Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy sản xuất nhựa và vật liệu chống cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.37 KB, 76 trang )

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
Trong nhiều năm qua, mức độ tăng trưởng bình quân của ngành nhựa ngày càng
tăng cao 20%/năm, và theo dự kiến từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng
khoảng 16%/năm. Mặt khác từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng với
mức độ chóng mặt, nhiều nhà sản xuất nhựa đã rơi vào tình trạng thua lỗ do hợp đồng
đã ký từ trước, không thể tăng giá cũng không dám ký tiếp hợp đồng dài hạn. Để tránh
tình trạng thua lỗ, nhiều nhà sản xuất đã nâng giá bán sản phẩm nhựa trên thị trường
nội địa. Tuy nhiên, mức nâng giá phổ biến với nhựa thành phẩm cũng chỉ đến 15-20%,
vì nếu tăng cao sẽ không cạnh tranh được với hàng nhựa Trung Quốc.
Nguyên nhân khác nữa khiến cho hàng nhựa của Trung Quốc rẻ là do nước này
nhập phế liệu nhựa về tái chế. Trung Quốc đưa 50-70% nguyên liệu được tái chế từ
phế liệu, do vậy giá thành đầu vào chỉ khoảng 600-700 USD/tấn. Trong khi đó doanh
nghiệp Việt Nam khi sản xuất đều phải dùng nguyên liệu 100% hạt nhựa chính phẩm
với giá thành 900-1000 USD/tấn. Cho nên sản phẩm nhựa của Trung Quốc đưa ra thị
trường rẻ hơn hàng việt Nam là điều tất yếu.
Phế liệu nhựa được nhập sẽ có nguồn gốc từ các sản phẩm sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp như nguyên liệu thứ phẩm, nguyên liệu ở dạng vụn rời, vật liệu tận dụng
có tác dụng tận thu được nguồn phế liệu, đồng thời tham gia vào việc bảo vệ môi
trường. Việc sử dụng nguyên liệu là phế liệu, nhựa tái chế nhập khẩu kết hợp với nhựa
chính phẩm là biện pháp quan trọng để ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của hàng
nhựa Việt Nam.
Trong những năm gần đây với tốc độ xây dựng chóng mặt, thường xuyên xảy ra
các vụ cháy lớn gây thiệt hại không nhỏ cho nhân dân. Điều đó đặt ra một vấn đề phải
nghiên cứu vật liệu xây dựng chống cháy nhằm đáp ứng nhu cầu. Với chiến lược và
mục tiêu đó Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát đã quyết định đầu tư Dự án xây
dựng Nhà máy sản xuất nhựa nhằm góp phần tăng lợi nhuận của Công ty, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường


(ĐTM)
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa của Công ty Cổ phần nhựa và bao
bì An Phát được thực hiện dựa trên sự tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các văn bản
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

1


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

pháp quy hiện hành do các cơ quan chức năng ban hành như:
-

Chỉ thị 36-CT/TW tháng 6/1998 Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng đã đưa ra về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Chỉ thị đã đưa ra những quan điểm, vận dụng nguyên tắc cơ bản của chương
trình nghị sự 21 trong điều kiện cụ thể của Việt Nam “Coi phòng ngừa và ngăn
chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp phát huy nội lực với hợp tác
quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, trong đó nhấn mạnh
“Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô
nhiễm môi trường”.

-

Chiến lược BVMT quốc gia 2001-2010 và kế hoạch hành động BVMT 20012005 đã được Bộ KHCNMT xây dựng và trình Nhà nước phê duyệt nhằm đẩy
mạnh công tác bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống,
sức khỏe cộng động, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

-


Quyết định 155/QĐ-TTg ban hành ngày 16/7/1999 về quy chế quản lý thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

-

Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn được ban hành kèm theo
công văn số 1146/CV- BKHCNMT-MTg ngày 06/5/2002 đã thúc đẩy việc áp
dụng triển khai sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp.

-

Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất
thải rắn tại các Đô thị và Khu công nghiệp.

-

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh số
29/2005/L/CTN công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005.

-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/8/2006 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.

-

Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của bộ Tài nguyên
Môi trường và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá

tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

-

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt
buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

-

Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cho phép các Doanh
nghiệp Việt Nam nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

-

Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án do Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An
Phát cung cấp.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
2


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

3. Các tiêu chuẩn môi trường
TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
TCVN 5938 - 2005: Nồng độ cho phép tối đa của một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
TCVN 5939 - 2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

TCVN 5945 - 2005: Tiêu chuẩn thải của nước thải công nghiệp.
TCVN 5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy
sản xuất nhựa của Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát được hoàn thành dưới sự
tư vấn của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường- Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Địa chỉ: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, tầng 3 nhà C10 Đại học Bách Khoa
Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,
Điện thoại: (04).868.1686

Fax: (04).869.3551.

Báo cáo được hoàn thành với sự tham gia của:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân, Phó Viện trưởng, chủ trì
TS. Vũ Văn Mạnh
ThS. Võ Lệ Hà
Kỹ sư: Ngô Minh Công
Kỹ sư: Nguyễn Duy Hùng
Cử nhân: Lê Thị Hương
Cử nhân: Phạm Quốc Bằng – Cán bộ kỹ thuật của Công ty.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

3


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

CHƯƠNG 1


MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN VÀ KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1. Tên và đặc điểm của dự án
Tên dự án:

Nhà máy sản xuất nhựa và vật liệu chống cháy

Địa điểm thực hiện:

Cụm công nghiệp An Đồng, xã An Lâm, huyện Nam Sách,
Hải Dương

Chủ đầu tư:

Công ty Cổ phần nhựa và bao bì An Phát

Trụ sở chính:

B9, Tập thể Viện Khoa học Việt Nam, Nghĩa Đô, Cầu Giấy,
Hà Nội

Chi nhánh

Lô số 3- Khu công nghiệp Nam Sách, xã Ái Quốc, huyện
Nam Sách, Hải Dương.

Giấy phép ĐKKD

0102006521 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày
27/09/2002


1.2. Địa điểm của dự án
1.2.1. Vị trí địa lý
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa của Công ty Cổ phần nhựa và bao
bì An Phát được xây dựng trên địa bàn cụm Công nghiệp An Đồng, xã An Lâm, huyện
Nam Sách, Hải Dương.
Tổng diện tích quy hoạch đất xây dựng của dự án: 20.000m 2, Công ty cũng cần
phải giải quyết đền bù và đang thực hiện công tác san lấp mặt bằng. Song vị trí thực
hiện dự án thuận lợi gần đường giao thông, xa khu vực dân cư.
1.2.2. Bố trí mặt bằng
Mặt bằng của dự án được thiết kế theo các nguyên tắc:
-

Đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất.

-

Hệ thống đường giao thông nội bộ, sân bãi phải đảm bảo cho việc vận chuyển
và bốc dỡ nguyên liệu cũng như sản phẩm.

-

Bố trí các hạng mục hợp lý.

-

Tận dụng được các điều kiện tự nhiên của mặt bằng như hướng bố trí các thiết
bị xử lý môi trường, nhằm hạn chế đến mức tối đa tác động từ dây chuyền sản
xuất đến các khu vực bên trong và bên ngoài nhà máy.


Căn cứ trên những nguyên tắc đó, trong phương án quy hoạch chi tiết mặt bằng
tổng thể của Nhà máy được phân ra các phân khu có chức năng như sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

4


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

− Khu sản xuất gồm xưởng sản xuất hạt nhựa và xưởng sản xuất bao bì nhựa, kho
lưu trữ sản phẩm…
− Khu phụ trợ sản xuất gồm: tường rào, trạm biến thế, hệ thống cấp thoát nước, hệ
thống xử lý nước thải, khí thải, hệ thống chiếu sáng, kho lữu trữ chất thải rắn…
− Khu hành chính gồm: nhà hành chính, nhà ăn, nhà để xe, nhà bảo vệ, nhà vệ
sinh.
− Diện tích lưu thông và trồng cây xanh.
Phương án bố trí tổng mặt bằng của Công ty được thể hiện trong sơ đồ phần phụ lục.
1.3. Nhu cầu về nhân lực và cơ cấu tổ chức
1.3.1. Nhu cầu nhân lực
Nhu cầu về nhân lực: Dự án khi đi vào hoạt động có nhu cầu lao động:
Cán bộ quản lý:17 người
Bộ phận bán hàng 32 người
Bộ phận sản xuất: 104 người.
Việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại nhà máy sẽ được Công ty ưu tiên đối
với lao động ngay tại địa phương nhằm góp phần giải quyết số lao động chưa có việc
làm của địa phương.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý được tổ chức thực hiện dựa trên nguyên tắc tinh gọn, đạt hiệu
quả cao nhất. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được thực hiện theo sơ đồ sau:
Tổng Giám đốc


Giám đốc

Phòng kế
toán

Phân xưởng
sản xuất

Phòng kế
hoạch vật tư

Bộ phận
kho vận

Bộ phận
kinh doanh

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
1.4. Sản phẩm và dây chuyền sản xuất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

5


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

1.4.1. Sản phẩm
Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa: các loại bao bì nhựa (HDPE,
LDPE, PP…) như túi shopping, túi lót… để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

1.4.2. Công nghệ sản xuất
a. Công nghệ sản xuất bao bì từ hạt nhựa
Công ty dự định đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại theo công nghệ mới nhất của Đài
Loan, thuộc thế hệ công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay. Hai dây chuyền sản xuất
bao gồm dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh và dây chuyền sản xuất bao bì từ hạt
nhựa tái sinh. Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì từ hạt nhựa được thể hiện ở hình 1.2 .
Hạt nhựa PP,
HDPE tái sinh

Hạt màu
Tuần hoàn
Trộn

Bụi
ồn
Nhựa rơi vãi

Thổi
In

Màng
In

Màng
Cắt dán
Đột quai

Nhựa phế
Nhựa phế
Nhựa phế


Kiểm tra, đóng
bao, nhập kho
Hình 1.2. Quy trình sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP, HDPE
Các loại hạt nhựa tái sinh PP, PE được phối trộn theo tỷ lệ với hạt màu, sau quá
trình phối trộn, hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào các máy thổi thành các màng mỏng.
Các màng này được cuộn thành những quận lớn. Tùy theo các đơn đặt hàng mà các
cuộn này sẽ được đưa tới máy in để in hoặc để nguyên nhựa ban đầu. Tiếp theo những
cuộn này được đưa tới các máy cắt, dán thành túi với nhiều chủng loại và kích thước
khác nhau và được xếp thành những tập với số lượng thích hợp để thuận tiện cho việc
đếm số lượng. Tiếp đó những tập sản phẩm này được trải qua công đoạn kiểm tra chất
lượng sản phẩm, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn được đóng gói thành sản phẩm và
nhập kho. Còn những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang dây chuyền
tái sinh để tạo hạt.
b. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

6


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Nhựa phế liệu
Tuần toàn
Phân loại/rửa

Chất thải rắn
Nước thải

Làm khô tự nhiên

Máy băm nhựa

Bụi
Ồn

Máy hút nhựa
Máy nén nhựa
Máy trộn nhựa

Bụi
Ồn

Băng tải
Đùn nhựa thô

Hơi nhựa
Ồn

Đùn nhựa tinh

Hơi nhựa
Ồn

Làm nguội
Băng tảidây nhựa

Nhựa rơi vãi

Cắt hạt nhựa


Nhựa rơi vãi

Sấy và hút hạt nhựa

Nhựa rơi vãi

Đóng bao

Nhựa rơi vãi

Hình 1.3. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

7


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Nhựa phế liệu (các loại túi nilong màng mỏng đã qua sử dụng, …) được nhập về
trải qua công đoạn phân loại và rửa sạch, sau đó được làm khô tự nhiên. Sau khi được
làm khô, nhựa được đưa vào máy băm nhằm cắt nhựa thành hạt có kích thước nhỏ,
tiếp đến được đưa đến máy hút nhựa và máy nén nhựa, nhựa sau khi được ép ra khỏi
máy nén được chuyển ngay sang máy trộn nhựa. Sau khi trộn, nhựa vụn được đưa
xuống băng tải để chuyển tới máy đùn thô. Dưới tác dụng của nhiệt nhựa được làm
mềm ra và được sàng bằng hệ thống lưới inox theo tiêu chuẩn và được chuyển sang
máy đùn tinh. Từ máy này nhựa tinh tiếp tục được làm nóng chảy và lọc lại lần 2 hình
thành các dây nhựa và được đưa tới hệ thống làm nguội. Sau khi làm nguội các dây
này được đưa tới băng tải để chia thành các sợi riêng biệt rồi chuyển tới các máy cắt
để tạo hạt nhựa. Sau khi cắt, hạt nhựa được sấy khô và được chuyển lên hệ thống đóng

bao tự động, tại đây máy sẽ tự đóng bao theo tiêu chuẩn 25kg/bao.
1.4.3. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất
Để thực hiện các công đoạn sản xuất trên, Nhà máy được đầu tư các trang thiết bị
sau đây.
Bảng 1.1. Danh mục thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất
TT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất sứ

Tình trạng

I

Dây chuyền sản xuất
bao bì nhựa

1

Máy thổi công suất 60kg/h

12

Đài loan

Mới 100%


2

Máy in ống đồng 6 màu công suất
50kg/h

1

nt

nt

3

Máy cắt công suất 60kg/h

12

nt

nt

4

Máy dập quai

5

nt

nt


5

Máy trộn hạt

5

nt

nt

II

Dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh: Công suất 300kg/h (2 dây chuyền)

1

Máy băm nhựa

2

Đài loan

Mới 100%

2

Máy hút nhựa

2


nt

nt

3

Máy nén nhựa

2

nt

nt

4

Máy trộn nhựa

2

nt

nt

5

Băng tải

2


nt

nt

6

Máy đùn nhựa thô

2

nt

nt

7

Máy đùn nhựa tinh

2

nt

nt

8

Hệ thống làm nguội

2


nt

nt

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

8


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

9

Băng tải dây nhựa

2

nt

nt

10

Máy cắt hạt nhựa

2

nt


nt

11

Máy sấy và hút hạt nhựa

2

nt

nt

12

Máy đóng bao tự động

2

nt

nt

1.4.4. Nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng và nước
1.4.4.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu
Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho Dây chuyền sản xuất
Stt

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính


Năm 1-2

Năm 3-4

1

Hạt nhựa tái sinh

Tấn/tháng

300-320

320-350

2

Hạt nhựa nguyên sinh

Tấn/tháng

150-160

150-160

1.4.4.2. Nhu cầu tiêu thụ điện năng
Công ty dự định lắp đặt một trạm điện 640KVA. Nguồn điện cung cấp điện là
nguồn điện 3 pha ổn định của Sở Điện lực Hải Dương. Nhu cầu sử dụng điện của Dự
án ước tính là 130KV. Khi đi vào xây dựng, vận hành sản xuất Dự án sẽ tuân thủ các
quy định về an toàn điện.

1.4.4.3. Nhu cầu về nước
a. Cấp nước
Nguồn nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy được
lấy từ nguồn nước cấp theo mạng phân phối của tỉnh Hải Dương qua trạm cung cấp
nước đặt trong cụm công nghiệp với khối lượng sử dụng khoảng 20m 3/ngày. Nhưng
hiện tại khi cụm công nghiệp chưa có hệ thống cấp nước thì Nhà máy sẽ sử dụng nước
giếng khoan và đầu tư một hệ thống xử lý nước để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước
của công nhân và sản xuất. Công ty sẽ làm các thủ tục cần thiết xin cấp phép khai thác
sử dụng nước ngầm cho Dự án.
Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất thực tế là không nhiều, chủ yếu dùng để
rửa nguyên liệu và làm mát sản phẩm sau khi đã tái chế. Lượng nước làm mát có chất
lượng tương đối sạch nên có thể sử dụng tuần hoàn không thải ra môi trường, định kỳ
bổ sung thêm rất ít do quá trình bay hơi. Ngoài ra nước sạch còn dùng chủ yếu phục
vụ cho sinh hoạt và cho dự trữ phòng cháy chữa cháy.
Đường ống cấp nước cứu hỏa sau bơm tăng áp ∅50 đến các trụ cứu hỏa đặt tại vách
tường có bố trí lăng phun và hai cuộn vòi gai, khoảng cách phạm vi theo quy định.
b. Thoát nước
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

9


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy được thiết kế xây dựng gồm mương xây
có nắp đan kết hợp với các cống thoát để thoát nước cho toàn Nhà máy.
Nước thải từ dây chuyền sản xuất được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải riêng
của Nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn cho phép theo TCVN và của cụm công nghiệp. Sau
đó thải chung vào hệ thống cống tập trung và xử lý tiếp tại khu xử lý nước thải của
cụm công nghiệp An Đồng.

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được xử lý bằng bể yếm khí 3
ngăn và được xử lý bằng bể hợp khối đến đạt tiêu chuẩn cho phép rồi thải vào hệ
thống thoát nước toàn khu.
Tuy nhiên hiện nay cụm công nghiệp An Đồng chưa xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung, Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải
sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải loại B – TCVN 5945 – 2005 rồi thải vào hệ thống cống
thải chung của cụm công nghiệp.
1.5. Tiến độ thực hiện dự án
Sau khi có được mặt bằng, Công ty dự kiến sẽ tiến hành giải tỏa mặt bằng và tiến
hành xây dựng Nhà máy vào đầu năm 2006. Thời gian Nhà máy đi vào hoạt động dự
kiến cuối năm 2007.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

10


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí thực hiện dự án
Huyện Nam Sách phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện Kinh
Môn, huyện Kim Thành và huyện Thanh Hà, phía nam giáp thành phố Hải Dương,
phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh). Nam Sách nằm ở
trung tâm của tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, có hệ thống giao
thông tổng thể không phải là không thuận lợi, mặc dù có sông bao bọc gần như bốn
phía: Quốc lộ 5A nối Hà Nội - Hải Phòng (qua cầu Phú Lương để tới Hải Dương và

cầu Lai Vu để tới Hải Phòng), đường 183 nối Hà Nội, Hải Phòng với Quảng Ninh (qua
cầu Bình), có đường sông dài 51 km, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua dài 4
km. Tuy nhiên, so với các huyện khác thì vẫn kém thuận lợi hơn.
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa của Công ty Cổ phần nhựa và bao
bì An Phát được thực hiện trong cụm công nghiệp An Đồng, huyện Nam Sách, Hải
Dương (sơ đồ mặt bằng được trình bày tại phụ lục1).
- Phía Tây Bắc tiếp giáp Công ty CP Hải Nam
- Phía Tây Nam tiếp giáp đường quy hoạch nội bộ KCN rộng 10m
- Phía Đông tiếp giáp đường quy hoạch nội bộ KCN rộng 20m
- Phía Đông Bắc tiếp giáp đường nội bộ KCN rộng 30m.
Tổng diện tích xây dựng dự án 20.000m2. Với các hạng mục cụ thể như trong phần phụ
lục. Vị trí thực hiện dự án thuận lợi gần đường giao thông, xa khu vực dân cư.
2.1.2. Điều kiện khí tượng, địa chất, thuỷ văn
2.1.2.1. Các yếu tố khí tượng
Huyện Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông, ít chịu ảnh
hưởng của bão. Mùa nóng của vùng trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10 hàng năm, mùa lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
đầu mùa đông tương đối khô, cuối mùa đông ẩm ướt, mùa xuân rất ẩm ướt, mùa hè ẩm
ướt và mưa nhiều
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 23,3 – 23,70C. Nhiệt độ trung bình
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

11


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

lớn nhất trong năm 27,30C, nhiệt độ trung bình nhỏ nhất trong năm là 20,3 0C. Biến đổi

nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong tháng đạt 13-14 0C. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ
cao nhất trong năm (có ngày nhiệt độ lên tới 35 – 37 oC). Tháng 12 là tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất trong năm 16-17,2 0C. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
2006 giao động từ 17,8oC đến 29,7oC được thể hiện trên hình 3.1 theo niên giám thống
kê tỉnh Hải Dương năm 2006
oC

30
25
20
15
10
5
0
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10 11 12

Th¸ng

t?
i H×nh 2.1. Sù thay ®æi nhiÖt ®é trung

b×nh trong n¨m 2006
(NGKT H¶i D¬ng 2006)
b. Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm trung bình trong năm luôn giao động ở mức 83%-87%. Hai thời kỳ có độ
ẩm cao nhất hàng năm là tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 (88%). Thời gian khô nhất từ
tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi độ ẩm trung bình
các tháng trong năm 2006 theo niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2006.
%

100
95
90
85
80
75
70
65
60
1

2


3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Th¸ng

H×nh 2.2. Sù thay ®æi ®é Èm trung b×nh
trong n¨m 2006
( NGKT H¶i D¬ng 2006)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

12


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

c. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình trong năm dao động trong khoảng từ 1400 - 1600
mm/năm. Số ngày mưa trong năm trên 100 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến

tháng 9 và chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Đặc biệt tháng 8 thường có mưa lớn hơn
cả.

mm

600
500
400
300
200
100

Th¸ng

0
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12


nh 2.3. L î ng m a trung b×
nh c¸c th¸ng trong n¨m2006
(NGKT H¶i D ¬ng 2006)
d. Gió:
Gió tại khu vực Hải Dương thay đổi theo mùa. Trong năm thường có hai mùa
chính. Mùa đông gió Đông Bắc và Bắc thịnh hành. thổi mạnh từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau. Từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam.
Sức gió cấp 2 đến cấp 3, có khi lên đến cấp 6 – 7 và có bão.
* Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý trong khu vực
- Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó tháng 8 là tháng có
nhiều bão nhất. Trong cơn bão thường có gió mạnh với tốc độ trung bình 16m/giây.
bão luôn kèm mưa lớn và đạt cực đại tới 182,2 mm.
- Mưa phùn: nằm trong khu vực hay có mưa phùn, nhưng lượng mưa không nhiều
(trung bình 30 mm/tháng). Mưa phùn nhiều nhất vào tháng 2 và tháng 3 với mức
độ 10-15 ngày/tháng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

13



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

- Gió tây khô nóng: hiện tượng này thường xảy ra trong tháng 6 và tháng 7 làm độ
ẩm tương đối trung bình có thể giảm xuống đến 60-70%.
2.1.2.2 Điều kiện địa chất, thuỷ văn
a. Đặc điểm địa chất.
Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất
phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m.
b. Chế độ thuỷ văn
Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái
Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu. Do vậy nguồn nước khá dồi dào, phục vụ sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do
giao thông không được thuận lợi và nguy cơ ngập lụt về mùa mưa.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
- Tài nguyên đất: đất ở Nam Sách được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái
Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu... Đất đai màu mỡ phù hợp với sự sinh trưởng phát
triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi...
- Tài nguyên nước: tài nguyên nước của huyện dồi dào, bao gồm nguồn nước mặt
được cung cấp bởi hệ thống 3 sông Thái Bình, Kinh Thầy và Hữu sông Lai Vu.
Nguồn nước ngầm được đánh giá chung có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Các
nguồn nước này bảo đảm yêu cầu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt trên toàn địa bàn tỉnh. Đồng thời, với diện tích trên 800 ha nuôi trồng thuỷ
sản, 1.038,5 ha sông ngòi tự nhiên và 500 ha đất bãi trũng cấy lúa được chuyển đổi
sang đào ao lập vườn, đây không chỉ là nguồn nước phục vụ cho các nhu cầu sử dụng
nước tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên khoáng sản: theo các báo cáo đánh giá huyện không có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú và đa dạng về chủng loại (ngoài tài nguyên đất tự nhiên) như
các địa phương khác, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản phục vụ cho ngành công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như : đá vôi, bô xít ở huyện Kinh Môn, Cao lanh,

sét chịu lửa ở Chí Linh.
- Hệ động thực vật: khu vực xây dựng dự án là vùng đất tự nhiên thuộc đồng bằng
Bắc Bộ. Phần lớn dân cư sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp. Do đó, hệ sinh
thái nông nghiệp là hệ sinh thái tiêu biểu cho khu vực này. Các loài đông vật không
xương cỡ nhỏ như giun đất, côn trùng đang có dấu hiệu giảm dần theo thứ tự các loại
đất: đất vườn, đất trồng ngũ cốc, đất không trồng trọt. Hầu hết các loài này chủ yếu
sống trong tầng đất nông 0-20cm. Hệ thực vật trên cạn cũng rất đặc trưng cho vùng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

14


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

đất đồng bằng nhưng nghèo nàn về thành phần và chủng loại. Chúng được phân
thành các nhóm cây lương thực, thực phẩm, nhóm cây lấy quả, các loài hoa, thực vật
hoang dã trên vùng đất trồng. Hệ sinh thái dưới nước trong khu vực có 28 loài thực
vật, trong đó nhóm rong rêu, tảo chiếm ưu thế. Trong các ao hồ, nhất là ao hồ của gia
đình, các loài tảo phát triển mạnh, các loại động vật dưới nước chủ yếu là các loài cá
được thả trong các ao hồ của gia đình, ngoài ra còn có một số loài thân mềm như ốc
nhồi, vặn và tôm.
2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội
Huyện Nam Sách là một trong những địa phương năng động của tỉnh Hải Dương,
huyện có nhiều chính sách cởi mở để phát triển nền kinh theo hướng chuyển dịch tỷ
trọng đóng góp dần từ nông nghiệp sang các ngành công nghệ cao như công nghiệp,
dịch vụ….
2.2.1. Dân số và tình hình sử dụng đất.
Huyện Nam Sách có 13.280 ha diện tích tự nhiên chiếm 8,2% diện tích tự nhiên
của tỉnh. Huyện có 141.723 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 1067,19 người/km 2,
trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 54,8%, bộ máy hành chính của huyện

gồm 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 22 xã và 1 thị trấn.
2.2.2. Giao thông
Nam Sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng
Ninh, có hệ thống giao thông tổng thể không phải là không thuận lợi, mặc dù có sông
bao bọc gần như bốn phía: Quốc lộ 5A nối Hà Nội - Hải Phòng (qua cầu Phú Lương để
tới Hải Dương và cầu Lai Vu để tới Hải Phòng), đường 183 nối Hà Nội, Hải Phòng với
Quảng Ninh (qua cầu Bình), có đường sông dài 51 km, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
chạy qua dài 4 km. Tuy nhiên, so với một số huyện khác trong tỉnh thì vẫn kém thuận
lợi hơn.
Đến này huyện đã làm được 503 trong tổng số 621 km đường nông thôn bằng
bêtông và trải nhựa; các tuyến đường liên xã, đường đến trụ sở các xã đã cơ bản được
nhựa hoá.
2.2.3. Cấp thoát nước
2.2.3.1. Cấp nước
Hệ thống cấp nước: với một tài nguyên nước ngầm phong phú và dồi dào đã làm
cho toàn bộ dân cư trong huyện được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
2.2.3.2. Thoát nước và tưới tiêu

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

15


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Hệ thống thoát nước chính của xã trong khu vực dự án là hệ thống mương rãnh tự
nhiên và hệ thống ao hồ, kênh mương tưới tiêu xung quanh. Do đó mương hồ tạo
thành hệ thống điều hòa và đóng vai trò chủ yếu cho việc thoát nước. Việc tiêu nước
cưỡng bức theo hệ thống kênh tiêu đã được xây dựng đã giúp cho một số vùng khỏi bị
ngập lụt trong mùa mưa.

Nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp chủ yếu sử dụng các trạm bơm của hệ thống
thủy nông, sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu vừa đóng vai trò là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là nguồn
tiếp nhận nước thải của các khu công nghiệp thông qua hệ thống cống ngầm được xây
dựng để dẫn nước thải đổ ra sông
2.2.4. Cấp điện
Nguồn điện cấp đến cụm công nghiệp được lấy từ đường dây 35 KV tới trạm biến
áp tổng công suất 30.000 KVA. Từ trạm biến áp tổng, điện được cung cấp tới hàng rào
các nhà máy bằng đường dây cáp điện ngầm 22 KV, do điện lực Hải Dương chịu trách
nhiệm.
2.2.5. Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc: hiện tại, tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hóa
xã tại khu trung tâm. Nhiều hộ gia đình ở các thôn xóm, bản, làng đã có điện thoại.
Báo chí hàng ngày luôn được người đọc quan tâm theo dõi. Hệ thống thông tin liên lạc
phát triển. Đây là môi trường thuận lợi quyết định, có tính chất đột phá để mời gọi đầu
tư phát triển công nghệ.
2.2.6. Văn hoá, giáo dục và y tế
- Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo: toàn huyện hiện có 76 trường; trong đó có 24 trường
mầm non, 23 trường Tiểu học, 24 trường THCS, 3 trường THPT, 01 Trung tâm hướng
nghiệp dạy nghề và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đa số các trường học đều
đảm bảo tiêu chuẩn, 74,4% phòng học được xây dựng kiên cố (Tỷ lệ các trường
THPT, THCS, Tiểu học kiên cố cao tầng là 81,6%); 100% số trường THCS có phòng
thí nghiệm, 35% số trường có máy vi tính; 81% thư viện đạt loại khá. Đến nay đã có 6
trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Quy mô các cấp học, ngành học phát triển ổn
định, vững chắc. Toàn huyện đã đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục THCS vào năm 2000. Chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo mũi nhọn
hàng năm được nâng lên. Phong trào giáo dục của huyện từ đơn vị trung bình của tỉnh
năm 1997 đã vươn lên đạt tiên tiến xuất sắc trong năm học 2001 - 2002, 2002 - 2003.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 16



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em: công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
thường xuyên được quan tâm thực hiện tốt. Đến nay, trung tâm y tế huyện có 30 bác
sỹ, trong đó có 9 bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 14/23 xã, thị trấn có bác sỹ trực tiếp khám
chữa bệnh cho nhân dân, 19 xã khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú, 100% xã có
nữ hộ sinh trung học hoặc dược sỹ sản nhi, 20 xã có dược tá kiêm nhiệm và 15 xã có
cán bộ đông y hoạt động kiêm nhiệm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ
cho công tác khám chữa bệnh không ngừng được đầu tư. Các khoa sản, khoa nhi, khoa
nội, khoa ngoại, khoa ngoại sản tại Trung tâm y tế huyện đều được xây dựng kiên cố
cao tầng. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đều đạt 90%. Đặc biệt đã trang bị
và đưa vào sử dụng có hiệu quả phương tiện, kỹ thuật điều trị hiện đại như: máy điện
quang, máy siêu âm, điện tim, xét nghiệm đa năng, kỹ thuật gây mê tuỷ sống, kỹ thuật
kết ghép xương... Hàng năm, toàn huyện thực hiện khám bệnh cho trên 90 ngàn lượt
người, điều trị cho trên 7.000 bệnh nhân. Các chương trình y tế cộng đồng, hoạt động
dự phòng và công tác truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ phát triển sân số tự nhiên ổn định ở mức
dưới 1%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 22,5%; tỷ lệ hộ dùng nước
hợp vệ sinh là 85%; tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 80%.
- Các hoạt động văn hoá, thông tin, TDTT thường xuyên được đẩy mạnh và ngày càng
phát triển sâu, rộng trong cán bộ, nhân dân. Phong trào.Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá và phong trào.Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại, được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn huyện có 25
làng văn hoá, trên 73% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 19 đội văn nghệ
truyền thống; 16/23 xã, thị trấn có sân vận động, 90/124 làng có điểm vui chơi; các xã,
thôn còn lại đã quy hoạch vị trí đất để xây dựng sân vận động và các điểm vui chơi.
Các đội tuyển thể thao của huyện tham gia thi đấu tại tỉnh và toàn quốc đều đạt kết quả
khá; trong đó nổi bật là các môn bơi lội, vật dân tộc, cờ tướng, cờ vua ...
- Về thực hiện chính sách xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động: Toàn
huyện hiện có 176 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3.450 liệt sỹ, trên 1.800 thương binh,

bệnh binh. Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách thường xuyên quan tâm chăm lo
thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các đối tượng chính sách; quản lí và chi trả
kịp thời, chính xác chế độ phụ cấp, trợ cấp ưu đãi; làm tốt việc thăm hỏi, tặng quà, trợ
cấp khó khăn, khen thưởng cho các đối tượng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy
mạnh; trong đó đã hoàn thành xoá nhà tranh tre cho các hộ nghèo và đối tượng chính
sách; tích cực quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; quan tâm chăm lo đến
người già không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật, mồ côi, bị nhiễm chất độc hoá học...
Cùng với chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội, huyện luôn quan tâm đẩy mạnh
chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm cho người lao
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

17


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

động. Hàng năm, giải quyết việc làm mới cho từ 2.000 - 2.500 lao động, góp phần
nâng cao thu nhập cho nhân dân và hạ tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đến nay xuống
còn 7,4%.
2.2.7. Cơ cấu các ngành kinh tế
Mấy năm trở lại, do có những chính sách mở và thay đổi cơ cấu phát mà tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách đều có tốc độ tăng trưởng khá so
với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm đều đạt và
vượt kế hoạch đề ra.
Tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm dần từ 61,2% năm 1997 xuống 49,3%
năm 2002. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh từ 10% năm 1997 lên
17,7% năm 2002. Tỷ trọng ngành dịch vụ từ 28,8% năm 1997 lên 33% năm 2002. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách là sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp
với điều kiện và lợi thế của huyện, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển
ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.
- Về sản xuất nông nghiệp: những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển
nhanh. Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch với sự tăng nhanh ngành
chăn nuôi, giảm dần ngành trồng trọt. Sản phẩm nông nghiệp cũng đang có sự chuyển
dịch theo hướng tăng sản lượng các sản phẩm hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận như
Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng và cho xuất khẩu. Năng suất lúa của huyện không
ngừng tăng cao: năm 2002 là 122,4 tạ/ha, vụ chiêm xuân năm 2003 là 64,2 tạ/ha. Giá
trị trên 1 ha canh tác được nâng lên, năm 2002 đạt 34,7 triệu đồng.
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng: cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh những năm
qua, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
hệ thống điện, đường, trường, trạm được xây dựng nâng cấp, thay đổi đáng kể. Trong
đó, đã hoàn thành xây dựng trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND và các cơ
quan, phòng ban, đoàn thể huyện; xây dựng kiên cố 74,4% số phòng học, kiên cố hoá
11,4% số kênh mương, 70% đường bê tông thôn, xóm; 100% số hộ dân được sử dụng
điện sinh hoạt, tỷ lệ số máy điện thoại đến tháng 6/2003 đạt 3,4 máy/100 dân.
- Về sản xuất công nghiệp, TTCN và dịch vụ: đây là các ngành kinh tế quan trọng
nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; năm 2002 huyện đã có trên
1.800 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN, phân bố ở khắp các xã, thị trấn; trong đó
nhiều nhất là ở các xã Nam Trung, Nam Hưng, Quốc Tuấn, An Lâm, Hợp Tiến. Bên
cạnh các nghề và sản phẩm truyền thống như sản xuất gạch nung, gạch không nung,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

18


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

khai thác cát, huyện đã chú trọng khôi phục lại nghề gốm Chu Đậu và hình thành một
số nghề mới như chế biến nông sản, mây, giang, làm hương, cán thép, đóng tàu

thuyền.Cùng với duy trì và đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất TTCN, Chính phủ
đã phê duyệt khu công nghiệp Nam Sách với diện tích 63 ha, tỉnh phê duyệt cụm công
nghiệp An Đồng với diện tích 35,18 ha. Đến nay, đã có 40 doanh nghiệp đầu tư vào địa
bàn, trong đó có 8 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Các ngành trong khối dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng. Trong đó một số lĩnh vực
đạt tốc độ tăng nhanh như: Thương mại, vận tải, hàng hoá, thông tin liên lạc.
Các hoạt động văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 15,94%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,9%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng xuống còn 18;7%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững ổn định. Quốc phòng quân sự địa phương được củng cố, tăng cường.
Riêng 8 tháng đầu năm nay, thu ngân sách trên địa bàn huyện Nam Sách ước đạt
gần 29 tỷ đồng, bằng 83,2% kế hoạch năm và tăng 56,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu tiền sử dụng đất hơn 19 tỷ đồng, đạt 91,% kế hoạch năm, tăng 63,2% so
với cùng kỳ năm trước; thuế ngoài quốc doanh hơn 4 tỷ, đạt 93,3% kế hoạch năm, tăng
62,6% so với cùng kỳ năm trước; thu thuế giá trị gia tăng hơn 2,6 tỷ, vượt 2,6% kế
hoạch năm; lệ phí trước bạ hơn 2,1 tỷ đồng, đạt 63,6% kế hoạch năm...
Sau 10 năm tái lập (1997- 2006), toàn huyện đã có 21 trong tổng số 23 xã, thị
trấn có trụ sở khang trang, hiện đại xây dựng mới theo mô hình được tỉnh phê duyệt.
2.3. Hiện trạng môi trường khu vực
Để có cơ sở đánh giá về hiện trạng môi trường khu vực, ngày 26/11/2007 Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành
khảo sát, đo đạc và phân tích các thông số chất lượng môi trường không khí, môi
trường nước, môi trường đất và điều kiện vi khí hậu cũng như mức âm của khu vực.
Sơ đồ vị trí lấy mẫu khí, mẫu nước và mẫu đất được thể hiện trên hình 2 (phụ
lục1).
Các thiết bị đo và phân tích mẫu không khí được sử dụng, bao gồm:
- Bơm mẫu lấy khí Kimoto (Nhật)
- Cân phân tích điện tử AE 240 Meller ( Thuỵ Sỹ)
- Thiết bị lấy mẫu bụi Sibata (Nhật)
- Máy đo tiếng ồn Quest (Mỹ), đo thông số vi khí hậu (độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt

độ...)
- DO meter 320 (Đức)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

19


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

- pH meter 320 (Đức)
- Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis Lamda35 (Perkin Elmer)
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Perkin Elmer)
- Máy ICP – MS (Perkin Elmer)
- Thiết bị phá mẫu và phân tích N Keljdahl (Đức)
- Thiết bị phân tích BOD5 Oxitop (Mỹ)
- Thiết bị phá mẫu phân tích COD (Hach)
- Thiết bị xác định BOD WTW Model 602 (Đức).
Quá trình lấy và phân tích mẫu tuân thủ đúng theo phương pháp chuẩn.
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí
Nhằm đánh giá chất lượng không khí của khu vực, Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành lấy mẫu không khí, đồng
thời đo các thông số vi khí hậu và mức âm trong khu vực vào ngày 26/11/2007.
Chọn các vị trí lấy mẫu không khí: nhằm xác định được chất lượng không khí nền
của khu vực khi dự án chưa hoạt động để có cơ sở đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm do
phát tán các hơi, khí, bụi khi dự án đi vào hoạt động sản xuất, nviệc lấy mẫu khí đã được
tiến hành ở giữa khu đất dự án, phía Tây Nam khu vực , phía Đông Nam và phía Đông
Bắc của khu vực dự án.
Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trong bản vẽ sơ đồ mặt bằng ở phụ lục 1, kết
quả phân tích mẫu đã chỉ ra ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí tại khu vực dự án


K1

K2

K3

K4

TCVN 5937
-1995

mg/m3

0,28

0,22

0,28

0,26

0,3

NO2

mg/m3

0,001


0,016

0,005

0,003

0,2

3

CO

mg/m3

3,64

7,30

5,63

5,74

30

4

SO2

mg/m3


0,0368

<0,001

0,0038

0,00368

0,35

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Bụi

2

Ghi chú:

Kết quả

K1: Vị trí lấy mẫu ở phía Đông Nam khu đất của dự án
K2: Vị trí lấy mẫu ở phía Tây Nam khu đất của dự án
K3: Vị trí lấy mẫu ở phía Đông bắc khu đất của dự án
K4: Vị trí lấy mẫu ở giữa khu đất của dự án


TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

20


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

So sánh kết quả phân tích với TCVN cho thấy:
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh trên đều nằm
trong giới hạn cho phép.
Tóm lại, qua các số liệu phân tích nhận thấy: môi trường không khí trong khu vực
dự án chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu nhìn chung đều dưới TCCP.
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước
Việc khảo sát chất lượng nước cũng được thực hiện thông qua việc lấy mẫu nước
để phân tích.
Vị trí lấy mẫu nước được trình bày trong phụ lục 1.
2.3.2.1. Nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt, viên Khoa học và Công nghệ Môi trường đã
tiến hành lấy mẫu nước ở các ao quanh khu vực dự án.
Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu nước mặt trong khu vực dự án
TT Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

TCVN


N1

N2

5942-1995 (loại B)

-

9,2

8,16

5,5-9

C

31

29,9

-

1.

pH

2.

Nhiệt độ


3.

BOD5

mg/l

60

30

<25

4.

COD

mg/l

110

59

<35

5.

SS

mg/l


111

32

80

6.

Tổng N

mg/l

4,9

7

-

7.

Tổng P

mg/l

1,22

1,06

-


8.

Coliform

mg/l

5.104

9.103

10000

o

Ghi chú: Kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với mẫu thử
N1: Nước ao.

N2: Mương thoát nước.

Đối chiếu chất lượng nước phân tích với TCVN cho thấy:
Nước mặt có một số thông số như pH, COD, BOD 5, coliform vượt tiêu chuẩn cho
phép. Nguyên nhân là do ao là khu vực chăn thả gia cầm (vịt, ngan, gà...), vì vậy mà
một số thông số có phần vượt tiêu chuẩn là điều tất yếu.
2.3.2.2. Nước ngầm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

21



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy là nước giếng khoan do Công
ty tự khai thác. Nguồn nước này sau khi xử lý khử sắt được dùng trực tiếp vào mục
đích sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy.
Nước cấp cho sinh hoạt của dân cư khu vực xung quanh hiện chủ yếu là nước
giếng khoan và phần lớn đều không qua xử lý.
Nhằm đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực Nhà máy, đã tiến hành lấy mẫu tại
giếng khoan của Dự án . Kết quả phân tích cho thấy:
Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm trong khu vực dự án
TT

Chỉ tiêu

TCVN 5944-1995

Đơn vị

Kết quả

-

5,1

6,5-8,5

C

27,8


-

mg/l

3274

750-1500

mgCaCO3/l

170

300-500

(Cột B)

1.

pH

2.

Nhiệt độ

3.

TS

4.


Độ cứng

5.

Mn

mg/l

0,3742

0,01-0,05

6.

As

mg/l

0,0017

0,05

7.

Fe

mg/l

0,329


1-5

8.

Cd

mg/l

0,0004

0,01

9.

E.coli

MPN/100ml

âm tính

0

o

Ghi chú: Kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với mẫu thử
Hầu hết các thông số trong nước cấp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn nhiều lần, riêng giá
trị pH nhỏ hơn giới hạn cho phép và tổng chất rắn cao hơn gấp gần 3 lần so với TCCP.
Điều này có thể do nguồn nước có thành phần các muối hòa tan cao. Do vậy khi đi vào
sử dụng Nhà mày cần phải có hệ thống xử lý nước trước khi đi vào sử dụng. Nói
chung nguồn nước ngầm của khu vực dự án chưa bị ô nhiễm.

2.3.2.3. Nước thải
Mẫu nước thải được lấy tại Công ty TNHH An Phát – Công ty đã đi vào sản xuất
và tái chế nhựa. Do nguồn nước thải của Công ty này có phần giống với nguồn thải
của Dự án khi đi vào hoạt động, nên chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu để đánh giá nguồn
thải để đưa ra phương án xử lý nước thải của Dự án sau này.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải trong khu vực dự án

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

22


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

TCVN 5945-

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả (N4)

1.

pH

-


8,17

5,5-9

2.

Nhiệt độ

C

29,8

-

3.

BOD5

mg/l

100

50

4.

COD

mg/l


402

80

5.

SS

mg/l

888

100

6.

Tổng N

mg/l

20,80

30

7.

Tổng P

mg/l


8,358

6

8.

Coliform

MPN/100ml

1,6.104

5000

o

2005 (Cét B)

Ghi chú: Kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với mẫu thử
Nói chung phần lớn các thông số phân tích trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho
phép loại B, do vậy mà Dự án sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ vào
hệ thống cống thải chung của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý.
2.3.3. Chất lượng đất trong khu vực
Việc khảo sát chất lượng môi trường đất đã được thực hiện thông qua lấy mẫu để
phân tích tại vị trí giữa khu đất được đánh dấu trong phụ lục. Các kết quả phân tích
chất lượng đất được nêu ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực dự án
TT

Chỉ tiêu


Đơn vị

Kết quả

1.

pHKCL

-

5,7

2.

Độ mùn

mg/kg

1,23

3.

Tổng N

%

0,16

4.


Tổng P

%

0,0065

Nhận xét: Do đất lấy ở giữa cánh đồng (là đất nền của khu vực Dự án) nên đất chưa có
dấu hiệu gì của sự ô nhiễm
2.3.4. Bùn thải
Để muốn khảo sát nguồn chất thải rắn của Nhà máy sau này, Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội đẫ tiến hành lấy bùn thải của
Công ty TNHH An Phát. Nguyên liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là hạt nhựa, một
phần là các mảng, tấm nilon nên bùn thải chủ yếu là đất cát và cặn bẩn chất hữu cơ.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

23


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa

Kết quả phân tích cho thấy: thành phần bùn thải này có thể dùng để san lấp mặt bằng
nếu cần thiết, chúng chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu bùn thải trong khu vực dự án
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị


Kết quả

1.

pHKCL

-

8,1

2.

Độ mùn

mg/kg

2,46

3.

Tổng N

%

0,27

4.
Tổng P
%
2.3.4. Các thống số vi khí hậu và mức âm


0,0097

Quá trình đo các thông số vi khí hậu và mức âm được thực hiện vào điểm công
trường đang thi công xây dựng, có sự hoạt động của máy ủi để san lấp mặt bằng, tiếng
hò hét để đưa mái tôn lên làm trần nhà. Do vậy kết quả đo đạc cho thấy mức âm của
khu vực Dự án có lúc vượt TCCP, đây chỉ mang tính chất thời điểm. Nói chung, mức
âm chung của khu vực Dự án đạt tiêu chuẩn cho phép.
-

Kết quả đo đạc được trình bày trong bảng 2.8.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

24


Bỏo cỏo ỏnh giỏ tỏc ng mụi trng D ỏn u t xõy dng Nh mỏy sn xut nha

Bng 2.8. Kt qu o cỏc thụng s vi khớ hu v mc õm ti khu vc d ỏn
T

Vị trí đo

T

Thời

Độ ẩm


Nhi

Tốc

Mức âm chung

gian

%

ệt

độ

dBA

độ

gió

Leq

C

(m/s

đo

o


Max

Min

Cuối hớng gió

10h

83

29,4

2,6

31,

63

5

)
1.

Mức âm ở các dải tần (Hz)-dBA

62,8

80,2

46,9


(Góc phía

12

25

50

5

0

0

1K

2K

4K

8K

16
K

27,

42,


49,

56,

54,

55,

63,

64,

47,

7

7

8

2

4

5

9

9


1

31,

39,

47,

48,

47,

50,

47,

52,

33,

3

2

9

3

2


2

9

2

1

40,

41,

43,

44,

49,

46,

54,

49,

45,

7

5


2

7

8

7

3

1

36,

50,

58,

57,

62,

63,

59,

50,

40,


7

9

0

1

7

0

5

5

9

-

94

87

82

78

75


73

71

70

14,
6

Đông)
2.

Đầu hớng gió

10h1

(Góc phía

83,5

29,5

1,15

60,4

73,6

57,8


5

16,
3

Tây)
3.

Cuối hớng gió

10h2

(Góc phía

82

30,1

2,48

59,8

71,1

53,7

0

3


24,
1

Nam)
4.

Giữa khu vực
dự án

5.

84

30,8

1,02

71,9

74,6

68,3

0

3733/2002/Q
Đ BYT

10h3


80

16-

0,2-

34

1,5

80

-

15,
9
-

Ghi chỳ:
K1: V trớ ly mu phớa ụng Nam khu t ca d ỏn
K2: V trớ ly mu phớa Tõy Nam khu t ca d ỏn
Vin Khoa hc v Cụng ngh Mụi trng (INEST) HBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551

25


×