Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Tuyển dụng vị trí: Kỹ thuật y trung cấp chuyên ngành Phục hình răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.63 KB, 26 trang )

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Tuyển dụng vị trí: Kỹ thuật y trung cấp chuyên ngành Phục hình răng

I. TÀI LIỆU
1. Giáo trình răng hàm mặt, Khoa Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y
khoa-Đại học Huế, Nhà xuất bản, 2004.
2. Bài giảng Định hướng chuyên môn Răng Hàm Mặt, Bộ môn Răng Hàm
Mặt, Trường Đại học Y khoa Huế, 2004.
3. Giải phẩu răng, Hoàng Tử Hùng, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh, 2004.
4. Phục hình răng cố định,Trần Nhiên Lộc, Nguyễn Thị Bích Thủy,
Nguyễn Thị Kim Dung, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh,
2004.
5. Giáo trình chỉnh hình Răng mặt, kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng,
Bộ môn Chỉnh hình Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
6. Bài giảng Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y
khoa Huế, 2003.
II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁP
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày: Định nghĩa cao răng? Sự hình thành cao
răng? Vết dính là gì?
Đáp án:
TT

Nội dung

1

Định nghĩa cao răng
Cao răng là một chất rắn can xi hóa bám dính trên các mặt răng,


nhất là vùng cổ răng trên và dưới nướu, cao răng được hình thành
từ mảng bám răng.
Sự hình thành cao răng
- Cao răng được cấu tạo gồm 50-70% là chất vô cơ, phần còn lại
là chất hữu cơ, gồm có chất khuôn mucoprotein, những xác tế bào
vi khuẩn, tế bào biểu mô, mãnh vụn thức ăn.
- Cao răng là chất không sống có thể độc là do chứa độc tố của vi
khuẩn nhưng vai trò chính gây bệnh nha chu của nó là tạo ra bề
mặt lưu giữ rất tốt cho những mảng bám mới hoạt động.
- Cao răng gồm có hai loại:
Cao răng trên nướu được tạo bởi muối khoáng trong nước bọt, có
nhiều ở mặt trong răng cửa dưới và mặt ngoài răng cối trên, cao
răng trên nướu có màu trắng đục, vàng hoặc nâu thường mềm dễ

2

Điểm

10

10

10
10

1


3


thấy và dễ lấy.
- Cao răng dưới nướu nhận chất khoáng từ chất tiết của nướu do
đó càng viên nhiễm thì cao răng dưới nướu cang nhiều, cao răng
dưới nướu cứng màu đen khó thấy.
Vết dính
- Vết dính là những vết hay những chấm trên mặt răng có thể lấy
ra dễ dàng bằng dụng cụ mài mòn.
- Vết dính có thể có màu sác khác nhau như màu xanh lá cây, màu
đen thường thấy trên những bệnh nhân có trình trạng vệ sinh răng
miệng kém hút thuốc lá, uống nước trà, cà phê.
Tổng cộng

10

7
8

65

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày: Chăm sóc bệnh nhân trong và sau khi
nhổ răng?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Chăm sóc bệnh nhân trong lúc nhổ răng
- Người nha sĩ cần phải duy trì thái độ cũng như tác phong làm
việc của mình trong suốt cuộc nhổ răng, đừng làm cho bệnh nhân
10
đánh mất niềm tin, điều này rất nguy hiểm và ngất choáng dễ

dàng xảy đến.
- Khi gặp khó khăn trong công việc người nha sĩ cần phải bình
5
tỉnh để trấn an bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân kêu đau cần phải xem lại chất lượng thuốc tê
hoặc kỹ thuật gây tê của mình, cần tiến hành gây tê thêm, tránh
10
đổ thừa cho bệnh nhân yêu sách giả bộ, nếu đau quá ngưỡng
bệnh nhân ngất choáng.
2 Chăm sóc bệnh nhân sau khi nhổ răng
- Sau khi nhổ răng ra khỏi ổ răng cần tiến hành cầm máu bằng
cách dùng gòn tẩm ôxy già rửa sạch ổ răng, cho súc miệng nước
muối, dùng miếng gạc hay gòn lớn đặt vào ổ răng mới nhổ, dùng 10
hai ngón tay cái và trỏ bóp hai bên mép ổ răng để làm hẹp diện
vết thương giúp cho việc cầm máu dể hơn.
- Kiểm tra trình trạng sức khỏe bệnh nhân, trước khi cho bệnh
nhân xuống ghế, nếu bệnh nhân mệt có dấu hiệu choáng, cần lưu
5
bệnh nhân tại ghế để theo dõi.
- Cấp đơn thuốc và dặn cách uống rõ ràng.
5
- Lưu ý bệnh nhân sẽ có đau khi hết thuốc tê, chỉ cần dùng thuốc
5
giảm đau, có dấu hiệu tê môi sẽ hết khi thuốc tê hết tác dụng.
- Cắn gòn chặt trong vòng 15- 30 phút, sau khi lấy bỏ gòn tránh
5
súc miệng mạnh, khạc nhổ, chíp miệng vậy sẽ gây chảy máu.
- Tránh ăn nhai bên nhổ một ngày.
5
- Vệ sinh răng miệng tốt những ngày sau nhổ răng.

* Nếu về nhà đau nhiều chảy máu không cầm, sưng to, không há
5
2


được miệng, sốt cao, cần đến khám lại để xử trí kịp thời
Tổng cộng

65

Câu 3: Anh/chị hãy trình bày: Đặc điểm của bộ răng sữa? Nêu những
khác biệt chủ yếu giữa răng sữa và răng vĩnh viễn?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Đặc điểm của bộ răng sữa
- Bộ răng sữa có 20 răng sữa, năm răng trên mỗi phần tư của bộ
răng. Có hai răng cửa và một răng nanh, không có răng cối nhỏ 10
chỉ có hai răng cối sữa.
- Các răng sữa thường được coi là răng “tạm” vì chúng chỉ tồn
5
tại trong miệng một thời gian ngắn.
- Bộ Răng sữa mọc đầy đủ vào khoảng hai tuổi rưỡi, các răng
5
sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn.
- Trục của các răng cửa sữa thẳng đứng hơn trục của các răng
5
cửa vĩnh viễn.
2 Sự khác biệt chủ yếu của răng sữa so với răng vĩnh viễn

- Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn tương ứng cùng nhóm.
5
- Thân răng so với chiều cao toàn bộ của răng ngắn hơn răng
5
vĩnh viễn.
- Tương quan giữa kích thước gần xa thân răng so với chiều cao
thân răng của các răng trước của bộ răng sữa lớn hơn tương
5
quan này ở các răng trước của bộ răng vĩnh viễn.
- Các răng cửa sữa có mặt ngoài và mặt trong lồi nhiều ở phần
5
ba cổ tạo thành các gờ cổ.
- Mặt ngoài và mặt trong của các răng cối sữa phẳng và hội tụ
nhiều từ vùng gờ cổ về phía mặt nhai, vì thế bản nhai của chúng
5
hẹp
- Chân răng của các răng sữa so với chân răng của các răng vĩnh
5
viễn trong dài và mảnh hơn.
- Thân răng sữa có màu trắng đục hơn răng vĩnh viễn
5
- Thân răng vĩnh viễn rộng hơn theo mọi hướng so với vùng cổ.
5
Tổng cộng
65
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày: Cấu tạo của răng? Các quy luật về hình
dáng và kích thước thân răng?
Đáp án:
TT
1 Cấu tạo của răng:


Nội dung

Điểm

3


2

- Bao gồm men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn góc
từ ngoại bì là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao.
- Ngà răng có nguồn góc từ trung bì, kém cứng hơn men, tỷ lệ
chứa chất vô cơ thấp hơn men.
- Tuỷ răng là mô liên kết mền, nằm trong hốc tuỷ gồm tuỷ chân
và tuỷ thân.
- Tuỷ răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng.
Các quy luật về hình dạng và kích thước thân răng:
- Có năm quy luật về hình dạng và kích thước thân răng
- Quy luật thứ nhất: Nhìn từ phía ngoài hay phía trong, kích
thước thân răng luôn luôn lớn hơn ở phía mặt nhai và nhỏ hơn ở
phía cổ răng.
- Quy luật thứ hai: Nhìn từ phía bên (phía gần hay phía xa), kích
thước thân răng luôn luôn lớn ở phía cổ răng và nhỏ ở phía mặt
nhai.
- Quy luật thứ ba: Nhìn từ phía nhai, mặt ngoài rộng hơn mặt
trong.
- Quy luật thứ tư: Theo chiều nhai nướu, mặt xa thấp hơn mặt
gần, mặt gần luôn luôn phẳng hơn mặt xa.
- Quy luật thứ năm: Từ các răng trước đến răng sau, chiều cao

các múi ngoài giảm dần, chiều cao các múi trong tăng dần.
Tổng cộng

10
5
5
5
5
10
10
5
5
5
65

Câu 5: Anh/chị hãy trình bày: Ưu điểm và nhược điểm của mão răng sứ?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Ưu điểm của mão răng sứ
Không có độc tính đối với mô răng và mô nha chu.
5
Độ láng bóng tốt thích hợp với mô mềm.
5
Đề kháng hoàn toàn có tác động hóa học của môi trường miệng.
5
Cách nhiệt tốt
5
Không có tính đàn hồi nên không biến dạng do lực nhai.

5
Có thể làm màu sắc giống răng thật.
5
Phản chiếu ánh sáng gần giống với răng thật.
5
Dễ dàng chải rửa sạch.
5
2 Nhược điểm
Dòn, đề kháng yếu với các lực nên dễ bể nứt nếu không có sự
5
nâng đỡ bên dưới hoặc độ dày không đều.
Không có tính dẻo mềm nên bờ cạnh mỏng dể bể.
5
Cứng hơn men răng và hợp kim vàng nên không có sự mòn mặt
5
nhai thích ứng và gây chấn thương cho mô nha chu nếu khớp cắn
không cân bằng.
4


Kỹ thuật thực hiện khó, cần sự chính xác, cao, có kinh nghiệm và
phương tiện tốt.
Chỉ định hạn chế do mài nhiều mô răng làm hại tủy (nếu răng
sống) và giảm chiều cao cùi răng làm giảm sự lưu giữ của mão.
Tổng cộng

5
5
65


Câu 6: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa, chỉ định và chống chỉ định cho
mão đúc toàn diện bằng kim loại?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa mão đúc mão kim loại
Mão kim loại toàn diện là một chụp đúc bằng kim loại bao phủ
toàn thể các mặt của thân răng, có hình dáng giải phẩu và chức
10
năng của thân răng được bao bọc, dùng để bao bọc một răng
riêng rẽ hay làm phần giữ cho một cầu răng.
2 Chỉ định cho mão đúc toàn diện bằng kim loại
- Dùng để che chở và tái tạo một thân răng đã bị sâu răng tàn phá
hoặc bị bể lớn do chấn thương đến mức độ không còn có thể trám
5
được.
- Múi răng bị bể mất không thể trám bền vững được.
5
Dùng để bao bọc các răng bị thiếu sản men ngà, bị nứt men răng.
5
- Dùng để điều chỉnh lại vị trí thân răng và khớp cắn cho những
5
răng mọc lệch lạc và không thể chỉnh hình được.
- Dùng bao bọc các răng sẽ mang móc cho một hàm giả tháo lắp
có mô răng yếu hoặc có hình thể không thuận tiện cho sự bám
5
giữ của móc.
- Dùng nâng cao khớp cắn.
2

- Dùng làm phần giữ cho cầu răng.
3
3 Chống chỉ định cho mão đúc toàn diện bằng kim loại
- Răng có buồng tuỷ quá to nếu muốn bảo toàn tuỷ.
5
- Răng bị bệnh nha chu.
5
- Chiều cao thân răng quá thấp.
5
- Răng nghiêng lệch quá nhiều.
5
- Răng phía trước (vì lý do thẩm mỹ)
5
Tổng cộng
65
Câu 7: Anh/chị hãy trình bày: Ưu điểm và nhược điểm của mão đúc toàn
diện bằng kim loại? Nguyên tắc mài cùi răng?
Đáp án:
TT
Nội dung
1 Ưu điểm của mão đúc toàn diện bằng kim loại
- Là loại phục hình bền chắc nhất.

Điểm
5
5


2


3

- Che chở hoàn toàn mô răng và thân răng, hạn chế sâu răng tái
phát vì các kích thích hoá học bên ngoài.
- Phục hình lại được hình dạng giải phẩu chức năng và chiều
hướng thân răng tốt hơn.
Nhược điểm
- Sự truyền nhiệt, điện của kim loại ảnh hưởng phần nào đến tuỷ
răng.
- Khó phát hiện sâu răng tái phát bên trong mão.
- Nếu hình dạng mão làm không đúng giải phẩu chúc năng sẽ gây
tổn hại mô nha chu.
- Không thẩm mỹ (màu của hợp kim vàng hay nickel).
Nguyên tắc mài cùi răng
- Mão là một răng bọng, răng bọng này chỉ có thể chụp lên cùi
răng một cách khít khao khi thân răng được mài theo những
nguyên tắc sau:
- Đáy cùi răng lớn hơn mặt nhai.
- Các vách đứng xung quanh phải song song hoặc hơi tụ về phía
mặt nhai.
- Các vách phải thoát.
- Trục của cùi răng là trục của răng hoặc theo hướng lắp được chỉ
định.
- Tiết kiệm mô răng.
Tổng cộng

5
5
5
5

5
5
5
5
5
5
5
5
65

Câu 8: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa, chỉ định và chống chỉ định
mão kim loại mặt nhựa?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa mão kim loại mặt
Mão kim loại mặt nhựa là mão đúc toàn diện bằng kim loại có
mặt ngoài được phủ thêm một lớp nhựa để che đậy màu sắc kim 5
loại.
2 Chỉ định mão kim loại mặt nhựa
- Có thể thực hiện trên răng sống, răng đã lấy tuỷ, cho cùi răng
5
giả.
- Dùng bao bọc một răng riêng rẽ hay làm phần giữ cho cầu răng.
5
- Có thể dùng cho các răng và phía trước và răng phía sau.
5
- Thân răng bị bể góc, múi không thể trám bền vững được.
5

- Thân răng bị mòn gãy cạnh cắn.
5
- Thân răng bị thiểu sản men, dị trưởng mà không thể trám thẩm
5
mỹ được.
- Răng bị đổi màu mà không trám thẩm mỹ được.
5
6


3

- Răng có hình dạng bất thường mà không trám thẩm mỹ được.
- Răng bị xoay lệch không chỉnh hình được, không trám thẩm
mỹ được.
- Dùng để nâng cao khớp cắn.
Chống chỉ định mão kim loại mặt nhựa
- Răng sống có buồng tuỷ lớn.
- Răng trước có kích thước ngoài trong nhỏ, thân răng có chiều
cao quá thấp.
Tổng cộng

5
5
5
5
5
65

Câu 9: Anh/chị hãy trình bày: Mục đích và công dụng của mão răng tạm?

Kể tên các loại mão răng tạm?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Mục đích mão răng tạm
- Chống lại những tác động sinh lý và hoá học làm hại tuỷ răng.
5
- Không cho nước miếng và thức ăn trong miệng tiếp xúc lâu với
7
ngà răng vừa mài để bảo vệ tuỷ.
2 Công dụng của mão răng tạm
- Bảo vệ cùi răng không bị sứt mẻ ở các cạnh.
5
- Giữ ổn định vị trí của cùi răng, răng kế cận và răng đối diện.
5
- Bảo vệ mô nha chu tránh thức ăn va chạm và vướng đọng.
5
- Giúp những vết thương ở nướu do đốt và cắt nướu nếu có nhanh
7
bình phục.
- Giúp duy trì phần nào thẩm mỹ và chức năng nhai, phát âm
7
trong thời gian chờ đợi.
3 Kể tên các loại mão tạm
- Mão nhôm: được chế tạo sẵn, dễ uốn nắn nhưng điểm đụng và
mặt nhai khó thực hiện đúng nên chỉ có tác dụng che chở cùi răng
8
là chính.
- Mão bằng nhựa tự cứng: làm riêng cho từng trường hợp.

- Mão bằng nhựa tự cứng khít sát cùi răng, điểm đụng tốt, mặt
9
nhai có khớp cắn tốt dể điều chỉnh khe hở tiếp cận
- Mão nhựa làm sẵn: Được làm cho các loại răng cửa, răng nanh,
7
răng cối nhỏ và răng cối lớn.
Tổng cộng
65
Câu 10: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa, Đặc điểm của cầu răng?
Những điều kiện cần có khi làm cầu răng?
Đáp án:
TT
1 Định nghĩa

Nội dung

Điểm

7


2

3

Cầu răng là loại phục hình từng phần cố định dùng để phục hồi
một hay nhiều răng mất bằng cách dùng các răng kế cận các răng
mất làm trụ để mang gánh các răng giả thay thế cho răng mất.
Đặc điểm của cầu răng
- Cầu răng được gắn chặt vào các răng trụ bằng ciment và bệnh

nhân không thể tự tháo ra được
- Cầu răng có công dụng duy trì sự ổn định cho cung răng và mặt
phẳng nhai, phục hồi chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ.
- Cầu răng kém thẩm mỹ hơn phục hình tháo lắp nhất là trong
trường hợp mất răng lâu, tiêu xương nhiều.
Những điều kiện cần có khi làm cầu răng:
- Bệnh nhân ở trong khoảng tuổi 20-50.
- Bệnh nhân biết giữ vệ sinh răng miệng.
- Sức khoẻ chung của bệnh nhân tương đối tốt.
- Bệnh nhân không có những thói quen xấu làm hại cầu răng: Cắn
vật cứng, ngậm pipe, thợ thổi thuỷ tinh.
- Bệnh nhân không có răng nhạy cảm quá mức.
- Bệnh nhân chấp thuận cho mài răng.
- Bác sĩ có khả năng hiểu biết về giải phẩu học, sinh lý học, khớp
cắn học, cơ học, vật liệu nha khoa,
- Có tương đối đủ các phương tiện, vật liệu lâm sàng và labo
Tổng cộng

10

5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

5
65

Câu 11: Anh/chị hãy trình bày: Sự cần thiết, mục đích và yêu cầu của một
cầu răng tạm? Cách gắn cầu răng tạm?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Sự cần thiết của cầu răng tạm
Trong khi chờ đợi hoàn thành một phục hình, các cùi răng cần
được bảo vệ và để tạo cho bệnh nhân sự thoải mái, dễ chịu, việc
9
làm cầu răng tạm sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng và tạo một
sự tin cậy đối với bệnh nhân.
2 Mục đích của cầu răng tạm
- Bảo vệ tuỷ răng và mô răng: Phục hình tạm phải sít sao ở bờ
cạnh để chống lại những tác động vật lý và hoá học (nước bọt,
7
thức ăn, lực nhai) làm sứt mẻ mô răng và hại tuỷ.
- Ổn định cùi răng: Giúp cho cùi răng không trồi hay di chuyển,
sự thay đổi vị trí của cùi răng làm phải rà lại vật phục hình gây
7
mất chính xác, tốn thời gian và đôi khi phải làm lại.
- Duy trì tạm chức năng nhai và thẩm mỹ.
4
- Giữ vệ sinh, giúp bảo vệ mô nha chu lành mạnh, không bị tổn
5
thương trong thời gian chờ đợi.
8



3

4

Yêu cầu
- Cạnh của phục hình tạm không được làm kích thích viền nướu,
tốt nhất cạnh mão chỉ vừa đủ hay hơi cách viền nướu khoảng
0,5mm.
- Có tính lưu giữ và chắc chắn: Cầu răng tạm phải chịu được tất
cả các lực mà không bị gãy hay sút.
Cách gắn cầu răng tạm
- Lắp cầu răng tạm vào cùi răng trong miệng, kiểm tra cắn khít
bằng giấy cắn, loại bỏ điểm chạm sớm bằng đá mài, đánh bóng
lại cầu răng.
- Trộn ciment gắn tạm, nếu không, có thể thay bằng eugennat
dạng kem thêm một ít vaseline để giảm độ cứng, để gỡ ra ở lần
hẹn sau, nếu cùi thấp hoặc ít lưu thì không cần thêm vaseline.
- Cho ciment vào lòng các mão và gắn vào đúng vị trí, chờ
ciment cứng, lấy sạch ciment dư ở khe nướu, dưới nhịp cầu và
vùng kẽ răng.
Tổng cộng

7
5

7
7
7

65

Câu 12: Anh/chị hãy trình bày: Nguyên nhân tháo gỡ phục hình? Lợi ích
và sự cần thiết của răng trụ trong phục hình cố định?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Nguyên nhân dẫn đến phải tháo gỡ phục hình
- Sâu răng ở bờ vật giữ hay xung quanh cạnh mão.
4
- Răng trị bị lung lay do nha chu bị viêm hay chịu quá nhiều lực.
4
- Phục hình cố định không đạt tiêu chuẩn, gây biến chứng mà
7
không thể điều chỉnh, sữa chữa để tiếp tục sử dụng.
- Tháo gỡ để nhổ luôn răng trụ.
4
- Mòn, thủng mặt nhai, để lộ cùi răng nhiều.
4
- Điều trị nội nha không tốt mà không thể trám được.
4
- Răng chốt bị gãy, mòn, đổi màu mất thẩm mỹ.
4
2 Lợi ích và sự cần thiết của răng trong phục hình cố định răng trụ:
- Trong phục hình cố định răng trụ có thể là răng sống hay răng
7
đã được lấy tuỷ và chữa nội nha, răng trụ có rất nhiều thuận lợi
- Tuỷ răng sống là yếu tố góp phần vào sự khoẻ mạnh và vững
chắc cho mô răng và mô nha chu của răng trụ, nhờ đó đem lại

10
chức năng và bền vững cho phục hình.
- Răng sống không bị đổi màu nên giữ được sự thẩm mỹ trong
7
trường hợp mang mão từng phần.
- Nếu tuỷ bị tổn thương, sau khi làm phục hình một thời gian sẽ
gây đau nhức và những triệu chứng bệnh lý khác, cũng như gây 10
khó khăn, tốn kém cho việc tái điều trị.
Tổng cộng
65
9


Câu 13: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa chỉnh hình răng miệng? Mục
tiêu và mục đích của chỉnh hình răng miệng?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa chỉnh hình răng miệng
Chỉnh hình răng miệng là làm cho ngay ngắn đúng chổ hoặc
đúng hình thái nguyên thuỷ, tạo lại sự bình thường cho răng,
9
xương hàm hoặc xương mặt và để phục hồi sự cân đối và hài hoà
của Răng-hàm-mặt trên toàn diện khuôn mặt.
2 Mục tiêu Chỉnh hình răng miệng
- Chỉnh hình răng miệng nhắm về phòng ngừa hoặc sửa chữa các
5
bất thường về Răng- Hàm- Mặt.
- Giảm bớt hoặc loại bỏ các trở ngại về chức năng nhai.

4
- Giảm bớt các nguy cơ sâu răng.
4
- Giảm bớt nguy cơ bệnh nha chu và bệnh mô miệng.
4
- Tăng thêm thẩm mỹ về khuôn mặt.
4
- Sửa chữa các bất thường về Răng- mặt do di truyền, bẩm sinh,
5
ngoại lai.
- Điều chỉnh răng- hàm để điều trị phục hình.
4
- Loại bỏ các trở ngại về hô hấp do sai hình của xương hàm,
5
xương mặt.
- Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng hàm mặt.
4
- Sửa chữa những bất thường về tâm lý liên hệ đến thẩm mỹ răng
5
hàm mặt.
3 Mục đích chỉnh hình răng miệng
- Sự phát triển của hệ thống sọ mặt.
4
- Phân tích và chẩn đoán các bất thường của sọ mặt.
4
- Theo dõi các tiến triển điều trị của chỉnh hình răng mặt
4
Tổng cộng
65
Câu 14: Anh/chị hãy trình bày: Những ảnh hưởng của sai lệch khớp cắn?

Mối quan hệ giữa chỉnh hình và nha chu?
Đáp án:
TT

Nội dung

1

Ảnh hưởng của khớp cắn sai lệch có thể gây ra
- Các bệnh về răng miệng: Răng mọc chen chúc hoặc lệch lạc gây
khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng làm tăng tỷ lệ sâu răng và
bệnh nha chu.
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm và các rối loạn chức
năng khác: sai khớp cắn tạo những điểm vướng, cộm, cản trở di
chuyển bình thường của xương hàm dưới khi thực hiện chức năng.
- Thẩm mỹ và tâm lý: Những khiếm khuyết về hàm mặt do sai

Điểm

5
5
8
10


2

khớp cắn như hô, móm, khe hở môi- vòm khẩu gây những tác
động xấu về tâm lý bệnh nhân và tác động này có thể kéo dài suốt
cuộc đời của họ.

Mối liên quan giữa chỉnh hình răng mặt và nha chu
- Ảnh hưởng của lực chỉnh hình răng mặt lên nha chu: Chỉnh hình
răng mặt dùng lực để di chuyển răng từ vị trí sai lệch đến vị trí
thích hợp để phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
- Răng sai vị trí, lệch lạc: Làm khó giữ vệ sinh răng miệng, gây
nên bệnh nha chu. Vị trí không đều lệch lạc của răng có thể làm
thay đổi cường độ và chiều hướng của lực nhai tác dụng lên răng
và làm răng lung lay.
- Răng bị tiêu xương nhiều: Lung lay và nghiêng ngã do bệnh nha
chu cần được chỉnh hình lại cho ngay ngắn trước khi làm nẹp cố
định.
- Cắn sâu vùng răng cửa: Răng cửa dưới cắn đụng vào cổ răng
cửa trên gây chấn thương nướu và gây tiêu xương vùng này, do đó
không thể chỉ điều trị nha chu đơn thuần mà phải điều trị kết hợp
nha chu và chỉnh hình.
- Cắn chéo: Cắn chéo vùng răng cửa hay răng cối sẽ làm răng cắn
chéo chịu lực lớn gây ra tổn thương nha chu và răng bi mất sớm
do lực nhai tác động không đều trên các răng.
- Viêm nướu: Khí cụ chỉnh hình cố định có khuynh hướng làm
tăng vết dính, mảng bám và gây viêm nướu do cản trở việc vệ
sinh răng miệng.
- Viêm nha chu: Không điều trị chỉnh hình răng mặt nếu viêm nha
chu đang tiến triển.
- Tụt nướu: Khi răng cửa di chuyển về phía môi, nướu viền sẽ di
chuyển về phía chóp răng, nếu có viêm nướu hiện diện, sự di
chuyển răng có thể gây tụt nướu.
- Tăng sản nướu: Có thể tự lành hoặc cần điều trị bằng cách loại
bỏ mảng bám và tạo núi.
Tổng cộng


5

7

5

7

5
5
4
5
4
65

Câu 15: Anh/chị hãy trình bày: Nhiệm vụ của chỉnh hình răng mặt? Mối
liên quan giữa chỉnh hình răng mặt và phục hình?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực của nha khoa có nhiệm vụ
- Theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh sự tăng trưởng và trưởng
5
thành của các cấu trúc răng hàm mặt.
- Điều chỉnh tương quan sai lệch của các răng và các cấu trúc
hàm mặt bằng cách sử dụng cơ học, hay định hướng lại các lực
8
chức năng trong phức hợp sọ mặt.
- Chẩn đoán, phòng ngừa, can thiệp và điều trị các loại sai khớp

5
11


2

cắn và sai hình của các cấu trúc xung quanh.
- Phác hoạ và kiểm soát các khí cụ chức năng và khí cụ điều trị.
- Hướng dẫn răng và các mô nâng đỡ răng đạt và duy trì được
tương quan sinh lý tối ưu và tạo thẩm mỹ hài hoà trong cấu trúc
sọ mặt.
Chỉnh hình răng mặt hỗ trợ được thực hiện trong giai đoạn tiền
phục hình nhằm mục đích:
- Chỉnh lại các trục răng trụ cho song song nhau
- Sắp xếp lại các khoảng mất răng.
- Chỉnh lại các trục răng để lực nhai phân phối đúng theo trục
răng nhằm duy trì kích thước dọc cắn khớp trong trường hợp
xương ổ răng mất nhiều.
- Dựng lại các răng bị nghiêng về khoảng mất răng để tái tạo
khoảng tiếp cận và vị trí chân răng thích hợp.
- Điều chỉnh mặt phẳng nhai tạo sự cân bằng cắn khớp và duy trì
kích thước dọc cắn khớp.
- Cải thiện tỷ lệ thân răng, chân răng bằng cách làm trồi răng có
kiểm soát.
- Kết hợp với phục hình răng sau để điều trị nguỵ trang những
trường hợp không thể chỉnh hình.
Tổng cộng

4
7


4
4
8
5
5
5
5
65

Câu 16: Anh/chị hãy trình bày: Những nguyên nhân đặc thù của sai khớp
cắn? Những ảnh hưởng của môi trường đến khớp cắn?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Những nguyên nhân đặc thù của sai khớp cắn
- Rối loạn trong sự phát triển của phôi thai: Có rất nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra những khiếm khuyết của phôi thai, từ
5
những rối loạn về gen đến những ảnh hưởng của môi trường.
- Rối loạn trong sự tăng trưởng của xương:
+ Sự đè ép xảy ra trong bào thai: Một áp lực nào đó đè lên khuôn
mặt đang phát triển của bào thai sẽ làm méo mó những vùng
đang tăng trưởng nhanh.
+ Chấn thương hàm dưới khi sinh: Trong những trường hợp 10
người mẹ sinh khó, sử dụng kềm forreep ở đầu trẻ sơ sinh có thể
làm tổn thương một bên hoặc cả hai bên thái dương hàm.
+ Gãy xương hàm khi trẻ còn nhỏ: Trẻ nhỏ té và va chạm có thể
gãy xương hàm.

- Loạn chức năng cơ: Mất một phần của hệ cơ có thể xảy ra do
5
những nguyên nhân không rõ trong bào thai hoặc là hậu quả của
tai biến khi sanh.
12


TT

2

3

Nội dung
Điểm
- Bệnh to cực và phì đại nữa hàm dưới: Bệnh to cực do bướu
phần trước tuyến yên gây tiết nhiều nội tiết tố tang trưởng, trong
5
bệnh to cực xương hàm dưới có thể tăng trưởng quá mức.
- Rối loạn trong sự phát triển của răng:
+ Thiếu răng bẩm sinh
+ Răng dị dạng và răng dư
+ Cản trở mọc răng.
10
+ Răng mọc sai vị trí.
+ Mất răng sữa sớm.
+ Răng di chuyển do chấn thương.
Những ảnh hưởng của môi trường đến khớp cắn.
* Thuyết cân bằng và sự phát triển của khớp cắn:
- Ảnh hưởng của sự cân bằng trên bộ răng: Khi đặt một lực nhai

mạnh trên răng, nếu lực nhai mạnh kéo dài sẽ cảm thấy đau.
10
- Ảnh hưởng của sự cân bằng trên kích thước hình dạng xương
hàm: Vùng chức năng của xương sẽ bị ảnh hưởng nếu chức năng
bị mất hoặc thay đổi.
* Ảnh hưởng của yếu tố chức năng trên sự phát triển của răng
mặt:
- Chức năng nhai.
8
- Thói quen mút tay.
- Thói quen đẩy lưỡi.
- Kiểu thở.
* Dinh dưỡng: Thức ăn bổ dưỡng rất cần thiết cho trẻ, ngoài các
chất dinh dưỡng chính như protid, glucid, lipid, calci cũng là chất
khoáng không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc
7
xương, thiếu calci do sự hấp thu của cơ thể kém hay do dinh
dưỡng kém có thể làm bệnh nhân có khớp cắn sai do xương hàm
phát triển không đầy đủ
Lưu ý: Sai khớp cắn dù ở mức độ nào hầu như luôn luôn không
5
thay đổi nữa sau khi sự tăng trưởng chấm dứt.
Tổng cộng
65

Câu 17: Anh/chị hãy trình bày: Khái niệm về chỉnh hình mặt răng
phòng ngừa? Mục đích của chỉnh hình răng mặt phòng ngừa?
Đáp án:
TT
Nội dung

Điểm
1 Khái niệm chỉnh hình mặt răng
Chỉnh hình mặt răng phòng ngừa được thực hiện bởi bác sỹ răng
6
hàm mặt tổng quát. Chỉnh hình răng mặt phòng ngừa bao gồm:
- Phân biệt được khớp cắn bình thường và sai khớp cắn: Ở hàm
6
răng sữa, răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn.
13


2

- Nhận biết sớm những bất thường trong quá trình phát triển của
răng, quá trình mọc răng và thay răng sữa.
- Nhận biết các biểu hiện sớm của sai khớp cắn và các yếu tố ảnh
hưởng.
- Nhận biết và loại bỏ những thói quen xấu về răng miệng.
- Biết cách phân loại sai khớp cắn.
- Đưa ra các lời khuyên về chỉnh hình răng mặt cho bệnh nhân.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để cải thiện và duy trì
khớp cắn bình thường.
- Làm bộ giữ khoảng đúng theo chỉ định.
- Kiểm soát sâu răng bằng cách sử dụng fluor tại chổ và các kỹ
thuật phòng ngừa sau răng hiệu quả khác.
- Chuyển đến chuyên viên y khoa để chuẩn đoán và điều trị
những bệnh nhân có các bệnh hệ thống liên quan đến răng- mặt.
Mục đích của chỉnh hình răng mặt phòng ngừa
- Cải thiện chức năng của hệ thống nhai.
- Làm giảm sự nhạy cảm của răng với bệnh sâu răng, làm giảm

tác động của sâu răng.
- Ngăn chặn những bất thường hàm mặt có nguyên nhân do răng.
- Loại bỏ sự phát triển của các tổn thương nha chu.
- Trợ giúp trong việc huấn luyện cách phát âm.
Tổng cộng

6
5
4
4
4
6
4
6
6

8

65

Câu 18: Anh/chị hãy trình bày: Các đặc điểm thuận lợi và bất lợi của khí
cụ tháo lắp? Những lưu ý khi chỉ định sử dụng khí cụ tháo lắp?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Những thuận lợi của khí cụ tháo lắp
- Bệnh nhân có thể tự tháo ra theo ý muốn nên khí cụ dễ được đa
5
số bệnh nhân chấp nhận.

- Giảm thời gian trực tiếp ở trên ghế bệnh nhân trong thời gian
5
đầu của điều trị, do khí cụ đã được hoàn tất trong labo.
- Thích hợp với những điều trị dựa vào sự tăng trưởng của bệnh
5
nhân.
2 Những bất lợi của khí cụ tháo lắp
- Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của
5
bệnh nhân, vì khí cụ chỉ có tác động khi bệnh nhân mang vào.
- Không tạo ra những chuyển động phức tạp của răng, nên khí cụ
5
chỉ được sử dụng hạn chế.
- Do những bất lợi trên, khí cụ tháo lắp được sử dụng trong giai
7
đoạn đầu của quá trình điều trị, và sau đó thường được thay thế
bằng khí cụ cố định.
14


3

- Khí cụ tháo lắp được chỉ định trong những trường hợp:
+ Thay đổi sự tăng trưởng của xương hàm trong thời kỳ răng hỗn
hợp.
+ Di chuyển răng hạn chế (làm nghiêng răng), đặc biệt trong
trường hợp nới rộng cung răng hoặc sắp xếp một răng sai vị trí.
+ Duy trì kết quả sau điều trị toàn diện.
Những lưu ý khi chỉ định sử dụng khí cụ tháo lắp
- Phải có một chẩn đoán đúng đắn về những lệch lạc của khớp

cắn.
- Biết yêu cầu của bệnh nhân (bệnh nhân muốn sửa đổi hàm răng
như thế nào)
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh hình răng mặt.
- Giải thích cho bệnh nhân về khả năng điều trị khác nhau.
Tổng cộng

6
5
4
5
5
4
4
65

Câu 19: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa giáo dục sức khoẻ răng
miệng? Mục tiêu và các biện pháp phòng bệnh răng miệng?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa giáo dục sức khoẻ răng miệng
Giáo dục sức khoẻ răng miệng là một nghệ thuật truyền bá các
kiến thức tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng,
cách điều trị, dự phòng bệnh răng miệng đến quần chúng, thay
6
đổi những tập quán cũ nhằm cải thiện tốt sức khoẻ răng miệng
cho cộng đồng.
2 Mục tiêu phòng bệnh răng miệng

Cung cấp thông tin và kiến thức mới để nhân dân quan tâm và
tham gia công tác phòng bệnh răng miệng, biến hành động chăm
5
sóc thành hành động tự chăm sóc.
3 Các biện pháp phòng bệnh răng miệng
* Phổ biến các kiến thức cơ bản về răng miệng:
- Chức năng nhai.
- Thời gian mọc răng và thay răng cùng những biến chứng khi
mọc răng.
- Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh sâu răng và nha
10
chu.
- Nguyên nhân triệu chứng của ung thư vùng miệng.
- Tác hại của thuốc lá, trầu cau, rượu đối với ung thư vùng
miệng.
- Cách phát hiện sớm các bệnh răng miệng.
* Phổ biến cách giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng phương pháp:
15
- Vệ sinh răng miệng là tổng hợp những biện pháp hướng tới việc
15


TT

Nội dung
Điểm
làm sạch xoang miệng đặc biệt là răng, nướu, bao gồm chải răng
và súc miệng kỹ, dùng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa.
- Chải răng và xúc miệng sau khi ăn là một công việc hết sức nhẹ
nhang mà hữu ích, nhưng vẫn còn nhiều người chưa quan tâm

cho đó là công việc tầm thường không quan trọng.
- Chải răng là để lấy đi những mãnh vụn thức ăn, mảng bám làm
giảm mức thấp nhất sự hiện diện của vi khuẩn, đồng thời còn xoa
nắn lợi nhẹ nhàng và làm sạch vùng khe lợi.
- Tăm xĩa răng: Chỉ dùng để khều thức ăn giắt ở kẻ răng, không
dùng để xĩa tới lui ở các kẻ răng vì sẽ rộng kẻ và mòn men răng.
- Chỉ nha khoa: Dùng để lấy thức ăn ở những kẻ sít.
* Phổ biến về vấn đề dinh dưỡng trong bệnh răng miệng:
- Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp trên răng và và vi khuẩn, làm
gia tăng hoặc chậm các bệnh răng miệng.
- Dinh dưỡng ảnh hưởng trước lúc mọc răng, giai đoạn mọc răng
8
và sau mọc răng.
- Vì vậy chúng ta cần hướng dẫn dinh dưỡng cho cộng đồng để
dự phòng để dự phòng và kiểm soát bệnh răng miệng của bản
thân và gia đình.
Phổ biến thói quen, tập quán có hại cho răng: Cắn nút chai, cắn
4
chỉ, mút tay, thở miệng.
Tăng sức đề kháng của răng: Bằng cách sử dụng rộng rãi fluor và
4
các chất trám bít hố rãnh.
Sử dụng Fluor dưới nhiều hình thức:
- Toàn thân(ăn uống)
5
- Tại chỗ
Trám bít hố rãnh: Là một phương pháp để dự phòng sâu răng
bằng cách phủ một loại vật liệu có tính chất bám dính tốt lên các
5
trũng và rãnh của răng.

Khám răng định kỳ hằng năm.
3
Tổng cộng
65

Câu 20: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa giáo dục nha khoa? Mục đích?
Các nội dung về giáo dục nha khoa trong cộng đồng? Phương pháp để thực hiện
các nội dung đó?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa giáo dục nha khoa
Giáo dục nha khoa là một khoa học, một nghệ thuật truyền bá áp 10
dụng phương pháp giáo dục để đem các kiến thức tổng quát về
nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và dự phòng
bệnh răng miệng, chuyển mọi tư tưởng và tập quán cũ về vệ sinh
16


TT
2

3

4

Nội dung
Điểm
răng miệng của từng người, từng tập thể để đem đến một sức

khoẻ dồi dào.
Mục đích
Mang lại sự hiểu biết cần thiết về vệ sinh răng miệng cho tất cả
mọi người trong xã hội. Giáo dục cho mọi người thấy cần phải tự
6
chăm sóc răng miệng hằng ngày và tự giác thực hiện suốt cả cuộc
đời mình.
Các nội dung về giáo dục nha khoa trong cộng đồng
- Tìm hiểu về răng miệng và nướu của chúng ta, răng và nướu tốt
4
có lợi ích gì.
- Thông báo cho mọi người biết về sự phổ biến và tốn kém trong
việc điều trị các bệnh chính như sâu răng, nha chu, ung thư, các
5
triệu chứng mới bắt đầu để mọi người có thể phát hiện được.
- Mô tả những nguyên nhân chính dễ gây bệnh hoặc ít nhất là
những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các bệnh sâu răng, nha
5
chu, ung thư.
- Thông báo cho mọi người biết thời kỳ mọc răng (răng sữa và
4
răng vĩnh viễn) và những biến chứng mọc răng.
- Thông báo khả năng ngày nay có thể phòng được bệnh sâu răng
và nha chu nếu biết quan tâm chăm sóc và biết cách giữ gìn răng
5
nướu.
Phương pháp để thực hiện
- Xác định được những nội dung cần phải hướng dẫn là một vấn
đề quan trọng nhưng bằng những phương pháp nào để hướng dẫn
6

còn quan trọng hơn. Để người khác hiểu và thực hiện các nội
dung chúng ta cần phải:
+ Muốn giáo dục có hiệu quả trước hết chúng ta hãy là gương tốt,
4
hãy tự chăm sóc răng miệng của chúng ta.
+ Học hỏi ở nhân dân: Trước hết phải cùng họ trao đổi một số
vấn đề về cuộc sống của địa phương, của gia đình, công việc làm
ăn, phải biết họ gặp khó khăn ở điểm nào để chúng ta quan tâm
6
và tìm cách giải quyết thì lúc đó họ sẽ lắng nghe ý kiến của
chúng ta.
+ Xây dựng những cái mới trên cái cũ: Khi chúng ta biết được
những thói quen của nhân dân thì chúng ta có thể hướng dẫn cho
6
họ biết tập quán nào là sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ nói
chung và răng- nướu nói riêng thì nên tránh.
+ Giáo dục phải luôn ngắn và đơn giản: Không nên nói nhiều,
rườm rà bởi vì mọi người sẽ không nhớ hết, không nhớ thì không
4
làm được.
Tổng cộng
65

Câu 21: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa, các nguyên tắc và nội dung
của chăm sóc sức khoẻ ban đầu?
17


Đáp án:
TT

Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là sự định bệnh và dự phòng các
bệnh răng miệng, sử dụng các kỹ thuật tại chỗ có sẵn đặt căn bản
6
trên sự hợp tác toàn diện và sự tham gia của cộng đồng.
2 Nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu
- Phân bố hợp lý: Sử dụng nhân viên chăm sóc ngay tại nơi họ
đang công tác và sinh sống, họ làm cầu nối giữa nhân dân với các
6
cơ sở khám chữa bệnh.
- Liên quan đến cộng đồng: Cần phải có sự tham gia của cộng
đồng thì hoạt động chăm sóc răng miệng ban đầu mới thành
5
công.
- Tập trung vào dự phòng và tăng cường sức khoẻ: tăng cường
sức khoẻ là một trong nhũng chiến lược dự phòng quan trọng
7
cung cấp thông tin, các chỉ dẫn, phương pháp để nhân dân biết
cách xử lý đối với những vấn đề có lợi hay có hại cho sức khoẻ.
- Kỹ thuật thích hợp: Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu sử
dụng kỹ thuật thích hợp sẵn có ở địa phương càng nhiều thì càng
5
tốt.
- Phối hợp với nhiều ngành: Chiến lược cải thiện sức khoẻ răng
miệng phải quan tâm đến toàn cộng đồng vì vậy liên quan đến
6
nhiều ngành và sự phối hợp đối với nhiều ngành mới đưa đến
thành công.

3 Nội dung của chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu
- Giáo dục nha khoa để bảo vệ răng, lợi phòng bệnh sâu răng, nha
5
chu, ung thư.
- Ăn uống cân bằng và hợp lý.
4
- Sử dụng rộng rãi fluor để phòng bệnh sâu răng.
4
- Dạy cách chải răng cho các cháu mẫu giáo, khám và điều trị
5
định kỳ cho học sinh.
- Chữa bệnh thông thường như sâu răng, nha chu, cấp cứu hàm
4
mặt.
- Bảo đảm thuốc tối thiểu ở xã: Thuốc cấp cứu, giảm đau.
4
- Cải tạo môi trường nước uống có fluor.
4
Tổng cộng
65
Câu 22: Anh/chị hãy trình bày: Những bệnh răng miệng thường gặp ở
người già và những lưu ý khi điều trị cho người già?
Đáp án:
TT
Nội dung
1 Người già thường mắc các bệnh về răng miệng

Điểm
18



2

* Bệnh nha chu:
- Tăng về tỷ lệ và mức độ trầm trọng khi tăng về tuổi, sự gia tăng
có thể là hậu quả của nhiều lần bị bệnh hoặc là sự tăng dần về
mức độ phá huỷ do vệ sinh rang miệng kém.
- Mục đích của việc điều trị nha chu rất nhiều nhưng đối với
người già chủ yếu làm giảm viêm, giảm nhiễm trùng, giảm lung
lay ngăn chặn sự mất răng bằng cách loại trừ hoặc làm giảm
những kích thích tại chổ.
- Nguyên nhân làm tăng bệnh nha chu ở người già: Có thể do sự
lão hoá tế bào và những thay đổi nội tiết, giảm khả năng đáp ứng
miễn dịch, ngoài ra bản thân không tự thực hiện vệ sinh răng
miệng tốt, dinh dưỡng kém, tinh thần, điều kiện kinh tế gia đình
xã hội không thuận lợi cho sự chăm sóc.
* Bệnh về răng:
- Sâu răng: Vị trí lỗ sâu thường gặp ở cổ răng, trám răng ở vị trí
này khó bắm dính, nên phải cần những vật liệu có tính bám dinh
cao.
- Bệnh ở tuỷ: Thường là viêm tuỷ mãn hoạc hoại tử tuỷ, ít có
triệu chứng đau.
- Mòn răng: Mòn cổ răng có thể do chải răng hay đeo hàm giả.
- Bệnh về răng miệng: Thường có viêm niêm mạc mạc, lưỡi do
nấm
- Ung thư: Thường gặp ở người già là ung thư môi, lưỡi.
Những lưu ý khi điều trị cho người già
- Cơ địa: Ở người già sức khoẻ có giảm nên chỉ nhổ răng khi thật
cần thiết, chú ý là vấn đề chăm sóc trước và sau phẩu thuật.
- Bệnh toàn thân: Người già thường bị bệnh tim mạch, gan, thận,

nên trước khi điều trị cần hỏi bệnh sử và cho khám nội khoa để
xác định bệnh, có hướng điều trị thích hợp.
- Phục hình: Đối với người già đa số bị mất răng vì vậy cần phải
phục hồi lại chức năng nhai cho họ để đảm bảo đầy đủ.
Tổng cộng

15

8
6
5
6
5
6
8
6
65

Câu 23: Anh/chị hãy trình bày: Các bước thực hiện để xác lập chẩn đoán
và mục đích chỉnh hình răng hàm mặt?
Đáp án:
TT
1

Nội dung
Điểm
Các bước thực hiện để xác lập chẩn đoán chỉnh hình răng hàm
mặt
Có 5 bước để xác lập chẩn đoán chỉnh hình răng mặt
2

* Bước 1: Đánh giá sự cân đối và thẩm mỹ của khuôn mặt
10
- Sự đối xứng, tỷ lệ mặt theo chiều trước sau và chiều đứng.
- Hình dạng mặt khi nhìn thẳng và nhìn nghiêng
- Vị trí của môi trên, môi dưới: Nhô phẳng hay lùi
19


2

- Sự khép kính của hai môi ở tư thế nghĩ
- Tương quan môi - răng, nướu khi cười
* Bước 2: Đánh giá sự đối xứng của cung răng, độ chen chúc
hoặc khe hở giữa các răng nếu có.
* Bước 3: Đánh giá mối tương quan của xương hàm và răng theo
chiều ngang:
- Cắn chéo răng sau (phía má và phía lưỡi): Mô tả răng hàm trên
phân biệt cắn chéo do nguyên nhân ở xương hàm hoặc do răng.
* Bước 4: Đánh giá mối tương quan của xương hàm và răng theo
chiều trước sau:
- Xếp hạng khớp cắn theo Angle (I, II, III): Răng cối và răng
nanh (bên phải và bên trái).
- Độ cắn chìa.
* Bước 5: Đánh giá mối tương quan của xương hàm và răng theo
chiêu đứng:
- Cắn hở vùng răng trước.
- Cắn hở vùng răng sau (một bên, hai bên).
- Độ cắn sâu.
Mục đích điều trị chỉnh hình răng mặt
- Là cải thiện tối đa về mặt thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân

nên một kế hoạch điều trị cần phải đề cập:
+ Những vấn đề bất thường ở bệnh nhân liên quan đến răng, mặt,
xương hàm, chức năng và những yêu tố tâm lý.
+ Chẩn đoán kết hợp ý kiến than phiền của bệnh nhân với những
yếu tố góp phần gây ra sai khớp cắn bệnh nhân.
Tổng cộng

8
10

10

10

5
5
5
65

Câu 24: Anh/chị hãy trình bày: Lý do cần phải duy trì kết quả sau điều trị
chỉnh hình? Thời gian mang khí cụ duy trì? Các loại khí cụ duy trì cố định?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Các lý do cần phải duy trì kết quả sau điều trị
- Sau khi tháo khí cụ chỉnh hình, mô nướu và mô nha chu cần có
7
thời gian để tổ chức lại cấu trúc.
- Răng có thể chưa ổn định sau điều trị do đó lực mô mềm luôn

7
có khuynh hướng gây tái phát.
- Thay đổi do quá trình tăng trưởng của xương hàm có thể làm
7
thay đổi kết quả điều trị chỉnh hình.
- Nếu răng ổn định sau điều trị và không bị thay đổi do quá trình
phát triển, mô nướu và mô nha chu vẫn cần thời gian để tổ chức
8
lại cấu trúc do đó duy trì vẫn rất cần thiết.
Các bệnh nhân sau khi điều trị các lệch lạc răng mặt cần mang
2
khí cụ duy trì, thời gian duy trì như sau
20


3

- Trong thời gian 3-4 tháng đầu tiên sau khi tháo khí cụ chỉnh
hình, mang khí cụ duy trì toàn bộ thời gian trừ khi ăn.
- Tiếp tục mang bán thời gian ít nhất trong 12 tháng tiếp theo để
giúp mô nướu tái tạo lại cấu trúc.
- Nếu xương hàm vẫn còn tăng trưởng tiếp tục mang bán thời
gian đến khi quá trình tăng trưởng hoàn tất.
Các loại khí cụ duy trì cố định
- Khí cụ duy trì vị trí răng cửa dưới trong thời kì tăng trưởng.
- Khí cụ duy trì trường hợp đóng khe hở
- Khí cụ duy trì khoảng để làm cầu răng hoặc implant.
Tổng cộng

7

7
7
5
5
5
65

Câu 25: Anh/chị hãy trình bày:
Những trường hợp bất thường liên quan đến vấn đề mọc răng?
Những bất thường về số lượng và hình thể răng?
Những bất thường về vị trí răng?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Những bất thường liên quan đến vấn đề mọc răng
- Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm: Làm mất chổ của răng vĩnh
4
viễn vì vậy có thể gây lệch lạc hoặc cắn chéo răng vĩnh viễn.
- Răng sữa bị cứng khớp: Cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn
4
hoặc làm nghiêng những răng vĩnh viễn khác.
- Bất thường về mọc răng: Là do bất thường của chính quá trình
mọc răng, những răng này không tự mọc lên được và cũng không
7
đáp ứng với lực chỉnh hình.
- Răng vĩnh viễn mọc trể:
+ Răng cửa mọc trể: Ở vùng răng cửa mất sớm, có sự thay đổi
lớp sừng hoá bề mặt làm răng mọc chậm.
8

+ Răng cối thứ nhất hàm trên mọc trể: Răng cối thứ nhất hàm
trên mọc sai vị trí cũng có thể là nguyên nhân làm nó mọc trể.
2 Những bất thường về số lượng và hình thể
- Thiếu răng vĩnh viễn: Thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh có thể gây
lệch lạc các răng kế cận hay trồi răng đối diện.
+ Thiếu răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới
8
+ Thiếu răng cửa bên hàm trên
+ Thiếu răng cửa dưới
- Răng dư: Có thể cản trở các răng khác bình thường hoặc gây
4
lệch lạc các răng vĩnh viễn
- Răng cong: Do chấn thương vào răng sữa gây chạm răng vĩnh
7
viễn đang phát triển trong giai đoạn phân hoá về hình thể làm
21


TT

3

Nội dung
thay đổi trục răng.
- Răng sinh đôi, răng dính nhau: Có kích thước thân răng lớn hơn
bình thường do đó ảnh hưởng thẩm mỹ và gây xáo trộn khớp cắn.
Những bất thường về vị trí răng
- Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí: Khi mầm răng vĩnh viễn ở vị trí
sai dẫn đến răng vĩnh viễn mọc sai vị trí như:
+ Răng cửa bên

+ Răng cối lớn thứ nhất hàm trên.
+ Răng nanh hàm trên
- Răng ngầm: Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí có thể ngầm.
- Chuyển chổ do răng chấn thương: Do xương ổ răng di chuyển
và mang răng theo, có thể gây nứt răng trong ổ xương.
- Răng đổi vị trí: Thường có thể thấy răng nanh và răng cửa bên
hàm trên hoặc răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên đổi vị
trí.
Tổng cộng

Điểm
4

8
3
4
4
65

Câu 26: Anh/chị hãy trình bày: Các tương quan giữa các răng trong một
khớp cắn bình thường? Các đặc tính của một khớp cắn bình thường?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Tương quan giữa các răng trong một hàm
- Chiều trước sau: Tất cả các răng đều tiếp xúc với nhau ở cả mặt
6
gần và xa, ngoại trừ răng khôn chỉ có một điểm tiếp xúc phía gần.
- Độ nghiêng ngoài- trong của răng (nhìn từ mặt phẳng trán).

5
- Độ nghiêng gần- xa của răng (nhìn từ phía bên theo chiều trước6
sau)
2 Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới
- Độ cắn chìa: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới
6
theo chiều trước sau.
- Độ cắn phủ: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới
6
theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp.
- Đường cắn khớp: Là đường nối múi ngoài của các răng sau và
6
bờ cắn của các răng trước hàm dưới.
3 6 đặc tính của một khớp cắn bình thường
- Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng cối
5
- Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
5
- Đặc tính III: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng
5
- Đặc tính IV: Không có răng xoay
5
- Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng
5
- Đặc tính VI: Đường cong spee phẳng hay cong ít.
5
22


Tổng cộng


65

Câu 27: Anh/chị hãy trình bày: Định nghĩa đường hoàn tất? Các chỉ định
cho đường hoàn tất dưới nướu, ngang nướu và trên nướu? Cách làm khay lấy
dấu cá nhân?
Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Định nghĩa đường hoàn tất
Là đường mài quanh cùi răng phía nướu là nơi chấm dứt phần
5
mài của cùi răng, là nơi cạnh mão của răng sẽ ôm khít vào.
2 Các chỉ định đường hoàn tất dưới nướu
- Mô răng yếu, dể bị sâu răng.
- Thân răng có chiều cao quá thấp.
- Phục hình răng phía trước (mặt ngoài).
- Răng có hình dạng, chiều hướng và vị trí bình thường để việc 10
mài các mặt đúng không quá nhiều làm hại đến tuỷ răng.
- Răng có hình dạng, chiều hướng bất thường nhưng đã được lấy
tuỷ và tái tạo cùi răng tốt.
3 Các chỉ định đường hoàn tất trên nướu
- Thể trạng nhạy cảm với bệnh nha chu .
- Loại răng đề kháng với sâu răng tốt.
- Thân răng có chiều cao bình thường hay cao.
- Phục hình cho răng trong hay mặt trong các răng trước.
10
- Thân răng có vùng cổ răng eo thắt nhiều.
- Răng nghiêng mà việc mài đường hoàn tất dưới nướu làm mất

nhiều ngà răng và hại tuỷ.
- Răng bị tụt nướu đến đường cổ răng và dưới cổ răng.
4 Các chỉ định đường hoàn tất ngang nướu
Thực hiện ở mặt bên hay mặt trong của những bệnh nhân trẻ,
5
rãnh nướu cạn.
5 Cách làm khay lấy dấu cá nhân
- Dùng viết chì vẽ đường giới hạn của khay trên mẫu hàm thạch
cao, đường này cách nướu cổ răng khoảng 5mm và uốn cong
7
theo các dây thắng môi, má, lưỡi để khi khay lấy dau làm xong
không ấn ép vào các dây thắng làm đau bệnh nhân.
- Chọn 3 điểm tựa ở trên mặt nhai của 3 răng để làm điểm chận
cho khay, tránh trên cùi răng, hơ nóng mềm miếng sáp hồng phủ
8
1 lớp nền dày độ 3mm bao bọc các răng trên mẫu hàm và dùng
dao cắt bỏ 3 phần sáp nhỏ trên các răng làm điểm chận.
- Phủ lên trên lớp sáp 1 miếng thiếc mỏng để sáp không dính vào
5
mặt trong của khung.
- Trộn bột và nước tụ cứng trong 1 chum nhỏ bằng sứu hay thuỷ
8
tinh và trải ra trên một đế thẳng đã thoa vaseline, khi nhựa
23


TT

Nội dung
Điểm

chuyển sang dạng dẻo, ta bóc tấm nhựa ra và phủ lên mẫu hàm,
dùng dao cắt bỏ những phần nhựa dư theo đường giới hạn và
dùng phần nhựa dư này gắn vào phía trước làm cán cho khay và
hai bên để làm cánh giúp cho việc gỡ dấu ra khỏi miệng dễ hơn.
- Khi nhựa đã thật cứng gỡ ra khỏi mẩu hàm, dùng đá mài nhựa
mài nhẵn bờ cạnh khay lấy dấu. Khay lấy dấu được thử lại trên
7
miệng bệnh nhân, nếu cần mài điều chỉnh chút ít trước khi lấy
dấu.
Tổng cộng
65
Câu 28: Anh/chị hãy trình bày: Phương pháp đỗ mẫu có cùi răng tháo lắp?
Đáp án:

TT

Nội dung
Điểm
Dùng 2 kim ghim song song xuyên qua bờ cao su, cách đường
1 nướu răng khoảng 6mm và đi qua giữa dấu cùi răng, khoảng cách
8
giữa hai kim được điều chỉnh sao cho kẹp được chốt đai ở giữa.
Đặt chốt đai kẹp giữa hai kim giữ, điều chỉnh chốt cho ngay giữa
2 theo trục cùi răng và đầu chốt cách mặt dấu cùi răng khoảng
7
2mm
3 Dùng sáp dán cố định chốt đai vào kim giữ.
4
4 Trộn thạch cao cứng đổ vào dấu một lớp đến kim giữ chốt.
4

Đặt vào lớp thạch cao vừa đổ ở 2 bên cùi răng và vài nơi khác
5
5
những vật bám giữ bằng kim loại.
Đợi lớp thạch cao thứ nhất này cứng hoàn toàn rút hai kim ra,
dùng dao sáp làm sạch thạch cao dính quanh chốt nếu có. Dùng
6
10
một dao bén nhọn khắc một rãnh sâu hình chữ V theo chiều ngoài
trong đi qua chốt đai để làm khoá cho cho đai.
Dùng chất cất ly (vaseline) thoa trên mặt thạch cao ở rãnh khoá
7
5
và xung quanh chốt đai.
8 Gắn 1 viên sáp hồng tròn ở đuôi chốt đai để đánh dấu.
4
Dùng sáp hộp bao quanh bờ dấu cao su, có chiều cao đến viên
9
5
sáp ở đuôi chốt đai
Trộn và đổ vào hộp lớp thạch cao cứng thứ hai để làm đế cho
10
5
mẫu làm việc.
Khi thạch cao đông cứng, gỡ mẫu hàm ra khỏi dấu cao su và sáp
11 hộp mài điều chỉnh đế mẫu hàm cho song song với mặt phẳng
8
nhai và khoét lỗ ở đuôi chốt đai.
Tổng cộng
65


Câu 29: Anh/chị hãy trình bày: Cách lên giá khớp bản lề và giá khớp điều
chỉnh?
24


Đáp án:
TT
Nội dung
Điểm
1 Cách lên giá khớp bản lề
- Dùng sáp dán đai vào đế hàm.
4
- Đặt hai mẫu hàm trên và dưới khớp với dấu của miếng sáp cắn
trung tâm đã ghi được trên lâm sàng cố định hai hàm lại bằng dây
5
thun.
- Thoa một lớp mỏng vaseline lên hai nhánh giá khớp.
4
- Điều chỉnh khoảng cách 2 nhánh của giá khớp cho phù hợp với
5
bề cao 2 mẫu hàm.
- Đổ thạch cao mềm lên nhánh dưới rồi nhúng ướt mẫu hàm đặt
5
lên khối thạch cao này.
- Trộn và đỗ thạch cao để cố định nhánh trên của giá khớp vào
5
mẫu hàm trên.
- Đợi thạch cao cứng rồi cắt bỏ dây thun, gỡ sáp cắn ra, ta có mẫu
hàm trên và dưới dính vào 2 nhánh của khớp theo khớp cắn trung

5
tâm.
2 Cách lên giá khớp điều chỉnh
- Dán đai vào đế hàm.
3
- Đặt nĩa cắn dính với cung mặt vào giá khớp.
4
- Đặt mẫu hàm trên lên dấu cắn trên nĩa và đỗ thạch cao cố định
5
mẫu hàm trên vào nhánh trên của giá khớp.
- Lật ngược giá khớp lại, đặt mẫu hàm dưới lên mẫu hàm trên
5
theo dấu cắn trung tâm đã ghi được trên lâm sàng.
- Đổ thạch cao cố định hàm dưới vào nhánh dưới của giá khớp.
4
- Đợi thạch cao đông đặc, dùng các dấu cắn đã ghi được ở tư thế
cắn lệch và cắn tới vào giữa hai mẫu hàm, điều chỉnh các ốc của
6
giá khớp cho phù hợp.
- Cuối cùng ta có hai mẫu hàm thạch cao nằm trong giá khớp có
5
thể lập lại cử động của hàm dưới ở các tư thế khớp cắn.
Tổng cộng
65
Câu 30: Anh/chị hãy trình bày: Các giai đoạn làm sáp bằng phương pháp
cạo bớt sáp? Những điểm cần lưu ý khi làm sáp để cho mẫu sáp không bị biến
dạng?
Đáp án:
TT
Nội dung

Điểm
1 Các giai đoạn làm sáp bằng phương pháp cạo bớt sáp
- Phủ sáp lên cùi răng to hơn mẫu.
4
- Gọt sơ bỏ những phần thừa.
4
- Làm mềm sáp trên mặt nhai và cho hàm đối diện cắn lại.
4
- Định vị trí các múi rãnh và giới hạn của thu hẹp mặt nhai.
4
- Điêu khắc các mặt xung quanh (ngoài, trong, gần, xa). Để ý các
5
25


×