Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập kế toán các khoản phải thu và TK 133

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.58 KB, 10 trang )

Brenda Tran

Bài tập + đáp án kế toán các khoản phải thu
(Các bạn nên tự làm, sau đó so sánh đáp án nhé)

Bài 1:
Công ty TNHH Bình Minh kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ,. Doanh
nghiệp có các số liệu đầu kỳ được kế toán thực tế ghi chép lại sổ sách như sau:
Tài khoản 131: 120.000.000 đồng
+Tài khoản 131 Ngọc Hà (dư nợ): 160.000.000 đồng
+ Tài khoản 131 Mai Linh (dư có): 40.000.000 đồng.
Tài khoản 156 (36.000 sản phẩm): 720.000.000 đồng. => 20.000 đồng/1sp
Tài khoản 157 (5.000 sản phẩm): 100.000.000 đồng. => 20.000 đồng/1sp
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ như sau:
1. Công ty Nhật Cường thông báo chấp nhận lô hàng 5.000 sản phẩm gửi đi từ kỳ trước,
đơn giá bán hàng chưa thuế GTGT 10% là 30.000đ/sp. Khách hàng chưa thanh toán.
2. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng MB về số tiền của công ty Ngọc Hà trả nợ cho
công ty 100.000.000 đồng.
3. Công ty Nhật Cường trả lại 100 sản phẩm do sản phẩm kém chất lượng, công ty đã nhận
và nhập kho thành phẩm.
4. Xuất kho 10.000 sản phẩm bán cho công ty Mai Linh, đơn giá bán 30.000đ/sp. Thuế
GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.
5. Công ty Mai Linh đã chuyển khoản thanh toán hết nợ khi mua hàng sau khi trừ chiết
khấu thanh toán được hưởng 2% giá bán chưa thuế và khoản ứng trước tiền hàng cho công ty.
6. Nhận tiền của công ty TNHH Cholimex ứng trước 15.000.000 đồng bằng tiền mặt và
25.000.000 đồng bằng chuyển khoản về việc mua sản phẩm của công ty. Và công ty đã nhận
được giấy báo có của ngân hàng.
7. Công ty Nhật Cường thông báo chuyển khoản thanh toán số tiền nợ cho công ty sau khi
trừ đi khoản tiền liên quan đến số sản phẩm trả lại công ty. Công ty đã nhận giấy báo có của
ngân hàng về khoản tiền mà công ty Nhật Cường thanh toán.
Yêu cầu: Kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.



Notes:
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tk 133 và Tk 333
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Tk 133 và Tk 333


Brenda Tran

Giải:
Đv: triệu đồng
1. Bán hàng 2 NVKTPS (nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
a. Giá vốn hàng vốn
Nợ Tk 632: 100
Có Tk 157: 100
b. Doanh thu
Nợ Tk 131 NC : 165
Có Tk 511: 150 (500030.000)
Có Tk 3331: 15 (500030.000)10%
2. Nhận giấy báo Có từ ngân hàng Tiền Tk112
Nợ Tk 112: 100
Có Tk 131NH: 100
3. Hàng bị trả lại 2 NVKTPS
a. Giá vốn hàng bán
Nợ Tk 155: 2 (10020.000)
Có Tk 632: 2
b. Giảm trừ doanh thu
Nợ Tk 5213: 3 ((10030.000)
Nợ Tk 3331: 0,3
Có Tk 131NC : 3,3
4. Bán hàng:

a. Giá vốn hàng bán
Nợ Tk 632: 200 (1000020.000)
Có Tk 156: 200
b. Doanh thu
Nợ Tk 131ML : 330
Có Tk 511: 300 (1000030.000)
Có Tk 3331: 30
5. Do là người bán Chiết khấu thanh toánTk 635
a . Chí phí tài chính
Nợ Tk 635: 6 (1000030.000)2%
Có Tk 131ML : 6
b. Thanh toán = ck (chuyển khoản)
Nợ Tk 112: 284 (=330 – 6 – 40)
Có Tk 131ML: 284
6. Nhận ứng trước Có Tk 131
Nợ Tk 111: 15
Nợ Tk 112: 25
Có Tk 131Cholimex : 40
7.
Nợ Tk 112: 161,7 (=165 – 3,3)
Có Tk 131NC : 161,7

+Chưa thanh toán Tk131, nên
hạch toán chi tiết cho từng đối
tượng. (NC – Nhật Cường)
+Nên viết Doanh thu(tk511)
trước thuế phải nộp(tk333)

+ Note: đề bài ghi Thành phẩm
Tk 155

+Tk 521: phản ánh các khoản
giảm trừ doanh thu, hạch toán
TS (tài sản), không có số dư đầu
kỳ và cuối kỳ, vì sẽ kết chuyển
sang Tk 511.

Note: Chiết khấu thương mại
TT149 (thông tin liên quan ở
cuối trang nhé).
+ do đề bài ghi chiết khấu dựa
giá chưa thuế
+ Dư có Tk131ML: 40 (Cty Mai
Linh ứng trước 40 tr. Đồng tiền
hàng)


Brenda Tran

Bài 2:
Công ty TNHH Thăng Long kê khai và nộp thuế theo pp khấu trừ, thực hiện kê khai hàng
tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các số liệu sau:
Số dư một số tài khoản cụ thể như sau:
Tài khoản 131: 140.000.000
+ Tài khoản 131 A: 45.000.000
+ Tài khoản 131 B: 25.000.000
+Tài khoản 131 C: 70.000.000
Tài khoản 229: 30.000.000
Tài khoản 004 D: 10.000.000
Tài khoản 141 X: 12.000.000

Đơn vị tính: đồng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Ngày 05/12: căn cứ báo cáo tài chính, khoản nợ của công ty B là không đòi được. Công
ty tiến hành xóa nợ phải thu khách hàng B. Khoản nợ phải thu của công ty B đã được lập dự
phòng 20.000.000đ.
2. Ngày 07/12 xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền công tác phí cho nhân viên Y là 10.000.000đ,
nhân viên Z là 15.000.000đ
3. Ngày 10/12, công ty được công ty D thanh toán khoản nợ đã được xử lý xóa nợ bằng tiền
gửi ngân hàng 10.000.000đ.
4. Ngày 12/12, nhân viên Y lập giấy thanh toán tiền tạm ứng gồm vật liệu nhập kho có tổng
giá thanh toán 11.000.000đ, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã chi thêm phần chênh lệch
bằng tiền mặt.
5. Ngày 15/12, nhân viên Z lập giấy thanh toán tạm ứng gồm công cụ nhập kho có tổng giá
trị thanh toán 13.000.000đ, thuế GTGT 10%. Nhân viên B đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng
không chi hết.
6. Ngày 16/12, nhân viên X giải chi phần tạm ứng gồm nhập kho công cụ dụng cụ
6.000.000đ, thuế GTGT 10%, chi tiếp khách 2.200.000đ, gồm 10% thuế GTGT, nộp lại quỹ
1.000.000đ, số tiền còn lại trấu trừ vào lương.
7. Ngày 31/12, kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện số tiền thực có tại quỹ thiếu so với số tiền sổ
kế toán là 1.200.000đ. Doanh nghiệp quyết định trừ vào lương của thủ quỹ trong 3 tháng.
8. Ngày 31/12, Công ty xác định số tiền dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập là
30.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12


Brenda Tran

Giải:
+Tài khoản 004: Nợ khó dòi đã xử lý
Đv: triệu đồng

1. Xoá nợ
Nợ Tk 229: 20
Nợ Tk 642: 5
Có Tk 131B: 25
→ ghi sổ Nợ TK 004B: 25
2. Nợ Tk 141: 25 (Y:10, Z: 15)
Có Tk 111: 25
3. Thu nhận khác
Nợ Tk 112: 10
Có Tk 711: 10
→Có Tk 004D: 10

4. Hoàn ứng + Thanh toán nhân viên Y:
a. Nợ Tk 152: 10
Nợ Tk 1331: 1
Có Tk 141: 11
b. Nợ Tk 141: 1
Có Tk 111: 1
5. Hoàn ứng nhân viên Z:
a. Nợ Tk 153: 11,82
Nợ Tk 1331: 1,18
Có Tk 141: 13
b. Nợ Tk 111: 2
Có Tk 141: 2
6.
a. Nợ Tk 153 : 6
Nơ Tk 133 : 0,6
Có Tk 141X : 6,6
b. Nợ Tk 642 : 2
Nợ Tk133 : 0,2

Có Tk 141X : 2,2
c. Nợ Tk 111 : 1
Có Tk 141X : 1
d. Nợ Tk 334 : 2,2
Có Tk 141 : 2,2
7.
Nợ Tk 334 : 1,2
Có Tk 111 : 1,2
8. Nợ TK 642: 20

+Bù trừ nợ, Xoá nợ khó đòi Lập dự
phòng

+ Tạm ứng Tk 141
+Đối với những khoản nợ phải thu khó
đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó
lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào
giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi
được, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác.

+Lập tạm ứng lại
+ Chú ý: Tổng giá thanh toán đã bao
gồm thuế


Brenda Tran

Có Tk 229 : 20


Bài 3: Giả thiết tại 1 DN có tài liệu như sau: TK 131 có số dư đầu tkyf là 120. Tr ( trong đó cty X là
16, cty Y là 90, Cty Z là 14)
Trong kỳ có các nghiệp vụ KTPS sau:
1. Xuất kho hàng hóa đem bán cho khách hàng M, Giá xuất 90 tr, giá bán chưa thuế 110 tr, thuế
GTGT thuế suất 10% chưa thu được tiền hàng
2. Ngân hàng báo Có công ty Y thanh toán tiền hàng 85 tr
3. Xuất kho đem bán cho cty X, trị giá suất 300tr, giá bán chưa thuế 330, thue GTGT thuế
suất10% chưa thu được tiền hàng
4. Công ty N chuyển khoản trả trước cho doanh nghiệp 100 tr để mua hàng theo hop đồng
5. Cty D chuyển khoản đặt trước 30 tr để mua hàng theo hợp đồng
6. Theo nhứ hợp đồng đã ký, số tiền phải thu do nhận thầu về XDCB với khách hàng M, Giá
chưa thuế 820, thuế suât thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã nhận được 30% số tiền theo hợp
đồng bằng chuyển khoản
7. Ngân hàng báo Có Cty X đã thanh toán nợ kỳ trước 16 tr
8. Do cty Y bị phá sản doanh nghiệp quyết định xóa nợ phải thu từ Cty Y là 5 tr. Khoản phải thu
này đã được lập dự phòng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên
2. Mở sổ và khóa sổ TK 131
3. Đv: triệu đồng

1. Xuất bán
a. Nợ Tk 632: 90
Có Tk 156: 90
b. Nợ Tk 131M: 121
Có Tk 511: 110
Có Tk 3331: 11
2. Nợ Tk 112: 85
Có Tk 131Y: 85

3.
a. Nợ Tk 632: 300
Có Tk 156: 300
b. Nợ Tk 131X: 363
Có Tk 511: 330
Có Tk 3331: 33
4.
Nợ Tk 112: 100
Có Tk 131N: 100 (Khách hàng đặt trước)
5. Nợ Tk 112: 30
Có Tk 131D: 30 (Khách hàng đặt trước)
6. a. Nợ Tk 131M: 902
Có Tk 511: 820
Có Tk 3331: 82
b. Nợ Tk 112: 270,6


Brenda Tran

Có Tk 131M: 270,6
7. Nợ Tk 112: 16
Có Tk 131X: 16
8. Nợ Tk 229: 5
Có Tk 131Y: 5
->Nợ Tk 004Y : 5
* Khoá sổ các bạn tự làm nhé

Bài 4
Tại một doanh nghiệp, trong kỳ có số liệu và các NVKTPS như sau:
- Dự đk phải thu TK 131: Dư Nợ 40 ( Cty X); Dự Có 50 tr ( Cty Y)

1. Thanh toán tiền mua vật liệu kỳ trước cho công ty B bằng chuyển khoản số
nợ 450 tr
2. Mua công cụ của công ty C, tổng giá thanh toán 30 tr, thuế suất thuế GTGT
10% doanh nghiệp đã thanh toán toán bằng CK
3. Cty X trả nợ 40 tr, doanh nghiệp nhận đc giấy báo Có
4. Xuất kho hàng hóa bán cho cty N, Tổng giá trị thanh toán 440 tr, thuế
GTGT thuế suất 10%, khách hàng chấp nhận thanh toán, giá vốn hàng bán
320 Tr
5. Mua vật liệu cty H, tổng giá trị thanh toán 330 tr đã bao gồm thuế GTGT
thuế suất 10%. Tiền hàng thanh toán 50% bằng chuyển khoản ( đã nhận
GBN). Cuối tháng hàng chưa về nhập kho
6. Cty L bán cho doanh nghiệp một số NVL trị giá thanh toán 253 tr ( đã bao
gồm thuế GTGT 5%). Đơn vị đã kiểm nhận và nhập kho đủ
7. DN chuyển khoản thanh toán cho Cty L và hưởng chiết khấu thanh toán 1%
8. Số hàng gửi bán kỳ trước được khách hàng Q chấp nhận thanh toán theo
tổng giá đã bao gồm thuế GTGT thuế suất 10% là 550 tr, trị giá vốn hàng
bán 300.
9. Do thanh toán sớm Khách hàng Q được chiết khấu 1%/ tổng số tiền phải
trả. Khách hàng Q đã thanh toán toàn bộ số tiền còn lại bằng chuyển khoản.
Yêu cầu
1. Xác định số thuế GTGT được khấu trừ và số còn phải nộp trong kỳ
2. Định khoản các NVKTPS

1. Thanh toán tiền mua kỳ trước
Nợ Tk 331B: 450
Có Tk 112: 450
2. Mua công cụ


Brenda Tran


Nợ Tk 153: 27,27
Nợ Tk 133: 2,73
Có Tk 112: 30
3. Khách hàng thanh toán tiền hàng kỳ trước
Nợ Tk 112: 40
Có Tk 131X: 40
4. Xuất bán
a. Giá vốn
Nợ Tk 632: 320
Có Tk 156: 320
b. Doanh thu
Nợ Tk 131N: 440
Có Tk 511: 400
Có Tk 3331: 40
5. Mua vật liệu
a. Nợ Tk 151: 300
Nợ Tk 133: 30
Có Tk 331H: 330
b. Nợ Tk 331H: 165
Có Tk 112: 165
6. Mua NVL
Nợ Tk 152: 240,95
Nợ Tk 133L: 12,05
Có Tk 331: 253
7. Nợ Tk 331l: 253
Có Tk 515: 2,53
Có Tk 112: 250,47
8. Gửi đại lý bán
a. Giá vốn

Nợ Tk 632: 300
Có Tk 157: 300
b. Doanh thu
Nợ Tk 131: 550
Có Tk 511: 500
Có Tk 3331: 50

+ Note: Tổng giá thanh
toán đã bao gồm thuế

+ Tổng giá trị thanh toán
đã bao gồm thuế
Note: không nên định khoản
nhiều nợ, nhiều có

+Cty hưởng chiếu khấu
thanh toán (thực tế) doanh
nghiệp hạch toán Tk 711Thu nhập khác.
+Tk 157: hàng gửi bán

Bài 5:
Tại doanh nghiệp A, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt 50,000,000 đồng.
2. Kế toán viết phiếu chi tạm ứng cho cán bộ X đi công tác 30,000,000 đồng.


Brenda Tran

3. Mua công cụ về nhập kho bằng tiền mặt, giá chưa thuế 8,000,000 đồng, thuế suất
thuế GTGT 10%.

4. Xuất quỹ tiền mặt trả tiền vay tạm thời 4,000,000 đồng.
5. Nhận tiền ký quỹ của khách hàng X để thuê công cụ dụng cụ là 20,000,000 đồng
bằng chuyển khoản.
6. Ông Y góp vốn cổ phần 100,000,000 đồng bằng tiền mặt.
7. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 180,000,000 đồng.
8. DN cung cấp dịch vụ cho khách hàng trị giá chưa thuế 12,000,000 đồng, thuế suất
thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền mặt.
9. Nhập quỹ tiền mặt khách hàng A thanh toán tiền nợ là 11,500,000 đồng.
10. Kiểm kê quỹ tiền mặt số trên sổ sách là 125,000,000 đồng, số thực tế khi kiểm kê
125,657,000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
liên quan.
Giải:
Đv: triệu đồng
1. Nợ Tk 111: 50
Có Tk 112: 50
2. Nợ Tk 141: 30
Có Tk 111: 30

3. Nợ Tk 153: 8
Nợ Tk 133: 0,8
Có Tk 111: 8,8
4. Nợ Tk 341: 4
Có Tk 111: 4
5.
a. Nợ Tk 151: 300
Nợ Tk 133: 30
Nợ Tk 331H: 330
b. Nợ Tk 331H: 165
Có Tk 112: 165

6. Nợ Tk 152: 240,95
Nợ Tk 133L: 12,05
Có Tk 331: 253
7. Nợ Tk 331: 253
Có Tk 515(711): 2,53
Có Tk 112: 250,47
8. a. Nợ Tk 632: 300
Có Tk 157: 300
b. Nợ Tk 131: 550

+Có thể tạm ứng bằng tiền mặt
hay chuyển khoản
+Đi mua hàng -> thanh toán
bằng chuyển khoản khi >20 triệu

+Notes:
Hàng chưa về nhập kho => Tk
151
+không nên hạch toán nhiều nợ,
nhiều có nhé.
+Trị giá thanh toán đã bao gồm
thuế 5%
+Thực tế, các Doanh nghiệp cho
vào Tk711
+ hàng đã gửi bán – Tk 157


Brenda Tran

Có Tk 511: 500

Có Tk 3331: 50

NÊN BIẾT
Chiết khấu thanh toán
Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết
khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh
toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.”.
1. Hạch toán chiết khấu thanh toán:
- Bên bán hàng hạch toán chiết khấu thanh toán vào tài khoản 635-Chi phí tài chính:
Nợ 635 : số tiền chiết khấu
Có 111/112
- Bên mua hạch toán khoản chiết khấu thanh toán được hưởng vào tài khoản 515Doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ 111/112
Có 515
2. Về thuế:
- Hóa đơn: Không được ghi khoản chiết khấu thanh toán này trên hóa đơn bán hàng
để giảm giá.
- Chứng từ khi thực hiện chiết khấu thanh toán: Đây là một khoản chi phí tài chính
doanh nghiệp bán chấp nhận chi cho người mua.
+ Người bán lập phiếu chi để trả khoản CKTT.
+ Người mua lập phiếu thu để nhận khoản chiết khấu thanh toán được hưởng.
Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế TNDN
theo quy định (bên bán ghi nhận vào chi phí, bên mua ghi nhận vào thu nhập khác –
hướng dẫn tại Khoản 15, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
+ Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của BTC có hiệu lực từ 2/8/2014 thì chiết
khấu thanh toán không còn bị khống chế như TT 123/2012/TT-BTC nữa. Vậy là chi phí cho
việc CKTT được trừ hết.



Brenda Tran

Loại Tài khoản 0 - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán, gồm 6 tài khoản:
Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài;
Tài khoản 002 – Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công;
Tài khoản 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược;
Tài khoản 004 – Nợ khó đòi đã xử lý;
Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại:
Tài khoản 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
Link: />( chúng ta học kế toán, nên thường xuyên cập nhập thông tin, google rất hữu ích, Good luck
guys!)
Nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Link: />


×