Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

luận văn nghiên cứu lĩnh vực tạm giữ, tạm giam : phân tích trình tự, thủ tục biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.14 KB, 10 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua đất nước đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập
cùng với thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội,...Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, gia nhập tổ chức WTO, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống chất
lượng cho người dân, xã hội cũng được cải thiện đáng kể, phát triển khoa học kỹ
thuật, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ thông tin
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận, học tập, giao lưu văn hóa, ...
đời sống người dân được nâng lên tạo cơ hội cho cho mọi người làm giàu nên đa
số các gia đình lo làm ăn kinh tế thiếu trách nhiệm trong sự giáo dục con em cứ
nghĩ cung cấp đầy đủ vật chất là tạo điều kiện tốt nhất cho các em, thiếu sự quan
tâm chăm sóc đặc biệt là tâm lý các em hoặc các em sống gia đình điều kiện
kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì các
thông tin, trò chơi mang theo xu hướng bạo lực ngày càng nhiều và phổ biến
hơn ở khu vực đô thị, vùng đồng bằng đến với mội tầng lớp trong đó đặc biệt là
người chưa thành niên, dẫn đến xuất hiện nhiều thói hư tật xấu tình hình trật tự
trở nên phức tạp hơn, các tệ nạn xã hội như: đánh nhau, gây rối trật tự công
cộng, đánh bạc, trộm cắp tài sản các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm ngày
càng gia tăng rất nhanh. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính được ban hành
nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhưng hành
vi vi phạm đó chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời ngăn
chặn tội phạm mới có thể xảy ra. Một trong những biện pháp xử lý trách nhiệm
đối với người chưa thành niên vi phạm là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
đây là một trong những biện pháp tư pháp để áp dụng cho những người chưa vị
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thấy không cần thiết phải áp dụng
hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và
môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo
dưỡng. Xuất phát từ những lý do tồn tại nêu trên người viết chọn đề tài: “Anh,
chị hãy phân tích trình tự, thủ tục biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng”.



B. NỘI DUNG
I. Những quy định chung về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng đối với người dưới 18 tuổi:
Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành
niên phạm tội (sau đây viết gọn là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong
Bộ Luật Hình sự, là biện pháp do Toà án quyết định, áp dụng đối với người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết
phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do
nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào
trường giáo dưỡng.
So với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì biện pháp giáo
dưỡng nghiêm khắc hơn. Tính nghiêm khắc của biện pháp này thể hiện ở chỗ
người chưa thành niên phạm tội khi chấp hành biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi
môi trường xã hội trong một thời hạn nhất định để vào một tổ chức giáo dục có
kỷ luật chặt chẽ. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhằm giúp các em phạm
tội có môi trường tốt hơn để khắc phục những sai lầm của mình, tách họ khỏi
những điều kiện xấu tác động đến việc phạm tội của họ.
Người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý,
giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự
quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Người đang chấp
hành biện pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết
gọn là học sinh).
Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng từ một năm đến hai năm, được
tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào
trường giáo dưỡng.
Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ
chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn
hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp



với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về
thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có
khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.
Việc thi hành biện pháp giáo dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng và theo
quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm và tài sản của học sinh tại trường giáo dưỡng.
II. Trình tự biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người
dưới 18 tuổi:
1. Đối tượng bị áp dụng
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực
hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn (khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các
hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.)
– Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các
trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
2. Cơ quan thực hiện


– UBND cấp xã nơi người chưa thành niên vi phạm cư trú ổn định hoặc
trường hợp người vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì UBND cấp xã nơi
người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm.
– Phòng Tư pháp cấp huyện
– Trưởng Công an cấp huyện
– Tòa án nhân dân cấp huyện
3. Trình tự thực hiện
Bước 1. UBND cấp xã lập Hồ sơ đề nghị gồm:
Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì hồ sơ: bản tóm tắt lý
lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo
dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi
người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác
có liên quan
Trường hợp người vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì hồ sơ Hồ sơ
đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi
phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục
đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ.
Công an cấp xã giúp Chủ tịch UBND cấp xã thu thập các tài liệu nêu trên.
Bước 2. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc
UBND cấp xã nơi lập hồ sơ thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ
hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ
sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ
đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để

kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:
+ Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp
huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;


+ Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng.
+ Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.
Bước 3. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND cấp xã
chuyển đến, Trưởng phòng Tư pháp phải kiểm tra tính pháp lý theo quy định tại
Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và chuyển
lại toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét, quyết định việc đề
nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ gồm:
+ Các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều
này;
+ Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
+ Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.
Bước 4. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Trưởng
Phòng Tư pháp, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ
sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp
tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định
tại Điều 99 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được
đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
II. Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp tại trường giáo dưỡng đối với
người dưới 18 tuổi:


Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã được quy định trong Bộ luật
hình sự 2015 sửa đổi bỏ sung năm 2017 tại Điều 96 về Giáo dục tại trường giáo
dưỡng:
“1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ
01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính
chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường
sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ
luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ
những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản
lý, giáo dục của nhà trường.”
Tuy nhiên, về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp này vẫn chưa được quy
định đầy đủ, chủ yếu đucợ quy định ở các văn bản dưới luật do Chính phủ và
các Bộ, ngành ban hành, so với trước đây, Điều 124 Luật thi hành án hình sự đã
quy định đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về trình tự thủ tục thi hành biện phá đưa vào
trường giáo dưỡng, cụ thể quy định về thủ tục thi hành biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng đối với vị thàn niên tại Điều 124 Luật thi hành án hính sự 2010 quy
định như sau:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành
niên, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó và cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi

người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án
hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên
vào trường giáo dưỡng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành
án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên


vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp huyện.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của
cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người chưa
thành niên vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án, quyết định của Toà án;
b) Quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Danh bản;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
5. Khi tiếp nhận người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng (sau đây gọi là học sinh), Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải
kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày tiếp nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải
thông báo việc đã tiếp nhận học sinh cho cha, mẹ hoặc người đại diện
hợp pháp của người đó.”
Có thể thấy biện pháp tư pháp vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư
pháp đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỷ luật
chặt chẽ và cần phải cách ly họ phải môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo họ
thành


công

dân



ích

cho



hội.

Khi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp này, tòa án cần xem xét tính
chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội và môi
trường sống của người đó. Thời hạn của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là
từ

một

năm

đến

hai

năm.

Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để

giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội hoặc có những vi phạm pháp
luật khác. Đưa người chưa thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng là biện
pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp
này được áp dụng khi thấy cần thiết phải cách ly người chưa thành niên khỏi


môi trường xã hội mà họ đang sinh sống để giáo dục, cải tạo. Môi trường cũ
không có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo người chưa thành
niên là môi trường như trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em là người có tiền án
hoặc người thường xuyên vi phạm pháp luật; bạn bè của người chưa thành niên
là những người có nhân thân không tốt, đã ảnh hưởng xấu đến lối sống của họ;
bản thân người chưa thành niên không có chỗ học tập, lao động, sinh sống ổn
định,

đã

sớm



lối

sống

trụy

lạc,

sa


đọa.

Tuy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bắt buộc người chưa thành niên
phạm tội phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải cách ly khỏi xã hội nhưng họ
được học tập văn hóa và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lối sống
trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật đầu đủ trong
tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp áp dụng hình phạt tù.
Khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo
đề nghị của nhà trường tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo
dưỡng.


C. KẾT LUẬN
Người chưa thành niên chính là tương lai của đất nước, việc bảo vệ và
chăm sóc các em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, do
những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tình hình tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện vẫn xuất hiện, đặc biệt đang có chiều hướng gia tăng trong
những năm gần đây. Do đó, yêu cầu kìm chế tình hình gia tăng đối với loại tội
phạm là hiện hữu. Người chưa thành niên phạm tội ở một góc độ nhất định họ
cũng là nạn nhân của tội phạm, do đó, trong quá trình áp dụng các chế tài hình
sự khi xử lý người chưa thành niên cũng cần cân nhắc yếu tố này. Và xuất phát
từ đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của người chưa thành niên nên phải thống nhất
rằng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên sẽ được xem xét nhẹ hơn
so với người đã thành niên. Việc xử lý các em phạm tội chủ yếu nhằm mục đích
giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm là chính, ưu tiên áp dụng các biện
pháp không tước tự do đối với các em. Đây là những chính sách nhân đạo của
Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi những chính sách này
ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực chưa hiệu quả, như việc áp dụng các biện pháp tư
pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, do đó, việc nghiên cứu để tiếp tục
hoàn thiện về mặt lý luận các biện pháp tư pháp là cần thiết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
2.

Luật thi hành án hình sự 2010



×