Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.54 KB, 9 trang )

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU
Hệ thống quản lý chất lượng công trình thi công bao gồm các cơ cấu tổ chức, hệ
thống tài liệu, các qui trình, các quá trình, nguồn lực cần thiết để quản lý chất lượng.
Nhà thầu từ Tổng Giám đốc, đại diện lãnh đạo, chỉ huy trưởng công trình và các
phòng ban, cá nhân có liên quan xác định nhu cầu cần thiết đáp ứng mục tiêu chất lượng
công trình thông qua quá trình thi công.
Căn cứ Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng. Trách nhiệm của Nhà thầu bao gồm các quy định
như sau:
-

Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công
trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công
xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

-

Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu
chuẩn và yêu cầu thiết kế;

-

Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

-

Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

-


Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;

-

Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận xây dựng công trình,
hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

-

Báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ
sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

-

Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, Điều 25,
Điều 26 của Nghị định này và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

-

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư
và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi
vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm
bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác
gây ra thiệt hại.
 Quy trình quản lý chất lượng công trình

-

Mục đích: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi

công thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

-

Phạm vi áp dụng: Áp dụng trong phạm vi gói thầu

-

Tài liệu tham khảo:
 Hồ sơ mời thầu
 Trách nhiệm của Nhà thầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định
trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
1


I. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU
Trả lại nhà cung ứng

Cung cấp mẫu vật liệu

Không đạt

- Nhà cung cấp
- Kỹ sư Nhà thầu kiểm tra

- Nhà thầu trình mẫu
- Giám sát Chủ đầu tư
kiểm tra


Kiểm tra

Đạt

- Có biên bản nghiệm thu
- Có chứng chỉ xác định
chất lượng

Đưa vào sử dụng

II.QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHO TỪNG CÔNG TÁC
Quản lý chất lượng từng công tác
Công tác đã thi công

- Nhà thầu

- Sửa chữa khuyết tật hoặc
phá đi làm lại (Nhà thầu)
Kiểm tra
chất lượng

Không đạt

- Nhà thầu đề nghị nghiệm
thu
- Giám sát chủ đầu tư

Đạt
- Nghiệm thu chính thức
- Thi công tiếp


- KSGS chất lượng Nhà thầu
- Giám sát Chủ đầu tư (có biên
bản nghiệm thu)

Quản lý chất lượng kiểm tra và nghiệm thu
CÔNG TRÌNH
- Hồ sơ hoàn công tổng thể
- Hồ sơ nghiệm thu các hạng
- Yêu cầu được nghiệm thu
- Biên bản xác định thời gian bảo hành

- Kiểm tra sự phù hợp với thiết kế
- Chấp nhận biên bản nghiệm thu
- Biên bản nghiệm thu

Nhà thầu

-

Chủ đầu tư
Tư vấn thiết kế
Tư vấn giám sát
Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ
hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.

2


-


Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu:
kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu.

1. Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị:
1.1. Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị:
-

Trước khi tiến hành công tác xây lắp, Nhà thầu trình cho chủ đầu tư các hồ sơ chất
lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sẽ đưa vào công trình để bên A hoặc tư vấn giám
sát kiểm tra sự phù hợp (về chất lượng, quy cách, xuất xứ) của vật liệu, cấu kiện,
thiết bị so với điều kiện sách.

-

Hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị gồm: Các chứng chỉ kỹ thuật xuất
xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do
nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do một
tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí
nghiệm hợp chuẩn thực hiện (nếu cần).

1.2. Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường:
-

Các vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường đều phải được kiểm
tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư
chấp thuận. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, ghi rõ chủng loại, quy
cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường từng đợt, có ký xác
nhận của đại diện bên B và đại diện bên A (hoặc tư vấn giám sát).


2. Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
2.1. Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
-

Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt
thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và
chạy thử không tải): tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

-

Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

-

Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

-

Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng
của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị,
trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
 Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc
móng
 Kết quả thí nghiệm đất đắp.
 Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.
 Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.
 Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.
 Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…
 Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.


3


 Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt,
quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
 Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây
dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo
khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
 Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công)
theo mẫu tại Phụ lục số 4A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
-

Các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng:
 Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện bên A (hoặc tư
vấn giám sát), đại diện bên B cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy cách
mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.
 Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được
quy định.
 Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên
B và đại diện đơn vị thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến
hành ở những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận
hợp chuẩn (LAS…). Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện
hành.
 Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu
kiện bộ phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công tác, cấu kiện được
nghiệm thu và phải ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.

2.2. Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.
-


Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng
của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai
đọan xây lắp tiếp theo.

-

Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng, thông thường như
sau: San nền - Gia cố nền; Thi công móng, các bộ phận ngầm khác; Xây lắp kết cấu
thân nhà (xây thô); Thi công cơ điện, hoàn thiện công trình.

-

Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
 Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm
thu công việc, cấu kiện có liên quan.
 Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối
lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị.
 Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
 Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong
công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí, báo
cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện
thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …
4


-

Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu
có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.


-

Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được
duyệt, với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng
của Nhà nước hoặc của Ngành hiện hành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà
sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

-

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn được tập hợp tài liệu pháp
lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.

-

Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp
quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm
các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý
nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận.

-

Người ký biên bản nghiệm thu là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm
quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

2.3. Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng
-

Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ
kết quả xây lắp trước khi đưa công trình vào sử dụng.


-

Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa toàn bộ công
trình hoàn thành vào sử dụng. Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan
chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công
nghệ đủ điều kiện sử dụng, bao gồm:
 Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng chống cháy nổ của Phòng Cảnh
sát PCCC – Công an tỉnh Bình Dương.
 Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động.
 Cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài hàng rào (việc đấu
nối điện, cấp thoát nước, giao thông…).
 Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.

-

Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
 Kiểm tra hiện trường.
 Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp của toàn bộ công trình so
với thiết kế được duyệt.
 Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị
công nghệ.
 Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị
ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết
cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho
đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
5


 Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống

cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt,
quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà
nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy
đinh tại hợp đồng xây lắp;
 Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô
công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ
nghiệm thu.
-

Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc toàn bộ công trình có chất lượng đạt yêu cầu
thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được
chấp thuận sử dụng, bảo đảm an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ,
có đầy đủ hồ sơ tài liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý
nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản
nghiệm thu theo phụ lục số 7, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

-

Với các hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân đường nội bộ,... chủ
đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu (trên cơ
sở các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp) sau khi hạng mục hoàn thành, không
cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý Nhà nước.

-

Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của
cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

-


Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc
chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai sót đã được
sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy
định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

-

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu: Chủ đầu tư chịu trách
nhiệm về kết quả nghiệm thu, tổ chức công tác nghiệm thu, theo đúng Quy định
quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau: Chủ đầu tư phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, đơn vị thi công trong việc đảm bảo
tiến độ, chất lượng công trình, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả
đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.

-

Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu:
 Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã
tham gia nghiệm thu (Chủ đầu tư; nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát, …).
 Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ họ tên bên dưới
chữ ký.
 Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ
đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán
vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Tài liệu để quản lý chất lượng

6



-

Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu,
hoàn thiện…(có danh mục bản vẽ kèm theo).

-

Các chứng chỉ kỹ thuật và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu, cấu
kiện sản phẩm xây dựng và máy móc thiết bị sử dụng của công trình.

-

Chứng chỉ kỹ thuật xác nhận của nơi sản xuất đối với: bê tông, cốt thép, kết
cấu thép, cấu kiện sản phẩm xây dựng khác, thiết bị, …

-

Phiếu kiểm tra chất lượng thông qua mẩu lấy tại hiện trường do một tổ chức
pháp nhân có tư cách pháp nhân và năng lực thực hiện đối với bê tông, cốt thép, kết
cấu thép, cấu kiện sản phẩm xây dựng khác.

-

Phiếu kiểm tra chất lượng thiết bị, …

-

Các tài liệu đo đạc.

-


Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường.

-

Biên bản kiểm định môi trường (đối với các công trình phải lập dự án báo cáo
đánh giá tác động môi trường).

-

Nhật ký theo dõi xây dựng công trình của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám
sát.

-

Biên bản nghiệm thu công trình xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm
thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng.
Tài liệu hướng dẫn hoặc qui định hiện hành về bảo trì công trình.

-

Báo cáo của chủ đầu tư về quá trình thi công xây dựng và chất lượng công
trình.

-

Báo cáo của nhà thầu, tư vấn giám sát của Chủ đầu tư về kết quả công việc
kiểm nghiệm.

III. BIỆN PHÁP BẢO QUẢN VẬT LIỆU NGỪNG THI CÔNG KHI MƯA BÃO

-

Sau mỗi đợt mưa bão phải ngừng thi công nhiều ngày liên tiếp Nhà thầu sẽ kiểm tra
lại các điều kiện an toàn, tất cả vật liệu được ràng buộc chắc chắn, toàn bộ vật liệu
không dính liền với kết cấu, thiết bị để lại phải được vận chuyển xuống kho có che
đậy, kê chèn cẩn thận, các vật liệu thừa, dễ bay phải được bó buộc vận chuyển
xuống đất (không ném từ trên cao xuống) tập kết về nơi quy định.

-

Khi tiếp tục thi công phải kiểm tra lại vật liệu, xử lý sét rỉ, … nghiệm thu trước khi
mang ra thi công tiếp.

IV. SỬA CHỮA HƯ HỎNG VÀ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH
Thời gian bảo hành được tính từ ngày Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan ký biên
bản nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng đối với công trình này là 12 tháng.
1. Mục đích: Quy định thống nhất các hành động khắc phục những sai hỏng công trình
trong thời gian bảo hành.
2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với tất cả các hạng mục của công trình xây dựng mà
nhà thầu đã thực hiện.
3. Tài liệu liên quan:
7


-

Luật Xây dựng, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

-


Hồ sơ hoàn công công trình, các văn bản, quy trình liên quan.

4. Định nghĩa: Bảo hành công trình là các hành động khắc phục nhằm sửa chữa các hư
hỏng công trình xây dựng trong thời gian quy định của pháp luật và của hợp đồng.
5. Nội dung:
5.1. Tiếp nhận:
-

Mọi thông tin về bảo hành công trình được Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng phải
được gửi về cho Nhà thầu bằng văn bản.

-

Tiếp nhận thông tin bảo hành trực tiếp từ Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng.

5.2. Xem xét giải quyết:
-

Phòng chức năng của Nhà thầu tổ chức:


Xem xét, kiểm tra tài liệu hồ sơ liên quan.



Kiểm tra thực tế công trình (trường hợp cần thiết có thể lập biên bản).




Xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ sai sót, hư hỏng và các biện pháp xử
lý các sai hỏng, thiếu sót theo các định hướng sau:

+ Đối với các hư hỏng, thiếu sót nhỏ, lẻ tẻ, ít ảnh hưởng đến chất lượng công trình
cần tổ chức, triển khai khắc phục ngay.
+ Đối với các hư hỏng, thiếu sót lớn, phức tạp ảnh hưởng xấu đến chất lượng công
trình cần lập đề xuất phương án khắc phục.
+ Đề xuất phải được trình Tổng Giám đốc hoặc Người được ủy quyền phê duyệt.
Có thể thuê tư vấn bên ngoài tham gia khắc phục nếu thực tế yêu cầu.
* Khắc phục ban đầu:
-

Trường hợp các sai sót, hư hỏng ít, không phức tạp:
 Đơn vị thi công chủ động tổ chức, triển khai hành động khắc phục.
 Phòng chức năng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trong quá trình khắc phục.

-

Kết quả khắc phục được Chủ đầu tư hoặc người sử dụng xác nhận và được gửi
tới lãnh đạo Công ty.

5.3. Báo cáo khắc phục:
-

Trường hợp các sai sót, hư hỏng nhiều, phức tạp, có tính hệ thống:
 Phòng chức năng chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp với đơn vị thi công lập báo cáo
khắc phục.
 Đơn vị thi công chủ động triển khai hành động khắc phục ban đầu (nếu cần
thiết) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của các sai sót, hư
hỏng gây ra đồng thời với việc tổ chức lập báo cáo biện pháp khắc phục.


-

Báo cáo được trình Tổng giám đốc hoặc Người được ủy quyền phê duyệt.

8


-

Trong trường hợp cần thiết, báo cáo có thể được đưa ra lấy ý kiến đóng góp
của các phòng chức năng hoặc các cá nhân (chuyên gia hoặc cán bộ chủ chốt).

5.4. Phê duyệt:
-

Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền xem xét và phê duyệt.

-

Nếu báo cáo chưa đạt, phải hoàn chỉnh lại để phê duyệt.

5.5. Triển khai thực hiện:
-

Nhà thầu thi công triển khai hoạt động khắc phục theo các quy trình tương ứng.

-

Phòng chức năng giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện.


-

Trước khi tiến hành sửa chữa, cần báo trước cho chủ đầu tư, người sử dụng, nội
dung và kế hoạch khắc phục.

-

Triển khai theo đúng báo cáo khắc phục đã được phê duyệt.

-

Quá trình và kết quả của các hoạt động bảo hành phải được lập thành hồ sơ theo
văn bản pháp quy của Nhà nước và quy định của Công ty.

5.6. Kết thúc: Phòng Nhân sự:
 Thu thập, tiếp nhận hồ sơ từ các bộ phận tham gia hoạt động bảo hành.
 Tổng hợp, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ bảo hành.
Lưu trữ hồ sơ: Các biên bản, bản vẽ, ... của hoạt động bảo hành được lưu trữ tại
phòng Nhân sự trong thời gian 05 năm kể từ khi nhận đủ hồ sơ lưu trữ.

5.7.

9



×