Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LUẬN VĂN Luật thương mại: Nêu và phân tích những điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 về thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 21 trang )

Chủ đề 2: Nêu và phân tích những điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014
về thủ tục đăng ký doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với cơ chế mở cửa, hội nhập về mọi mặt, hội nhập về kinh tế là một
trong những nội dung quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa. Hội nhập kinh tế đặt
ra nhiều thời cơ cũng như nhiều thách thức cho không chỉ đối với các doanh
nghiệp trong vấn đề cạnh tranh kinh doanh mà còn đặt ra thách thức cho các nhà
làm luật khi xây dựng hệ thống pháp luật. Một trong những Văn bản luật có tác
động mạnh mẽ và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho các
doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng Luật doanh nghiệp
2014, đăng ký doanh nghiệp là một trong những vấn đề có nhiều nội dung quy định
mới và tiến bộ. Chính nhờ những điểm tiến bộ này đã có tác động tích cực đến quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài tiểu luận sau đây em xin phép nghiên cứu
và làm rõ.


I.

Một số vấn đề lý luận về đăng ký doanh nghiệp

1. Khái niệm đăng ký doanh nghiệp
Theo giải thích từ ngữ tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin
về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự
kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh
doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng
ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy
định của Nghị định này.
Theo đó, đăng ký doanh nghiệp bao gồm các hoạt động đăng ký thông tin:


+ Đăng ký doanh thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập
+ Đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký
doanh nghiệp
+ Các đăng ký, thông báo khác do Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định
2. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và
nghị định 78/2015/NĐ-CP bao gồm:


+ Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện
Trong đó Phòng đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp; Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND huyện thực hiện nhiệm vụ
đăng ký hộ kinh doanh.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh
nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự
phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử.
Theo đó, đăng ký doanh nghiệp gồm cơ 2 bước cơ bản:
+ Gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Hồ sơ được gửi cho Phòng đăng ký kinh

doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét về tính hợp lệ của Hồ sơ
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và trên cơ sở đó có thể quyết định cấp hoặc
từ chối cấp Giấy chứng nhận.


II.

Những điểm tiến bộ của Luật doanh nghiệp về thủ tục đăng ký doanh
nghiệp
1. Vấn đề Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2005
cứ Điều 20. Hồ sơ đăng ký doanh Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh

Căn
pháp lý

nghiệp của doanh nghiệp tư doanh của doanh nghiệp tư nhân
nhân

Điều 17. Hồ sơ đăng ký kinh

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh doanh của công ty hợp danh
nghiệp của công ty hợp danh

Điều 18. Hồ sơ đăng ký kinh

Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh doanh của công ty trách nhiệm

nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn
hữu hạn

Điều 19. Hồ sơ đăng ký kinh

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh doanh của công ty cổ phần
nghiệp của công ty cổ phần
Thứ nhất, luật doanh nghiệp 2014 quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
với các nội dung có phần đơn giản, gọn nhẹ hơn. Thể hiện như đối với Hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp của công ty tư nhân chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp; Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân 1. Trong khi
đó, Điều 16 Luật doanh nghiệp 2005 quy định có thêm các nội dung như: Văn bản
xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Chính sự gọn nhẹ, đơn giản hóa về mặt hồ sơ, giấy tờ là một trong những điều kiện
thuận lợi cho cả những chủ doanh nghiệp cũng như cơ quan có thẩm quyền trong
quá trình đăng ký doanh nghiệp.
1 Điều 20 Luật doanh nghiệp 2014


Thứ hai, Luật doanh nghiệp 2014 quy định chặt chẽ hơn về những nội dung
trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh việc đơn giản hóa hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp thì Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định chặt chẽ hơn, đầy đủ và
sâu sắc hơn những nội dung cần có trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ như:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật đầu tư2; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật đầu tư đối với Công ty TNHH và công ty cổ phần.
Điều này một mặt phản ánh sự phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, một
phần thể hiện sự chú trọng trong việc tạo điều kiện để phát triển kinh tế trong giai

đoạn hội nhập.
Thứ ba, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp thay cho Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2005.
Theo đó, Giấy đăng ký doanh nghiệp có thêm các nội dung như: Thông tin đăng ký
thuể; Số lượng lao động3. Thông qua giấy đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký
kinh doanh có thể nắm bắt được những nội dung cơ bản và cần thiết nhất liên quan
đến doanh nghiệp muốn đăng ký. Trong nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp có quy định mới về Số lượng lao động 4 qua đó góp phần giúp cơ quan quản
lý nắm bắt về vấn đề lao động ở doanh nghiệp, tạo sự phối kết hợp giữa các lĩnh
vực với nhau trong quản lý Nhà nước. Từ đó, giúp cơ quan đăng ký kinh doanh
giải quyết nhanh chóng, đúng đắn và tạo điều kiện cho lưu trữ, quản lý sau này.
Thứ tư, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
với các nội dung phù hợp với những quy định khác của phát luật cũng như sự phát
triển của kinh tế-xã hội. Ví dụ như: Thẻ căn cước công dân… Chính điều này góp
phần tạp sự đồng bộ, thống nhất trong các ngành luật với nhau, phù hợp với thực

2 Điều 21 Luật doanh nghiệp 2014
3 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014
4 Khoản 7 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014


tiễn xã hội. Tạo nên sự phối hợp trong quản lý giữa các lĩnh vực với nhau, tăng
thêm hiệu quả điều chỉnh và quản lý.
Thứ năm, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 bộ
hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Chính phủ quy định chi tiết trình
tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan
trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã
hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử 5. Theo đó, Cơ quan đăng
ký kinh doanh có trách nhiệm gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản

lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội. Các cơ quan sử dụng thông tin đăng ký
doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp, doanh nghiệp không cần
thực hiện bước gửi hồ sơ, thông tin cho các cơ quan kể trên. Chính quy định này
góp phần làm đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, giảm
được thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi
nhất có thể cho các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký. Đồng thời, chính quy
định này tạo điều kiện cho sự quản lý thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với nhau.
2. Vấn đề Hình thức đăng ký kinh doanh
Liên quan đến hình thức đăng ký doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014 có quy
định về Hình thức đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, nội dung này có quy định
ở các điều luật như: Khoản 3 Điều 27; Khoản 12 Điều 4; Khoản 5 Điều 4…
Chương V, Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử. Việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là
việc các tổ chức, cá nhân thông qua mạng điện tử để tiến hành đăng ký doanh
nghiệp; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng thông qua mạng điện tử để tiếp

5 Khoản 3 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014


nhận, xử lý những yêu cầu của các cá nhân, tổ chức về đăng ký doanh nghiệp, cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện qua mạng điện tử.
Việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị như việc trực tiếp đăng
ký doanh nghiệp thông qua hồ sơ, giấy tờ nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn giữa hình thức đăng ký trực tiếp hoặc hình thức
đăng ký thông qua mạng điện tử. Hình thức đăng ký thông qua mạng điện tử là một
hình thức mới nhưng không còn lạ, từ phía cơ quan có thẩm quyền có sự khuyến
kích các doanh nghiệp tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo hình thức này. Chính
những quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 cũng như những hướng dẫn cụ thể
trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có

thể vận dụng hình thức này trên thực tế.
Việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử mang lại rất nhiều lợi
ích và thuận tiện cho cả các doanh nghiệp cũng như Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ nhất, hình thức đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử là một hoạt
động áp dụng, vận dụng khoa học kỷ thuật vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,
tạo động lực cho sự phát triển Khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả quản
lý. Thứ hai, đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng xã hội góp phần minh bạch hóa
công tác đăng ký doanh nghiệp. Thứ ba, góp phần tiết kiệm thời gian, tiếp kiệm chi
phí cho doanh nghiệp trong việc đăng ký doanh nghiệp. Thứ tư, hỗ trợ cho cơ quan
đăng ký kinh doanh trong việc tiếp nhận, giải quyết, lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng
ký kinh doanh, tránh tình trạng quá tải trong xử lý đăng ký doanh nghiệp.
3. Vấn đề Con dấu của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Trước khi sử dụng, doanh nghiệp
có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải
công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp6. Theo đó, trong
nội dung đăng ký doanh nghiệp, nội dung liên quan đến đăng ký con dấu là không
6 Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014


thể thiếu. Trình tự, thủ tục về đăng ký con dấu cũng được Luật doanh nghiệp quy
định.
Thứ nhất, doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đăng ký con dấu đối với Cơ
quan đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký con dấu theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2014 đơn giản hơn và tạo sự chủ động hơn cho doanh nghiệp. Điều đó thể
hiện ở chỗ doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh
để đăng ký con dấu trước khi sử dụng, thay vì phải phụ thuộc vào các cơ quan có
thẩm quyền như Cơ quan công an… Không phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan
Công an như trước đây, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu.
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến
cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về

đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho
cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp. Trước khi sử
dụng, thay đổi hay hủy mẫu con dấu, doanh nghiệp thông báo đến Phòng Đăng ký
kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp, phục vụ cho sự quản lý đối với doanh nghiệp. Việc đăng ký
con dấu hoàn thành khi Cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho
doanh nghiệp và thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp tự quyết định nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của
doanh nghiệp7 thay vì phải tuân thủ theo quy định của chính phủ theo như Luật
doanh nghiệp 2005. Như vậy, theo quy định tại Điều 44 Khoản 1 Luật doanh
nghiệp 2014, con dấu của mình doanh nghiệp đáp ứng được hai nội dung là tên
doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Hình dạng, kích thước, các thông tin khác
ngoài tên, mã số doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định. Nếu ở Luật doanh
7 Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014


nghiệp năm 2005: “Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp
dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai”8 thì với Luật doanh nghiệp mới,
doanh nghiệp bên cạnh việc quyết định nội dung, hình thức của con dấu còn được
quyền quyết định số lượng con dấu của doanh nghiệp mình. Sự thay đổi này phù
hợp với quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi Luật
doanh nghiệp năm 2014 cho phép Công ty TNHH, Công ty cổ phần có quyền có
nhiều người đại diện9. Điều này phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của công ty,
cũng như những người đại diện vì lợi ích của công ty mà hoạt động. Trên cơ sở
này, các thủ tục liên quan về con dấu doanh nghiệp sẽ được giảm tải rất nhiều, lúc
này vấn đề con dấu của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp, Cơ
quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan hữu quan khác không có nghĩa vụ phải
thực hiện nội dung này. Khi đó, một phần tăng tính chủ động cho các doanh

nghiệp, một phần giảm bớt những nội dung công việc cho các cơ quan nhà nước.
4. Vấn đề Thời hạn trong đăng ký doanh nghiệp
Thứ nhất, rút ngắn thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 “Cơ quan
đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.”10 Thời gian này được rút ngắn hơn rất nhiều so với
quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 là 10 ngày làm việc 11, hay 05 ngày12 so với
quy định trong Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Để đảm bảo thực hiện nội dung này,
Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định về hệ thống Cơ quan đăng ý kinh doanh
với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động nhanh chóng, hiệu quả
trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể quy định tại các Điều 13 Nghị định
8 Khoản 2 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2005
9 Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014
10 Khoản 2 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014
11 Khoản 2 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2005
12 Điều 28 Nghị định 43/2010/NĐ-CP


78/2015/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức hệ thống Cơ quan đăng ký kinh doanh,
theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức thành hai cấp, cấp huyện và cấp
tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy
định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này. Trên cơ sở tổ chức chặt chẽ hệ thống Cơ
quan đăng ký kinh doanh, phân công thẩm quyền, nhiệm vụ rõ ràng góp phần đảm
bảo cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Đăng ký kinh doanh một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Chính từ việc quy định rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp đã tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá
trình tham gia vào môi trường đầu tư. Bởi lẽ, trong thời kỳ kinh tế thị trường, vấn
đề thời cơ kinh doanh luôn là điều được các doanh nghiệp quan tâm. Việc rút ngắn

thời gian cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, rút ngắn thời gian chờ đợi của doanh
nghiệp giúp tạo cho doanh nghiệp cơ hội nắm bắt được thời cơ kinh doanh. Từ đó,
khuyến khích các chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế, tạo
tác phong nhanh nhẹn, phù hợp với nhịp độ của kinh tế thị trường; Xóa bỏ được
tâm thế thụ động, ái ngại trong quá trình tham gia vào môi trường kinh doanh của
các doanh nghiệp. Mặt khác, chính việc rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp giúp nâng cao trách nhiệm của Cơ quan đăng ký kinh doanh,
tạo ra ý thức, nâng cao trách nhiệm của Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thực
hiện trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Thứ hai, rút ngắn thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký kinh doanh.
Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định về vấn đề đăng ký thay đổi
nội dung Giấy đăng ký kinh doanh thì Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm
xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. 13 Như vậy, thời hạn

13 Khoản 3 Điều 31 Luật doanh nghiệp 2014


này được rút ngắn từ 05 ngày14 theo như quy định trong Nghị định 43/2010/NĐ-CP
quy định trước đây xuống còn 03 ngày.
Từ quy định này, việc thực hiện thay đổi nội dung Giấy đăng ký kinh doanh
được tiến hành nhanh chóng, kịp thời hơn. Điều đó có ý nghĩa quan trọng không
chỉ đối với việc quản lý mà còn có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động. Việc rút ngắn thời gian đăng ký thay đổi giúp các cơ quan có thẩm
quyền kịp thời cập nhật những thay đổi của doanh nghiệp, góp phần tăng cường
hiệu quả quản lý. Đối với doanh nghiệp, việc rút ngắn thời gian đăng ký thay đổi
cũng có ý nghĩa quan trọng không kém so với việc rút ngắn thời gian cấp Giấy
đăng ký kinh doanh. Chính sự nhanh chóng trong các thủ tục này giúp cho doanh
nghiệp kịp thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, trở nên năng động và linh hoạt
hơn trong môi trường kinh doanh cạnh trạnh ngày càng cao.

Thứ ba, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông
qua cơ chế liên thông điện tử giữa các cơ quan hữu quan. Liên quan đến đăng ký
doanh nghiệp không chỉ là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký
kinh doanh mà còn là mối quan hệ với các cơ quan hữu quan khác như: Cơ quan
bảo hiểm xã hội; Cơ quan thuế… Nếu chỉ dựa vào từng mối quan hệ đơn lẻ giữa
doanh nghiệp với từng cơ quan riêng rẽ, các thủ tục, giấy tớ liên quan đến đăng ký
doanh nghiệp sẽ phải thực hiện rất rắc rối và mất thời gian. Xong thông qua quy
định về cơ chế liên thông điện tử15 vấn đề này sẽ được giải quyết rất nhanh chóng.
Để phục vụ cho nội dung liên thông điện tử giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và
các cơ quan hữu quan khác, giữa những cơ quan này đã cùng xây dụng những
thông tư nhằm phục vụ cho việc thực hiện cơ chế liên thông. Có thể kể đến một số
văn bản như: Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC giữa Bộ kế hoạch

14 Khoản 1 Điều 28 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
15 Khoản 3 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014


đầu tư và bộ tài chính phục vụ cho liên thông giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và
Cơ quan thuế…
5. Vấn đề Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định nội dung Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp có những nội dung chính: Tên doanh nghiệp và mã số doanh
nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Thông tin chi tiết nhân thân của cá
nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; Vốn điều lệ của
doanh nghiệp.16 Theo đó, nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có
những thay đổi:
Thứ nhất, bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định
và chứng chỉ hành nghề. Đối với những nội dung này, việc lược bớt đi là một điểm
tiến bộ thể hiện ở chỗ: Một là, thiện thực quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành

nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013 17. Hai là, đảm bảo
sự linh hoạt, chủ động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Thay vì chỉ
tập trung vào ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, chủ doanh nghiệp có thể chủ
động trong việc mở rộng kinh doanh ra các ngành nghề khác mà pháp luật không
cấm. Ba là, giảm thiểu những thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp
chỉ phải bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay
đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp mới như luật cũ. Một mặt hạn chế được các thủ tục, không mất nhiều thời
gian và chi phí, một mặt không làm gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp.

16 Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014
17 Điều 33 Hiến pháp 2013


Thứ hai, bổ sung nội dung mã số doanh nghiệp18. Việc bổ sung mã số doanh
nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp. Bên
cạnh việc lược bỏ một số nội dung không cần thiết trong Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp để mở rộng cơ hội, môi trường, quyền của các doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh thì việc quy định thêm nội dung mã số doanh nghiệp cũng
phục vụ cho mục đích đó. Bởi lẽ, thông qua mã số doanh nghiệp, cơ quan có thẩm
quyền quản lý các doanh nghiệp một các khái quát nhất, toàn diện nhất mà không
phải thông qua từng khía cạnh, từng lĩnh vực, từng nội dung một. Như vậy vừa
giảm tải cho quá trình quản lý các doanh nghiệp của nhà nước đồng thời nới rộng
hành lang hoạt động cho các doanh nghiệp. Thông qua việc mỗi doanh nghiệp có
một mã số duy nhất, mã số doanh nghiệp phục vụ cho việc thực hiện các nghĩa vụ
hành chính, nghĩa vụ thuế, việc thực hiện các nghĩa vụ khác cũng như quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Thứ ba, hình thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện dưới

hình thức văn bản hoặc bản điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn
bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại
những thông tin về đăng ký doanh nghiệp 19. Cùng với hình thức đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có hình
thức thể hiện mới bằng bản điện tử. Thông qua bản điện tử Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, việc lưu trữ đối với doanh nghiệp và việc lưu trữ, quản lý đối với
cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Thứ nữa, với Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng bản điện tử này sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn
trong quá trình bổ sung, chỉnh sửa khi doanh nghiệp có yêu cầu. Có thể khẳng định
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng hình thức bản điện tử là một điểm

18 Khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014
19 Khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014


mới, điểm tiến bộ quan trọng trong Công nghệ hóa quản lý hành chính nói chung
và trong đăng ký doanh nghiệp nói riêng.
6. Một số vấn đề khác
Thứ nhất, quy định cụ thể hơn về thủ tục thông báo khi doanh thay đổi thông tin
người quản lý doanh nghiệp, thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo
chào bán cổ phần riêng lẻ, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo
thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền, thông báo thay đổi cổ đông là nhà
đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết. Theo đó, các trường hợp
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
được công khai. Những nội dung này được quy định chi tiết tại Nghị định
78/2015/NĐ-CP, cụ thể tại các điều luật như: Điều 50, Điều 51, Điều 52.... Quy
định này liên quan đến đăng ký doanh nghiệp đảm bảo cho tính kịp thời của việc
cập nhật thông tin và cũng là bảo đảm cho tính công khai, minh bạch trong đăng ký
doanh nghiệp.

Thứ hai, bổ sung một số quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp; trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh,
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định bổ sung này được ghi nhận
trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể tại các điều luật như: Điều 57, Điều 58,
Điều 59... Mục đích nhằm tạo sự thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, tách bạch thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục đăng ký đầu tư.
Thay vì quy định cùng lúc hai nội dung này như đối với Luật doanh nghiệp 2005,
Luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp nước ngoài sau khi thực hiện thủ
tục đăng ký đầu tư có thể tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định


vấn đề này tạo sự cân bằng địa vị pháp lý đối với doanh nghiệp nước ngoài, góp
phần thu hút đầu tư vào Việt Nam.
III.

Thực tiễn thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1. Kết quả đạt được
Theo báo cáo về tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của Cục
quản lý đăng ký kinh doanh:
+ Cả nước có: 54.501 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% về số doanh
nghiệp so với cùng kỳ năm 2015
+ Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, các vùng đều có số doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2015, bao gồm: vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7.661 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng nhiều nhất
là 28,3%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng có 16.368 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng
là 21,5%; Tây Nguyên có 1.322 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng là 20,2%; Đông Nam
Bộ có 23.185 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 18,6%; Trung du và miền núi phía Bắc

có 2.085 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng là 18,3%; khu vực có mức tăng thấp nhất là
Đồng bằng Sông Cửu Long có 3.880 doanh nghiệpv ới mức tăng là 9,2%.
+ Về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, trong 6 tháng đầu năm 2016 hầu hết các
ngành, lĩnh vực hoạt động có xu hướng tăng về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới
so với cùng kỳ năm 2015 như: Kinh doanh bất động sản đăng ký 1.354 doanh
nghiệp, tăng 110,9%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đăng ký 243 doanh nghiệp,
tăng 80%; Hoạt động dịch vụ khác đăng ký 484 doanh nghiệp, tăng 41,1%; Giáo
dục đào tạo đăng ký 1.225 doanh nghiệp, tăng 40%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ
tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác đăng ký 4.252 doanh nghiệp, tăng
32,8%;... Ngược lại, lĩnh vực Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có số doanh nghiệp
gia nhập thị trường giảm 32,2% (691 doanh nghiệp).
Theo báo cáo về tình hình đăng ký kinh doanh tháng đầu tiên của năm 2017
của Cục quản lý đăng ký kinh doanh thì Trong tháng 01 năm 2017, cả nước có


thêm 8.990 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 90.283 tỷ đồng, tăng
8,1% về số doanh nghiệp và tăng 52,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ (So
sánh 2016/2015: doanh nghiệp tăng 21,2%; vốn tăng 87,01%).
+ Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 01 đạt
10 tỷ đồng, tăng 40,9% so với cùng kỳ. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp
thành lập mới trong tháng 01 là 104.062 lao động, giảm 16,1% so với cùng kỳ.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 01 năm 2017 là 204.919
tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là
90.283 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt
động là 114.636 tỷ đồng.
Như vậy, tình hình đăng ký doanh nghiệp kể từ sau khi Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành (01/7/2015) đã có những chuyển biến tích cực với
số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng đáng kể và số vốn tăng cao, đặc
biệt là tăng cao trong tháng 01 năm 2017 với số doanh nghiệp là 8.990 doanh
nghiệp và vốn đăng ký là 90.283 tỷ đồng

Qua các con số cụ thể trên cho thấy tình hình đăng ký doanh nghiệp nhìn chung
tăng. Có thể coi đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của đất
nước và để có được kết quả này, những đóng góp từ việc hoàn thiện pháp luật là
không hề nhỏ. Chính từ những quy định tiến bộ của pháp luật nói chung, của
những chế định có liên quan đến Đăng ký doanh nghiệp nói riêng đã góp phần cho
sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
2. Một số bất cập trong đăng ký doanh nghiệp
Bên cạnh sự tăng trưởng mặt bằng chung cũng có những sự gián đoạn, những
hạn chế nhất định. Theo Báo cáo tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 6
năm 2016 của Tổng cục quản lý đăng ký kinh doanh, trong tháng 6 năm 2016, số
doanh nghiệp được thành lập mới là 9.761 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là
78.299 tỷ đồng, giảm 2,6% về số doanh nghiệp và 22,6% về số vốn đăng ký so với


tháng 5/2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng
6 đạt 8 tỷ đồng, giảm 20,6% so với tháng trước. Và không chỉ đối với tháng 6 năm
2016 mà có những thời điểm, số doanh nghiệp đăng ký mới cũng hạn chế. Bên
cạnh tác động của kinh tế thị trường thì một số hạn chế trong quy định của pháp
luật cũng đã tạo nên hiệu ứng làm giảm số lượng đăng ký doanh nghiệp.
a) Hạn chế trong quy định của pháp luật
Thứ nhất, vẫn còn những quy định chưa phù hợp, thống nhất giữa các Văn bản
pháp luật. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của
mẫu dấu20, quy định về vấn đề thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu đặt ra một
vấn đề khác liên quan đến thủ tục, thời gian và giá trị pháp lý của con dấu. Điều
này đi ngược lại với tinh thần quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 là trao
quyền chủ động cho doanh nghiệp trong vấn đề liên quan đến con dấu. Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 loại bỏ các loại hình doanh nghiệp được
thành lập theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo
hiểm, chứng khoán, hợp tác xã, trong khi Luật Doanh nghiệp không có hạn chế
này.

Thứ hai, bên cạnh Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp còn có các giấy tờ
khác có thể phát sinh đi kèm như: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Việc phát sinh giấy tờ đi kèm Giấy xác nhận
đăng ký doanh nghiệp này căn cứ trên việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu. Nội dung này được
quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP tại một số điều như: Điều 50; Điều 51;
Điều 52… Quy định này không những không tạo ra sự tiện lợi cho doanh nghiệp
trong đăng ký thay đổi mà còn tạo nên sự rắc rối cho doanh nghiệp trong việc lưu
giữ các Giấy xác nhận. Giả sử một doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi trong quá
trình hoạt động, việc ghi nhận của Cơ quan đang ký được thực hiện thông qua việc
20 Điểm b Khoản 2 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP


cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp đó, khi đó doanh nghiệp này sẽ có rất nhiều
giấy Xác nhận về việc thay đổi nội dung kinh doanh. Với trường hợp này các Cơ
quan đăng ký kinh doanh sẽ rất khó khăn trong quản lý.
Thứ ba, theo quy định tại Khoản 2 Điều 18, trong một số trường hợp, khi đăng
ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan Đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu người
đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng
ký kinh doanh. Xét thấy, phiếu lý lịch tư pháp không phải là tài liệu bắt buộc trong
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc quy định Cơ quan đăng ký kinh doanh
yêu cầu người đăng ký cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp là chưa phù hợp với nguyên
tắc Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Việc quy định về
Phiếu lý lịch tư pháp như vậy sẽ có tác động không thuận lợi cho các doanh nghiệp
khi đăng ký kinh doanh cũng như các cá nhận khi muốn tham gia vào môi trường
đầu tư.
b) Hạn chế trong quá trình áp dụng
Thứ nhất, việc bỏ nội dung đăng ký ngành, nghề kinh doanh gây ra sự lúng
túng trong quá trình áp dụng. Vấn đề lúng túng đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền
trong quá trình quản lý. Thể hiện như việc kiểm tra doanh nghiệp có kinh doanh

đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay
không rất khó khăn đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề. Ngoài ra,
cơ quan thuế sẽ rất khó khăn trong quá trình xác định việc doanh nghiệp có thực
hiện đúng nghĩa vụ hay không khi mà doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành
nghề khác nhau mà không có đăng ký.
Thứ hai, việc thông báo mẫu con dấu mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.
Khi trao quyền chủ động cho doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp đã dự tính đến
mức tối đa đơn giản các thủ tục và chỉ yêu cầu doanh nghiệp thông báo, đăng ký
mẫu dấu của con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, liên quan đến việc


thông báo và xác nhận con dấu cũng mất một khoảng thời gian nhất định của
doanh nghiệp và trong thời gian đó, doanh nghiệp bị hạn chế hoạt động rất nhiều.
3. Giải pháp hoàn thiện
a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thứ nhất, điều chỉnh những quy định pháp luật chưa được phù hợp và phát sinh
những bất cập trong quá trình thực hiện. Đối với Giấy xác nhận về việc thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp cần: Xem xét sự cần thiết về cấp
Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
Cân nhắc tính đồng bộ trong việc cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất về thủ tục, giấy tờ
và hồ sơ giữa các doanh nghiệp với nhau. Đối với phiếu lý lịch tư pháp, cần xem
xét lại quy định về việc trao cho Cơ quan đăng ký kinh doanh quyền yêu cầu cung
cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, quy định một cách thống nhất và phù hợp giữa các Văn bản quy phạm
pháp luật với nhau về cùng một nội dung điều chỉnh. Ví dụ như đối với vấn đề về
con dấu, giữa quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn, cần có sự
thống nhất trong định hướng quy định và tinh thần của điều luật. Nghị định hướng
dẫn cần có ý nghĩa trong việc cụ thể hóa quy định của Luật doanh nghiệp, là cầu
nối giữa những quy định đó với thực tiễn thực hiện vì vậy cần phải phù hợp với

Luật doanh nghiệp.
b) Đơn giản hóa các thủ tục-tăng cường vai trò mạng điện tử trong đăng ký
Thứ nhất, cần đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình đăng ký doanh nghiệp
cũng như thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này,
cần xây dựng quy chế hoạt động của Cơ quan hành chính, Cơ quan đăng ký kinh
doanh một cách khoa học hơn, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp cũng
như tình hình phát triển của kinh tế-xã hội.


Thứ hai, tăng cường hình thức đăng ký qua mạng điện tử. Để thực hiện được
nội dung này, cần đáp ứng được các điều kiện về cả Cơ sở vật chất và nhân lực.
Một là, cần xây dựng hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp đảm bảo phục vụ
được cho quá trình lưu trữ, quản lý những nội dung về đăng ký doanh nghiệp. Hai
là, cần nâng cao trình độ, năng lực của những nhân viên, cán bộ thực hiện nhiệm
vụ đăng ký kinh doanh .
c) Tăng cường vai trò của Cơ quan đăng ký kinh doanh
Trên cơ sở luật định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan đăng
ký kinh doanh cần xây dựng hệ thống Cơ quan đăng ký kinh doanh đáp ứng được
nhu cầu của sự phát triển kinh kế và tốc độ gia tăng, phát triển của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế mới. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải là chủ thể vừa
thực hiện trách nhiệm, quyền hạn về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cũng
như các chủ thể khác, đồng thời cũng là chủ thể có trách nhiệm trong việc hướng
dẫn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, Cơ quan đăng ký kinh doanh cũng
cần có những chương trình, hoạt động nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn của
mình như: Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng trong sử dụng hệ thống mạng
điện tử; Bồi dưỡng kỷ năng tổ chức dữ liệu, quản lý thông tin bằng mạng máy
tính…



KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã phần nào phản ánh được những điểm tiến bộ trong Luật doanh
nghiệp 2014 liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp, trên cơ sở đó đã đưa ra
những phân tích, bình luận về những điểm tiến bộ đó. Bài tiểu luận cũng đã đưa ra
những kết quả thực hiện các quy định đó trên thực tế bằng số liệu cụ thể, thông qua
đó, rút ra những hạn chế và đưa ra những định hướng khắc phục, hoàn thiện. Bài
tiểu luận tuy còn đơn giản xong đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của bản
thân đối với vấn đề đăng ký doanh nghiệp.Thông qua đó, với mong muốn các nhà
làm luật có những sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật để góp phần thúc đẩy, hỗ
trợ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung bắt kịp sự phát
triển trong tiến trình hội nhập quốc tế.



×