạ lưu được gọi là đền Hạ. Đền Hạ thờ công chúa Phương Dung
(người chị), đền Thượng thờ công chúa Ngọc Lân (người em). Truyền thuyết cho rằng hai
ngôi đền có nhiều linh ứng, nên hai nàng được tôn làm thánh Mẫu.
Thời trước, nghe tin có một đảng loạn lớn tràn vào tỉnh lỵ, dân chúng đã sơ tán các
tượng thờ vào thôn Gốc Đa, xã Ỷ La ngày nay. Họ vừa kịp giấu pho tượng vào rừng cây thì
quân giặc tới. Sáng hôm sau thay vào chỗ bức tượng là một đống mối đùn to như một gian
nhà. Mọi người cho là điềm báo ứng, giặc tan họ cùng nhau gom tiền của xây ngôi đền ngay
trên mảnh đất đó. Từ đấy lại thêm nơi bái vọng mới gọi là đền Thần Ỷ La thờ hai nàng công
chúa. Như vậy, đền Thần Ỷ La và đền Thượng đều bắt nguồn từ đền Hạ.
Tục rước Mẫu hình thành ở xứ Tuyên từ lâu đời. Hằng năm, xuân thu nhị kỳ vào
trung tuần tháng 2 và tháng 7 (âm lịch), lễ rước bắt đầu từ đền Ỷ La ra đền Hạ, rồi từ đền
Thượng về đền Hạ. Đây là lễ hội lớn từ xưa đến thời gian kháng chiến chống Pháp mới
chấm dứt. Trong các di sản còn lại hiện nay, đền Hạ vẫn còn giữ được 1 chuông và 1 khánh
cổ rất lớn thời Lê. Nhưng đáng chú ý là 20 bản sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn
phong tặng cho đền Thượng và đền Hạ với những mỹ tự cao quý nhất dành cho hai công

chúa Phương Dung với Ngọc Lân.

11


Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương,
đều ca ngợi phẩm chất cao quí và sức mạnh linh thiêng của các nương thần phù trợ cho dân
nước. Văn bia và sử sách còn ghi rõ: Trong cuộc đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Nùng Văn
Vân, Tổng đốc Lê Văn Đức đã làm lễ cầu đảo ở đền Thượng và đền Hạ. Dẹp loạn xong, nhà
vua ban cấp sắc phong cho hai ngôi đền và dùng các mỹ tự cao quí nhất phong tặng cho các
nương thần. Trong nạn đói năm 1945, đền Hạ là nơi cứu tế cho những người khất thực.
Thời kỳ cách mạng mới thành công, đền Hạ là nơi thực hiện Tuần lễ vàng. Đầu kháng chiến
chống Pháp, đây là nơi cất giấu vũ khí cho bộ đội. Năm 1947, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã đến đền Hạ gặp gỡ và động viên các chiến sĩ tham gia chiến dịch Việt Bắc -Thu đông
1947 trên Mặt trận sông Lô…Ngày 30 tháng 8 năm 1991, đền Hạ được công nhận là Di tích
lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Từ bấy đến nay, đền Hạ cùng với đền Thượng, đền Ỷ La, ngày
càng được tu bổ khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân. Ba
ngôi đền này là những di tích lịch sử và văn hoá quý báu.
- Khu di tích Tân Trào
Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị
lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh. Đến nay
Tân Trào có trên 17 di tích. Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán
Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử
ghi dấu ấn cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích
văn hóa- lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về
nguồn.
- Lán Nà Lừa
Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị
cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng

6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu
giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn
được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.
- Cây Đa Tân Trào
Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải
phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại
biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh
số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà
Nội.
- Đình Tân Trào
Là một ngôi đình thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập.
Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn, cột gỗ 3 gian 2 chái, mái lợp
lá cọ, Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945, các Đại biểu trên khắp mọi miền Tổ
quốc đã về họp Quốc dân Đại hội. Tại đây, các Đại biểu đã tán thành chủ trương tiến hành
Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh,
quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và cử ra Uỷ ban Giải
phóng Dân tộc Việt Nam tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã
đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây.
- Đình Hồng Thái (đình Kim Trận)
Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn
Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2

12


chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với
chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung
quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa,
đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ

cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3
tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc
Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian…
Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây
là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng
đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.
- Hang Bòng
Là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hang nằm ở
trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Phó Đáy uốn khúc ôm lấy bên hữu
dãy núi. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên giới 1950 và Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ II vào năm 1951.
- Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập).
Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình
hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày
21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày
Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm
đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến
khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ
nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay,
ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn
truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn
Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch
Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm
bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông
tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian
ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi
Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền

khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong
những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của
đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
- Kim Quan - trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ
Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng
trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng
sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật.
Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở
đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc
Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện,
bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên
sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi.

13


Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào
sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương
Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ
chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng
từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.
2.5. Các điểm tham quan du lịch của Hà Giang
- Khu vực thành phố Hà Giang
+ Suối Tiên, Động Tiên
Thắng cảnh Suối Tiên và Động Tiên cách thị xã Hà Giang 2km. Phong cảnh ở đây
rất nên thơ, nước suối trong xanh, rất thích hợp cho du khách đến nghỉ ngơi thư giãn, tắm
mát, ngắm cảnh. Trong Động Tiên có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa kia các tiên nữ
trên trời vẫn thường xuống đây vui chơi vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân
dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước thiêng cầu may mắn vào lúc giao thừa.

+ Hang Phương Thiện, hang Chui
Hang Phương Thiện: Hang cách thị xã Hà Giang 7 km (4.38 miles) xuôi về phía
nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hang động tự nhiên tuyệt đẹp như hang
Dơi, hang làng Lò, hang Phương Thiện. Tại đây du khách có thể thưởng thức các loại hoa
trái đặc sản của vùng như mận, lê, cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao
900 m (2,700 ft).
Hang Chui: Hang ở khu vực Phương Thiện, cách thị xã Hà Giang 7km (4.38 miles)
về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách
người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ
xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi. Đi tiếp thêm, du khách sẽ thấy một
dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác trông rất đẹp và ngoạn mục.
+ Cổng Trời - Đồng Văn
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng này khoảng
1.000 m so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thị xã Hà Giang
146 km nhưng giao thông rất khó khăn. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với
Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1 0C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng
240C. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau
trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày
nắng". Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa
lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi
mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời".
Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon: đào, mận, lê, táo, hồng ... về cây dược liệu quý:
tam thất, thục địa, hồi, quế ... Đồng Văn còn nổi tiếng về phong cảnh như núi non, hang
động, những rừng hoa đủ sắc màu ... Chính nơi đây đã tạo cho các nghệ sỹ nguồn cảm hứng
sáng tác nên những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh có một không hai trên thế giới về thiên
nhiên: núi rừng, ruộng bậc thang ...
Đến với Đồng Văn là dịp để thử lòng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm, nhiều
khi phải đi bộ. Nhưng đổi lại, bạn được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ,
sống bên những con người còn nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong
cuộc sống. Bạn cũng sẽ được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Biết đâu nó sẽ làm bạn

phải ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.
+ Cổng trời Quản Bạ

14


Cách thị xã Hà Giang khoảng 40 km về phía Bắc. Đây là một vùng núi non trùng
điệp, có truyền thuyết về núi Cô Tiên đầy thơ mộng. Khí hậu mát mẻ quanh năm rất tốt cho
việc nghỉ dưỡng.
+ Dinh họ Vương
Vượt cổng trời Thẩm Mã, dốc Chín Khoanh rồi nghiêng xuống thung lũng Lũng
Cẩm để lên với cao nguyên đá, núi non trùng điệp, mênh mông và hùng vĩ. Lên cao nguyên
đá Đồng Văn (Hà Giang) để được ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nhà Vương - di tích kiến trúc
nghệ thuật toạ lạc tại thung lũng Sà Phìn.
Ngày ấy cụ Vương Chính Đức đã kỳ công đi khắp đó đây tìm thầy, tìm thợ về xây
nhà. Thầy địa lý Trung Hoa đã sang Hà Giang đi hết núi non vùng cao nguyên để chọn đất
cho ông Vương. Đi mãi, ngắm mãi rồi dừng lại ở thung lũng Sà Phìn, thế là những nghệ
nhân tạc đá xây thành có con mắt nghệ thuật và bàn tay khéo léo đến từ Vân Nam (Trung
Hoa) đã cùng với những tốp thợ giỏi nhất của người Mông để xây nhà cho vua Mèo. Dinh
thự họ Vương ngày trước làm trong ba tháng mới xong, trên mỏm đồi rộng 1000 m 2 có hình
mai rùa vững chắc cùng với những dãy sa mộc vươn cao đã mọc lên ngôi nhà mang hình
chữ Vương độc đáo. Chọn thế đất này thầy địa lý đã đoán ước được sự hưng thịnh cho dòng
họ. Bởi theo thuyết Tứ quý của Trung Hoa thì rùa là một trong bốn con vật quý và trường
tồn. Thế đất hình mai rùa tượng trưng cho sự đi lên của những người sống trên đó. Con
cháu ngày càng đông vui, thành đạt và dòng họ trường tồn. Chẳng thế mà dòng họ Vương
đã làm chủ cao nguyên đá Đồng Văn (gồm bốn huyện phía Bắc của Hà Giang) trong một
thời gian dài, cho đến bây giờ họ Vương rất giỏi giang, thông minh và thành đạt.
Kiến trúc nhà Vương được mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh kết hợp với các
hoa văn của người Mông mang lại cho khu nhà một dáng vẻ bề thế, uy nghi, là sự phối hợp
hài hoà đến tinh sảo giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa phương như: đá xanh,

gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm - dương với cái nhìn tinh tế của những người
thợ. Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình con
rồng, con phượng, con dơi… tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ
quyền quý. Những cây cột cái được trạm trổ hình mai rùa hai vẩy rồng từ dưới chân lên
đỉnh, cùng với các cột con được khắc ở chân hình rơi phú quí. Mái nhà cong cong như cánh
bay của rồng. Bên cạnh đó còn có những mái che mưa hai đầu hồi làm thành tầng tầng, lớp
lớp cho ngôi nhà thêm vẻ huyền bí. Nét đặc trưng của văn hoá Mông thể hiện ở bờ tường đá
có tính đặc sắc riêng. Các phiến đá nhỏ được kè chặt khít với nhau không cần thiết kết dính
dày khoảng 50 phân và xếp thành vòng tròn quanh khu nhà tạo thành khuôn viên riêng biệt
cho dòng họ Vương. Bờ đá vừa là để bảo vệ thú dữ hay kẻ trộm vừa để che chắn khu nhà
Vương khỏi hòn tên mũi đạn của kẻ thù, đồng thời lại tạo cho nó vẻ bề thế và bí hiểm để tạo
quyền lực đối với dân chúng. Các đường nét kiến trúc chạm khắc đời nhà Thanh được kết
hợp với văn hoá Mông bản địa làm cho nhà Vương thành một quần thể độc đáo giữa vùng
núi non hùng vĩ.
Nhà Vương được bố trí thành 4 dãy ngang và 6 dãy dọc, kết cấu hai tầng với 64
buồng. Các bậc đá xẻ dẫn vào nhà được gọt đẽo theo những hình thù đặc sắc thể hiện uy thế
của một dòng tộc đang hưng thịnh thời bấy giờ. Đi qua cổng thành với hai bên tường đá
chúng ta sẽ đến khu nhà chính với nhà cổng, sân tiền dinh, rồi tiền dinh, sân hậu dinh, hậu
dinh và hai dãy nhà ngang hai bên, tất cả được khép kín. Phòng nọ thông với phòng kia
bằng các cửa ra vào. Để bảo vệ dinh thự, cụ Vương Chính Đức còn xây tường nhà bằng đá
có lỗ châu mai và những bốt canh để lính canh gác ngày đêm.
Ngoài phần chính, nhà Vương còn được thiết kế thêm nhà đón khách, nhà sinh hoạt
chung, khu bể nước và chuồng gia súc. Những hạng mục được xây dựng phù hợp với tập
quán sinh hoạt của đồng bào Mông ở vùng rẻo cao. Tách hẳn khu nhà là khu thờ Phật và

15


phần mộ của gia đình. Khu này cũng được chạm khắc cầu kỳ, tinh sảo như các bộ phận
trong nhà.

Nhà Vương được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1993.
Những năm trước đây do chưa được quan tâm đúng mức nên 6 hộ gia đình sống trong đó
đều tự do sắp xếp, cải tạo khu nhà do đó một vài bộ phận đã bị biến dạng, các cánh cửa,
dụng cụ sinh hoạt bị thất lạc, làm cho nhà Vương mất đi vẻ uy nghiêm, cổ kính. Đứng trước
sự xuống cấp của một di tích quan trọng. Bộ Văn hoá thông tin quyết định trùng tu lại hoàn
toàn di tích nhà Vương trong hai năm 2004 - 2005 với kinh phí 7,5 tỷ đồng. Tháng 5/2005
di tích đã được trùng tu xong và được khôi phục gần như nguyên gốc. Quá trình trùng tu
được chia làm ba hạng mục căn bản: Khu nhà bên trong tường thành gồm tiền dinh, sân tiền
dinh, sân hậu dinh, hậu dinh cùng hai dãy nhà ngang; nhà tiếp khách và nhà sinh hoạt
chung: Phần bổ trợ gồm: bể nước, chuồng gia súc, tường thành, ngoài ra còn khôi phục lại
các vật dụng của gia đình nhà: khung dệt, giường, tủ, điếu hút thuốc… Nguyên liệu cho các
bộ phận của di tích được tuyển chọn từ công ty chuyên cung ứng vật liệu đặc chủng của Bộ
văn hoá thông tin. Ngói lợp cũng được giữ đúng màu sắc và kiểu dáng. Ngói ống được lợp
theo lối âm - dương với ba màu trắng đục, hồng nhạt và đỏ để mọi người nhìn từ trên cao
xuống có thể phân biệt được các bộ phận của khu di tích. Sau khi trùng tu kiến trúc Hoa Mông được làm nổi bật, mang lại cho khu di tích nét cổ kính như vốn có. Bà Vương Thị
Say - một trong 6 hộ con cháu dòng họ Vương được Ban chủ nhiệm dự án di chuyển ra
ngoài, cắm đất và làm nhà cho đã nói: “Họ Vương được quan tâm thế này là tốt lắm, nhà
của ông, của bố để lại được bảo quản lâu dài thì con cháu mai sau cũng tự hào nhiều”. Hiện
nay xã Sà Phìn đã cùng với ngành văn hoá trông nom, giữ gìn khi di tích nhà Vương. Lực
lượng biên phòng cùng hai cán bộ ngành văn hoá có trách nhiệm trực tiếp trong việc trông
coi và phục vụ khách tham quan. Đồng chí Nguyễn Trùng Thương - Giám đốc Sở Văn hoá
Thông tin tỉnh Hà Giang cho biết: “Di tích sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ nhu
cầu tìm hiểu lịch sử, tham quan du lịch của các nhà nghiên cứu và du khách. Ngành văn hoá
sẽ sưu tầm tiếp các đồ dùng sinh hoạt để lập một bảo tàng nhỏ về quá trình phát triển của
dân tộc Mông Hà Giang để đưa nhà Vương thành di tích hàng đầu trong cụm di tích kiến
trúc nghệ thuật phía Bắc”.
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương là một di tích độc đáo của nước ta. Tuy quy
mô không lớn nhưng lại được hình thành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, khoảng hơn
100 năm về trước. Ngày nay đến thăm khu di tích nhà Vương du khách sẽ ngỡ ngàng về sự
đổi thay của một vùng đất đang đi lên trù phú, ấm no.

Phía trước di tích là chợ Sà Phìn tấp nập đông vui được xây dựng bên cạnh các công
trình phúc lợi như: trạm xá, trường học, nhà văn hoá, bưu điện… Trung tâm xã Sà Phìn hiện
nay đang đổi thay từng ngày nhờ vào sự giúp đỡ của các dự án của Chính phủ. Người dân
Đồng Văn rất tự hào về sức sống và sự đi lên quật cường trên vùng đá xám mênh mông của
dân tộc Mông. Nhà Vương là một minh chứng cho sức sáng tạo và bàn tay khéo léo, tài hoa
của các nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số.
+ Chợ tình Khâu Vai
Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Họ đến đây
chỉ nhằm để nhìn bóng dáng mà lòng mình đã trao thương gửi nhớ. Chợ chỉ họp mỗi năm
một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.
Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc yêu nhau. Người con
gái rất xinh đẹp, bộ lạc của cô không muốn cô lấy chồng sang bộ lạc khác; còn bộ lạc bên
chàng trai lại muốn cô về làm dâu bộ lạc của mình. Chính vì vậy mà hiềm khích giữa hai bộ
lạc xảy ra. Mối thù của hai bộ lạc càng nhân lên khi tình yêu của họ càng thắm thiết. Một
ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh

16


tượng hai bộ lạc đang đánh nhau rất quyết liệt ở phía dưới. Họ biết tình yêu của họ là
nguyên nhân chính. Để tránh đổ máu giữa hai bộ lạc, hai người đau đớn quyết định chia tay
và hẹn sẽ gặp nhau mỗi năm một lần đúng vào ngày ấy. Địa điểm gặp nhau tại nơi họ vẫn
thường hò hẹn - Khâu Vai. Dần sau đó, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả
những người yêu nhau trong vùng.
Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Họ đến đây
chỉ nhằm để nhìn bóng dáng mà lòng mình đã trao thương gửi nhớ. Nếu gặp lại người xưa
thì trò chuyện cho thỏa lòng nhớ mong; nếu chưa biết thì làm quen, kết bạn. Bất kể tuổi tác,
già hay trẻ. Họ mang đến đây thức ăn sẵn, khi đến bữa bỏ ra cùng ăn với nhau gói cơm nếp,
củ sắn, miếng bánh... tất cả đều là sản phẩm tự làm mang đi từ nhà và những bữa ăn như
vậy càng làm cho họ có thêm những giờ phút hạnh phúc bên nhau.

Là người ở xa, người ta đến chợ từ chiều hôm trước để sáng sớm hôm sau đã có mặt
ở chợ. Họ chờ đợi suốt một năm ròng cho nên tâm trạng của người đi chợ thật háo hức.
Sáng sớm là lúc họ dớn dác tìm nhau. Người tìm được bạn rồi thì trò chuyện với nhau
không dứt. Người chưa tìm được bạn thì bồn chồn ngóng đợi, mỏi mắt chờ mong. Còn
những người mới đến lần đầu để tìm bạn thì muốn nhanh chóng tìm được một người bạn để
tâm tình. Khi có bạn rồi cũng là lúc họ say đắm bên nhau...Buồn nhất là lúc chiều về, lúc họ
phải chia tay, thật bịn rịn chẳng muốn rời nhau. Dẫu sao, sự hội ngộ đã để lại trong họ một
điều gì đó rất thiêng liêng. Với đôi bạn trẻ biết đâu năm đó họ sẽ nên vợ nên chồng, hoặc có
khi phải hẹn nhau chợ phiên năm tới...Khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống
nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do
vậy đến chợ Khâu Vai, bạn cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật. Hy vọng, Khâu
Vai sẽ mang lại cho bạn những hoài niệm về một địa danh gắn với câu chuyện tình đã đi
vào huyền thoại.
2.6. Các điểm tham quan ở Hòa Bình
- Thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên
dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất
Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20
tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ
máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ
kilowatt giờ (KWh).
- Suối nước khoáng Kim Bôi
Suối nước khoáng nóng thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Là suối khoáng nóng
tự nhiên. Suối khoáng rất tốt cho sức khoẻ con người. Nhà nghỉ được xây dựng ở bên cạnh
nơi có mạch nước khoáng lớn nhất. Vì vậy, ngồi ở trong phòng vẫn nghe tiếng nước phun
lên ào ào vô tận. Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36 0C. Qua kiểm nghiệm nguồn nước
khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh
viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước
giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và

Paven Banis của Bungari. Theo Tổng cục Du Lịch đây là sản phẩm được khai thác từ mỏ
khoáng thiên nhiên kim bôi Hoà Bình rất tốt cho sức khoẻ, với nhiều công dụng như: Giải
khát, tăng cường trao đổi chất, điều hoà chức năng tiêu hoá,lợi tiểu,có tác dụng tốt với các
bệnh đường tiêu hoá. Nước khoáng thiên nhiên kim bôi Hoà Bình được đóng chai tại nguồn
nước khoáng thiên nhiên tôt nhất tại kim bôi, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao
do Mỹ chế tạo nước được diệt khuẩn bàng tia cực tim và ozon.

17


2.7. Các điểm tham quan ở Sơn La
- Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 200
km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25
km, với 1600 ha đồng cỏ. Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du
lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có
tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa
hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 200C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác.
Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm du lịch Mộc Châu là du lịch nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí; du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng; du lịch điền giã; du lịch văn hoá,
lễ hội các dân tộc; và du lịch đường sông.
Đến với Mộc Châu du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, động Sơn Mộc
Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và các bản văn
hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với những câu hát điệu múa khèn, với các món
ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá
lâu đời.
Động Sơn Mộc Hương nằm sát ngay trung tâm huyện lỵ, đi theo tuyến đường tương
đối cheo leo qua những vườn mận, vườn mơ sẽ tới cửa động. Từ cửa động có thể quan sát
cả thị trấn Mộc Châu. Bên trong động là những cấu trúc nhũ, tạo cho người xem cảm giác
như lạch vào thế giới thần tiên. Đi theo tuyến đường huyện lỵ 2 km, du khách có thể đến

một khu đồi thông già có quang cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị
trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. Trong
tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf lý tưởng.
Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính, hoặc dọc theo suối,
khoảng 4 km đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước hùng vĩ. Tương truyền trong
dân gian dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy
thác nằm thấp hơn đường nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100 m, một bên được chia
làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200 m, nhưng trong khoảng
cách đó là một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách thăm quan.
Ở Mộc Châu có nhà máy chè chuyên sản xuất để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong
nước. Nông trường Mộc Châu được thành lập năm 1958, với hàng ngàn con bò sữa giống là
nơi cung cấp sữa bò lớn nhất trong cả nước và là một trong những trung tâm trồng chè lớn
của cả nước. Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng nguyên liệu
mênh mông, với những vườn mận hoa trắng. Đỉnh Phiêng Luông nằm cách Mộc Châu 15
km về phía Đông có đỉnh Phiêng Luông với độ cao 1500m. Trên đỉnh có một khu đát bằng
phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi.
Ngoài ra, du khách có thể đi du lịch đường sông, xuống Chiềng Yên, tham quan sông
Đà hoặc du khách đi du lịch quá cảnh sang Lào. Từ Mộc Châu xuống thẳng cảng sông Vạn
Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền du khách sẽ được chiêm ngưỡng
nhiều cảnh đẹp trên tuyến du lịch sông Đà kéo dài đến Thị Xã Sơn La hoặc xuôi xuống thủy
điện Hoà Bình. Mộc Châu có cửa khẩu Pa Háng sang Hủa Phăn (CHDCND Lào). Đoạn
Mộc Châu - Pa Háng được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi
cho khách du lịch tham quan môi trường tự nhiên Lóng Sập, Xuân Nha và nối tuyến sang
Thị Xã Sầm Nưa.
Khu Lóng Luông, Vân Hồ - Mộc Châu là nơi cư trú nhiều đồng bào dân tộc Mông,
giao thông đến các bản thuận tiện, cho phép phát triển một số làng văn hoá, tổ chức lễ hội
dân tộc và các hoạt động ăn hoá đặc trưng của dân tộc Mông. Khu bản Áng đặc trưng cho

18



bản sắc dân tộc Thái. Tại đây có một khu quần ngựa và có thể đi thuyền vào hai khu rừng
tại km số 45 và Chiềng Sại, nơi đây người Thái - Mộc Châu và người Lào có cùng một
ngôn ngữ.
Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha Sốp Cộp, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
- Nhà tù và Bảo tàng Sơn La
Nhà tù và Bảo tàng Sơn La nằm ở thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Nhà tù Sơn La do
người Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng
Việt Nam. Ban đầu là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm
1930 - 1940. Giai đoạn từ 1930 - 1945 tại đây giam cầm hơn một ngàn tù nhân, trong đó có
nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến
Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy... Đến với di tích Nhà
tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du
khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường
của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng
trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biều
tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản. Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng
tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử,
văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có
của Việt Nam.
Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm
đón hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.
- Hang Thẩm Tét Toong
Hang Thẩm Tét Toòng thuộc xã Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm: Hang dài trên 150m, phân ra nhiều khúc đoạn với thế giới thạch nhũ muôn hình
muôn vẻ. Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm thị xã Sơn La khoảng 2km. Phía trên hang
là những dãy núi trùng điệp trải dài có những rừng cây xanh ngát.
- Suối nước nóng bản Mòng
Cách thị xã Sơn La 6 km về phía Tây Nam là suối nước nóng Bản Mòng. Là nguồn

nước có nhiệt độ 38oC với các đặc tính lý hoá, thành phần khoáng chất tự nhiên có tác dựng
chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch...Các đặc trưng văn hoá tộc
người còn mang đậm nét dân dã, nghề dệt truyền thống với các sản phẩm thổ cẩm rực rỡ
sắc màu, hoa văn tinh tế, cách đó không xa là một hang động Catxtơ đá vôi với thạch nhũ
đa dạng, lóng lánh sắc màu, một thác nước đổ từ sườn núi xuống thung lũng tung bọt trắng
xoá như làm dịu đi cái nóng nực, tất cả những điều kỳ diệu đó đang chờ đón bạn khám phá,
thưởng thức...
2.8. Các điểm du lịch ở Điện Biên
- Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Đồi
A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên
Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn
490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau
nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội
Việt Nam đã chiếm được đồi A1. Ngày nay, đến với Điện Biên Phủ, du khách sẽ thấy trên
đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên

19


thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc
kỳ, sao vàng nền tròn đỏ , xung quanh là vòng tương hoa.
Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba
Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích
quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối
bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm,
cả lô cốt cố thủ của giặc. Đến thăm đồi A1 là du khách đã đến với quả đồi Chiến Công một địa danh tỏ rõ khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm
nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử.
- Đồi Độc Lập
Đồi Độc Lập, nằm ở phía đông bắc vùng lòng chảo huyện Điện Biên, thuộc xã

Thanh Nưa. Trước đây đồi Độc Lập là một cứ điểm quan trọng (mà thực dân Pháp đặt tên là
Gabrielle, tên một cô gái đẹp của nước Pháp) thuộc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của
Pháp năm xưa. Với nhiệm vụ án ngữ phía đông bắc, nhằm ngăn chặn đường tấn công của
bộ đội ta từ Lai Châu xuống và bảo vệ cho sân bay Mường Thanh; tại đây, quân đội Pháp
bố trí nhiều hỏa lực mạnh và tiểu đoàn lính tinh nhuệ đã từng chinh chiến và bất bại ở nhiều
nơi trên thế giới. Cứ điểm Độc Lập được thực dân Pháp tuyên bố là một trong những pháo
đài bất khả xâm phạm.
Ông Quàng Văn Ky, 97 tuổi, dân tộc Thái bản Nà Ten, xã Thanh Nưa cho biết: Trước
ngày thực dân Pháp chiếm đóng đồi Độc Lập, nơi đây là rừng cây xanh tốt, nhiều cây to
đường kính 40-50cm. Hàng năm, bà con dân bản Mển, Nà Nốm, Nà Ten mổ trâu, lợn, gà...
mang đến đây làm lễ cúng bản, cúng mường (xên bản, xên mường) theo phong tục của dân
tộc, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bà con dân bản mạnh khỏe, làm ăn
thuận lợi...Khi chiếm đóng quân Pháp phá rừng cây ở đồi Độc Lập lấy gỗ làm lán trại, công
sự, lô cốt, không đủ nguyên liệu, lính Pháp vào mấy bản gần đó phá nhà dân để lấy gỗ.
Không những thế, bọn chúng còn bắt nhân dân các bản quanh cứ điểm Độc Lập đến ở tập
trung tại bản Mớ (xã Thanh Nưa) cách đó vài km, chúng sợ đồng bào che giấu Việt Minh.
Ngày 15/3/1954, bộ đội Sư đoàn 312 và 308 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh tan
và giải phóng cứ điểm Độc Lập. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử kết thúc, cứ điểm
Độc Lập là bãi chiến trường đổ nát hoang tàn, mặt đất bị bom đạn cày xới, hầm hố giao
thông hào chằng chịt, ngổn ngang dây thép gai, vỏ đạn, pháo, bom, mìn. Những năm sau
này, nơi đây được Nhà nước quản lý là một điểm trong quần thể di tích lịch sử Chiến thắng
Điện Biên Phủ.
Dưới chân đồi cứ điểm Độc Lập không xa là các bản: Mển, Nà Nốm, Tông Khao, Nà
Ten... của đồng bào Thái, do ảnh hưởng của chế độ cũ để lại hầu hết đồng bào đói nghèo và
mù chữ. Sản xuất lúa một vụ, năng suất thấp, gia súc gia cầm nuôi nhốt dưới sàn nhà, mê
tín dị đoan... Hòa bình lập lại, nhân dân các bản quanh cứ điểm Độc Lập nói riêng, vùng
lòng chảo Điện Biên nói chung đoàn kết, khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, thi đua
phát triển sản xuất. Với sự của Nhà nước, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi Nậm
Rốm... được xây dựng phục vụ đời sống nhân dân. Hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội bị bài trừ,
cuộc sống mới của nhân dân đã hồi sinh và từng bước cải thiện trên chính mảnh đất bị bom

đạn cày xới năm xưa.
Dưới chân đồi cứ điểm Độc Lập năm xưa bây giờ là bản trên, mường dưới trù phú và
no ấm. Các em thơ cắp sách đến trường, bản làng đêm đêm rực rỡ ánh điện. Trường học các
cấp, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa, trụ sở UBND xã, nhà dân... những công trình khang
trang và ngói hóa đã mọc lên. Đói nghèo và lạc hậu năm xưa bị đẩy lùi, nay là những bản,
thôn văn hóa, mọi người no ấm, nhiều hộ đang vươn lên làm giàu. Bãi chiến trường đổ nát
năm nào nay là cánh đồng 2 - 3 vụ tươi tốt với những mùa vàng bội thu. Hạt gạo nơi đây đã

20


trở thành đặc sản bay xa khắp các tỉnh thành trong nước. Cuộc sống mới, sức sống mới đã
về trên vùng đất lịch sử năm xưa.
Cứ điểm Độc Lập, nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa của cuộc kháng chiến vĩ đại,
nhắc nhở các thế hệ con cháu mai sau phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, xây
dựng quê hương đất nước đẹp giàu. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn du lịch của du khách
trong nước và quốc tế.
- Hầm Đờ Cát
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,
thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí,
sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với
hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao
gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.
Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng
Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill
cũng như các nhà báo. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội
360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.
- Bảo tàng Điện Biên Phủ và nghĩa trang liệt sĩ đồi A1
Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, ở trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm

1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vào cuối năm 2003, bảo
tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng
có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau:
- Sân bay Mường Thanh
Sân bay Mường Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ thuộc phường Thanh
Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây vốn là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ
điểm 206 năm xưa, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của địch và cũng là sân bay trung
tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày nay, sân bay này đã được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân
dụng của thành phố Điện Biên Phủ. Cảng hàng không quốc tế Điện Biên Phủ là sân bay
quốc tế của tỉnh Điện Biên, có tọa độ 21°23'50'' vĩ Bắc, 103°00'28'' kinh Đông. Sân bay có:
- Đài kiểm soát không lưu.
- Hệ thống rada dẫn đường.
- Đường băng bê tông xi măng để hạ, cất cánh, dài 1830 m, rộng 30 m.
- Đường lăn, sân đỗ rộng 7.500m2 với 04 vị trí đỗ máy bay. Nhà ga hành khách rộng
2.500m2 với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, phục vụ một lúc cả chuyến bay quốc tế và
nội địa.
- Thiết bị dò tìm vũ khí…
Đây là sân bay lớn nhất miền Tây Bắc nước ta, nằm trong hệ thống đường bay quốc
tế và nội địa của hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Hiện tại, sân bay Điện
Biên Phủ thực hiện ngày 2 chuyến Hà Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà Nội và có khả
năng đáp ứng mỗi ngày 4 chuyến bay, hạ cánh. Sau này từng bước được hiện đại hoá hơn
nữa, sân bay Điện Biên sẽ đón trực tiếp du khách trên các chuyến bay từ Lào, Campuchia
và Myanmar mà không phải qua sân bay Nội Bài như trước đây.
- Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng - đồi Đại Tướng
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa
phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ
21



25km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn
Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát
này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm:
- Chòi canh gác số 1.
- Hầm thông tin liên lạc.
- Đài quan sát.
- Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Hầm của ban cố vấn Trung Quốc.
- Nhà hội trường.
- Hầm ban chính trị.
- Hồ Pa Khoang
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,
cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên
Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng.
Từ trung tâm thị xã Điện Biên, chỉ đi 20km trên con đường nhỏ dẫn vào xã Mường
Phăng - một địa danh nổi tiếng bởi trước đây là đại bản doanh của chiến dịch Điện Biên
Phủ - đã đến hồ. Con đường này cũng rất đẹp, lên xuống theo triền núi, dọc đường chúng
tôi thỏa sức ngắm những ngôi nhà của người Thái ẩn hiện dưới bóng cây rừng.
Hồ Pa Khoang có nhiều thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt
thích hợp cho việc nghỉ dưỡng... Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại
hoa phong lan đủ chủng loại.
Quần thể khu du lịch Pá Khoang có tổng diện tích 2.400 ha, trong đó: diện tích rừng
1.320 ha, đất nông nghiệp 300 ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600 ha
(có sức chứa là 37,2 triệu m3 nước).
Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây
trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp
thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi

đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu.Trong khu vực lòng hồ có các bản dân
tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của
các dân tộc Tây Bắc vốn có... Đó là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn. Như vậy là
hồ nằm giữa các thung lũng của nhiều ngọn núi, kín đáo uốn mình trong khu rừng. Trên hồ
còn có nhiều đảo nhỏ, rất ít đảo có người ở.
Nhiệt độ trung bình năm khu vực này là 28 0C, rất lý tưởng cho loại hình du lịch sinh
thái
- Động Pa Thơm
Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên
giới Việt Lào. Nhân dân địa phương gọi là “Thẩm Nang Lai” (hang Nhiều Nàng Tiên).
Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cửa cao 12m, rộng 17m,
mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi
đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm
lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang có ba khối đá
lớn chắn ngang nằm uốn lượn như một con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối

22


vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá với nhiều hình hài hết sức sống động,
nhũ đá óng ánh, màu sắc huyền ảo, lung linh dưới ngọn nến. Các vòm động đều cao vút,
mỗi vòm tựa như một tòa điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những măng đá đủ mọi
hình tượng mềm mại từ trên mái trấn rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những
khối đá như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh bạc.
Ngoài giá trị thắng cảnh, Động Pa Thơm còn được gắn với những huyền thoại,
truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan thêm chất thi ca và trở thành địa
danh du lịch hấp dẫn.
2.9. Điểm tham quan ở Phú Thọ
- Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn

thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó
hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa
số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ năm 980, dưới
thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh
theo quy mô như hiện tại. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã
cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175
mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo
Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Thanh
Sơn và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km.
Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn
Lang cổ xưa.
- Đền Thượng
Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1817), có bốn chữ Hán viết
theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người
dịch là "Cao sơn cảnh hạnh" (Đức lớn như núi cao), do chữ 行 trong bức hoành phi có thể
đọc bằng hai âm "hành" hoặc "hạnh" với nghĩa khác nhau.
- Đền Hạ
Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau
1,5m.
Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong
nhà bia trước đặt tấm bia công đức ghi công những người đóng góp tu bổ di tích, nay đặt
tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954 và nói chuyện với Trung đoàn Thủ đô,
trước khi trung đoàn về tiếp quản Hà Nội.
Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Chùa được
xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian),

tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau.
- Đền Trung
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa
Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

23


Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương
truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ
non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ
Vương. Tuy nhiên, các nhà khoa học khi nghiên cứu cột đá thề thấy trên cột đục lỗ, cho
rằng rất có thể đây chỉ là tàn tích cột đá của một kiến trúc cổ xây dựng tại khu vực này từ
trước.
Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6.
Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một
mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định
tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
- Đền Giếng
Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua
Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được
xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.
- Đền tổ mẫu Âu Cơ
Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng
12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
- Bảo tàng Hùng Vương
Được khởi công xây dựng vào năm 1996 và khánh thành đúng ngày khai hội Đền
Hùng năm Quý Mùi 2003. Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm của thời đại Văn
Lang được phát hiện trong địa phận tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các di vật phát hiện quanh khu
vực đền Hùng.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền
Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách
sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại Đền
Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.
Sau khi lên đến Đền Thượng du khách sẽ dừng tiếp tục cuộc hành trình theo một con
đường khác với đường đi lên, và điểm dừng chân cuối cùng là Đền Giếng ở dưới chân núi.
Đền Giếng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên. Tên gọi của
đền do trong đền có chiếc giếng ngọc tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc
Hoa thường soi dung nhan. Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tuôn chảy từ lòng núi Nghĩa
Lĩnh.
- Lễ hội đền Hùng
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc
quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng,
những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ
hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh
trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào
ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Lễ hội Đền
Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành quốc giỗ tổ
chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
- Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng,
kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền

24


Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá
dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.

- Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống
tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ
những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc
cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá
cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát
ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi
bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện
chiến.
Từ năm 2007, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là
ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm
chẵn sẽ có quy mô ở các cấp lớn hơn. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch
sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng …
2.10. Các điểm tham quan ở Yên Bái
- Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thái Học (chữ Hán: 行行行; 1 tháng 12, 1902 – 17 tháng 6, 1930) là sinh viên
và nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để
thành lập một nước độc lập Việt Nam Cộng Hòa. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng
(VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất
bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12
đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.
Khi bị xử tử, ông cùng 12 đồng chí đã hô vang " Việt Nam vạn tuế " (" Việt Nam
muôn năm "). Sau khi ông mất, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu và đọc bài Văn
tế các Tiên-liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác. Gươm ba
thước chọc trời kinh, chớp cháy, này Lâm Thao, này Yên Bái, này Vĩnh Bảo, khí phục thù
hơi thở một tầng mây. Súng liên thanh vang đất thụt, non reo, nào chủ đồn, nào xếp cẩm,
nào quan binh, ma hút máu người bay theo ngọn gió.
- Điểm du lịch hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung

cấp nước cho nhà máy Nhà máy thủy điện Thác Bà (nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt
Nam) thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2 về phía tây.
Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 làm
nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 234 km², diện tích mặt nước:
190,50 km², dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m.
Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy
hữu tình.
Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái).
Không chỉ là thắng cảnh, hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi
trường làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 đến 2°C, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên
20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt. Các
dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp trên hồ. Động Thủy Tiên, nằm
trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh khi được chiếu sáng tạo ra

25


×