Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập về quản trị hoạt động – phân tích các lý thuyết quản trị khoa học ứng dụng thực tiễn trong sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.48 KB, 9 trang )

Bài tập về Quản trị hoạt động – phân tích các lý thuyết quản trị khoa học ứng dụng thực tiễn trong sản xuất kinh doanh
A.Bài làm:
Hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh đã xuất hiện trong đời sống từ rất lâu,
ban đầu được các nhà kinh doanh quản lý sản xuất dựa trên kinh nghiệm - họ đã đặt
ra những nguyên tắc quản lý và bắt mọi người phải thực hiện, họ đánh giá và trả
công khách quan dựa trên những nguyên tắc. Phải đến thế kỷ thứ 19, 20 mới xuất
hiện những nghiên cứu có hệ thống về quản lý sản xuất. Tiêu biểu cho những lý
thuyết này đó là Lý thuyết quản trị khoa học của Frederick Winslow Taylor:
1. Lý thuyết quản trị khoa học của W.Taylor được coi như cuộc cách mạng
thực sự trong khoa học quản lý. Năm 1911 ông cho ra đời tác phẩm “Các nguyên
tắc quản trị khoa học”, mục tiêu chủ yếu đó là làm thế nào để làm công việc một
cách hiệu quả nhất.
Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
-Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của
từng công nhân.
-Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa
học để thực hiện công việc.
-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng
phương pháp.
-Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh đạo, quản trị
Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến hành:
- Nghiên cứu công việc, quan sát các thao tác trong thực hiện từng công việc
của công nhân.


- Sau khi quan sát xong, ông xây dựng 1 quy trình gồm những thao tác chuẩn
để hoàn thành công việc đó.
- Xây dựng định mức thời gian cho từng công tác.
- Đào tạo hướng dẫn công nhân thực hiện theo đúng quy trình.
- Hình thành bộ phận kiểm tra riêng.
- Đánh giá trả công theo kết quả thực hiện.


- Thực hiện chuyên môn hóa sâu, mỗi người chỉ thực hiện một số thao tác.
Người áp dụng lý thuyết của Taylor thành công nhất trên thế giới đó là Henry
Ford – ông đã thiết lập và quản lý dây chuyển sản xuất ô tô nhãn hiệu Ford có hiệu
quả nhất.
Taylor đã thực hiện cắt giảm các thao tác thừa và chuyên môn hóa sâu, do vây
ưu điểm của lý thuyết này đó là năng suất cao, hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu, lợi
ích của doanh nghiệp tăng rất cao. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là nó chỉ quan tâm
đến công việc, không quan tâm đến các yếu tố khác, biến con người thành một bộ
phận của máy móc, hạn chế sự sáng tạo dẫn đến tỷ lệ công nhân bỏ việc ngày càng
cao.
2. Lý thuyết cơ bản thứ 2 đó là Lý thuyết lãnh đạo hành chính của Henry
Fayol:
Tư tưởng của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để lãnh đạo,
quản trị quá trình làm việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con người làm
việc chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà lãnh đạo,
quản trị.
Nội dung cơ bản của thuyết quản trị hành chính:


- Đầu tiên, ông phân chia công việc thành 6 nhóm: sản xuất (kỹ thuật, sản
xuất), thương mại (mua bán, trao đổi), tài chính (tạo và sử dụng vốn có hiệu quả),
an ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên), kế toán, quản trị.
- Sau đó, ông thiết lập một hệ thống có chức năng quản trị: hoạch định, tổ
chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.
- Cuối cùng, để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đề
ra và yêu cầu các nhà lãnh đạo, quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo,
quản trị:
+ Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ
+ Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.
+ Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm

việc.
+ Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy
+ Lãnh đạo tập trung
+ Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể , lợi ích
chung.
+ Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động
+ Lãnh đạo, quản trị thống nhất
+ Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức
+ Trật tự
+ Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc
+ Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức
+ Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc


+ Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ
chức.
Ưu điểm của lý thuyết lãnh đạo hành chính đó là tạo được tính kỷ luật trong tổ
chức. Tuy nhiên qua nghiên cứu của các học giả, không phải lúc nào khi áp dụng
các lý thuyết nói trên cũng đưa đến năng suất một cách tối ưu. Năng suất lao động
không phụ thuộc vào phương pháp làm việc mà phải quan tâm đến điều kiện và
môi trường làm việc; nó phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc và ảnh hưởng lớn
nhất đến yếu tố tâm lý.
- VD về môi trường làm việc: hai nhóm công nhân cùng làm 1 công việc
nhưng làm trong hai môi trường khác nhau. Nhóm 1 làm việc trong môi trường oi,
nóng; Nhóm 2 làm việc trong môi trường mát mẻ. Kết quả cho thấy nhóm 2 có
năng suất cao hơn.
- VD về thời gian làm việc: hai nhóm công nhân cùng làm 1 công việc, nhóm
1 làm việc liên tục 4h, nhóm 2 làm việc sau 1h được nghỉ giải lao 10 phút. Kết quả
nhóm 2 có năng suất cao hơn.
- VD về ảnh hưởng yếu tố tâm lý: quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo tốt =>

năng suất lao động của nhân viên cao hơn và người lại nếu quan hệ giữa nhân viên
và lãnh đạo xấu => năng suất lao động của nhân viên đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3. Lý thuyết cơ bản thứ 3 là Lý thuyết về hành vi, tâm lý xã hội
Tiêu biểu cho nhóm tác giả về Lý thuyết về hành vi, tâm lý xã hội là Mary
Parker Pollet. Nữ tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động có
các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao
gồm:
- Quan hệ giữa công nhân với công nhân
- Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị


Ðồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của lãnh đạo, quản trị phụ thuộc
vào việc giải quyết các mối quan hệ này.
* Những quan điểm về hành vi con người:
Các lý thuyết của trường phái này cho rằng, hoạt động của con người phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội (hiệu quả cũng do năng suất lao động
quyết định, nhưng năng suất lao động không phải do các yếu tố vật chất quyết
định, mà do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý-xã hội của con người). Chính các yếu
tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt
hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của lý thuyết về hành vi và tâm lý xã hội đó là:
các nhà lý thuyết hành vi cho rằng con người là một thực thể tự do, không thể hoạt
động trong môi trường dập khuôn, máy móc (họ coi thường lý thuyết của Taylor),
do vậy đây là một điểm hạn chế của các nhà lý thuyết hành vi.
4. Quản lý sản xuất theo phương pháp Lean
Đây là một phương pháp sản xuất được xem là mang lại hiệu quả nhất hiện nay,
mục tiêu của phương pháp này là hoàn toàn loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá
trình sản xuất, từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn. Với
phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản
lượng đầu ra và rút ngắn thời gian sản xuất.

Nguyên tắc chính của phương pháp Lean:
- Nhận thức về sự lãng phí
- Chuẩn hóa công việc: triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất (mọi
công việc đều được tiêu chuẩn hóa và được ghi lại để công nhân theo dõi và thực
hiện).


- Quy trình liên tục: triển khai một quy trình sản xuất liên tục không bị ùn
tắcm gián đoạn.
- Sản xuất “kéo”: đây là nguyên tắc sản xuất đúng thời điểm (chỉ sản xuất
những gì cần thiết).
- Chất lượng từ gốc: loại trừ phế phẩm từ gốc, chất lượng được đảm bảo từ
gốc và từ mọi công đoạn của quá trình sản xuất.
- Liên tục cải tiến:đòi hỏi đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại
bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Đòi hỏi sự tham gia tích cực của công
nhân trọng quá trình cải tiến liên tục.
Từ những lý thuyết cơ bản nêu trên, ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện đại việc quản trị sản xuất đã có những bước tiến đáng kể và đầy đủ hơn.
Hoạt động quản trị sản xuất ngày nay được quản trị dựa trên các yếu tố như: chiến
lược sản xuất sản phẩm, dự báo, nhu cầu nguyên liệu, quản trị dự trữ, quản lý chất
lượng… Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng tôi, những lý thuyết cơ bản của quản
trị sản xuất vẫn, đã và đang được các nhà kinh doanh vận dụng tổng hợp, linh hoạt
một cách khéo léo trong từng khâu khác nhau của quá trình sản xuất.
VD: Tại nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu:
+ Áp dụng lý thuyết Taylor: công nhân làm việc theo dây truyền, mỗi công
nhân chỉ làm từ 1 đến 2 thao tác (cắt giảm thao tác thừa và thực hiện công việc
chuyên sâu).
+ Áp dụng lý thuyết hành chính: trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành
các bộ phận riêng biệt: bộ máy lãnh đạo quản lý ở tầm vĩ mô là những người đưa ra
những nguyên tắc, bộ máy tài chính (quản lý tài chính của doanh nghiệp), bộ phận

chuyên nhập nguồn nguyên liệu đầu vào, bộ phận sản xuất, bộ phận vận chuyển,
tiêu thụ…


+ Áp dụng lý thuyết hành vi: môi trường làm việc được lãnh đạo quan tâm
(được trang bị bộ đồ bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, mũ, găng tay..), làm
việc theo ca, điều kiện sinh hoạt của công nhân được đảm bảo, được thăm nom khi
ốm đau…
+ Áp dụng lý thuyết Lean: giảm thiểu sự lãng phí trong sản xuất bằng cách tận
dụng những phế phẩm cho các dây truyền khác…, thao tác tại mỗi dây truyền đồ
hộp khác nhau được chuẩn hóa khác nhau (tại dây truyền sản xuất cá hộp và dưa
bao tử sẽ có các thao tác khác nhau..); quy trình hoạt động của các dây truyền sản
xuất liên tục; doanh nghiệp chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và dự báo nhu cầu sử
dụng sản phẩm trên thị trường…
Nguyên nhân:
- Do đặc điểm sản xuất sản phẩm không có nhiều thay đổi so với trước kia
(cùng là sản xuất sản phẩm).
- Quy mô doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, đòi hỏi phải chia nhỏ từng bộ phận
riêng biệt để quản lý dễ dàng hơn, phân công lao động chuyên sâu hơn.
- Môi trường kinh doanh hiện đại, các điều kiện thiết yếu của con người được
quan tâm hơn…
- Sự cạnh tranh đã vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia nên đòi hỏi phải vận
dụng linh hoạt các phương pháp quản trị sản xuất.
VD cụ thể tại đơn vị công tác: Tôi làm việc trong ngành ngân hàng – một đơn
vị kinh doanh dịch vụ, vì vậy các yếu tố phục vụ quản trị sản xuất đối với ngành
ngân hàng được chú trọng nhất đó là yếu tố hành chính và hành vi, tâm lý xã hội:
- Yếu tố hành chính:
+ Được thể hiện bằng việc phân công lao động (phân công nhiệm vụ, trách
nhiệm của mỗi phòng ban). Bộ phận tín dụng: thẩm định quyết định cho vay, Bộ



phận chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng sau vay vốn, sau khi gửi tiền, Bộ
phận văn phòng: phục vụ công tác luân chuyển hồ sơ, giấy tờ, Bộ phận kiểm tra:
kiểm tra hoạt động của tất cả các bộ phận…
+ Phân biệt rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm của từng cá nhân: lãnh
đạo chịu trách nhiệm 30%, nhân viên dưới quyền là những người làm việc trực tiếp
chịu trách nhiệm 70%.
+ Có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nghiêm ngặt: vi phạm quy định sẽ
chịu hình thức kỷ luật tương ứng, ví dụ: cảnh báo, phạt tài chính, đuổi việc..
+…
- Yếu tố hành vi tâm lý – xã hội:
+ Môi trường làm việc được đảm bảo tốt nhất: được trang bị đồng phục, máy
tính nối mạng, điện thoại bàn, bàn ghế…
+ Chế độ phúc lợi, lương, thưởng…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình: Quản trị hoạt động – Tài liệu nội bộ Chương trình đào tạo thạc
sỹ ĐH Griggs.

2. Slide bài giảng môn Quản trị hoạt động
3.

/>
4. />5.

/>




×