Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh UBND Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 131 trang )

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Luật Đất đai 2003, UBND thành phố Huế đã triển khai lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) của thành phố và được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết
định số 07/QĐ-UBND ngày 3 tháng 01 năm 2014. Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố
Huế làm căn cứ cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và quản lý, sử dụng đất theo quy định, đảm bảo thống nhất, đồng bộ
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch của các ngành; đồng
thời thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phân bổ và chủ động dành quỹ đất hợp lý cho
phát triển, khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đất đai để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông
thôn; quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích
phi nông nghiệp;….theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển với tốc độ tăng bình quân cao.
Tuy nhiên, công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn
còn những tồn tại cần phải khắc phục như: khả năng dự báo còn chưa đầy đủ
nên chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; sự gắn kết
giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành chưa đồng bộ; vị trí và quy mô diện tích
của các công trình, dự án trong quy hoạch cũng thường bị thay đổi do tác động
của cơ chế tài chính, chính sách giá đất bồi thường, giải phóng mặt bằng;…
Cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đang bước vào thời kỳ hội
nhập quốc tế và khu vực, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được
đẩy mạnh đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất nhằm đáp ứng nhu
cầu tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ - du lịch, xây dựng các
công trình phúc lợi xã hội và thực hiện đô thị hóa… Vì vậy, việc đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất hiện nay và những năm tiếp theo của các ngành, lĩnh vực trên


địa bàn Thành phố là rất lớn và chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp là nhu cầu thực tiễn.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 46 Luật Đất đai năm 2013 quy định quy
hoạch sử dụng đất được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh thì cần phải điều chỉnh việc phân bổ quỹ
đất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cũng theo điểm C khoản 1 Điều
46 quy định quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới được điều chỉnh khi có sự điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch
sử dụng đất.
UBND Thành phố Huế

1


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố được lập theo quy định của Luật Đất đai
2003 nên có một số nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013
(bổ sung thêm các chỉ tiêu mới như đất khu chế xuất, khu kinh tế, đất đô thị, đất
khu chức năng…). Do đó, căn cứ khoản 1, Điều 51, Luật Đất đai 2013 quy định
“Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà
soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù
hợp với quy định của Luật này”.
Từ những lý do trên, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tiến hành lập dự án:
“Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng
đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế.”
1. Mục tiêu của dự án
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng

đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế” nhằm thực
hiện những mục tiêu:
- Hoàn thiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế
hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố
Huế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thi hành; đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn;
phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phân bổ quỹ đất
phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Huế.
- Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng nguồn lực về đất đai phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Làm cơ sở để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Làm cơ sở để dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và thực hiện kế hoạch sử
dụng đất.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi dự án: Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Huế;
- Giới hạn dự án: Nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất thành phố Huế.
3. Phương pháp thực hiện
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng
đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế được xây
dựng theo trình tự từ trên xuống và từ dưới lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của
tỉnh về sử dụng đất vừa dựa trên đề xuất về sử dụng đất của các ban ngành và
UBND Thành phố Huế

2



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

các phường; đặt thành phố Huế trong bối cảnh chung của tỉnh và cả nước để dự
báo biến động về quỹ đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu
cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của thành phố Huế tại thời điểm 2010,
2015, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2010 – 2015, từ đó xác định xu hướng
biến động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số
loại đất cần quan tâm như đất lúa, đất rừng, đất giao thông, đất phục vụ phát
triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ,…
- Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển các ngành, các dự án của tỉnh, thành phố Huế từ đó tổng
hợp chỉ tiêu phát triển của từng ngành, yêu cầu bảo vệ môi trường, dự báo dân
số và nhu cầu về quỹ đất cần phải bố trí.
- Bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền
vững của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, khả năng thực hiện
chuyển đổi quỹ đất…
- Quy trình thực hiện nội dung Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất thành phố Huế theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần II Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch thành phố
Huế, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị được, bố cục có các phần
chính sau:
Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Phần III: Kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ của điều chỉnh quy hoạch

Phần IV: Giải pháp thực hiện

UBND Thành phố Huế

3


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn
hoá, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao.
- Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Huế;
- Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2016 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc phê duyệt đề cương và khái toán lập Điều chỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Huế;
- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế, thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam;
- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
UBND Thành phố Huế

4


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020;
- Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 564/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006 - 2020;
- Quyết định số 235/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;
- Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố
trực thuộc trung ương;
- Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26 tháng 08 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển
thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 09 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát
triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020;
- Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016-2020) tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 –
2020;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất các cấp;
- Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22 tháng 9 năm 2014 của
Tổng cục Quản lý Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện;

- Công văn số 2574/UBND - TNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh;
UBND Thành phố Huế

5


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

- Công văn số 4635/UBND-ĐC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
cấp huyện.
- Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 7 tháng 3 năm 2016 của UBND thành phố
Huế về tình hình kinh tế xã hội 5 năm (2011 – 2015) và kế hoạch kinh tế xã hội
5 năm 2016 – 2020;
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các phường trên địa bàn
thành phố đến năm 2020, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung, quy hoạch
chuyên ngành, quy hoạch vùng của một số phường đã được UBND tỉnh phê
duyệt;
- Số liệu kiểm kê và thống kê đất đai của huyện năm 2011, 2012, 2013,
2014 và năm 2015;
- Niên giám thống kê huyện năm 2011, 2012, 2013, 2014 và năm 2015.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và
thực trạng môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trung tâm

kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế; có toạ độ địa lý từ 16 o30'45''
đến 16o24'00'' vĩ độ Bắc và từ 107o31'45'' đến 107o38'00'' kinh độ Ðông. Thành
phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.067,31 ha chiếm 1,41% diện tích toàn tỉnh,
được tổ chức thành 27 phường.
- Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang
- Phía Nam và Đông Nam giáp thị xã Hương Thủy
Thành phố Huế nằm trên trục Bắc - Nam của tuyến đường bộ, đường hàng
không, đường sắt và đường biển; cách Hà Nội 675km về phía Bắc và cách thành
phố Hồ Chí Minh 1060km về phía Nam. Thành phố nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung kết nối với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh
như khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế Chu Lai,
khu công nghiệp Dung Quất...Bên cạnh đó thành phố còn nằm trên tuyến hành
lang kinh tế Đông Tây nối liền Việt Nam với các nước Thái Lan, Lào, Myanma.

UBND Thành phố Huế

6


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Trang thông tin điện tử UBND thành phố Huế)

Với những lợi thế trên, thành phố Huế sẽ được xây dựng trở thành thành
phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm
2009 của Bộ Chính trị và thành phố Huế sẽ trở thành khu vực đô thị trung tâm
của đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị vệ tinh là thị xã Hương Thuỷ, thị xã

Hương Trà và thị trấn Thuận An theo Quyết định số 649/2014/QĐ-TTg ngày 6
tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Huế nằm trên vùng đồng bằng hẹp và địa hình có độ dốc từ Tây
sang Đông. Thành phố được hình thành ở trung tâm dãi đồng bằng hẹp của hạ
lưu sông Hương hai dạng địa hình chính:
* Địa hình đồi thấp xâm thực bóc mòn phát triển trên các đá trầm tích,
phân bố phía Tây thành phố Huế, thuộc các phường Thuỷ Xuân, An Tây .
* Địa hình đồng bằng tích tụ phân bố ở phía Bắc và Đông thành phố Huế,
chia thành 2 khu vực chính là Bắc sông Hương và Nam sông Hương.
- Khu vực Bắc sông Hương có địa hình bằng phẳng. Khu vực kinh thành
có cao độ nền xây dựng hiện trạng từ +1,8m đến +3,5m. Phường Phú Hiệp, Phú
Cát có cao độ nền nền xây dựng từ 2,7m đến 3,5m. Một số khu vực có cốt nền
dưới +2m và thường xuyên bị ngập lũ.
- Khu vực Nam sông Hương: cao độ chênh lệch khá lớn từ +2,5m đến
+7,5m, cá biệt có một số đồi thoải cao độ +12m đến +18m.

UBND Thành phố Huế

7


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Hình 2.2: Bản đồ độ cao thành phố Huế

(Nguồn: Thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Huế 2014-2020)

2.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và

khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu,
thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động lớn và mang đặc trưng của vùng nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm. Đây được xem là một trong những vùng có khí hậu khắc
nghiệt nhất của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của khí hậu thành phố Huế là lượng
mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn
chế ngập rất khó khăn.
Bảng 2.1: Nhiệt độ theo tháng của thành phố Huế
(Đơn vị :°C)
Bình
quân
năm

Phân
biệt

Tháng
1

Tháng
2

Tháng
3

Tháng
4

Tháng
5


Tháng
6

Tháng
7

Tháng
8

Tháng
9

Tháng
10

Tháng
11

Tháng
12

2010

21,0

23,2

23,7

26,1


29,3

29,4

28,8

27,4

27,4

24,8

22,6

21,3

25,4

2012

19,3

20,1

22,6

26,3

28,4


29,2

28,9

29,1

26,6

25,4

25,0

22,8

25,3

2013

19,8

22,9

24,6

26,2

28,7

28,5


27,9

28,4

26,6

24,6

23,6

18,3

25,0

2014

18,7

20,4

23,0

27,2

29,3

30,4

29,0


28,6

27,8

25,2

24,7

19,7

25,3

2015

19,5

21,8

25,1

25,9

29,5

29,5

28,2

28,9


28,3

25,1

25,4

21,8

25,8

(Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Nhiệt độ trung bình hàng năm thành phố Huế khoảng 25,2°C.
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C - 41°C.
UBND Thành phố Huế

8


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

+ Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở
vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2.800 mm/năm. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa phân bố không đều giữa các tháng;
chủ yếu là tháng 10, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất (chiếm tới 30% lượng mưa
cả năm). Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86%. Đặc điểm mưa ở Huế là

mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập
trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn, do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 7, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài) và gió
mùa Đông Bắc (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo
mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão xuất hiện hàng năm, trực tiếp
đổ bộ gây ảnh hưởng tới thành phố từ tháng 8 đến tháng 9 - 10.
Hình 2.3: Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Huế 2014-2020)

2.1.1.4. Thuỷ văn
Thành phố Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của hệ thống
sông Hương. Sông Hương có 3 nhánh là: sông Bồ, sông Tả Trạch và sông Hữu
Trạch; bắt nguồn từ các dãy núi Trường Sơn và chảy qua trung tâm thành phố
Huế.
Hình 2.4: Mạng lưới thuỷ văn khu vực thành phố Huế
UBND Thành phố Huế

9


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

(Nguồn: Thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Huế 2014-2020)

Con sông này có diện tích lưu vực là 2.830km2, chiếm 56% diện tích toàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Chiều dài sông chính là 104 km, độ cao bình quân lưu vực
330m, độ dốc bình quân lưu vực 2,85%. Chiều dài lưu vực 63,5km, chiều rộng
bình quân lưu vực 44,6km. Hệ thống sông Hương chảy qua địa bàn thành phố

Huế là lưu vực đồng bằng thấp trũng, về mùa mưa lũ nước sông dâng cao từ 2 4m (riêng đỉnh lụt năm 1999 mực nước dâng cao 6m) làm ngập tràn các khu dân
cư, các vùng sản xuất và gây thiệt hại các hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố,
sau đó nước chảy ra biển qua cửa Thuận An.
Điều kiện thuỷ văn sông Hương:
- Lưu lượng dòng chảy: Qmax = 1.600 m3/s và Qmin = 5 - 6 m3/s
- Mực nước: Hmax = +5,58 m và Hmin = +0,3 m; HmaxTB năm = +3,97 m
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, thành phố Huế có 2 tiểu vùng địa lý thổ
nhưỡng: tiểu vùng đất đỏ vàng và tiểu vùng đất phù sa.
- Đất đỏ vàng (đất Feralit): được hình thành từ sản phẩm phong hoá của
nhiều loại đá mẹ khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất đỏ vàng là chua, khả
năng hấp phụ không cao; hàm lượng sắt, nhôm tích luỹ tương đối cao; kim loại
kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh. Đất đỏ vàng bao gồm 06 loại đất chủ yếu sau:
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá granitiod. Đất có thành phần cơ giới
thuộc loại thịt nhẹ, cấu trúc viên - hạt, ít hơn có cục tảng. Đất tương đối chua
(pHKCl = 3,7 - 5), hàm lượng mùn khá (0,5 – 3%).
+ Đất đỏ vàng phát sinh từ phiến đá sét. Do loại đất này được đưa vào
khai thác, sử dụng lâu đời nên xảy ra hiện tượng xói mòn, tầng đất mỏng. Hiện
nay, nhiều vùng là đồi trọc và bị kết von, đá ong hoá hoặc trơ sỏi đá. Đất chua
(pHKCl = 4 – 4,5), nghèo mùn (0,7 – 1%).
UBND Thành phố Huế

10


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

+ Đất vàng nhạt trên cát kết, cát - bột kết, cuội kết. Tầng đất phổ biến là
mỏng (30 – 50m), chỉ ở vùng có thảm thực vật dày che phủ tầng dày mới đạt tới

70 – 100 cm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc vừa, cấu trúc hạt – viên, cục.
Đất chua (pHKCl = 4,5 – 5), nghèo mùn (0,8 – 1%).
+ Đất đỏ vàng hình thành trên sa phiến thạch. Tầng đất phần lớn rất mỏng
(<30 cm). Thành phần cơ giới bao gồm cát, limon, sét, mãnh, von kết.
+ Đất đỏ phát triển trên đá phiến thạch – mica và các đá phiến khác. Đất
có tầng dày khá (70 – 100 cm), thành phần cơ giới nặng, cấu trúc hạt – viên,
chua (pHKCl = 4 – 5), tương đối nghèo mùn (1 – 1,5%).
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ. Loại đất này được hình thành trên sản
phẩm lắng đọng của phù sa sông nhưng do sự biến động địa chất được nâng lên
thành dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự
nhiên nghèo.
- Đất phù sa: là sản phẩm được hình thành từ nguồn vật liệu bùn cát, được
sông Hương bồi đắp nên, đất phù sa được chia ra 02 loại:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm: phân bổ chủ yếu các bậc thềm cao
ven sông Hương. Đặc điểm hình thái phẫu diện là có sự phân hoá rõ giữa các tầng
phát sinh theo màu sắc và tính chất lý hoá đất. Đất có thành phần cơ giới nặng,
chua (pHKCl = 4,5 – 4,7), hàm lượng mùn trung bình (1 – 2,3%).
+ Đất phù sa glây hoá được bồi: trong phẫu diện đất tầng glây biểu hiện rõ
và do quá trình khử chiếm ưu thế nên đất có màu xám xanh điển hình. Đất có
thành phần cơ giới nặng, chua (pHKCl = 4 – 4,4), nghèo mùn (1 – 1,3%).
2.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố được cung cấp
chủ yếu từ nguồn nước sông Hương, các nhánh sông và 48 nhánh hồ lớn nhỏ;
trong đó một số hồ quan trọng nằm ở các phường Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây
Lộc, Thuận Thành. Ở phường Thuận Lộc có hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, hồ Sen.
Ở phường Thuận Hoà có hồ Võ Sanh –Tân Miếu; phường Tây Lộc có hồ Mộc
Đức, hồ Hữu Bảo. Ngoài ra bao quanh Hoàng Thành còn có hồ Kim Ngưu
Ngoài và hồ Kim Ngưu Trong.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm có độ sâu 5 - 10 m ở các khu vực
gò đồi. Các khu vực khác mực nước ngầm có độ sâu 1,5 - 2 m; được phân bố

rộng khắp với bề dày biến đổi, trung bình 12-22m. Nước thuộc loại nước nhạt,
với mực nước tĩnh nằm rất nông so với bề mặt đất từ 0,1m đến 5,5m.
Nói chung, nguồn nước hiện có đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt trên địa bàn (tỷ lệ cấp nước sạch của thành phố đạt khá cao, đạt 95%).
Nguồn nước thô được lấy từ sông Hương cung cấo cho các nhà máy nước Vạn
Niên, Quảng Tế 1, Quảng Tế 2, Dã Viên. Tuy nhiên khi dân số tăng lên, du lịch
phát triển, sản xuất công nghiệp tăng mạnh thì vấn đề ô nhiễm môi trường và ô
UBND Thành phố Huế

11


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

nhiễm nguồn nước sẽ xuất hiện, đòi hỏi thành phố cần có những biện pháp bảo
vệ, tránh những tác động xấu đến các nguồn cung cấp nước.
2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là
303,89 ha chiếm 4,30% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, trong đó chủ yếu là
đất rừng đặc dụng với diện tích 300,81 ha; đất rừng sản xuất 3,08 ha. Diện tích
đất lâm nghiệp chủ yếu tạo vành đai xanh phục vụ cho các công trình di tích, văn
hóa, tạo cảnh quan và góp phần cải thiện môi trường sinh thái khu vực.
2.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam,
hiện đang lưu giữ một kho tàng tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ,
đặc sắc tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam; là địa bàn vừa có quần thể di
tích được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá nhân loại với những công trình về
kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng; các di tích văn hoá, các
công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung
điện, đền đài, miếu mạo, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà

thờ,... vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm. Các lễ hội dân gian
truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng; các thể loại mỹ thuật, nghệ thuật cổ
truyền dân gian và cung đình được lưu truyền.
Nét đặc trưng của văn hóa ở Huế còn là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân
gian và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lý dân gian đã được tiếp thu và cải
biên phục vụ cho vua chúa trở thành ca, múa nhạc cung đình có giá trị nghệ thuật cao.
Người dân Huế cần cù, thông minh, lịch thiệp, giữ gìn bản sắc văn hoá
Việt Nam và của vùng văn hoá Phú Xuân. Trình độ dân trí của người dân Huế
khá cao, nguồn lao động khá dồi dào, nhiều tài năng sáng tạo, đội ngũ nghệ nhân
các ngành nghề truyền thống còn khá đông... Đây là lợi thế quan trọng đẩy
nhanh tiến trình phát triển của thành phố Huế.
2.1.3. Thực trạng môi trường
Nhìn chung thành phố Huế hiện có môi trường sinh thái tương đối tốt.
Huế hiện nay đang được ngưỡng mộ không chỉ vì nó có tính cách riêng, có văn
hoá riêng mà còn bởi vì nó gắn liền với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên.
Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, quá
trình đô thị hoá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Trong những năm qua, với định hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp nông nghiệp thành phố đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng,
… nên mức độ và nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng.
- Sự phát triển các khu đô thị mới, cụm công nghiệp, khu quy hoạch tái
định cư đã làm cho hệ thống sông, kênh, hồ của Huế vừa có chức năng làm đẹp
cảnh quan, vừa có chức năng tiêu thoát nước đang dần bị thu hẹp. Hầu hết các
nguồn chất thải chưa được xử lý đều được đổ vào hệ thống sông, hồ qua 119
UBND Thành phố Huế

12


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh


điểm thải. Ven sông Hương, sông Đông Ba có khoảng 56 điểm thải lớn và xả
thải ra với tải lượng lớn các chất gây ô nhiễm. Khoảng 40% nước thải sinh hoạt
tại thành phố là có thể kiểm soát được, còn lại là các nguồn thãi không kiểm soát
được. Từ đó môi trường nước và chất lượng nước ở các sông, hồ ngày càng xấu
đi; đặc biệt do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt không được xử lý mà
thải trực tiếp vào hệ thống nước chung gây ô nhiễm tầng nước mặt, thấm xuống
đất gây ô nhiễm tầng nước ngầm.
- Tình trạng ngập úng cục bộ cũng như ô nhiễm môi trường do thiếu hệ
thống mương thoát nước mưa và nước thải luôn là vấn đề bức xúc của thành phố
Huế. Theo thống kê, hệ thống thoát nước chung của thành phố chỉ khoảng 100
km đường cống hỗn hợp và khoảng 50 km là sông, ao, hồ. Tất cả chỉ mới đáp
ứng được 25-30% yêu cầu thoát nước. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước thải
cho thành phố vẫn còn thiếu, yếu và một số nơi chưa được đầu tư xây dựng.
Phần lớn nước thải trên địa bàn vẫn được xả thải trực tiếp ra môi trường, ra các
con sông như sông Hương, An Cựu, Đông Ba, Như Ý... mà không qua xử lý,
gây ảnh hưởng lớn đến môi sinh, môi trường.
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
a. Tăng trưởng kinh tế
Nhịp độ phát triển kinh tế của thành phố qua các năm có sự chuyển biến
rõ rệt, năm 2011 tăng trưởng đạt 6,32%, đến năm 2015 tăng trưởng là 10,09 %
cao hơn so với các năm trước, cao hơn mức trung bình cả tỉnh (9,07 %). Trong
đó xem xét tỉ trọng cấu trúc của các ngành thì ngành thương mại và dịch vụ có tỉ
trọng cao nhất, tiếp đến lần lượt là ngành xây dựng và công nghiệp, nông-lâm-thủy sản.
Tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ, công nghiệp và
xây dựng trong những năm gần đây có xu hướng tăng đều và khá ổn định, phù
hợp với định hướng cơ cấu kinh tế thành phố đề ra.
Bảng 2.2: Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Huế (theo
giá so sánh năm 2010) qua các năm

Năm
Tổng giá trị sản phẩm
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Cơ cấu tổng giá trí sản
phẩm (%)
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
UBND Thành phố Huế

2011

2012

2013

2014

1.4891.026 18.183.753 20.146.932 21.953.481
181.435
149.190
141.508
146.881
5.519.950 6.222.678 6.658.826 7.293.930
13.346.59 14.512.67
9.189.641 11.811.885
8
0


2015
24.168.912
150.890
8.330.618
15.687.404

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

1.22
37.07
61.71

0.82
34.22
64.96

0.70
33.05
66.25

0.67

33.22
66.11

0.62
34.47
64.91

13


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Chỉ số phát triển
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

106.32
102.5
101.36
115.102

110.71
99.3
104.14
128.694

110.8
94.85
104.22

133.328

108.97
103.8
106.46
116.654

110.09
102.73
105.72
121.822

(Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, khu vực kinh tế
nông lâm ngư nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm (từ 1,22% năm 2010 giảm
xuống 0,62% năm 2015); khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng giảm nhẹ (từ
37,07% năm 2011 giảm xuống 34,47% năm 2015); khu vực thương mại dịch vụ
tăng lên (từ 61,71% năm 2011 lên 64,91% năm 2015). Trong thời kỳ 2010 2015, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch đúng hướng phù hợp
với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế thành phố thay đổi đều ở cả ba ngành kinh tế,
và sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là đúng hướng, tạo tiền đề cho thành
phố phát triển theo định hướng “Du lịch, dịch vụ - thương mại, công nghiệp –
xây dựng, nông lâm thuỷ sản".
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.2.1. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, tăng cường thâm
canh và chuyên canh để tăng năng suất. Thực hiện tốt “Đề án chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp thành phố đến 2015”; áp dụng các tiến bộ khoa học

công nghệ trong sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh về cây đặc sản như
Thanh trà, sản xuất rau an toàn, trồng hoa, sinh vật cảnh… tạo được hiệu quả
và giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông lâm ngư ghiệp 5 năm ước đạt 1.206
tỷ đông, tăng bình quân 4,6%/năm.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Năm

Tổng số

2010
2011
2012
2013
2014
2015

177.629
188.382
185.481
195.895
207.345
217.113

Ngành (triệu đồng)
Cơ cấu(%)
Trồng
Chăn
Chăn
Khác Trồng trọt
trọt

nuôi
nuôi
122.373
24.585
30.671
68.89
13.84
140.018
34.295
14.069
78.83
19.31
138.558
24.206
22.717
78.00
13.63
149.642
37.001
9.252
84.24
20.83
145.530
49.950
11.865
81.93
28.12
159.406
45.604
12.103

89.74
25.67

Khác
17.27
7.92
12.79
5.21
6.68
6.81

(Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

a) Sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm là 1747,27 ha, năng
suất bình quân đạt 60,49 tạ/ha, sản lượng là: 10.569,83 tấn. Trong đó, vụ Đông
Xuân với diện tích là 875 ha, năng suất đạt 63,13 tạ/ha. Diện tích gieo trồng vụ
Hè Thu là 872,27 ha, năng suất đạt 57,84 tạ/ha. Tỷ lệ gieo trồng giống lúa cấp 1
UBND Thành phố Huế

14


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

vụ Đông Xuân đạt trên 96 %, vụ Hè Thu trên 95%, bình quân đạt 95,5%/năm.
Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây lương thực và cây công nghiệp như
sau: ngô 126 ha, năng suất đạt 42,3 tạ/ha, sản lượng 533 tấn; khoai lang 95 ha,
năng suất đạt 49,2 tạ/ha, sản lượng 467,2 tấn; sắn 48 ha, năng suất đạt 135 tạ/ha,
sản lượng 648 tấn. Ngoài ra còn có diện tích của một số cây ăn quả như thanh trà,

dứa, chuối, xoài, cam, quýt…
+ Chăn nuôi: có chuyển biến tích cực về chất lượng nhờ công tác phòng
chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm được thực hiện tốt. Tổng số gia súc hiện có
là: trâu 252 con, bò 889 con, lợn 7.003 con; gia cầm là 80.000 con.
b) Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng trên địa bàn thành phố đến năm 2015 là 303,89 ha
(rừng đặc dụng 300,81 ha và rừng sản xuất 3,08 ha). Diện tích đất trồng rừng đã
có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi và phát
triển kinh tế vùng gò đồi, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường cảnh quan thiên
nhiên, vừa phục vụ tổ chức Festival và các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng,... Năm 2015 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành ở khu vực
khai thác gỗ và lăm sản khác đạt 394 triệu đồng.
c) Thuỷ sản
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 11,87 ha. Giá trị sản xuất thủy
sản giảm từ 3.501 triệu đồng năm 2010 xuống 2.441 triệu năm 2015 và 3.500,7
triệu đồng năm 2011.
Cơ cấu theo ngành năm 2015 như sau: khai thác chiếm 37,70%, nuôi
trồng chiếm 59,20% và dịch vụ thuỷ sản chiếm 3,10%. Sản lượng thuỷ sản đạt
63 tấn cung cấp đáng kể nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất
khẩu.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp từ năm 2011 đến nay đã có những
chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án phát triển ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của thành phố được triển khai đã tạo được
chuyển biến về nhận thức của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi.
2.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế,
giá vật tư nguyên liệu tăng, biến động giá vàng, xăng dầu, điện, gas, lãi suất
cho vay cao… các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN đã có
nhiều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất. Một số cơ sở đã chú trọng đổi mới

công nghệ, thiết bị, tạo được một số sản phẩm có lượng, được thị trường chấp
nhận.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 5 năm
2011- 2015 ước đạt 23.196 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là:
11,28%; năm 2015 ước đạt: 5.754 tỷ đồng (giá hiện hành). Các mặt hàng có
UBND Thành phố Huế

15


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

sản lượng lớn như chế biến thực phẩm mứt, bánh, kẹo, bia, rượu, may mặc thời
trang, văn hoá phẩm, hàng trang trí nội thất, thiết bị điện tử và cơ kim khí gia
dụng... đặc biệt ngành dệt may trong những năm nay phát triển nhanh, các đơn
đặt hàng từ đầu năm nhiều và số lượng các cơ sở may mặc ngày càng phát
triển, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp nhẹ của tỉnh trên địa bàn
Thành phố. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống Huế tiếp tục được
đầu tư sản xuất không chỉ nâng cao năng xuất mà còn tạo ra một số tour du lịch
độc đáo thu hút du khách tham quan…
Cụm Công nghiệp An Hòa vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng quản lý
nhà nước được giao. Đến nay, đã có 35 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 44 dự án;
trong đó có 39 dự án của 33 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, giải
quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động. Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật đợt
1 - giai đoạn 9 và đang đầu tư 10 gian nhà xưởng cho thuê để phục vụ di dời
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; giải quyết các vấn đề liên
quan đến thu tiền thuê đất, tiền sử dụng hạ tầng tồn đọng trong các năm trước
và thủ tục của một số doanh nghiệp đang đầu tư vào cụm
Bảng 2.4: Giá trị SXCN trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành CN
Phân theo

ngành công
nghiệp

Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Công nghiệp
khai khoáng

65.369

64.287

63.541

62.891

62.269

Công nghiệp
chế biến

4.463.479

4.538.735


4.735.877

4.875.763

4.974.967

107.021

120.335

129.319

134.603

157.719

CNSX và phân
phối điện, nước

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố
(theo giá trị sản lượng), các ngành công nghiệp chế biến (chủ yếu là các ngành
chế biến lương thực - thực phẩm, hoá chất, sản xuất chất khoáng phi kim loại,
cơ khí tiêu dùng...) chiếm tỷ trọng lớn. Nếu phân tích trên số lượng cơ sở và
lao động thì trong cơ cấu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố
chủ yếu là chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ,
cơ khí tiêu dùng và sửa chữa.
Ngành công nghiệp thành phố đang chuyển nhanh sang hướng sản xuất

sạch và xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực tăng nhanh như may, thêu, chế
biến sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, mộc mỹ nghệ, sơn mài... Các sản phẩm
UBND Thành phố Huế

16


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

xuất khẩu chủ yếu là đồ gỗ mỹ nghệ, hàng may mặc, nông sản chế biến, hàng
mây tre đan, sản phẩm thêu, sản phẩm đồng đúc, thuỷ sản chế biến, mỹ nghệ
kim hoàn, đồ lưu niệm…
2.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại và du lịch
a. Dịch vụ - thương mại
Thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu lưu thông và
trao đổi hàng hoá. Các loại hình thương mại, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống
các siêu thị; chợ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch bảo đảm
sắp xếp gọn gàng, thông thoáng, phát triển ổn định, đa dạng, thu hút nhiều
thành phần kinh tế tham gia. Các tuyến phố kinh doanh thương mại, dịch vụ;
các siêu thị và hình thức kinh doanh chất lượng cao phát triển khá nhanh. Công
tác xúc tiến thương mại và đầu tư trên địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý
nhà nước về các hoạt động thương mại được tăng cường.
Các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh
của Chính phủ, các Bộ ngành TW, của Tỉnh, Thành phố đã từng bước phát huy
tác dụng, cùng với sự nổ lực của các doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động kinh
doanh thương mại dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 19.775 thực hiện 5
năm đạt 72.553 tỷ đồng, tăng bình quân 20,3%/năm.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố những năm qua vẫn
duy trì được những đơn hàng lớn từ các đối tác trong khu vực. Tổng giá trị

hàng hóa xuất khẩu 5 năm ước đạt 346 triệu USD, tăng bình quân 11,6%/năm;
các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu tăng khá: hàng may thêu, hàng thủ công mỹ
nghệ, chế biến nông lâm và thực phẩm đặc sản...
Dịch vụ bưu chính viễn thông: phát triển nhanh về quy mô và chất lượng
với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông như: Vinaphone, Mobilphone, Viettel,...được đổi mới về công nghệ, phục
vụ tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày
càng phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như
tiêu dùng, góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tại Thành phố, nâng
cao sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.
Giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đáp
ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của nười dân. Chất lượng hoạt động
của các bến xe được nâng cao. Nhiều tour, tuyến vận tải được khai thác, nhất là
các loại hình vận tải hành khách. Tổng doanh thu ngành ước đạt 3.162 tỷ đồng,
tăng bình quân 9%/năm.
b. Du lịch
Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 773,25 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.743 tỷ
đồng, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010, tăng bình quân 17,6 %/năm. Lượng
khách đến Huế trong 5 năm ước đạt 8.566.900 lượt trong đó khách quốc tế
UBND Thành phố Huế

17


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

3.936.000 chiếm 45,94%. Lượng khách lưu trú năm 2015 ước đạt 1,793 triệu
lượt khách, tăng 1,24 lần so với năm 2010; trong đó khách quốc tế tăng 1,44
lần.
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch trên địa bàn thành phố qua các năm

STT

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Tổng số

2.514.78
2

2.927.03
3.138.020
0

3.204.40
3.404.012
1


163.988

268.048

284.935

182.793

13.860

15.195

1. Khu vực kinh tế trong
nước
+ Nhà nước
+ Tập thể
+ Tư nhân
+ Cá thể
2. Khu vực kinh tế có
VĐT nước ngoài

695.070

871.016

182.616

968.040 1.289.698 1.275.341

1.524.139 1.597.606 1.633.246 1.613.079 1.870.560

131.585

176.500

236.604

118.830

75.495

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Du lịch duy trì được sự tăng trưởng, chất lượng phục vụ ngày càng được
nâng lên, hoạt động du lịch - dịch vụ được mở rộng với nhiều hình thức phong
phú và đa dạng trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế. Những năm qua,
Thành phố đã tập trung đầu tư, triển khai các cơ chế, chính sách và tạo môi
trường đầu tư thông thoáng để huy động các nguồn lực xây dựng cở sở vật
chất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch; nhiều khách sạn,
cơ sở kinh doanh du lịch, các khu du lịch đã được nâng cấp và đầu tư xây dựng
mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng các hoạt động lễ hội, các dịch vụ, các
điểm tham quan du lịch trên địa bàn ngày được nâng cao; các tour, tuyến du
lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác hiệu quả. Các kỳ Festival
được tổ chức thành công để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du
khách không chỉ khẳng định vị thế của thành phố Huế là thành phố Festival đặc
trưng của Việt Nam, mà còn đưa Huế trở thành điểm đến hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước.
2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.2.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của thành phố hiện có là 354.124
người. Trong đó: nữ có 179,784 người, nam có 173.556 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1%; năm 2015 giảm còn 0,9%. Tỷ
lệ sinh là 1,37%, tỷ lệ chết là 0,37%.
Bảng 2. 6: Tình hình dân số thành phố Huế
UBND Thành phố Huế

18


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Stt
1
2

Chỉ tiêu
Tổng số
nhân khẩu
Tỷ lệ tăng
dân số tự
nhiên

Đơn
vị
Người

Năm
2010

Năm
2011


338.994 342.550

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

346.07

350.345

352.142

354.124

%

1,00

0,98

0,96


0,94

0,92

0,90

3

Tỷ lệ sinh

%

1,37

1,39

1,39

1,37

1,32

1,29

4

Tỷ lệ tử

%


0,37

0,41

0,42

0,43

0,39

0,39

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình
được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên giảm còn 0,90%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ suất sinh hằng năm
chưa được vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 10%.
2.2.3.2. Lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn
thành phố đến năm 2015 là 198.876 người, tăng 3.100 người so với năm trước.
Tỷ lệ tăng bình quân trong 5 năm từ 2011 đến 2015 là 1,36%.
Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, đúng hướng, tiến tới hình thành cơ
cấu kinh tế du lịch, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp.
Trong tổng số lao động, có 141.166 người đang làm việc trong các ngành kinh
tế. Trong đó tỷ lệ lao động tập trung cao nhất ở các ngành bán buôn, bán lẻ, xây
dựng và dịch vụ lưu trú, ăn uống; số lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp và thuỷ hải sản đang có xu thế giảm dần.
Bảng 2.7: Số lao động trong các ngành nghề của thành phố Huế trong năm 2011-2015

Hạng mục
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng
128172
129867
131815
134056
141166
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
13690
11300
10345
10124
10012
thuỷ sản
Khai khoáng
866
854
760
720
698
Công nghiệp chế biến, chế
13891
13965
14257
14936
15669
tạo
Sản xuất và phân phối điện,
584

585
586
586
589
khí đốt, nước nóng, điều hoà
Xây dựng
19224
20559
20346
20845
21334
Bán buôn bán lẻ
25429
27065
28697
29054
30485
Vận tải kho bãi
6602
6681
6754
6812
6987
Dịch vụ lưu trú ăn uống
13182
13890
14665
15136
18295
Hoạt động tài chính ngân

984
1002
1124
1154
1234
hàng
Hoạt động khoa học, công
821
842
854
875
882
nghệ
UBND Thành phố Huế

19


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Khác

32899

33124

33427

33814


34981

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế năm 2015)

Thực hiện hiệu quả các giải pháp của TW, của Tỉnh về chính sách tạo
thêm việc làm mới nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với Ngân
hàng Chính sách Xã hội Thành phố tăng cường công tác cho vay nhằm giải
quyết việc làm, triển khai đề án nâng cao chất lượng tín dụng hoạt động cho vay
vốn xoá đói giảm nghèo của thành phố và các phường. Qua 5 năm đã tạo điều
kiện cho hơn 53.610 lao động có việc làm ổn định, tỷ lệ đào tạo nghề cho người
lao động đạt trên 68%.
2.2.3.3. Thu nhập và mức sống:
Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 28,97 triệu động người (theo
giá hiện hành).
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công. Giải
quyết kịp thời chế độ trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, hổ trợ về nhà ở, an
dưỡng, hỗ trợ chi phí học tập... cho 3.846 đối tượng người có công với cách
mạng, đến nay hơn 98% gia đình người có công có mức sống trung bình trở lên,
không có hộ nghèo. Hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà cho 42/132 gia
đình chính sách.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Thành phố đã xây
dựng kế hoạch cụ thể đồng thời triển khai các chương trình liên quan gắn với
giảm nghèo bền vững như: Xây dựng chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo;
triển khai chương trình vay vốn người nghèo, cận nghèo; giải quyết các chế độ
chính sách của Chính phủ (hỗ trợ tiền điện, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí
học tập, khám chữa bệnh). Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm…
Qua 5 năm thực hiện, chương trình giảm nghèo thu được nhiều kết quả khả
quan: tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,52%, hộ cận nghèo còn 3,17%; đã hỗ trợ
xây dựng và sửa chữa nhà cho 467 gia đình hộ nghèo với tổng kinh phí gần 15
tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác xóa nhà tạm cho người nghèo cũng được xã hội

hóa rộng rãi với sự đồng tình, ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ
chức đoàn thể, xã hội qua đó đã đóng góp hỗ trợ xây dựng và sửa chữa cho 116
nhà tình thương với tổng kính phí hàng trăm triệu đồng.
Hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới trên địa bàn được thực
hiện tốt,; các chính sách bảo trợ xã hội khác tiếp tục được triển khai và thực hiện
đồng bộ, hiệu quả như: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp đột xuất, bảo hiểm y tế, chăm
sóc sức khỏe, điều trị phục hồi chức năng. Thông qua việc giải quyết các chính
sách trợ giúp đã góp phần ổn định cuộc sống các đối tượng yếu thế, tạo điều
kiện cho đối tượng sớm hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Nhìn
chung các chính sách an sinh xã hội đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
xoá đói, giảm nghèo góp phần quan trọng giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, bảo
đảm công bằng xã hội.
UBND Thành phố Huế

20


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư đô thị
Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế với 27 phường. Theo số liệu thống
kê đất đai năm 2015, toàn thành phố có 7.067,31 ha; trong đó: đất ở tại đô thị
1,454.55 ha, chiếm 20,58% diện tích toàn thành phố.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn,
nhưng Thành phố đã tranh thủ tối đa thời cơ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư
phát triển trọng tâm là đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo đảm an sinh
xã hội và phát triển bền vững. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng
đã có những bước tiến quan trọng, phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng
công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển. Đầu
tư, chỉnh trang đô thị được tập trung nhiều nguồn lực hơn, tạo được bước đột

phá. Quản lý đô thị có nhiều chuyển biến, từng bước giữ được kỷ cương trong
đầu tư và trong quản lý.
Đã tập trung giải quyết các dự án trọng tâm, trọng điểm như: Dự án tái
định cư dân vạn đò; giải tỏa chỉnh trang bờ sông Ngự Hà, sông An Cựu, sông
Đông Ba, Thượng thành Eo bầu, Chỉnh trang bó vỉa lề đường, thoát nước, điện
chiếu sáng, cây xanh các tuyến đường trọng điểm trong thành phố, đường Điện
Biên Phủ, đường Đông Đa, Lý Thường Kiệt, Trung tâm Hành chính Thành phố,
Trụ sở Thành uỷ, Hạ tầng Cụm Công nghiệp An Hòa, Chợ đầu mối Phú Hậu,...
Một số dự án đã hoàn thành không chỉ tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng mà
còn góp phần làm tăng mỹ quan đô thị giữ gìn cảnh quan, môi trường đô thị Huế
ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, thành phố Huế đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng,
xây mới, nâng cấp cải tạo nhiều công trình cấp điện, nước, thuỷ lợi, giao thông,
bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá ngày càng
cao nên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó trong
những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng một cách đồng bộ.
2.2.5.1. Hệ thống giao thông
- Đường bộ: trong 5 năm qua (2010- 2015) nhiều công trình giao thông
quan trọng đã hoàn thành đi vào hoạt động, làm tăng năng lực sản xuất, tạo ra
cơ sở vật chất đồng bộ cho các vùng phát triển. Đã sửa chữa nâng cấp các tuyến
đường hư hỏng, bê tông đường kiệt, duy tu bảo dưỡng thường xuyên 333 tuyến
đường với tổng chiều dài 193km theo phân cấp quản lý của Tỉnh. Duy tu sửa
chữa 6.551 m2 mặt đường của 45 tuyến đường do phường quản lý với tổng số
tiền 1,635 tỷ đồng và sửa chữa lớn 2 tuyến đường kiệt với tổng mức đầu tư 789
triệu đồng từ ngồn thu phí bảo trì đường bộ. Chỉnh trang điểm đỗ xe du lịch
Nguyễn Hoàng, đường Cao Bá Quát nối dài, kè hói Phát Lát, hói Hàng Tổng.
UBND Thành phố Huế


21


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

Cải tạo, nâng cấp bến xe du lịch Đông Ba, Thiên Mụ, các bến thuyền Đông Ba,
Toà Khâm, Phú Cát,....
- Đường sắt: đường sắt đóng vai trò quan trọng không chỉ trong vận
chuyển hàng hoá mà còn hành khách, đặc biệt là khách du lịch đến thành phố.
Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phố dài gần 10 km. Ga đường sắt
Huế là một trong những ga trung tâm trên tuyến đường sắt xuyên Việt hiện nay
và xuyên Á sau này. Hiện nay ga Huế có 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga
1.728 m2, diện tích sân ga 1.084 m2.
Ngoài ra, còn có trạm An Cựu, trạm An Hòa (là ga dọc đường). Vấn đề là
tín hiệu an toàn ở các điểm giao cắt với đường bộ còn thiếu. Một số điểm giao
cắt đường sắt và đường bộ trong thành phố đang cản trở tốc độ giao thông và
làm giảm an toàn cho người và phương tiện.
- Đường thuỷ:
Tuyến đường thuỷ chính của thành phố là sông Hương phục vụ vận
chuyển hàng hoá, hành khách giữa thành phố, các huyện và phục vụ du lịch. Tàu
thuyền trọng tải 50 - 60 tấn có thể đi lại quanh năm. Trên địa bàn thành phố có
các cảng sông và bến thuyền sông Hương sau:
+ Bến Bãi Dâu: diện tích rộng 0,9 ha có chức năng phục vụ vận chuyển
hàng hoá và hành khách giữa thành phố và các huyện. Bến có 1 cầu tầu, bãi
chứa hàng và nhà kho.
+ Bến thuyền du lịch: có 4 bến là bến Phú Cát (diện tích 0,6 ha), bến
Thiên Mụ (diện tích 0,4 ha) và 2 bến nằm ở đường Lê Lợi.
+ Bến đò ngang Đông Ba phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
2.2.5.2. Thuỷ lợi, cấp, thoát nước

- Hệ thống thủy lợi của thành phố phát triển tương đối mạnh trong những
năm qua. Trong đó tập trung đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu
của các hệ thống thủy nông, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo tưới
tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Hệ thống cấp nước gồm: Nhà máy nước Dã Viên, Quảng Tế, trạm bơm
Vạn Niên và tuyến đường ống dẫn chính và ống phân phối dài hơn 200km. Hệ
thống này lấy nước từ sông Hương và có khả năng cung cấp bình quân khoảng
gần 100 lít/người/ngày đêm. Trong tương lai, việc tiếp tục sử dụng nhà máy
Quảng Tế 1 và 2 cũng như xây mới Quảng Tế 3 sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu
dùng nước cho người dân thành phố (phấn đấu đạt 150-200 lít/người cho 95%
dân số vào 2020 và 220 lít/người cho 99% dân số vào năm 2030).
- Hệ thống thoát nước: Tổng chiều dài đường ống thoát nước chính là
123,8km (khu vực phía Bắc Sông Hương 65,5km, khu vực phía Nam Sông
Hương 60,33km). Hệ thống hiện tại có công suất khoảng 45.00050.000m3/ngày đêm, trong đó nước thải đô thị và sinh hoạt chiếm 80%, nước
thải công nghiệp 20%. Tỷ lệ nước bẩn được thu gom xử lý mới đạt 30-40% (chỉ
UBND Thành phố Huế

22


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

đạt 50% so với chỉ tiêu quy định cho thành phố cấp I là 80%). Thành phố chưa
có hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp. Chỉ có 13% lượng nước thải đi vào các nguồn thải điểm (cống
rãnh) còn lại hầu hết nước thải được xả trực tiếp vào các kênh mương, các sông
Kim Long, Bạch Yến, Ngự Hà, An Cựu và sông Hương ra biển đang đe dọa gây
ô nhiễm môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước sông Hương.
Thời gian qua thành phố đã đầu tư xây dựng và nạo vét, khơi thông các
mương, cống, lòng sông trên địa bàn, nên việc thoát nước của thành phố từng

bước cải thiện. Tuy vậy, tình trạng ngập lũ vẫn chưa được giải quyết triệt để,
một số điểm trong thành phố còn bị ngập khi mưa lớn kéo dài như Thuận Thành,
Thuận Lộc, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu và Xuân Phú.
2.2.5.3. Mạng lưới điện và bưu chính viễn thông
a) Mạng lưới điện
Hiện nay thành phố Huế được nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia qua
các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng - Huế, tuyến Đồng Hới - Huế và đường
dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh - Huế thông qua các trạm biến áp sau:
- Trạm 220 kV Huế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV. Trạm 220
kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nẵng - Huế.
- Trạm 110 kV Huế 1 (E6) có công suất 2x40 MVA điện áp 110/35/22 kV,
trạm Huế 1 nhận điện từ trạm 220 kV Huế.
- Trạm 110 kV Huế 2 (E7), công suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV,
nằm trên địa bàn xã Hương Sơ - thành phố Huế, cấp điện cho khu vực phía Bắc
thành phố Huế.
- Trạm 110 kV dệt Huế (E8), công suất 1x16 MVA, điện áp 110/35/6 kV.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố Huế còn có trạm phát điện diezel Ngự
Bình có công suất đạt 2x4.000 kVA đang vận hành và phát hiện bổ sung vào
những giờ cao điểm.
b) Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu điện và bưu chính phát triển nhanh phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội dân sinh và liên lạc quốc tế. Hệ thống bưu điện, bưu chính
viễn thông trên địa bàn thành phố gồm Bưu điện trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế,
bưu điện thành phố và 27 chi cục phường và các chi cục và bưu cục tại các điểm
dân cư. Toàn bộ hệ thống cáp thông tin trên địa bàn thành phố đã được ngầm
hoá, đảm bảo vận hành an toàn và mỹ quan đường phố. Các cơ sở hoạt động bưu
chính viễn thông được đầu tư hiện đại hoá về công nghệ, mở rộng về quy mô và
diện phục vụ với nhiều loại hình dịch vụ mới.
Mạng bưu chính phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá, hệ thống thiết
bị của ngành được nâng cấp, hiện đại hoá sử dụng kỹ thuật số cho phép liên lạc

nhanh chóng, thuận tiện đến tất cả các nước trên thế giới. Hệ thống còn kết hợp
với kỹ thuật truyền hình thực hiện thu phát các chương trình trực tiếp, cầu truyền
UBND Thành phố Huế

23


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

hình qua vệ tinh truyền phát cả nước và quốc tế. Mạng Internet phát triển mạnh,
số thuê bao tăng nhanh, số điểm Internet công cộng tăng và phổ biến rộng khắp
trên địa bàn thành phố.
2.2.5.4. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Giáo dục đào tạo là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân tài, tạo nền tảng học vấn cần thiết cho mọi công dân, đào tạo lực
lượng lao động có kiến thức, tay nghề để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của
đất nước. Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng về quy mô
ngành nghề, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của
các tầng lớp nhân dân.
Là một trong những trung tâm đào tạo lớn có truyền thống lâu năm của
quốc gia, hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố được xây dựng và
phát triển khá toàn diện từ mầm non đến đại học.
Trung học phổ thông: Giáo dục phổ thông trung học với 11 trường (9
trường công lập và 2 trường ngoài công lập), có 296 lớp học với 10.801 học
sinh và 672 giáo viên. Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các trường
THPT đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu dạy và học đảm bảo chất lượng. Trường THPT Quốc học Huế là một
trong những trường trung học phổ thông được đánh giá có chất lượng đào tạo
cao của cả nước, hàng năm đều có tỷ lệ đỗ đại học cao, trong đó có nhiều thủ
khoa đạt điểm cao tuyệt đối. Tuy nhiên, nhiều trường đang trong tình trạng

quá tải, hệ thống các phòng chức năng (phòng bộ môn, phòng thí nghiệm,
thực hành..).
Trung học cơ sở: đến năm 2015 có tộng cổng 25 trường, với 561 lớp học,
20.050 học sinh và 1.101 giáo viên. Nhìn chung, cơ sở vật chất của nhiều trường
THCS đang thiếu, khuôn viên chật, sân chơi, bãi tập thể chất chật hẹp.
Tiểu học: năm 2015 toàn thành phố có 34 trường tiểu học với 803 lớp học,
27.068 học sinh (trường công lập có 26818 học sinh và trừơng ngoài công lập
có 250 học sinh) và 1230 giáo viên (trong đó có 100 giáo viên đạt chuẩn trở
lên). Mỗi phường đều có trường tiểu học, một số phường có 2 trường (như
phường Tây Lộc, Thuận Thành, Phú Hoà, Kim Long...).
Mầm non: Năm 2015-2016 toàn thành phố có 47 trường mầm non gồm
377 lớp học với 932 giáo viên (trong đó có 100 giáo viên đạt chuẩn trở lên) và
9.858 cháu (trong đó: nhà trẻ có 3.992 cháu, mầm non có5.866 cháu). Chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục cháu mầm non ngày một tốt hơn, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng giảm. Không có dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong
trường mầm non. Số cháu đi học mầm non trong những năm qua tương đối ổn
định.
Hệ thống đào tạo: Sau 60 năm xây dựng và phát triển; hiện nay Đại học
Huế có 08 trường đại học thành viên là: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại
UBND Thành phố Huế

24


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu điều chỉnh

học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại
học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường
Đại học Luật, 02 khoa trực thuộc: Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch; Phân
hiệu tại tỉnh Quảng Trị; 6 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phục vụ, Viện nghiên

cứu và Nhà xuất bản. Đại học Huế là một trong 5 đại học quản lý theo mô hình 2
cấp của cả nước, Đại học Huế được Chính phủ xác định là một trong 14 đại học
trọng điểm quốc gia. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là đào tạo cán bộ khoa
học có trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội miền Trung
– Tây Nguyên và cả nước.
Bảng 2.8: Quy mô phát triển học sinh, giáo viên qua các năm tại các bậc học
Năm học
Loại hình

Học sinh
(người)

Giáo viên
(người)
Trường
học
(cơ sở)

Ngành học

20112012

20122013

20132014

2014
-2015


2015
-2016

Mầm non

12624

12882

9678

12893

9858

Tiểu học

27856

27045

26804

26952

27068

Trung học CS

19375


18810

18478

18312

20050

Trung học PT

13099

12718

12020

11104

10801

Mầm non
Tiểu học
Trung học CS
Trung học PT
Mầm non
Tiểu học
Trung học CS
Trung học PT


883
932
732
853
897
1182
1230
1208
1171
1176
1190
1101
1110
1215
1183
701
672
695
707
710
883
932
732
853
897
34
34
38
38
38

25
25
23
25
25
11
11
11
11
11
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Huế 2015)

Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực giảng dạy và quản lý,
tay nghề khá cao, nắm vững chương trình kế hoạch giảng dạy, tích cực đổi mới
phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy
học và quản lý, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh ...; cơ sở vật
chất ngành giáo dục của thành phố đã khá đầy đủ và hoàn thiện, tuy nhiên vẫn
còn một số trường quỹ đất vẫn còn hạn chế chưa đạt chuẩn của ngành, trong thời
gian tới cần quy hoạch và mở rộng thêm diện tích đất cho các trường.
2.2.5.5. Cơ sở y tế
UBND Thành phố Huế

25


×