Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÁO CÁO SƠ KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.55 KB, 33 trang )

BỘ Y TẾ

BÁO CÁO SƠ KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM,
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH NĂM 2015
______________


Hà nội, tháng 8/2014

ii


BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2014

BÁO CÁO SƠ KẾT
Công tác y tế 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014
và phương hướng kế hoạch năm 2015
Báo cáo sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2014, định hướng kế hoạch 2015 được trình bày gồm 5 phần như sau:
A. Kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 2014
B. Các tồn tại, khó khăn thách thức
C. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014.
D. Định hướng Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2015


E. Kiến nghị
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Năm 2014 là năm thứ tư ngành y tế thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn
2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 20112020, Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 20112015. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính
phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình công tác của Chính
phủ nhiệm kỳ 2012-2016, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành y tế đã nỗ lực phấn
đấu và tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.
Qua đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện
các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, ngành y tế có khả năng hoàn thành 2 chỉ tiêu
Quốc hội giao là: (i) số giường bệnh trên 1 vạn dân (không kể trạm y tế xã): giao
22,5, ước đạt 23,01; (ii) Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
xuống dưới 15,5%, ước đạt 15,0%. Trong 18 chỉ tiêu Chính phủ giao, ước đạt
16/18 chỉ tiêu, có 2/18 chỉ tiêu khó có khả năng đạt là (i) Tỷ suất tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi: giao 21,0‰, ước đạt 22,9‰; (ii) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi:
giao 15,0‰, ước đạt 15,1-15,2‰. Các kết quả cụ thể đã đạt được trong 6 tháng đầu
năm 2014 như sau:
I. Công tác ban hành các văn bản văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ
chế chính sách
Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp quy, đề án quan trọng, làm cơ
sở để triển khai các hoạt động của ngành, cụ thể như:
1

Thực tế hầu hết các bệnh viện đều kê thêm giường bệnh nên nếu tính theo giường thực kê ước khoảng 25
giường/1 vạn dân.


1. Công tác xây dựng Luật
Đã trình và được Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 46/2014/QH13 ngày

13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2005, Luật
Dân số, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Công tác xây dựng các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các
Quyết định, Đề án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Đã trình và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành:
+ Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về đẩy mạnh thực
hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế;
+ 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Quyết định số 68/QĐ-TTg
ngày 10/01/2014 phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 125/QĐ-TTg
ngày 16/01/2014 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng mới 05 bệnh viện, viện tuyến
trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh"; Quyết định số 244/QĐTTg ngày 12/02/2014 về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ
uống có cồn đến năm 2020; Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 ban hành
Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; Quyết định số 362/QĐTTg ngày 11/3/2014 phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện
y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014-2025;
- Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo một số Nghị
định, Quyết định, Đề án như: Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế; Quyết định
về quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2013-2020.
- Đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ về y tế xã,
phường thị trấn; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố,
kiện toàn hệ thống pháp y trong ngành y tế; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt mạng lưới Pháp y tâm thần trong ngành y tế; Thông tư sửa đổi Thông tư
số 23/2005/TT-BYT hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.
3. Công tác xây dựng, ban hành các Thông tư
Đã ban hành 14 Thông tư của Bộ Y tế và 03 Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế
với các Bộ, ngành thuộc các lĩnh vực khám chữa bệnh, y tế dự phòng, y dược cổ
truyền, tài chính y tế, quản lý dược, truyền thông, thông tin y tế, quy tắc ứng xử
của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

4. Các Đề án trình Chính phủ để trình Bộ Chính trị: Đang khẩn trương
hoàn thiện Chủ trương quy hoạch và đầu tư bệnh viện tuyến trung ương và khu
vực. Về Đề án tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới: Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã xin phép không trình Bộ Chính trị vì Ban Bí
thư đã có kết luận chỉ đạo việc này tại Thông báo số 126-TB/TW ngày 01/4/2014;
hiện tại Bộ Y tế đang bổ sung, chỉnh sửa để trình Chính phủ xem xét ban hành
Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường y tế cơ sở trong tình hình mới.

4


Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế soạn thảo hoặc tham gia soạn
thảo để ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, đã đảm
bảo tính hợp hiến, hợp pháp, kỹ thuật soạn thảo văn bản và theo đúng các trình tự,
thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tham gia
góp ý 153 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị và Bộ, ngành gửi
đến (bao gồm: 19 dự án Luật, 65 dự thảo Nghị định, 69 dự thảo Thông tư); Bộ
trưởng Bộ Y tế cũng đã có ý kiến về 58 phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ đối
với các dự án luật, pháp lệnh, nghị định.
Rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực y
tế. Hoàn thiện việc hợp nhất văn bản đối với các văn bản cần hợp nhất trước ngày
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực (01/7/2012). Tổ chức
tập huấn về kỹ năng hợp nhất văn bản cho cán bộ, công chức của Bộ Y tế. Tiến
hành hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật y tế và biên tập cuốn “Hệ thống
hóa các văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2013”.
II. Các hoạt động chỉ đạo chuyên môn
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
16
17
18

Chỉ số

Đơn vị

KH
năm
2014

TH 6
tháng
2014

Số bác sĩ /vạn dân
Số dược sĩ đại học/ vạn dân

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên
y tế hoạt động
Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ
Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ
sinh hoặc y sỹ sản nhi
Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân
(không bao gồm TYT xã)*
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi
được tiêm chủng đầy đủ
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia
về y tế
Tỷ lệ dân số tham gia BHYT
Tỷ lệ chất thải rắn y tế được
xử lý
Tuổi thọ trung bình
Tỷ số tử vong mẹ trên
100.000 trẻ đẻ sống
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới
1 tuổi
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới
5 tuổi
Quy mô dân số

Người
Người

7,8
1,6

%


Mức giảm tỷ lệ sinh
Tỷ lệ tăng dân số

Khả
năng đạt
KH

7,7
1,9

Ước
TH cả
năm
2014
7,8
1,9

89

94,7

94,7

Đạt

%

78


77

78

Đạt

%

>95

97,32

97,32

Đạt

Giường

22,5

23,0

23,0

Đạt

>90

>90


>90

Đạt

%

55

52,2

55

Đạt

%

73

70

72

Gần Đạt

%

83

92,3


92,3

Đạt

Tuổi

>73

73,1

>73

Đạt

Bà mẹ

61

60

60

Đạt



15,0

15,0


15,115,2



21,0

23

22,9

Không
Đạt
Không
đạt

Triệu
người

%

90,7
0,1
1,05

0,1
1,04

Đạt
Đạt


90,6

Đạt

0,1
1,04

Đạt
Đạt

5


TT

Chỉ số

Tỷ số giới tính khi sinh (số
bé trai/100 bé gái)
Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5
20
tuổi (cân nặng/tuổi)*
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS
21
trong cộng đồng
* Các chỉ tiêu do Quốc hội giao
19

Đơn vị


KH
năm
2014

TH 6
tháng
2014

Ước
TH cả
năm
2014

Khả
năng đạt
KH

trẻ

113,2

114,4

114

Không
đạt

%


15,5

15,0

15,0

Đạt

%

<0,3

<0,3

<0,3

Đạt

1. Công tác Truyền thông, thi đua và khen thưởng
Với phương châm chủ động trong công tác truyền thông. Quyền của người
dân được biết thông tin y tế một cách thông tin, minh bạch, Bộ Y tế đã chỉ đạo các
đơn vị, địa phương, ban hành Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 19/6/2014 tăng cường
công tác truyền thông, chủ động cung cấp thông tin về công tác chăm sóc, bảo vệ
và nâng cao sức khỏe nhân dân nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và vào cuộc
của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức
chính trị, xã hội, các cơ quan truyền thông, dư luận, nhân dân và cộng đồng xã hội
đối với hoạt động của ngành y tế.
Tuyên truyền và tổ chức phong trào thi đua yêu nước, thực hiện quy tắc ứng
xử, nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Thầy

thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2015).
Ký kết các chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với một số ban của Đảng; tổ chức
chính trị, xã hội; Bộ, ngành có liên quan. Tổ chức Chương trình tôn vinh Thầy
thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, chương trình truyền hình trực tiếp “Chăm sóc
sức khỏe nhân dân: Vinh dự và trách nhiệm” nhân dịp 27/02/2014. Tổ chức cuộc
thi phát động sáng tác các thông điệp truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa
hè và tiêm chủng mở rộng. Chuẩn bị cho việc biên soạn cuốn sách “Trang vàng y
tế Việt Nam 60 năm thi đua làm theo lời Bác”.
2. Công tác chuyên môn
2.1. Y tế dự phòng
Phòng, chống dịch bệnh
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp (như dịch Ebola,
H7N9) và nguy cơ dịch trong nước như tả, sốt rét kháng thuốc còn cao, chất lượng
nước ở một số khu vực chưa đạt tiêu chuẩn an toàn, tình hình biến đổi khí hậu, lũ
lụt xảy ra trong năm là những yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong 6 tháng
đầu năm, Ngành y tế tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy
trì công tác giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu
nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền
các dịch bệnh nguy hiểm. Kết quả tỷ lệ mắc và tử vong một số bệnh truyền nhiễm
6 tháng đầu năm 2014 đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2013:
6


- Tả (A00): Không ghi nhận bệnh nhân mắc mới. Thương hàn (A01): 156
trường hợp mắc, giảm 61,4% so với cùng kỳ, không có tử vong. Sốt xuất huyết
(A90): 11.148 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong; so với cùng kỳ số mắc giảm
45,2%, tử vong giảm 6 trường hợp. Viêm não vi rút (A83-A89): 319 trường hợp
mắc, 4 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2013, số mắc giảm 20,1%, tử
vong giảm 7 trường hợp.Viêm màng não do não mô cầu (A39): 13 trường hợp

mắc, 3 trường hợp tử vong; so với cùng kỳ số mắc giảm 2 trường hợp, tử vong
tăng 1 trường hợp. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi:
01 trường hợp mắc mới, 01 trường hợp tái mắc, 01 trường hợp tử vong.
- Tay chân miệng: 31.139 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. So với
cùng kỳ năm 2013, số mắc giảm 7,6%, tử vong giảm 9 trường hợp.
- Sởi: 5.476 trường hợp mắc sởi xác định trong tổng số 31.313 trường hợp
sốt phát ban nghi sởi, 145 ca tử vong liên quan đến sởi.
Trước tình hình dịch sởi bùng phát trên quy mô rộng với những diễn biến
phức tạp. Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo phòng chống dịch sởi, trình Thủ tướng
Chính phủ ký một số Công điện yêu cầu UBND các tỉnh bảo đảm nguồn tài chính
và chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương phải tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để
tăng cường công tác phòng chống dịch sởi. Tổ chức và thực hiện giám sát công tác
tiêm vắc xin sởi tại các địa phương, nhờ đó đến nay về cơ bản dịch sởi đã được
khống chế.
Bộ Y tế đã chủ động xây dựng Kế hoạch hành động và Hướng dẫn giám sát
và phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi
rút Corona (MERS-CoV). Mặc dù ngân sách các CTMTQG năm 2014 bị cắt giảm,
nhưng Thủ tướng đã bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống lao, TCMR,
nhiều tỉnh đã bố trí ngân sách địa phương để tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự
án thuộc các CTMTQG, bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ
sinh, phấn đấu đạt các mục tiêu về tiêm chủng mở rộng, xử lý kịp thời các trường
hợp tai biến sau tiêm chủng. Chú trọng triển khai công tác phòng chống và quản
lý các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tâm
thần, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tại nạn thương tích, công tác y
tế học đường, công tác kiểm dịch y tế biên giới, công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân phòng chống bệnh dịch;
Bộ Y tế phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Mặt trận tổ quốc
và các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai một số mô hình để hưởng ứng
Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Tổ chức Lễ phát động
chiến dịch truyền thông rửa tay với xà phòng phòng chống bệnh tay chân miệng.

Tăng cường công tác quản lý sức khỏe môi trường lao động; đánh giá tác động
môi trường và quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dung trong
gia dụng và y tế. Tập trung chỉ đạo, tổ chức tập huấn về quản lý chất thải y tế cho
các đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách và cán bộ vận hành hệ thống
xử lý chất thải 2; Hội thảo liên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế;
2

Hiện có khoảng 54.4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (trong đó tuyến TW: 73.5%, tuyến
tỉnh: 60.3%, tuyến huyện: 45.3%). Về xử lý chất thải rắn y tế: Hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện
phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Trong đó tỷ lệ bệnh viện: Xử lý chất thải rắn y
tế bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng/ nhiệt ướt khử khuẩn chất thải rắn y tế nguy hại:

7


Hội thảo khoa học về công tác quan trắc môi trường y tế. Tổ chức huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các tỉnh, thành
phố. Kiểm tra, giám sát về công tác quản lý chất thải tại một số cơ sở y tế trên địa
bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc và Điện Biên; Giám sát và hướng dẫn 20 Trung tâm Y tế dự
phòng, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường về an toàn lao động,
vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; 5 đoàn giám sát tại Thanh Hóa,
Đồng Tháp, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cà Mau về “Tăng cường năng lực quản lý
nhà nước về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng và y tế, giai đoạn 2012 - 2013”. Đánh giá việc thực hiện công tác an toàn lao
động đối với các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại
34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 63 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố;
Phòng, chống HIV/AIDS
Tính hết tháng 6 năm 2014, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống
220.846 số trường hợp, trong đó số bệnh nhân AIDS là 68.943 trường hợp. Trong

6 tháng đầu năm 2014, số trường hợp mới xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV là
5.210 trường hợp, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 2.432 trường
hợp và tử vong 856 trường hợp, như vậy trung bình mỗi tháng phát hiện mới 868
người nhiễm HIV và hơn 140 người HIV tử vong. So với cùng kỳ 2013, số người
nhiễm HIV phát hiện mới giảm 23%, số bệnh nhân mới chuyển sang giai đoạn
AIDS giảm 35%, tử vong giảm 42%. Tuy nhiên, vẫn có 16 tỉnh có số người nhiễm
HIV mới được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ3.
Tính đến 30/6/2014, chương trình điều trị methadone được triển khai tại 32
tỉnh, thành phố, với 92 cơ sở điều trị và 17.907 bệnh nhân, so với cuối năm 2013
tăng thêm 2 tỉnh, 12 cơ sở điều trị và 2.355 bệnh nhân. Cả nước hiện đang điều trị
ARV cho 86.832 bệnh nhân, tăng 4.500 bệnh nhân so với cuối năm 2013, trung
bình tăng gần 800 bệnh nhân điều trị ARV trong mỗi tháng, so với chỉ tiêu điều trị
năm 2014 đạt 93,3%, tuy nhiên so với yêu cầu tốc độ tăng trưởng bệnh nhân điều
trị ARV đạt 11.000 năm 2014, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 41%. Do kinh phí cắt giảm,
hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su giảm mạnh so với năm 2013, tỷ
lệ giảm tương ứng là 38% và 31%, hoạt động thông tin giáo dục truyền thông triển
khai gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng dự báo năm 2014 là năm thứ 5 liên
tiếp duy trì được mục tiêu 3 giảm: giảm số trường hợp nhiễm mới HIV, giảm số
người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, giảm số ca tử vong do HIV/AIDS.
Những chương trình và giải pháp của Việt Nam trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS được các tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Hội nghị quốc tế lần thứ 20
về AIDS 2014, Việt Nam được coi là điểm sáng trong phòng, chống HIV/AIDS.
29.4%; Hợp đồng thuê xử lý: 39.8%; Xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp
trong khuôn viên bệnh viện (chủ yếu là bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa tại tỉnh
miền núi): 30.8%.
3
Tỉnh có người nhiễm HIV tăng cao nhất là Sóc Trăng tăng 30 trường hợp, tiếp đến Yên Bái (29 trường
hợp), Tuyên Quang (23 trường hợp), Cà Mau (20 trường hợp), Phú Thọ (17 trường hợp), Hải Phòng (15
trường hợp), Thừa Thiên Huế (14 trường hợp), Bắc Giang (11 trường hợp), Hưng Yên (10 trường hợp)

còn các tỉnh khác đều tăng dưới 10 trường hợp.

8


An toàn thực phẩm
Đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT ngày 09/4/2014 giữa Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc
phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó phân
công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP giữa 03 Bộ, giải quyết được vấn
đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu quả của công
tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương, đồng thời thống nhất về quy
trình, thủ tục và đơn giản hóa việc xác nhận kiến thức về ATTP cho cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm. Tích cực triển khai xây dựng Đề án Nâng cao năng lực
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xây dựng Nghị định tăng cường vi
chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Đảm bảo tốt công tác phòng chống NĐTP trong dịp Tết nguyên đán Giáp
Ngọ 2014, trong các lễ hội đầu xuân trên toàn quốc, các sự kiện lớn: lễ kỷ niệm 60
năm chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Vesak 2014. Tổ chức Tháng hành
động vì chất lượng VSATTP năm 2014 với chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn
đường phố” từ 14/4 đến 15/5/2014. Công khai thông tin các vụ NĐTP, kết quả
điều tra, xử lý để cảnh báo cho cộng đồng những nguy cơ vi phạm điều kiện đảm
bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm gây ra NĐTP.
Chủ động nắm thông tin từ hệ thống cảnh báo quốc tế, từ hệ thống giám sát ATTP
trong nước và phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương liên quan xử lý
thông tin các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Thúc đẩy các đơn vị triển khai xây
dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm VSATTP hợp
chuẩn, đến nay đã có 34 tỉnh, thành phố có phòng kiểm nghiệm được công nhận
ISO/IEC 17025.
Tính đến ngày 30/6/2014, toàn quốc ghi nhận có 90 vụ ngộ độc thực phẩm

(NĐTP) với 2636 người mắc, 2035 người đi viện và 28 trường hợp tử vong. So
với cùng kỳ năm 2013, số vụ giảm 05 vụ (5,3%), tuy nhiên số mắc tăng 528 người
(25%), số đi viện tăng 213 người (11,7%) và số tử vong tăng 10 người (55,6%).
Số vụ NĐTP lớn (≥ 30 người mắc/vụ) tăng 02 vụ (11,8%), NĐTP tại bếp ăn tập
thể tăng 10 vụ, NĐTP do thức ăn đường phố giảm 05 vụ (62,5%). Nguyên nhân
NĐTP là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên là 27 vụ (30%), và hóa chất. Nguyên nhân
gây tử vong chủ yếu do độc tố tự nhiên có trong nấm, cóc, cá nóc, sò biển, rượu
ngâm củ ấu tầu, ve sầu, côn trùng dạng bọ xít đen, độc tố vi nấm trong bánh trôi
ngô mốc.
2.2. Khám chữa bệnh và Y học cổ truyền
Khám chữa bệnh
Các chỉ tiêu tổng hợp như số giường bệnh, số lần khám bệnh, số người bệnh
điều trị nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật
đều tăng so với cùng kỳ 2013.
Tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cải
tiến quy trình khám bệnh theo Quyết định 1313, thực hiện chăm sóc người bệnh
toàn diện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.Thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện với 83 tiêu chí, làm cơ sở để xác định thực trạng và cải tiến chất
lượng bệnh viện Việt Nam. Bước đầu ý kiến phản hồi của đa số các bệnh viện đều
9


đánh giá cao Bộ Y tế đã có những cải cách mạnh mẽ trong việc kiểm tra, đánh giá
bệnh viện. Xây dựng và đã được ban hành một số văn bản như: Thông tư
14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 hướng dẫn
thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình; Thông tư số
17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với
trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về khám, chữa

bệnh, phục hồi chức năng: Quy định về hồ sơ tiêu chí thủ tục thừa nhận các bộ tiêu
chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quy định điều kiện, thủ
tục áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới; Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật
chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp tác đào tạo y khoa có thực hành khám
bệnh, chữa bệnh; Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở y
tế; Phân loại phẫu thuật, thủ thuật trong khám, chữa bệnh; Hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về khám giám định cho thương binh còn sót vết
thương và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể; Quy định chi tiết về kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú; Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 41/2011/TTBYT về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy
phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư liên tịch Bộ Y tế Bộ Công an quy định xét nghiệm nồng độ còn trong máu của người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư liên tịch với Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng hướng dẫn phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng.
Tập trung thực hiện nhiều giải pháp để chống quá tải, giảm dần tình trạng
nằm ghép như: Tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành một số dự án, hạng
mục quan trọng phục vụ công tác giảm tải. Đề án giảm tải giai đoạn 2013-2020;
Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, giai đoạn 1 từ 2013-2015; Đề án
Bác sỹ gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và đổi mới việc thực hiện Đề
án 1816 chuyển từ hỗ trợ nhân lực sang đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật….Nên
tại nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải về cơ bản đã được giải quyết như tại Bệnh
viện K, Bệnh viện Nội tiết TW (giảm từ 60-70% số giường phải nằm ghép nay còn
6-7%)… Bộ Y tế và UBND TP HCM, Bộ Quốc phòng đang đẩy mạnh triển khai
Đề án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của một số bệnh viện tuyến cuối tại HN và TP
HCM, tập trung nguồn lực để giải quyết tình trạng quá tải của bệnh viện Bạch
Mai, Chợ Rẫy và một số bệnh viện tại TP HCM;
Tổ chức Lễ ra quân đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó
khăn, biên giới, hải đảo (ưu tiên 62 huyện nghèo trong cả nước) tại huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái tháng 2/2014; Hội nghị tăng cường phối hợp giữa bệnh
viện nhà nước và bệnh viện tư nhân thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện tại

khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam.
Tập trung nguồn lực giải quyết tình trạng quá tải bệnh nhi trong đợt dịch sởi
tháng 4/2014. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, cấp cứu, điều trị các nạn nhân của vụ
đứt cáp treo tại Lai Châu; phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức cứu chữa các
chiến sỹ trong vụ tai nạn máy bay trực thăng tại Hòa Lạc.
10


Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Thông tư 01/2014/TT-BYT ngày 10/01/2014 quy định
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh
viện nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện các Thông tư quy định điều kiện chế biến
và sản xuất dược liệu; Quy định điều kiện buôn bán dược liệu; Hướng dẫn đấu
thầu dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn kê đơn thuốc y học cổ
truyền trong các cơ sở KCB; Hướng dẫn về quy định việc xét cấp chứng chỉ hành
nghề lương y, lương dược; Quy chế xét duyệt cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia
truyền; Hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý dược liệu, vị thuốc YHCT trong cơ sở
KCB; Hướng dẫn kết hợp KCB bằng YHCT tại trạm y tế xã; Ban hành bộ tranh
cây thuốc mẫu, bộ tranh châm cứu sử dụng tại tuyến y tế cơ sở; Tiêu chuẩn quốc
gia về 07 thiết bị YHCT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 19 vị thuốc đông y có
độc tính theo Thông tư 41/2011/TT-BYT.
Tiếp tục thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTG của TTCP về kế hoạch của
Chính phủ phát triển y dược cổ truyền đến năm 2020 và Quyết định 1976/QĐTTG của TTCP ngày 30/10/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược
liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo triển khai thực hiện "Đề
án đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các bệnh viện y học
cổ truyền trong toàn quốc giai đoạn 2013-2025" ban hành theo Quyết định số
362/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục triển khai dự án Túi thuốc YHCT tại các tỉnh Quảng Ninh và Đồng
Nai. Tăng cường phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên
quan và cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường và

giám sát các hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở sản
xuất dược liệu và thuốc đông y. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động hành nghề
YDCT tư nhân đặc biệt đối với các cơ sở hành nghề KCB bằng YHCT có thầy
thuốc nước ngoài.
2.3. Sức khỏe bà mẹ-trẻ em gắn với việc thực hiện mục tiêu Thiên niên
kỷ
Triển khai xây dựng Nghị định của Chính phủ về Chính sách chăm sóc sức
khỏe phụ nữ nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về Chương trình sữa học đường cải thiện dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm
vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về
tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ
và tử vong sơ sinh; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế thay thế Quyết định số
385/2001/QĐ-BYT về quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực CSSKSS tại các
cơ sở y tế. Tiếp tục xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyên môn như quy
định các kỹ năng cơ bản của người đỡ đẻ, quy trình và công cụ thẩm định tử vong
mẹ, truyền thông về CSSKBM và trẻ sơ sinh,…
Triển khai đồng bộ các biện pháp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới tai biến sản khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh
sản phụ khoa và nhi khoa (kể cả cơ sở y tế tư nhân). Do đó, trong 6 tháng đầu năm
số lượng các ca tử vong mẹ, tử vong sơ sinh được báo cáo đã có xu hướng giảm.
Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em 6 tháng
11


đầu năm 2014 khá tốt, có khả năng đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 đề ra: tỷ số tử
vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ ra sống giảm từ 61,9 năm 2013 xuống còn 60,0; tỷ lệ
phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ là 88%; tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán
bộ được đào tạo hỗ trợ là 98%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể cân
nặng/tuổi là 15,2%, giảm 0,3% so với năm 2013. Việt Nam là 1 trong 10 nước có
tốc độ giảm nhanh tỷ số tử vong mẹ và tử vong sơ sinh, tuy nhiên cũng cần phải

nỗ lực lớn của các địa phương, đơn vị thì mới có khả năng hoàn thành mục tiêu
Thiên Niên kỷ vào năm 2015. Chính vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
05-NQ/CP ngày 13/01/2014 về đẩy mạnh thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ trong
lĩnh vực y tế.
Tổ chức các lớp đào tạo bổ sung giảng viên tuyến tỉnh về thẩm định tử vong
mẹ, chăm sóc sơ sinh, tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, triển
khai đơn nguyên sơ sinh tuyến huyện, đào tạo cô đỡ thôn, bản, chăm sóc SKSS
tuổi mãn kinh và dự phòng ung thư đường sinh sản, SKSS vị thành niên/thanh
niên… Giám sát thu thập số liệu đánh giá thực trạng kiến thức và khả năng cung
cấp dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con tại các cơ sở sức khỏe sinh sản. Tổng hợp
báo cáo thẩm định tử vong mẹ năm 2013 nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
hoạt động thẩm định tử vong mẹ ở các tuyến.
2.4. Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Phối hợp với các Bộ/ngành, đơn vị liên quan để xây dựng Luật Dân số; trình
Ban Bí thư Trung ương Đảng về chủ trương xây dựng Chỉ thị giải quyết về vấn đề
mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề
xuất xây dựng, điều chỉnh chính sách pháp luật về dân số người cao tuổi.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, số trẻ em sinh ra là 634.836 trẻ, giảm 21,3%
so với cùng kỳ năm 2013; tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) cả nước là
114,4 cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 3,8 điểm % (110,6). Các tỉnh có giới
tính khi sinh cao trên 115 là: Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Số bà mẹ được sàng lọc trước sinh 6 tháng năm
2014 là 63.292 người, đạt 45,2% kế hoạch năm; số trẻ sơ sinh được sàng lọc là
150.684, đạt 44,8% kế hoạch năm, dự kiến năm 2014 đạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2014,
mở rộng các hoạt động của Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi
sinh đã bao phủ cả nước tại các xã, phường có chỉ số mất cân bằng giới tính khi
sinh (đã triển khai tại 43 tỉnh, mở rộng thêm 20 tỉnh còn lại). Tuy nhiên kết quả
chung toàn quốc vẫn không đạt kế hoạch đề ra cho năm 2014.
Tiếp tục triển khai đề án can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thalassemia tại
cộng đồng; mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

mô hình nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người; mô hình tư vấn và khám
sức khỏe tiền hôn nhân; đề án tư vấn và chăm sóc người cao tuổi.
Phối hợp với 10 Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và 03 cơ quan truyền
thông đại chúng triển khai chương trình phối hợp tuyên truyền về DS-KHHGĐ.
Ngày 22/4/2014, câu lạc bộ Nhà báo với công tác dân số chính thức thành lập và
ra mắt với sự tham gia của 100 tổng biên tập, phóng viên báo đài của các phương
tiện thông tin đại chúng. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, đa

12


dạng về hình thức như bằng loa đài, pano, khẩu hiệu, giao lưu, nói chuyện chuyên
đề, phát tờ rơi, sách mỏng, đĩa CD/VCD,…
Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện việc vi phạm về tuyên
truyền phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi và siêu âm chọn giới tính
khi sinh dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại các tỉnh, thành phố.
III. Tài chính y tế
Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong việc điều hành dự toán,
thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính y tế theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày
02/1/2014 của Chính phủ, cụ thể:
1. Về thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong việc triển khai thực hiện dự toán thu,
chi NSNN năm 2014, thực hiện rà soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách trong
phân bổ dự toán ngân sách 2014. Chỉ bố trí cho các nhiệm vụ thực sự cần thiết,
cấp bách, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước
ngoài, lễ hội, kỷ niệm, khởi công, khánh thành, mua xe công và các khoản chi
chưa thực sự cần thiết khác. Các chương trình, dự án phải lồng ghép các nội dung
hoạt động, tránh chồng chéo, lãng phí. Rà soát các công trình đầu tư xây dựng, sửa
chữa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Tập trung vốn TPCP cho các dự án theo
đúng Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng, ưu tiên cho các dự án hoàn

thành, đưa vào sử dụng 2014, 2015. Các đơn vị phải xây dựng kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và báo cáo kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công; thực hiện tăng
cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác xã hội hóa, khám chữa bệnh theo yêu cầu
trong các cơ sở khám, chữa bệnh công lập theo Chỉ thị 05/CT-BYT ngày
22/5/2014 của Bộ Y tế.
2. Về kiểm soát giá cả
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai giá dịch vụ khám chữa bệnh theo
Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTC-BYT của Bộ Tài chính - Bộ Y tế. Từng
bước điều chỉnh giá dịch vụ trong phạm vi khung giá đã được liên bộ ban hành.
Đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng để thực hiện lộ trình tính đúng, đủ giá
dịch vụ y tế theo Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội, nhưng vẫn đảm bảo
mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giá thuốc nhập khẩu và sản xuất
trong nước. Chỉ đao các đơn vị thực hiện đấu thầu mua thuốc theo Thông tư 36
sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TTLT và Thông tư 37 sửa đổi Thông tư 11, bảo
đảm mua được thuốc đạt chất lượng với giá cả hợp lý, kiểm soát chặt chẽ công tác
đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế. Các quy định mới về đấu thầu thuốc đã bảo đảm
cạnh tranh công bằng và minh bạch, cải cách thủ tục hành chính nên đã giảm được
khoảng 20-30% so với giá kế hoạch, góp phần bình ổn thị trường dược phẩm trong
bối cảnh chung của nền kinh tế, không để xảy ra trường hợp tăng giá đột biến và
bất hợp lý. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá của nhóm hàng
thuốc và dịch vụ y tế tháng 6/2014 so với tháng 12/2013 là 1,13% và thấp hơn
mức độ tăng giá của hàng hóa tiêu dùng chung (CPI là 1,38%).
13


3. BHYT toàn dân
Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, nhiều nội dung sửa đổi có tính đột phá

mạnh mẽ nhằm khắc phục các bất cập của Luật hiện hành như quy định bắt buộc
tham gia BHYT, BHYT theo hộ gia đình, bổ sung đối tượng tham gia BHYT, nâng
mức hưởng và mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT, quy định gói dịch vụ y tế cơ
bản do BHYT chi trả, phân bổ, quản lý và xử lý kết dư, bội chi Quỹ BHYT. Bộ Y
tế đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như BHXH Việt Nam, Bộ
Tài chính để xây dựng Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn việc
triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi.
Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 về việc tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo
hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư liên tịch số
24/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 15/7/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực
hiện BHYT.
Đang khẩn trương xây dựng để ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền;
danh mục thuốc tân dược được Quỹ BHYT thanh toán; sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Phối hợp với BHXH Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel xây dựng Đề
án triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý và thanh toán chi phí KCB BHYT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT,
nhiều địa phương đã quan tâm, hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia
BHYT4. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT tính đến nay đạt khoảng 70%.
4. Đổi mới cơ chế tài chính, giá dịch vụ
Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLTBYT-BTC ngày 26/2/2014 hướng dẫn việc phân bổ ngân sách y tế cho y tế dự
phòng; Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 26/2/2014 hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định một số chế độ phụ cấp
đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập
và chế độ phụ cấp chống dịch;
Trình Chính phủ cho phép các đơn vị vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân
hàng Phát triển, Quỹ kích cầu (Công ty đầu tư tài chính TP HCM) để đầu tư được
thực hiện giá dịch vụ tính đủ chi phí và có tích lũy để có nguồn trả nợ gốc vay, lãi

vay. Cho phép thực hiện 4 mô hình đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm huy động vốn
đầu tư cho y tế, phát triển các cơ sở y tế mới với chất lượng cao, kỹ thuật tiên tiến,
kết hợp công – tư trong giảm quá tải cho một số bệnh viện lớn. Thí điểm chuyển
một số bệnh viện có điều kiện xã hội hóa cao sang hoạt động theo mô hình doanh
4

Có 21 tỉnh hỗ trợ 30% còn lại gồm: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng
Tầu, Long An, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Có 2 tỉnh hỗ trợ 20% là Kiên Giang, Cà
Mau; Có 01 tỉnh hỗ trợ 25% là Thừa Thiên Huế; Có 11 tỉnh hỗ trợ 5-10-15% Hà Giang, Bắc Cạn, Hà Nam, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Đồng Tháp, 28 tỉnh, thành phố chưa có
hỗ trợ thêm cho người cận nghèo mua thẻ BHYT.

14


nghiệp công ích, phi lợi nhuận để đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt
động của bệnh viện công.
Tập trung triển khai Nghị định 85 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó tập trung vào:
- Xây dựng và ban hành khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng
cho các bệnh viện có khả năng thu, có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động thường xuyên; sửa đổi, bổ sung các quy định về xã hội hóa, liên doanh, liên
kết trong bệnh viện công cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường tự chủ về
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước xây dựng và thực hiện lộ
trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng tính đủ chi phí của Nghị
định 85 và Nghị quyết 68 của Quốc hội;
- Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách Nhà nước cho các cơ sở y tế theo
hiệu quả hoạt động và kết quả đầu ra; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế.
Xây dựng và ban hành cơ chế phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực như kiểm

nghiệm, kiểm định, dân số/KHHGĐ, truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Bảo đảm đủ kinh phí để mua, hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo,
người thuộc diện chính sách và bảo trợ xã hội, từng bước chuyển phần ngân sách
cấp cho các bệnh viện sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua việc mua
hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT để giảm bớt gánh nặng tài
chính của người dân khi đi khám, chữa bệnh.
5. Về ngân sách nhà nước cho y tế:
Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ, ước thực hiện 79.145 tỷ đồng (bằng
7,86% tổng chi ngân sách nhà nước, nếu không tính TPCP bằng 6,77% NSNN);
- Chi đầu tư phát triển: Ước thực hiện 17.855 tỷ đồng, gồm: Bộ Y tế 758 tỷ
đồng vốn trong nước, các bộ, ngành 600 tỷ đồng; bổ sung có mục tiêu để nâng cấp
hệ thống y tế địa phương 660 tỷ đồng; vốn CTMTQG y tế 55 tỷ đồng, PC
HIV/AIDS 65 tỷ đồng, An toàn VSTP 13 tỷ đồng; Ngân sách địa phương khoảng
4.600 tỷ đồng (bao gồm cả cân đối ngân sách địa phương, vốn ngoài nước, nguồn xổ
số kiến thiết). Vốn TPCP 10.958 tỷ đồng, gồm 2.893 tỷ đồng cho các BV tuyến
huyện theo Quyết định 47/2008/QĐ-TTg, 7.865 tỷ đồng cho một số BV theo Quyết
định 930/QĐ-TTg; trong đó Bộ Y tế 2.735 tỷ đồng, các địa phương 5.130 tỷ đồng,
vốn TPCP đối ứng cho các dự án ODA do Bộ Y tế quản lý 200 tỷ đồng. 56 tỷ đồng
cho 2 bệnh viện theo Quyết định 125/QĐ-TTg.
- Chi thường xuyên: Ước thực hiện 61.290 tỷ (gồm 60.743 tỷ đồng chi y
tế, 547 tỷ đồng chi CTMTQG dân số, KHHGĐ), trong đó: Ngân sách trung ương
là 13.677 tỷ đồng (Chi thường xuyên của Bộ Y tế 2.748,4 tỷ đồng, các bộ ngành
653,1 tỷ đồng, chi từ các dự án ODA 1.602 tỷ đồng, chi các CTMTQG 2.116 tỷ
đồng, 5.988 tỷ đồng chi bổ sung cho các địa phương để mua và hỗ trợ mua BHYT
cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo,
học sinh, sinh viên, 569,5 tỷ đồng dự phòng cho các nhiệm vụ đột xuất khác); Từ
cân đối ngân sách địa phương là 47.613 tỷ đồng để chi hoạt động thường xuyên
của các cơ sở y tế do địa phương quản lý và chi mua BHYT cho các đối tượng như
trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ người cận
nghèo, học sinh, sinh viên mua thẻ BHYT cân đối từ ngân sách địa phương.

15


- Chi từ nguồn thu: ước thực hiện 63.350 tỷ đồng, trong đó từ viện phí trực
tiếp khoảng 16.500 tỷ đồng, từ BHYT thanh toán khoảng 46.200 tỷ đồng, thu phí,
lệ phí khác khoảng 650 tỷ đồng.
- Viện trợ nước ngoài cho y tế:
Bộ Y tế đang quản lý 43 chương trình, dự án ODA,trong đó có 27 dự án viện
trợ không hoàn lại, 12 dự án vốn vay và 04 dự án hỗn hợp (cả vốn vay và không
hoàn lại), với tổng kinh phí tương đương 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, còn quản lý 106 dự
án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trong đó có 40 dự án mới được phê duyệt
trong năm 2013, với tổng kinh phí khoảng 255 nghìn USD. Các dự án viện trợ nhìn
chung triển khai tốt, đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào các
hoạt động của ngành y tế.
IV. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
1. Đầu tư xây dựng
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các dự án đầu tư từ ngân
sách, trái phiếu chính phủ, ODA, trong đó tập trung vào các dự án liên quan đến
giảm tải, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, kết quả đã hoàn thành BV K giai
đoạn 2, Khu điều trị BV Thống Nhất, BV Đa khoa TW Thái Nguyên… đẩy nhanh
tiến độ thực hiện Dự án BV Nhi TW, BV Bệnh Nhiệt đới TW, BV Da Liễu TW,
Bệnh viện Lão Khoa TW, BV Việt Đức, BV Phụ sản TW, Khoa Ung bướu BV Chợ
Rẫy, Trung tâm ung bướu – tim mạch trẻ em BV Bạch Mai… trình Thủ tướng
Chính phủ để đầu tư xây dựng mới khoa khám bệnh, điều trị ban ngày của bệnh
viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục để
khởi công cơ sở 2 và một số bệnh viện trung ương tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh
theo Quyết định 125/QĐ-TTg vào cuối năm 2014.
2. Trang thiết bị y tế
Đã trình Chính phủ và tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý
trang thiết bị y tế. Xây dựng Thông tư hướng dẫn về thử nghiệm lâm sàng trang

thiết bị y tế; Thông tư hướng dẫn kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế; Thông tư
tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp cho các viên chức trang thiết bị y tế.
Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong việc thực hiện Thông
tư số 219/2013/TT-BTC trong lĩnh vực nhập khẩu trang thiết bị y tế. Thực hiện
công tác rà soát, chấn chỉnh công tác nhập khẩu trang thiết bị y tế. Phối hợp với
Bộ Công an về triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Y tế và Bộ
Công an trong lĩnh vực Trang thiết bị y tế năm 2014. Phối hợp với Bộ Khoa học
Công nghệ, Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam và chuyên gia để đẩy mạnh nghiên
cứu, đề xuất đề tài ưu tiên nghiên cứu, chế tạo sản xuất trang thiết bị y tế5.
V. Cải cách hành chính, tổ chức bộ máy
Ban hành Quyết định 436/QĐ-BYT ngày 07/02/2014 phê duyệt Kế hoạch
cải cách hành chính năm 2014, gồm 8 lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục
5

Tính đến hết tháng 6/2014, cả nước hiện có 128 đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Trong 05
tháng đầu năm 2014 đã cấp giấy phép lưu hành sản phẩm cho 21 mặt hàng TTBYT, chủ yếu là các nhóm
thiết bị nội thất bệnh viện, các sản phẩm y tế từ nguyên liệu nhựa y tế, vải, cao su và điện tử y tế.

16


hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ công chức, cải cách tài chính công, thực hiện đề án đẩy mạnh cải cách chế
độ công vụ công chức, hiện đại hóa nền hành chính, công tác chỉ đạo điều hành.
Tiến hành tập hợp và phân loại 1.488 văn bản quy phạm pháp luật về y tế và
đang tiến hành rà soát các văn bản trên để thực hiện tổng rà soát, hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến nay. Ban hành 03 Quyết định công bố thủ
tục hành chính trong lĩnh vực khoa học đào tạo, phòng chống HIV/AIDS, giám
định pháp y công bố 14 thủ tục hành chính và bãi bỏ 06 thủ tục hành chính.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, chỉnh

sửa, hoàn thiện 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và “Đăng ký quảng cáo hóa
chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế”, mức độ 4 “Cấp giấy
xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm".
Hoàn thành việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y
tế, sắp xếp, đổi tên các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 63/2012/NĐ-CP và Quyết
định số 246/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Xây dựng đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ảnh kịp thời của người
dân, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ có hành vi vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, chuyên môn trong khám chữa bệnh. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy
mạnh thực hiện Quyết định 1313 về quy trình khám bệnh, các đơn vị đã cải tiến
quy trình khám bệnh, tăng thêm số bàn khám, nhân lực, cải tiến quy trình thu viện
phí và thanh toán BHYT, giảm từ 6 còn 4 chữ ký trong bản kê thanh toán chi phí
KCB BHYT nên đã từng bước giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh, đơn
giản thủ tục hành chính, giảm được từ 12-14 bước trong quy trình khám bệnh
xuống còn 4-7 bước, trung bình giảm được 40 phút một lượt khám bệnh.
VI. Y tế biển đảo và quân dân y kết hợp
Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BYT ngày 20/01/2014 về thực hiện
công tác quốc phòng an ninh trong ngành y tế năm 2014; Ban hành Qui chế tổ
chức và hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về y tế biển, đảo; chỉ đạo các đơn vị
triển khai thực hiện Luật về Giáo dục quốc phòng và an ninh; phối hợp với Ban
Quân Dân y Quân khu 2 tổ chức bảo đảm y tế cho nhiệm vụ diễu binh, diễu hành
nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Triển khai xây dựng quy trình
hướng dẫn xây dựng đơn vị dự bị động viên ngành y tế làm cơ sở cho các địa
phương tổ chức thực hiện. Chỉ đạo Ban quân dân y các tỉnh phối hợp với các đơn
vị của Bộ Quốc phòng triển khai Chương trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe
cộng đồng” để khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách khu vực trọng điểm
quốc phòng an ninh. Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống cơ sở khám chữa bệnh
quân dân y khu vực biên giới, hải đảo và xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ
dân sự theo qui định. Nghiên cứu về thực trạng, xác định nhu cầu cung ứng dịch

vụ y tế và đề xuất giải pháp chính sách, mô hình cung ứng dịch vụ y tế cho các
huyện đảo giai đoạn 2015 – 2020, làm cơ sở xây dựng chuẩn về y tế các huyện
đảo. Phát động phong trào “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” và đã tặng 845 tủ
thuốc cho tàu cá đánh bắt xa bờ cho các nghiệp đoàn nghề cá tại các tỉnh: Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi; tổ chức đoàn công tác của Bộ Y tế thăm và
17


làm việc với cán bộ, chiến sỹ tại quần đảo Trường Sa, DK1; tập huấn kiến thức y
tế cho ngư dân. Trình Thủ tướng 05 dự án đầu tư khẩn cấp cho y tế biển đảo tại
khu vực miền Trung theo Đề án 317;
VII. Công tác thanh tra, kiểm tra
Xây dựng và triển khai Kế hoạch Thanh tra y tế số 882/KH-BYT ngày
11/11/2013, tập trung vào: công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, hóa
chất chế phẩm diệt côn trùng và đồ gia dụng, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, thanh tra chất lượng nước sinh hoạt tại một số khu
vực, thanh tra toàn diện một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở hành nghề
y ngoài công lập, việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, xã hội hóa,
quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc,
việc thực hiện chế độ thu, chi tài chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, cụ thể một số lĩnh vực:
a) Lĩnh vực Dược: Bộ Y tế đã kiểm tra công tác quản lý nhà nước về lĩnh
vực dược tại Phú Yên, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Thuận,
Nam Định, Sóc Trăng; Sở Y tế các tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử phạt
hành chính hơn 100 triệu đồng. Kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định của
pháp luật trong hoạt động kinh doanh thuốc đối với 17 cơ sở.
b) Lĩnh vực Khám, chữa bệnh: Bộ Y tế đã thanh tra công tác quản lý nhà
nước về hành nghề y ngoài công lập tại Bến Tre, Đồng Tháp, Hà Nội; kiểm tra
công tác xã hội hóa y tế tại một số đơn vị, địa phương; các địa phương cũng đã tổ
chức thanh, kiểm tra về công tác thường trực, cấp cứu, quản lý nhà nước đối với

các cơ sở hành nghề khám chữa bệnh ngoài công lập,...
c) Lĩnh vực Y tế dự phòng, môi trường: Kiểm tra công tác quản lý chất thải
y tế, vệ sinh môi trường và an toàn bức xạ trong các bệnh viện tại 09 tỉnh, thành
phố Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên,
Quảng Bình, Quảng Trị; kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống tác
hại của thuốc lá tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái
Nguyên; kiểm tra về công tác y tế dự phòng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
và Viện Pasteur Nha Trang; thanh tra về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ nhỏ tại Thừa Thiên Huế.
d) Lĩnh vực An toàn thực phẩm: Đã tổ chức được 10.663 đoàn thanh tra,
kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến xã, phường về an toàn thực phẩm trong dịp
Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014.
VIII. Công tác khác:
1. Quản lý hành nghề y dược tư nhân
Cả nước hiện có 170 bệnh viện tư nhân với 8.627 giường bệnh, chiếm 11%
tổng số các bệnh viện trong cả nước, trong đó có 06 bệnh viện có vốn đầu tư nước
ngoài, hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế. Tỷ lệ giường bệnh
viện tư nhân chiếm 4,2% tổng số giường bệnh, đạt khoảng 1 giường bệnh/vạn dân.
Bộ Y tế và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý hành nghề y
dược tư nhân, như: phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật
về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và các quy chế chuyên môn; phổ biến hướng
18


dẫn các thủ tục, quy trình và đẩy nhanh việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép
hoạt động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đã tổ chức một số đoàn thanh
tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất, chỉ đạo các tỉnh có bệnh viện tư nhân
nhưng chưa được cấp Giấy phép hoạt động theo Luật khám bệnh, chữa bệnh phải
ngừng hoạt động cho đến khi được cấp Giấy phép hoạt động.
Qua công tác theo dõi, quản lý cho thấy nhiều bệnh viện tư có cơ sở khang

trang, trang thiết bị hiện đại, đã ứng dụng được các kỹ thuật cao trong chẩn đoán,
điều trị, cung cấp nhiều dịch vụ có chất lượng cho nhân dân, giúp người dân dễ
dàng tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, góp phần giảm tải bệnh viện
công lập. Nhưng vẫn còn nhiều bệnh viện thiếu nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao nên chưa thu hút được người bệnh, công suất còn chưa cao. Theo
báo cáo của 106 bệnh viện tư, chỉ có 5% số bệnh viện có công suất sử dụng
giường bệnh trên 100%, 17,4% có công suất từ 85% đến dưới 100%, 21,6% có
công suất từ 60% đến dưới 85%, còn lại có đến 56% bệnh viện có công suất chỉ từ
20-60%. Đã chấn chỉnh hoạt động của một số cơ sở hành nghề vượt quá phạm vi
hoạt động chuyên môn cho phép, lạm dụng cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang...),
không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết....
2. Xây dựng quy chế dân chủ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y
tế thông qua việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh hoạt động của Bộ môn y đức
trong các cơ sở đào tạo y dược; triển khai 11 lớp tập huấn cho khoảng 1000 viên
chức y tế về Kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử. Tổ chức Lễ phát động “Phong trào
tuổi trẻ ngành Y tế học tập và làm theo lời Bác, đi đầu thực hiện Quy tắc ứng xử
và Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2014”.
Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đường dây nóng trong
tất cả các bệnh viện, các sở y tế để tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người
dân về chất lượng dịch vụ, xử lý nghiêm những vi phạm về thái độ, đạo đức nghề
nghiệp của viên chức ở các bệnh viện. Triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày
25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công
chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy
chế chuyên môn, quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có các
hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích.

3. Y tế cơ sở
Y tế cơ sở được phát triển rộng khắp toàn quốc, trong đó bao gồm cả mạng
lưới y tế thôn, bản, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các dịch vụ y
tế. Đến hết tháng 6/2014, 99% xã, phường, thị trấn đã có nhà trạm; 77% trạm y tế
xã có bác sỹ làm việc (bao gồm cả các xã có bác sỹ làm việc từ 3 ngày/tuần trở
lên); 97,3% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 77,4% thôn, bản, tổ dân
phố trong cả nước đã có nhân viên y tế hoạt động, trong đó tỷ lệ này là 94,7% số

19


thôn, bản ở khu vực nông thôn, miền núi. Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
xã giai đoạn 2011-2020 khoảng 55%.
Đang xem xét, sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020
cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng vùng miền, khu vực.
Đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về y tế cơ sở để tạo bước
chuyển biến đột phá toàn diện về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ
cán bộ và cơ chế hoạt động của y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngay tại
cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
4. Công tác hợp tác quốc tế
Đàm phán và phối hợp ký kết các văn bản hợp tác mới trong lĩnh vực y tế:
Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế Việt Nam với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật
Bản; với Bộ Y tế, Tập đoàn Công nghiệp Dược và Công nghệ Sinh học
BioCuBaFarma nước Cộng hòa Cu Ba.
Tiếp tục tổ chức các cuộc họp thường niên của Diễn đàn Nhóm Đối tác Y tế,
hội nghị triển khai Văn kiện đối tác y tế Việt Nam (VHPD). Duy trì các hoạt động
thường niên của Nhóm công tác nòng cốt về ngoại giao y tế toàn cầu của Bộ Y tế
với sự tham gia của các Vụ/ Cục và đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan. Tổ chức
thành công các hoạt động đối ngoại quan trọng như: Diễn đàn y tế Việt Nam hội

nhập và phát triển trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam
27-2; tham dự Cuộc họp cấp Bộ trưởng khởi động chương trình an ninh y tế toàn
cầu tại Hoa Kỳ từ 7-17/2/2014; tham dự Diễn đàn các đối tác về sức khỏe phụ nữ
và trẻ em tại Nam Phi 30/6-1/7/2014;....
Trong 6 tháng đầu năm 2014, công tác vận động viện trợ cho ngành từ các
đối tác tiềm năng đã được tăng cường thông qua việc kêu gọi được các dự án cho
lĩnh vực y tế như: dự án Công nghệ thông tin trong quản lý Bệnh viện, Dự án
Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2 do JICA tài trợ, Dự án xây dựng Trường Đại học
Dược, Dự án cung cấp trang thiết bị bệnh viện Tai mũi họng vay vốn Korea
Eximbank, Dự án đào tạo nguồn nhân lực y tế do WB tài trợ ...
5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ
5.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng và đang hoàn thiện Thông tư ban hành quy chế đào tạo chuyên
khoa I, chuyên khoa II và bác sỹ nội trú; Thông tư hướng dẫn thực hành đối với
người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư hướng
dẫn đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học khối ngành khoa học sức khỏe;
Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013
của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo; Chiến lược về đào tạo liên tục cán bộ y tế giai đoạn đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan về phát triển nguồn nhân lực
y tế, như: với Bộ Công an về đào tạo nhân lực y tế cho ngành công an, đề nghị Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho phép Đại học Y Dược TP HCM, Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ và Trường Đại học Y Thái Bình tiếp tục tuyển sinh các ngành Điều
dưỡng, Kỹ thuật viên y học năm 2014. Xây dựng tiêu chí mở ngành đào tạo trình
20


độ đại học đối với một số ngành y dược: ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học
cổ truyền và Dược.

5.2. Ứng dụng khoa học công nghệ trong dự phòng và khám, chữa bệnh
Bộ Y tế ban hành Thông tư số 08/2014/TT-BYT ngày 26/02/2014 Quy định
hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam; Thông tư hướng
dẫn quản lý nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học của thuốc; Kế hoạch hành
động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hước xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Ban hành hướng dẫn Quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học;
Triển khai xây dựng Hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng Tế bào gốc trên lâm sàng và
Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng Biosimilar; Hoàn thiện chức năng quản lý nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phục vụ đánh giá chính thức 6 chức năng NRA
của Tổ chức Y tế Thế giới. Ban hành 29 quy trình hoạt động của Ban đánh giá vấn
đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế. Tổ chức 5 khóa tập huấn về thực
hành lâm sáng cho nghiên cứu viên các bệnh viện.
Thực hiện hoạt động tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án khoa
học và công nghệ từ năm 2015. Tổ chức thành công Hội nghị khoa học công nghệ
tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y – Dược toàn quốc lần thứ 17 vào tháng
5/2014. Đã xây dựng được ngân hàng chuyên gia các lĩnh vực với đầy đủ thông
tin, đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác
thông tin đề tài, dự án khoa học công nghệ; tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm một
số loại vắc xin mới như vắc xin tả, vắc xin phối hợp Sởi- Rubella, vắc xin cúm
A(H1N1), cúm A(H5N1) nhằm chủ động trong việc cung ứng vắc xin phòng,
chống dịch; nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh…
6. Quản lý Dược
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dược được duy trì tương đối ổn
định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh và phòng chống dịch bệnh và thiên tai. Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ
công tác dự phòng và điều trị, triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá
thuốc. Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc. Đẩy mạnh
triển khai các giải pháp để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, từng bước giảm việc lạm

dụng thuốc trong điều trị ở các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân.
Chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt việc đấu thầu mua thuốc theo quy định góp
phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Triển khai thực hiện Thông tư 36 sửa đổi,
bổ sung Thông tư 01 và Thông tư 37 sửa đổi, bổ sung Thông tư 11 về đấu thầu
thuốc đảm bảo cả hai yếu tố chất lượng và giá thuốc. Tiếp tục giữ vững thị trường
dược phẩm được ổn định và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, trên
cơ sở đảm bảo tỷ lệ tăng giá thuốc luôn thấp hơn tỷ lệ tăng giá CPI nói chung.
Thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến
khích sử dụng thuốc trong nước, cụ thể: đã quyết định công nhận và cấp Giấy
chứng nhận cho 03 Doanh nghiệp sản xuất thuốc, 62 sản phẩm thuốc đạt danh hiệu
"Ngôi sao thuốc Việt 2014". Kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo
Trung ương triển khai Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
21


7. Thông tin y tế
Đang hoàn thiện thông tư hướng dẫn điều kiện một số hoạt động y tế trên
môi trường mạng; Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số; Quy định Sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản
điện tử của Bộ Y tế; Quyết định Đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử; Quyết
định Xây dựng khung kiến trúc tổng thể y tế điện tử; Bộ tiêu chí, phương pháp
đánh giá tình hình kiện toàn tổ chức, nhân lực, đào tạo công nghệ thông tin tại các
đơn vị sự nghiệp ngành y tế.
Triển khai Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu trong ngành Y tế. Tiếp
tục dự án Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 20112014, dự án thí điểm áp dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trong quản lý bệnh nhân
bảo hiểm y tế. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin năm 2014.
B. CÁC TỒN TẠI, KHÓ KHĂN THÁCH THỨC
1. Quản lý nhà nước và điều hành ngành y tế
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đồng bộ, nhiều luật, quy

định mới được ban hành nhưng việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện
còn chậm, chưa đáp ứng.
- Mạng lưới tổ chức y tế địa phương còn phân tán, y tế tuyến huyện và các
cơ sở y tế dự phòng bị chia tách nhiều đầu mối, khó điều phối, kết hợp, không tiết
kiệm được nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư bị dàn trải. Tổ chức
mạng lưới y tế cơ sở trong thời gian qua chưa ổn định, bộc lộ nhiều bất cập. Mô
hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đã thay đổi trong những
năm qua, tuy nhiên, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của TYT xã/phường, của trung
tâm y tế huyện chưa được cập nhật, thay đổi.
- Công tác thanh tra y dược gặp nhiều khó khăn do bộ máy tổ chức và nhân
lực quá mỏng, còn thiếu các chuẩn mực, tiêu chí dựa trên bằng chứng phản ánh
chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế. Do thiếu hệ thống giám sát mang tính chất dự
phòng, hỗ trợ nên công tác thanh tra chủ yếu được tiến hành khi đã xảy ra vụ việc.
2. Cung ứng dịch vụ y tế
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao, mô hình
bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh
không truyền nhiễm, tai nạn, thương thích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới,
bệnh lạ diễn biến khó lường trước; ngày càng nhiều yếu tố như môi trường, biến
đổi khí hậu, xã hội và lối sống có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân; quy mô
dân số vẫn tiếp tục gia tăng và cơ cấu dân số đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam đã
bước vào giai đoạn già hóa dân số.
- Hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ
giường bệnh trên vạn dân còn thấp, hiện nay mới đạt 25 giường, khuyến nghị của
các tổ chức quốc tế cần đạt là 39. Phân bố giường bệnh chưa cân đối giữa các
vùng, miền, tỷ trọng giường bệnh tuyến cuối thấp, số giường bệnh các chuyên
khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi,… còn thấp so với nhu cầu và
cơ cấu bệnh tật. Tình trạng quá tải đã được cải thiện nhưng tại các bệnh viện tuyến
22



TW, tuyến cuối ở các TP lớn công suất sử dụng giường bệnh vẫn còn cao, tình
trạng nằm ghép còn phổ biến ở nhiều bệnh viện.
- Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo, người sống ở nông thôn,
miền núi, vùng sâu vùng xa các vùng khó khăn còn hạn chế. Có sự chênh lệch lớn
về chỉ số sức khỏe giữa các vùng miền. Mạng lưới cung ứng dịch vụ chưa đồng bộ
dẫn đến quá tải ở tuyến trên, dưới tải ở tuyến dưới; giữa y tế dự phòng và điều trị.
- Ngành Y là một ngành đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
bệnh, mặc dù hết sức cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những tai biến vượt
ngoài khả năng của y học, kể cả những nước có trình độ y học phát triển cũng
không tránh khỏi những tai biến y khoa.
3. Nhân lực y tế
- Nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến nên chưa đáp
ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Chưa thực hiện được quan
điểm “Nghề y là nghề đặc biệt, cần được đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ đặc biệt”
của Đảng, giá dịch vụ y tế chưa tính tiền lương, phần lớn vẫn do ngân sách cấp
nên vẫn phải thực hiện chính sách tiền lương chung của Chính phủ, chế độ đãi ngộ
đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y tế quá thấp,
không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao động,
điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Chính sách thu
hút cán bộ về làm việc cho y tế cơ sở, các vùng khó khăn còn nhiều bất cập.
- Chất lượng nguồn nhân lực y tế cũng là một vấn đề cần phải được ưu tiên
giải quyết trong những năm tới. Tỷ lệ cán bộ y tế tuyến xã có kiến thức và kỹ năng
đúng trong sơ cấp cứu, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, cũng như kiến thức về
xử lý bệnh dịch còn rất hạn chế.
- Quản lý chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tế và tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, chưa tăng cường, bổ sung chính sách
đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế, công tác kiểm định chất lượng nhân lực y tế
cần phải được tăng cường. Nội dung kiểm định chất lượng giáo dục y khoa chưa
được triển khai. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mới bắt đầu được triển
khai xây dựng hoặc chưa được áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo.

- Do hậu quả của việc quá tải bệnh viện, chế độ chính sách đãi ngộ chưa tốt,
mặt trái của kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến một bộ phận cán bộ
y tế, ảnh hưởng việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân của một số cán bộ y tế
chưa đáp ứng được yêu cầu nên để xẩy ra một số trường hợp thái độ phục vụ, ứng
xử chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
4. Hệ thống thông tin y tế
- Chất lượng thông tin chưa được cải thiện rõ rệt. Một số chỉ tiêu y tế được
công bố còn khác nhau giữa các nguồn số liệu do chưa thống nhất về thời điểm
báo cáo, khái niệm, phương pháp tính,… Thông tin cung cấp từ các đơn vị, địa
phương chưa được kịp thời, chưa đầy đủ, thiếu thông tin từ các cơ sở y tế tư nhân,
cơ sở y tế thuộc các bộ, ngành khác.

23


- Hầu hết các chỉ số thống kê đều thu thập qua báo cáo định kỳ nên một số
số liệu còn thiếu tính chính xác, không sẵn có; điều tra thống kê và khai thác hồ sơ
đăng ký hành chính tuy đã áp dụng nhưng vẫn ở mức độ hạn hẹp.
- Nguồn nhân lực của hệ thống thông tin thống kế thiếu về số lượng, yếu về
chuyên môn và không ổn định ở tất cả các tuyến. Số cán bộ làm kiêm nhiệm công
tác thông tin thống kê còn cao, chiếm khoảng trên 50%.
- Ứng dụng công nghệ tin học trong xử lý, phân tích và báo cáo còn hạn
chế. Có quá nhiều phần mềm đang được sử dụng trong các cơ sở y tế mà chưa kết
nối được với nhau, gây khó khăn cho việc thống kê, tổng hợp.
5. Dược, trang thiết bị, công trình y tế
- Mặc dù tỷ trọng thuốc, trang thiết bị sản xuất trong nước có tăng nhưng
vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với khả năng của các doanh
nghiệp. Việc tiếp cận thuốc tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực biển đảo còn khó
khăn. Chưa chủ động trong việc bảo đảm nguồn vắc-xin dịch vụ, ngoài chương
trình tiêm chủng mở rộng. Nhiều địa phương chưa thực hiện đấu thầu tập trung

dẫn đến còn có tình trạng chênh lệch giá thuốc giữa các bệnh viện trong cùng khu
vực, gây bức xúc, phản ánh của người dân. Hiện tượng sử dụng thuốc chưa hợp lý
vẫn còn xảy ra, bán thuốc không theo kê đơn còn diễn ra phổ biến, tỷ lệ sử dụng
kháng sinh còn cao, một số loại thuốc trong số 30 loại thuốc được sử dụng nhiều
nhất nhưng lại ít hoặc không có tác dụng lâm sàng.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế đã và đang được cải thiện,
nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định nên
chưa có đủ các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, nhất là đối với tuyến y tế cơ sở, gây ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ y tế.
6. Tài chính y tế
- Kỹ thuật y học phát triển, trang thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh ngày càng
đắt tiền nên chi phí cho chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn, trong khi về cơ bản
nước ta vẫn còn là một nước nghèo, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ còn
thấp và các nguồn viện trợ nước ngoài cho Việt Nam ngày càng giảm dần, chi tiền
túi hộ gia đình còn cao (~48%) dẫn đến bẫy đói nghèo:
+ Chi NSNN cho y tế/tổng chi NSNN còn thấp so với một số nước trong
khu vực; Tốc độ tăng chi NSNN cho y tế trong 3 năm gần đây không cao do ảnh
hưởng chung từ những khó khăn của nền kinh tế;
+ Số đối tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi... do nhà nước phải đảm bảo ngày càng lớn
nhưng mệnh giá BHYT còn thấp. Tỷ lệ bao phủ BHYT chưa cao, mới đạt gần
70%, trong đó nhóm người cận nghèo, người có thu nhập trung bình tham gia
BHYT còn thấp;
+ Đầu tư cho y tế dự phòng còn hạn chế, nhiều địa phương chưa phân bổ đủ
mức tối thiểu 30% cho y tế dự phòng theo Nghị quyết 18 của Quốc hội; ở một số
địa phương khi có dịch xảy ra mới được cấp kinh phí nên việc chủ động phòng,
chống dịch bệnh ngay từ khi chưa xảy ra còn hạn chế.
24



+ Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển khu vực ngoài
công lập (xã hội hoá) chưa đủ mạnh để có thể huy động tối đa các nguồn lực của
xã hội cho chăm sóc sức khỏe. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, liên doanh,
liên kết tuy kết quả có nhiều mặt tích cực như phát triển được kỹ thuật, nâng cao
hiệu quả chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử
vong, nhưng cũng còn có tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu chụp.
- Cơ chế tài chính chậm được đổi mới, trong tư duy và hoạt động của nhiều
đơn vị sự nghiệp y tế công lập vẫn còn mang tính bao cấp, chưa thích ứng quy luật
cung cầu, quy luật giá trị. Giá dịch vụ y tế qua 17 năm mới được điều chỉnh
nhưng mới chỉ tính có 3 yếu tố chi phí trực tiếp, vẫn chưa thực hiện tính đúng và
thu đủ chi phí được. Tuy mới tính có 3 yếu tố nhưng nhiều địa phương mới quyết
định ở mức 60-80% chi phí của 3 yếu tố nên mức thu thấp, không đảm bảo cân đối
thu, chi của đơn vị. Do chưa tính khấu hao nên các đơn vị chưa có nguồn tài chính
vững bền để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến nay đã có 63/63 tỉnh
áp dụng giá viện phí với 3 yếu tố, trong đó 14 tỉnh đang xây dựng kế hoạch điều
chỉnh giá theo lộ trình thực hiện Nghị định 85.
- Hiện nay phương thức chi trả dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chủ yếu là
thanh toán theo dịch vụ. Việc đổi mới phương thức chi trả cần phải có thời gian,
đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định về năng lực kỹ thuật, tính đáp ứng của
hệ thống thông tin dữ liệu, các nghiên cứu hỗ trợ, tuy nhiên trong điều kiện thực tế
Việt Nam hiện nay các điều kiện này đều rất hạn chế.
Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm là sự nỗ lực to lớn của toàn ngành
y tế dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và sự ủng hộ của các Bộ, ngành,
chính quyền địa phương, trong đó Ngành Y tế đã thực hiện tốt 3 đột phá chiến
lược: Cải cách thể chế; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và Đổi mới cơ chế tài chính,
cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
C. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI
NĂM 2014
Trong 6 tháng còn lại của năm 2014, ngành y tế sẽ tiếp tục tích cực triển

khai các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, với các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ
thể như sau:
I. Hoàn thành công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm
2014 để hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý
Tập trung hoàn chỉnh để trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Dược 2005; Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia;
Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT; Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường y tế
cơ sở trong tình hình mới và Chủ trương quy hoạch, đầu tư bệnh viện Trung ương,
bệnh viện khu vực và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 85, quy định
danh mục thuốc phải đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục
thuốc đàm phán giá, xây dựng đề án đấu thầu tập trung thuốc cấp quốc gia; xây
dựng đề án sửa đổi bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã cho phù hợp với vùng miền ....
II. Các hoạt động chỉ đạo chuyên môn
25


×