Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TIEU LUAN TRIET HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.57 KB, 3 trang )

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
1.Khái niệm sơ lược về nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn:
Là một trong những nguyên tắc, phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép
biện chứng duy vật, nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi muốn nhận
thức được đúng bản chất sự vật, chúng ta cần phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối
liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố thuộc tính khác nhau trong chính thể của sự vật hiện
tượng ấy, trong các mối quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện
tượng khác, tránh có quan điểm một chiều, ta phải nắm được cốt lõi của bản chất sự vật
hiện tượng, tránh sai lầm của thuật ngụy biện, dẫn đến nhận thức bị sai lệch, xuyên tạc
2.Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lênin
Khi tiến hành xem xét, đánh giá một sự vật hiện tượng nào đó, ta phải đặt nó trong
các mối quan hệ tổng thể. Nguyên tắc này đòi hỏi ta phải nghiên cứu sự vật trong sự tính
toàn vẹn của vấn đề và các mối quan hệ phức tạp của nó, cái nhìn tổng quát và đánh giá.
Con người không thể nào đánh giá hết được tất cả các mặt của mối liên hệ nhưng nguyên
tắc toàn diện xuất phát từ những nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến của các sự vật
hiện tượng, các sự vật và hiện tượng tồn tại bằng cách có sự tác động qua lại lẫn nhau,
ràng buộc lẫn nhau.Mối liên hệ này diễn ra trong tất cả các sự vật hiện tượng, trong ngay
cả chính xã hội hiện tại, nó được bắt nguồn từ tính thống nhất của vật chất và các sự vật
hiện tượng, trong xã hội và bắt nguồn từ chính trong những tư duy của con người.
Để có thể có được cái nhìn đánh giá chính xác và khách quan về chính các sự vật,
hiện tượng, ta lại cần có sự phân loại các mối liên hệ theo các phương pháp khác nhau.
Trên bình diện và các quan điểm triết học người ta thường quan tâm đến các nhóm chủ
yếu về các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của vấn đề, trực tiếp và gián tiếp. Chúng ta
cần phải đánh giá đúng vị trí và vai trò của từng mối liên hệ, từ đó xác định nào vấn đề
cần giải quyết trước, vấn đề nào có thể giải quyết sau. Nhìn một cách tổng thể, nếu không
có quan điểm toàn diện khi xem xét đánh giá một sự vật hiện tượng nào đó, ta sẽ không
thể nắm được đúng bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Từ đó có thể dẫn nhìn cái nhìn sai
lệch trong tư tưởng và đánh giá về bản chất vấn đề không đúng. Theo quan điểm của Mac
mọi sự vật hiện tượng: mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại cô lập nhau, từ đó có thể dẫn
đến cái nhìn sai lệch trong đánh giá vấn đề.
Nguyên tắc toàn diện nó hoàn toàn đối lập với các nguyên tắc và quan điểm phiến


diện không chỉ ở chỗ nó được chú ý đến nhiều mặt của vấn đề, nhiều quan điểm. Tuy
nhiên, nhiều mối liên hệ vẫn có thể dẫn đến là quan điểm phiến diện nếu ta đánh giá
chúng ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện


trong những mối liên hệ khác nhau đó. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi ta phải có sự đi từ tri
thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật hiện tượng đến chỗ khái quát để rút ra được
bản chất chi phối được sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó.
PHẦN II: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
1.Thực trạng sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta hiện nay:
1.1 Thực trạng tại đất nước ta trước khi đổi mới:
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, đất nước ta bắt đầu bước vào quá trình khôi
phục và phát triển đất nước. Tuy nhiên, chúng ta lại vấp phải rất nhiều khó khăn và mâu
thuẫn trong kinh tế. Nền kinh tế của đất nước ta trong thời kỳ đó phát triển khá chậm, các
cơ sở vật chất, kỹ thuật thô sơ và yếu kém chưa có sự đổi mới, năng suất lao động thấp
dẫn đến sản xuất vô cùng chậm chạp không đủ cho tiêu dùng, phải dựa vào bên ngoài rất
lớn. Số lượng hàng hóa phân bổ và lưu thông rối ren, chậm chạp
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa, tình hình thị trường
tài chính trong thời điểm đó ở đất nước ta cũng lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn,
ngân sách nhà nước bội chi liên tục, giá cả leo thang từng ngày. Chỉ số giá tiêu dùng năm
1975 là 1 lần, năm 1980 là 2.5 lần và đến 1985 đã là 8.5 lần. Điều đó dẫn đến đời sống
của người dân đã khó lại càng thêm khó khăn, đặc biệt là đối tượng công nhân viên chức,
lực lượng vũ trang và bộ phận nông dân. Sự tiêu cực và bất công trong xã hội ngày càng
gia tăng. Nghiêm trọng nhất đó là lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước ngày càng giảm sút, nguy cơ mất chính quyền là vô cùng lớn.
Và tất cả những lý do đều xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa: Về mặt chủ
quan, trước thời kỳ đổi mới, trong công cuộc tiến lên xây dựng XHCN chúng ta có nhiều
biểu hiện nóng vội, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng
biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, nhưng theo thực tế cho thấy thì lực lượng

sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả trong
quan hệ sản xuất đồng bộ. Cách cải tạo gò ép, thô cứng, chạy theo số lượng mà không coi
trọng chất lượng, công tác quản lý bị buông lỏng, nhiều chính sách thể chế lỗi thời chưa
được bãi bỏ, mang tính chất chắp vá, thiếu đồng bộ và không có sự ăn khớp không thực
tế với bối cảnh xã hội của đất nước trong thời điểm đó.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, Đại hội Đảng VI tháng 12/1986 của
Đảng đã đánh dấu một cột mốc đổi mới quan trọng trong quá trình đổi mới ở đất nước ta
một cách toàn diện và sâu sắc. Đại hội này chính là sự khởi đầu trong quá trình đổi mới.


Và từ đó, các Đại hội VII (tháng 6/1991), Đại hội VIII (tháng 6/1996)… đã tiếp tục
khẳng định và bổ sung, hoàn thiện các chính sách đổi mới. Trong từng thời kỳ, Đảng ta
luôn luôn đề ra những quyết sách khác nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế của bối
cảnh đất nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×