Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Công ty có quyền không gia hạn hđlđ mà không báo trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.43 KB, 3 trang )

Công ty có quyền không gia hạn HĐLĐ mà không báo trước?
Em làm việc cho chi nhánh công ty A được 2 năm. Hiện tại hợp đồng lao động (HĐLĐ) của
em sắp hết hạn và công ty thông báo sẽ không gia hạn tiếp hợp đồng với em mà không rõ lý
do, chỉ nói kinh tế khó khăn và em không thích hợp với công việc.
Xin hỏi công ty làm vậy có đúng với Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam
không? Trong các khoản thanh toán với em, về phần trợ cấp mất việc và lương tháng 13,
công ty trả lời là nghỉ trước thời hạn nên không được tính lương tháng 13 theo tỉ lệ các
tháng đã làm việc (tổng cộng 11 tháng tính đến thời điểm này) và không được trợ cấp mất
việc do hết HĐLĐ.
Thời gian trước đây, công ty có yêu cầu em làm thêm giờ rất nhiều, hơn 200 giờ làm thêm
trong 1 năm và hơn 12 giờ trong 1 ngày (không cho ăn cơm), với thời gian làm thêm trong
nhiều ngày liên tục. Công ty còn phát thỏa ước lao động làm thêm giờ và nhiều quy ước
khác để NLÐ ký, trong đó có nhiều điều khoản thiệt thòi cho NLĐ.
Về thuế thu nhập, em có thể yêu cầu công ty cung cấp chứng từ đã đóng thuế thu nhập của
em trong 2 năm làm việc không? Em vẫn còn giữ một số bằng chứng thì em sẽ hỏi được ở
cơ quan pháp luật nào giúp NLÐ về việc này, hiện tại công ty em vẫn còn xảy ra các trường
hợp trên như một chuyện hiển nhiên và bình thường. Xin cảm ơn Tuổi Trẻ Online đã giải
đáp thắc mắc của em. Thân mến.
Trả lời có tính chất tham khảo
Vì câu hỏi của bạn liên quan nhiều vấn đề nên chúng tôi trả lời theo từng vấn đề cụ thể như
sau:
Vấn đề về thông báo chấm dứt HĐLĐ:
Theo quy định tại khoản 1, điều 36 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì HĐLĐ
được chấm dứt khi hết hạn hợp đồng. Ðồng thời, theo quy định tại điểm a, khoản 1, mục III
thông tư số 21/2003/TT-BLÐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thi hành
một số điều của nghị định 44/2003/NÐ-CP về HĐLĐ thì trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo
điều 36 Bộ luật lao động, hai bên không cần phải báo trước.
Do đó, việc chi nhánh công ty A không gia hạn HĐLĐ với bạn mà không báo trước và không
nêu rõ lý do là hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Vấn đề về trợ cấp thôi việc:
Theo quy định tại khoản 1, điều 42 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) và khoản 1,


điều 14, nghị định số 44/2003/NÐ-CP ngày 19-5-2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ thì khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao
động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở
lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa
tháng lương cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Bạn đã làm việc tại công ty được 2 năm thì công ty có trách nhiệm phải trả trợ cấp thôi việc
cho bạn (không phải trợ cấp mất việc như bạn trình bày), cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng
lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Vấn đề về lương tháng 13:
Theo quy định tại điều 63 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì các chế độ phụ
cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận
trong HĐLĐ, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong các quy chế doanh nghiệp.
Do vậy, nếu trong HĐLĐ giữa bạn và công ty hay trong thỏa ước lao động có quy định về
lương tháng 13 thì công ty sẽ phải thực hiện theo các quy định này.
Vấn đề về làm thêm giờ:
Vì vấn đề thắc mắc bạn đưa ra chưa cụ thể nên chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho bạn các


thông tin như sau:
Theo quy định tại điều 69 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì người sử dụng
lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ
trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ
trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại khoản 3, mục 2, điều 1 nghị định 109/2002/NÐ-CP ngày 27-12-2002 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 195/1994/NÐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì trường
hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm như sau:
(a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng
xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thủy sản nếu phải giải quyết

công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất
thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ
trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Phải thỏa thuận với người lao động;
- Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải
bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi
trong ca làm việc bình thường;
- Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít
nhất 24 giờ liên tục.
(b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh
nghiệp, cơ sở quy định tại điểm a của khoản này, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong một năm, thì:
- Ðối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc bộ, ngành quản lý phải xin
phép và được sự đồng ý của bộ, ngành quản lý đó;
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải xin phép và được sự đồng ý của
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo khoản 4, điều này thì trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên
tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người
sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá 50% số giờ làm việc được
quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc, vượt quá 12 giờ một ngày đối với
trường hợp quy định giờ làm việc theo tuần và vượt quá 200 giờ một năm nhưng phải được
sự thỏa thuận của người lao động.
Ðồng thời, theo quy định tại điều 61 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì doanh
nghiệp tổ chức làm thêm phải chi trả lương làm thêm cho người lao động như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
của công việc đang làm như sau:
(a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
(b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
(c) Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại khoản 2 điều này.

Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải
trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của
công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại điều 70 của bộ luật này thì được trả
thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công
việc đang làm vào ban ngày.
Trong trường hợp thỏa ước lao động của công ty bạn quy định thời gian làm thêm vượt quá


12 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm và chi trả lương giờ làm thêm mà không
đúng các quy định trên thì công ty bạn đã vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.
Ðể bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn có thể tự mình yêu cầu công ty tiến hành sửa đổi thỏa
ước lao động và tổ chức làm thêm theo quy định của pháp luật. Nếu công ty vẫn không thực
hiện, bạn có thể yêu cầu hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải để giải quyết
yêu cầu của bạn. Trong trường hợp hòa giải không thành thì bạn có quyền yêu cầu tòa án
nhân dân cấp huyện nơi bạn làm việc giải quyết.
Theo quy định tại khoản 4, điều 166 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) thì khi xét
xử, nếu tòa án phát hiện thỏa ước lao động trái với pháp luật lao động thì tuyên bố thỏa
ước lao động vô hiệu từng phần hay toàn bộ.
Ðồng thời, tại khoản 4, điều1, nghị định số 93/2002/NÐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 196/1994/NÐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể thì những nội
dung nào của thỏa ước lao động bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các
bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và
theo các thoả thuận hợp pháp trong các hợp đồng cá nhân (nếu có).
Vấn đề về việc yêu cầu cung cấp các chứng từ đã đóng thuế thu nhập:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 18, Pháp lệnh thu nhập đối với người có thu
nhập cao (đã được sửa đổi, bổ sung) thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm:
1. Kê khai đầy đủ với cơ quan thuế số người trong đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế, các
khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên phải chịu thuế;

2. Giữ sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan đến thu nhập tính thuế của những người có
thu nhập do đơn vị chi trả và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.
Do vậy, các chứng từ liên quan đến việc đóng thuế thu nhập của bạn sẽ do công ty lưu giữ,
bạn không thể yêu cầu công ty cung cấp các chứng từ này cho bạn được. Bạn chỉ có thể
thỏa thuận với công ty cung cấp bản sao các chứng từ này mà thôi.
Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN



×