Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LUẬN VĂN .LUẬT DÂN SỰ: Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự do hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.07 KB, 22 trang )

Đề 22: Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự do hàng hóa
không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn.
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I.

Những vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự do hàng hóa không

đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua
1.
Trách nhiệm dân sự
1.1. Khái quát chung trách nhiệm dân sự
1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân biệt trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng.
2.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất
lượng gây thiệt hại cho người mua ngoài hợp đồng
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2.1.1. Khái niệm và căn cứ phát sinh
2.1.2. Nguyên tắc, chủ thể bồi thường và thời hiệu khởi kiện
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng
2.2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
2.2.2. Mức độ bồi thường và chủ thể phải bồi thường
2.3. Ý nghĩa
3.
Quy định của pháp luật quốc tế
II.
Những vấn đề thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.


Thực trạng giải quyết bồi thường
2.
Đánh giá chung và nguyên nhân truy cứu trách nhiệm chưa tốt.
3.
Định hướng giải pháp và hoàn thiện chế định pháp luật
PHẦN KẾT LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU
“Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta
chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế"- Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh trong
phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ngày
16/11/2015.
1


Xuất phát từ những vụ việc hàng hóa thiếu an toàn, không đảm bảo chất
lượng, như các chương trình triệu hồi ô tô, thu hồi sữa nhiễm độc, sử dụng thuốc
trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất chế biến nông sản và chăn nuôi…trong
thời gian gần đây, và đặc biệt là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ngày
càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân được thể hiện qua những
con số đáng lo ngại. Sáng 8/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội
nghị tổng kết công tác An toàn thực phẩm quý I và triển khai tháng hàng động vì
An toàn thực phẩm năm 2016. Tại Hội nghị này, Cục An toàn thực phẩm cho
biết, trong quý I năm 2016, toàn quốc ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm với
969 người mắc, 669 người đi viện và 02 trường hợp tử vong. So với 2015, số vụ
ngộ độc giảm 6 vụ, số mắc giảm 106 người, số người đi viện giảm 303 người, và
số người tử vong giảm 7 người.
Theo đó, quyền được an toàn là một trong các quyền cơ bản của người tiêu
dùng. Khoản 1 Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân

phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” Vì
vậy, vấn đề đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và xác định trách nhiệm dân
sự của cá nhân tổ chức trong việc hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt
hại cho người mua luôn luôn được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất là
Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

PHẦN NỘI DUNG
I.

Những vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự do hàng

hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua
1.
Trách nhiệm dân sự.
1.1. Khái quát chung về trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu, thể hiện ở mối quan hệ giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp
2


luật, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. Truy cứu trách nhiệm
pháp lý là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp
luật quy định trong các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người có xử sự bất hợp pháp và
phải chịu những chế tài do pháp luật dân sự quy định, do tòa án hoặc chủ thể
khác được phép áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Mà trách
nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên cũng có những đặc

điểm chung của trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý gồm 4 đặc điểm cơ bản: cơ sở của trách nhiệm
pháp lý là vi phạm pháp luật; trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền bới các quy định
của pháp luật; liên quan mật thiệt với cưỡng chế nhà nước, trách nhiệm pháp lý
không phải là sự cưỡng chế mà là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp
cưỡng chế pháp luật quy định; trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có các quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
Thêm vào đó, trách nhiệm dân sự cũng có những đặc điểm riêng có của
mình:
+ Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm đạo đức là trách nhiệm pháp
lý có mục đích xác lập cụ thể.
+ Trách nhiệm dân sự không phải là sự trừng phạt mà là một biện pháp
buộc người có hành vi vi phạm pháp luật có nghĩa vụ bồi thường cho người bị
tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự
cơ bản ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi, hậu quả chỉ ở
mức độ nhất định; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay
hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm
nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường.
+ Trách nhiệm dân sự được chi thành trách nhiệm hợp đồng và trách
nhiệm ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ánh của xã hội đối với người vi
phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra
để khôi phục lại tình trạng như ban đầu. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

3


trong trách nhiệm dân sự của chủ thể vi phạm đối với người bị hại là hoàn toàn
cần thiết.
1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân biệt trách nhiệm bồi

thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền bao gồm những
mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm
ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh
dự, uy tín, nhân phẩm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là một loại
trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ hoặc gây
thiệt hại thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh tinh thần
phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự
nhân phẩm, các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do đó, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cũng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Ngoài ra, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
TNBTTH theo hợp đồng
1.

Nguồn

gốc phát sinh
2.

TNBTTH ngoài hợp đồng

Quan hệ hợp đồng có từ Không có quan hệ hợp đồng
trước

hoặc có nhưng thiệt hại xảy ra


không liên quan đến hợp đồng
Điều kiện Do các bên thỏa thuận hoặc 4 điều kiện

phát sinh trách pháp luật quy định
nhiệm
3.
Thời
điểm phát sinh

Hợp đồng có hiệu lực

Khi có thiệt hại xảy ra với
người khác

trách nhiệm
4


4.

Chủ

chịu

thể Chủ thể trong quan hệ hợp Có thể là người gây thiệt hại
trách đồng

hoặc người khác: người giám


nhiệm
5.
Mức bồi Do các bên thỏa thuận

hộ...
Bồi thường toàn bộ thiệt hại

thường

hoặc có thể giảm tùy vào từng

trường hợp
Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là do người gây thiệt
hại đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra còn trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại ngoài việc
chứng minh thiệt hại còn phải chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái
pháp luật.
2.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo

chất lượng gây thiệt hại cho người mua ngoài hợp đồng.
Trong trường hợp bên có quyền và bên vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận trong
hợp đồng về những điều khoản và mức bồi thường do việc hàng hóa xuất ra
không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua thì bên vi phạm nghĩa vụ
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như những gì đã thỏa thuận trong hợp
đồng theo điều 360 BLDS 2015, đây là một quy định mới so với BLDS 2005

quy định khái quát và tổng thể hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có
nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác.” và trường hợp mới so với BLDS 2005 không quy
định thì theo điều 363 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên
bị vi phạm có lỗi: “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần
lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng
với mức độ lỗi của mình.”
5


Theo đó, trong bài này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu đến trường hợp
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không chất lượng gây
thiệt hại cho người mua ngoài hợp đồng và cũng là trường hợp phổ biến nhất
trong đời sống thực tiễn hiện nay được quy định tại điều 608 BLDS 2015 và
điều 630 BLDS 2005.
2.1.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2.1.1. Khái niệm và căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
BLDS 2005 và BLDS 2015 đều không nếu ra khái niệm mà chỉ quy định
về nội dung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo Thuật ngữ pháp lý của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng xuất bản năm
2011: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bồi thường thiệt hại gây ra không
phải do vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật
gây thiệt hại cho người khác.”
Cuốn Hướng dân môn học luật dân sự tập 2 – TS. Phạm Văn Tuyết,TS. Lê
Kim Giang: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của
pháp luật dân sự nhằm bắt buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức

khỏe, tính mạng, ,danh dự, nhân phẩm,uy tín các quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.”
Theo đó, ta có thể hiểu một cách chung nhất về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự giữa người có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng
hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi thực hiện
hợp đồng, nhằm bắt buộc chủ thể xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ thể khác phải bồi
thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn
các điều kiện do pháp luật quy định. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi
thường, những người được bồi thường, người phải bồi thường và mức bồi
thường. Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp
6


dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng quy định về 4 yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
-

Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại phải được tính toán cụ thể, chi tiết

và phải được đánh giá khách quan chi tiết, không suy diễn chủ quan. Việc xác
định đúng thiệt hại là việc xác định quan trọng trong trách nhiệm bồi thường và
phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật
chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
-


Phải có hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người

được thể hiện thông qua hành động và không hành động trái với quy định pháp
luật.
-

Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp

luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại đó.
-

Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại: trong khi điều 604

BLDS 2005 quy định rõ về vấn đề lỗi của người gây thiệt hại thì điều 584 BLDS
2015 chỉ quy định về hành vi xâm phạm. Ngoài ra BLDS 2015 còn có những
quy định về sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị thiệt hại, tài sản của
chủ sở hữu gây thiệt hại. Tuy không quy định rõ nhưng việc xác định được lỗi
cố ý và lỗi vô ý có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường và có thể là điều
kiện cần thiết xác định trách nhiệm.
2.1.2. Nguyên tắc, chủ thể bồi thường và thời hiệu khởi kiện.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định cụ thể trong BLDS
nên khi giải quyết việc bồi thường, trước khi áp dụng các nguyên tắc cụ thể của
chế định được quy định tại điều 605 BLDS 2005 và điều 585 BLDS 2015 cần
phải tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại phần chung BLDS. Điều 605
BLDS 2005 chỉ ra 3 nguyên tắc: bồi thường toàn bộ và kịp thời, có thể thỏa
thuận; giảm mức bồi thường do lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế; thay đổi mức bồi thường khi không còn phù hợp với thực tế thì điều 585
BLDS 2015 bổ sung thêm 2 nguyên tắc không phải bồi thường khi do lỗi của
7



bên bị thiệt hại và do không áp dụng các biện pháp ngăn chặn thiệt hại xảy ra
với chính mình.
Chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể là người gây thiệt hại
hoặc có thể không phai người gây thiệt hại như cha, mẹ, người giám hộ.
Một điều quan trọng nhất trong việc truy cứu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường. Điều 607
BLDS 2005 quy định thời hiệu 2 năm thì điều 588 BLDS 2015 quy định là 3
năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm.
2.2.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hàng hóa

không chất lượng gây thiệt hại cho người mua
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hàng hóa không chất lượng gây
thiệt hại cho người mua được quy định khái quát tại điều 630 BLDS 2005 và
608 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại vi phạm quyền lợi của người
tiêu dùng về bản chất là giống nhau nên trong bài viết này ta thống nhất giải
quyết theo quy định BLDS 2015. Điều 608 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa,
dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.”
Ngoài ra để khai thác triệt để những khía cạnh khác và tồn đọng để giải
quyết vấn đề còn phải kể đến các luật và văn bản luật hướng dẫn chi tiết: Luật
chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có hiệu lực ngày 1/7/2008 và Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng 2010 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, Luật thương mại
2005, pháp lệnh số 01/1999/PL-UBTVQH10 cùng các văn bản kèm theo cũng
đã góp phần cụ thể hóa chi tiết hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Như đã phân tích ở trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa
không chất lượng gây thiệt hại cho người mua được hiểu như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng được quy định cụ thể
tại điều 608 BLDS 2015. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi
của người tiêu dụng là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
8


ngoài hợp đồng và chịu sự điều chỉnh chung của các quy định pháp về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung trong đó chúng ta làm rõ
hơn các quy định về điều kiện căn cứ phát sinh, mức độ và chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
2.2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường do hàng hóa không chất
lượng gây thiệt hại cho người mua
a.

Có thiệt hại xảy ra.

Đây là điều kiện cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người
tiêu dùng nói riêng, là điều kiện bắt buộc để xác định có phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại hay không.
Thiệt hại là những tổn thất, mất mát về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Việc xác
định thiệt hại đúng đắn, khách quan, toàn diện là cơ sở pháp lý quan trọng trong
việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạm vi bồi thường.
Hiện nay, thực trạng người tiêu dùng Việt Nam bị thiệt hại do lỗi và ý
thức coi thường đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng của các cá nhân, tổ
chức sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
ngày càng lớn và phổ biến hơn. Đặc biệt là mặc dù thực trạng như vậy nhưng

người tiêu dùng thường không có yêu cầu cá nhân tổ chức này phải bồi thường
thiệt hại, có thể là một phần vì do thiệt hại thường không có giá trị quá lớn, hoặc
tâm lý ngại tranh đấu, kiện tụng của người dân và yếu tố do thiếu sự hiểu biết về
quyền lợi của người tiêu dùng nên các tổ chức cá nhân này lại càng được thói ỷ
lại và theo thói quen cũ.
b.

Phải có hành vi trái pháp luật

Theo điều 3 Luật chất lượng hàng hóa,sản phẩm 2007: “Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa là mức độ các đặc tính của sản phảm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu
trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, tiêu chuẩn kĩ thuậtt tương ứng.” Theo đó,
hành vi trái pháp luật là những hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm hàng hóa.
9


Có thể là những hành vi mà pháp luật cấm: sản xuất kinh doanh hàng giả,
hàng cấm; hàng hóa dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người (điều 7 pháp lệnh số 01/1999/PLUBTVQH10 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa
không có nguồn gốc rõ ràng, hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông … (Điều 8
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007). Hoặc cũng có thể không thực hiện
các hành vi mà pháp luật quy định phải thực hiện quy định từ điều 14 đến điều
17 pháp lệnh số 01/1999/PL-UBTVQH10 và được hướng dẫn chi tiết từ điều 6
đến điều 9 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP: không ghi nhãn mác, không đảm bảo
các quy định về chất lượng như đã cam kết…, cũng như không đảm bảo các tiêu
chuẩn áp dụng tại điều 23 luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007.
c.

Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp


luật
Việc xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định
ai là chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và cũng chính là việc xác
định thiệt hại xảy ra có đúng là kết quả của hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ
chức sản xuất kinh doanh. Một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân và ngược
lại, do đó cần xác định đâu là nguyên nhân thứ yếu có tính quyết định. Đó phải
là mối liên hệ tất nhiên, tất yếu, theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào
ý chí con người. Đặc biệt nổi trội lên và thể hiện rõ nhất mối quan hệ nhân quả
trong thực tiễn hiện nay là vấn đề ngộ độc thực phẩm.
d.

Có lỗi cố ý hay lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Việc xác định lỗi cố ý hay lỗi vô ý của người gây thiệt hại có ý nghĩa
trong việc xác định mức độ bồi thường đối với hành vi gây thiệt hại của mình.
Tuy trong điều 608 BLDS 2015 không quy định rõ về lỗi hoặc trường hợp
không có lỗi nhưng theo điểu 584 BLDS 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường.
2.2.2. Mức độ bồi thường và chủ thể phải bồi thường
10


Là quyền năng thứ 6 trong 8 quyền năng của người tiêu dùng được ghi
nhận theo diễn giải của Consumers International về Hướng dẫn của Liên Hợp
Quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành năm 1985, sửa đổi năm 1999, quyền
khiếu nại và yêu cầu bồi thường là thứ quyền năng đặc biệt và sau cùng để bảo
vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Điều 608 BLDS 2015:” “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho

người tiêu dùng thì phải bồi thường.”
Điều 608 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng lại không
quy định rõ về mức độ bồi thường cụ thể, chi tiết trong từng trường hợp. Tuy
nhiên, trong điều 30 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về
các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và cá nhân tổ chức
sản xuất kinh doanh gồm 4 phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa
án. Theo đó thì ta có thể hiểu đơn giản rằng, luật không có quy định cụ thể
nhưng nhờ các phương thức giải quyết trên các bên có thể thỏa thuận với nhau
về mức cần được bồi thường hoặc có thể nhờ tòa án, trọng tài trợ giúp để đưa ra
một mức độ hợp lý và khách quan, đáp ứng được nhu cầu của cả bên bị thiệt hại
và bên gây thiệt hại một cách thỏa đáng nhất có thể. Việc xác định mức độ bồi
thường được dựa trên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
trong đó việc xác định thiệt hại và lỗi là hai điều quan trọng và trọng tâm nhất.
Nếu là lỗi của người gây thiệt hại thì bồi thường theo nguyên tắc thông thường
nhưng nếu việc xác định lỗi không hoàn toàn hoặc không phải của cá nhân tổ
chức sản xuất kinh doanh thì hướng giải quyết theo nguyên tắc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng tại khoản 4 và khoản 5 điều 587 BLDS 2015 thì khi bên bị
thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại
do lỗi của mình gây ra và bên bị thiệt hại cũng không được bồi thường nêu thiệt
hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại cho chính mình.
Việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là
một điều đáng quan tâm. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
11


hợp đồng có thể chủ thể gây ra thiệt hại hoặc cha mẹ người giám hộ... Tuy
nhiên, như đã nói một hậu quả có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một vụ
ngộ độc thực phẩm có thể do lỗi của người sản xuất, nhập khẩu trong giai đoạn
sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc cũng có thể do lỗi của người bán hàng khi

bảo quản sai quy cách và quá hạn hoặc cũng có thể do lỗi của cả hai bên. Khi đó
việc xác định trách nhiệm bồi thường được quy định theo điều 10,12,14,16 Luật
chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 về nghĩa vụ của người sản xuất, người
nhập khẩu, người xuất khẩu và người bán hàng; trách nhiệm liên đới theo điều
587 BLDS 2015:”Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người
đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của
từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi
người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần
bằng nhau.”
2.3.

Ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hàng hóa không chất lượng gây thiệt hại cho người mua
Tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã
hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì thị trường được điều tiết bởi chính
tiêu dùng. Nó là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động đó là đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên do nước ta
vẫn đang ở những bước đi còn chập chững trong đấu trường hội nhập quốc tế và
việc nước ta xuất phát điểm từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu vì vậy kinh
nghiệm quản lý còn nhiều yếu kém, người dân còn chưa bắt kịp các xu hướng và
kiến thức của thời đại ngày càng một vượt bậc, đặc biệt là vấn đề về tiêu dùng
cũng như các quyền lợi của mình. Lợi dụng tình trạng đó, nhiều nhà sản xuất,
kinh doanh thiếu đứng đắn, chạy theo lợi nhuận đã bất chấp đạo đức nghề
nghiệp nên đã có vố số hành vi đưa vào thị trường những sản phẩm hàng hóa
không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua cả về tài sản, sức khỏe
lẫn tính mạng. Vì vậy, những quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền
lợi của người tiêu dùng ra đời là công cụ pháp lý quan trọng trong việc truy cứu
12



trách nhiệm của các tổ chức đó và trên hết là bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng một cách tốt nhất có thể. Và với việc đảm bảo lợi ích quyền lợi của người
tiêu dùng, khi mà nhận thức của người dân càng cao thì việc đảm bảo này cũng
đảm bảo chỗ đứng của cá nhân, tổ chức trên thị trường ngày càng khốc liệt.
3. Pháp luật quốc tế về trách nhiệm khi vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng.
Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của
toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi
trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền
vững của xã hội. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục
đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Chúng ta kể đến đất nước có nền kinh tế phát triển với mức sống cao cùng
pháp luật có hệ thống và tính ứng dụng cao. Theo pháp luật Hoa Kỳ: “Luật bảo
vệ người tiêu dùng là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm bảo vệ
người tiêu dùng trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng không
lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng
trước những hàng hóa nguy hại hoặc hàng giả.” Vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của Mỹ còn được đề cập đến trong luật “Magnuson Moss” năm 1975
quy định về yêu cầu đối với nhà sản xuất phân phối cũng như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại tổn thất khi xảy ra khiếu nại về ehàng hóa. Pháp luật Hoa Kỳ
còn xem xét đến khả năng cần phải quy định trong văn bản quy định về nghĩa vụ
bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi thưa kiện. Thêm vào đó là
hàng loạt luật chuyên ngành như: luật dẩm bảo khi bán hàng hóa tiêu dùng, luật
bảo hộ tín dụng tiêu dùng, luật an toàn hàng hóa tiêu dùng, luật cấm tiêu dùng
các chất gây hại sức khỏe cho con người. Ngoài ra, Uỷ ban an toàn sản phẩm
tiêu dùng Hoa Kỳ được giao trách nhiệm bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị
thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng. Cơ quan này chịu
trách nhiệm hơn 15 nghìn sản phẩm đảm bảo sự giám sát đối với hoạt động bảo
vệ người tiêu dùng.

13


Ngoài ra, ở Đài Loan, luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1994 sửa đổi bổ
sung 2003 và 2005 cũng đã nêu ra trách nhiệm đảm bảo về sức khỏe, an toàn
của người tiêu dùng và nêu các doanh nghiệp kinh doanh không đảm bảo yêu
cầu đó thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vô hạn định. Ngoài ra thủ tục
khiếu nạu kiện tụng của người tiêu dùng khi quyền lợi bị xâm phạm cũng được
nêu rõ và chỉ dẫn cụ thể trong các văn bản liên quan.
Qua đó, ta có thể thấy việc ra đời các quy định về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng không còn xa lạ hay mới mẻ. Việc quy định cụ thể, chi tiết, áp dụng
thực tiễn sẽ càng ngày càng đẩy lùi được việc sản xuất kinh doanh hàng hóa
không chất lượng của các cá nhân, tổ chức cũng như bảo vệ người dân an toàn
hơn.

II- Những vấn đề thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
1.

Thực trạng hiện nay trong việc truy cứu trách nhiệm bồi

thường của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hang hóa kém chất
lượng.
Từ kênh truyên hình thông tin quốc gia VTV1, cụ thể vào năm 2012 ghi
nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.300 người nhập viện. Đến năm 2014,
con số này đã tăng lên 109 vụ. Và tổng kết mới nhất trong năm 2015, số vụ ngộ
độc lên tới 171 vụ với gần 5.000 người nhập viện, trong đó đã có 23 trường hợp
tử vong.
Đây thực sự là một con số đáng lo ngại khi mà qua từng năm thì vấn đề
sản phẩm, hàng hóa không chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực

phẩm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng lại ngày càng tăng
đột biến.
Vậy thì những người đang phải gánh chịu những hậu quả ấy thì đang
trong tình trạng như thế nào. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 1200
người do Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE thực hiện và công
bố tại Hội thảo “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp”
14


tổ chức vào ngày 12//2015 đã chỉ ra những con số biết nói. Theo đó, chỉ có 1,4%
là hài lòng với hàng hóa họ mua trong khi đó 69% thì thỉnh thoảng mới hài lòng.
Có đến 40% số người được khảo sát cho biết họ bị tổn hại từ 0-1 triệu đồng do
tổn hại liên quan đến sử dụng phải hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, độc hại,
giả nhái trong năm 2014 và chỉ 2-3% người tiêu dùng sử dụng đến kênh khiếu
nại hoặc khởi kiện. Trong số tỷ lệ ít ỏi sử dụng đến kênh khiếu nại khởi kiện đó,
70% số người không hài lòng với các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện mà họ đã sử
dụng. Lý do người tiêu dùng không sử dụng cơ chế khiếu nại, khiếu kiện vì sợ
mất thời gian, không tin vào cơ chế, đơn độc và sợ tốn tiền.
Những con số trên đã phần nào khái quát hóa được việc người tiêu dùng
còn bỏ ngỏ, chưa khai thác được hết quyền và lợi ích của mình khi tham gia
quan hệ mua bán với các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng
hóa, đặc biệt là vấn đề truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ
chức sản xuất kinh doanh. Do đó đây chính là kẽ hở cho việc các doanh nghiệp
đó lợi dụng người tiêu dùng để thu về khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên thì
mặc dù như vậy nhưng khi có khiếu nại tố cáo thì các doanh nghiệp vẫn phải bồi
thường theo pháp luật nhưng cũng không nhiều khi mà có cả trăm vụ việc xảy ra
mỗi ngày mà chỉ một hai vụ việc có giá trị lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng mới
được đưa đi khiếu nại. Có thể kể đến việc khiếu nại tố cáo của hàng loạt các xe
mô tô đều bị chết máy khi đổ xăng A95 tại Petrolimex Sài Gòn. Petrolimex Sài
Gòn cũng đã gặp gỡ khách hàng để thực hiện việc bồi thường chi phí bảo

dưỡng xe (chủ yếu là thay bộ lọc nhiên liệu, súc rửa hệ thống xăng…) cho một
số khách hàng có mua xăng A95 tại cửa hàng của công ty vào thời điểm ngày 21
và 22/1/2016. Và ngay cả vụ việc về sữa hỏng của Vinamilk dù rất đơn giản
nhưng người dân cũng phải nhờ đến sự hỗ trợ của báo chí mới có thể thể hiện
tiếng nói, sự bất đồng của mình với các công ty.
Lỗi của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh là một phần nhưng cũng
phải kể đến việc ý thức và nhận thức của người tiêu dùng trong việc chưa quan
tâm đến sức khỏe của bản thân. Có thể kể đến ngay như việc chúng ta hàng ngày
đi mua bán ngoài những chợ nhỏ lẻ. Hàng hóa thực phẩm không rõ nguồn gốc
15


xuất xứ, được bán trong môi trường toàn ruồi muỗi nhưng thực phẩm vẫn luôn
tươi ngon và rau thì vẫn xanh. Người tiêu dùng vẫn mua về rồi bị đau bụng dẫn
đến bị ngộ độc thực phẩm. Và rồi thiệt hại mình chịu còn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thì khó có thể xác minh được. Người tiêu dùng có lỗi trong
trường hợp này tuy nhiên có những trường hợp cũng không thể lường trước
được sự việc khi mà mua đồ ở siêu thị cũng đã xảy ra tình trạng hàng hóa không
đảm bảo chất lượng.
2.

Đánh giá chung và nguyên nhân trong việc truy cứu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại chưa triệt để.
Có thể nói rằng, người tiêu dùng Việt Nam hiện đang phải sống trong một
môi trường mà mức độ không an toàn có xu hướng ngày càng gia tăng, quyền và
lợi ích hợp pháp bị vi phạm ngày càng nhiều.
Mặc dù Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa vào thực thi được
gần 5 năm (1/7/2011), các cơ quan thực thi đã có nhiều cố gắng, nhận thức được
nâng lên, cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát, phát hiện, hạn chế vi phạm

nhưng thực tế, quyền người tiêu dùng vẫn đang bị vi phạm. Đơn cử, tình trạng
mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng... gây ảnh hưởng trực tiếp
tới người tiêu dùng.
Tuy nhiên nhưng không hiểu lý do vì sao mà khi đã có những quy định
được cụ thể hóa thành luật mà những hành vi xâm phạm đến lợi ích của người
tiêu dùng vẫn đang hàng giờ hàng ngày bị xâm phạm ngày càng nhiều.
Chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật:
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có hiệu lực ngày 1/7/2011 nhưng
phải 6 tháng sau Chính phủ mới có Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành (Nghị
định số 99/2011/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2011) và tiếp 5 tháng sau đó
mới có hướng dẫn xử phạt vi phạm (Nghị định 19/2012/NĐ-CP có hiệu lực ngày
1/5/2012).
-

Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn

nhiều hạn chế: theo báo cáo đánh giá triển khai hai năm thực hiện luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cho
thấy, có nhiều vụ việc sau khi chuyển sang cơ quan nhà nước thì Uỷ ban nhân
16


dân thường rất lúng túng và có những lúc còn kéo dài vụ việc đến 2,3 tháng vượt
quá yêu cầu là 30 ngày theo điều 22 nghị định số 99/2011/NĐ-CP khi tiếp nhận,
thụ lý, và giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan
nhà nước.
-

Công tác tuyên truyền , phổ biến, giáo dục về pháp luật bảo vệ


quyền lợi người tiêu dùng còn yếu kém: Một con số đáng buồn tại hội nghị tổng
kết chương trình “ Hành động vì quyền người tiêu dùng” năm 2013 của Sở
Công thương Hà Nội chỉ ra chỉ có 2,5% người dân biết tới luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và các văn bản kèm theo. Cũng trong cuộc khảo sát của iSEE
thì cũng có đến 90% người không biết đến các hội, nhóm về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và có đến 98% người dân không phải là hội viên của các hội,
nhóm, câu lạc bộ này.
Ngoài ra còn kể đến là tâm lý e ngại phức tạp, rườm rà các thủ tục hành
chính của người dân khi phải đi kiện tụng mà chưa chắc đã giải quyết được vấn
đề gì cả. Ví dụ như Tòa án cũng có khi cứng nhắc trong khâu thụ lý đơn khởi
kiện, hạn chế quyền tiếp cận pháp luật của người tiêu dùng. Bộ phận tiếp nhận
hồ sơ thường đòi hỏi có đủ chứng từ giao dịch mới thụ lý đơn khởi kiện. Trong
khi như đã trình bày ở trên, trách nhiệm cung cấp chứng từ thuộc về phía doanh
nghiệp. Chỉ khi vụ việc được thụ lý thì người tiêu dùng mới có thể thông qua tòa
án để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng từ, hóa đơn
theo quy định pháp luật. Việc nhận thức của người dân còn chưa cao cũng dẫn
đến lỗ hổng cho các cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh lợi dụng xâm nhập.
Thêm vào đó là ý thức làm ngơ luật của các doanh nghiệp. Khi mà nhiều
doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm thì cũng có không có ít
một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động công khai hoặc hoạt động chui cố
gắng kiếm thật nhiều, thật nhiều lợi nhuận về cho mình mà không mảy may đến
sức khỏe, tính mạng của người dân và cả những người xung quanh họ, gia đình
và bạn bè.
Do đó, việc đổi mới các quy chế, chế định và giám sát chặt chẽ hơn là
điều quan trọng hơn hết hiện nay trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

17


3.


Định hướng và giải pháp hoàn thiện các chế định về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ các quyền lợi ích
hợp pháp của người tiêu dùng, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho
các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay, cần phải có một số giải
pháp khắc phục:
1.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiếp tục xây dựng các chế tài mạnh
để răn đe và xử lý kiên quyết các hành vi sản xuất, buôn bán, nhập khẩu hàng
hóa kém chất lượng có nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.
2.
Các doanh nghiệp và cơ quan chức năng tăng cường phổ biển pháp
luật, nâng cao nhận thức trong việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa an toàn, đảm
bảo chất lượng và các quyền lợi ích của mình.
3.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá thường xuyên,
định kì đối với các doanh nghiệp để đảm bảo đúng pháp luật. Bố trí thêm nhân
lực cho lực lượng chức năng cũng như đào tạo thêm đội ngũ cán bộ để công việc
thanh tra hiệu quả nhất, khách quan nhất có thể trên thực tế.
4.
Hoàn thiện thủ tục hành chính cũng như khởi kiện, tạo điều kiện tốt
nhất cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, bảo vệ các quyền lợi ích
hợp pháp của chính bản thân.
5.
Việc cấp giấy chứng nhận CO (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
và CQ (giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa) cần phải nghiêm ngặt và áp dụng
rộng rãi đối với hầu hết các mặt hàng.


18


PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề đảm bảo an toàn của hàng hóa là một trong những trách nhiệm
chính của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Việc đảm bảo an toàn của
sản phẩm không chỉ thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm
do mình cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng mà còn là trách nhiệm đối
với sự phát triển bền vững của xã hội và trên hết là thể hiện sự tôn trọng đối với
nhân dân.
Với thông điệp “Doanh nghiệp có hàng – Tôi có quyền”, Chương trình
“Hành động vì Quyền người tiêu dùng” năm nay do Sở Công Thương Hà Nội
phát động diễn ra từ ngày 01/01 - 31/12/2016 trên địa bàn TP Hà Nộị để hưởng
ứng ngày Quyền người tiêu dùng Thế giới và ngày Quyền của người tiêu dùng
Việt Nam (15/3) đã đang giúp người tiêu dùng ngày càng hiểu ra về vấn đề bảo
vệ lợi ích của mình khi tham gia giao dịch các mua bán hàng hóa ngoài hợp
đồng này.

19


Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 đã sắp có hiệu lực, tuy những quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng so
với bộ luật dân sự 2005 về bản chất là không khác nhau nhiều nhưng với trình
độ lập pháp ngày càng phát triển của đất nước ta, chúng ta đều có quyền hi vọng
vào một tương lai tốt đẹp không xa, hang hóa sẽ luôn luôn đảm bảo an toàn, tạo
ra sự tin tưởng cho người dân tới các doanh nghiệp mà không còn ngày ngày lo
sợ, thấp thỏm về những lần tham gia mua bán hàng hóa trên thị trường như hiện
nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007
Giaos trình luật dân sự Việt Nam tập 2 – trường Đại học Kiểm sát Hà

Nội
6. Hướng dẫn học Luật dân sự tập 2 – TS. Phạm Văn Tuyết, TS. Lê Kim
7.

Giang
/>
quyen-loi-nguoi-tieu-dung-39251/
8. Pháp lệnh số 01/1999/PL-UBTVQH10 về pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
9. Nghị định số 55/2008/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
10. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
11. Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
20



12. Các trang web (vtv.vn, dantri.cn, vnexpress.net…)
13.Báo dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 1 năm 2014, tháng 2 năm
2014, tháng 7 năm 2014.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
2

PHẦN NỘI DUNG
III.

Những vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự do hàng hóa không

đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người mua
1. Trách nhiệm dân sự
3
a.
Khái quát chung trách nhiệm dân sự
b.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân biệt trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất
lượng gây thiệt hại cho người mua ngoài hợp đồng
5
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
6

2.1.1. Khái niệm và căn cứ phát sinh
2.1.2. Nguyên tắc, chủ thể bồi thường và thời hiệu khởi kiện
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng

8

2.2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
2.2.2. Mức độ bồi thường và chủ thể phải bồi thường
2.3. Ý nghĩa
12
3.
Quy định của pháp luật quốc tế
13
IV. Những vấn đề thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
4.
Thực trạng giải quyết bồi thường
14
5.
Đánh giá chung và nguyên nhân truy cứu trách nhiệm chưa tốt. 16
21


6.
Định hướng giải pháp và hoàn thiện chế định pháp luật
PHẦN KẾT LUẬN

18
20


22



×