Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ DU LỊCH SA PA HUYỆN SA PA- TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 32 trang )

Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

NHIỆM VỤ

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ DU LỊCH SA PA
HUYỆN SA PA- TỈNH LÀO CAI
Cấp phê duyệt:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Cơ quan thẩm định:
SỞ XÂY DỰNG LÀO CAI
Cơ quan chủ đầu tư dự án quy hoạch:
SỞ XÂY DỰNG LÀO CAI
Cơ quan lập nhiệm vụ quy hoạch:
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA

Cơ quan chủ đầu tư
SỞ XÂY DỰNG LÀO CAI

Hà Nội, ngày ... tháng 03 năm 2015
Cơ quan lập nhiệm vụ
VIỆN QUY HOẠCH
ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA

1


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

I.



MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................4
1.1

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.............................................................4

1.2 Quan điểm, mục tiêu của đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô
thị du lịch Sa Pa.........................................................................................................
5
1.2.1 Mục tiêu..........................................................................................................5
1.2.2 Quan điểm.......................................................................................................5
1.3

Các cơ sở lập quy hoạch................................................................................6

1.3.1 Cơ sở pháp lý..................................................................................................6
1.3.2 Các tiêu chuẩn quy chuẩn và tài liệu nghiên cứu.........................................7
1.3.3 Bản đồ.............................................................................................................7
PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU NỘI DUNG NGHIÊN CƯU..........................................7
II. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỒ ÁN.................................................................7
2.1

Tên gọi của đồ án...........................................................................................7

2.2

Phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch...............................................7

2.3


Tỷ lệ lập quy hoạch:......................................................................................9

III. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ DU LỊCH SA PA........................................................................................10
3.1

Phân tích, đánh giá vị thế và mối liên hệ vùng..........................................10

3.2

Đánh giá tổng hợp hiện trạng.....................................................................10

3.3

Tầm nhìn, tính chất.....................................................................................13

3.4

Dự báo phát triển sơ bộ...............................................................................13

3.5

Định hướng phát triển du lịch....................................................................14

3.6

Định hướng phát triển không gian.............................................................15

3.6.1 Cấu trúc và cơ cấu phân vùng kiểm soát phát triển....................................16

3.6.2 Quy hoạch sử dụng đất.................................................................................17
3.6.3 Tổ chức không gian, thiết kế đô thị tổng thể...............................................18
3.7

Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội..........................................................19

3.8

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật....................................19

3.8.1 Chuẩn bị kỹ thuật.........................................................................................19
3.8.2 Giao thông....................................................................................................20
3.8.3 Cấp nước.......................................................................................................20
2


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

3.8.4 Cấp điện, chiếu sáng....................................................................................21
3.8.5 Thoát nước thải vệ sinh môi trường............................................................21
3.9

Đánh giá môi trường chiến lược.................................................................22

IV. NGHIÊN CƯU DỰ THẢO QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY
HOẠCH ĐÔ THỊ.....................................................................................................22
4.1

Quy định chung về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Sa Pa................22


4.2

Quy định cụ thể cho các phân khu theo đồ án...........................................22

PHẦN 3: SẢN PHẨM QUY HOẠCH VÀ TỔ CHƯC THỰC HIỆN QUY
HOẠCH....................................................................................................................24
V. HỒ SƠ SẢN PHẨM..........................................................................................24
5.1

Văn bản........................................................................................................24

5.2

Bản vẽ...........................................................................................................24

VI. TỔ CHƯC THỰC HIỆN..................................................................................25
6.1

Yêu cầu tư vấn lập quy hoạch.....................................................................25

6.2

Tổ chức thực hiện........................................................................................25

6.3

Tiến độ lập quy hoạch.................................................................................26

6.4


Dự toán kinh phí............................................................................................26

3


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

I. PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I.1
Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Đô thị Sa Pa nằm ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đô
thị Sa Pa có độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km
và 376 km tính từ Hà Nội. Tuyến đường chính từ TP Lào Cai lên Sa Pa là QL 4D và
tiếp tục kết nối huyện với khu vực Phong Thổ tỉnh Lai Châu hoặc kết nối với đường
QL32 ở Huổi Ke và trở về Hà Nội.
Sa Pa có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết tại
đô thị một ngày có đủ bốn mùa. Sa Pa còn là một trong những nơi hiếm hoi của Việt
Nam có tuyết, với đặc điểm đó vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây
dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 cũng xác định Sa Pa là đô thị du
lịch duy nhất trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia, là đô thị nghỉ dưỡng núi trong
không gian tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc. Với sự hấp dẫn của mình, lượng du
khách đến Sa Pa ngày càng tăng, cùng với đó là các nhà đầu tư đến Sa Pa tìm kiếm cơ
hội kinh doanh cung cấp các sản phẩm du lịch.
Đặc biệt, sau khi Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030 được Ủy ban
nhân dân Tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/3/2012,
hoạt động đầu tư dự án trên địa bàn diễn ra sôi động với hàng loạt các dự án được
triển khai (như dự án tuyến tàu hỏa leo núi Sa Pa; Dự án tuyến cáp treo Fanxipang;
Dự án Mercure Sapa Resort & Spa…); thu hút đa dạng loại hình du lịch từ du lịch

nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng đồng
đến du lịch hội thảo, hội nghị. Năm 2014, huyện Sa Pa đã đón 826.120 lượt khách du
lịch, tăng 14,4% so với năm 2013, tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ - du lịch đạt
656 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của huyện và khẳng định vai trò
là ngành kinh tế chủ lực của Sa Pa.
Song hành với sức ép thực trạng phát triển về du lịch và đầu tư xây dựng, đô thị Sa Pa
hiện đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn để đáp ứng tốt với nhu cầu không chỉ
của cơ quan quản lý, của du khách, của nhà đầu tư mà cả người dân trong vùng. Trước
hết, có thể nhận thấy, quỹ đất xây dựng đô thị hạn hẹp yêu cầu sự điều chỉnh các khu
vực chức năng trong đô thị với sự tích hợp cao và phát triển nén nhằm tăng giá trị đất
và hiệu quả sử dụng đất: Chức năng hành chính được đề xuất di chuyển ra khu vực
ngoài trung tâm, dành đất ưu tiên cho các hoạt động thương mại và du lịch; chức năng
văn hóa – thể dục thể thao được phát triển và bố trí tiệm cận với khu vực đô thị lõi
nhằm bổ trợ cho các hoạt động du lịch, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Bên cạnh đó,
yêu cần bức thiết đặt ra là thay đổi cơ chế quản lý đô thị mới, hoàn thiện định hướng
phát triển du lịch Sa Pa nhằm khai thác tối ưu các tiềm năng, lợi thế đa dạng của vùng,
đáp ứng sự phát triển bền vững, tiến tới xây dựng một đô thị du lịch dịch vụ đặc trưng
của vùng miền núi Tây Bắc.
Với những lý do kể trên, việc lập Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị du
lịch Sa Pa đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách.

4


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

I.2 Quan điểm, mục tiêu của đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị
du lịch Sa Pa
I.2.1 Mục tiêu
- Tăng cường, nâng cao khả năng phát triển Sa Pa trở thành đô thị du lịch cấp Quốc

gia, có thương hiệu đẳng cấp Quốc tế, là trung tâm kinh tế, văn hóa, của tỉnh Lào Cai,
cầu nối giao lưu văn hóa, giữa các dân tộc vùng núi phía Bắc, cầu nối giao thương
trọng điểm của tỉnh trong vùng núi Tây Bắc, và vùng biên giới Việt Trung;
- Điều chỉnh cấu trúc không gian đô thị du lịch Sa Pa, đáp ứng yêu cầu phát huy tiềm
năng lợi thế đặc thù của khu vực; Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất và hệ thống hạ
tầng kỹ thuật liên vùng; Kết nối với các khu vực phát triển trong nội tỉnh cũng như các
khu vực lân cận trong điều kiện thích ứng với sự biến đổi khí hậu và môi trường.
- Định hướng phát triển du lịch đô thị Sa pa và vùng phụ cận phù hợp với đặc điểm tự
nhiên, văn hóa truyền thống bản địa, di sản kiến trúc ; đóng vai trò là động lực trọng
yếu phát kinh tế xã hội của đô thị Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
- Tiếp tục hoàn thành các mục tiêu khác, đã được định hướng trong Quy hoạch chung
đô thị du lịch Sa Pa, phê duyệt tại QĐ 450/QĐ-UBND:
+ Xây dựng Sa Pa trở thành đô thị dịch vụ và là một trong những cầu nối
giao thương, trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại trọng điểm, làm động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng, vùng miền núi
phía Bắc nói chung;
+ Xây dựng Sa Pa trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ khoa học, tạo dựng và phát triển các sản phẩm nổi tiếng về
nông, lâm, thủy sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp;
+ Làm cơ sở nghiên cứu mở rộng ranh giới hành chính và nâng cấp Sa Pa
thành thị xã trực thuộc tỉnh.
Bên cạnh đó, điều chỉnh quy hoạch sẽ chú trọng: Đánh giá công tác quản lý, triển khai
các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư theo QĐ 450/QĐ-UBND làm một trong những cơ
sở rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sa Pa; Đề xuất danh mục các chương
trình đầu tư và dự án chiến lược; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị.
I.2.2 Quan điểm
- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sa Pa theo hướng đô thị dịch vụ
nghỉ dưỡng núi đặc thù của vùng núi Tây Bắc – vùng biên giới Việt Trung và của cả
nước, cần gắn kết chặt chẽ và tận dụng tối đa những lợi thế về địa kinh tế, cơ hội phát
triển kinh tế xã hội và khung hạ tầng Quốc gia: Hành lang kinh tế Côn Minh- Lào CaiHà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - ASEAN với

thị trường Tây Nam, Trung Quốc; Tỉnh Lào Cai là hạt nhân của vùng trung tâm Hành
lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mêkông (GMS).
- Quy hoạch mở rộng và phát triển đô thị du lịch Sa Pa trên cơ sở phát triển bền vững:
Hỗ trợ ổn định xã hội; Nâng cao sinh kế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân
bản địa; Tôn trọng, bảo tồn và phát triển bản sắc đô thị vốn có; giá trị văn hóa, nhân
văn hấp dẫn; giá trị cảnh quan, thiên nhiên đặc sắc với địa hình, thổ nhưỡng phong
5


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

phú, sự đa dạng khí hậu và các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông
nghiệp truyền thống đặc thù…).
- Hình thành đô thị với cấu trúc đô thị miền núi lợp lý, hài hòa, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư hoàn chỉnh… nhằm tạo nên sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa
không gian đô thị và chất lượng môi trường sống đô thị.
I.3 Các cơ sở lập quy hoạch
I.3.1 Cơ sở pháp lý
-

Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

-

Luật Du lịch, số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

-

Luật Bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;


-

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ;

-

Thông tư số 10/2010 TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng;

-

Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc đến năm 2020;

-

Quyết định 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020;

-

Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

-

Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020;

-


Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sa Pa đến năm
2020;

-

Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai phê
duyệt Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030;

-

Quyết định số 1732/QĐ-UBND ngày 16/7/2010 của UBND tỉnh Lào Cai phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa giai đoạn
2012-2020;

-

Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (20112015) tỉnh Lào Cai;

-

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;

-

Quy hoạch phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2006-2010, xét đến 2015;


-

Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030;
6


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

-

Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Lào Cai, giai
đoạn 2013 – 2020;

-

Quyết định số 3947/2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2020;

-

Quyết định số 60/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ngày
ngày 8/9/2004 về việc ban hành Quy chế đô thị Sa Pa – 2004;

-

Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 28/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào
Cai về việc ban hành Quy chế đô thị Sa Pa 2012;


-

Hồ sơ Quy chế đô thị Sa Pa 2004 và 2012;

-

Các chiến lược, đề án phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa
và các tài liệu có liên quan

I.3.2 Các tiêu chuẩn quy chuẩn và tài liệu nghiên cứu
-

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, ban hành theo Quyết
định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng;

-

Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

-

Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch và công trình du lịch;

-

Tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng; công trình thể thao; trụ sở cơ quan;

-


Tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài áp dụng trong hoạt động xây dựng tại Việt
Nam, ban hành theo Quyết định số 35/2006/QĐ-BXD ngày 22/11/2006 của Bộ
Xây dựng;

-

Và các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành khác có liên quan.

I.3.3 Bản đồ
-

Bản đồ đo đạc nền địa hình tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ đo đạc nền địa hình
1/10.000 cập nhật mới nhất được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU NỘI DUNG NGHIÊN CƯU

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỒ ÁN
II.1 Tên gọi của đồ án
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030.

Địa điểm: Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
II.2

Phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu bao gồm 2 phạm vi:
-

Phạm vi 1: Nghiên cứu Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sa Pa.
7



Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

Điều chỉnh, mở rộng đô thị Sa Pa theo ranh giới Quy hoạch chung cũ về phía xã Sa Pả
khoảng 400ha. Hình thành khu trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, huấn luyện thể dục thể
thao, tạo cơ sở hạ tầng chủ chốt phục vụ du lịch. Tổng quy mô đô thị Sa Pa mới điều
chỉnh: 5.037 ha, bao gồm đô thị Sa Pa hiện tại và một phần diện tích xã Sa Pả, cụ thể
như sau:
Bảng 1: Quy mô, ranh giới phạm vi 1
STT

Tên

Diện tích tự nhiên (ha)

1 Đô thị Sa Pa hiện hữu
2 Một phần xã Sa Pả
5 Tổng

Tỷ lệ (%) chiếm đất tự nhiên
của đô thị/xã

4.637

100

400

20,7


5.037

Ranh giới xác định như sau:
-

Phía Bắc giáp bản Suối Thầu xã Tả Phìn;

-

Phía Nam giáp xã San Sả Hồ và xã Lao Chải;

-

Phía Đông giáp Quốc lộ 4D thuộc địa phận xã Sa Pả;

-

Phía Tây giáp huyện Than Uyên Tỉnh Lai Châu.

Tỉ lệ nghiên cứu trên bản đồ địa hình được cập nhật mới nhất ở tỉ lệ: 1/10.000.
(Ranh giới và diện tích lập quy hoạch sẽ được xác định thông qua công tác rà soát lại
hệ thống mốc giới dự án và cụ thể hóa ở bước lập điều chỉnh quy hoạch tiếp theo)

Hình 1: Ranh giới Điều chỉnh đô thị Sa Pa

- Phạm vi 2: Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển du lịch đô thị Sa Pa và
vùng phụ cận.
8



Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

Đô thị Sa Pa và vùng phụ cận có quy mô khoảng 35.882ha, bao gồm: Đô thị Sa Pa
(hiện hữu và mở rộng) và 9 xã: Tả Giàng Phìn, Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Sa
Pả, Lao Chải, San Sả Hồ, Hầu Thao, Tả Van.
Bảng2: Quy mô, ranh giới phạm vi 2
STT

Tên

Diện tích tự nhiên( ha)

1 Đô thị Sa Pa hiện hữu và mở rộng

5.037

2 Xã Tả Giàng Phìn

2.405

3 Xã Bản Khoang

5.674

4 Xã Tả Phìn

2.718

5 Xã Trung Chải


3.910

6 Xã Sa Pả

1.530

7 Xã Lao Chải

2.194

8 Xã San Sả Hồ

4.728

9 Xã Hầu Thao

882

10 Xã Tả Van
11 Tổng

6.804
35.882

Tỉ lệ nghiên cứu trên bản đồ địa hình do
địa phương cung cấp ở tỉ lệ 1/10.0001/25.000

9



Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

II.3

Tỷ lệ lập quy hoạch:

-

Phạm vi 1: Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa, tỷ lệ:
1/10.000

-

Phạm vi 2: Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch đô thị Sa Pa và vùng phụ
cận, tỷ lệ: 1/25.000.

III. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ DU LỊCH SA PA
III.1 Phân tích, đánh giá vị thế và mối liên hệ vùng
- Phân tích vai trò, vị thế Sa Pa trong mối quan hệ vùng với Lào Cai, Hà Nội và
các thành phố khác về đô thị, du lịch dịch vụ, bổ sung trên cơ sở đường cao tốc Nội
Bài – Lào Cai, đường nối từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai lên Sa Pa được hoàn
thành và đưa vào sử dụng … Nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế với khu vực Nam
Trung Hoa, khu vực Đông Dương và ASEAN, đặc biệt vị thế về du lịch trong khu
vực.
- Phân tích những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa, các điểm du lịch
hấp dẫn tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch làng bản, du lịch cộng đồng như Tả
Phìn, San Xả Hồ để xây dựng chương trình phát triển phù hơp với đặc trưng dân tộc
học toàn vùng.

- Đánh giá những tiềm năng động lực, sức lan tỏa tạo điều kiện phát triển văn
hóa, du lịch đô thị Sa Pa với các vùng khác trên địa bàn huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu các điều kiện hình thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, các
động lực và tiềm năng chính về cơ chế chính sách, tính đa dạng văn hóa, kiến trúc
cảnh quan và đặc trưng địa lý.
III.2
III.2.1

Đánh giá tổng hợp hiện trạng
Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường

- Tổng quan các đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất..., đặc
điểm cảnh quan sinh thái đô thị Sa Pa và các xã Sa Pả, Tả Phìn, San Sả Hồ và các khu
vực phụ cận có ảnh hưởng đến định hướng phát triển đô thị Sa Pa.
- Phân tích các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của điều kiện tự nhiên tới khu vực
xây dựng đô thị, đặc biệt là độ dốc địa hình. Phân tích ảnh hưởng của chế độ thủy văn
suối Đum và suối Bo và các suối khác đến các khu vực có tiềm năng phát triển. Đánh
giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng xây dựng thuận lợi, không thuận
lợi và cấm xây dựng.
- Khoanh vùng, xác định các khu vực còn có tiềm năng về điều kiện tự nhiên,
quỹ đất, có thể khai thác tạo động lực phát triển kinh tế, phát triển đô thị như các khu
vực có tầm nhìn, cảnh quan đẹp, hệ sinh thái nguyên sơ, có khả năng tiếp cận hạ tầng
kỹ thuật để phát triển các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ du lịch và các chức
năng đô thị khác.

10


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai


- Rà soát các chức năng đô thị, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong bối cảnh tập
trung phát triển du lịch, dịch vụ đô thị. Đặc biệt là các quỹ đất, các khu vực công cộng
không còn nhiều giá trị, hiệu quả phục vụ cộng đồng, có khả năng chuyển đổi chức
năng, gia tăng giá trị đất đai, khả năng phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch.
- Phân tích ảnh hưởng của quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị đối với
nguồn tài nguyên, thiên nhiên và môi trường:
+ Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường như: về nguồn nước,
chất lượng không khí, tiếng ồn, môi trường đất, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ
sinh thái rừng, hệ sinh thái nước mặt.
+ Đánh giá nguồn gây ô nhiễm môi trường như: hoạt động sinh hoạt, hoạt
động dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp; Thành phần các chất ô nhiễm và các
khu vực chịu tác động trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.
+ Đánh giá sự biến đổi môi trường dựa trên các thông số về ô nhiễm môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội do quá trình phát triển đô thị trong khu vực.
- Nhận định các kết quả phân tích, từ đó đề xuất các vấn đề cần phải giải quyết
trong điều chỉnh quy hoạch để khắc phục những nhược điểm địa hình về hiệu quả sử
dụng đất, độ dốc, khả năng ngập lũ, phát huy các ưu điểm tự nhiên của khu vực.
III.2.2

Hiện trạng sử dụng đất

- Thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng đất khu vực lập điều chỉnh quy hoạch
theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND.
- Xác định cơ cấu sử dụng đất hiện trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ đất trên
các khía cạnh, đặc biệt là hiệu quả phát triển du lịch.
- Xác định các khu vực cần cải tạo, điều chỉnh hoặc quỹ đất có thể phát triển mới
các chức năng đô thị.
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch phát triển dài hạn làm cơ sở cho
lựa chọn phương án phát triển, bố trí quỹ đất thích hợp và giải quyết các vấn đề tồn tại
về sử dụng đất.

III.2.3

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Nghiên cứu mối liên hệ kinh tế, văn hóa của đô thị Sa Pa với các khu vực khác
ngoài ranh giới thiết kế như khu vực cửa khẩu Lào Cai, thành phố Lào Cai và các xã
trong huyện Sa Pa trong quá trình thực hiện Quy hoạch chung.
- Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sa Pa, các xã Sa Pả,
Tả Phìn, San Sa Hồ và các xã vùng phụ cận đô thị Sa Pa, thực trạng phát triển các
ngành, các lĩnh vực chủ yếu như du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại.
- Đánh giá mức sống dân cư, mức độ nghèo đói, trình độ học vấn, tình hình tăng
trưởng tổng sản phẩm xã hội khu vực nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.
- Nghiên cứu tập quán sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng theo đặc trưng các nhóm
dân tộc theo cơ cấu dân cư các địa phương. Xác định các tiềm năng có thể khai thác
phục vụ du lịch, thương mại.
11


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

III.2.4

Hệ thống hạ tầng xã hội

- Nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn như các
công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí và hệ thống chăm sóc y tế; hệ thống
trường học các cấp; hệ thống văn hóa truyền thông, truyền hình, internet, công trình
thể dục thể thao..
- Xác định những vấn đề còn tồn tại về hệ thống hạ tầng xã hội, đề xuất bổ sung

hoặc tôn tạo trên cơ sở hiện trạng, tập trung chủ yếu về khía cạnh quỹ đất, cải tạo và
xây dựng công trình.
III.2.5

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: chuẩn bị kỹ thuật, giao thông,
cấp nước, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang... trong
phạm vi nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch. Nghiên cứu chi tiết hiện trạng công trình hạ
tầng kỹ thuật phục vụ đô thị Sa Pa trong góc độ phát triển du lịch, cảnh quan đô thị,
tạo lập mới bộ mặt đô thị.
- Đánh giá việc thực hiện, phát triển hệ thống giao thông và các hạng mục về hạ
tầng kỹ thuật khác trong phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch và các khu vực lân cận có
liên quan.
- Đánh giá ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật
cần giải quyết trong điều chỉnh quy hoạch chung.
- Đánh giá khả năng tiếp cận và mức độ ảnh hướng tới đô thị Sa Pa bởi các tuyến
giao thông mới (đặc biệt tuyến Hà Nội- Lào Cai, tuyến đường nối Lào Cai- Sa Pa
chuẩn bị xây dựng và quy mô khách du lịch và phương tiện vận tải đến đô thị Sa Pa
trong mùa cao điểm và thấp điểm)
- Đánh giá khả năng đa dạng hóa và mức độ hoạt động hiệu quả, tác động ảnh
hưởng tới cảnh quan, quỹ đất.. của các loại hình giao thông, các phương thức di
chuyển trong đô thị Sa Pa, trong các khu du lịch trọng điểm.
III.2.6

Đánh giá thực trạng triển khai các dự án theo Quy hoạch chung đô thị
du lịch Sa Pa (quyết định số 450/QĐ-UBND).

- Tổng quan chung về các chương trình, dự án đầu tư có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đã được nghiên cứu và phê duyệt, theo các lĩnh vực như:


-

+

Các dự án quy hoạch;

+

Các dự án về hạ tầng kỹ thuật;

+

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch;

+

Lĩnh vực nhà ở, y tế, văn hóa – thể dục thể thao;

+

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng;

+

Lĩnh vực nông-lâm nghiệp.

Rà soát và chính xác hóa các ranh giới của toàn dự án.

12



Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Rà soát đánh giá mức độ triển khai, chất lượng và khả năng phù hợp của từng
dự án với tổng thể chung đô thị. Đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của các chương
trình, dự án so sánh với các vấn đề về mục tiêu, tầm nhìn đã đặt ra.
- Đánh giá việc thực hiện tổ chức các không gian, dự án du lịch trọng điểm trong
phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch (dự án Công viên văn hóa Sa Pa, dự án tuyến tàu
hỏa leo núi Sa Pa; Dự án tuyến cáp treo Fanxipang, du lịch văn hóa bản địa…).
III.2.7

Đánh giá tổng hợp bối cảnh phát triển

- Tổng hợp được các vấn đề hiện trạng và điều kiện phát triển đô thị Sa Pa. Lập
phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển
(SWOT).
- Xác định vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu điều chỉnh và đề xuất trong các định
hướng quy hoạch phát triển.
III.3
III.3.1

Tầm nhìn, tính chất
Tầm nhìn

Nghiên cứu tầm nhìn đô thị với một số định hướng chiến lược chính, cơ bản tuân thủ
theo Quy hoạch chung đô thị du lịch Sa Pa đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
-

Trung tâm du lịch Quốc gia, quốc tế.


-

Trung tâm bảo tồn di sản kiến trúc đô thị.

-

Trung tâm bảo tồn văn hóa và cảnh quan thiên nhiên bản địa.

Tầm nhìn của đô thị Sa Pa đã được xác định:
“Đô thị Sa Pa là đô thị du lịch, nghỉ dưỡng khám phá tầm cỡ Quốc gia, Quốc tế,
mang đậm bản sắc cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa và di sản kiến trúc, là
trung tâm kinh tế, văn hóa, cầu nối giao thương và công nghệ sinh học trọng điểm
của tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc Việt Nam.”
III.3.2

Tính chất đô thị Sa Pa

Việc điều chỉnh ranh giới, mở rộng diện tích đô thị, nhưng tính chất của đô thị Sa Pa
vẫn cơ bản tuân thủ theo Quy hoạch chung đã duyệt, cụ thể như sau:
-

Là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

- Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, của tỉnh Lào Cai, cầu nối giao lưu văn hóa,
giữa các dân tộc vùng núi phía Bắc, cầu nối giao thương trọng điểm của tỉnh trong
vùng núi Tây bắc và vùng biên giới Việt Trung.
III.4
III.4.1


Dự báo phát triển sơ bộ
Quy mô dân số

13


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Căn cứ dự báo theo quy mô dân số hiện trạng trong phạm vi ranh giới điều
chỉnh quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và các dự báo về
phát triển các ngành. Dân số đô thị Sa Pa bao gồm:
-

Dân số chính thức: Là cư dân sinh sống và làm việc tại thị trấn Sa Pa.

- Dân số khác: Bao gồm các thành phần dân cư không thường trú trrong phạm vi
đô thị như: khách du lịch, lao động tham gia thương mại dịch vụ không có hộ khẩu
thường trú, lao động đến trong ngày từ các khu vực lân cận, lực lượng vũ trang. Các
thành phần dân số này tăng dần cùng với sự phát triển hoạt động du lịch, thương mại.
- Dân số dự báo cơ bản tuân theo định hướng tại Quy hoạch chung đã được
duyệt và được chính xác hóa trong quá trình lập quy hoạch.
 Quy mô dân số đô thị Sa Pa đến năm 2030:
Dự báo quy mô dân số đô thị Sa Pa theo từng giai đoạn quy hoạch như sau:
-

Dân số đến năm 2020: khoảng 40 - 45 nghìn người.

-

Dân số đến năm 2030: khoảng 70 - 75 nghìn người.

Bảng 3: Dự báo sơ bộ quy mô dân số đô thị Sa Pa

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Hiện trạng
năm 2010

Năm 2020

Năm 2030

Dân số toàn đô thị (I+II+III)

1.000 người

18,5

41,0

69,1

I

Dân số chính thức

1.000 người


14,9

26,2

35,5

1

Tỷ lệ tăng dân số trung bình

%/năm

5,52

5,8

3,1

2

Tỷ lệ tăng tự nhiên

%/năm

1,80

1,5

1,0


3

Tỷ lệ tăng cơ học

%/năm

3,73

4,3

2,1

II

Dân số quy đổi khách du lịch

1.000 người

2,7

11,1

27,4

III

Thành phần dân số khác (lao
động phục vụ du lịch, lao
động thời vụ, …)


1.000 người

3,7

6,2

III.4.2

0,9

Dự báo quy mô đất đai theo từng giai đoạn quy hoạch

Sa Pa được định hướng là đô thị du lịch với đặc điểm là đô thị miền núi, dự kiến chỉ
tiêu đất xây dựng đô thị: 150-200 m2/người.
-

Giai đoạn 2011-2020: khoảng 600 – 900ha

-

Giai đoạn 2020-2030: khoảng 1.050 – 1.500ha.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản cho đô thị Sa Pa dự kiến áp dụng tương đương với
các chỉ tiêu cho đô thị loại IV. Định hướng một số chỉ tiêu được áp dụng theo theo tiêu
chí tiến tiến tương đương các đô thị du lịch quốc tế.
14


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai


III.5

Định hướng phát triển du lịch

Nghiên cứu trong phạm vi đô thị Sa Pa và vùng phụ cận (35.882ha), tỷ lệ: 1/25.000.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn theo các nội dung:
Vùng du lịch, điểm, tuyến du lịch; sản phẩm du lịch đặc thù; cơ sở vật chất và giá trị
kinh tế ngành du lịch; Các vấn đề bất cập của phát triển du lịch tại Sa Pa hiện nay và
có thể xảy ra trong bối cảnh đô thị Sa Pa mở rộng.
- Rà soát các chương trình, dự án phát triển du lịch; Đánh giá mức độ thích hợp
và hiệu quả của các chương trình này trong bối cảnh phát triển đô thị du lịch Sa Pa.
- Đánh giá sự tác động tương hỗ của phát triển du lịch và môi trường đô thị Sa
Pa. Nhận định các vấn đề cần giải quyết về du lịch trong điều chỉnh quy hoạch, đồng
thời dự báo sự ảnh hưởng của các quan điểm phát triển đô thị Sa Pa tới sự phát triển
du lịch.
- Định hướng xu hướng du lịch: mô hình du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du
lịch, khả năng dung nạp, đáp ứng về hạ tầng đô thị của đô thị Sa Pa.
- Đề xuất chiến lược phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa các tiềm năng du
lịch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân bản địa, đồng thời bảo tồn cao nhất các
giá trị cảnh quan, văn hóa và kiến trúc.
- Thiết lập ngưỡng, khu vực khống chế phát triển du lịch; Khoanh vùng du lịch
trọng điểm và các vùng hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch với các sản phẩm du lịch cụ
thể;
- Dự báo quy mô khách du lịch (quốc tế, nội địa, theo các thời điểm du lịch trong
năm); Dự báo số lao động phục vụ trong ngành du lịch (thường xuyên và thời vụ).
-

Dự báo quy mô hạ tầng dịch vụ du lịch: số giường, phòng khách sạn..


- Dự báo quy mô và phân bổ đất phát triển du lịch, đất xây dựng công trình hoạt
động du lịch, quy mô các loại hình dự án du lịch: resort, khu đô thị du lịch..
- Định hướng hệ thống các khu, cụm, điểm du lịch trong khu vực; Đề xuất,
khoanh vùng các khu vực phát triển tập trung các loại hình du lịch, du lịch gắn kết đô
thị: công viên văn hóa, khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề; Đề xuất các khu
vực phát triển du lịch gắn kết cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa: khu vực hoạt
động homestay, khu vực khám phá thiên nhiên, các khu vực du lịch gắn với nghiên
cứu khoa học..
- Quy hoạch du lịch khu vực đô thị lõi Sa Pa: các không gian du lịch cộng đồng,
các điểm dịch vụ du lịch, các tiện ích đô thị (cây xanh và các không gian công cộng,
vỉa hè và mặt tiền đô thị, chiếu sáng cảnh quan, cấp nước công cộng, thông tin truyền
thông..) gắn kết phục vụ du lịch tạo lập mới hình ảnh đô thị Sa Pa.
- Bổ sung, xây dựng các tuyến du lịch, đa dạng loại hình kết nối, thuận tiện với
các điểm du lịch lân cận (như làng du lịch văn hóa Ý Lình Hồ, khu du lịch sinh thái
Séo Mý Tỷ…).

15


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Định hướng quy mô, vị trí hệ thống dịch vụ hạ tầng phục vụ du lịch: Bãi đỗ xe,
các điểm hỗ trợ trung chuyển các loại hình giao thông du lịch, điểm hỗ trợ kỹ thuật du
lịch (hướng dẫn trợ giúp, sơ cấp cứu, điểm cung cấp năng lượng..).
- Đề xuất các cơ chế, chính sách quản lý khả thi nhằm phát triển du lịch bền
vững.
III.6
III.6.1

Định hướng phát triển không gian

Chọn đất và hướng phát triển không gian

- Rà soát, phân tích tình hình quỹ đất của các dự án đô thị, công cộng, dịch vụ,
du lịch, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp đã được duyệt. Rà soát các dự báo của
Quy hoạch chung đô thị Sa Pa đến năm 2030, Chương trình phát triển đô thị Sa pa,
Quy chế đô thị Sa Pa để xác định các khu vực cần giữ gìn tuân thủ.
- Đánh giá, phân tích và khống chế để lựa chọn đất xây dựng hợp lý các khu
chức năng. Tập trung phát triển tại các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, kết
nối dễ dàng với khung hạ tầng và hệ thống đường đối ngoại. Các khu chức năng đặc
thù như du lịch, dịch vụ, văn hóa có thể chọn theo địa hình, đặc điểm phân bố dân cư,
xác định các vị trí cụ thể trên nguyên tắc tôn trọng địa hình tự nhiên;
- Hướng phát triển chính của đô thị Sa Pa sẽ nghiên cứu gắn với các điểm khai
thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng theo hướng Tây, Tây Bắc, Bắc khu vực nghiên cứu
điều chỉnh quy hoạch. Hướng phát triển không gian đảm bảo tiêu chí lâu dài, bền
vững, là cơ sở vững chắc cho quy hoạch sử dụng đất.
- Các hướng phát triển trong khu vực phụ cận đô thị Sa Pa tập trung chủ yếu dựa
trên các tuyến kết nối từ các điểm trung tâm xã tới đô thị trung tâm Sa Pa (Quốc lộ
4D, đường tỉnh 152, đường tỉnh 155).
- Đề xuất các giải pháp điều chỉnh, kết nối các dự án thành phần hiện có để tạo
nên chỉnh thể không gian thống nhất toàn khu vực và phù hợp với định hướng phát
triển không gian chung của khu vực.
III.6.2 Cấu trúc và cơ cấu phân vùng kiểm soát phát triển
Đánh giá và xác định cấu trúc đô thị trên cơ sở những nghiên cứu và đánh giá chi tiết
về hiện trạng. Phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cần đảm bảo một số
khu vực với chức năng chính như:
a) Khu vực phát triển đô thị:
- Khu vực đô thị hóa: Khu trung tâm mật độ cao như khu phố cổ và khu phố
mới; Khu phố cũ, phố mới hiện trạng có cấu trúc hợp lý như khu phố nhà ở kiến trúc
Pháp, khu phố hành chính, khu ban công…; Khu dự án dịch vụ du lịch hạng sang, có
ý nghĩa quan trọng trong tổng thể đô thị Sa Pa. Các khu vực phát triển dự án nhà ở,

công cộng, dịch vụ cho đô thị.
- Các khu mở rộng: Là các khu vực dân dụng bố trí mới như khu phố chợ mới,
khu Đông Bắc, khu đồi thông … đảm bảo được các tiêu chí về bảo tồn cảnh quan
thiên nhiên.
16


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Khu đất dự trữ phát triển cho tầm nhìn dài hạn: Định hướng quy hoạch khu dự
phòng Tây Bắc để tận dụng cơ hội phát triển....
b) Các khu phát triển có điều kiện
- Khu tự nhiên nông nghiệp có độ dốc lớn: Khu vực thung lũng đồi Con Gái, đồi
Violet (thị trấn Sa Pa), đồi Quan Sáu, khu vực xã Tả Phìn bảo tồn nghề nông nghiệp
truyền thống và quỹ đất nông nghiệp quan trọng. Khi phát triển tại khu vực này, cần
có biện pháp kỹ thuật khắc phục điều kiện độ dốc, hạn chế ảnh hưởng tới cảnh quan
nông nghiệp, sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm.
- Khu vực tự nhiên bảo vệ: Công viên Hàm Rồng, vành đai công viên Hàm
Rồng, các thung lũng, tiểu thung lũng, đường phân thủy với nguyên tắc giữ hiện trạng
địa hình và thảm thực vật.
- Khu vực rừng nguyên sinh cần được bảo tồn: rừng quốc gia Hoàng Liên (xã
San Sả Hồ, xã Lao Chải, xã Tả Van) hạn chế khai thác đất phát triển, đảm bảo môi
trường phát triển hệ động thực vật.
- Vùng chuyển tiếp giữa khu vực phát triển đô thị và vùng cảnh quan tự nhiên,
sử dụng cho mục tiêu dự trữ phát triển đô thị và linh hoạt mục đích sử dụng khi xuất
hiện các yêu cầu mới.
- Khu vực kiểm soát phát triển: tiến hành nghiên cứu phân khu các khu chỉnh
trang và bảo tồn phát huy các di tích, di sản.. các khu bảo vệ văn hóa phi vật thể và
các khu không khuyến khích phát triển các chức năng đô thị...
c) Hệ thống mạng lưới các điểm du lịch

- Quy hoạch mạng lưới các điểm có giá trị cảnh quan nổi tiếng phục vụ du lịch
như: khu du lịch Cát Cát, khu du lịch Thác Bạc (xã San Sả Hồ); Làng du lịch Bắc Bộ,
khu du lịch núi Hàm Rồng (thị trấn Sa Pa); Tu viện, trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc
Dao đỏ (xã Tả Phìn)…
- Rà soát, đánh giá khả năng khai thác, phát triển du lịch tại các bản, các điểm du
lịch hiện hữu trong khu vực phụ cận đô thị Sa Pa: Bãi đá cổ (xã Tả Van), thác Tình
yêu ( xã San Sả Hồ), cầu Mây (xã Tả Giàng Phìn), cổng Trời và mạng lưới bản làng
các dân tộc.
- Xây dựng tuyến du lịch với các loại hình du lịch khác nhau: du lịch khám phá
rừng nguyên sinh, du lịch cảnh quan, du lịch bản làng…
III.6.3 Quy hoạch sử dụng đất
-

Xác định các loại đất chính trong đô thị:
+ Đất trung tâm đô thị: đất trung tâm đô thị cũ, đất trung tâm đô thị các
khu vực mở rộng
+ Đất ở: Đất khu ở cũ, đất khu ở mở rộng
+ Đất du lịch
+ Đất hỗ trợ du lịch

17


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

+ Đất nông nghiệp, đất rừng…
+ Đất hạ tầng kỹ thuật..
- Đề xuất cơ cấu quy hoạch sử dụng đất cho các khu chức năng, công trình chính
theo cấu trúc và phân khu đã lựa chọn. Thiết lập ranh giới cho khu vực bảo tồn, khu
phát triển mới, khu dự trữ, khu dịch vụ, du lịch và các hạng mục trọng tâm khác.

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan đến xây dựng và sử dụng đất
từng khu vực nhằm phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát phát triển. Đề xuất điều
chỉnh bổ sung thêm hoặc bố trí lại các hạng mục công trình được nghiên cứu theo quy
hoạch chi tiết đã phê duyệt nếu cần thiết.
- Xác định quỹ đất công trình dịch vụ du lịch, quỹ đất phục vụ sản xuất nông lâm
nghiệp, đất dự trữ phát triển… trên cơ sở phân bố hài hòa, bảo vệ địa hình, cảnh quan
khu vực.
- Bố trí các hành lang cách ly, hành lang hạ tầng chính và quỹ đất xây dựng công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
III.6.4 Tổ chức không gian, thiết kế đô thị tổng thể
a. Phân tích, đánh giá thực trạng đô thị
-

Khảo sát không gian mở, không gian trống trong khu vực đô thị lõi.

- Các điểm nhìn, điểm nhấn quan trọng: Các công trình chính, công trình mang
bản sắc kiến trúc, công trình cảnh quan.
-

Khoanh vùng các khu vực cây xanh, mặt nước, có giá trị cảnh quan

- Nghiên cứu, khảo sát mặt đứng một số tuyến phố chính: chiều cao, mặt tiền,
hình thái kiến trúc, hoạt động sinh hoạt trên các công trình trên tuyến phố.
lịch.

Xác định các mối liên kết giữa công trình công cộng và dịch vụ và phát triển du

b. Thiết kế đô thị tổng thể
Nội dung nghiên cứu thiết kế đô thị tổng thể chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu giao thông: tầng bậc, các nút quan trọng, điểm nhấn đô thị, giao

thông đối nội, đối ngoại, giao thông địa phương, giao thông liên khu. Nghiên cứu cảnh
quan gắn với các mạng giao thông, các mặt cắt điển hình các khoảng lùi, vỉa hè đi bộ,
các đường cảnh quan.
- Không gian mở và môi trường: Các hệ cây xanh, hồ, suối, hệ động thực vật,
các địa hình và địa chất thủy văn tự nhiên tạo ra các cảnh quan đặc biệt cho đô thị Sa
Pa như bậc thềm Faxifang, khu bảo vệ tự nhiên, hồ thủy điện, khu nông nghiệp. . .
- Cấu trúc đô thị, phân vùng tầng cao và mật độ xây dựng. Đưa ra các chỉ dẫn
thiết kế đô thị cho các khu vực cảnh quan đặc biệt tạo ra cấu trúc kiến trúc đô thị Sa
Pa.
- Chức năng sử dụng và các hoạt động: Xem xét các hoạt động và các dự án
chức năng ảnh hưởng đến các bộ mặt của toàn đô thị, có điều chỉnh cho phù hợp với
Quy chế phát triển đô thị..
18


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

c. Thiết kế đô thị thành phần
- Minh họa tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan dọc hai bên một số tuyến phố
chính, xung quanh các nút giao thông chính, các không gian cộng đồng, không gian
mở, điểm nhấn tại các không gian mở, các quảng trường dọc theo tuyến phố nhằm
nâng cao bộ mặt kiến trúc đô thị du lịch giàu bản sắc. Đề xuất cải tạo, chỉnh trang các
khu dân cư hiện có: Khu phố cổ, khu phố mới…
- Hệ thống cây xanh cảnh quan (cây xanh dải phân cách; cây xanh hè phố; cây
xanh công viên, vườn hoa; cây xanh cách ly; cây xanh khuôn viên công trình):
+

Bảo tồn các cây có giá trị, tạo nên đặc trưng khu vực.

+ Đối với các cây trồng mới: Lựa chọn, đề xuất chủng loại cây xanh có

màu sắc, kích cỡ phù hợp với tuyến phố, môi trường thổ nhưỡng, khí hậu Sa
Pa.
- Mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi, tỷ lệ cây xanh trên một số tuyến phố
trung tâm: Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi cho tuyến phố, tuân thủ
nguyên tắc không phá vỡ cấu trúc không gian khu vực theo các dự án, quy hoạch đã
được duyệt và phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; Đề xuất phương án thiết
kế cụ thể chiều cao kiến trúc công trình cho tuyến phố gắn với mật độ xây dựng. Giải
pháp kiểm soát tầng cao cho cả tuyến phố, từng đoạn phố…
-

Hình thức kiến trúc:
+ Bảo tồn, chỉnh trang, khôi phục và giữ nguyên hiện trạng các công trình
có giá trị kiến trúc như nhà ở kiến trúc Pháp…
+ Đề xuất mẫu dạng kiến trúc đối với khu vực trung tâm đô thị, khu vực
phát triển mới (khu phố chợ mới, khu Đông Bắc, khu đồi thông…), khu vực
cảnh quan đặc thù. Cụ thể hóa kiến trúc ở những thành phần như: mái, cốt cao
các tầng, cửa, ban công, logia…Quy định về màu sắc công trình.

- Công trình điểm nhấn: Đề xuất các chỉ dẫn cơ bản đối với công tác bảo tồn các
công trình có giá trị. Quy định cụ thể về hình khối, hình thức kiến trúc, màu sắc chủ
đạo của công trình điểm nhấn xây mới, đảm bảo hài hòa với cảnh quan chung khu
vực.
- Yếu tố cảnh quan và kiến trúc nhỏ: Quy định cụ thể về bố trí công trình tiện ích
đô thị như điêu khắc đô thị, biển quảng cáo, các bảng chỉ dẫn, bảng ký hiệu, nhà vệ
sinh, họng cứu hỏa, ghế ngồi, cây xanh, sân vườn, mặt nước, quảng trường, hàng rào,
thùng rác, lối đi cho người tàn tật, vỉa hè... và quy định kiến trúc bao che các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
III.7 Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội
- Xác định các vấn đề tồn tại và đề xuất định hướng phát triển công trình dịch
vụ, nhà ở cho các loại hình cư trú trên địa bàn. Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp với

dịch vụ du lịch. Hình thành các khu chức năng phục vụ du lịch đáp ứng nhu cầu lượng
lớn khách du lịch.
19


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa để có định hướng tôn tạo, bảo tồn và phát
triển du lịch dịch vụ.
- Xác định sơ bộ và bố trí hệ thống công trình dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế
đáp ứng nhu cầu đô thị, các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn và du lịch. Đề xuất
một số hình thức kiến trúc đặc trưng đối với hệ thống các công trình công cộng.
III.8 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
III.8.1 Chuẩn bị kỹ thuật
- Rà xoát, xác định cao độ khống chế hợp lí cho các khu vực xây dựng dưới ảnh
hưởng của chế độ mưa lũ và thủy văn các suối lớn.
- Xem xét ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị cho hệ thống hồ thủy điện Chu Linh
đảm bảo các hộ dân đủ điều kiện sẽ được bố trí tái định cư, bố trí công trình thấp tầng
bám theo địa hình để làm nổi bật phong cảnh của lớp phủ thực vật.
- Đề xuất các giải pháp kè chắn chống xói lở, nghiên cứu các phương án đối với
hình thức kiến trúc, vật liệu kè đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan.
- Khoanh vùng các khu vực cấm hoặc hạn chế xây dựng do cấu tạo về địa chất,
địa hình, do nguy cơ lũ quét. Triển khai xanh hóa đối với các khu vực này: đề xuất các
chủng loại cây trồng phù hợp nhằm cải thiện môi trường sinh thái, chống rửa trôi, xói
mòn…
- Chọn mô hình hệ thống thoát nước mưa, xác định các lưu vực thoát nước
chính, kết cấu mạng lưới cống và mương trong khu vực xây dựng tập trung.
-

Sơ bộ xác định khối lượng đào đắp, kè, hệ thống mương cống và khái toán đầu


tư.
III.8.2 Giao thông
- Đề xuất giải pháp giao thông phù hợp với đặc trưng địa hình, phù hợp với cảnh
quan khu vực miền núi.
- Đề xuất các loại hình giao thông, vận tải khắc phục tác động do thiên nhiên (lũ
quét, sạt lở). Định hướng tuyến giao thông hỗ trợ tuyến quốc lộ 4D ( tránh hiện tượng
giao thông độc đạo).
- Tổ chức mạng lưới giao thông, phân loại phân cấp các tuyến giao thông đối
ngoại, và đề xuất các giải pháp thiết kế cho mạng lưới giao thông nội bộ.
- Đề xuất và phân loại các tuyến đường trên cơ sở tính chất chức năng và
phương tiện vận tải sử dụng.
- Đề xuất các loại hình vận tải, di chuyển trong khu vực đô thị Sa Pa và các loại
hình giao thông phục vụ du lịch trong phạm vi đô thị Sa Pa và vùng phụ cận.
- Nghiên cứu, bổ sung hệ thống bãi đỗ xe trong khu vực nghiên cứu đáp ứng nhu
cầu phát triển (bãi đỗ xe trung tâm thị trấn, bãi đỗ xe đầu đường Nguyễn Chí Thanh,
bãi đỗ xe khu vực Đồi Thông, bãi đỗ xe tại cửa ngõ phía Tây thị trấn). Đề xuất các
giải pháp lựa chọn vật liệu lát nền cho bãi đỗ nhằm nâng cao khả năng tự thẩm thấu
nước mưa.
20


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Xác định hệ thống chỉ tiêu kinh tế về quỹ đất giao thông và các chỉ tiêu kỹ
thuật về tuyến đường áp dụng.
-

Sơ bộ khối lượng xây dựng và khái toán kinh phí đầu tư.


III.8.3 Cấp nước
- Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước cho các khu vực như các công trình
dịch vụ du lịch, thương mại, khu trung tâm đô thị.
- Nghiên cứu quy hoạch nguồn cấp nước; đề xuất các giải pháp xây dựng công
trình cấp nước tập trung theo nguồn nước mặt hoặc nước ngầm; lập sơ đồ cấp nước,
bố trí hệ thống đường ống chính theo từng khu chức năng. Kiến nghị các khu vực cần
khoanh vùng bảo vệ nguồn nước.
- Chỉ dẫn thiết kế thẩm mỹ kiến trúc các công trình đầu mối cấp nước, các công
trình xử lý và tường rào bảo vệ quanh khu vực xử lý nước.
-

Sơ bộ khối lượng xây dựng và khái toán kinh phí đầu tư.

III.8.4 Cấp điện, chiếu sáng
- Xem xét các giải pháp nguồn điện với công trình đầu mối chính, cân đối nguồn
điện và đề xuất bổ sung công trình đầu mối cấp điện riêng nếu cần thiết.
thế.

Thiết kế mạng lưới cấp điện cáo áp, trung áp, và xác định cấu trúc lưới điện hạ

- Đề xuất hình thức thiết kế phù hợp cho các trạm biến áp, lưới bảo vệ, vách
ngăn và biển báo an toàn đối các loại thiết bị điện; khuyến khích sử dụng công nghệ
mới, đảm bảo an toàn, tiện dụng và mỹ quan.
- Tính toán nhu cầu và đề xuất giải pháp cho chiếu sáng giao thông, công cộng,
xây dựng thiết kế điển hình cho mặt cắt đường chính khu đô thị và các tuyến điểm du
lịch.
- Nâng cấp, phát triển, lựa chọn hình thức chiếu sáng cho các loại hình, bao gồm:
chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng
mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí, thông tin tín hiệu và chiếu sáng
khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá

nhân sở hữu, quản lý và sử dụng… đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
-

Sơ bộ khối lượng xây dựng và khái toán kinh phí đầu tư.

III.8.5 Thoát nước thải vệ sinh môi trường
-

Xác định chỉ tiêu và dự báo tổng lượng nước thải, chất thải rắn;

- Đề xuất thiết kế mạng lưới thoát nước thải cho khu vực dân cư hiện trạng cải
tạo, khu đô thị, khu vực dân cư xây mới, khu thương mại, du lịch, khu tiểu thủ công
nghiệp. Bố trí hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn.
- Nghiên cứu vật liệu, hình thức các công trình cấp, thoát nước và xử lý chất thải
rắn đô thị, đảm bảo sự phù hợp, đúng quy cách, bền vững, mỹ quan, vệ sinh môi
trường, an toàn và thuận tiện cho người và phương tiện giao thông.
21


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Nghiên cứu các hình thức kè mái bờ hồ trong đô thị, đề xuất các giải pháp kiến
trúc hợp lý cho khu vực có rào chắn, lan can; cấu tạo miệng xả nước bảo đảm an toàn,
vệ sinh, phù hợp với cảnh quan
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về nghĩa trang, mai táng, hạn chế tối đa sự
tác động đến khu vực đô thị và du lịch. Đề xuất hình thức kiến trúc các công trình
nghĩa trang phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của địa phương; mặt
bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang; đảm bảo thông thoáng tự nhiên.
-


Sơ bộ khối lượng xây dựng và khái toán kinh phí đầu tư.

III.9 Đánh giá môi trường chiến lược
- Đánh giá các tác động đến cảnh quan địa hình, điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái
trong quá trình xây dựng các khu chức năng
- Đánh giá tác động do phát triển các khu dân cư, công trình dịch vụ du lịch tới
các thành phần môi trường khi triển khai quy hoạch đô thị Sa Pa.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động môi trường, các khu vực tác
động mạnh đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình xây dựng
và phát triển đô thị. Xác định các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động và quản
lý, giám sát môi trường.
-

Các đề xuất, kiến nghị để đảm bảo môi trường phát triển bền vững.

IV. NGHIÊN CƯU DỰ THẢO QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY
HOẠCH ĐÔ THỊ
IV.1 Quy định chung về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Sa Pa
- Đề ra các quy định hướng dẫn cho việc xây dựng và quản lý các công trình
trong tương lai, trong khu vực đô thị đô thị hóa cũng như trong các khu mở rộng. Xác
định các khu vực tự nhiên cần bảo vệ và các quỹ đất dự phòng, đặc biệt là quỹ đất dự
phòng phát triển trong tương lai. Đồng thời cũng xác định các phân vùng quản lý phát
triển
- Quy định về quy mô diện tích, dân số toàn đô thị: Quy mô diện tích đất xây
dựng, phân bố dân số các giai đoạn (giai đoạn đầu đến 2020 và giai đoạn sau đến
2030).
- Quy định chung về kiểm soát phát triển không gian QH-KT đô thị Sa Pa: Quản
lý theo cấu trúc phát triển bền vững, hài hòa, đồng bộ; Quy định quản lý kiểm soát
phát triển không gian đô thị (Khu đô thị hóa, các khu mở rộng, khu đất dự trữ phát
triển, khu vực tự nhiên hạn chế phát triển, khu vực có cảnh quan đặc thù).

- Quy định chung về phát triển hạ tầng xã hội: Đối với nhà ở, mạng lưới công sở,
mạng lưới giáo dục đào tạo, mạng lưới y tế, mạng lưới văn hóa, mạng lưới thể dục thể
thao, mạng lưới dịch vụ du lịch, mạng lưới không gian xanh, mạng lưới nông lâm
nghiệp, mạng lưới thương mại, khu vực an ninh quốc phòng.
22


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

- Quy định về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông; Phòng chống lũ,
san nền, thoát nước mưa; Hệ thống cấp nước; Hệ thống cấp điện; Hệ thống chiếu sáng
đô thị; Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa
trang; Quy định về hạ tầng ngầm.
- Quy định về môi trường: Tiêu chí đánh giá các thành phần môi trường (không
khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan); Phân vùng bảo vệ môi trường; Giải pháp quản
lý và công nghệ giảm thiểu tác động đến môi trường với từng vùng.
IV.2

Quy định cụ thể cho các phân khu theo đồ án

Xây dựng các chỉ dẫn cụ thể, thích hợp và thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát phát
triển về tính chất, quy mô, định hướng phát triển không gian, hạ tầng. Đưa ra các
khuyến cáo và nghiêm cấm về xây dựng phát triển đô thị cho từng khu vực cụ thể
như:
- Khu vực phát triển đô thị: Khu trung tâm mật độ cao, khu phố nhà ở, khu phố
xanh, các dải đô thị hóa, các bậc thềm Fan xi păng, hệ thống dân cư trong khu vực thị
trấn và khu vực mở rộng; Các khu mở rộng: Khu ở bố trí mới; Khu đất dự trữ phát
triển: quy hoạch khu dự phòng Tây Bắc và quanh Hồ thủy điện Chu Linh.
- Khu tự nhiên hạn chế phát triển: Khu tự nhiên nông nghiệp, các khu vực tự
nhiên bảo vệ cảnh quan, mạng lưới các điểm có giá trị cảnh quan nổi tiếng phục vụ du

lịch.
- Quy định một số chỉ tiêu chính về quy hoạch, kiến trúc: Mật độ xây dựng, hình
thức kiến trúc, chiều cao công trình (tối đa), chỉ giới xây dựng (theo các tuyến phố).
- Quy định một số chỉ tiêu chính về hạ tầng kỹ thuật: Cao độ khống chế xây
dựng, giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc v.v.
-

Quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan.

23


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

PHẦN 3: SẢN PHẨM QUY HOẠCH VÀ TỔ CHƯC THỰC HIỆN QUY
HOẠCH
V. HỒ SƠ SẢN PHẨM
Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP Về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Quyết định số 03/2008/QĐBXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng; Thông tư 10/2010/TT-BXD và theo các văn
bản pháp quy hiện hành.
V.1Văn bản
-

Thuyết minh.

-

Các bản vẽ thu nhỏ, phụ lục, văn bản liên quan.

-


Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị.

-

Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị.

V.2Bản vẽ
Bảng 4: Danh mục bản vẽ
Hồ sơ
HS Màu

HS Đen trắng

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
Bản đồ hiện trạng tổng hợp và lựa
chọn đất xây dựng

1/50.000– 1/100.000
1/10.000

1/50.000– 1/100.000
1/10.000

HS thu
nhỏ
A3
A3

3


Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và bảo vệ môi trường

1/10.000

1/10.000

A3

4

Các sơ đồ phân tích và sơ đồ cơ cấu
phát triển đô thị Sa Pa (báo cáo).

Phù hợp

Phù hợp

A3

5

Sơ đồ định hướng phát triển không
gian đô thị Sa Pa

1/10.000

1/10.000


A3

6

Sơ đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan

1/10.000

1/10.000

A3

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân
khu chức năng theo các giai đoạn quy
hoạch

1/10.000

1/10.000

A3

7
8

Khung thiết kế đô thị tổng thể

1/10.000

1/10.000


A3

9

Các chỉ dẫn thiết kế đô thị

Phù hợp

Phù hợp

A3

1/10.000

1/10.000

A3

1/25.000– 1/50.000

1/25.000– 1/50.000

A3

TT
1
2

10

11

Tên bản vẽ

Các bản đồ định hướng phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi
trường đến năm 2030.
Sơ đồ định hướng phát triển du lịch đô
thị Sa Pa và vùng phụ cận

Đĩa CD lưu trữ các tài liệu nêu trên.
24


Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Đô thị Sa Pa đến năm 2030– Tỉnh Lào Cai

VI. TỔ CHƯC THỰC HIỆN
VI.1 Yêu cầu tư vấn lập quy hoạch
Việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch phải tuân theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP Về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Bên cạnh đó, đô thị du lịch Sa
Pa được xác định là đô thị du lịch đặc thù, do đó đơn vị tư vấn phải đáp ứng tốt các
điều kiện sau:
o Tư vấn nước ngoài:
- Đơn vị tư vấn phải có kinh nghiệm chuyên môn cao trong việc triển khai các
đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị;
- Đơn vị tư vấn có sự am hiểu sâu sắc các điều kiện văn hóa, tự nhiên của Việt
Nam nói chung và vùng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng. Ưu tiên các tổ chức đã
có kinh nghiệm triển khai các đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, tư vấn lập quy
chế quản lý đạt hiệu quả và chất lượng cao.
o Tư vấn Việt Nam:

- Đơn vị tư vấn phải có các cá nhân có kinh nghiệm chuyên môn cao trong việc
nghiên cứu và triển khai quy hoạch đô thị, đặc biệt đối với các vùng miền núi, nơi có
điều kiện địa hình, khí hậu thổ nhưỡng riêng biệt; đảm bảo thực hiện đầy đủ các
chuyên ngành về quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và môi trường đô
thị;
- Đơn vị tư vấn phải có cơ sở vật chất và trình độ quản lý để bảo đảm chất lượng
và tiến độ đồ án.
VI.2 Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ đầu tư dự án quy hoạch: Sở Xây dựng Lào Cai
2. Liên danh lập quy hoạch:
o Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia- Bộ Xây dựng (VIUP)
o Tư vấn nước ngoài
Bảng 5: Phân công công việc

Công việc

Chịu trách nhiệm chính
Tư vấn
nước ngoài

VIUP

Phân tích, đánh giá vị thế và mối liên hệ vùng

x

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh
tế xã hội

x


Rà soát dự án, các chương trình đang triển khai

x

Phối
hợp

x

25


×