Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Một số vấn đề cơ bản về giải quyết và phòng ngừa tranh chấp thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.42 KB, 49 trang )

Mục lục
Lời nói đầu: ………………………………………………………………..3
Chương1: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại: ……........5
Chương 2: Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam: ……….8

2.1. Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam:……………….....8

2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp: ………………………………12

2.3. Thiệt hại về tài chính: ……………………………………………...35

2.4. Thiệt hại khác: ……………………………………………………..37
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế TCTM ở Việt Nam: ……………39

3.1. Thẩm định tư cách, năng lực đối tác:……………………………….39
3.2. Soạn thảo và ký kết hợp đồng:...……………………………………40

3.3. Giám sát đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng: ……………..48

Lời kết : …………………………………………………………………..50
Lời nói đầu
Việc Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
là một sự kiện trọng đại, một bước ngoặt lớn của nền kinh tế. Cùng với
những cơ hội được giao thương với những nền kinh tế lớn của thế giới, Việt
Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn khi tham gia vào một
sân chơi lớn trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không hiểu được rõ
luật chơi.
Một trong những khó khăn thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt
Nam phải đối mặt trong thời gian tới đó là những tranh chấp thương mại sẽ
phát sinh nhiều khi mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế. Hầu hết, các
doanh nghiệp đều không muốn có tranh chấp nảy sinh trong hoạt động sản


xuất kinh doanh, tuy nhiên, dù muốn hay không thì tranh chấp thương mại
vẫn cứ phát sinh vì nó tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế của nền
kinh tế thị trường. tranh chấp thương mại gây ra rất nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp như: cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm hình
ảnh, thương hiệu và làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,
doanh nghiệp phải chi phí tiền bạc, thời gian để giải quyết các vụ việc tranh
chấp… thậm chí, có doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản khi gặp
phải những vụ kiện lớn kéo dài.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phần nào hiểu được những nét
cơ bản nhất của tranh chấp thương mại và những biện pháp phòng tránh
giảm thiểu, tranh chấp thương mại, em xin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.
Kết cấu của Chuyên đề gồm có:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại;
- Chương 2: Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam;
2 2
- Chương 3: Một số giải pháp hạn chế TCTM ở Việt Nam;
- Lời kết
Trong quá trình học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại
Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các anh chị luật sư hướng dẫn, em đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Giáo sư - Tiến sỹ - NGUYỄN VĂN NAM -
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn nhiệt tình
để giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn luật sư Đào Ngọc Chuyền - Trưởng
Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp cùng các anh chị luật sư trong Văn
phòng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành

chuyên đề này.
Vì khả năng và kiến thức có hạn trong khi lĩnh vực tranh chấp thương
mại lại rất rộng lớn nên không tránh khỏi một số nội dung trong Chuyên đề
có thể sẽ sơ sài. Vì vậy, em kính mong các thầy cô giáo và người đọc có
những ý kiến để em hoàn thiện và đi sâu nghiên cứu trong dịp khác.
Chương 1
3 3
Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại
Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có nhiều ngành
nghề, lĩnh vực mới ra đời, nền kinh tế đang dần được chuyên môn hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng các vụ việc tranh chấp thương
mại. Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực
hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của các chủ thể
kinh doanh được thể hiện trong hợp đồng thương mại.
Như đã trình bày, trước tiên tranh chấp thương mại là một tranh chấp
nảy sinh trong lĩnh vực thương mại, trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm tìm
kiếm lợi nhuận. Tranh chấp thương mại phát sinh khi một hoặc nhiều bên
tham gia hợp đồng thương mại vi phạm hợp đồng (không thực hiện/thực
hiện không đúng/thực hiện không đầy đủ/thực hiện không kịp thời những
quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thương mại) và đã gây
thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Các yếu tố cấu thành của tranh chấp thương mại:
- Có quan hệ thương mại và được thiết lập trên cơ sở của hợp đồng
thương mại;
- Có sự vi phạm hợp đồng thương mại;
- Sự vi phạm hợp đồng thương mại không phải là kết quả của sự kiện
bất khả kháng hay nói cách khác bên vi phạm hợp đồng thương mại
không phải vì nguyên nhân bất khả kháng.
- Bên bị vi phạm bị thiệt hại hoặc có thể bị thiệt hại về tiền, uy tín kinh
doanh …;

- Bên bị vi phạm có sự phản ứng đối với bên vi phạm và yêu cầu bên
vi phạm phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thương
mại hoặc bồi thường thiệt hại;
4 4
- Bên vi phạm từ chối thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm.
Khi có đủ những yếu tố kể trên thì tranh chấp thương mại đã phát
sinh.
Cơ sở lý luận: Tranh chấp thương mại là một sự tất yếu trong đời
sống kinh tế của các nước, có hoạt động thương mại là có tranh chấp
thương mại. Tranh chấp thương mại tồn tại một cách độc lập khách quan
Trong kinh doanh phải có đối tác, phải có khách hàng, trong số khách
hàng và đối tác đó thì có người tốt có người xấu; có người thì có đạo đức
kinh doanh có người thì không; trong số người có đạo đức kinh doanh thì có
người kinh doanh thuận lợi, có người gặp rủi ro … tất cả những yếu tố đó
đã làm phát sinh tranh chấp thương mại.
Có chủ thể kinh doanh do thiếu đạo đức kinh doanh cố tình vi phạm
cam kết, vi phạm pháp luật kinh doanh dẫn tới phát sinh tranh chấp thương
mại nhưng cũng có chủ thể đã vô tình vi phạm do nhận thức không đầy đủ
về pháp luật hoặc cũng có những chủ thể buộc phải vi phạm cam kết, gây
tranh chấp thương mại do những yếu tố khách quan, do bất khả kháng.
Cơ sở pháp lý: Do hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống xã hội nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều ban hành những
văn bản luật để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh
ngày càng phát triển và đa dạng nên nhiều khi pháp luật không kịp điều
chỉnh hoặc do kỹ thuật lập pháp (nhất là ở các nước kém phát triển) không
tốt đã tạo ra những kẽ hở của pháp luật từ đó tạo điều kiện cho những chủ
thể kinh doanh vận dụng, luồn lách và làm phát sinh tranh chấp thương mại.
Mặt khác, cũng vì lý do pháp luật không theo kịp hoạt động kinh
doanh nên những chế tài đối với những người vi phạm không đủ mạnh,
không đủ sức răn đe nên họ vẫn cố tình vi phạm để nhằm tối đa hóa lợi

nhuận.
5 5
Tranh chấp thương mại đã gây tổn hại rất nhiều nguồn lực của xã hội
nói chung và làm ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nói riêng.
Có nhiều cấp độ tranh chấp thương mại khác nhau như tranh chấp
thương mại giữa các quốc gia với nhau; tranh chấp thương mại giữa các chủ
thể kinh tế trong cùng một quốc gia… trong khuôn khổ hạn hẹp của Chuyên
đề này, em chỉ xin đề cập tới một khía cạnh nhỏ, đó là Một số vấn đề cơ bản
về giải quyết tranh chấp và và phòng ngừa tranh chấp thương mại ở Việt
Nam.
Chương 2
Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam
6 6
2.1. Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam
Từ khi Việt Nam vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các tổ
chức kinh tế được tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp
được chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, chủ động thỏa thuận các nội
dung hợp tác và chủ động ký kết hợp đồng thì cũng đồng nghĩa với việc các
tranh chấp thương mại phát sinh và tăng mạnh. Theo báo cáo tổng kết của
Tòa án nhân dân Tối cao, năm 2003 có 643 vụ tranh chấp thương mại đã
được tòa án các cấp để giải quyết theo trình tự sơ thẩm (đó là chưa kể nhiều
vụ tranh chấp không được khởi kiện ra tòa án hoặc được các bên giải quyết
tại Trung tâm Trọng tài thương mại). Năm 2006, số vụ kiện thương mại
được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý giải quyết ước tính hơn một nghìn vụ.
Theo các chuyên gia, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì các vụ việc tranh chấp
thương mại giữa các doanh nghiệp chủ nhà (Các doanh nghiệp có vốn
100% của Việt Nam) và các doanh nghiệp khách (doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài) sẽ “bùng nổ” và có lẽ phần thắng nghiêng nhiều về phía các

doanh nghiệp khách.
Một số vụ việc tranh chấp điển hình như tranh chấp giữa Tổng Công
ty hàng không Việt nam (Vietnam Airline) với một vị luật sư người Ý; tranh
chấp giữa Tổng liên đoàn bóng đá Việt nam với vị huấn luyện viên người
Pháp; hay tranh chấp giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
với một doanh nghiệp Đức trong việc bảo lãnh thanh toán hợp đồng ngoại
thương nhập khẩu phân bón… hầu hết khi tham gia vụ kiện để giải quyết
tranh chấp, các doanh nghiệp Việt Nam đều bị thua và phải gánh chịu một
hậu quả hết sức nặng nề.
7 7
2.1.1. Các loại tranh chấp thương mại
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng có thể phát sinh tranh
chấp, căn cứ vào các lĩnh vực kinh doanh hiện tại ở Việt Nam có thể phân
loại một số dạng tranh chấp chính như sau:
• Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp sản xuất và thương
mại: Những tranh chấp này phát sinh do một trong các bên trong hợp
đồng thương mại vi phạm các lỗi chủ yếu như lỗi của bên bán là: giao
hàng không đủ số lượng; giao hàng kém chất lượng; giao hàng không
đúng thời hạn; lỗi của bên mua là: không thanh toán tiền; thanh toán
không đủ tiền hoặc chậm thanh toán tiền. Những tranh chấp trong
khối doanh nghiệp sản xuất và thương mại còn có thể phát sinh do
những vi phạm như từ chối thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc từ chối
nghĩa vụ nhận hàng. Những vi phạm này phát sinh đặc biệt nhiều khi
có sự biến động về giá cả hàng hóa là đối tượng hợp đồng.
• Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp dịch vụ: Những tranh
chấp này phát sinh chủ yếu do các bên tham gia hợp đồng vi phạm
các cam kết như lỗi của nhà cung cấp: không cung cấp dịch vụ; cung
cấp dịch vụ kém chất lượng; cung cấp dịch vụ không đúng như các
cam kết; không đúng thời hạn… lỗi của bên nhận dịch vụ là không
thanh toán tiền; thanh toán không đủ tiền hoặc chậm thanh toán tiền.

• Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ:
Trong khối các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ thì lỗi chủ yếu thuộc
về bên đi vay đó là không trả nợ (cả nợ gốc và nợ lãi); trả nợ không
đúng thời hạn. Một dạng tranh chấp khá phổ biến trong khối các
doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ đó là tranh chấp liên quan đến bên
thứ ba trong việc xử lý các tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ (tài
sản được cầm cố thế chấp). khi xảy ra những tranh chấp dạng này
8 8
thường thì thời gian đẻ xử lý kéo dài rất lâu và gây nhiều tổn hại về
chi phí cho doanh nghiệp.
2.1.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Nguyên nhân chủ quan: Việt Nam mới vận hành nền kinh tế thị
trường được khoảng hai mươi năm. Trong một thời gian khá dài, các chủ
thể kinh doanh đã thực hiện những hoạt động kinh doanh trong một môi
trường làm kìm hãm sự phát triển kinh tế đó là cơ chế kế hoạch hóa, cơ chế
bao cấp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp được các cơ quan chủ quản “bao”
cho từ thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, kế hoạch sản xuất, mua sắm
trang thiết bị máy móc công nghệ … nhìn chung là các nhà quản lý doanh
nghiệp bị triệt tiêu tính chủ động trong kinh doanh. Đến khi thực hiện nền
kinh tế thị trường, xóa bỏ bao cấp thì doanh nghiệp không khỏi bỡ ngỡ,
choáng ngợp trước một nến kinh tế thị trường đầy năng động nhưng cũng
đầy khắc nghiệt. Doanh nghiệp nhiều khi không thoát khỏi những cạm bẫy
tinh vi luôn rình rập dẫn đến thực hiện những giao dịch mà trong đó ẩn
chứa nhiều những rủi ro.
Hoặc là do bối cảnh của nền kinh tế nước ta hiện nay, có nhiều doanh
nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) được ra đời và hoạt động dưới sự
điều hành bởi những ông chủ không có trình độ về quản lý kinh tế, không
am hiểu về kinh doanh nên khi vào chơi trong một sân chơi lớn đã không đủ
trình độ để phân biệt được đâu là cơ hội kinh doanh và đâu là cạm bẫy do
vậy đã đưa ra những quyết sách sai lầm hoặc tham gia vào những giao dịch

có nhiều rủi do.
Một nguyên nhân nữa là các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp rất
thiếu kiến thức về pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật có liên quan
tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy nhưng
doanh nghiệp lại không có ý thức sử dụng những dịch vụ tư vấn pháp luật,
9 9
tức là không có ý thức tự phòng bệnh, nên nhiều khi trong các hợp đồng có
nhiều khe hở để đối tác có thể lợi dụng để vi phạm dẫn tới phát sinh tranh
chấp. Và khi phát sinh tranh chấp (khi bệnh đã phát) thì rất khó để giải
quyết hoặc phải chi phí rất nhiều để giải quyết.
Đây là những tranh chấp phát sinh do nguyên nhân chủ quan là năng
lực yếu kém của các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp.
- Nguyên nhân khách quan: Do cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều doanh
nghiệp đã gặp phải rất nhiều rủi ro trong kinh doanh tới mức nhiều khi
không tự vượt qua được dẫn tới bị phá sản. Khi một doanh nghiệp bị phá
sản thì cũng đồng nghĩa với việc một số doanh nghiệp đối tác khác bị doanh
nghiệp phá sản vi phạm hợp đồng dẫn tới phát sinh tranh chấp thương mại.
Một tâm lý chung của dân tộc Việt Nam đó là duy tình và tâm lý này
cũng đã ảnh hưởng nhiều tới các chủ doanh nghiệp Việt Nam. Khi đàm
phán, ký kết hợp đồng, các bên thường chỉ bàn bạc tới những vấn đề thuận
lợi hoặc những vấn đề không gây mất lòng cho đối tác. Còn những vấn đề
“khó nói” hoặc “nhạy cảm” như cơ chế, biện pháp giải quyết tranh chấp;
chế tài phạt vi phạm hợp đồng thì các bên lại kiêng kỵ không tiện nói ra vì
nể nang, e ngại và vì tâm lý chưa làm đã lo hỏng hóc, đổ vỡ. Và tâm lý
chung này đã bị nhiều chủ doanh nghiệp thiếu đạo đức kinh doanh lợi dụng
trong các phi vụ làm ăn. Khi đàm phán, giao kết hợp đồng thì dùng tình để
giải quyết, tới khi có tranh chấp phát sinh, không thể dùng tình để giải
quyết tranh chấp thì phải dùng tới lý nhưng tới lúc đó thì lý không thấy thể
hiện trong hợp đồng.
2.2. Các Biện pháp giải quyết tranh chấp

10 10
2.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán, trung gian
hòa giải:
Một câu ngạn ngữ của phương Tây rất có ý nghĩa đó là: “Một thoả
hiệp tồi còn hơn một bản án tốt” đã cho thấy khi có tranh chấp xảy ra, nếu
các doanh nghiệp tự thoả thuận giải quyết được với nhau thì vấn tốt hơn so
với việc kiện nhau ra cơ quan tài phán (Trọng tài hoặc Toà án).
Đưa một tranh chấp ra cơ quan tài phán tất nhiên sẽ tốn kém tiền bạc
và thời gian của cả hai bên. Mặt khác hệ thống toà án của Việt Nam hiện
nay là quá tải, đồng thời với nó là chất lượng của các thẩm phán chuyên về
thương mại ở nước ta còn rất thấp, những thẩm phán kinh nghiệm và đủ khả
năng giải quyết các tranh chấp lớn hợp tình hợp lý chỉ tính trên đầu ngón
tay và tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, còn
các địa phương khác và toà án cấp huyện nhìn chung đội ngũ thẩm phán có
đủ năng lực và kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp thương mại là
không nhiều. Như vậy khi có tranh chấp thương mại xảy ra thì các bên tốt
nhất nên ngồi lại thương lượng, hoà giải với nhau để tìm ra một phương án
giải quyết tối ưu cho vấn đề của mình. Chỉ trong truờng hợp không thể
thương lượng, hoà giải được nữa, thì các bên mới nên đưa tranh chấp đó ra
giải quyết tại một cơ quan tài phán..
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử loài người. Bản chất của hình thức giải quyết tranh chấp này là các
bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để đi đến thống nhất một
phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án
đó.
Ở Việt Nam, việc hoà giải các tranh chấp trong đó có cả các tranh
chấp thương mại luôn được coi trọng. Khi tranh chấp phát sinh các bên
thường tự thương lượng, hoặc nhờ một cá nhân, tổ chức trung gian hoà giải
cho việc tranh chấp. Nếu không hoà giải được các bên mới lựa chọn
11 11

phương án ra Toà án hoặc Trọng tài để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên trong
quá trình giải quyết vụ án (từ khi khởi kiện đến trước khi hoàn thành việc
thi hành án) các bên vẫn có quyền thương lượng để giải quyết vụ án (thoả
thuận không trái pháp luật) và thực tế là trên 50% tổng số vụ việc mà Toà
án thụ lý hàng năm được giải quyết thông qua thương lượng trong quá trình
tố tụng.
Ví dụ 1: Năm 2004, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý một
vụ kiện tranh chấp Hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn là một công ty có quốc
tịch Nhật Bản và bị đơn là một công ty có quốc tịch Việt Nam. Phía nguyên
đơn Nhật Bản khởi kiện yêu cầu bị đơn của Việt Nam phải thanh toán một
khoản tiền là 109.083 Đô la Mỹ. Đầu năm 2006, Tòa án Hà Nội đã xử sơ
thẩm buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn hơn 71.000 Đô la Mỹ. Bị
đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm tại Hà Nội TAND Tối cao. Trong quá
trình Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ việc, hai bên đã tiến hành hòa giải
và thỏa thuận với nhau nội dung bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn
một số tiền là 31.000 Đô la Mỹ.
Những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng thương
lượng/Trung gian hoà giải, bao gồm:
- Thứ nhất: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản,
nhanh gọn và ít tốn kém. Tiết kiệm được cả thời gian (Toà án thường phải
trải qua các cấp xét xử như: sơ thẩm, phúc thẩm và nhiều trường hợp bản
án/quyết định còn bị xem xét lại bởi thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm/tái
thẩm, sau đó là thi hành án quá trình này thường kéo dài có khi đến vài
năm, còn Trọng tài tuy có ngắn hơn nhưng nếu bị phía bên kia cố tình dây
dưa làm khó dễ dấn đến phán quyết Trọng tài bị huỷ nên vụ việc sẽ bị kéo
dài). Tiết kiệm được chi phí: án phí, phí trọng tài, phí thuê luật sư, phí thi
hành án……..
12 12
- Thứ hai: Việc hoà giải thành có thể giúp các bên duy trì được mối
quan hệ làm ăn gắn bó và sự tin tưởng từ trước. Như vậy sẽ bảo vệ được uy

tín của đối tác và uy tín của chính mình.
- Thứ ba: Khả năng thu hồi tài sản cao hơn và đồng vốn quay vòng
trong kinh doanh sẽ nhanh hơn, vì thương lượng hòa giải thành công thì khả
năng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm sẽ cao hơn.
- Thứ tư: Việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, các bên có thể
kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ và sử dụng chứng cứ qua đó giữ
được các bí mật kinh doanh và uy tín của các bên, bởi vì việc thương lượng
trực tiếp chỉ có hai bên tham gia (Trung gian hoà giải có thêm bên thứ ba
nhưng bên thứ ba thường là tổ chức, cá nhân mà cả hai bên đều tin tưởng và
có uy tín cao) nên nội dung vụ tranh chấp không được công khai và không
tiết lộ ra bên ngoài.
- Thứ năm: Hoà giải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên bởi vậy
khi đạt được phương án hoà giải các bên thường nghiêm túc thực hiện
Tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng
trực tiếp hay trung gian hoà giải cũng có một số nhược điểm, đó là:
- Thứ nhất: Việc hoà giải rất dễ dẫn đến đổ vỡ nếu chỉ cần một trong
hai bên không thiện chí hoặc hai bên không thể thống nhất được cách thức
giải quyết vụ việc.
- Thứ hai: trong nhiều trường hợp việc hoà giải chỉ là cái cớ để bên vi
phạm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ làm cho bên kia nản chí hoặc đôi
khi cả mất quyền khởi kiện vì hết thời hạn nhưng nếu bên bị vi phạm khéo
léo trong thương lượng thì có thể thu hồi được tài sản
- Thứ ba: Việc hoà giải thành không có nghĩa là kết quả hoà giải sẽ
được các bên thực thi một cách nghiêm túc bởi vì không có một biện pháp
13 13
cưỡng chế nào để thi hành nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ. Đây chính là hạn chế lớn nhất của phương pháp này làm cho nó
kém hiệu quả. (Trừ trường hợp hoà giải trong tố tụng)
Việc hoà giải có thể được thể hiện:
- Tự hoà giải: Là việc các bên tranh chấp tự bàn bạc đi đến thống

nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay
giúp đỡ của người thứ ba
- Trung gian hoà giải: là việc các bên tranh chấp tiến hành hoà giải
với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba, gọi là người trung gian
hoà giải. Người trung gian hoà giải có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức,
ngay cả Toà án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết vụ tranh
chấp.
- Hoà giải ngoài thủ tục tố tụng: Là việc hoà giải được các bên tiến
hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Toà án hoặc Trọng tài.
- Hoà giải trong thủ tục tố tụng: là việc hoà giải được tiến hành tại
Toà án, Trọng tài khi các cơ quan này thụ lý giải quyết các tranh chấp. Khác
với hoà giải ngoài tố tụng thì hoà giải trong tố tụng được sự giúp đỡ của
Toà án hay Trọng tài, khi các bên hoà giải được với nhau thì Toà án hay
Trọng tài sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận và quyết định này sẽ
được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế.
⇒ Kết luận: Để thương lượng có thể thành công thì tốt nhất bên bị
vi phạm nên dùng thêm các biện pháp khác để làm sức ép cho việc đàm
phán: khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài. Và tốt nhất để kết quả của việc
thương lượng có thể được bảo đảm thi hành thì nên dùng Toà án hay Trọng
tài là trung gian hoà giải (trong quá trình khởi kiện)
14 14
Những điểm lưu ý giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng
thương lượng hoặc trung gian hoà giải có hiệu quả:
Do hậu quả pháp lý của việc thương lượng/hoà giải thành giữa các
bên thường không có một chế tài hay bị cưỡng chế thực hiện ngoài ý thực
tự giác của phía bên kia (chỉ thương lượng/hoà giải trong tố tụng mới có thể
được cưỡng chế thực hiện), nên khi giải quyết các tranh chấp thương mại
bằng hoà giải/thương lượng thì chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
- Do việc tranh chấp thường gắn với sự mâu thuẫn/không thống nhất
về các lợi ích kinh tế của các bên tranh chấp, do vậy để có thể tiến hành hoà

giải/thương lượng thành công mỗi bên phải tự tìm ra được giới hạn của
điểm điều hòa lợi ích của mình và xem xét đến điểm điều hoà lợi ích của
phía bên kia để có thể tìm ra điểm điều hoà lợi ích chung giữa các bên. Hiểu
được điểu này thì mỗi bên có thể giải thích/tập trung và nhận biết được
ngay việc thương lượng với phía bên kia sẽ có kết quả và đạt được những gì
mình mong muốn hay không, trong nhiều trường hợp việc hiểu rõ này cũng
giúp mỗi bên tự xác định nên kết thức sớm thương lượng, nếu thấy bên kia
không thiện chí và không thể đạt được quyền lợi đặt ra.
- Để có thể xác định được điểm điều hoà trên thì mỗi bên cần xác
định rõ tình trạng pháp lý, nguyên nhân cũng như bản chất của các tranh
chấp, bất đồng giữa các bên. Các bên cũng phải tự nhận thức về trách nhiệm
pháp lý của mình khi thương lượng/hoà giải không thành từ đó đưa ra quyết
định phù hợp trên cơ sở so sánh những “cái được” so với những “cái mất”
khi thương lượng không thành.
- Trong quá trình tư vấn lựa chọn thương lượng/hoà giải mỗi bên và
cả hai bên nên phối hợp/lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia chuyên môn
kinh tế - kỹ thuật để giúp mình hiểu rõ hơn bản chất của sự việc.
- Trong suốt quá trình thương lượng/hoà giải để bảo đảm an toàn mỗi
bên nên ghi lại các kết quả hoà giải bằng hình thức văn bản.
15 15
2.2.2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tố tụng trọng tài:
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình
tự, thủ tục do Pháp lệnh trọng tài thương mại (PLTTTM) quy định (Khoản 1
điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003)
Cũng giống như thương lượng và hoà giải, việc giải quyết bằng trọng
tài bắt nguồn từ sự thoả thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện (Thoả thuận
này có thể được thể hiện trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp), các
bên phải có thoả thuận trọng tài.
Trọng tài phi chính phủ ở nước ta được thành lập từ tháng 9/1994.

Tuy nhiên đến thời điểm trước khi Pháp lệnh trọng tài thương mại năm
2003 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/2003) thì Trọng tài kinh tế chưa thể
hiện được vai trò và vị trí của mình trong việc giải quyết các tranh chấp
kinh tế phát sinh, bởi vì số vụ việc được đưa ra giải quyết bằng trọng tài là
rất ít, trong đó số vụ việc được giải quyết bằng phương thức trọng tài lại
càng hiếm hoi (Theo thống kê chính thức của VIAC thì từ năm 1994 đến
giữa năm 2003 Trung tâm trọng tài thụ lý khoảng 160 vụ trong đó chủ yếu
các tranh chấp này là có yếu tố nước ngoài_bên nước ngoài tham gia). Tuy
nhiên với sự ra đời của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì tạo ra
cú hích lớn cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Điều này được
thể hiện rõ nét ở những điểm mới để khắc phục những nhược điểm của
Trọng tài kinh tế phi chính phủ trước kia.
Những điểm mới của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 so
với Trọng tài kinh tế phi Chính phủ trước kia:
Tiêu
chí
Trọng tài phi chính
phủ(NĐ116/CP ngày 05/09/94
Trọng tài thương mại (Pháp
lệnh TTTM 2003)
16 16
Về tổ chức và hoạt động của
TTKT phi chính phủ)
Thẩm
quyền
- Các tranh chấp liên quan đến
việc ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh tế
- Tranh chấp phát sinh giữa các
thành viên của công ty với

nhau, giữa các tviên của công
ty với cty liên quan đến việc
thành lập, hoạt độngvà giải thể
cty
- Tranh chấp liên quan đến việc
mua bán cổ phiếu, trái phiếu
- Tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại theo sự
thỏa thuận của các bên: Hoạt
động thương mại là việc thực
hiện một hay nhiều HVTM của
cá nhân,tổ chức kinh doanh bao
gồm:mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, phân phối, đại
diện, đại lý thương mại, ký gửi,
thuê, cho thuê, thuê mua, xây
dựng, tư vấn, kỹ thuật, li xăng,
đầu tư, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, thăm dò, khai thác,
vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường biển, hàng
không, đường sắt hoặc đường
bộ và các hành vi thương mại
khác theo quy định của pháp
luật
Thỏa
thuận
trọng
tài
- K2Đ3: Trung tâm trọng tài

kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu
giải quyết các tranh chấp kinh
tế được quy định tại điều 1, nếu
trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp, nếu các bên đã có thỏa
thuận bằng văn bản về việc đưa
- K2Đ2: Thỏa thuận trọng tài là
thỏa thuận giữa các bên nhằm
cam kết giải quyết bằng trọng
tài các vụ tranh chấp có thể
pháp sinh hoặc đã pháp sinh
trong hoạt động thương mại
17 17
vụ tranh chấp ra giải quyết tại
chính trung tẩm trọng tài kinh
tế đó
Điều
kiện
trọng
tài viên
- Phải tốt nghiệp đại học luật
- Phải có ít nhất 8 năm liên tục
làm công tác kinh tế và pháp
luật (đồng thời cả hai:kinh tế
và pháp luật)
- Có bằng đại học
- Có thời gian công tác liên tục
từ 5 năm trở lên.
Hình
thức

của
trọng
tài
- Chỉ quy định trọng tài thể chế
hay trọng tài thương trực
- Trọng tài thể chế hay trọng tài
thường trực
- Trọng tài vụ việc hay trọng tài
do các bên thành lập.(Đ19)
Quyền
chọn
trọng
tài viên
- Chỉ được chọn trọng tài viên
nằm trong danh sách trọng tài
của Trung tâm trọng tài mà họ
đã lựa chọn
- Nếu là tổ chức, cá nhân tranh
chấp Việt nam thì họ không
được chọn trọng tài viên là
người nước ngoài
- K4Đ26: Trọng tài viên do các
bên lực chọn hoặc do tòa án chỉ
định có thể nằm trong danh
sách hoặc ngoài danh sách của
các trung tâm trọng tài tại Việt
Nam
- Được lựa chọn cả trọng tài
nước ngoài
(Chỉ AD trong Trọng tài ad-

hoc)
Mối
quan hệ
giữa
- Giữa trọng tài và tòa án có
mỗi quan hệ độc lập và không
có sự hỗ trợ, giám sát giữa tòa
- Giữa trọng tài và tòa án có
mối quan hệ chặt chẽ hơn:
18 18
Tòa án
với
Trọng
tài
án với trọng tài: không có việc
lựa chọn trọng tài viên, không
có việc AD các biện pháp khẩn
cấp tạm thời, không có quyền
xem xét lại tính hợp pháp của
thỏa thuận trọng tài và không
có quyền hủy quyết định trọng
tài
- Việc lưu trữ hồ sơ do Trung
tâm trọng tài thực hiện
1. Tòa án giúp các bên lựa
chọn trọng tài viên trong
trường hợp cần thiết (K1 và k3
Đ26)
2. Tòa án ra quyết định áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm

thời nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho trọng tài trong việc giải
quyết tranh chấp – Đ33
3. Tòa án giúp trọng tài lưu trữ
hồ sơ
4. Tòa án có quyền xem xét lại
tính hợp pháp của thỏa thuận
trọng tài – Đ30
5. Tòa án cso quyền hủy quyết
định trọng tài theo yêu cầu của
bên không đồng ý trong trường
hợp vi phạm thủ tục tố tụng
trọng tài- Đ50 và Đ54
Tính
cưỡng
chế của
các
phán
quyết
trọng
tài
- Trọng tài là tổ chức phi chính
phủ nên các phán quyết của
trọng tài không đương nhiên có
tính quyền lực nhà nước, không
đương nhiên được bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước. Do
vậy việc thi hành quyết định
- Quyết định trọng tài là chung

thẩm và có hiệu lực thi hành –
Đ6
- Bên được thi hành có quyền
yêu cầu cơ quan thi hành án
cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư
trú hoặc nơi có tài sản của bên
phải thi hành, thi hành quyết
19 19

×