Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận: Một số vấn đề cơ bản về giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.31 KB, 15 trang )

Đề 11: Một số vấn đề cơ bản về giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục rút
gọn trong tố tụng dân sự
A.MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước theo hướng đa phương
hoá, đa dạng hoá, thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đã và đang có những bước tiến vượt bậc. Đời sống Nhân dân ngày
được nâng cao, các quan hệ kinh tế – quốc tế phát triển mạnh mẽ, giao lưu kinh
tế, dân sự, thương mại… ngày một gia tăng. Theo quy luật chung, quan hệ xã hội
nhiều sẽ dẫn đến các tranh chấp cũng nhiều. Hàng năm, ngành Toà án nhân dân
đã thụ lý giải quyết một khối lượng rất lớn các vụ án tranh chấp liên quan đến
dân sự, kinh tế, thương mại… Điều này đã tạo ra một áp lực lớn về công việc
cho ngành.
Nhận thức được thực trạng này, thể chế hóa đường lối chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013. Bộ luật tố tụng dân
sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25
tháng 11 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đã dành hai
chương quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết một số loại vụ án khi đáp ứng
các điều kiện nhất định. Đây là một chế định hoàn toàn mới. Để tìm hiểu sâu hơn
về thủ tục này, trong bài tiểu luận này em xin được chọn đề tài “ Một số vấn đề
cơ bản về giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự” .


B.NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ THEO THỦ TỤC
RÚT GỌN
1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quy định việc giải quyết các vụ án dân sự với
trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục thông
thường nhằm giải quyết các vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp
luật. Tuy nhiên để giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn đòi hỏi vụ án


phải đáp ứng các điều kiện và phạm vi áp dụng mà BLTTDS quy định như: tranh
chấp đơn giản, giá trị tài sản nhỏ, nội dung tranh chấp cụ thể và bang chứng rõ
ràng…
Khoản 1 Điều 316 BLTTDS 2015 quy định thủ tục rút gọn là thủ tục được
áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự với trình tự đơn giản so với thủ túc giải quyết các vụ án dân sự thông
thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
Xét về bản chất thì thủ tục rút gọn là một dạng của thủ tục đặc biệt. Đó là
sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá
trình giải quyết vụ án nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời các vụ án nhưng vẫn
đảm bảo tính chính xác
Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm : Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
rút gọn là việc Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động theo trình tự đơn giản so với thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thông thường, khi các vụ án đó đáp ứng được các điều
kiện quy định trong BLTTDS năm 2015, nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng
nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật.


2. Đặc điểm
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một thủ tục tố tụng đặc biệt do đó so với thủ
tục tố tụng thống thường, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn cũng mang một số đặc điểm
đặc trưng riêng như sau:
Thứ nhất, Thủ tục TTDS rút gọn chỉ áp dụng giải quyết những tranh
chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn giản, tài sản tranh chấp có giá
trị không lớn…..
Thứ hai, Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn được giản lược một số thủ tục tố
tụng so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường
Thứ ba, Thời gian giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự sẽ được
rút ngắn hơn so với thời gian giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường: Thời

hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn không quá 1 tháng (so với thủ tục thông
thường 4 tháng)
Thứ tư, Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chỉ do một Thẩm phán tiến hành
giải quyết
Thứ năm, Áp dụng thủ tục rút gọn không phải tuần thủ tất các nguyên
tắc cơ bản được quy định trong Luật tố tụng dân sự.
Thứ sáu, Giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ giảm
thiểu chi phí cho Nhà nước và đương sự
3. Điều kiện áp dụng
Để có thể áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn thì phải tuân theo các điệu kiện
cần và đủ mà BLTTDS quy định. Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về
điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đã xác định phạm vi loại việc có thể áp dụng
thủ tục rút gọn.
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã
thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải


quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
Ta có thể hiểu rằng vụ án dân sự được coi là có tình tiết đơn giản, quan hệ
pháp luật rõ ràng là vụ án đã xác định rõ về quan hệ tranh chấp, về giá trị tranh
chấp và về tư cách tham gia tố tụng của các bên tranh chấp. Còn đương sự đã
thừa nhận nghĩa vụ được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thừa nhận nghĩa vụ chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền ….. cho bên có quyền trong vụ án tranh
chấp đó. Tài liệu chứng cứ đầy đủ là việc các bên đương sự đã nộp cho Tòa án
đầy đủ chứng cứ chứng minh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố
tụng cũng như người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
b)Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
Điều kiện này được hiểu là phải xác định được rõ ràng, chính xác địa chỉ
nơi đương sự ở: nếu đương sự là cá nhân thì là nơi thường xuyên sinh sống hoặc
đang sinh sống; đối với đương sự là tổ chức, pháp nhân thì phải xác định được rõ

ràng, chính xác địa chỉ nơi tổ chức đó có trụ sở giao dịch, trụ sở ở đây được xác
định là trụ sở chính hoặc chi nhánh.
c)Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước
ngoài.
Đương sự không cứ trú ở nước ngoài được hiểu là vào thời điểm tòa án
thụ lý vụ án đương sự là cá nhân, không phân biệt là người Việt Nam hay người
nước ngoài, phải đang sinh sống hoặc thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ nước
ta, còn đương sự là cơ quan, tổ chức, không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước
ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam phải có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam. Và không có tài sản tranh chấp ở nước ngoài được hiểu là tài
sản tranh chấp đó không ở ngoài biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ án dân sự đó.
d)Tuy có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước
ngoài, nhưng các đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa


thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã
xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận
thống nhất về việc xử lý tài sản thì Tòa án vẫn áp dụng thủ tục rút gọn để giải
quyết vụ án
Trong quan hệ pháp luật dân sự nhà nước luôn tôn trọng, đảm bảo và
khuyến khích sự thỏa thuận của các đương sự. Việc đương sự thỏa thuận, thương
lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự luôn được Nhà
nước khuyến khích. Bởi, khi các đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ
án không chỉ có nội dung tranh chấp mà mâu thuẫn của các đương sự cũng được
giải quyết triệt để, tiết kiệm, nhanh chóng nhất.Do vậy ở trường hợp này dù
đương sự là người nước ngoài nhưng nếu các đương sự ở nước ngoài và các
đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì
Tòa án vẫn chấp nhận.
4. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Đầu tiên, đối với đương sự, việc xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ tiết kiệm
chi phí, công sức cũng như giảm bớt những phiền phức, nhất là đối với người
thắng kiện vì đáng lẽ họ không phải gánh chịu những thiệt hại, phiền phức này.
Trong thủ tục rút tố tụng dân sự rút gọn thời gian để tiến hành tố tụng được rút
ngắn đi rất nhiều lần so với thủ tục TTDS thông thường. Do vậy quyền lợi hợp
pháp của đương sự sẽ được đảm bảo một cách nhanh chóng kịp thời
Thứ hai, thủ tục TTDS rút gọn đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tiếp cận
công lí của công dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án có thể giải
quyết nhanh chóng vụ án. Đáp ứng chủ trương của chính phủ là “ không từ chối
người dân”
Từ đó lòng tin của người dân vào hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung
được nâng lên, tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng. Khi việc khiếu kiện


tham gia tố tụng của người dân được thuận lợi thì khi đó họ sẽ chọn phương thức
giải quyết tranh chấp là khởi kiện tại Tòa án, có sự tham gia của cơ quan tố tụng.
Hơn nữa, đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào việc giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp nói riêng.
Thứ ba, Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ giảm chi phí giải quyết vụ án, giảm
thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan,
đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên, giảm công việc của thẩm phán,
thư ký đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án. Với việc giải quyết
nhanh chóng các tranh chấp; khiếu kiện, thủ tục rút gọn góp phần làm giảm đáng
kể số lượng án ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay và xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư, Thủ tục rút gọn là quy định mới trong Bộ luật tố tụng dân sự
2015 để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, thể chế hóa chủ trương cải
cách tư pháp của Đảng và phù hợp yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Mang lại ý nghĩa
vô cùng to lớn không chỉ đối với các đương sự, các cơ quan tiến hành tố tụng mà
còn có ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc trong tình hình hiện nay, giúp người dân

dễ dàng tiếp cận pháp luật, công lý. Việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn góp
phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của
nước ta. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi các thủ tục tố
tụng nói chung và thủ tục tố tụng tư pháp dân sự nói riêng phải đáp ứng được
yêu cầu về sự mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện để giải quyết kịp thời
các tranh chấp phát sinh
5. Việc chuyển giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn sang thủ tục thông
thường
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện
tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút
gọn theo quy định của khoản 3 Điều 317 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án phải ra


quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường, cụ thể là:
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần
phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ, tài liệu hoặc cần phải tiến
hành giám định
- Phải thẩm định giá, thẩm định tài sản tranh chấp
- Phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phát sinh người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc
lập;
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước
ngoài; yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần
phải thực hiện ủy thác tư pháp.
Tuy nhiên, pháp luật dân sự hiện hành không quy định trong trường hợp
vụ án đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án
có bắt buộc phải thụ lý và giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không.
Ngoài ra , khoản 4 Điều 317 BLTTDS năm 2015 về thời hạn tố tụng thì
trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn
chuẩn bị xét xử vụ án được tính từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải

quyết theo thủ tục thông thường. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa
án có thêm thời gian để giải quyết tranh chấp nhưng thời gian tổng thể để giải
quyết việc kiện của đương sự sẽ bị kéo dài hơn so với trường hợp ngay từ đầu
yêu cầu khởi kiện của đương sự được Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục
thông thường.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ THEO THỦ
TỤC RÚT GỌN
1.Thực trạng giải quyết các vụ án dân sự hiện nay
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tại báo cáo tổng kết
thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự ngày 26 tháng 2 năm 2015 thì


tính trung bình mỗi năm các Tòa án nhân dân đã giải quyết trên 150.000 vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình; trên 2.500 vụ việc về kinh doanh, thương mại; trên
2.000 vụ việc về lao động; tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm
tăng khoảng 15%; các vụ việc về kinh doanh, thương mại và lao động có tỷ lệ
tăng cao hơn so với các vụ việc dân sự khác.
Qua thống kê số lượng vụ án mà Tòa án thụ lý cho thấy số lượng các vụ án
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động mà Toà án nhân
dân cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết là rất lớn (chiếm hơn 90 % số lượng án giải
quyết). Trong tổng số các vụ án mà toàn ngành Toà án thụ lý, giải quyết nêu trên
có không ít những vụ án có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn giản,
quan hệ pháp luật rõ ràng, vụ án có giá trị thấp nhưng vẫn phải giải quyết theo
trình tự thủ tục tố tụng thông thường.Hệ quả là thời gian giải quyết vụ kiện sẽ bị
kéo dài hoặc phải trải qua nhiều cấp xét xử một cách không cần thiết gây mất
thời gian, tổn phí cho các đương sự và Nhà nước. Hơn nữa, có rất nhiều các vụ
án bị đơn cố tình không thực hiện nghĩa vụ, lạm dụng quyền kháng cáo để kéo
dài thời gian giải quyết vụ án góp phần làm cho tình trạng án tồn đọng kéo dài và
gây sức ép không nhỏ cho cán bộ nhất là các Thẩm phán đã giải quyết vụ án.
Qua đó cho thấy rằng việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là

một bước chuyển biến mang tính cải cách quan trọng trong quá trình đổi mới thủ
tục tố tụng dân sự ở nước ta. Tuy nhiên, các quy định về thủ tục tố tụng rút gọn
mới chỉ mới được đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có hiệu lực vào
01/7/2016; chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành về cách thức áp dụng và
điều kiện bắt buộc phải áp dụng thủ tục rút gọn trên thực tế để cho thủ tục rút
gọn được có thể áp dụng dễ dàng qua đó phát huy vai trò hiệu quả.
2.Những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng giải quyết vụ án dân sự theo
thủ tục rút gọn vào thực tiễn
a) Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn


Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 thì vụ án được giải quyết theo thủ tục
rút gọn khi đáp ứng điều kiện: “có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng,
đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ” nhưng đến bây giờ vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể cách hiểu như thế nào là tình tiết đơn giản, rõ ràng. Điều này
đã khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn hơn vì có nhiều cách hiểu
khác nhau từ đó có những cách áp dụng pháp luật khác nhau, gây mất thống nhất
giữa các Tòa án và khó khăn trong việc lựa chọn thủ tục rút gọn của các đương
sự.
Điều kiện tiếp theo là : “đương sự trong vụ án đó phải thừa nhận nghĩa vụ
của mình”. Trong thực tế thì để các đương sự thừa nhận nghĩa vụ của mình rất
khó khăn. Thực tiễn các vụ án đưa ra Tòa án để giải quyết thì thường các đương
sự mâu thuẫn, không thống nhất, xung đột nghĩa vụ với nhau, không ai thừa nhận
nghĩa vụ của mình. Các đương sự chỉ thừa nhận nghĩa vụ của mình khi được Tòa
án báo họ lên giải quyết.
b) Về vấn đề chuyển vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sang
thủ tục thông thường
Theo quy định tại khoản 3 Điều 317 và khoản 4 Điều 323 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015, luật mới chỉ quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án
theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều

kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ
án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Quy định trên còn mang tính chất chung chung chưa cụ thể và cần có
hướng dẫn thế nào là “tình tiết mới” làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp
dụng thủ tục rút gọn. Ví dụ, trong vụ án phát sinh yêu cầu phản tố của bị đơn, tuy
nhiên yêu cầu phản tố đó vẫn thỏa mãn các tiêu chí để áp dụng thủ tục rút gọn
vậy thì có áp dụng không? Do vậy, cần có hướng dẫn rõ nhằm thống nhất áp
dụng quy định tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.


3. Giải pháp khắc phục và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, xây dựng quy định có tính bắt buộc đi kèm chế tài xử lý
trách nhiệm đối với thẩm phán khi có đủ điều kiện nhưng không áp dụng
thủ tục tố tụng rút gọn để giải quyết vụ án.
Thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự khi áp dụng vào thực
tiễn giải quyết án chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì là quy định mới trong
pháp luật TTDS. Do đó tâm lý chung của không ít thẩm phán thường “ngại” áp
dụng. Để mục đích tôt đẹp của quy định giải quyết các vụ án dân sự bằng thủ
tục rút gọn được phát huy trong thực tiễn áp dụng thì nên đề xuất Tòa án nhân
dân tối cao ban hành các quy định bắt buộc sử dụng thủ tục rút gọn nếu đáp ứng
điều kiện. Có những chế tài để ràng buộc trách nhiệm của các thẩm phán khi các
vụ án có đủ điều kiện mà không áp dụng thủ tục rút gọn; Khuyến khích khen
thưởng cho các thẩm phán khi áp dụng hiệu quả thủ tục rút gọn trong xét xử.
Bên cạnh đó, cần ban hành quy định tạo cơ chế kiểm soát việc áp dụng TTRG
của thẩm phán ngay từ thời điểm nhận đơn khởi kiện và thụ lý thông qua kết quả
xử lý đơn khởi kiện của Thẩm phán được phản ánh trong số nhận đơn và thông
báo cho người khởi kiện biết việc áp dụng hoặc không áp dụng theo TTRG. Đây
cũng chính là cơ sở để người dân thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định
của Tòa án trong việc áp dụng hay không áp dụng TTRG khi giải quyết tranh
chấp.

Thứ hai, cần xem xét kỹ lưỡng các điều kiện để áp dụng thủ tục rút
gọn với những vụ án do các đương sự thoả thuận lựa chọn giải quyết theo
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Mục đích và ý nghĩa của thủ tục rút gọn chỉ thực sự đạt được nếu vụ án đã
áp dụng thủ tục rút gọn không chuyển sang tục thủ tục chung để giải quyết. Nếu
vụ án đã áp dụng thủ tục rút gọn, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng
thủ tục chung để giải quyết thì sẽ không rút ngắn được về thời gian, không đơn


giản được về thủ tục, thậm chí còn làm cho trình tự tố tụng kéo dài và phức tạp
hơn nếu chỉ áp dụng thủ tục chung để giải quyết. Vì vậy, khi xem xét thụ lý giải
quyết vụ án theo thủ tục rút gọn cần xem xét kỹ lưỡng các điều kiện để áp dụng
thủ tục rút gọn, hạn chế trường hợp phải chuyển thành thủ tục giải quyết vụ án
thông thường theo thủ tục chung.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết thoả thuận là nguyên
tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật dân sự. Các đương sự tự do, tự nguyện giao
kết dân sự thì đương nhiên cũng được tự do thoả thuận giải quyết các tranh
chấp. Họ có quyền lựa chọn trình tự giải quyết tranh chấp của mình theo thủ tục
rút

gọn.

Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng thoả thuận giải quyết theo thủ tục rút gọn
nhằm để không thực hiện nghĩa vụ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của
người thứ ba đồng thời để đảm bảo cho Toà án giải quyết chính xác, đúng pháp
luật vụ việc theo quan điểm của tác giả thì các bên đương sự có quyền thoả
thuận giải quyết theo thủ tục rút gọn. Bên cạnh việc quy định đương sự có
quyền thoả thuận giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Toà án có quyền quyết định
vụ án đó có được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu lựa
chọn của các đương sự hay không. Nếu xét thấy vụ án không đáp ứng được các

yêu cầu để tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì Toà án sẽ quyết định
không chấp nhận yêu cầu lựa chọn thủ tục này và vụ án đó phải được giải quyết
theo thủ tục tố tụng thông thường.
Thứ ba, Đối với các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn và vấn đề chuyển
vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường, các quy
định vẫn còn chung chung gây đến có nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật
không thống nhất giữa các Thẩm phán. Do đó, cần thiết ban hành các nghị
quyết, văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết và ban hành một cách hiểu thống nhất
về vấn đề việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ án dân sự.



C.KẾT LUẬN
Pháp luật tố tụng dân sự luôn đặt ra những quy định trình tự, thủ tục nhằm
thực hiện mục tiêu xét xử khách quan, công bằng, đảm bảo được quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và tính pháp chế. Những quy định chặt chẽ đó trong một
chừng mực đã hình thành nên những cơ chế tố tụng phức tạp và gây tốn kém.
Qua thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự cho thấy, có nhiều vụ án dân sự đơn
giản, nhưng thời hạn giải quyết theo thủ tục chung lại kéo dài một cách không
cần thiết. Trong khi đó các Thẩm phán có thể giải quyết nhanh hơn nếu không
phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục được quy định, những vẫn đảm bảo
được các mục tiêu mà pháp luật tố tụng đã đặt ra. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần
có một thủ tục rút gọn đơn giản hơn, thuận lợi, ít tốn kém hơn cho những vụ án
đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ, có chứng cứ rõ ràng như: việc đòi nợ, thanh toán
sẽ...thủ tục rút gọn sẽ hạn chế phần nào những thủ tục không cần thiết và tránh
lãng phí thời gian.
Đồng thời, việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, bất đồng nảy sinh trong xã
hội sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của vụ việc đó, góp
phần ổn định xã hội. Đáp ứng nhu cầu cải cách thủ tục tư pháp và xu hướng hội
nhập kinh tế thị trường.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nxb Lao Động
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004, nxb Lao Động
4. Hiến pháp 2013, nxb Lao động
5. Trích số liệu từ Báo cáo tóm tắt ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân Tối
cao
6. Trích báo cáo tổng kết ngành Tòa án các năm từ 2005 đến 2009, Tòa án
7.

nhân dân Tối cao
Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng, Thủ tục rút gọn
theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ( đăng ngày 21/06/2016),


8. Th.s Ngô Hồng hà – tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng ,Thực tiễn áp
dụng thủ tục tố tụng rút gọn vào giải quyết vụ việc dân sự(đăng
11/12/2016) www.danang.toaan.gov.vn


Danh mục từ ngữ viết tắt
BLTTDS – Bộ luật tố tụng dân sự
TTDS – Tố tụng dân sự
TTRG – Thủ tục rút gọn




×