Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT SỐ QUY TRÌNH ÁP DỤNG TRONG TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NĂM 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.03 KB, 30 trang )

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NĂM 2006

MỘT SỐ QUY TRÌNH
ÁP DỤNG TRONG TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
NĂM 2006

HÀ NỘI – 5/2006


MỤC LỤC

Trang

1. Quy trình tập huấn nghiệp vụ

3

2. Quy trình chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu

8

2.1. Quy trình chọn mẫu điều tra kinh tế hộ nông thôn

8

2.2. Quy trình chọn mẫu điều tra giá thành

11


3. Quy trình thu thập thông tin và kiểm tra phiếu của điều tra
viên và tổ trưởng

14

4. Quy trình phúc tra

18

5. Quy trình nghiệm thu, bàn giao tài liệu

25

2


1 - QUY TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ
1.1. Trung ương
Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra tổ chức 4 lớp tập huấn nghiệp vụ
tại 4 vùng cho Ban Chỉ đạo (BCĐ), Tổ thường trực Tổng điều tra của các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW.
- Mục đích và yêu cầu cơ bản của lớp tập huấn cho đối tượng này là:
Học viên vừa phải quán triệt và nắm vững nội dung phương án, từng chỉ tiêu,
biểu mẫu và bản giải thích, vừa phải nắm chắc các nghiệp vụ cụ thể như cách
lập bảng kê, cách chọn mẫu, cách phỏng vấn, thu thập và ghi thông tin, cách
kiểm tra, phúc tra, làm sạch số liệu, cách tổng hợp nhanh, tổng hợp chính
thức, phân tích số liệu, vừa phải nắm vững quy trình và phương pháp tổ chức
chỉ đạo, triển khai tập huấn ở địa phương, để sau khi dự lớp tập huấn của
Trung ương mỗi học viên có thể là giảng viên tập huấn lại cho các lớp tập
huấn của tỉnh và địa phương mình đồng thời là cán bộ tổ chức chỉ đạo, kiểm

tra giám sát chủ lực trong quá trình thực hiện Tổng điều tra ở địa phương
mình.
- Thành phần: Mỗi tỉnh 04 đại biểu trong ban BCĐ và Tổ thường trực
Tổng điều tra cấp tỉnh, trong đó có một lãnh đạo Cục Thống kê .
- Giảng viên: Là đại diện BCĐ, Tổ thường trực Trung ương và một số
cán bộ trực tiếp thiết kế, xây dựng phương án biểu mẫu Tổng điều tra.
- Nội dung tập huấn:
+ Những nội dung cơ bản trong phương án Tổng điều tra;
+ Phương pháp, nội dung trong vẽ sơ đồ, lập bảng kê các đơn vị điều
tra;
+ Hệ thống phiếu Tổng điều tra và bản giải thích nội dung, khái niệm,
phương pháp tính, nguồn số liệu, cách ghi các chỉ tiêu trong phiếu điều tra;
+ Các quy trình triển khai, thực hiện Tổng điều tra;
+ Phương pháp chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu;
+ Phương pháp kiểm tra số liệu, tổng hợp nhanh, nghiệm thu kết quả,
bàn giao tài liệu;
+ Những vấn đề khác liên quan đến thực hiện Tổng điều tra.
- Thời gian tập huấn: 5 ngày, trong đó:
+ 2,5 ngày tập huấn 5 phiếu điều tra toàn bộ (phiếu 1, 2, 3, 4, 5);
+ 1 ngày tập huấn phiếu điều tra hộ mẫu (phiếu 6 và 7);
+ 0,5 ngày làm bài tập kiểm tra, giải đáp thắc mắc
+ 1 ngày thực tập cách phỏng vấn, cách ghi phiếu điều tra tại một xã.

3


- Phương pháp tập huấn: Kết hợp giảng với trao đổi, thảo luận, làm bài
kiểm tra thực tập tại địa bàn nhằm giúp học viên hiểu sâu cả lý thuyết và thực
hành.
+ Giảng viên, trình bày một cách hệ thống các tài liệu nghiệp vụ, theo

thứ tự từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể, từ phiếu toàn bộ đến
phiếu điều tra mẫu.
+ Người dự tập huấn (học viên) tập trung nghe giảng, ghi chép, kết hợp
với đối chiếu giữa tài liệu với nội dung trình bày, chú thích những vấn đề chưa
rõ, hoặc những vấn đề đặc thù của địa phương, kể cả những vấn đề thực tế
không phát sinh hay có sự khác biệt ở địa phương mình so với bài giảng.
Những ý kiến được nêu thành câu hỏi, hoặc đề nghị giải thích thêm thông qua
văn bản gửi ban tổ chức sau mỗi buổi. Ban tổ chức tổng hợp và giải đáp vào
các buổi tập huấn sau hoặc ở buổi chung. Học viên không nêu câu hỏi khi
giảng viên đang trình bày làm phân tán cả người giảng và sự tập trung nghe
giảng của học viên khác.
+ Thảo luận để làm rõ những vấn đề trong phương án, biểu mẫu, giải
thích và những vấn đề đặc thù của địa phương;
+ Làm bài tập kiểm tra;
+ Điều tra một vài đơn vị.
Cuối các lớp tập huấn, Ban Chỉ đạo TW Tổng điều tra sẽ tổ chức làm bài
tập kiểm tra và đi điều tra một số đơn vị để phân loại các học viên theo trình độ
nhận thức từng nội dung cụ thể của phương án, biểu mẫu, bản giải thích và cách
thức tổ chức chỉ đạo tập huấn chọn điều tra viên, triển khai điều tra thử. Qua kiểm
tra, Ban Chỉ đạo TW sẽ phát hiện những vấn đề nghiệp vụ mà các học viên chưa
nắm chắc, còn chưa hiểu để nhấn mạnh thêm khi tổng kết lớp học, đồng thời phát
hiện những học viên có đủ trình độ/ chưa đủ trình độ là giảng viên tập huấn cho
cấp dưới.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề chủ yếu trong phương án
Tổng điều tra có liên quan trực tiếp tại địa phương, trong đó trọng tâm là các
khái niệm, phương pháp thu thập, kiểm tra, phúc tra, tổng hợp nhanh, tổng hợp
sơ bộ, cân đối các số liệu trong từng biểu điều tra, phương pháp chọn mẫu và
dàn mẫu trong điều tra mẫu (phiếu số 6/ĐTHM và phiếu số 7/ĐTHQ).
1.2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức 01 lớp

tập huấn cho Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực Tổng điều tra các huyện thị, thành
phố trực thuộc tỉnh.
- Thời gian: 4 ngày bao gồm cả nghe giảng, kiểm tra, thảo luận và điều
tra thử tại 1 xã.

4


- Thành phần dự lớp: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra và Tổ thường trực cấp
tỉnh (chưa dự lớp tập huấn ở TW) và toàn bộ Ban Chỉ đạo Tổng điều tra và Tổ
thường trực cấp huyện.
- Giảng viên: Là thành viên trong Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực cấp
tỉnh đã dự lớp tập huấn nghiệp vụ ở TW và đạt trình độ khá và giỏi qua kiểm
tra của BCĐ TW.
- Nội dung tập huấn: Do đối tượng dự lớp tập huấn chủ yếu là cấp
huyện, thị nên nội dung tập huấn tập trung vào một số vấn đề sau đây:
Về nghiệp vụ:
+ Giải thích kỹ các khái niệm dùng trong Tổng điều tra, đơn vị, phạm vi,
phương pháp điều tra.
+ Nội dung, phương pháp vẽ sơ đồ lập bảng kê
+ Phương pháp chọn các địa bàn mẫu, đơn vị mẫu ( Xã, thôn, hộ mẫu)
phù hợp cho mỗi loại phiếu
+ Hướng dẫn cách phỏng vấn, ghi chép thông tin của điều tra viên.
+ Hướng dẫn phương pháp kiểm tra, phúc tra, thanh tra.
+ Cách thức tổng hợp nhanh, cập nhật phiếu điều tra.
+ Quy trình nghiệm thu, bàn giao tài liệu ở cấp huyện, xã.
+ Một số vấn đề cần thiết khác.
Về tổ chức chỉ đạo
+ Phương pháp tổ chức triển khai Tổng điều tra trên địa bàn huyện, xã.
Phần phương án Tổng điều tra chỉ giới thiệu một số nội dung có liên quan đến

cấp tỉnh, huyện và xã, không giới thiệu những phần thuộc TW. Tập trung vào
những vấn đề cụ thể: Cách xác định số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn điều tra
viên, tổ trưởng cho từng khu vực, từng loại phiếu, phân công phân nhiệm cho
từng cấp trong tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát điều tra.
- Phương pháp tập huấn:
+ Nghe giảng;
+ Thảo luận;
+ Làm bài tập, đưa ra các tình huống cụ thể, thí dụ minh hoạ;
+ Kiểm tra;
+ Điều tra thực địa.
Do tiến hành đồng thời cả điều tra toàn bộ và điều tra mẫu trong cùng
khoảng thời gian nên phương pháp tập huấn đối với lớp dành cho Ban Chỉ đạo
cấp huyện cần có sự kết hợp hài hoà để lồng ghép hợp lý đối với những huyện
có điều tra mẫu (phiếu số 7). Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, thành phố
cần tổ chức tập huấn riêng trong thời gian 1 buổi cho các huyện có điều tra
phiếu 7, không cần thiết phải tập huấn chung cho tất cả các huyện.
5


- Quy trình điều tra thử trong lớp tập huấn:
+ Chọn 1 xã có đầy đủ các đối tượng Tổng điều tra: HTX, trang trại,
doanh nghiệp, các loại hộ thuộc các ngành nghề khác nhau;
+ Tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 10 người, mỗi
người điều tra thử 2-3 phiếu điều tra hộ (phiếu 1/ĐTH), sau đó cả nhóm tập
trung làm thử cho các phiếu xã, HTX, trang trại, doanh nghiệp;
+ Những huyện có các xã điều tra mẫu (phiếu 6 và 7), cần thử nghiệm 2
loại phiếu để rút kinh nghiệm;
+ Sau làm thử, các nhóm trao đổi, rút kinh nghiệm;
+ Tổng kết điều tra thử.
1.3. Ở cấp huyện

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW và cấp
huyện, thị tổ chức các lớp tập huấn cho cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế
của mỗi địa phương.
- Địa điểm Tùy theo điều kiện cụ thể về mật độ dân số điều kiện đi lại
và cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi địa phương, BCĐ cấp huyện lựa chọn địa
điểm thích hợp để tổ chức các lớp tập huấn cho BCĐ xã. Mỗi huyện có thể tổ
chức thành nhiều lớp cho từng cụm xã. Địa điểm tại huyện hoặc tại các xã, bảo
đảm điều kiện đi lại thuận lợi cho học viên.
- Thời gian: 3 ngày, chia ra 2 ngày tập huấn và 1 ngày điều tra thử.
- Thành phần dự lớp: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các xã và điều tra viên,
tổ trưởng được trưng tập.
- Giảng viên: Chủ yếu là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực cấp
tỉnh, và những người của huyện đã dự lớp tập huấn ở cấp tỉnh và đạt kết quả
kiểm tra loại khá, giỏi
- Nội dung tập huấn: Nội dung, phương pháp vẽ sơ đồ, lập bảng kê là
giải thích nội dung các phiếu, các chỉ tiêu và cách thức ghi chép, kiểm tra,
phương pháp tiếp cận đối tượng và đơn vị điều tra. Các nội dung này được thể
hiện trong 5 phiếu điều tra toàn bộ. Đối với nội dung điều tra phiếu 6 và 7, chỉ
tập huấn cho những điều tra viên và Ban Chỉ đạo những xã được chọn làm địa
bàn điều tra mẫu.
- Phương pháp tập huấn: Không trình bày lý luận những vấn đề thuộc
cấp TW và tỉnh, chỉ tập trung vào những việc cần làm và có thể làm của Ban
Chỉ đạo cấp xã và điều tra viên. Phương pháp tập huấn theo quy trình sau:
+ Nghe giảng;
+ Thảo luận, về các tình huống cụ thể thường gặp ở địa phương;
+ Làm bài tập, thí dụ cụ thể cách ghi phiếu, kiểm tra phiếu;
+ Kiểm tra: số học, logich, thủ tục hành chính;
+ Điều tra thử là rất quan trọng và là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên
số lượng học viên mỗi lớp tương đối đông, nên cần có hình thức điều tra thử
thích hợp, vừa bảo đảm tính khả thi, vừa bảo đảm mục đích của lớp tập huấn.

6


Có thể bố trí các học viên trong mỗi xã thành một nhóm, có nhóm trưởng, mỗi
nhóm tiến hành điều tra tại một địa bàn cụ thể, sau đó trao đổi hội ý trong
nhóm để hoàn chỉnh và nộp phiếu cho ban tổ chức lớp học trước khi giải đáp
thắc mắc và tổng kết lớp học.
Do đối tượng tập huấn là cán bộ xã, thôn, điều tra viên nên phương pháp
trao đổi, làm bài tập, đưa ra thí dụ và giải đáp của giảng viên là chủ yếu, tập
trung vào hướng dẫn cách phỏng vấn, cách ghi, kiểm tra phiếu điều tra, hòan
chỉnh thủ tục hành chính, cách sắp xếp tại liệu, đánh số thứ tự. Đối với các
huyện vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người, đi lại khó
khăn, trình độ cán bộ xã và điều tra viên hạn chế, thì nội dung tập huấn phải
thiết thực, cụ thể, phương pháp đơn giản, dễ hiểu, hướng dẫn cho họ cách thu
thập, cách ghi phiếu, đơn vị đo lường các chỉ tiêu số lượng...
Để chuẩn bị cho các lớp tập huấn, Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực
Tổng điều tra các cấp, nhất là cấp TW và tỉnh có trách nhiệm: Lựa chọn và
bồi dưỡng giảng viên; tài liệu tập huấn; bài tập làm ở lớp, bài kiểm tra, địa
điểm làm thí điểm, thực tập (xã) sát với yêu cầu, đối tượng và nội dung tập
huấn ở mỗi cấp. Yêu cầu cơ bản của mỗi lớp tập huấn là thiết thực và hiệu
quả, tránh phô trương, hình thức. Vì vậy, đối với các lớp tập huấn cho điều
tra viên, tổ trưởng thì số lượng học viên khống chế ở mức bình quân khoảng
70 người/lớp. Hàng ngày, Ban tổ chức các lớp tập huấn kiểm tra, điểm danh
số học viên dự lớp, kết thúc có kiểm tra, phân loại và báo cáo với Ban Chỉ
đạo Tổng điều tra cùng cấp.

7


2- QUY TRÌNH CHỌN MẪU

TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Để nghiên cứu sâu sắc hơn về tình hình nông thôn và sản xuất nông
nghiệp, thuỷ sản, một số cuộc điều tra chọn mẫu sẽ được thực hiện trong Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.
(1). Điều tra chọn mẫu các hộ nông thôn ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương để thu thập các thông tin về tình hình vốn vay, vốn đầu tư trong
năm 2005, vốn tích luỹ của hộ nông thôn; sử dụng phân bón, an ninh lương
thực của hộ,… gọi tắt là Điều tra kinh tế hộ nông thôn;
(2). Điều tra chọn mẫu các hộ nông nghiệp và hộ thuỷ sản ở một số tỉnh
để thu thập các thông tin về giá thành sản xuất một số nông sản, thuỷ sản chủ
yếu gọi tắt là Điều tra giá thành.
Qui trình chọn mẫu áp dụng cho từng cuộc điều tra mẫu như sau:
2.1. Qui trình chọn mẫu điều tra kinh tế hộ nông thôn
2.1.1. Đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng và đơn vị điều tra Kinh tế hộ nông thôn (phiếu số 6/ĐTHM) là
các hộ đại diện cho các vùng, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ chủ yếu
ở khu vực nông thôn.
2.1.2. Phạm vi điều tra
Tiến hành điều tra mẫu các hộ có hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua ở
nông thôn của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Không điều tra các hộ
không hoạt động kinh tế như hộ già cả neo đơn, hộ cán bộ về hưu, ...
2.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Các hộ mẫu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chọn ra
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 3 cấp: xã, thôn (ấp, bản) và hộ
a) Mẫu cấp 1 (chọn xã đại diện): Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là một địa bàn chọn mẫu cấp 1, Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh, thành
phố trực tiếp chọn xã đại diện không qua cấp huyện. Phương pháp chọn xã tiến
hành theo các bước:
• Lập danh sách các xã trên địa bàn tỉnh, thành phố theo đúng trình tự
trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính (áp dụng bảng danh mục các đơn

vị hành chính Việt Nam 2004 ban hành theo Quyết định số: 124/2004/QĐ-TTg
ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và các đơn vị hành chính mới thành
lập đến 31/12/2005 trong phạm vị từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nếu có trường hợp tách, nhập xã từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2006 cần bổ
sung kịp thời vào bảng danh mục trước khi tiến hành chọn mẫu. Sau đó đánh
thứ tự các xã từ 1 đến hết.
8


• Căn cứ vào số xã mẫu được Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương phân
bổ cho từng tỉnh, thành phố tính khoảng cách chọn xã theo công thức:
K

=

N
n

Trong đó: K: Khoảng cách chọn xã
N: Tổng số xã của tỉnh, thành phố
n: Tổng số xã mẫu được phân bổ
• Chọn ngẫu nhiên xã đầu tiên nằm trong khoảng cách đầu (Cũng có
thể lấy luôn xã ở giữa khoảng cách này), giả sử là số X, các xã tiếp theo được
xác định bằng: X + i.k, ở đây i = 1, 2, 3 ..., n-1 (n là số xã mẫu của tỉnh). Bằng
cách này sẽ chọn đủ số xã đại diện của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Thí dụ: tỉnh Trà Vinh có 86 xã, số xã mẫu là 30, vậy khoảng cách
chọn xã K sẽ là:
K = 86:30 = 2,9. Trường hợp này khoảng cách chọn xã là 3 (lấy tròn số).
Xã đầu tiên là xã được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu (từ xã số

1 đến xã số 3). Giả sử chọn xã đầu tiên là xã có số thứ tự là 2, thì xã thứ hai
được chọn sẽ là 2+(1x3)=5 (xã có số thứ tự là 5); xã thứ 3 là 2 + (2x3) =8; xã
thứ tư là 2 + (3x3) = 11; xã thứ năm là 2 + (4x3) = 14, .... xã thứ hai mưới tám
là 2+(27x3) = 83, xã thứ hai mươi chín là (2+28x3) = 86 và xã thứ ba mươi là
2+ (29x3) = 89. Tuy nhiên, Trà Vinh chỉ có 86 xã. Ở đây do làm tròn số về
khoảng cách chọn xã (từ 2,9 thành 3) nên số thứ tự xã mẫu cuối sẽ vượt qua số
xã thực tế hiện có. Trong trường hợp này thì qui định xã mẫu thứ ba mươi của
Trà Vinh sẽ là xã: 89-86 = 3 (xã có thứ tự là 3).
Như vậy, xã mẫu là các xã có số thứ 2, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 23, 26, 29.
32, 35, 38, 41, .....,83, 86 và 3.
Sau khi chọn được các xã mẫu, Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh xác
định số lượng và phân bổ số hộ mẫu (từng loại hộ cụ thể: Hộ nông nghiệp, hộ
lâm nghiệp, hộ thuỷ sản, hộ công nghiệp, hộ thương nghiệp, hộ vận tải, hộ
dịch vụ khác) theo các xã cho các huyện. Việc xác định và phân bổ số hộ mẫu
điều tra theo từng xã thực hiện theo 2 bước :.
Bước 1: Xác định tổng số hộ và số lượng từng loại hộ cần điều tra của
một xã theo công thức:
Tổng số hộ mẫu
=
điều tra ở một xã
Số hộ mẫu nông
nghiệp điều tra ở =
một xã

Tổng số hộ mẫu điều tra được phân bổ cho tỉnh
Số xã mẫu điều tra (theo số lượng đã phân bổ)
Tổng số hộ nông nghiệp điều tra được phân bổ cho tỉnh

Số xã mẫu điều tra (theo số lượng đã phân bổ)
9



Số hộ mẫu lâm
nghiệp điều tra ở =
một xã

Tổng số hộ lâm nghiệp được phân bổ cho tỉnh
Số xã mẫu điều tra (theo số lượng đã phân bổ)

Sử dụng công thức tương tự như trên để xác định số lượng từng loại hộ
còn lại (hộ thuỷ sản, hộ công nghiệp, hộ xây dựng, hộ thương nghiệp, hộ vận tải,
hộ dịch vụ khác) cho 1 xã.
Ví dụ: Tỉnh Trà Vinh điều tra 30 xã và số hộ mẫu được phân bổ là 1050 hộ
trong đó nông nghiệp 576 hộ, hộ lâm nghiệp là 10 hộ, hộ thuỷ sản là 138 hộ, ....
Như vậy, số hộ mẫu cần điều tra ở một xã là: 1050/30 = 35 hộ/xã và số hộ nông
nghiệp cần điều tra ở một xã là: 570/30 = 19 hộ/xã, hộ lâm nghiệp là: 10/30 = 0,3
hộ/xã, các loại hộ khác cũng tính tương tự như vậy.
Bước 2: Phân bổ, điều chỉnh lại số lượng từng loại hộ theo từng xã cho
phù hợp với tình hình thức tế ở địa phương.
Việc xác định số lượng hộ mẫu từng loại hộ cho 1 xã như đã nêu trong
bước 1 có thể phát sinh một vấn đề cần xử lý tiếp theo là trên thực tế có một số
loại hộ có thể chỉ tập trung ở một số xã nhất định (như hộ lâm nghiệp, hộ thuỷ
sản, ...) các xã khác không có hoặc rất ít. Do vậy, sau khi xác định số lượng hộ
theo từng loại cho 1 xã, Ban chỉ đạo cấp tỉnh cần phối hợp với Ban chỉ đạo cấp
huyện để phân bổ, điều chỉnh lại số lượng từng loại hộ cho phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương trên nguyên tắc đảm bảo đủ số lượng hộ từng loại đã phân
bổ cho tỉnh và tổng số hộ điều tra ở một xã. Như vây, ở một số xã có thể không
điều tra đủ cả 8 loại hộ nhưng nếu ở tỉnh đã có cả 8 loại hộ thì nhất thiết hộ mẫu
được chọn điều tra phải đủ cả 8 loại.
b) Mẫu cấp 2 (chọn thôn, ấp, bản đại diện): Mỗi xã mẫu chọn 1 thôn,

ấp, bản (sau đây gọi tắt là thôn) để điều tra. Từ bản đồ hành chính xã, lập danh
sách các thôn trong xã theo thứ tự (Bắc - Nam; Đông - Tây) và đánh số thứ tự
từ 1 đến hết. Thôn được chọn là thôn có số thứ tự đứng giữa trong bản danh
sách các thôn. Những xã có số thôn chẵn thì thôn được chọn là đơn vị có số
thứ tự n/2 trong đó n là tổng số ấp (đội, bản) của xã.
c) Mẫu cấp 3 (chọn hộ đại diện): Chọn hộ đại diện theo các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách các hộ của thôn theo từng loại hộ cần điều tra
Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã tổ chức lập danh sách từng loại hộ trên
địa bàn thôn (mỗi loại hộ lập một danh sách riêng). Số lượng các loại danh sách
phụ thuộc vào số lượng các loại hộ mà Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã phân bổ để điều
tra. Nếu Ban chỉ đạo cấp tỉnh phân bổ điều tra cả 8 loại hộ thì lập 8 danh sách và
nếu không phải điều tra loại hộ nào thì không phải lập danh sách của loại hộ đó.
Nguồn thông tin: Căn cứ vào Bảng kê danh sách các hộ của thôn (ấp, bản)
đã lập để điều tra toàn bộ. Cần sắp xếp các hộ của các danh sách theo đúng trình
tự của các hộ trong “Bảng kê danh sách các hộ của thôn”.
10


Bước 2: Chọn hộ điều tra
Việc chọn các hộ điều tra được tiến hành cho từng loại hộ. Đối với mỗi loại
hộ, căn cứ vào số lượng của loại hộ đó trong thôn và số lượng hộ điều tra được
phân bổ để tính khoảng cách chọn hộ. Chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên nằm trong
khoảng cách đầu, chọn những hộ tiếp theo tương tự như cách chọn xã đại diện
nêu trên.
Ví dụ xã A được Tỉnh phân điều tra 6 loại hộ: 20 hộ nông nghiệp, 5 hộ
công nghiệp, .... .Theo các danh sách đã lập thì trên địa bàn thôn có 200 hộ
nông nghiệp, 25 hộ công nghiệp,...Cách chọn hộ mẫu công nghiệp như sau:
Khoảng cách chọn hộ sẽ là 25/5 = 5, giả sử hộ ngẫu nhiên trong khoảng cách
đầu (những hộ có thứ tự từ 1 đến 5 trong bản danh sách hộ công nghiệp) là hộ
thứ 4 thì 4 hộ tiếp theo được chọn là: 4+1x5 =9; 4+2x5 =14; 4+3x5 =19;

4+4x5=24. Như vậy 5 hộ được chọn là các hộ có số thứ tự: 4, 9, 14, 19 và 24
trong bảng danh sách hộ công nghiệp của thôn. Từng loại hộ khác cũng được
chọn tương tự như vậy.
Sau khi chọn đủ số mẫu cần thiết, Ban chỉ đạo TĐT các cấp cần kiểm tra
thực tế các hộ mẫu. Trong trường hợp có một số hộ mẫu không thể thu thập thông
tin vì nhiều lý do khác nhau, thì BCĐ Tổng điều tra cần thay đổi hộ đó theo
nguyên tắc lấy hộ liền kề phía trên hoặc dưới hộ bị loại để thay thế.
Sau khi kết thúc chọn hộ mẫu ở từng cấp, cần kiểm tra tính chất đại diện
của mẫu điều tra. Việc kiểm tra tính đại diện chủ yếu tập trung xem xét số lượng
hộ mẫu từng loại đã phù hợp với số lượng được phân bổ chưa. Về nguyên tắc có
thể chọn dàn mẫu khác bắt đầu từ hộ đầu tiên khác trong khoảng cách đầu để
đảm bảo chọn được số lượng từng loại hộ mẫu theo yêu cầu (đã đươc Ban chỉ đạo
cấp tỉnh xác định cho từng loại hộ). Khi chọn đủ số hộ mẫu cần thiết ở các thôn
(ấp, bản) đại diện cần lập danh sách hộ mẫu và quản lý chặt chẽ các hộ mẫu đã
chọn trong quá trình điều tra.
DANH SÁCH HỘ MẪU ĐƯỢC CHỌN
Tỉnh, thành phố: .......................................................
Huyện, quận, thị xã: .................................................
Xã, phường, thị trấn: ................................................
Thôn, ấp, bản: ..........................................................
ST
T

Họ, tên chủ hộ

1

2

Ngành sản xuất chính

của hộ
(ghi mã theo bảng kê)

3

11

Số thứ tự trong bảng
kê danh sách hộ
4


2. 2. Quy trình chọn mẫu điều tra giá thành
2.2.1. Đối tượng, đơn vị điều tra
Đối tượng và đơn vị điều tra hiệu quả sản xuất là các hộ nông nghiệp hoặc
thuỷ sản (bao gồm cả các trang trại) đã sản xuất ổn định sản phẩm đó từ 2 năm trở
lên.
2.2.2. Phạm vi điều tra
Điều tra giá thành sản xuất một số cây, con chủ yếu được thực hiện ở
một số tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Trên cơ sở số hộ mẫu điều tra từng loại cây, con được phân bổ, Ban chỉ
đạo Tổng điều tra cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo chọn đơn vị mẫu và điều tra trên địa
bàn theo qui trình chọn mẫu 4 cấp (huyện, xã, thôn, hộ) như sau:
(a) Mẫu cấp 1 chọn huyện/thị xã đại diện
Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh sử dụng phương pháp chuyên gia để
chọn ra 2-3 huyện (thị xã) đại diện cho sản xuất loại cây, con được chọn điều
tra của tỉnh. Các huyện, thị xã mẫu nên chọn vào những huyện, thị xã sản xuất
ổn định, có hình thức, phương thức sản xuất khác nhau, thuộc các vùng khác
nhau của tỉnh đại diện cho mức năng suất của tỉnh; không chọn vào những nơi

có kết quả sản xuất bất bình thường trong thời gian qua do ảnh hưởng của thời
tiết hoặc thiên tai. Sau khi chọn được huyện, số hộ điều tra được phân bổ đều
cho các huyện đại diện.
(b) Mẫu cấp 2 chọn xã đại diện và Mẫu cấp 3 chọn thôn, ấp, bản đại
diện
Ban chỉ đạo các huyện, thị, căn cứ vào số lượng hộ được giao, tiếp tục
chọn xã và thôn đại diện theo phương pháp chuyên gia tương tự như chọn huyện.
Mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 1 thôn để thu thập thông tin. Các hộ mẫu được
phân bổ đều cho các xã và các thôn được chọn.
(c) Mẫu cấp 4 chọn hộ đại diện
Chọn các hộ mẫu điều tra theo các bước sau:
Bước 1 - Lập danh sách hộ thuộc đối tượng đơn vị điều tra của thôn
Tại những thôn được chọn để điều tra, tiến hành lập danh sách các hộ có
sản xuất ổn định loại cây, con điều tra theo thứ tự từ đầu thôn đến cuối thôn và
đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Để việc khai thác số liệu được thuận lợi, không ghi
vào danh sách những hộ có qui mô sản xuất quá nhỏ ở địa phương, cụ thể chỉ lập
danh sách các hộ có qui mô sản xuất như sau:
- Đối với Lúa: hộ có quy mô sản xuất trên 1000 m2/vụ
- Đối với chè và cà phê: trên 2.000 m2 (0,2 ha) cho sản phẩm từ 2 năm trở
lên (không tính diện tích thu bói).
12


- Đối với lợn thịt: Số con xuất chuồng lứa gần nhất từ 2 con trở lên.
- Đối với cá tra, basa (bao gồm nuôi ao hầm, đăng quầng, lồng, bè), tôm
sú: các hộ chuyên hoặc chủ yếu nuôi các loại thuỷ sản đó.
Việc lập danh sách nên tiến hành đồng thời với việc lập bảng kê danh sách
các hộ của thôn (danh sách các hộ điều tra toàn bộ). Căn cứ vào loại sản phẩm đã
được Ban chỉ Trung ương phân bổ điều tra trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ đạo Tổng
điều tra cấp tỉnh tổ chức chọn các huyện, xã và thôn mẫu theo qui trình đã hướng

dẫn và hoàn thành trước khi triển khai lập bảng kê danh sách các hộ điều tra toàn
bộ. Tại các thôn được chọn, khi lập bảng kê danh sách các hộ điều tra toàn diện
thì khai thác luôn các thông tin liên quan đến điều tra mẫu. Ví dụ thôn A được
chọn điều tra giá thành sản xuất lúa vụ Đông xuân 2006 thì khi đến từng hộ để lập
danh sách hộ điều tra toàn bộ, cán bộ lập bảng kê cần kết hợp hỏi thêm thông tin
về diện tích lúa vụ Đông xuân của hộ, nếu hộ có trên 1000m2 và sản xuất ổn định
thì ghi ngay hộ đó vào danh sách các hộ có trồng lúa vụ Đông xuân.
Bước 2 – Chọn hộ mẫu
- Tính khoảng cách chọn hộ (h) = Tổng số hộ thuộc đối tượng điều tra/số hộ
điều tra được phân bổ cho thôn. Ví dụ ấp A điều tra giá thành chăn nuôi lợn thịt
có 100 hộ nuôi lợn thịt từ 2 con trở lên và số hộ được phân bổ điều tra là 10 hộ,
thì khoảng cách chọn hộ sẽ là: h = 100/10 = 10
- Chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên nằm trong khoảng cách đầu trong danh sách
(ví dụ chọn hộ thứ 5 – nằm trong khoảng của hộ số 1-10) và những hộ tiếp theo
được xác định bằng: 5 + i.h, ở đây i = 1, 2, 3 ..., n-1 (n là số hộ mẫu của thôn).
Bằng cách này sẽ chọn đủ số hộ đại diện đã phân bổ cho thôn. Ví dụ: hộ đầu tiên
được chọn là là hộ thứ 4, thì các hộ tiếp theo sẽ là: 5 + 1x10 = 15; 5 + 2x10 =
25, .... 5 + 9x10 = 95. Các hộ mẫu được chọn là các hộ số: 5, 15, 25, 35, 45, 55,
65, 75, 85 và 95.
Trong trường hợp có một số hộ mẫu không thể thu thập thông tin vì nhiều lý
do khác nhau, thì BCĐ Tổng điều tra cần thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy
hộ liền kề phía trên hoặc dưới hộ bị loại để thay thế.

13


3 - QUY TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN VÀ KIỂM TRA PHIẾU CỦA
ĐIỀU TRA VIÊN VÀ TỔ TRƯỞNG
Thu thập thông tin và kiểm tra phiếu điều tra là công việc rất quan trọng.
Nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng số liệu Tổng điều tra. Các công việc

này do điều tra viên và tổ trưởng thực hiện với nhiều công đoạn và phương
pháp khác nhau. Số lượng điều tra viên và tổ trưởng lại rất lớn, trình độ không
đồng đều, nói chung là thấp ở một số nơi, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số... Để khắc phục những khó khăn
và hạn chế đó, Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương ban hành quy trình thu
thập thông tin và kiểm tra phiếu điều tra áp dụng thống nhất cho điều tra viên
và tổ trưởng trên phạm vi cả nước.
3.1. Đối với điều tra viên
Theo quy định của phương án Tổng điều tra, điều tra viên là người trực
tiếp phỏng vấn thu thập các thông tin của đơn vị điều tra và trực tiếp ghi phiếu
điều tra. Điều tra viên cần tuân thủ thực hiện các quy định sau:
- Tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ do Ban chỉ đạo Tổng điều tra tổ chức
để nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp phỏng vấn từng thông tin ghi
trong phiếu điều tra theo từng loại đối tượng.
- Nhận đầy đủ các tài liệu, phiếu điều tra, bản giải thích, bảng kê các
đơn vị điều tra do tổ trưởng phân công (hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp), sổ
tay điều tra viên, bút viết.
- Khi nhận và bàn giao phiếu điều tra từ tổ trưởng, điều tra viên cần đối
chiếu với danh mục hộ/đơn vị đã có trong bảng kê trên địa bàn được phân
công. Trong trường hợp phát hiện có sai sót, điều tra viên phải hỏi tổ trưởng để
xử lý trước khi xuống địa bàn thu thập số liệu.
- Trước khi đến đơn vị điều tra, điều tra viên cần chủ động sắp xếp kế
hoạch cụ thể và thông báo thời gian gặp chủ hộ/chủ đơn vị điều tra, những
thông tin cần thu thập cho chủ hộ. Để làm công việc này, điều tra viên cần
tranh thủ sự giúp đỡ của trưởng thôn hoặc người dẫn đường để nắm tình hình
từng hộ/đơn vị điều tra. Những hộ/đơn vị điều tra có khả năng vắng mặt tại địa
bàn trong suốt thời gian điều tra, điều tra viên cần tranh thủ điều tra trước để
tránh bỏ sót.
- Khi gặp chủ hộ/chủ đơn vị điều tra, điều tra viên cần làm tốt công tác
xã giao (chào hỏi theo phong tục tập quán từng vùng, từng dân tộc, hỏi thăm

tình hình mùa màng, công việc làm ăn của hộ/đơn vị..), sau đó giải thích rõ
nhưng ngắn gọn mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản năm 2006 và yêu cầu họ giúp đỡ bằng cách trả lời đầy đủ,
đúng các câu hỏi của phiếu điều tra.
- Phỏng vấn đúng người, đúng đối tượng: chủ hộ, chủ trang trại, chủ
nhiệm HTX, giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch UBND xã, đồng thời tham khảo
ý kiến các thành viên khác có liên quan, nắm chắc tình hình nhân khẩu, lao
14


động, ngành nghề, máy móc, chăn nuôi, đất đai, thu nhập, tài chính của hộ/đơn
vị. Thông tin do hộ/đơn vị khai báo cần ghi chép vào sổ nháp, theo tuần tự ghi
trong phiếu phỏng vấn, kiểm tra độ tin cậy của các thông tin này thông qua các
thành viên khác của hộ/đơn vị, trước khi ghi vào phiếu. Cuối cùng, điều tra
viên ghi các thông tin vào phiếu điều tra và cùng chủ hộ/chủ đơn vị ký vào
phiếu điều tra.
- Phỏng vấn theo đúng tiến độ do Ban chỉ đạo quy định, không làm tắt,
làm ẩu, qua loa, đại khái. Quy trình bắt buộc là làm xong hộ/đơn vị này mới
sang hộ/đơn vị khác. Cần ghi ngày các hộ/đơn vị đã phỏng vấn xong vào bảng
kê bằng bút mực để phân biệt với những hộ/đơn vị chưa phỏng vấn.
- Cuối mỗi ngày, điều tra viên phải kiểm tra lại số phiếu đã phỏng vấn
và ghi được trong ngày, đối chiếu với danh sách bảng kê do tổ trưởng phân
công.
Công việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày và tiến hành từng phiếu,
theo các chỉ tiêu đã ghi, nếu có sai sót cần được xác minh, chỉnh lý. Việc sửa
chữa, chỉnh lý phải tuân thủ các quy định: không tẩy xoá, không dùng bút xoá
để sửa chữa các thông tin ghi sai. Các chữ số ghi trong phiếu phải đúng và rõ,
dễ đọc, không nhầm lẫn với số khác (thí dụ: số 1 và 4; số 3 và 8; dấu và đơn
vị tính m2 và ha...). Kinh nghiệm các cuộc Tổng điều tra trước đây cho thấy:
những sai sót này ít được điều tra viên quan tâm nên thường xảy ra, gây nhiều

khó khăn cho quá trình xử lý số liệu.
- Cách sửa sai sót: Khi xảy ra sai sót do ghi chép mã số hoặc số liệu, điều
tra viên phải gạch song song (=) đè lên mã số hoặc số liệu sai sót rồi ghi mã số
hoặc số liệu đúng lên phía trên, dưới hoặc vi trí thích hợp của phiếu.
- Điều tra viên phải giữ gìn phiếu và các tài liệu điều tra khác sạch sẽ, an
toàn và không được tiết lộ thông tin ghi trên phiếu cho người khác biết.
- Vào đầu buổi sáng hàng ngày, điều tra viên phải nộp toàn bộ phiếu điều
tra ngày hôm trước cho tổ trưởng, đồng thời nhận phiếu điều tra mới cho ngày
hôm sau. Công việc bàn giao phiếu điều tra phải tiến hành đúng quy trình, có
kiểm tra số lượng, thủ tục hành chính (chữ ký của chủ hộ, đơn vị và điều tra
viên, ngày phỏng vấn…) và ký nhận giữa điều tra viên và tổ trưởng.
3.2. Đối với tổ trưởng
Nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ trưởng là phân công, chỉ đạo, đôn đốc
và quản lý điều tra viên nhằm giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng
ngày. Công việc chủ yếu của tổ trưởng là:
- Hiểu rõ, nắm vững nội dung, yêu cầu các chỉ tiêu, tiêu thức trong từng
phiếu điều tra để hướng dẫn, kiểm tra điều tra viên trong quá trình phỏng vấn
hộ/đơn vị được phân công.
- Tiếp nhận các địa bàn điều tra, tài liệu điều tra do Ban chỉ đạo phân
công phụ trách. Các tài liệu cần có của tổ trưởng là bảng kê các đơn vị điều tra
15


(hộ, xã, HTX, trang trại, doanh nghiệp, hộ mẫu..), sổ tay điều tra viên, bản giải
thích, phiếu điều tra các loại, phiếu tổng hợp nhanh.
- Tiếp nhận điều tra viên và các phương tiện phục vụ công tác điều tra;
lập kế hoạch triển khai điều tra cho từng điều tra viên, phân công điều tra viên
phụ trách các hộ/đơn vị điều tra, hướng dẫn điều tra viên thực hiện đúng quy
trình và tiến độ điều tra, làm tốt công tác tư tưởng cho điều tra viên, giải quyết
các chế độ đối với điều tra viên theo quy định của Ban chỉ đạo.

- Nhận và phân phát phiếu, phương tiện phục vụ công tác điều tra (bút bi,
bút chì, sổ tay điều tra viên, giấy vở nháp, túi đựng tài liệu…) cho điều tra viên
đủ số lượng, đúng chủng loại, kịp thời gian, thuận lợi…
- Phối hợp với chính quyền và các đoàn thể quần chúng trên địa bàn để
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ/đơn vị điều tra hợp tác, giúp đỡ
đội và điều tra viên trong công tác và sinh hoạt; giải quyết các quan hệ với
thôn, ấp, bản thuộc địa bàn phụ trách.
- Trong ngày điều tra đầu tiên, tổ trưởng phải lần lượt đi cùng điều tra
viên đến một hoặc một số hộ/đơn vị điều tra để quan sát cách thức phỏng vấn
của từng điều tra viên, góp ý cho từng người về cách thức tiếp cận hộ/đơn vị,
phương pháp phỏng vấn. Cuối ngày, tổ trưởng cùng các điều tra viên họp để
rút kinh nghiệm cho các ngày sau.
- Trong các ngày điều tra còn lại, tổ trưởng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đầu buổi sáng, thu lại phiếu điều tra ngày hôm trước của các điều tra
viên, sau đó phát phiếu điều tra mới cho điều tra viên, đồng thời lưu ý họ
những vấn đề cần thiết trong công tác phỏng vấn.
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng phiếu của các điều tra viên đã thu nhập
trong ngày hôm trước, nếu phát hiện sai sót cần giao lại cho điều tra viên bổ
sung, hoàn thiện.
+ Sắp xếp các loại phiếu theo quy định, theo dõi tiến độ và giải quyết
các vấn đề vướng mắc của điều tra viên (nếu có).
+ Ghi số liệu các phiếu vào biểu trung gian theo mẫu tổng hợp nhanh do
Ban chỉ đạo cung cấp.
- Công tác kiểm tra: Nhiệm vụ cơ bản của tổ trưởng là kiểm tra công
việc điều tra của các điều tra viên và phiếu điều tra trên địa bàn được phân
công phụ trách. Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục từ
ngày bắt đầu cho đến khi kết thúc điều tra theo 2 hình thức: kiểm tra điểm tại
hộ và kiểm tra phiếu điều tra đã thu về.
+ Kiểm tra điểm tại hộ: Mục đích kiểm tra là xem xét cách thức thu
thập số liệu của điều tra viên có đúng với quy trình và phương pháp hay

không? điều tra viên có đến hộ/ đơn vị để thu thập số liệu hay không? Cách
thức kiểm tra là đột xuất, hàng ngày kiểm tra mỗi điều tra viên 1 hộ/ đơn vị.
Phương pháp kiểm tra là tổ trưởng phỏng vấn lại 1 phiếu theo đúng các nội
dung thông tin đã ghi trong phiếu. Để tiết kiệm thời gian, tổ trưởng chỉ cần
16


phỏng vấn lại các chỉ tiêu phức tạp, dễ sai sót, nhầm lẫn (hoạt động chiếm thời
gian lao động nhiều nhất, nhiều thứ hai của những người từ 15 tuổi trở lên có
khả năng lao động; diện tích đất hộ đang sử dụng phân theo nguồn gốc hình
thành; ngành sản xuất chính của hộ…), không cần phỏng vấn lại các chỉ tiêu
đơn giản (dân tộc, khẩu,...). Trong trường hợp qua kiểm tra phát hiện thấy sai
về phân loại, chênh lệch lớn về số liệu, tổ trưởng cần yêu cầu điều tra viên giải
thích, chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Kiểm tra phiếu điều tra: Đây là nhiệm vụ thường xuyên của tổ trưởng
điều tra. Quy trình kiểm tra cụ thể như sau:
 Kiểm tra số lượng phiếu điều tra so với số hộ/đơn vị điều tra trong
bảng kê do từng điều tra viên thực hiện.
 Kiểm tra mức độ đầy đủ của các tiêu thức điều tra có trong phiếu, từ
nội dung thông tin đến thủ tục hành chính bắt buộc như chữ ký, đóng dấu (nếu
có), ngày tháng điều tra, ô mã số. Sau khi kiểm tra, tổ trưởng phải ghi chép đầy
đủ sai sót trong phiếu (nếu có) và yêu cầu điều tra viên bổ sung hoặc xác minh
lại.
 Kiểm tra logích trong phiếu phỏng vấn. Đây là công việc khó, đòi hỏi
tổ trưởng phải kiên trì kiểm tra để hoàn thiện phiếu điều tra. Tính lo gích trong
phiếu phỏng vấn thể hiện qua nhiều mối quan hệ ràng buộc có tính quy luật
nhưng điều tra viên ít quan tâm dẫn đến sai sót. Thí dụ, trong phiếu số 1/ĐTH:
Số người trong độ tuổi lao động bao giờ cũng ít hơn hoặc bằng số nhân
khẩu.Tương tự như vậy với diện tích đất sản xuất nông nghiệp với đất trồng
cây hàng năm, cây lâu năm.v.v.. nếu có quan hệ ràng buộc.

- Tổng hợp nhanh và báo cáo kết quả TĐT trên địa bàn, bàn giao tài
liệu,phiếu điều tra cho BCĐ xã ,phường, thị trấn, theo quy định.
- Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ trưởng lập báo cáo nhanh theo
mẫu biểu thống nhất cho đội điều tra do mình phụ trách và giao nộp kết quả
điều tra của đội cho Ban chỉ đạo Tổng điều tra xã/phường/thị trấn.

17


4 - QUY TRÌNH PHÚC TRA
Công tác phúc tra chỉ thực hiện đối với hộ điều tra phiếu số 1/ĐTH
“Phiếu thu thập thông tin về tình hình cơ bản của hộ”.
4.1. Mục đích phúc tra: Mục đích phúc tra là nhằm phát hiện những
sai sót trong quá trình điều tra, đánh giá chất lượng điều tra và công bố độ tin
cậy số liệu cho người sử thông tin.
4.2. Tỷ lệ phúc tra: Tỷ lệ phúc tra quy định là 0,5% số hộ điều tra phiếu
1/ĐTH trên địa bàn nông thôn của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
4.3. Nội dung phúc tra: Chỉ phúc tra những chỉ tiêu thông tin chủ yếu
sau:
(1). Số nhân khẩu;
(2). Số người trong độ tuổi lao động;
(3). Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và số người
trên tuổi thực tế đang tham gia lao động;
(4). Ngành sản xuất chính của hộ;
(5). Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ;
(6). Diện tích đất trồng cây hàng năm;
(7). Diện tích đất trồng cây lâu năm;
(8). Diện tích đất lâm nghiệp;
(9). Diện tích nuôi cá trong 12 tháng qua;

(10). Diện tích nuôi tôm trong 12 tháng qua;
(11). Số lượng trâu;
(12). Số lượng bò;
(13). Số lượng lợn;
(14). Số lượng gà;
(15). Loại nhà ở.
4.4. Phương pháp chọn số hộ mẫu phúc tra
Mỗi huyện (quận, thị xã) là một địa bàn tổ chức phúc tra chọn mẫu. Việc
chọn mẫu phúc tra theo ba cấp:
4.4.1. Chọn xã đại diện (mẫu cấp một)
- Xác định số lượng xã đại diện để phúc tra.
Mỗi huyện chọn 1/3 số xã trong huyện để phúc tra. Xác định số xã đại
diện để phúc tra theo công thức:
Np
np

=
3

Trong đó:
np: Số lượng xã đại diện của huyện
Np: Tổng số xã của huyện
18


Kết quả tính nếu n có số lẻ sau dấu phẩy thì làm tròn số, theo nguyên
tắc: nếu số lẻ sau dấu phẩy nhỏ hơn 5 thì bỏ số lẻ, lớn hơn 5 tăng thêm một xã
đại diện. Ví dụ: ở huyện A có n = 3.3, ở huyện B có n = 3.7, theo nguyên tắc
này ở huyện A là 3 xã và ở huyện B là 4 xã đại diện.
Việc phúc tra được tiến hành ở 1/3 số xã trong huyện, thị nên khoảng

cách chọn xã sẽ là 3.
- Lập danh sách các xã trên địa huyện, thị xã theo đúng trình tự trong
Bảng danh mục các đơn vị hành chính (áp dụng bảng danh mục các đơn vị
hành chính Việt Nam 2004 được ban hành theo Quyết định số: 124/2004/QĐTTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và các đơn vị hành chính mới
thành lập đến 31/12/2005 trong phạm vị từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Nếu có trường hợp tách, nhập xã từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2006 cần
bổ sung kịp thời vào bảng danh mục trước khi tiến hành chọn mẫu. Sau đó
đánh thứ tự các xã từ 1 đến hết.
- Chọn ngẫu nhiên xã đầu tiên trong số các xã có số thứ tự từ 1 đến 3
trong bản danh sách xã. Các xã đại diện chọn tiếp theo được chọn theo công
thức: t+1k, t+2k, t+3k, v.v... cho đến khi đủ số xã đại diện.
Trong đó: + t là số thứ tự xã được chọn đầu tiên.
+ k là khoảng cách chọn xã và bằng 3 đối với tất cả các
huyện.
Ví dụ: huyện A có 13 xã, số xã phúc tra là 13/3=4,3 xã (lấy tròn là 4).
Giả sử xã đầu tiên được chọn là xã có số thứ tự là 3 thì các xã tiếp theo là:
3+1x3 = 6 (xã có số thứ tự là 6); 3+2x3 = 9; 3+3x3 = 12. Như vậy, các xã được
chọn để phúc tra là xã số 3, 6, 9 và 12.
4.4.2. Chọn thôn (ấp, bản) đại diện (mẫu cấp hai)
- Mỗi xã đại diện chọn 1/3 thôn (ấp, bản) đại diện để phúc tra.
- Căn cứ vào bản đồ hành chính của xã, lập danh sách các thôn theo thứ
tự (Bắc - Nam; Đông - Tây) và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Cách xác định thôn
(ấp, bản) đại diện, phương pháp chọn thôn (ấp, bản) đại diện như cách xác
định số xã đại diện và phương pháp chọn xã đại diện.
4.4.3. Chọn hộ phúc tra (mẫu cấp ba)
- Xác định số hộ phúc tra của thôn (ấp, bản) đại diện
Số hộ phúc tra
Tổng số hộ của thôn (ấp, bản )
=
x 0,045

đại diện
đại diện
- Chọn hộ phúc tra: Căn cứ bảng kê danh sách hộ của thôn (ấp,bản)
đại diện chọn số hộ phúc tra theo phương pháp chọn cả khối. Chọn ngẫu
nhiên hộ đầu tiên sau đó lấy liên tiếp cho đủ số hộ cần phúc tra. Ví dụ: thôn
Cát Động theo bảng kê có 320 hộ xếp thứ tự từ 1 đến 320, số lượng hộ phúc
19


tra là: 320 hộ x 0,045 = 14,4 hộ (lấy tròn là 14). Giả sử hộ đầu tiên được
chọn ngẫu nhiên để phúc tra là hộ số có thứ tự là 40 thì các hộ được phúc tra
trong thôn sẽ là các hộ có thứ tự từ 40 đến 53.
Trường hợp có hộ không thể phúc tra được (do đã chuyển đi nơi khác,
hay trong thời gian phúc tra hộ không có nhà, v.v...) thì thay thế hộ kế tiếp
cuối cùng. Ví dụ: Khi đến phúc tra hộ ông Lê Văn A ở thôn vừa nêu ở trên
là hộ số 43 thì gia đình đã chuyển đi xã khác. Phải thay thế hộ này bằng hộ
kế tiếp cuối cùng, tức là hộ có số thứ tự là 54 ông Hoàng Văn B, ghi rõ lý
do vào cuối phiếu phúc tra. Nếu phải thay thế nữa thì lấy tiếp hộ số 55,...
4.5. Phương pháp phúc tra
- Để số liệu phúc tra hoàn toàn khách quan, trước khi đến hộ phúc tra
cán bộ phúc tra không được ghi số liệu điều tra các chỉ tiêu của hộ vào phiếu
phúc tra (Phiếu số 1/PT) và cũng không được biết kết quả các chỉ tiêu đã điều
tra ở hộ.
- Phương pháp phúc tra: Cán bộ phúc tra trực tiếp đến gặp chủ hộ phỏng
vấn kết hợp quan sát đối tượng thực tế phúc tra sau đó ghi vào phiếu phúc tra.
Chủ hộ được phỏng vấn là người chủ gia đình về kinh tế, am hiểu mọi hoạt
động của từng người trong hộ, không nhất thiết là chủ hộ theo sổ hộ khẩu. Nếu
chủ hộ không nắm được đầy đủ các thông tin cần phúc tra thì cán bộ phúc tra
hỏi thêm những người khác trong hộ để bổ xung. Sau khi ghi chép đầy đủ các
thông tin đọc lại cho chủ hộ nghe và chủ hộ, cán bộ phúc tra ký tên vào phiếu

phúc tra.
- Sau một ngày phúc tra cán bộ phúc tra giao toàn bộ số phiếu đã phúc
tra cho tổ trưởng nhóm phúc tra. Tổ trưởng phúc tra ghi số liệu điều tra của
các hộ phúc tra vào phiếu phúc tra, đối chiếu từng chỉ tiêu giữa phúc tra và
điều tra, chỉ tiêu nào giữa điều tra và phúc tra giống nhau thì ghi chữ đúng vào
dòng thích hợp của cột bên cạnh, chỉ tiêu nào khác nhau ghi chữ sai.
4.6. Tổng hợp và báo cáo kết quả phúc tra
- Huyện tổng hợp các phiếu phúc tra và báo cáo về tỉnh trước ngày 30
tháng 8 năm 2006 (Theo biểu số 1/THPT)
- Tỉnh tổng hợp các kết quả phúc tra của huyện và báo cáo kết quả phúc
tra (Theo biểu số 2/THPT) về Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thuỷ sản trước ngày 15 tháng 10 năm 2006.
4.7. Tổ chức chỉ đạo phúc tra
4.7.1. Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phúc tra
trên địa bàn nông thôn của huyện thị
- Chọn xã, thôn (ấp) đại diện, hộ phúc tra.
20


- Chọn lực lượng phúc tra, để khách quan điều tra viên ở địa phương nào
không được chọn phúc tra ở địa phương đó.
- Tập huấn cho số người phúc tra.
- Chỉ đạo lực lượng phúc tra thực hiện phúc tra.
- Tổng hợp các phiếu phúc tra và báo cáo kết quả phúc tra về tỉnh.
4.7.2. Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo phúc tra trên địa
bàn nông thôn của tỉnh
- Tỉnh kiểm tra công tác phúc tra của các huyện.
- Tổng hợp các kết quả phúc tra của các huyện và báo cáo kết quả phúc
tra của tỉnh về Ban chỉ đạo Trung ương.


21


Phiếu số: 1/PT
PHÚC TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Tỉnh, thành phố: .......................................................
Huyện, quận, thị xã: .................................................
Xã, phường, thị trấn: ................................................
Thôn, ấp, bản: ..........................................................
Họ và tên chủ hộ:.......................................

số
1. Số nhân khẩu

01

2. Số người trong độ tuổi lao động

02

3. Tổng số người trong độ tuổi LĐ có
khả năng lao động và những người trên
tuổi thực tế đang tham gia lao động

03

4. Ngành sản xuất chính của hộ (ghi
theo mã)

04


5. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ (ghi
theo mã)

05

6. Diện tích đất trồng cây hàng năm

06

7. Diện tích đất trồng cây lâu năm

07

8. Diện tích đất lâm nghiệp

08

9. Diện tích nuôi cá trong 12 tháng qua

09

10. Diện tích nuôi tôm trong 12 tháng qua

10

11. Số lượng trâu

11


12. Số lượng bò

12

13. Số lượng lợn

13

14. Số lượng gà

14

15. Loại nhà ở

15

Cán bộ phúc tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

22

Điều tra

Phúc tra

Chênh
lệch


tháng
năm 2006
Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)


Biểu số: 1/THPT- H
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÚC TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
(Biểu tổng hợp áp dụng cho Ban chỉ đạo cấp huyện)
Tỉnh, thành phố: .......................................................
Huyện, quận, thị xã: .................................................
Số xã chọn đại diện phúc tra: ....... xã
Số thôn (ấp) chọn đại diện phúc tra: ....... thôn
Tổng số hộ nông thôn điều tra của tỉnh: ............... hộ
Số hộ phúc tra: .......... hộ; Tỷ lệ phúc tra: ........%
Mã số
1. Số nhân khẩu

01

2. Số người trong độ tuổi lao động

02

3. Tổng số người trong độ tuổi LĐ có khả
năng lao động và những người trên tuổi
thực tế đang tham gia lao động

03


4. Ngành sản xuất chính của hộ

04

5. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ

05

6. Diện tích đất trồng cây hàng năm

06

7. Diện tích đất trồng cây lâu năm

07

8. Diện tích đất lâm nghiệp

08

9. Diện tích nuôi cá trong 12 tháng qua

09

10. Diện tích nuôi tôm trong 12 tháng qua

10

11. Số lượng trâu


11

12. Số lượng bò

12

13. Số lượng lợn

13

14. Số lượng gà

14

15. Loại nhà ở

15

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Số hộ
sai

% so với số
hộ phúc tra

Ngày
tháng
năm 2006

Ban chỉ đạo Tổng điều tra huyện
(Ký, ghi rõ họ tên)

23


Biểu số: 2/THPT-T
TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÚC TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
(Biểu tổng hợp cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh)
Tỉnh, Thành phố.....................................................
Số huyện phúc tra: ....... huyện
Số xã chọn đại diện phúc tra: ....... xã
Số thôn (ấp) chọn đại diện phúc tra: ....... thôn
Tổng số hộ nông thôn điều tra của tỉnh: ............... hộ
Số hộ phúc tra: .......... hộ; Tỷ lệ phúc tra: ........%
Mã số
1. Số nhân khẩu

01

2. Số người trong độ tuổi lao động

02

3. Tổng số người trong độ tuổi LĐ có khả
năng lao động và những người trên tuổi
thực tế đang tham gia lao động

03


4. Ngành sản xuất chính của hộ

04

5. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ

05

6. Diện tích đất trồng cây hàng năm

06

7. Diện tích đất trồng cây lâu năm

07

8. Diện tích đất lâm nghiệp

08

9. Diện tích nuôi cá trong 12 tháng qua

09

10. Diện tích nuôi tôm trong 12 tháng qua

10

11. Số lượng trâu


11

12. Số lượng bò

12

13. Số lượng lợn

13

14. Số lượng gà

14

15. Loại nhà ở

15

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Số hộ
sai

% so với số
hộ phúc tra

Ngày
tháng
năm 2006

Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên)

24


5 - QUY TRÌNH NGHIỆM THU, BÀN GIAO TÀI LIỆU
5.1. Mục đích
Công tác nghiệm thu kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thuỷ sản năm 2006 nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây :
- Kiểm tra chất lượng số liệu từ đó phát hiện và khắc phục những sai sót
ở từng loại phiếu, trước khi tổng hợp số liệu.
- Xác định đúng, đủ số lượng từng loại phiếu làm căn cứ cho việc thanh
quyết toán kinh phí Tổng điều tra cho từng địa phương, tính toán khối lượng
và thời gian xử lý số liệu.
- Bàn giao, lưu giữ tài liệu đúng qui định.
5.2. Nội dung nghiệm thu
(1). Nghiệm thu về số lượng 7 loại phiếu điều tra khác nhau.
(2). Nghiệm thu số lượng và chất lượng thông tin thu được trong các
phiếu điều tra.
(3). Nghiệm thu kết quả tổng hợp nhanh.
(4). Bàn giao tài liệu.
5.3. Trách nhiệm của điều tra viên và tổ trưởng
* Điều tra viên (ĐTV): Sau mỗi ngày điều tra, phải kiểm tra lại toàn
bộ các phiếu đã điều tra trong ngày (số lượng phiếu, sửa và chỉnh lý những
sai sót nếu có ) sắp xếp lại tài liệu rồi bàn giao cho tổ trưởng vào sáng ngày
hôm sau đó.
* Tổ trưởng điều tra (TT)
- Khi nhận tài liệu của ĐTV phải kiểm tra số lượng và chất lượng từng
phiếu. Kết thúc điều tra ở mỗi thôn, tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra đủ số

phiếu (có đối chiếu với bảng kê), tránh trùng sót và tổng hợp nhanh các chỉ
tiêu chủ yếu (theo mẫu biểu tổng hợp nhanh).
- Sắp xếp phiếu theo trật tự các hộ có số thứ tự từ nhỏ đến lớn (từ hộ số
1, 2 đến hết), đóng gói riêng từng loại phiếu, ghi nhãn (Etekét) vào cặp tài liệu
theo mẫu để bàn giao cho Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn.
- Các phiếu ghi hỏng cần huỷ ngay để bảo đảm nguyên tắc giữ kín thông
tin.
5.4. Qui trình nghiệm thu
(1) Nghiệm thu kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản
được tiến hành ở cả 3 cấp Trung ương, tỉnh và huyện theo trình tự Ban chỉ đạo
cấp trên trực tiếp nghiệm thu với Ban chỉ đạo cấp dưới. Đối với Ban chỉ đạo
25


×