Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

CÁC ĐỀ ÁN TOÀN KHÓA CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD KHÓA III, NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.83 KB, 132 trang )

ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÁC ĐỀ ÁN TOÀN KHÓA
CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
KHÓA III, NHIỆM KỲ 2015 - 2020

THÁI NGUYÊN, THÁNG 7 NĂM 2016


ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số 124 - QĐ/ĐU

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt 12 Đề án công tác toàn khóa
của Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI;
Căn cứ Quyết định số 27-QĐ/ĐU ngày 15/3/2015 của BCH Đảng bộ
Trường về việc ban hành Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ Trường khóa III,
nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/ĐU ngày 10/11/2015 của Ban Chấp hành
Đảng bộ về xác định 12 Đề án công tác toàn khóa của Đảng ủy;
Căn cứ Công văn số 41-CV/ĐU ngày 19/11/2015 của Ban Chấp hành
Đảng bộ Trường về việc phân công biên soạn và chủ trì các Đề án công tác toàn


khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Thái Nguyên khóa V, thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường khóa III, nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 10-KH/ĐU ngày 27/4/2016 của Đảng ủy Trường về Kế
hoạch xây dựng, phê duyệt các Đề án công tác toàn khóa của Đảng ủy Trường;
Căn cứ Nghị quyết số 59-NQ/ĐU ngày 31/5/2016 của Ban Thường vụ Đảng
ủy về hoàn thành rà soát và ban hành 12 Đề án công tác toàn khóa của Đảng ủy
Trường;
Căn cứ Nghị quyết số 65-NQ/ĐU ngày 06/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng
bộ Trường về Phê duyệt 12 Đề án công tác toàn khóa của Đảng ủy;
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt 12 Đề án công tác toàn khóa của Đảng bộ Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh để triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ.
Điều 2. Đảng bộ, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường có trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện các Đề án; hàng năm kiểm tra, sơ kết đánh giá tiến độ
và kết quả thực hiện, báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Trường.
Điều 3. Các Ban Đảng của Đảng ủy Trường, Đảng ủy, các đồng chí
trưởng nhóm chủ trì và các đồng chí phối hợp xây dựng Đề án, các chi bộ trực
thuộc, các tổ chức chính quyền và đoàn thể trong toàn Đảng bộ Trường chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- ĐU ĐHTN (b/cáo);
- BCH Đảng bộ (t/hiện);
- Trưởng các Đề án (t/hiện);

T/M BAN CHẤP HÀNH
BÍ THƯ


- Ban Giám hiệu (t/hiện);
- Các chi bộ trực thuộc (t/hiện);

- Các đoàn thể Trường (t/hiện);
- Lưu VPĐU.

Đã ký
Trần Chí Thiện

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
ĐỀ ÁN SỐ 1.................................................................................................................. 3
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA..............................3
CÁC CẤP ỦY ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ....................................................3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH................................3
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH...................................................................................3
1. Căn cứ xây dựng Đề án..............................................................................................3
2. Đánh giá thực trạng....................................................................................................3
5. Các giải pháp chủ yếu................................................................................................6
6. Kế hoạch thực hiện...................................................................................................11
7. Tổ chức thực hiện...................................................................................................13
5.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học.....................................................35
5.1.1. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo.........................................................35
2.1. Thực trạng thực hiện chuẩn hóa ngoại ngư...........................................................67
2.2. Thực trạng thực hiện chuẩn hóa tin học................................................................68
2.3. Hạn chế và tồn tại.................................................................................................69
5.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngoại ngư -tin học.........................72
3.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................78
1. Căn cứ xây dựng Đề án............................................................................................83
2. Thực trạng hoạt động Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học của
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh..........................................................84
3. Mục tiêu của đề án...................................................................................................85
6. Kế hoạch thực hiện..................................................................................................89


2


ĐỀ ÁN SỐ 1
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA
CÁC CẤP ỦY ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
1. Căn cứ xây dựng Đề án
- Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII, ban
hành ngày 30 tháng 01 năm 2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên;
- Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Thái Nguyên lần thứ V;
- Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh giai
đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn tới năm 2025;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh lần thứ III, nhiệm kỳ 2015- 2020.
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Thành tựu trong công tác xây dựng Đảng
Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là một Đảng bộ
cơ sở trực thuộc Đảng bộ Đại học Thái Nguyên. Trải qua 12 năm xây dựng và
phát triển, từ một Đảng bộ ban đầu có 67 đảng viên sinh hoạt ở 07 chi bộ nay

phát triển thành một Đảng bộ cơ sở lớn mạnh với 324 đảng viên, sinh hoạt tại 18
chi bộ. Với vai trò lãnh đạo một đơn vị đào tạo quan trọng không chỉ trong Đại
học Thái Nguyên mà còn quan trọng đối với Khu vực trung du miền núi Bắc bộ,
hiện nay Nhà trường có khoảng 8000 sinh viên Đại học, hơn 700 học viên cao
học và nghiên cứu sinh đang theo học các ngành học khác nhau. Về bộ máy tổ
chức đến tháng 12/2015, Trường có 07 khoa đào tạo, 10 đơn vị phòng chức năng
và trung tâm, 01 Viện nghiên cứu với tổng cộng hơn 500 cán bộ viên chức.
Trong đó có 07 Phó Giáo sư, 28 Tiến sĩ, 96 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh
ở trong và ngoài nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và xây dựng Đảng trong
sạch vưng mạnh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với Nhà trường để
phát huy sức mạnh tổng thể của cả đơn vị trong việc thực hiện thắng lợi các
Nghị quyết của Đảng bộ các cấp.


Đảng bộ Nhà trường đã lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh
doanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; được tặng cờ Đơn vị thi đua
xuất sắc của Tỉnh Thái Nguyên năm 2013, cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm học 2013-2014. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ
Nhà trường năm năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vưng mạnh;
năm 2014, được công nhận Đảng bộ trong sạch vưng mạnh tiêu biểu.
Thực hiện Đề án số 11 của Đảng ủy Trường khóa II về “Nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, xây dựng Đảng bộ Trường Đại học
Kinh tế & QTKD trong sạch vững mạnh”, Đảng bộ Trường đã có nhiều biện pháp
tích cực, thực hiện có hiệu quả Đề án, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong xây
dựng Đảng bộ, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tăng cường. Đảng ủy đã chỉ
đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc học tập, quán triệt và xây dựng các
chương trình hành động thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết
định, kết luận của Đảng cho cán bộ, đảng viên, viên chức, học sinh sinh viên.
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh” bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, góp phần tạo ra sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, viên
chức và học sinh sinh viên.
- Các cấp ủy Đảng đã quán triệt và triển khai nghiêm túc Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Việc
kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã diễn ra sâu rộng, nghiêm túc, thẳng thắn,
xây dựng và trở thành sinh hoạt chính trị thường xuyên trong toàn Đảng bộ.
- Công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng có chuyển biến tích
cực: năm 2015, trong số 18 chi bộ của toàn Đảng bộ, có 15 chi bộ đạt tiêu chuẩn
“Trong sạch vững mạnh”, 02 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, 01 chi bộ hoàn
thành nhiệm vụ, không có chi bộ yếu kém.86% đảng viên hoàn thành xuất sắc
và hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ có 0,34% đảng viên không hoàn thành nhiệm
vụ. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã làm tốt công tác phát triển đảng, đã bồi dưỡng
và kết nạp được 250 đảng viên mới, vượt kế hoạch đề ra 25 đảng viên (10%).
2.2. Tồn tại, yếu kém
Bên cạnh các thành tựu nêu trên, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
trong nhiệm kỳ qua cũng còn một số tồn tại, yếu kém sau:
- Số cán bộ lãnh đạo được đào tạo, tập huấn về công tác đảng chưa nhiều và
tất cả cán bộ lãnh đạo đảng đều làm kiêm nhiệm.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở một số chi bộ còn hạn chế, chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.
- Tính tiên phong, gương mẫu ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao.
4


- Cá biệt còn có một số chi bộ và đảng viên chưa thực hiện nghiêm nguyên
tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, còn có đảng viên vi phạm nguyên tắc
tổ chức, sinh hoạt đảng, vi phạm nhưng điều đảng viên không được làm.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2010 đã chưa

bầu đủ số lượng Đảng ủy viên và ủy viên Ban Thường vụ như dự kiến.
Tháng 6/2015, Nhà trường thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng
nhiệm kỳ III (2015-2016), đã chưa thành công, chưa chọn được Hiệu trưởng
theo nguồn tại chỗ như dự kiến.
Năm 2015, Đảng bộ Nhà trường chỉ được công nhận Đảng bộ hoàn thành
nhiệm vụ.
Chính vì vậy, vấn đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu" các
cấp ủy Đảng và xây dựng Đảng bộ trong sạch và vưng mạnh là hết sức quan
trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay đối với Đảng bộ Trường.
3. Mục tiêu của đề án
3.1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; nâng
cao chất lượng và vai trò gương mẫu của đảng viên; đổi mới phương thức lãnh
đạo và chất lượng sinh hoạt đảng; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; tăng cường công tác kiểm tra giám sát
trong Đảng, chú trong công tác phát triển Đảng nhằm thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và xây dựng Đảng bộ Nhà trường trong sạch
vưng mạnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
i) Nâng cao chất lượng đảng viên, vai trò gương mẫu của đảng viên, vai trò
gương mẫu của người đứng đầu.
Nâng cao giác ngộ ý tưởng và ý chí cách mạng, tinh thần trách nhiệm, tính
tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đẩy lùi sự suy thoái, biến chất và
đấu tranh có hiệu quả với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thể lực phản
cách mạng.
ii) Nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
Kiện toàn bộ máy phát triển Đảng và phát huy vai trò lãnh đạo của phát
triển Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; phát
huy dân chủ đi đôi với đề cao kỷ luật, kỷ cương trong Đảng;
iii) Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt Đảng

Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng
và tinh thần đấu tranh phê bình, tự phê bình trong sinh hoạt Đảng;
iv) Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, chi ủy, chi bộ đối
với các tổ chức chính trị-xã hội-Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trường, Công đoàn, Hội Cựu Chiến binh trong Nhà trường
5


v) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, làm tốt công tác thi đua-khen
thưởng và giư nghiêm kỷ luật trong Đảng
vi) Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên
3.3. Các chỉ tiêu cụ thể:
i) Hàng năm, phấn đấu giư vưng danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vưng mạnh
và trở thành một Đảng bộ tích cực, nòng cốt của Đảng bộ Đại học Thái Nguyên;
các chi bộ trực thuộc có tỷ lệ trên 90% đạt danh hiệu “trong sạch, vững mạnh”,
trong đó có 20% chi bộ trực thuộc đạt danh hiệu “trong sạch, vững mạnh tiêu
biểu”, không có chi bộ Đảng bị xếp loại yếu kém;
Tỷ lệ đảng viên “đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ” đạt trên 90%, trong
đó đảng viên “Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đạt 20%;
ii) Bình quân hàng năm kết nạp được từ 45 đảng viên mới trở lên;
iii) Các đoàn thể chính trị xã hội trực thuộc Trường tiếp tục giư vưng các
danh hiệu đơn vị xuất sắc, tiêu biểu trong Đại học Thái Nguyên và khối đại học,
cao đẳng tại Thái Nguyên.
iv) Các Đảng ủy viên, chi ủy viên phát huy vai trò, trách nhiệm và tính tiên
phong trong công tác. Các cấp ủy đảng thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đối với các
đơn vị và các tổ chức chính trị-xã hội trong trường
v) 100% đảng viên không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.
100% đảng viên không vi phạm Quy định về nhưng điều đảng viên không được
làm; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; không có đảng viên nào vi phạm pháp

luật, kỷ luật lao động và các quy chế, quy định của Nhà trường.
4. Các nội dung của Đề án
i) Nâng cao chất lượng chất lượng đảng viên, vai trò gương mẫu của đảng
viên, vai trò gương mẫu của người đứng đầu
ii) Nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
iii) Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt Đảng
iv) Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức
chính trị -xã hội trong Trường
v) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, làm tốt công tác thi đua khen
thưởng và giư gìn nghiêm kỉ luật Đảng
vi) Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng
5. Các giải pháp chủ yếu
5.1. Nâng cao chất lượng đảng viên, vai trò gương mẫu của đảng viên,
vai trò gương mẫu của người đứng đầu

6


- Thực hiện nghiêm túc Quy định 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ
học tập chính trị trong Đảng. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị định kì;
đổi mới và nâng cao chất lượng triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, các nội dung sinh hoạt chính trị và thường xuyên giáo dục chính trị tư
tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên;
- Đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW (14/5/2011) của Bộ Chính trị; tuyên
truyền, cổ vũ động viên gương người tốt, việc tốt, kịp thời biểu dương, khen
thưởng nhưng đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hoạt
động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực tiễn xã hội. Thông qua phong trào
dạy tốt, học tốt, tuần làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, thông qua các đợt

sinh hoạt chính trị để rèn luyện, giư gìn phẩm chất người đảng viên, làm trong
sạch đội ngũ của Đảng.
- Thực hiện có nền nếp việc tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy, tổ
chức Đảng, lãnh đạo các đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát
hiện và xử lý kịp thời hơn các vi phạm tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên.
- Các Chi bộ bám sát tiêu chuẩn đảng viên được qui định trong Điều lệ
Đảng để rà soát, sàng lọc, đánh giá chất lượng đảng viên, mở rộng việc phân
công công tác cho đảng viên, quản lý đảng viên chặt chẽ;
- Kiên quyết đấu tranh chống tham vọng cá nhân, kèn cựa, vụ lợi diễn biến
trong mỗi bản thân đảng viên để mỗi đảng viên luôn tiên phong gương mẫu; có
sức thuyết phục, cảm hóa và lôi cuốn quần chúng, làm cho quần chúng tin tưởng
sự lãnh đạo của Ðảng;
- Thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu các cấp ủy Đảng
phải nêu cao tính tiên phong, thực sự gương mẫu, đề cao trách nhiệm trong xây
dựng Đảng và triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết của Cấp ủy, tổ chức Đảng
và phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, đảng
viên, phải nghiêm túc tiếp thu nhưng ý kiến phê bình đúng đắn, có tính xây dựng
để làm cho Đảng mạnh hơn, cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn, tổ chức đảng có
sức chiến đấu cao hơn, đoàn kết nội bộ tốt hơn.
- Phát huy vai trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của các cán bộ
lãnhđạo đứng đầu các tổ chức chính quyền vàđoàn thể trong thực hiện các nghị
quyết của Đảng và trong vận động thuyết phục, tổ chức cho quần chúng thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng nhưng phần tử thoái hoá, biến chất.
5.2. Nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
- Kiện toàn cấp ủy theo hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên.
7



- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản
lý và quy hoạch lãnh đạo cấp ủy đảng theo kế hoạch của cấp trên;
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử
dụng cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong nguồn quy hoạch; kiên quyết miễn nhiệm,
thay thế cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực yếu, né tránh trách nhiệm;
thực hiện tốt chính sách cán bộ của Trường;
- Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại tổ chức Đảng và đảng viên
hàng năm; thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ quản lý theo hướng dẫn của
cấp trên, theo đúng yêu cầu, quy trình và đảm bảo khách quan, thực chất; gắn
công tác đánh giá cán bộ với đánh giá phân loại công chức, viên chức, đảng viên
và phân loại đoàn viên các đoàn thể.
- Hoàn thiện quy chế làm việc của Đảng ủy, các Ban xây dựng Đảng và Chi bộ.
- Đảng uỷ tiếp tục phát huy tính chủ động, trách nhiệm trong việc ban hành,
tổ chức thực hiện các nghị quyết thường kỳ và các nghị quyết chuyên đề; các
Đảng uỷ viên phát huy và nâng cao vai trò và trách nhiệm trong việc lãnh đạo,
đôn đốc, nắm tình hình đối với các chi bộ được phân công phụ trách.
- Đảng ủy cần xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đề ra
biện pháp triển khai thực hiện. Tổ chức phổ biến nghị quyết của tổ chức Đảng
đến mọi cán bộ, đảng viên; phân công, giao trách nhiệm rõ ràng, đặt ra yêu cầu
và thời gian hoàn thành, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả;
- Đảng uỷ tiếp tục chủ trương mở rộng dân chủ trong Đảng kết hợp với việc
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.Thực hiện chế độ Bí thư Đảng ủy, Hiệu
trưởng, Trưởng các đoàn thể có lịch tiếp dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng
của cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, sinh viên và nhân dân.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều
hành, giao ban công tác, trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn, nghiệp vụ.
5.3. Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt Đảng
- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, các
nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng.
- Giư vưng nền nếp sinh hoạt cấp uỷ các cấp và Chi bộ; cải tiến và nâng

cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ các cấp và sinh hoạt chi bộ; coi trọng nâng cao
chất lượng sinh hoạt của chi bộ để nâng cao vai trò, vị trí của chi bộ trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ ở từng đơn vị;
- Cấp ủy các cấp vàchi bộ trực thuộc xây dựng các nghị quyết, chương
trình, kế hoạch cụ thể để triển khai lãnh đạo các công tác tại đơn vị, đặc biệt đối
với nhưng vấn đề quan trọng, cấp bách của đơn vị; lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ
thể đối với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã đề ra;
8


- Cải tiến việc ra nghị quyết, nâng cao chất lượng nghị quyết. Nghị quyết
phải xác định đúng vấn đề cần tập trung lãnh đạo, gắn với nhiệm vụ của đơn vị
trong từng thời kỳ để đi sâu, bàn kỹ có trọng tâm, trọng điểm. Nghị quyết phải
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và thực hiện được.
- Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Chi bộ, cần bám sát Chỉ thị số 10
của Ban Bí thư về Nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ. Việc đổi mới nội
dung, phương thức sinh hoạt đảng phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc,thiết thực,
hiệu quả, có kế hoạch, khoa học, tiết kiệm thời gian, tránh nặng nề, kéo dài;
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ban Thường vụ trong chuẩn bị các nội
dung sinh hoạt Đảng ủy, của Bí thư chi bộ và Chi uỷ trong việc chuẩn bị nội
dung sinh hoạt chi bộ;
- Tổ chức tập huấn cho các Bí thư Chi bộ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng; tăng cường chỉ đạo và lãnh
đạo của Đảng ủy trong sinh hoạt chi bộ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của điều
lệ Đảng.
5.4. Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ
chức chính trị -xã hội trong Trường
- Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo về chính trị của Đảng ủy và cấp
ủy chi bộ đối với các tổ chức chính trị-xã hội trong Trường và ở các đơn vị
nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể;

- Đảng ủy lãnh đạo công tác giới thiệu, bố trí cán bộ làm công tác Công
đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội Cựu chiến binh, chú trọng cơ cấu đại
diện của các tổ chức chính trị- xã hội quan trọng trong cấp ủy các cấp;
- Cấp ủy định kỳ tổ chức nghe báo cáo, tiếp thu ý kiến của các tổ chức
chính trị xã hội về các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức và của
Trường;
- Trong lãnh đạo công tác đoàn thể, để phù hợp với sự đổi mới về phương
thức lãnh đạo của Đảng, Đảng uỷ cần yêu cầu các tổ chức đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội đổi mới phương thức lãnh đạo của mình để nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác.
- Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng
ủy về các biện pháp tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và chi bộ
sinh viên hoạt động trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
5.5. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, làm tốt công tác thi đua
khen thưởng và giữ gìn nghiêm kỉ luật Đảng
- Đảng bộ đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy
định của Điều lệ Đảng và các nghị quyết, quyết định có liên quan của các cấp ủy
Đảng;

9


- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cáccấp ủy, của chi bộ kết hợp
chặt chẽ với thanh tra chính quyền, thanh tra nhân dân và kiểm tra, giám sát
củađoàn thể quần chúng trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực
trong nội bộ Trường;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, thi hành kỷ luật để thống nhất thực hiện trong toàn Đảng bộ, hướng tới mục
đích kiểm tra chủ yếu để chủ động phòng ngừa vi phạm, khắc phục thiếu sót,
khuyết điểm. Qua kiểm tra, cần xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền nhưng đơn

vị, cá nhân vi phạm để giáo dục chung, làm cho tổ chức Đảng ngày càng trong
sạch, vưng mạnh;
- Chủ động, kịp thời, chặt chẽ, nghiêm túc, đúng nguyên tắc, thủ tục trong
công tác kiểm tra Đảng theo hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra cấp trên. Việc đánh
giá, kết luận trong kiểm tra phải đúng mức, công tâm.
- Qua kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương, động viên, khen thưởng
nhưng cá nhân, tập thể có thành tích tốt; kỷ luật nghiêm minh nhưng đảng viên,
tổ chức vi phạm; ấn định thời gian phấn đấu cho nhưng đảng viên có khuyết
điểm, sai lầm và tạo điều kiện để họ sửa chưa. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng
nhưng đảng viên không đủ tư cách. Kiểm tra, xử lý kỷ luật phải luôn gắn với
củng cố kiện toàn cấp uỷ, bố trí cán bộ, bảo đảm tính ổn định của tổ chức để
lãnh đạo cơ quan và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ;
- Làm tốt công tác khen thưởng-kỷ luật trong Đảng, gắn với công tác thi
đua, khen thưởng-kỷ luật của chính quyền, đoàn thể.
5.7. Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng
- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng và đạo
đức cách mạng, nâng cao nhận thức về Đảng, xây dựng động cơ phấn đấu vào
Đảng đúng đắn;
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc bồi dưỡng, giáo dục
quần chúng, giác ngộ mục tiêu lý tưởng của Đảng cho các quần chúng ưu tú để
rèn luyện và giới thiệu cho Đảng;
- Công khai hóa tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục kết nạp Đảng;
- Các chi bộ bám sát tiêu chuẩn đảng viên được qui định trong Điều lệ
Đảng để rà soát, sàng lọc, phân tích chất lượng đội ngũ đảng viên, mở rộng việc
phân công công tác cho đảng viên, quản lý đảng viên chặt chẽ; đồng thời tích
cực tạo nguồn phát triển đảng viên.
- Phát triển đảng viên phải gắn chặt với việc đưa ra khỏi Đảng nhưng phần
tử thoái hoá, biến chất.

10



6. Kế hoạch thực hiện
Năm

Nội dung các hoạt động
trọng tâm

Hình thức
triển khai

- Học tập Nghị quyết Đại hội Đại
biểu Đảng bộ Trường lần III, Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
Đại học Thái Nguyên lần thứ V, - Báo cáo viên
Nghị quyết Đại hội Đại biểu và tự nghiên
Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên lần cứu
thứ XIX,
2015

Đơn vị chủ
trì

Đơn vị
phối hợp

BDV
BTG
VPĐU


- Xây dựng các chương trình hành - Các bản đề án Các Tổ xây
động của các Đảng bộ
công tác
dựng
- Tổ chức lớp bồi dưỡng nhận - Phối hợp với
BTC
thức về Đảng cho các quần chúng Đảng bộ cấp
ưu tú
trên
- Xây dựng và thực hiện rà soát,
BTC
bổ sung, điều chỉnh các quy chế,
- Hội nghị, góp
quy định về chế độ sinh hoạt
ý riêng
Đảng, phương thức lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng
UBKT
- Xây dựngquy định về giải quyết

BTG,
BDV

Các ban
XDĐ
Các ban
XDĐ
Các ban
XDĐ


các vướng mắc, khiếu nại liên Hội nghị, góp ý
quan tới công tác Đảng
riêng
BTC

BTG,
BDV

- Triển khai hoạt động Tự phê - Hội nghị,
bình và phê bình trong toàn Đảng góp ý riêng
bộ
- Tổng kết, tuyên dương các điển
hình tiên tiến
2016

Hội nghị

BTG
BTC, BDV

- Triển khai học tập Nghị quyết -Hội nghị, tự
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nghiên cứu
XII, cácNghị quyết, chỉ thị của
các cấp ủy Đảng

BTG

BDV

- Phát động Phong trào tiếp tục

học tập và làm theo tấm gương - Hội nghị
đạo đức Hồ Chí Minh

BTG

BDV

BTG

BDV

- Xây dựng điển hình làm theo -Hội nghị
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
11


Năm

Nội dung các hoạt động
trọng tâm

Hình thức
triển khai

- Tập huấn nghiệp vụ công tác Bí
thư chi bộ
- Hội nghị
- Tổ chức lớp bồi dưỡng nhận
thức về Đảng cho các quần chúng
- Phối hợp với

ưu tú
Đảng bộ cấp
trên
- Tổng kết, tuyên dương các điển
hình tiên tiến
- Hội nghị
- Triển khai học tập Nghị quyết, - Hội nghị, tự
chỉ thị của các cấp ủy Đảng
nghiên cứu

BTC

BTG

BTG
BTG,BDV

BTC,
BDV
BDV

- Hội nghị,
nghiên
cứu
chuyên
đề,
triển khai trong
toànĐảng bộ

BDV


BTG

- Rà soát và bổ sung quy hoạch - Hội nghị cán
giưa nhiệm kỳ cho cấp ủy các cấp bộ, đảng viên
theo kế hoạch của cấp trên

BTC

Các ban
XDĐ

BTC

BTG,BDV

BTG

BTC,BDV

- Triển khai học tập Nghị quyết, - Hội nghị, tự
chỉ thị của các cấp ủy Đảng
nghiên cứu

BTG

BDV

- Chuyên đề công tác phát triển - Hội nghị, Hội
đảng viên mới

thảo

BTC

BDV, BTG

UBKT

BTG, BTC

BTC

Các ban
XDĐ

- Tổ chức lớp bồi dưỡng nhận - Phối hợp với
thức về Đảng cho các quần chúng Đảng bộ cấp
ưu tú
trên
- Tổng kết, tuyên dương các điển - Hội nghị
hình tiên tiến

2018

BTC

Đơn vị
phối hợp

BTG


- Thực hiện chuyên đề Phát huy
sức mạnh của các tổ chức chính
trị - xã hội trong Nhà trường góp
phần thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của đơn vị
2017

Đơn vị chủ
trì

- Tập huấn công tác xây dựng kế
hoạch và công tác kiểm tra Đảng - Hội nghị
- Thực hiện công tác tự phê bình
và phê bình đối với các chức danh
- Hội nghị
chủ chốt trong Đảng bộ, Chi bộ
- Tổng kết, tuyên dương các điển - Báo cáo tổng
kết, Hội nghị
hình tiên tiến toàn nhiệm kỳ
12

BTG

BTC,BDV


Năm

2019


2020

Nội dung các hoạt động
trọng tâm

Hình thức
triển khai

Đơn vị chủ
trì

Đơn vị
phối hợp

- Triển khai học tập Nghị quyết, - Hội nghị, tự
chỉ thị của các cấp ủy Đảng
nghiên cứu

BTG

BDV

- Thực hiện tự phê bình và phê - Tự phê bình,
bình đối với các chức danh chủ Hội nghị phê
chốt trong Đảng bộ, Chi bộ
bình, gópý

BTC


Các ban
XDĐ

BTG

BTC, BDV

- Tổng kết, tuyên dương các điển - Báo cáo tổng
hình tiên tiến toàn nhiệm kỳ
kết, Hội nghị
Tổng kết công tác xây dựng Đảng Báo cáo tổng
nhiệm kỳ 2015-2020
kết, Hội nghị

Các ban

VPĐU

7. Tổ chức thực hiện
7.1. Phân công tổ chức thực hiện
7.1.1. Ban thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung việc
triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn Đảng bộ; chỉ đạo công tác sơ kết
hàng năm, tổng kết cuối nhiệm kỳ, báo cáo theo kế hoạch của Đảng ủy và yêu
cầu của cấp trên.
7.1.2. Các ban của Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình tham mưu cho Ban Thường vụ, Đảng ủy và tổ chức triển
khai thực hiện các nội dung Đề án liên quan đến các mặt công tác của từng Ban,
Ủy ban.
7.1.3. Các Chi bộ có trách nhiệm phổ biến nội dung Đề án đến các đảng
viên của Chi bộ; xây dựng nghị quyết, kế hoạch, biện pháp, giải pháp cụ thể để

thực hiện Đề án tại Chi bộ mình; thực hiện công tác sơ kết hàng năm, tổng kết
cuối nhiệm kỳ và báo cáo theo yêu cầu của Đảng ủy.
7.1.4. Văn phòng Đảng ủy có trách nhiệm phối hợp với các Ban của Đảng
ủy, Ủy ban Kiểm tra triển khai các nội dung trong Đề án công tác này; là đầu
mối tập hợp thông tin, số liệu, báo cáo từ các chi bộ, đơn vị để phục vụ công tác
thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết theo yêu cầu của Đảng ủy và của cấp trên.
7.2. Thời gian triển khai thực hiện
Tháng 6/2016: Ban hành, quán triệt nội dung Đề án đến các chi bộ; các chi
bộ xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp thực hiện.
Tháng 6/2016-2/2020: Tập trung tổ chức thực hiện trong toàn Đảng bộ; làm
báo cáo định kỳ hàng năm và tổ chức sơ kết giưa nhiệm kỳ, tổng kết cuối nhiệm
kỳ việc thực hiện Đề án theo kế hoạch của Đảng ủy Đại học Thái Nguyên.
Tháng 02/2020: Tổng kết việc thực hiện Đề án theo kế hoạch của Đảng ủy.
8. Tổ biên soạn Đề án
13


1. Đ/c Trần Chí Thiện - Bí thư Đảng ủy
2. Đ/c Đặng Văn Minh- Phó Bí thư Đảng ủy
3. Đ/c Nguyễn Khánh Doanh-Phó Bí thư Đảng ủy
4.Đ/c Ngô Thị Tân Hương- UV BTV, Chủ nhiệm UBKT ĐU
9. Phụ lục
Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng Chi bộ đảng giai đoạn 2010-2015

Tổng
số
Năm
Chi
bộ


Chi bộ trong
sạch, vững
mạnh
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Chi bộ

Chi bộ

HTTNV

HTNV

Chi bộ yếu
kém
Ghi chú

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số Tỷ lệ
Số
Số
lượng (%) lượng (%) lượng (%)

2010


10

08

80,0

02

20,0

0

0

0

0

2011

10

09

90,0

01

10,0


0

0

0

0

2012

12

11

91,7

01

8,3

0

0

0

0

2013


15

15

100,0

0

0

0

0

0

0

2014

18

15

83,3

0

0


0

0

0

0

2015

18

15

83,3

02

11,1

01

5,6

0

0

14


Có 03 chi
bộ thành
lập chưa
đủ 06
tháng,
chưa xếp
loại


Bảng 2: Chất lượng đảng viên giai đoạn 2010 – 2015

Năm

Tổng số
đảng
viên
được
xếp loại

Số đảng viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ
Hoàn thành
xuất sắc
nhiệm vụ

Hoàn thành tốt
nhiệm vụ

Hoàn
thành

nhiệm
vụ

Đảng viên
Không hoàn
thành nhiệm
vụ

2010

117

18

76

23

0

2011

147

19

124

04


0

2012

194

29

159

06

0

2013

240

32

196

12

0

2014

243


34

199

10

0

2015

282

34

215

32

01

Bảng 3: Công tác phát triển đảng viên từ năm 2010 đến 2015

Năm

Số đảng viên
mới được

Cán bộ, giảng viên

Sinh viên


kết nạp

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

2010

03

03

100

0

0

2011

40


30

75,0

10

25,0

2012

46

28

60,9

18

39,1

2013

37

22

59,5

15


40,5

2014

52

27

51,9

25

48,1

2015

73

42

57,5

31

42,5

15


ĐỀ ÁN 02

KIỆN TOÀN BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
GIẢNG VIÊN ĐẠT CHUẨN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Căn cứ xây dựng đề án
- Quyết định số 136/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
chính phủ về việc Thành lập Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh;
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngư trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai
đoạn 2008-2020";
- Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh
giáo sư, phó giáo sư;
- Quyết định số 1216 /QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011-2020;
- Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012;
- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
đại học;
- Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ Ban hành Điều lệ trường đại học;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06/11/2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế và Quản

trị Kinh doanh lần thứ III (2015-2020).
2. Thực trạng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ
2.1. Thực trạng bộ máy tổ chức
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được tổ chức theo cơ cấu
gồm: Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào
16


tạo Trường, các Phòng chức năng, các Khoa, Viện nghiên cứu, các Trung tâm
nghiên cứu hỗ trợ đào tạo, các bộ môn trực thuộc Khoa và các đoàn thể.
Tính đến ngày 31/12/2015, toàn Đảng bộ có 18 chi bộ trực thuộc với tổng
số đảng viên của Đảng bộ là 312 đồng chí, trong đó có 248 đảng viên chính
thức, 68 đảng viên dự bị. Ban chấp hành Đảng bộ có 12 đồng chí; Ban thường
vụ Đảng ủy gồm 04 đồng chí; Ban Giám hiệu có 04 đồng chí.
Hiện nay, Nhà trường có 08 phòng, 07 khoa, 1 trung tâm quản lý Nhà
nước (Trung tâm Thông tin - Thư viện), 04 trung tâm hoạt động theo cơ chế tự
chủ tài chính (TT HTQT về ĐT&DH, TT Tin học - Ngoại ngư, TT Hàn Quốc
học và TT Hán ngư) và 01 viện nghiên cứu. Các đoàn thể của Nhà trường có
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội sinh viên và Câu lạc bộ
Cựu giáo chức.
Nhà trường đã thành lập Hội đồng Trường và đã triển khai xây dựng, thực
hiện Đề án vị trí việc làm cho cán bộ viên chức.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ
Ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có trình độ cao.
Đến tháng 12/2015, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường là 354 người, với
tỉ lệ GS, PGS là 1,97% (7 người); tiến sĩ đạt tỉ lệ 7,91% (28 người); thạc sĩ đạt tỉ
lệ 69,49% (246 người). (Số thạc sĩ trên chưa tính 30 thạc sĩ ở các phòng). Số
CBVC đang làm NCS là 96 người (nước ngoài 15 người, trong nước 81 người)
Có khoảng 70 giảng viên thành thạo tiếng Anh (chiếm khoảng 20% tổng

số giảng viên). Ngoài nhưng chỉ tiêu đã được xây dựng trong Đề án, năm 2014
Nhà trường đã ban hành đề án chuẩn hóa năng lực ngoại ngư, năng lực công
nghệ thông tin cho các bộ giảng viên và sinh viên giai đoạn 2013-2015 và 20162020. Đến hết tháng 3/2016 đã có 443 (88,4 %) cán bộ viên chức đạt chuẩn tin
học (IC3, MOS) và 488 (97,4 %) cán bộ viên chức đạt chuẩn ngoại ngư. (47
CBGV được miễn đánh giá năng lực CNTT và năng lực ngoại ngữ)
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý được Đảng
ủy, Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo bằng cách xây dựng các chế độ, chính sách
nhằm động viên, hỗ trợ cho các cán bộ đi học nghiên cứu sinh, cao học như:
Nâng lương trước thời hạn; giao thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ cho cán bộ làm
luận án tiến sĩ; hỗ trợ NCS bảo vệ luận án tiến sĩ đúng hạn với mức tiền thưởng
là 30 triệu đồng/1 NCS.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Điểm mạnh
- Là một thành viên mới của Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh được sử dụng chung các nguồn lực của Đại học và
luôn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên, sự quan tâm hỗ trợ của Ban Giám đốc
và của lãnh đạo các Ban trong Đại học.
17


- Đa số lãnh đạo và cán bộ viên chức trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và có
năng lực công tác tốt.
- Có nhiều cán bộ có trình độ cao, được đào tạo chính quy, có hệ thống ở
các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, có năng lực ngoại ngư tốt, có
kiến thức chuyên sâu, hiện đại và có khả năng hội nhập quốc tế.
- Đa phần đội ngũ cán bộ còn trẻ nhưng hội tụ khá đầy đủ tố chất để trở
thành nhưng cán bộ tích cực, sáng tạo, gương mẫu có đóng góp xứng đáng cho
sự phát triển của Nhà trường.
- Được kế thừa thành quả trên mọi mặt công tác của nhiệm kỳ trước.
2.3.2. Điểm yếu

Bên cạnh các điểm mạnh, Nhà trường vẫn còn có nhưng điểm yếu, đó là:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học còn
rất hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ cơ hưu có trình độ cao còn mỏng. Phần lớn CBVC còn rất
trẻ, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm công tác. Gần 2/3 giảng viên đang theo
học chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, thường xuyên có nư CBVC trong thời
kỳ nghỉ chế độ thai sản và nuôi con nhỏ nên không dành nhiều thời gian tham gia
hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường có thời gian công tác chưa dài, kinh
nghiệm tích lũy chưa nhiều lại có nhiều lĩnh vực có yêu cầu công tác mới nên
việc vận dụng để điều hành quản lý công việc chưa nhuần nhuyễn, tính hệ thống
và liên thông giưa các lĩnh vực công tác chưa cao.
- Nguồn lực tài chính còn rất hạn hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
đầu tư cho đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường hiệu quả nghiên cứu
khoa học.
- Một bộ phận sinh viên ra trường chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của xã
hội, đặc biệt là yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Chưa tạo ra được nhiều mối quan hệ hợp tác thực sự bền vưng và có
hiệu quả với các đối tác ngoài Trường.
- Chưa thực sự áp dụng các phần mềm quản lý có hiệu quả trong quản lý
dư liệu, cập nhật thông tin.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công việc còn thiếu thốn,
chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc chuyên nghiệp và có hiệu suất cao.
2.3.3. Cơ hội
- Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của thời đại. Đất nước hội nhập ngày
càng sâu, rộng vào cộng đồng quốc tế. Các chính sách "mở cửa" của Nhà nước
ngày càng thông thoáng, tạo cơ hội lớn cho Nhà trường "đi tắt, đón đầu" để sớm
có các chương trình, giáo trình tiên tiến và sớm đào tạo được các chuyên gia trẻ
đẳng cấp quốc tế.
18



- Là một trường đại học mới thành lập ở một vùng khó khăn vào loại nhất
cả nước, lại là thành viên của một Đại học được quy hoạch trọng điểm quốc gia,
Nhà trường dành được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước, của các tổ chức
trong nước và quốc tế.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, tăng cường
tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học đang mở ra cho Nhà
trường nhiều cơ hội mới.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát
triển cả về số lượng và chất lượng.
- Nhu cầu đào tạo các cử nhân kinh tế, kinh doanh và quản lý để đáp ứng các
đòi hỏi của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng nhanh, tạo ra cho Nhà trường cơ
hội tốt để nhanh chóng mở rộng quy mô ở các bậc và các các hệ đào tạo.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh đã có nhiều đột phá như mở rộng liên kết đào tạo quốc tế, tạo điều
kiện phát triển năng lực ngoại ngư, tin học cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có
cơ hội nâng cao trình độ.
2.3.4. Thách thức
- Nguy cơ tụt hậu xa hơn của giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình
hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
- Yêu cầu cấp bách về sự thay đổi căn bản và kịp thời nội dung, chương
trình cũng như phương pháp đào tạo trước sự chuyển đổi của nền kinh tế cùng
với nhưng thách thức của thời đại.
- Nhưng thách thức, khó khăn trong việc triển khai các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều và đa dạng về hình thức biểu hiện bởi địa
bàn phục vụ chủ yếu của Nhà trường là nhưng địa phương đang chậm phát triển,
không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ CBVC, các quy định về đánh giá ngoài,

về kiểm định chất lượng chuẩn đầu ra của người học và yêu cầu nâng cao trách
nhiệm xã hội đang đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà Trường.
- Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/03/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo “Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ
sở giáo dục Đại học thành viên" đặt ra nhiều yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi
trong thời gian tới Nhà trường sẽ phải tập trung cao độ để hoàn thành tốt chủ
trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chủ trương của Đại học Thái
Nguyên.
- Quá trình toàn cầu hóa đang dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt
không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh và còn xuất hiện trong môi trường giáo dục
đại học. Sự cạnh tranh diễn ra giưa các trường đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế
trong nước và nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt cả về tiêu chí tuyển sinh, về
19


nội dung, về phương pháp đào tạo, về nguồn lực cơ sở vật chất, giảng viên cũng
như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3. Mục tiêu của đề án
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở rà soát đề án vị trí việc làm cho từng đơn vị, Nhà trường có sự
sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy tổ chức cho phù hợp hơn về số lượng, chất lượng,
chuyên môn đối với cán bộ và các vị trí công việc. Từ đó tập trung đổi mới
phương pháp quản lý, điều hành, đảm bảo phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường
kiểm tra giám sát đồng thời vẫn phát huy được tinh thần tự chủ, sáng tạo.
Song song với việc kiện toàn lại bộ máy tổ chức là xây dựng đội ngũ cán
bộ giảng viên đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đại học.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Đối với bộ máy tổ chức
- Xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ, chuyên sâu, đổi mới theo hướng chủ
động, chất lượng và hiệu quả.

- Phát triển, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của một số khoa, phòng, trung
tâm, viện nghiên cứu.
- Tập trung đổi mới toàn diện phương thức quản lý, điều hành vừa đảm
bảo tăng cường tính tự chủ, vừa đảm bảo khả năng kiểm soát của cấp trên và sự
phối hợp của các đơn vị liên quan, nhằm phát huy cao độ tính hiệu quả và sự
phát triển bền vưng của toàn Trường.
3.2.2. Đối với đội ngũ cán bộ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn mới.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý có trình độ cao là
nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Nhà trường nhằm thực
hiện thắng lợi sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại
học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác
quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở vùng núi và trung du Bắc bộ.
- Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao
(tiến sĩ, PGS, GS) thành thạo về ngoại ngư, có kỹ năng sử dụng tốt công nghệ
thông tin trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý, đủ về số lượng và đảm bảo về
chất lượng, đặc biệt là cán bộ khoa học các ngành mũi nhọn, trọng điểm gắn đào
tạo với nghiên cứu khoa học, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước và hội nhập quốc tế.
4. Nội dung đề án
20


4.1. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy
- Xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức trên nguyên tắc xuất phát từ yêu
cầu nhiệm vụ, tinh gọn và ổn định.
- Xem xét mô hình quản lý, xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp để nâng
cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm hỗ trợ đào tạo góp phần nâng cao chất

lượng đầu ra cho sinh viên, học viên của Nhà trường.
- Xem xét giải thể hoặc tái cấu trúc các đơn vị hoạt động kém hiệu quả;
đồng thời căn cứ vào nhu cầu của xã hội, điều kiện thực tiễn và khả năng phát
triển để xem xét thành lập một số khoa và trung tâm nếu cần thiết.
- Xem xét mô hình quản lý, xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp để nâng
cao hiệu quả hoạt động của Viện Nghiên cứu Kinh tế Xanh nhằm phục vụ hỗ trợ
đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần tạo ra các sản phẩm khoa học có tính
thực tiễn.
4.2. Công tác quản lý
- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy đảng phải nhạy bén, kiên
quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn của đơn vị; chú trọng công tác dự báo, kịp thời
đề ra giải pháp phù hợp với tình hình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ĐHTN và của Nhà trường đến cán
bộ, viên chức, tạo sự đồng thuận cao trong toàn Trường.
- Hằng năm, cử cán bộ quản lý đi bồi dưỡng Cao cấp lý luận chính trị theo
chỉ tiêu được phân bổ.
- Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, xây dựng kế
hoạch cụ thể. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý.
- Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đa dạng hóa các hình thức đào tạo,
xây dựng đội ngũ; có chính sách thu hút cán bộ trình độ cao.
- Cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng cần tăng cường hơn
nưa công tác tuyên truyền, vận động cán bộ viên chức thực hiện tốt Nghị quyết
Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Trường về xây dựng
đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý có trình độ cao.
4.3. Công tác cán bộ
- Xây dựng quy hoạch phát triển và ổn định đội ngũ cán bộ trong toàn
Trường đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo đạt chuẩn. Đảm bảo phát
triển đội ngũ cân đối giưa ngành nghề đào tạo. Ưu tiên phát triển đội ngũ trình
độ cao cho nhưng ngành trọng điểm, mũi nhọn.
- Xây dựng chế độ, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao

trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ giảng dạy dựa trên các tiêu chí
cụ thể về bằng cấp, ngoại ngư và kinh nghiệm chuyên môn, ưu tiên tuyển dụng
cán bộ được đào tạo ở nước ngoài và các cơ sở đào tạo tiên tiến.
21


- Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp đối với giảng viên học
NCS; chính sách sử dụng, đãi ngộ hợp lý đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
nhằm thu hút và tạo nguồn cho công tác tuyển dụng và bố trí cán bộ; tạo cơ chế
để cán bộ tự đào tạo, tham gia các lớp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị của Nhà trường. Mời các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước
đến giảng dạy, nghiên cứu tại Trường.
- Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trong từng năm theo chỉ tiêu đã đăng ký,
chú trọng đẩy mạnh việc cử cán bộ đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và bồi
dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngư theo hướng chuẩn quốc tế.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời suy tôn, động viên và nhân
rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng đội ngũ.
5. Giải pháp
5.1. Giải pháp tổng thể
- Tích cực chuẩn bị các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất nhằm ổn
định, thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá cho từng
cán bộ viên chức. Đẩy mạnh quản lý chuyên môn theo chiều sâu của tất cả các
cấp quản lý trong Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
trên từng lĩnh vực.
- Có thể thành lập hoặc duy trì các trung tâm tự hạch toán khi cần để đáp
ứng các yêu cầu phát triển từng mặt của Nhà trường tuy nhiên vẫn duy trì cơ cấu
tổ chức của Trường thống nhất với các cơ sở giáo dục đại học thành viên trong
toàn Đại học Thái Nguyên.
- Thực hiện tốt việc hợp đồng khoán gọn các công tác dịch vụ như: dịch vụ

ăn uống công cộng, quản lý ký túc xá, giư gìn cảnh quan - môi trường và một số
hoạt động phù hợp khác nhằm giảm thiểu biên chế, nâng cao năng suất lao động,
tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý, trên cơ sở đó tiết kiệm và tăng cường
nguồn lực nhằm đầu tư cho đối ứng giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng,
mua sắm thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ và cải thiện đời sống cán bộ viên
chức.
- Hoàn thiện bộ máy đảm bảo thực hiện tốt quá trình đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của
Nhà trường; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.
- Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học
năm 2012, Điều lệ Trường Đại học năm 2010, Thông tư 08/TT-BGDĐT ngày
20/3/2014, trên cơ sở thống nhất với các trường đại học thành viên trong toàn
Đại học Thái Nguyên và đảm bảo tính đặc thù của Nhà trường.
- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, Hội đồng Trường, chính quyền, các tổ chức đoàn thể về việc xây
dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý có trình độ cao.
22


- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ về chuyên môn, ngoại ngư và tin học,
tích cực cử đi đào tạo trong và ngoài nước, có chính sách thu hút cán bộ có trình
độ cao.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời suy tôn động viên và
nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng đội ngũ.
5.2. Giải pháp đối với bộ máy tổ chức
a) Hoàn thiện bộ máy
- Thành lập bộ môn Lý luận chính trị trực thuộc Ban Giám hiệu khi được
Đại học Thái Nguyên đồng ý;
- Khi đủ điều kiện cần thiết thì thành lập các khoa:

+ Thành lập Khoa Quản lý kinh tế và Khoa Luật kinh tế trên cơ sở rà soát,
cơ cấu lại Khoa Quản lý - Luật Kinh tế;
+ Thành lập Khoa Kinh tế phát triển và Khoa Kinh tế đầu tư;
+ Thành lập Khoa Kinh tế chính trị;
+ Thành lập Khoa Kế toán - Kiểm toán.
- Thành lập Mạng lưới Câu lạc bộ Cựu sinh viên Kinh tế & QTKD.
b) Hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và Quy chế tổ
chức của các đơn vị, đoàn thể trong Trường.
c) Tiếp tục rà soát lại nhằm sửa đổi và bổ sung các nội quy, quy chế, quy
định, quy trình giải quyết công việc trong các lĩnh vực công tác phù hợp với
Thông tư 08/TT-BGDĐT, Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ trường đại học.
d) Thường xuyên rà soát Đề án vị trí việc làm cho cán bộ viên chức.
5.3. Giải pháp đối với đội ngũ cán bộ
- Tăng cường xây dựng đội ngũ, trong đó ưu tiên cho đào tạo đội ngũ
giảng viên, ưu tiên tuyển chọn sinh viên giỏi, xuất sắc để tạo nguồn cán bộ, cử
cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước (cử đi thực tập sinh
loại hình 03 tháng, 06 tháng; cử đi đào tạo dài hạn theo các chương trình, dự án).
- Ưu tiên sắp xếp công việc để NCS có thời gian nghiên cứu Luận án, cho
NCS năm cuối nghỉ các công tác khác để NCS có thể tập trung nghiên cứu, bảo
vệ Luận án đúng hạn.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương cán bộ giảng dạy sau thời hạn 2 năm kể từ
ngày có bằng thạc sĩ phải tham gia chương trình nghiên cứu sinh. Sau thời hạn
4-5 năm kể từ ngày có bằng tiến sĩ cán bộ giảng dạy phải tham gia thi nâng
ngạch từ giảng viên lên giảng viên chính hoặc đăng kí tham gia xét chức danh
Phó Giáo sư (khi đủ điều kiện về thời gian và công trình khoa học).
- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu
chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và
23



công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách
quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.
- Có chính sách ưu đãi (nâng lương sớm), khen thưởng đối với việc đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức có trình độ cao (tiến sĩ, PGS, GS) và đào tạo
bồi dưỡng ngoại ngư.
- Có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao và cơ chế đãi ngộ xứng
đáng như: tạo điều kiện tốt nhất về môi trường công tác, khuyến khích tài chính,
phòng làm việc v.v.
- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, trọng tâm là lấy tiêu chí mức độ hoàn
thành công việc.
6. Tổ chức thực thiện
6.1. Phân công tổ chức thực hiện
- Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đề án kiện toàn bộ máy và xây dựng
đội ngũ cán bộ giảng viên đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
- Ban Thường vụ Đảng uỷ căn cứ các nội dung của đề án, xây dựng kế
hoạch, đôn đốc thực hiện đề án.
- Các chi bộ, đơn vị tổ chức quán triệt và xây dựng các kế hoạch hành
động thực hiện đề án của đơn vị. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc
thực hiện Đề án.
- Các đoàn thể trong Trường tổ chức quán triệt đề án đến mọi thành viên.
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án ở đơn vị mình.
- Đề án được thực hiện trong 5 năm (2015-2020). Hằng năm có báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
6.2. Thời gian triển khai thực hiện
Tháng 6/2016: Đảng uỷ thông qua Đề án.
Tháng 7/2016: Ban hành, quán triệt nội dung Đề án đến các chi bộ; các chi
bộ xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp thực hiện.
Tháng 8/2016-2/2020: Tập trung tổ chức thực hiện trong toàn Đảng bộ; làm
báo cáo định kỳ hàng năm và tổ chức sơ kết giưa nhiệm kỳ, tổng kết việc thực

hiện Đề án.
Tháng 02/2020: Tổng kết việc thực hiện Đề án theo kế hoạch của Đảng ủy.
7. Các thành viên xây dựng đề án
- Đ/c Đặng Văn Minh, UV BCH Đảng bộ ĐHTN, Phó Bí thư Đảng uỷ
Trường ĐHKT&QTKD;
- Đ/c Trần Chí Thiện, Bí thư Đảng uỷ Trường ĐHKT&QTKD;
- Đ/c Nguyễn Khánh Doanh, UV BCH Đảng bộ ĐHTN, Phó Bí thư Đảng
ủy Trường ĐHKT&QTKD.
24


×